Nhu Phong
Chương 63
Trương Thúy Nga chuẩn bị giúp Lý Nhu Phong tắm rửa. Từ nhỏ Nhóc Quỷ đã rất thích nghịch nước, ngặt nỗi sông Thanh Y vừa sâu vừa chảy xiết, nàng không dám cho con ra đó nên mới đào ao, chèn đá luôn trong sân theo kiểu hồ nước nóng Tiêu Long. Quanh ao này có thể nhóm lửa để giữ nước ấm.
Nàng bảo Lý Nhu Phong xuống ao ngâm trước, khi bước qua thì chàng hơi loạng choạng, nhưng chẳng nói tiếng nào. Bấy giờ nàng mới để ý trong giày chàng, lòng bàn chân bị cọ xát toe toét máu thịt, lộ ra cả phần xương trắng toát. Nàng giúp chàng hồi phục lại da thịt ở chân, trách chàng cần gì đi vội thế. Chàng vẫn lặng thinh không hề lên tiếng.
Cũng chẳng biết đã bao lâu chưa tắm rồi, trên người có thể lột được nguyên tầng bùn đất. Tóc tai thì xơ cứng bết hết vào nhau, cố cách mấy cũng không chải ra được, trong đó còn loe ngoe kha khá bọ chét. Trương Thúy Nga cắn răng, dứt khoát xách kéo ra cắt trụi hết, sau đó tóc mới mọc lại, tất cả đều sạch sẽ óng mượt như tơ. Nàng vuốt từng tấc da thịt chàng, mỗi tấc này có lẽ đã từng vì nàng mà chịu đâm chém, róc xẻ. Lại ngó ngài tượng Phật gỗ bên kia cũng chẳng mấy sạch sẽ y chang bên này, chính là ngài Phật gỗ cỡ ngọn núi nhỏ đập toang chuồng gà của nàng, đè chết Đại lang quân của nàng. Việc Phật làm, nàng ngoài thở dài ra thì đâu dám trách gì khác.
Làn da héo úa vì tất tả bôn ba không kể đêm ngày lại lần nữa hồi sinh. Thay mấy lượt nước, cuối cùng thì chàng cũng từ một thây khô trở lại là một thây sống trong trẻo như châu như ngọc.
Từ đầu đến cuối chàng cứ nhắm chặt mắt, ngậm chặt miệng. Bất kể là Bão Kê nương nương hỏi gì, chàng đều chẳng ừ hử. Nàng thắc mắc làm sao tìm được mình, đi mất bao lâu, giữa đường có vào chùa để tự tu bổ không, làm thế nào cõng tượng Phật mò vào thôn… Lại nhìn vết thương rải khắp toàn thân chàng, hỏi phải chăng còn bị kẻ khác đánh chém. Chàng vẫn chẳng đáp lấy một lời. Có điều vừa nghe đến câu cuối thì lập tức xoa xoa cổ tay mới bị nàng chặt rớt, dường như hết sức tủi thân, đoạn ôm chầm lấy nàng, ép vào lòng hết hôn rồi cắn. Hồi trước toàn là nàng cắn chàng, mãi nay nàng mới biết răng người cõi âm nhọn tới mức nào. Chàng cắn môi cắn lưỡi nàng, tưởng chừng muốn cắn luôn cổ nàng hút khô máu nàng vậy.
Chàng rầu rĩ hỏi: “Sao không chờ ta?” Còn bổ sung, “Sao lại bỏ trốn?”
Hai câu này cũng làm Bão Kê nương nương tủi thân hết sức. Nàng nghĩ, ta chờ chàng kiểu gì? Chàng bị Tiêu Yên giấu mất, ta có muốn nhìn một cái cũng khó, chẳng lẽ bắt ta phải chịu giam cầm mãi trong tòa nhà chỉ có hai người hầu câm chờ chàng? Nàng nghĩ, ta mang thai con chàng, không trốn chạy mà cứ ở lại thành Kiến Khang thế, lẽ nào Tiêu Yên và Thông Minh tiên sinh chịu bỏ qua cho ta? Chàng là người cõi âm, chàng biến thây ma rồi là xong hết mọi chuyện, tự động có Tiêu Yên cưng chiều, che chở. Dương bạt ta lẻ loi một mình, làm sao thoát khỏi bấy nhiêu mưu đồ, tính toán lợi dụng của họ? Nàng nghĩ, cái kiểu đàn ông như chàng này, vui vẻ sướng thân rồi thì nhẹ nhàng tếch đi, để một mình ta lưu lạc viễn xứ xa xôi vạn dặm, một thân một mình mang thai, sinh con, nuôi con. Chàng hỏi sao ta không chờ chàng, thế có bao giờ chàng hiểu nỗi vất vả của ta?
Nghĩ đến đây, lòng nàng đã là bao chua xót đắng cay, thấy mình vẫn đang ở trong lòng chàng thì tránh ra. Nàng biết chắc chàng không nhìn được, bèn cởi áo ngoài, chỉ còn chừa lại yếm và váy trong để xuống nước tắm giúp chàng. Chỉ chốc lát, trên lưng trần cảm giác được lòng bàn tay chàng khẽ khàng lướt qua, hơi thở chàng mát lành phả dài lên cổ. Nàng chợt nhận ra ba năm đã trôi qua, tuổi tác nàng không còn chênh lệch mấy với chàng rồi. Qua thêm vài năm nữa thì sẽ thế nào? Sớm muộn gì chàng cũng xa lìa nàng. Nàng phải vất vả lắm mới quen được cuộc sống một mình nuôi Nhóc Quỷ, cớ sao chàng lại đột nhiên trở về, dùng dằng mãi với nàng?
Hiện tại nàng chỉ hi vọng đời mình luôn phẳng lặng thế này, chẳng muốn lại trải qua những cực buồn cực vui, cực yêu cực hận, hay tử tử sinh sinh như trước nữa. Một lần gặp chàng ở Lan Khê, một lần trùng phùng nơi chợ quỷ, nàng cảm giác mình đã sống đủ hai kiếp trầm kha. Đến kiếp thứ ba này, nàng chỉ mong được yên ổn, an bình.
Nhân lúc tình này vẫn chưa nhen nhóm trở lại, thì thôi cứ kết thúc sớm cho đỡ bận lòng.
Nàng đẩy chàng ra, đứng khỏi mặt nước: “Lý Nhu Phong, ta đã gả cho người khác, cũng có con luôn rồi. Chàng tắm rửa xong thì đi ngay đi.”
Lý Nhu Phong bỗng cứng đờ: “Gả cho người khác?” Chàng chưa kịp nhận ra mấy lời ấy tạo thành cảm giác gì, chỉ máy móc hỏi, “Nàng gả cho ai?”
Nàng bước lên bờ, lau người, mặc đồ lại, đáp: “Một mình ta ở đây sống không nổi, nên lại gả cho lang quân mới thôi.”
Lý Nhu Phong ngây ra trong nước, giọng hơi cứng nhắc: “Vậy lang quân của nàng đâu?”
“Chết rồi.” Trương Thúy Nga khô khan đáp, “Chàng cũng biết đấy, ta khắc phu. Vừa sinh con thì chàng ấy mất ngay.”
“Nàng có con rồi ư?” Giọng chàng như đã nhòa đi.
Trương Thúy Nga cười nhạt, thuận tay cầm chiếc trống bỏi bên bờ ao lắc lắc, hạt gỗ đập vào mặt trống kêu tung tung: “Không tin thì tự chàng kiểm chứng đi. Quanh ao này có đầy đồ chơi trẻ con đấy.”
Nắng chiều đã chếch hẳn sang mé tây, Trương Thúy Nga quay lưng về phía mặt trời, nghiêng mình lau tóc, lẳng lặng nhìn Lý Nhu Phong lảo đảo lội nước ra cạnh bờ, vươn tay lần tìm mấy thứ trên đó.
Nàng chẳng hề lừa chàng, xung quanh ao đúng là bày đầy đồ chơi của Nhóc Quỷ: Chong chóng, còi đất nung, trâu xuân [*], tượng gỗ, thuyền hái sen, con lật đật... Từ nhỏ nàng vào nam ra bắc nên biết rất nhiều thứ, cả đống đồ chơi be bé này gom góp từ mấy quán hàng rong cũng có, tự mình làm cho con cũng có.
[*] Trâu đắp bằng đất và dán giấy, nguyên gốc là loại được rước đi trong lễ hội đầu xuân, rồi người dân vừa lấy roi quất vừa đọc lời chúc lành.
Ngón tay chàng nhất loạt sờ soạng những món đấy, càng sờ càng chậm, tóc đen rối tung xõa dài phủ lấy bờ vai rộng, lại hiện rõ vẻ tiêu điều khắc sâu. Bão Kê nương nương nhìn chàng lặng người xoa bàn tay một tượng đất trẻ con bị Nhóc Quỷ làm vỡ, trong lòng thật như bị đao cứa nhói đau.
Nàng hơi hối hận đã lừa chàng, nhưng đau nhiều sao bằng đau ít? Nàng có thể chịu được, vẫn tiếp tục mỉm cười, dùng giọng nghèn nghẹn mà bạc bẽo nói: “Tắm xong rồi thì lên đi, đừng để trương sình, ta lại phải ấp ấp ôm ôm chữa cho chàng. Trong thôn nhiều người phức tạp, nếu bị bắt gặp thì ta có mọc cả trăm cái miệng cũng không giải thích nổi. Ta bị dìm lồng heo thì thôi, nhưng con ta từ nhỏ đã bị người đời chỉ trỏ đàm tiếu, chàng bảo nó phải sống thế nào?”
Lý Nhu Phong chợt hỏi: “Con nàng bao nhiêu tuổi rồi?”
Tự mình dứt ruột sinh ra, nàng còn nhớ được cả bao nhiêu ngày, suýt nữa là bật thốt ngay. Song, lời vừa lên đến thì đã bị nàng ép xuống, đột nhiên hiểu ra Lý Nhu Phong đang nhử nàng nói thật. Chàng vẫn hoàn toàn chưa tin. Nàng lại cười khô khốc: “Hơn một tuổi đấy.”
Lý Nhu Phong cụp mắt, chẳng căn vặn nữa, chỉ buồn hiu nói: “Y phục kia của ta hết dùng được rồi. Lang quân nhà nàng nếu còn đồ cũ, có thể cho ta mượn mặc tạm không?”
Trương Thúy Nga nghĩ bụng người này vẫn tâm cơ sâu hệt như trước, liền đáp ngay: “Lang quân mất thì cũng chôn hết đồ cũ theo. Chẳng lẽ chàng không đem theo vài bộ để thay à?”
Lý Nhu Phong lặng thinh. Nàng bèn qua tìm thử trong bụng tượng Phật, quả nhiên lôi ra được đến mấy bộ sạch sẽ. Trương Thúy Nga cười lạnh, thầm nghĩ ta đây biết tỏng hết mấy mánh của chàng đấy. Nàng thảy khăn khô cho chàng, đoạn xả hết nước trong ao đi.
Trên tầng không vừa chớm phủ ráng chiều, Trương Thúy Nga vận áo xanh như người Khương, ngồi ở mé pao. Nàng không nhìn Lý Nhu Phong, chỉ ngẩng đầu dõi mắt về bầu trời xa xăm. Lý Nhu Phong im lặng mặc đồ. Tình cảnh thế này như dường đã từng hiện hữu, nhưng lòng người nay lại khác biệt quá nhiều.
Đợi Lý Nhu Phong ăn mặc chỉnh tề, Trương Thúy Nga nhảy khỏi mép ao, vừa gọi vừa quát xua gà vào phòng chứa củi. Tiếp đó lấy một cây chổi to bó từ nhánh tre quét hết,lông gà phân gà trong sân, rồi rửa tay sạch sẽ, bước thẳng ra ngoài.
Lý Nhu Phong hỏi với theo: “Nàng đi đâu vậy?”
Trương Thúy Nga đáp: “Hôm nay con ta được bên chồng dẫn qua nhà chơi, ta phải đón nó về đây.”
Bao lâu nay nàng quen khua môi lừa gạt rồi, giờ cứ mở miệng ra là phăng được đủ thứ, hết sức tự nhiên. Lý Nhu Phong vốn vẫn ôm một bụng hoài nghi, dù sao vừa rồi bên bờ ao chàng mò thấy chuỗi chín vòng và khóa Lỗ Ban [1], trẻ con hơn một tuổi làm sao tháo lắp được mấy món này? Chàng đã dò xong bên người nàng không có lang quân, chàng cảm thấy ngay cả chuyện con cái cũng chỉ do nàng bịa ra. Nhưng trước mắt nàng lại thật muốn đón con về, hiển nhiên đã chẳng ngại để đứa bé kia xuất hiện trước mặt chàng. Lẽ nào nàng không hề lừa chàng?
Trong lòng chàng nhất thời hụt hẫng, bàng hoàng, mà chẳng biết phải làm thế nào, chẳng biết nên nói từ đâu. Tìm nàng hai năm, nàng lại cứ như vậy nhẹ nhàng, một lần nữa kết hôn sinh con rồi sao?
Chàng hiểu được nàng chưa từng thật sự tin chàng yêu nàng, hết thảy những điều chàng nghĩ trong lòng nàng đều nhìn thấu. Cả lần kết hôn kia, nàng cũng biết thực ra chàng đang hóa giải chấp niệm cho nàng. Kỳ thực nào phải chàng hóa giải chấp niệm cho nàng? Là nàng đã giúp chàng hóa giải chấpɪniệm. Nàng biết chàng là người giữ lời, tuyệt đối sẽ không làm trái hứa hẹn nhất định cưới nàng. Nàng chỉ muốn tác thành cho chàng.
Nàng vẫn luôn biết, chàng có bao mối bận tâm, chưa thể toàn tâm toàn ý yêu nàng. Chờ đến khi chàng thật sự toàn tâm toàn ý, thì nàng cũng chẳng cần biết nữa rồi.
Đều đã muộn. Cũng như khi không chạm vào nàng, chàng sẽ quên thực ra nàng chỉ là một cô nương gầy yếu. Khi không để tâm sâu sắc đến cuộc sống của nàng, chàng cũng hầu như quên mất, nàng chỉ là một phụ nữ bình thường, ngày ngày tháng tháng đều phải tảo tần bươn chải để sống sót.
Chàng dựa vào đâu mà cứ muốn nàng mãi chờ đợi những lời hứa suông của mình, hao mòn hết tuổi xuân của nàng?
Lý Nhu Phong nghe Bão Kê nương nương đẩy cửa rời đi, nghe giọng nàng bình thản vọng lại: “Bên ngoài có rất nhiều người đang lùng bắt chàng. Chàng cứ chờ ở đây, đến đêm xuống thì hãy đi thôi.”
Chàng thất thần trong sân rất lâu, lâu đến tận lúc tà dương rọi xuống thân mình, bắt đầu xuất hiện hư thối nhói đau. Bấy giờ chàng mới phục hồi tinh thần, vội bước vào bên tượng Phật gỗ trong chòi. Phật khí nhàn nhạt mà tinh thuần tỏa ra xoa dịu hết thảy. Chàng nghĩ, chàng không nên đi, nàng chẳng đợi chàng được thìchàng sẽ đợi lại. Chàng có nhiều nhất là lòng kiên nhẫn, chàng chịu được cảnh đợi chờ đằng đẵng, đợi chờ đến vô chừng.
Thời điểm chàng níu lấy nàng ở chợ quỷ thì nàng đã gả chồng lần hai, hiện tại có ngại gì nàng gả lần bốn hay đã sinh con. Chẳng phải nàng luôn khắc phu à? Dù sao thì bên nàng cũng đâu có người đàn ông nào khác, dù sao thì chàng cũng đã là người chết rồi, nàng cứ khắc thoải mái đi. Khắc cho chàng tan xương nát thịt, nàng vẫn có thể vươn tay nặn ra một chàng hoàn hảo mới.
Chàng liền ở lì trong sân đợi Trương Thúy Nga về. Nhưng đợi đến tận tối mịt, trước mắt chàng đã hiện rõ âm gian mà vẫn chưa thấy bóng dáng nàng đâu.
Chàng tự hỏi, chẳng lẽ nhà chồng giữ nàng lại ăn tối? Hay là con nàng đột nhiên đổ bệnh, nàng phải đưa đi tìm thầy lang? Hay là trên đường về gặp rắc rối gì, kiểu như đụng phải một Thôi Tiên Bính nào đó? Hay là có người khác lôi kéo giới thiệu lang quân mới cho nàng?…
Bao nhiêu phỏng đoán cứ càng lúc càng nổi đầy lên, ngập kín cả đầu khiến chàng lo sốt vó. Vừa quyết định ra ngoài tìm nàng, thì bỗng nghe được tiếng gõ cửa cốc cốc, rồi có giọng trẻ con non nớt gọi “Mẹ ơi!”
Ngay sau đó, cửa bị đẩy két ra.
Lý Nhu Phong ngạc nhiên đứng giữa sân. Chàng trông thấy một nhóc quỷ xanh rờn, cao chừng cây lúa bên sông Thanh Y. Trong tay nhóc quỷ còn xách một con cá, chính xác là một con “cá quỷ“. Con cá quỷ này giãy giãy mấy cái xong thì hồn lìa khỏi xác, chàng không còn thấy nữa.
Nhưng nhóc quỷ kia lại vẫn xanh rờn.
Nhóc quỷ xanh rờn quen thuộc lon ton chạy vào, vừa chạy vừa liên tục nhìn trái ngó phải, í ới gọi: “Mẹ! Mẹ ơi!”
Lý Nhu Phong lấy làm lạ, sao lại có quỷ dám vào nhà dương bạt? Còn có quỷ không sợ lửa của dương bạt à?
Nhưng chàng bỗng sực tỉnh ra.
Làm gì có quỷ nào xanh rờn chứ.
Quỷ đều màu đen cả.
Đó là con người, một người, chàng có thể nhìn thấy.
Nàng bảo Lý Nhu Phong xuống ao ngâm trước, khi bước qua thì chàng hơi loạng choạng, nhưng chẳng nói tiếng nào. Bấy giờ nàng mới để ý trong giày chàng, lòng bàn chân bị cọ xát toe toét máu thịt, lộ ra cả phần xương trắng toát. Nàng giúp chàng hồi phục lại da thịt ở chân, trách chàng cần gì đi vội thế. Chàng vẫn lặng thinh không hề lên tiếng.
Cũng chẳng biết đã bao lâu chưa tắm rồi, trên người có thể lột được nguyên tầng bùn đất. Tóc tai thì xơ cứng bết hết vào nhau, cố cách mấy cũng không chải ra được, trong đó còn loe ngoe kha khá bọ chét. Trương Thúy Nga cắn răng, dứt khoát xách kéo ra cắt trụi hết, sau đó tóc mới mọc lại, tất cả đều sạch sẽ óng mượt như tơ. Nàng vuốt từng tấc da thịt chàng, mỗi tấc này có lẽ đã từng vì nàng mà chịu đâm chém, róc xẻ. Lại ngó ngài tượng Phật gỗ bên kia cũng chẳng mấy sạch sẽ y chang bên này, chính là ngài Phật gỗ cỡ ngọn núi nhỏ đập toang chuồng gà của nàng, đè chết Đại lang quân của nàng. Việc Phật làm, nàng ngoài thở dài ra thì đâu dám trách gì khác.
Làn da héo úa vì tất tả bôn ba không kể đêm ngày lại lần nữa hồi sinh. Thay mấy lượt nước, cuối cùng thì chàng cũng từ một thây khô trở lại là một thây sống trong trẻo như châu như ngọc.
Từ đầu đến cuối chàng cứ nhắm chặt mắt, ngậm chặt miệng. Bất kể là Bão Kê nương nương hỏi gì, chàng đều chẳng ừ hử. Nàng thắc mắc làm sao tìm được mình, đi mất bao lâu, giữa đường có vào chùa để tự tu bổ không, làm thế nào cõng tượng Phật mò vào thôn… Lại nhìn vết thương rải khắp toàn thân chàng, hỏi phải chăng còn bị kẻ khác đánh chém. Chàng vẫn chẳng đáp lấy một lời. Có điều vừa nghe đến câu cuối thì lập tức xoa xoa cổ tay mới bị nàng chặt rớt, dường như hết sức tủi thân, đoạn ôm chầm lấy nàng, ép vào lòng hết hôn rồi cắn. Hồi trước toàn là nàng cắn chàng, mãi nay nàng mới biết răng người cõi âm nhọn tới mức nào. Chàng cắn môi cắn lưỡi nàng, tưởng chừng muốn cắn luôn cổ nàng hút khô máu nàng vậy.
Chàng rầu rĩ hỏi: “Sao không chờ ta?” Còn bổ sung, “Sao lại bỏ trốn?”
Hai câu này cũng làm Bão Kê nương nương tủi thân hết sức. Nàng nghĩ, ta chờ chàng kiểu gì? Chàng bị Tiêu Yên giấu mất, ta có muốn nhìn một cái cũng khó, chẳng lẽ bắt ta phải chịu giam cầm mãi trong tòa nhà chỉ có hai người hầu câm chờ chàng? Nàng nghĩ, ta mang thai con chàng, không trốn chạy mà cứ ở lại thành Kiến Khang thế, lẽ nào Tiêu Yên và Thông Minh tiên sinh chịu bỏ qua cho ta? Chàng là người cõi âm, chàng biến thây ma rồi là xong hết mọi chuyện, tự động có Tiêu Yên cưng chiều, che chở. Dương bạt ta lẻ loi một mình, làm sao thoát khỏi bấy nhiêu mưu đồ, tính toán lợi dụng của họ? Nàng nghĩ, cái kiểu đàn ông như chàng này, vui vẻ sướng thân rồi thì nhẹ nhàng tếch đi, để một mình ta lưu lạc viễn xứ xa xôi vạn dặm, một thân một mình mang thai, sinh con, nuôi con. Chàng hỏi sao ta không chờ chàng, thế có bao giờ chàng hiểu nỗi vất vả của ta?
Nghĩ đến đây, lòng nàng đã là bao chua xót đắng cay, thấy mình vẫn đang ở trong lòng chàng thì tránh ra. Nàng biết chắc chàng không nhìn được, bèn cởi áo ngoài, chỉ còn chừa lại yếm và váy trong để xuống nước tắm giúp chàng. Chỉ chốc lát, trên lưng trần cảm giác được lòng bàn tay chàng khẽ khàng lướt qua, hơi thở chàng mát lành phả dài lên cổ. Nàng chợt nhận ra ba năm đã trôi qua, tuổi tác nàng không còn chênh lệch mấy với chàng rồi. Qua thêm vài năm nữa thì sẽ thế nào? Sớm muộn gì chàng cũng xa lìa nàng. Nàng phải vất vả lắm mới quen được cuộc sống một mình nuôi Nhóc Quỷ, cớ sao chàng lại đột nhiên trở về, dùng dằng mãi với nàng?
Hiện tại nàng chỉ hi vọng đời mình luôn phẳng lặng thế này, chẳng muốn lại trải qua những cực buồn cực vui, cực yêu cực hận, hay tử tử sinh sinh như trước nữa. Một lần gặp chàng ở Lan Khê, một lần trùng phùng nơi chợ quỷ, nàng cảm giác mình đã sống đủ hai kiếp trầm kha. Đến kiếp thứ ba này, nàng chỉ mong được yên ổn, an bình.
Nhân lúc tình này vẫn chưa nhen nhóm trở lại, thì thôi cứ kết thúc sớm cho đỡ bận lòng.
Nàng đẩy chàng ra, đứng khỏi mặt nước: “Lý Nhu Phong, ta đã gả cho người khác, cũng có con luôn rồi. Chàng tắm rửa xong thì đi ngay đi.”
Lý Nhu Phong bỗng cứng đờ: “Gả cho người khác?” Chàng chưa kịp nhận ra mấy lời ấy tạo thành cảm giác gì, chỉ máy móc hỏi, “Nàng gả cho ai?”
Nàng bước lên bờ, lau người, mặc đồ lại, đáp: “Một mình ta ở đây sống không nổi, nên lại gả cho lang quân mới thôi.”
Lý Nhu Phong ngây ra trong nước, giọng hơi cứng nhắc: “Vậy lang quân của nàng đâu?”
“Chết rồi.” Trương Thúy Nga khô khan đáp, “Chàng cũng biết đấy, ta khắc phu. Vừa sinh con thì chàng ấy mất ngay.”
“Nàng có con rồi ư?” Giọng chàng như đã nhòa đi.
Trương Thúy Nga cười nhạt, thuận tay cầm chiếc trống bỏi bên bờ ao lắc lắc, hạt gỗ đập vào mặt trống kêu tung tung: “Không tin thì tự chàng kiểm chứng đi. Quanh ao này có đầy đồ chơi trẻ con đấy.”
Nắng chiều đã chếch hẳn sang mé tây, Trương Thúy Nga quay lưng về phía mặt trời, nghiêng mình lau tóc, lẳng lặng nhìn Lý Nhu Phong lảo đảo lội nước ra cạnh bờ, vươn tay lần tìm mấy thứ trên đó.
Nàng chẳng hề lừa chàng, xung quanh ao đúng là bày đầy đồ chơi của Nhóc Quỷ: Chong chóng, còi đất nung, trâu xuân [*], tượng gỗ, thuyền hái sen, con lật đật... Từ nhỏ nàng vào nam ra bắc nên biết rất nhiều thứ, cả đống đồ chơi be bé này gom góp từ mấy quán hàng rong cũng có, tự mình làm cho con cũng có.
[*] Trâu đắp bằng đất và dán giấy, nguyên gốc là loại được rước đi trong lễ hội đầu xuân, rồi người dân vừa lấy roi quất vừa đọc lời chúc lành.
Ngón tay chàng nhất loạt sờ soạng những món đấy, càng sờ càng chậm, tóc đen rối tung xõa dài phủ lấy bờ vai rộng, lại hiện rõ vẻ tiêu điều khắc sâu. Bão Kê nương nương nhìn chàng lặng người xoa bàn tay một tượng đất trẻ con bị Nhóc Quỷ làm vỡ, trong lòng thật như bị đao cứa nhói đau.
Nàng hơi hối hận đã lừa chàng, nhưng đau nhiều sao bằng đau ít? Nàng có thể chịu được, vẫn tiếp tục mỉm cười, dùng giọng nghèn nghẹn mà bạc bẽo nói: “Tắm xong rồi thì lên đi, đừng để trương sình, ta lại phải ấp ấp ôm ôm chữa cho chàng. Trong thôn nhiều người phức tạp, nếu bị bắt gặp thì ta có mọc cả trăm cái miệng cũng không giải thích nổi. Ta bị dìm lồng heo thì thôi, nhưng con ta từ nhỏ đã bị người đời chỉ trỏ đàm tiếu, chàng bảo nó phải sống thế nào?”
Lý Nhu Phong chợt hỏi: “Con nàng bao nhiêu tuổi rồi?”
Tự mình dứt ruột sinh ra, nàng còn nhớ được cả bao nhiêu ngày, suýt nữa là bật thốt ngay. Song, lời vừa lên đến thì đã bị nàng ép xuống, đột nhiên hiểu ra Lý Nhu Phong đang nhử nàng nói thật. Chàng vẫn hoàn toàn chưa tin. Nàng lại cười khô khốc: “Hơn một tuổi đấy.”
Lý Nhu Phong cụp mắt, chẳng căn vặn nữa, chỉ buồn hiu nói: “Y phục kia của ta hết dùng được rồi. Lang quân nhà nàng nếu còn đồ cũ, có thể cho ta mượn mặc tạm không?”
Trương Thúy Nga nghĩ bụng người này vẫn tâm cơ sâu hệt như trước, liền đáp ngay: “Lang quân mất thì cũng chôn hết đồ cũ theo. Chẳng lẽ chàng không đem theo vài bộ để thay à?”
Lý Nhu Phong lặng thinh. Nàng bèn qua tìm thử trong bụng tượng Phật, quả nhiên lôi ra được đến mấy bộ sạch sẽ. Trương Thúy Nga cười lạnh, thầm nghĩ ta đây biết tỏng hết mấy mánh của chàng đấy. Nàng thảy khăn khô cho chàng, đoạn xả hết nước trong ao đi.
Trên tầng không vừa chớm phủ ráng chiều, Trương Thúy Nga vận áo xanh như người Khương, ngồi ở mé pao. Nàng không nhìn Lý Nhu Phong, chỉ ngẩng đầu dõi mắt về bầu trời xa xăm. Lý Nhu Phong im lặng mặc đồ. Tình cảnh thế này như dường đã từng hiện hữu, nhưng lòng người nay lại khác biệt quá nhiều.
Đợi Lý Nhu Phong ăn mặc chỉnh tề, Trương Thúy Nga nhảy khỏi mép ao, vừa gọi vừa quát xua gà vào phòng chứa củi. Tiếp đó lấy một cây chổi to bó từ nhánh tre quét hết,lông gà phân gà trong sân, rồi rửa tay sạch sẽ, bước thẳng ra ngoài.
Lý Nhu Phong hỏi với theo: “Nàng đi đâu vậy?”
Trương Thúy Nga đáp: “Hôm nay con ta được bên chồng dẫn qua nhà chơi, ta phải đón nó về đây.”
Bao lâu nay nàng quen khua môi lừa gạt rồi, giờ cứ mở miệng ra là phăng được đủ thứ, hết sức tự nhiên. Lý Nhu Phong vốn vẫn ôm một bụng hoài nghi, dù sao vừa rồi bên bờ ao chàng mò thấy chuỗi chín vòng và khóa Lỗ Ban [1], trẻ con hơn một tuổi làm sao tháo lắp được mấy món này? Chàng đã dò xong bên người nàng không có lang quân, chàng cảm thấy ngay cả chuyện con cái cũng chỉ do nàng bịa ra. Nhưng trước mắt nàng lại thật muốn đón con về, hiển nhiên đã chẳng ngại để đứa bé kia xuất hiện trước mặt chàng. Lẽ nào nàng không hề lừa chàng?
Trong lòng chàng nhất thời hụt hẫng, bàng hoàng, mà chẳng biết phải làm thế nào, chẳng biết nên nói từ đâu. Tìm nàng hai năm, nàng lại cứ như vậy nhẹ nhàng, một lần nữa kết hôn sinh con rồi sao?
Chàng hiểu được nàng chưa từng thật sự tin chàng yêu nàng, hết thảy những điều chàng nghĩ trong lòng nàng đều nhìn thấu. Cả lần kết hôn kia, nàng cũng biết thực ra chàng đang hóa giải chấp niệm cho nàng. Kỳ thực nào phải chàng hóa giải chấp niệm cho nàng? Là nàng đã giúp chàng hóa giải chấpɪniệm. Nàng biết chàng là người giữ lời, tuyệt đối sẽ không làm trái hứa hẹn nhất định cưới nàng. Nàng chỉ muốn tác thành cho chàng.
Nàng vẫn luôn biết, chàng có bao mối bận tâm, chưa thể toàn tâm toàn ý yêu nàng. Chờ đến khi chàng thật sự toàn tâm toàn ý, thì nàng cũng chẳng cần biết nữa rồi.
Đều đã muộn. Cũng như khi không chạm vào nàng, chàng sẽ quên thực ra nàng chỉ là một cô nương gầy yếu. Khi không để tâm sâu sắc đến cuộc sống của nàng, chàng cũng hầu như quên mất, nàng chỉ là một phụ nữ bình thường, ngày ngày tháng tháng đều phải tảo tần bươn chải để sống sót.
Chàng dựa vào đâu mà cứ muốn nàng mãi chờ đợi những lời hứa suông của mình, hao mòn hết tuổi xuân của nàng?
Lý Nhu Phong nghe Bão Kê nương nương đẩy cửa rời đi, nghe giọng nàng bình thản vọng lại: “Bên ngoài có rất nhiều người đang lùng bắt chàng. Chàng cứ chờ ở đây, đến đêm xuống thì hãy đi thôi.”
Chàng thất thần trong sân rất lâu, lâu đến tận lúc tà dương rọi xuống thân mình, bắt đầu xuất hiện hư thối nhói đau. Bấy giờ chàng mới phục hồi tinh thần, vội bước vào bên tượng Phật gỗ trong chòi. Phật khí nhàn nhạt mà tinh thuần tỏa ra xoa dịu hết thảy. Chàng nghĩ, chàng không nên đi, nàng chẳng đợi chàng được thìchàng sẽ đợi lại. Chàng có nhiều nhất là lòng kiên nhẫn, chàng chịu được cảnh đợi chờ đằng đẵng, đợi chờ đến vô chừng.
Thời điểm chàng níu lấy nàng ở chợ quỷ thì nàng đã gả chồng lần hai, hiện tại có ngại gì nàng gả lần bốn hay đã sinh con. Chẳng phải nàng luôn khắc phu à? Dù sao thì bên nàng cũng đâu có người đàn ông nào khác, dù sao thì chàng cũng đã là người chết rồi, nàng cứ khắc thoải mái đi. Khắc cho chàng tan xương nát thịt, nàng vẫn có thể vươn tay nặn ra một chàng hoàn hảo mới.
Chàng liền ở lì trong sân đợi Trương Thúy Nga về. Nhưng đợi đến tận tối mịt, trước mắt chàng đã hiện rõ âm gian mà vẫn chưa thấy bóng dáng nàng đâu.
Chàng tự hỏi, chẳng lẽ nhà chồng giữ nàng lại ăn tối? Hay là con nàng đột nhiên đổ bệnh, nàng phải đưa đi tìm thầy lang? Hay là trên đường về gặp rắc rối gì, kiểu như đụng phải một Thôi Tiên Bính nào đó? Hay là có người khác lôi kéo giới thiệu lang quân mới cho nàng?…
Bao nhiêu phỏng đoán cứ càng lúc càng nổi đầy lên, ngập kín cả đầu khiến chàng lo sốt vó. Vừa quyết định ra ngoài tìm nàng, thì bỗng nghe được tiếng gõ cửa cốc cốc, rồi có giọng trẻ con non nớt gọi “Mẹ ơi!”
Ngay sau đó, cửa bị đẩy két ra.
Lý Nhu Phong ngạc nhiên đứng giữa sân. Chàng trông thấy một nhóc quỷ xanh rờn, cao chừng cây lúa bên sông Thanh Y. Trong tay nhóc quỷ còn xách một con cá, chính xác là một con “cá quỷ“. Con cá quỷ này giãy giãy mấy cái xong thì hồn lìa khỏi xác, chàng không còn thấy nữa.
Nhưng nhóc quỷ kia lại vẫn xanh rờn.
Nhóc quỷ xanh rờn quen thuộc lon ton chạy vào, vừa chạy vừa liên tục nhìn trái ngó phải, í ới gọi: “Mẹ! Mẹ ơi!”
Lý Nhu Phong lấy làm lạ, sao lại có quỷ dám vào nhà dương bạt? Còn có quỷ không sợ lửa của dương bạt à?
Nhưng chàng bỗng sực tỉnh ra.
Làm gì có quỷ nào xanh rờn chứ.
Quỷ đều màu đen cả.
Đó là con người, một người, chàng có thể nhìn thấy.
Tác giả :
Tiểu Hồ Nhu Vĩ