Nhưng Mà Ta Rất Ôn Nhu
Chương 1
A Văn đang bận rộn luôn tay nhưng khóe mắt vẫn chú ý đối tượng ngồi ở góc quán mỳ vằn thắn nhà mình, một thực khách mặt đầy sát khí mặc *bố y màu đen. Mấy ngày trước do bị tuyết chặn cửa, A Văn đành phải kéo xe lên thị trấn bán vằn thắn, ai ngờ khi tuyết tan A Văn mở quán, mỗi sáng sớm tất có vị thực khách áo đen, gọi một tô mỳ vằn thắn, nhai nuốt ngon lành, sau đó cứ ngồi nhìn y chằm chằm đến lúc đóng cửa mới thôi. Không phải quan gia nhà ai ăn bị đau bụng rồi phái gia đinh tới đập quán chứ, A Văn thấp thỏm trong lòng, nhưng nhà mình toàn dùng thịt heo tươi ngon làm nhân bánh mà, thời tiết lạnh thế này nên không thể thiu được, khó hiểu thật.
*Bố y: quần áo làm bằng vải, xưa chỉ thường dân mặc loại áo này. | Gia đinh: người bảo vệ riêng của gia đình thời xưa
“A Văn, sắp sang năm mới rồi, ngươi định khi nào nghỉ tết?” Tôn đại nương vừa hỏi vừa nhìn A Văn gói kỹ bốn lạng mỳ vằn thắn sống giúp bà.
“Đến hai mươi tám, hai mươi chín đóng cửa, mùng năm mới mở lại ạ.” A Văn mỉm cười, đáp.
“Chao ôi, không ổn rồi, lão già nhà ta chỉ ăn mỳ vằn thắn A Văn làm thôi, nhân bánh này tươi ngon, lớp bột ngoài lại mỏng, đợt trước A Văn bị cảm lạnh không ra mở quán, ta đành mua ở quán cuối chợ kia, lão ta sống chết cũng không chịu ăn đó.”
“Không sao, hay Tôn đại nương mua thêm ít nữa đi, ta tính ngươi năm đồng, còn lại ta xin hiếu kính lão bá, làm phiền ngài chiếu cố quán nhiều như vậy.” A Văn cho toàn bộ mỳ vằn thắn còn dư vào bọc khăn của bác gái, đưa qua bằng hai tay.
“Ấy, sao không biết xấu hổ thế được, ta thấy A Văn rất tốt bụng, nếu ta có đứa con như ngươi …”
A Văn tạm biệt Tôn đại nương, lúc quay lại thì phát hiện vị thực khách áo đen kia đã biến mất, trên ghế ngồi vẫn phảng phất mùi hương chẳng lành,
A Văn co rúm người lại, chùi tay lên chiếc tạp dề vải xanh, thu dọn tô thìa và cầm lấy hai đồng tiền trên bàn.
Sáng sớm ngày hai mươi chín, đường phố đã náo nhiệt lắm rồi, A Văn mặc bố y màu xám, xách giỏ trúc xuyên qua đám đông trên đường, y mua rất nhiều thức ăn và đồ gia dụng thường ngày không thể thiếu. Với bột gạo nếp hạt mè mình có thể gói bánh trôi, táo ta thơm nức và bánh bơ có thể chiêu đãi khách, đến chỗ thợ rèn kia mua một ít dao thái cùng thìa mới,
đổi cây trâm gỗ đào cho mình… Tất nhiên, A Văn mua nhiều nhất vẫn là củ cải tươi non và rau xanh.
A Văn xách cái giỏ nhỏ đựng đầy đồ trở về chân núi nơi có tàng cây nhãn thơm ngát bên dòng suối, đẩy cổng tre ra, thừa dịp nắng gắt, y cẩn thận phủi bụi cho phòng, còn dội nước rửa băng ghế nhỏ trong sân, phơi chăn đơn và thay y phục, rồi lại đến bên dòng suối giặt sạch sẽ. Khi giũ y phục xong thì pha một tách trà, ngồi thả mình trước tấm chăn đơn kẻ sọc và
*ngoại sam xám trắng, nào biết dưới tàng cây nhãn thơm ngát, bóng người màu đen đã ngồi chồm hổm ở phía sau mấy canh giờ.
*Ngoại sam: áo mặc bên ngoài
Đó là A Hổ, đúng vậy, hắn là một con hổ yêu mới biến hình được từ mấy ngày trước, do phấn khích quá nên lao ra ngoài động chạy thẳng xuống núi, thế nhưng hậu quả là bị ông chủ và tiểu nhị tiệm bánh bao quán gà nướng hiệu bơ đậu đuổi đánh. A hổ vừa chạy vừa tủi thân, vì sao thấy đồ ăn lại không được ăn, đồng bạc ngân phiếu là cái gì, lót bụng thôi mà cần mấy thứ kia để làm chi, một lão hổ vồ gà núi heo rừng là chuyện bình thường, nhưng ở đây còn phải lấy gia sản đổi đó, vả lại ta đâu có gia sản a…A Hổ vất vả lắm mới chạy được tới chân núi, ngồi tựa vào gốc cây nhãn mặc sức suy tư, ai ngờ đến đêm tuyết rơi, A Hổ không biết lốt người lại dễ bị tổn thương như vậy, mê man rồi mất đi ý thức. Đợi hắn tỉnh dậy thì thấy mình nằm trong một gian phòng, bên giường có chậu than đốt âm ỉ, chính nó đã sưởi ấm căn phòng nhỏ này. Tai A Hổ chợt giật mấy cái, góc phòng có tiếng động, lão hổ cảnh giác liền nhảy ngay xuống giường.
“Huynh đài, ngươi tỉnh rồi ư?” Giữa ánh nến thoáng hiện một hình bóng xám trắng, đai lưng tối màu buộc quanh eo thon, trên khuôn mặt xinh đẹp là đôi mắt sáng ngời, khoé môi cong cong, đầu mũi hơi hếch.
“Tiểu, tiểu nương tử!!!” A Hổ bất chấp cơn đau đớn từ miệng vết thương, hắn dốc sức nhào tới…
Cuối cùng A Hổ bị “Tiểu nương tử” quét ra khỏi cửa trong đêm tuyết.
A Hổ chạy lên núi tìm hồ ly ở động bên, trải qua mấy canh giờ chỉ bảo, rốt cuộc cái hiểu cái không mà mò về động của mình. A Hổ nhân lúc tuyết ngừng rơi bèn bắt ngay hai con linh dương một con heo rừng, vung móng vuốt lột da xử lý sạch sẽ, trả công cho hồ ly bằng chiếc áo vải màu đen chả biết trộm được từ đâu, sau đó lên phố lần hai. Chẳng biết thế nào là cò kè mặc cả nhưng may không lỗ vốn, A Hổ nhanh chóng bán được da thú đổi lấy đồng tiền, hắn nhìn mỹ thực nhân gian bày đầy đường mà thèm chảy nước miếng, cân nhắc xem mua bánh bao hay vịt muối trước, bất ngờ trông thấy ân nhân cứu mạng “Tiểu nương tử” đứng trong quán mỳ vằn thắn ở góc đường.
A Hổ không kiểm soát được hai chân, hắn vội chen qua đám người đang đứng trước quầy bán của tiểu nương tử, y phục xám trắng đai lưng tối màu khuôn mặt xinh đẹp đôi mắt to tròn đầu mũi hơi hếch, chắc chắn không sai!
“Tiểu…” A Hổ há mồm muốn gọi tiểu nương tử, đột nhiên bịt miệng. Hôm đó hồ ly nói mới gặp mặt cô nương nhà người ta mà kêu tiểu nương tử chính là đồ háo sắc, mặc dù A Hổ chả biết đồ háo sắc là gì, nhưng nghe hẳn không phải thứ tốt…
“Một tô nhỏ à, được, khách quan ngồi bên này trước đi, có ngay đây.”
A Hổ sững sờ ngồi xuống, tiểu nương tử của hắn vẫn chưa giương mắt nhìn hắn, còn không nhận ra hắn nữa, trái tim hắn đã bị tổn thương. Thế nhưng tiểu nương tử nói chuyện với mình, giọng nói nghe thật êm tai. A Hổ nhìn chằm chằm tiểu nương tử của hắn đang bưng mỳ vằn thắn tới, nuốt hai ba cái là hết sạch, chưa ăn no. Hắn định im lặng quan sát, và kiểu ăn xong rồi ngồi nhìn này diễn ra liên tục trong mấy ngày liền.
Thì ra tiểu nương tử tên A Văn, nghe nói đến từ nơi khác, không có người thân ở đây, mở quán mỳ vằn thắn được 4 5 năm rồi, tiếng tăm cũng vang dội. A Hổ thu lại hơi thở, lặng lẽ đi theo A Văn về nhà mỗi ngày, nấp ở sau cây nhãn lén nhìn A Văn làm việc nhà, khi thấy đèn trong nhà tắt hắn mới vui vẻ trở về núi
Giữa đêm khuya, A Hổ lại xông vào động của hồ ly xin chỉ bảo lần nữa, phải làm sao mới cưới được tiểu nương tử, à không, làm thế nào để người mình yêu vui lòng. Hồ ly bực bội do bị quấy rầy giấc ngủ, lão bật dậy càu nhàu mấy câu, tên ngu xuẩn này, sắp sang năm mới rồi, tặng vật quý giá nhất của ngươi ấy, việc dễ thế mà không làm được à?
Rạng sáng ba mươi tết, A Văn mở cổng tre ra, bất chợt trông thấy xác một con linh dương to béo nằm ngang ngoài cửa, máu văng vãi khắp sân.
“Á a a a a ——” Tiếng thét chói tai bị tiếng đóng cửa át đi vài phần, y quá sợ hãi liền chạy vội về phòng.
A Hổ nấp sau cây nhãn thì há hốc mồm, đây đây đây là thức ăn màu mỡ nhất trong núi có thể bắt được mà, dù con này nhỏ hơn bình thường nhưng cũng rất quý giá, cũng không nỡ ăn luôn, thừa dịp còn tươi nên chạy suốt đêm để tới tặng A Văn mà, sao A Văn không thích a…
…Cũng, cũng ngồi xổm ba canh giờ rồi, sao A Văn còn chưa ra…Ta, ta đói quá, nếu không ra, ta ăn trước nha…
A Hổ buồn rầu hóa nguyên hình vác linh dương lên núi, hắn nằm bò trong động vừa gặm xương vừa suy nghĩ về chuyện quan trọng nhất mấy trăm năm qua, thịt đang nhai cũng dần mất đi hương vị. Sau khi kể rõ mọi chuyện cho hồ ly nghe, hồ ly mắng hắn ngu ngốc, nói rằng dẫu sao ngươi cũng là chúa tể sơn lâm, lớn thế rồi mà đầu chứa toàn c*t…A Hổ nhả khúc xương xuống, tủi thân quá bèn dùng móng vuốt gãi gáy, sao lại nói ta thế, ta vất vả tu luyện lâu như vậy mới có thể hóa hình người, lại chưa từng xuống núi dạo chơi chốn nhân gian, những phép tắc rườm rà của nhân gian, sao ta hiểu được…Hồ ly còn nói có khi mình bị A Văn ghét bỏ rồi, sáng mai phải làm gì bây giờ, chỉ cần giải thích để ta hiểu, ta sẽ suy nghĩ thật cẩn thận, nhưng phải nghĩ thế nào đây…
A Văn thấy mình sắp toi rồi, y kiếm sống tu hành tại thị trấn nhỏ yên bình này đã 4 5 năm, hiện giờ xác định chọc phải nhân vật nguy hiểm nào đó.
Bắt đầu từ ba mươi tết, mỗi sáng sớm khi mở cửa, tất có xác một con thú, từ linh dương đến dê núi, heo rừng đến gà rừng, hôm qua là bồ câu nuôi, hôm nay là chim cút, tuy kích cỡ ngày càng nhỏ, những vẫn được thấy máu hàng ngày. Thật ra nếu mở cửa vào sập tối, vật chết liền biến
mất, ngay cả sân cũng chả còn dấu vết. Mặc dù vò nát đầu vẫn không nghĩ ra rốt cuộc đã trêu chọc thần thánh phương nào, A Văn nằm lỳ bên trong không dám ra ngoài, thầm nghĩ nếu bảy ngày đều nhuốm máu, chắc hẳn ra ngoài sẽ phải chết, y chỉ có thể hóa nguyên hình co rúm vào góc phòng gặm lúa non và củ cải sống qua ngày. Chỉ cần ngoài cửa có chút tiếng
động đã vội vã trốn vào đống củi rồi dùng đôi tai dài run rẩy che kín mắt, từng tuổi này mà lại như thế thì khỏi nói cũng biết y đang hoảng sợ cỡ nào.
Tới mùng năm, A Văn vẫn chưa băm thịt, chưa nhào bột, lò cũng chưa đốt, gấp đến độ nhảy quanh phòng suốt, y cẩn thận ngó ra cửa sổ xem xét tình hình, không thấy vật gì chết ngoài cửa! A Văn lập tức hóa hình người mặc y phục rồi dán sát mũi vào cửa ngửi một hồi, không có tiếng động, không có mùi khả nghi nào…Đây là cố tình? Đặt bẫy? Hay là cứ thả một con ngựa đi như vậy? A Văn vò đầu bức tóc, gặm nốt cây củ cải cuối cùng, y quyết định ra mở quán.
Mùng sáu, A Văn sắp bán hết mỳ vằn thắn rồi, y vừa ngẩng đầu, thực khách áo đen với vẻ mặt chẳng lành ăn ở quán từ năm trước bước đến.
“Muốn tô lớn.” Nói xong liền xoay người ngồi xuống vị trí thường hay ngồi.
A Văn chợt co rúm lại, bỗng ngửi thấy mùi máu trong hơi thở của hắn, không sai, đây chính là mùi máu quanh quẩn trước nhà mình mấy ngày liền. Tuy hai tay đang run rẩy nhưng A Văn vẫn cố bưng tô mỳ vằn thắn, là người này đúng là người này, sát khí như *hắc vô thường không lẫn vào đâu được. Hôm nay hắn tới lấy mạng ta sao…A Văn sắp bật khóc rồi.
“Khách quan, mời, mời dùng…” Ngón tay trắng thon dài của A Văn vẫn đang run rẩy, y đặt tô mỳ vằn thắn cỡ bự trước mặt thực khách áo đen.
“Đa tạ.” Thực khách áo đen lấy thìa, nuốt ‘ực ực’ vài cái trông rất ngon lành, chẳng mấy chốc hắn đã húp sạch sẽ không để lại một giọt, lúc ngẩng đầu thì thấy A Văn vốn nên bận rộn với bếp lò vẫn đứng bên cạnh bàn.
“Này, vị khách quan kia, tại hạ là Hà Văn, mạo, mạo muội xin hỏi tôn tính đại danh của ngài.”A Văn bấu chặt lấy mép tạp dề vải xanh, đôi môi nhợt nhạt như máu đã ngừng lưu thông, y hạ quyết tâm cho dù phải chết, cũng sẽ chết một cách minh bạch.
A Hổ nghe vậy thì suýt nữa nhảy dựng lên, đúng rồi đúng rồi, ta đã nói A Văn không thích đồ chết cỡ to mà thích ăn đồ sống cỡ nhỏ, tặng con chuột đồng sống là đúng rồi, cuối cùng cũng tới hỏi tên ta. Tuy trong lòng đang phấn khích la hét điên cuồng, nhưng vẫn không biết nên dùng vẻ mặt gì mới đúng, không quen xưng hô vòng vo như nhân gian, thế là trưng cái bản mặt tê liệt và giọng điệu cứng nhắc đã vô tình tăng thêm vẻ dữ tợn.
“Tôn tính Vương, đại danh Hổ, Vương Hổ.”
*Mỳ vằn thắn:
*Hắc vô thường: (thường thì kèm với Bạch vô thường): Câu “sanh không biết kỳ, tử lại có hạn” nói lên quan điểm nhận thức của người đời đối với việc sống chết. Còn đối với hai vị “Hắc Bạch Vô Thường” thì ai ai cũng sợ hãi, cho là hai con quỷ hại người. Ấn tượng của thế gian là, Hắc vô thường là mặc áo đen, Bạch vô thường là mặc áo trắng. Một hôm nào lỡ gặp hai vị nầy thì có nghĩa là số mạng đình chỉ, phải lo gấp “hậu sự” thôi! …
*Bố y: quần áo làm bằng vải, xưa chỉ thường dân mặc loại áo này. | Gia đinh: người bảo vệ riêng của gia đình thời xưa
“A Văn, sắp sang năm mới rồi, ngươi định khi nào nghỉ tết?” Tôn đại nương vừa hỏi vừa nhìn A Văn gói kỹ bốn lạng mỳ vằn thắn sống giúp bà.
“Đến hai mươi tám, hai mươi chín đóng cửa, mùng năm mới mở lại ạ.” A Văn mỉm cười, đáp.
“Chao ôi, không ổn rồi, lão già nhà ta chỉ ăn mỳ vằn thắn A Văn làm thôi, nhân bánh này tươi ngon, lớp bột ngoài lại mỏng, đợt trước A Văn bị cảm lạnh không ra mở quán, ta đành mua ở quán cuối chợ kia, lão ta sống chết cũng không chịu ăn đó.”
“Không sao, hay Tôn đại nương mua thêm ít nữa đi, ta tính ngươi năm đồng, còn lại ta xin hiếu kính lão bá, làm phiền ngài chiếu cố quán nhiều như vậy.” A Văn cho toàn bộ mỳ vằn thắn còn dư vào bọc khăn của bác gái, đưa qua bằng hai tay.
“Ấy, sao không biết xấu hổ thế được, ta thấy A Văn rất tốt bụng, nếu ta có đứa con như ngươi …”
A Văn tạm biệt Tôn đại nương, lúc quay lại thì phát hiện vị thực khách áo đen kia đã biến mất, trên ghế ngồi vẫn phảng phất mùi hương chẳng lành,
A Văn co rúm người lại, chùi tay lên chiếc tạp dề vải xanh, thu dọn tô thìa và cầm lấy hai đồng tiền trên bàn.
Sáng sớm ngày hai mươi chín, đường phố đã náo nhiệt lắm rồi, A Văn mặc bố y màu xám, xách giỏ trúc xuyên qua đám đông trên đường, y mua rất nhiều thức ăn và đồ gia dụng thường ngày không thể thiếu. Với bột gạo nếp hạt mè mình có thể gói bánh trôi, táo ta thơm nức và bánh bơ có thể chiêu đãi khách, đến chỗ thợ rèn kia mua một ít dao thái cùng thìa mới,
đổi cây trâm gỗ đào cho mình… Tất nhiên, A Văn mua nhiều nhất vẫn là củ cải tươi non và rau xanh.
A Văn xách cái giỏ nhỏ đựng đầy đồ trở về chân núi nơi có tàng cây nhãn thơm ngát bên dòng suối, đẩy cổng tre ra, thừa dịp nắng gắt, y cẩn thận phủi bụi cho phòng, còn dội nước rửa băng ghế nhỏ trong sân, phơi chăn đơn và thay y phục, rồi lại đến bên dòng suối giặt sạch sẽ. Khi giũ y phục xong thì pha một tách trà, ngồi thả mình trước tấm chăn đơn kẻ sọc và
*ngoại sam xám trắng, nào biết dưới tàng cây nhãn thơm ngát, bóng người màu đen đã ngồi chồm hổm ở phía sau mấy canh giờ.
*Ngoại sam: áo mặc bên ngoài
Đó là A Hổ, đúng vậy, hắn là một con hổ yêu mới biến hình được từ mấy ngày trước, do phấn khích quá nên lao ra ngoài động chạy thẳng xuống núi, thế nhưng hậu quả là bị ông chủ và tiểu nhị tiệm bánh bao quán gà nướng hiệu bơ đậu đuổi đánh. A hổ vừa chạy vừa tủi thân, vì sao thấy đồ ăn lại không được ăn, đồng bạc ngân phiếu là cái gì, lót bụng thôi mà cần mấy thứ kia để làm chi, một lão hổ vồ gà núi heo rừng là chuyện bình thường, nhưng ở đây còn phải lấy gia sản đổi đó, vả lại ta đâu có gia sản a…A Hổ vất vả lắm mới chạy được tới chân núi, ngồi tựa vào gốc cây nhãn mặc sức suy tư, ai ngờ đến đêm tuyết rơi, A Hổ không biết lốt người lại dễ bị tổn thương như vậy, mê man rồi mất đi ý thức. Đợi hắn tỉnh dậy thì thấy mình nằm trong một gian phòng, bên giường có chậu than đốt âm ỉ, chính nó đã sưởi ấm căn phòng nhỏ này. Tai A Hổ chợt giật mấy cái, góc phòng có tiếng động, lão hổ cảnh giác liền nhảy ngay xuống giường.
“Huynh đài, ngươi tỉnh rồi ư?” Giữa ánh nến thoáng hiện một hình bóng xám trắng, đai lưng tối màu buộc quanh eo thon, trên khuôn mặt xinh đẹp là đôi mắt sáng ngời, khoé môi cong cong, đầu mũi hơi hếch.
“Tiểu, tiểu nương tử!!!” A Hổ bất chấp cơn đau đớn từ miệng vết thương, hắn dốc sức nhào tới…
Cuối cùng A Hổ bị “Tiểu nương tử” quét ra khỏi cửa trong đêm tuyết.
A Hổ chạy lên núi tìm hồ ly ở động bên, trải qua mấy canh giờ chỉ bảo, rốt cuộc cái hiểu cái không mà mò về động của mình. A Hổ nhân lúc tuyết ngừng rơi bèn bắt ngay hai con linh dương một con heo rừng, vung móng vuốt lột da xử lý sạch sẽ, trả công cho hồ ly bằng chiếc áo vải màu đen chả biết trộm được từ đâu, sau đó lên phố lần hai. Chẳng biết thế nào là cò kè mặc cả nhưng may không lỗ vốn, A Hổ nhanh chóng bán được da thú đổi lấy đồng tiền, hắn nhìn mỹ thực nhân gian bày đầy đường mà thèm chảy nước miếng, cân nhắc xem mua bánh bao hay vịt muối trước, bất ngờ trông thấy ân nhân cứu mạng “Tiểu nương tử” đứng trong quán mỳ vằn thắn ở góc đường.
A Hổ không kiểm soát được hai chân, hắn vội chen qua đám người đang đứng trước quầy bán của tiểu nương tử, y phục xám trắng đai lưng tối màu khuôn mặt xinh đẹp đôi mắt to tròn đầu mũi hơi hếch, chắc chắn không sai!
“Tiểu…” A Hổ há mồm muốn gọi tiểu nương tử, đột nhiên bịt miệng. Hôm đó hồ ly nói mới gặp mặt cô nương nhà người ta mà kêu tiểu nương tử chính là đồ háo sắc, mặc dù A Hổ chả biết đồ háo sắc là gì, nhưng nghe hẳn không phải thứ tốt…
“Một tô nhỏ à, được, khách quan ngồi bên này trước đi, có ngay đây.”
A Hổ sững sờ ngồi xuống, tiểu nương tử của hắn vẫn chưa giương mắt nhìn hắn, còn không nhận ra hắn nữa, trái tim hắn đã bị tổn thương. Thế nhưng tiểu nương tử nói chuyện với mình, giọng nói nghe thật êm tai. A Hổ nhìn chằm chằm tiểu nương tử của hắn đang bưng mỳ vằn thắn tới, nuốt hai ba cái là hết sạch, chưa ăn no. Hắn định im lặng quan sát, và kiểu ăn xong rồi ngồi nhìn này diễn ra liên tục trong mấy ngày liền.
Thì ra tiểu nương tử tên A Văn, nghe nói đến từ nơi khác, không có người thân ở đây, mở quán mỳ vằn thắn được 4 5 năm rồi, tiếng tăm cũng vang dội. A Hổ thu lại hơi thở, lặng lẽ đi theo A Văn về nhà mỗi ngày, nấp ở sau cây nhãn lén nhìn A Văn làm việc nhà, khi thấy đèn trong nhà tắt hắn mới vui vẻ trở về núi
Giữa đêm khuya, A Hổ lại xông vào động của hồ ly xin chỉ bảo lần nữa, phải làm sao mới cưới được tiểu nương tử, à không, làm thế nào để người mình yêu vui lòng. Hồ ly bực bội do bị quấy rầy giấc ngủ, lão bật dậy càu nhàu mấy câu, tên ngu xuẩn này, sắp sang năm mới rồi, tặng vật quý giá nhất của ngươi ấy, việc dễ thế mà không làm được à?
Rạng sáng ba mươi tết, A Văn mở cổng tre ra, bất chợt trông thấy xác một con linh dương to béo nằm ngang ngoài cửa, máu văng vãi khắp sân.
“Á a a a a ——” Tiếng thét chói tai bị tiếng đóng cửa át đi vài phần, y quá sợ hãi liền chạy vội về phòng.
A Hổ nấp sau cây nhãn thì há hốc mồm, đây đây đây là thức ăn màu mỡ nhất trong núi có thể bắt được mà, dù con này nhỏ hơn bình thường nhưng cũng rất quý giá, cũng không nỡ ăn luôn, thừa dịp còn tươi nên chạy suốt đêm để tới tặng A Văn mà, sao A Văn không thích a…
…Cũng, cũng ngồi xổm ba canh giờ rồi, sao A Văn còn chưa ra…Ta, ta đói quá, nếu không ra, ta ăn trước nha…
A Hổ buồn rầu hóa nguyên hình vác linh dương lên núi, hắn nằm bò trong động vừa gặm xương vừa suy nghĩ về chuyện quan trọng nhất mấy trăm năm qua, thịt đang nhai cũng dần mất đi hương vị. Sau khi kể rõ mọi chuyện cho hồ ly nghe, hồ ly mắng hắn ngu ngốc, nói rằng dẫu sao ngươi cũng là chúa tể sơn lâm, lớn thế rồi mà đầu chứa toàn c*t…A Hổ nhả khúc xương xuống, tủi thân quá bèn dùng móng vuốt gãi gáy, sao lại nói ta thế, ta vất vả tu luyện lâu như vậy mới có thể hóa hình người, lại chưa từng xuống núi dạo chơi chốn nhân gian, những phép tắc rườm rà của nhân gian, sao ta hiểu được…Hồ ly còn nói có khi mình bị A Văn ghét bỏ rồi, sáng mai phải làm gì bây giờ, chỉ cần giải thích để ta hiểu, ta sẽ suy nghĩ thật cẩn thận, nhưng phải nghĩ thế nào đây…
A Văn thấy mình sắp toi rồi, y kiếm sống tu hành tại thị trấn nhỏ yên bình này đã 4 5 năm, hiện giờ xác định chọc phải nhân vật nguy hiểm nào đó.
Bắt đầu từ ba mươi tết, mỗi sáng sớm khi mở cửa, tất có xác một con thú, từ linh dương đến dê núi, heo rừng đến gà rừng, hôm qua là bồ câu nuôi, hôm nay là chim cút, tuy kích cỡ ngày càng nhỏ, những vẫn được thấy máu hàng ngày. Thật ra nếu mở cửa vào sập tối, vật chết liền biến
mất, ngay cả sân cũng chả còn dấu vết. Mặc dù vò nát đầu vẫn không nghĩ ra rốt cuộc đã trêu chọc thần thánh phương nào, A Văn nằm lỳ bên trong không dám ra ngoài, thầm nghĩ nếu bảy ngày đều nhuốm máu, chắc hẳn ra ngoài sẽ phải chết, y chỉ có thể hóa nguyên hình co rúm vào góc phòng gặm lúa non và củ cải sống qua ngày. Chỉ cần ngoài cửa có chút tiếng
động đã vội vã trốn vào đống củi rồi dùng đôi tai dài run rẩy che kín mắt, từng tuổi này mà lại như thế thì khỏi nói cũng biết y đang hoảng sợ cỡ nào.
Tới mùng năm, A Văn vẫn chưa băm thịt, chưa nhào bột, lò cũng chưa đốt, gấp đến độ nhảy quanh phòng suốt, y cẩn thận ngó ra cửa sổ xem xét tình hình, không thấy vật gì chết ngoài cửa! A Văn lập tức hóa hình người mặc y phục rồi dán sát mũi vào cửa ngửi một hồi, không có tiếng động, không có mùi khả nghi nào…Đây là cố tình? Đặt bẫy? Hay là cứ thả một con ngựa đi như vậy? A Văn vò đầu bức tóc, gặm nốt cây củ cải cuối cùng, y quyết định ra mở quán.
Mùng sáu, A Văn sắp bán hết mỳ vằn thắn rồi, y vừa ngẩng đầu, thực khách áo đen với vẻ mặt chẳng lành ăn ở quán từ năm trước bước đến.
“Muốn tô lớn.” Nói xong liền xoay người ngồi xuống vị trí thường hay ngồi.
A Văn chợt co rúm lại, bỗng ngửi thấy mùi máu trong hơi thở của hắn, không sai, đây chính là mùi máu quanh quẩn trước nhà mình mấy ngày liền. Tuy hai tay đang run rẩy nhưng A Văn vẫn cố bưng tô mỳ vằn thắn, là người này đúng là người này, sát khí như *hắc vô thường không lẫn vào đâu được. Hôm nay hắn tới lấy mạng ta sao…A Văn sắp bật khóc rồi.
“Khách quan, mời, mời dùng…” Ngón tay trắng thon dài của A Văn vẫn đang run rẩy, y đặt tô mỳ vằn thắn cỡ bự trước mặt thực khách áo đen.
“Đa tạ.” Thực khách áo đen lấy thìa, nuốt ‘ực ực’ vài cái trông rất ngon lành, chẳng mấy chốc hắn đã húp sạch sẽ không để lại một giọt, lúc ngẩng đầu thì thấy A Văn vốn nên bận rộn với bếp lò vẫn đứng bên cạnh bàn.
“Này, vị khách quan kia, tại hạ là Hà Văn, mạo, mạo muội xin hỏi tôn tính đại danh của ngài.”A Văn bấu chặt lấy mép tạp dề vải xanh, đôi môi nhợt nhạt như máu đã ngừng lưu thông, y hạ quyết tâm cho dù phải chết, cũng sẽ chết một cách minh bạch.
A Hổ nghe vậy thì suýt nữa nhảy dựng lên, đúng rồi đúng rồi, ta đã nói A Văn không thích đồ chết cỡ to mà thích ăn đồ sống cỡ nhỏ, tặng con chuột đồng sống là đúng rồi, cuối cùng cũng tới hỏi tên ta. Tuy trong lòng đang phấn khích la hét điên cuồng, nhưng vẫn không biết nên dùng vẻ mặt gì mới đúng, không quen xưng hô vòng vo như nhân gian, thế là trưng cái bản mặt tê liệt và giọng điệu cứng nhắc đã vô tình tăng thêm vẻ dữ tợn.
“Tôn tính Vương, đại danh Hổ, Vương Hổ.”
*Mỳ vằn thắn:
*Hắc vô thường: (thường thì kèm với Bạch vô thường): Câu “sanh không biết kỳ, tử lại có hạn” nói lên quan điểm nhận thức của người đời đối với việc sống chết. Còn đối với hai vị “Hắc Bạch Vô Thường” thì ai ai cũng sợ hãi, cho là hai con quỷ hại người. Ấn tượng của thế gian là, Hắc vô thường là mặc áo đen, Bạch vô thường là mặc áo trắng. Một hôm nào lỡ gặp hai vị nầy thì có nghĩa là số mạng đình chỉ, phải lo gấp “hậu sự” thôi! …
Tác giả :
Nhất Mai Xoa Cụ