Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 7 - Chương 350: Thu
- Vi thần vốn đoán rằng trong một trăm năm trở lại đây, hoạt động vui chơi giải trí tại thành Biện Kinh giống như một vườn hoa cũ kỹ. Hiện giờ cuối cùng cũng có thứ mới mẻ, đám phú hộ tất nhiên vui mừng ủng hộ rồi.
Tư Mã Quang trả lời:
- Hơn nữa, Trần Trọng Phương hướng đến sự sang trọng, nghe đâu đã xuất ra một nửa…
- Tiểu tử này nhiều rận không sợ ngứa à, hắn không sợ các Ngự sử buộc tội hắn tụ tập dân chúng, bụng dạ khó lường sao?
Triệu Trinh nửa cười nửa không nói.
Tư Mã Quang nhìn vẻ mặt Hoàng đế, biết ông ta chỉ nói đùa, liền hạ giọng nói:
- Hắn chính là ỷ vào sự nhân hậu của quan gia nên mới dám tùy tiện làm càn. Nghe nói hắn còn muốn xây dựng “Trí Tuệ Viện” gì đó tại Thập Tam Hành Phố, thật sự khiến người khác không biết nên nói gì cho phải.
- Ngày phải qua đi, con gái phải lấy chồng, mặc kệ hắn đi…
Triệu Trinh nhẹ giọng cảm thán nói:
- Tuổi trẻ thật tốt a…
Dưới sự hấp dẫn của món tiền thưởng khổng lồ, mấy trăm hội đá cầu lớn nhỏ trong thành Biện Kinh đua nhau tổ chức ra đội bóng của mình, sắn tay chuẩn bị dự thi. Mặc dù bọn họ đều có chút xem thường hình thức thi đấu “lỗ mãng” này, nhưng ai cũng sẽ không bỏ qua món tiền thưởng được.
Sau khi đá vài trận đầu, mọi người liền phát hiện hình thức thi đấu này so với thể thức đá cầu của Tống triều càng thêm kịch liệt. Cũng có hồi hộp lo lắng, cũng có kích thích nhiệt huyết người xem. Lại được tổ chức dưới hình thức mùa giải, càng làm tăng thêm tính cạnh tranh, cũng khiến cho đội bóng cùng cầu thủ ngôi sao đi vào lòng người, khiến cảm xúc người xem cũng thay đổi cùng với cảm xúc của đội bóng mà họ ủng hộ. Thắng thì vui vẻ kích động, bại thì buồn bã uể oải, còn có niềm vui bất ngờ khi đội nhà lấy yếu thắng mạnh, nói chung là rất nhiều cung bậc cảm xúc.
Đương nhiên, sức nóng trong trận đấu cũng không kém phần sôi sục so với những trận đánh bạc. Bởi vì liên quan đến thắng thua của bản thân nên những đội mạnh rất nhanh chóng tụ tập một lượng rất lớn người ủng hộ. Khi những đội này thi đấu người xem có khi lên tới mấy ngàn, vây quanh sân bóng chật như nêm cối… Đây là vì hiện tại không có sân bóng chuyên nghiệp nên không thể chứa được nhiều khán giả.
Cũng không phải Trần Khác tiếc rẻ gì việc xây dựng sân bóng, nhưng thật sự là bộ dạng của sân bóng quá giống một tòa thành, hắn không muốn bị chụp mũ là có mưu đồ gây rối.
Mặc dù vậy nhưng người xem vẫn tập trung tinh thần, hò hét cổ vũ, la ó chửi bới, khiến cho trận đấu náo nhiệt không kém chút nào so với sau này.
Về phần tổ chức thi đấu thì lại không cần Trần Khác đặc biệt quan tâm. Người triều Tống rất biết cách vui chơi, có rất nhiều loại hình vui chơi giải trí, chỉ cần hắn cung cấp chương trình thì ngay lập tức bọn họ biết nên làm thế nào, cơ bản không lộn xộn thậm chí là hỗn loạn như trong tưởng tượng của hắn, cũng không rõ là người triều Tống rất nghe lời hay là rất có tố chất…
Không chỉ kích thích trong từng trận đấu, mà sau khi thi đấu còn có cách “lấy tin và biên tập” một cách rất chuyên nghiệp, sau đó dùng hình thức Bình Thư (kể chuyện dùng khăn, quạt phụ trợ) tổng hợp lại tình hình thi đấu trong ngày hôm đó, bình chọn đội bóng hay nhất, cầu thủ chơi tốt nhất, pha bóng đẹp nhất… rồi viết thành một bài bình luận trên tờ “Cầu báo”. Sáng sớm ngày hôm sau đã có thể in thành báo rồi chuyển đến khắp nơi trong kinh thành. Đám người nhàn rỗi được thuê để tuyên truyền nhằm giúp những người không có điều kiện xem trực tiếp thấy đỡ thèm, cho dù hôm qua không được xem trực tiếp thì cũng có thể thông qua phương thức này mà hiểu rõ trận đấu.
Phần lớn mọi người đều không ý thức được đây là chuyện to tát tới mức nào, nhưng những ông chủ của thư xã trong thành Biện Kinh ngược lại bị kinh ngạc tới mức trợn mắt há mồm. Phải biết rằng, nếu dùng thợ thủ công lành nghề để in ra một ấn phẩm mấy chục ngàn chữ như vậy thì cũng phải tốn thời gian hơn mười ngày. Nhưng tờ báo này lại biên soạn và in ấn trong cùng một ngày, sáng sớm hôm sau là có thể đem bán rồi.
Bọn họ rất muốn biết, đây rốt cuộc là làm như thế nào? Nếu không thể làm rõ điểm này, bọn họ chỉ sợ phải đóng cửa ngừng kinh doanh.
Bất kể như thế nào thì dưới sự thôi thúc không ngừng, giải thi đấu bóng đá Biện Kinh cũng thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí còn làm cho những giải đấu khác không thể tiến hành, bởi vì tất cả mọi người đều chạy đi xem thi đấu bóng đá rồi. Tại những sân bóng tập trung bên ngoài thành, người người tấp nập cả ngày, còn náo nhiệt hơn so với Đại Tướng Quốc Tự
Các thương nhân lập tức ngửi được mùi lợi nhuận, thế nên trong phạm vi sân bóng liền dựng lên rất nhiều quán rượu, quán cơm, cửa hàng thuốc, cửa hàng bóng, kinh doanh tự nhiên vô cùng sầm uất. Nghe nói sau khi vào hạ, tại các sân bóng lớn thì mỗi ngày lượng nước ô mai bán ra còn nhiều hơn so với lượng bán được trong thành…
Mãi cho đến cuối tháng năm, hơn bảy trăm đội bóng cuối cùng cũng chia nhóm đấu loại xong, chọn ra được sáu mươi bốn đội mạnh nhất.
Sau khi nghỉ ngơi hai tháng thì tới tháng tám lại bắt đầu tiếp tục tranh tài…
Mà ủy ban tổ chức giải cuối cùng cũng lấy được phê chuẩn, có thể xây dựng sân bóng cách thành năm dặm, tất nhiên là phải thừa lúc nghỉ hè, lập tức tập trung thợ thủ công, thi công nhanh chóng.
Trong khi hơn một ngàn hai trăm võ sinh mới tuyển của Võ Học Viện Hoàng gia vào mùa xuân, lại được phân thành mười hai doanh tập sự, dưới sự dẫn dắt của quân sự giáo quan, tiến hành giáo dục huấn luyện cực kỳ hà khắc.
Môn học sắp xếp theo từng ngày là, huấn luyện đội ngũ, rèn luyện thể năng, sau đó lại tiếp tục huấn luyện đội ngũ, rèn luyện thể năng rồi lại huấn luyện đội ngũ rèn luyện thể năng. Đội ngũ và thể năng là môn học mỗi ngày phải thực hiện ba lần, mỗi ngày nếu không khiến người ta gục ngã thì tuyệt không bỏ qua.
Trong đám võ sinh mới có một phần ba là những công tử nhà có tiền có thế. Bọn công tử này vốn tưởng rằng đến Võ Học Viện chỉ là để giành lấy công danh, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Nhưng vừa vào học thì ngay lập tức phát hiện mình đã hoàn toàn sai lầm. Hiệu trưởng và giáo viên nơi này căn bản không phải là người, vừa tiến vào cửa đã bắt bọn họ học thuộc lòng khẩu hiệu, nội quy của trường.
Nhưng khẩu hiệu của trường thật ra lại rất ngắn, chỉ có tám chữ “Trung thành, vinh dự, kỷ luật, hy sinh”. Trong khi nội quy của trường lại có mười tám điều khoản rất dài, dưới mỗi một điều khoản lại có các quy tắc chi tiết, bảo đảm cho ngươi không thể lách luật.
Sau đó Viện phán đại nhân nói cho bọn họ biết, trong trường học, nhất định phải tuân thủ mười tám điều nội quy, nếu phạm phải tất sẽ bị phạt không chút lưu tình. Nếu ai không đồng ý tuân thủ thì có thể rời khỏi trường học bất cứ lúc nào, tuyệt đối sẽ không ngăn cản, nhưng cả đời sẽ không được bước vào cổng trường một lần nữa.
Ban đầu, đám công tử đó cũng không thèm để ý, trong nhận thức của bọn họ thì quy củ từ trước tới nay đều chỉ dùng để trói buộc đám người hạ đẳng mà thôi, đối với những người thượng đẳng như bọn họ mà nói, thì điều này chỉ giống như vật trang trí. Cho dù có gặp phải một hai tên lưu manh thì cũng có cách gây áp lực chúng từ nơi khác, thậm chí trực tiếp cách ly.
Nhưng mà bọn họ đã tính sai, sau khi khai giảng không đến nửa tháng, Vương công công phụ trách kỷ luật đã xử phạt hơn bốn mươi người. Trong đó tuyệt đại đa số là con cháu của vương công phú hộ.
Trong căn phòng kia, sau khi Lý Duy Hiền bị Vương Công Chính cảnh cáo, cũng không dám nói hộ cho bọn họ nữa. Huống hồ gã cũng cảm thấy đám công tử này quả thật thiếu sự rèn luyện, để cho Trần Khác và Vương Công Chính dạy dỗ bọn họ một chút cũng tốt.
Không ít người chịu không nổi đã rời trường học, nhưng cũng càng có nhiều người kiên trì ở lại. Công tử có sự kiêu ngạo của công tử, bọn họ thấy những thứ dân kia có thể kiên trì được, nên cảm thấy chính mình nếu cứ vậy mà bỏ cuộc thì còn thua cả thứ dân hay sao?
Ban đầu là vì duy trì cảm giác ưu việt, bọn họ cắn răng kiên trì, nhận sự thao luyện của Trần Khác. Sau một khoảng thời gian huấn luyện cao độ, bọn họ cả ngày bị ép cạn sức lực, vừa về tới phòng liền lăn ra ngủ, mở mắt lại bắt đầu huấn luyện, căn bản là không có thời gian để tiếp tục suy xét.
Trong khi mục đích của việc rèn luyên đội ngũ chính là để nâng cao tính phục tùng của bọn họ. Khi tính phục tùng tăng lên, họ sẽ không cần phải nghĩ ngợi mà tin tưởng mỗi câu Trần Khác nói ra.
Dưới tình huống này, tư tưởng cá nhân của bọn họ không ngừng bị làm yếu đi, ý chí tập thể ngược lại không ngừng được tăng cường. Trần Khác mỗi ngày đều đọc những thứ như “Vinh dự, trung thành, kỷ luật, hy sinh”, nhưng những điều đó lại dần dần thay thế suy nghĩ vốn có của bọn họ, hoàn toàn thay đổi tâm linh bọn họ.
Nếu muốn chấn hưng quân lực của Đại Tống thì nhất định phải nâng cao tinh, khí, thần của quan binh. Nhớ năm đó trong thời kỳ đầu lập nước Đại Tống, lúc này người Hán vừa trải qua thời kỳ phục hưng là một dân tộc có niềm tin mạnh mẽ nhất trên mảnh đất này. Bọn họ nghe thấy chiến thì vui mừng, dũng cảm tiến tới, cho dù là người Khiết Đan có thực lực mạnh nhất lúc bấy giờ cũng đều bị đánh tới mức không có sức đánh trả lại.
Nhưng sau trăm năm thái bình, quan văn võ dốt nát, bẻ cong mọi thứ, văn tôn võ ty đã khiến quân đội Đại Tống nhanh chóng bị hủ bại thối nát, bọn quan binh tham sống sợ chết, tham tiền tham của, không còn một chút sức chiến đấu nào.
Quân đội là cái gương của dân tộc, phản ánh tính cách cộng đồng của toàn thể dân tộc. Sự sa sút của quân đội cũng là sự sa sút của cả dân tộc. Nếu muốn chấn hưng một dân tộc đang suy tàn thì trước tiên phải khiến quân đội của dân tộc đó tỉnh lại!
Trong giai đoạn lịch sử ban đầu là sỉ nhục của Tĩnh Khanh, là Nhị Đế bắc thú, là bị mất một nửa non sông, sắp trở thành vong quốc bị nô dịch, mới có thể khiến ý chí chiến đấu và nhiệt huyết của bọn họ sống lại, một lần nữa sôi sục sức chiến đấu hùng mạnh, đánh bại người Nữ Chân đang ở đỉnh cao, bảo vệ một nửa non sông…
Trần Khác không muốn tái hiện lại nỗi hổ thẹn Tĩnh Khanh, nên chỉ đành dùng biện pháp khác. Trước tiên là làm sống lại nhiệt huyết trong tâm can của từng người Hán, đây chính là mục đích mà hắn áp dụng quân kỷ nghiêm khắc cùng cách huấn luyện ma quỷ… Trần Khác biết, cách huấn luyện quỷ quái này của hắn, rất dễ khiến người khác không thể nói gì, hắn dùng phương pháp xử lý khiến các học sinh tâm phục khẩu phục đó là cùng huấn luyện chung với bọn họ. Tất cả các môn học Trần Khác đều hoàn thành trước nhất, mỗi ngày từ sáng tới tối, hắn đều ở ngay tại đó.
Bởi vậy, các giáo viên dạy võ thường hay nói một câu, đó là “Ngay cả một người đọc sách như Viện phán đại nhân cũng có thể hoàn thành các môn học, thì các ngươi là những người tự cho là mình giỏi võ không biết xấu hổ hay sao?”
Mỗi lúc như thế, chúng võ sinh ai nấy nhất tề trợn tròn mắt, Viện phán đại nhân là người đọc sách không sai, nhưng luận về công phu, võ thuật của ngài cũng nói cứng là rất tốt a!
Chẳng qua bất kể ra sao thì thân là người lãnh đạo nếu tự mình thực hiện thì luôn là phương pháp tốt nhất làm cho người khác cam tâm tình nguyện đi theo.
Chỉ có một điều phiền toái duy nhất đó chính là đám Ngự Sử lúc nào cũng soi mói Trần Khác, buộc tội hắn cả ngày làm ra “vẻ mặt tù tội, rất mất thể thống”. Tuy vậy nhưng Trần Khác không thèm để ý bọn họ, bởi vì hắn sớm phát hiện một điều, đó là chỉ cần Quan Gia không muốn đá hắn ra khỏi kinh thành thì ai cũng không thể chạm vào hắn.
Hôm nay là ngày thứ mười liên tiếp sau khi nhập học, khó có được một ngày nghỉ ngơi như vậy nên các võ sinh phần lớn đều dành thời gian để ngủ bù, Trần Khác lại đón xe ngựa đi tới mười ba cửa tiệm ở thành Đông.
Đã hơn bốn năm kể từ buổi đấu giá đó diễn ra, mười ba cửa tiệm ngày đó đến nay đã không còn cảnh hoàng tàn khắp nơi như trước. Trên đường đi tới, nhìn ra từ cửa sổ trên xe, chỉ thấy đường đi bằng phẳng chỉnh tề, sạch sẽ, rìa đường có xây cống thoát nước bằng gạch, trong đó vẫn cố gắng trồng hoa sen.
Lúc này đang đúng là mùa sen nở, chỉ thấy hai bên đường là những bông hoa sen màu hồng nhạt xen giữa đám lá xanh, là hàng liễu biếc tỏa bóng râm bên đường. Sau những cây hoa được trồng là bức tường màu trắng dưới hàng ngói xanh đen, mái cong tầng gác, có những cô cậu trẻ tuổi vừa đi vừa khóc, từng ngôi phủ đệ của các vương công quý tộc đều tọa lạc ở đó.
Xe ngựa đi vào trong ngõ, tới phía nam Quan Âm Viện, đi qua một bức tường bao khá rộng vào cửa sân trước.
Lúc này, xe ngựa dừng lại trước cửa, có một vài thị vệ đại nội đang đứng cảnh giới nghiêm ngặt, nhưng sau khi nhìn thấy xe của Trần Khác và đám vệ sĩ của hắn thì những người này thì không hề hỏi thăm, mặc kệ hắn đi vào nhà của chủ nhân mình.
Xe dừng hẳn, Trần Khác nhanh chóng xuống xe, bước nhanh đến cỗ xe ngựa phía trước, ôm quyền nói:
- Khiến điện hạ đợi lâu.
- Ha ha.
Màn xe được vén lên, lộ ra khuôn mặt phong trần lâu ngày trở nên ngăm đen của Triệu Tông Tích, y đá Trần Khác một cước, nói:
- Theo ta qua kia.
- Lễ không thể bỏ.
Trần Khác cười gượng nói:
- Bằng không đám Ngự Sử lại tố cáo ta nữa cho coi.
- Người mà cũng sợ bị buộc tội à? Từ mùa xuân tới giờ ít ra ngươi cũng bị buộc tới vài chục lần rồi?
Triệu Tông Tích nhảy xuống xe, nhìn thăm dò Trần Khác nói:
- Tại sao ngươi lại đen như phơi nắng vậy?
- Cái này đang là trào lưu bây giờ đấy.
Trần Khác cười nói:
- Đàn ông có làn da ngăm đen mới có khí khái đàn ông.
- Nói bừa. Bảo ngươi đến chỗ ta uống rượu thì không đi, lại kéo ta tới chỗ này.
Triệu Tông Tích vỗ vỗ cánh tay của hắn, cười mắng:
- Bây giờ nói ngay cho ta biết, ngươi dùng chỉ tiêu của ta mua mảnh đất này, sao đến bây giờ vẫn còn hoang tàn như vậy?
- Mặc dù bỏ hoang bốn năm, nhưng trong bốn năm mảnh đất này đã tăng giá lên gấp mười, hiện giờ ba trăm ngàn quan cũng không mua được đâu.
Trần Khác cười nói:
- Lúc này đang là thời điểm kinh tế căng thẳng, ta cuối cùng cũng không nhịn được, có ý muốn bán nơi này đi.
- Ách, từ từ…
Triệu Tông Tích đột nhiên nhớ tới một chuyện nói:
- Ta nhớ hình như ngươi đã đưa mảnh đất này cho Liễu gia thì phải?
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu, bình tĩnh nói:
- Nhưng lão gia tử lại làm như đồ cưới trả lại rồi, còn cho thêm một mảnh đất kế bên nữa.
- Ta bảo sao lúc trước ngươi lại hào phóng tới vậy.
Triệu Tông Tích chợt nói:
- Hóa ra là đã toan tính cả rồi.
- Mảnh đất này vẫn là của Nguyệt Nga đấy chứ.
Trần Khác có chút xấu hổ cười nói:
- Chỉ có điều cho ta mượn dùng thôi.
- Chỉ sợ là giống như Lưu Bị mượn Kinh Châu mà thôi.
Triệu Tông Tích cười ha ha nói.
- Hắc.
Trần Khác cười gượng nói:
- Người học được tên Vương Bàng kia ngày càng khắc bạc thế.
- Cũng là ngày ngày gây lộn ầm ỹ cùng Triệu Tông Thực đó.
Giờ lại đến lượt Triệu Tông Tích cười gượng:
- Lần này quan gia để cho ta xuôi xuống phía nam, thật sự là cầu còn không được.
Dừng một chút lại hỏi:
- Ngươi còn chưa nói cho ta biết, mảnh đất này chuẩn bị để làm gì đấy.
- Xây dựng một học viện phiên dịch.
Trần Khác nói xong rồi sai người mở cửa chính, hai người cùng nhau tiến vào bãi cỏ dại trong viện:
- Sau khi xây xong, nơi này sẽ tập trung thống nhất một thể phiên dịch, lưu giữ và dạy học làm một, gọi là Đại Tống Trí Tuệ Quán!
- Ngươi cho ta quyển sách kia, những lúc rỗi rãi ta đem ra đọc tới đọc lui bảy lần.
Triệu Tông Tích nghe vậy cảm khái nói:
- Không thể ngờ được, phương Tây cũng có những nhà hiền triết như thế, không hề thua kém bách gia chư tử của Đại Tống chút nào.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu nói:
- Từ sau khi Đổng Trọng Thư trục xuất bách gia, độc tôn Nho giáo thì Đại Tống đã không còn tiếp tục sinh ra thánh hiền nữa. Sau khi Hán nho suy vi, đám học giả vẫn luôn tìm kiếm một loại tư tưởng tín ngưỡng có thể đại biểu cho cộng đồng quốc gia này. Sự hỗn loạn và sụp đổ của xã hội bắt nguồn từ việc thiếu thốn tín ngưỡng, trong khi Phật giáo cũng không thể đảm đương được nhiệm vụ này, đến cuối cùng vẫn phải quay về với Nho gia, lấy lực lượng của người thời nay mà nghiên cứu học vấn tiên nho. Một lần nữa vì dân chúng Đại Tống tìm được một tín ngưỡng tích cực và chính xác. Đây là cơ sở để phục hưng Đại Tống chúng ta, nếu không có niềm tin tuyệt đối, bất luận đại nghiệp cải cách gì thì cũng chỉ có con đường thất bại mà thôi.
Triệu Tông Tích cẩn thận nhai nuốt những lời của Trần Khác vừa nói, y vẫn luôn muốn biết, tên tiểu tử này hao tổn hết gia tài để làm cái gọi là “Dịch thư vận động” gì đó, rốt cuộc ý đồ là gì.
Lại nghe Trần Khác nói tiếp:
- Trên thực tế thì thời Thái tổ đã rõ ràng nhận thức được điểm này. Trải qua nhiều đời tiên nho bạc đầu, dốc hết tâm huyết, tìm kiếm hết gần trăm năm nhưng cũng không tìm được đáp án. Ta nghĩ, nếu như tại Hắc Y Đại Thực* có một bảo tàng trí tuệ vô cùng vô tận như vậy thì tại sao lại không đem về đây cho chúng ta sử dụng? Có câu “đá trong núi của người cũng có thể có ngọc”, nói không chừng có thể khai mở ý tưởng gì đó cho đám sĩ phu.
*: Vương triều Abbasid là một vương triều của để quốc Khalifgh - đạo Islam, là một vương triều thế tập thứ hai chính trị giáo phái hợp nhất của đế quốc Ả Rập, do cờ hiệu của vương triều Abbasid màu đen, nên trong sử sách Trung Quốc gọi vương triều này là “Hắc Y Đại Thực”.
- Lui vạn bước mà nói, cho dù không có được ý tưởng gì thì cũng có thể mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt cho người Đại Tống chúng ta. Học được những tri thức mới này có thể khiến cho mọi người thoát khỏi lề thói suy nghĩ cũ.
Trần Khác hạ giọng nói:
- Cũng là tốt tạo điều kiện cải cách cho ngươi sau này.
- Thì ra là thế.
Triệu Tông Tích không khỏi tán thán nói:
- Chỉ cần dựa vào Trí Tuệ Quán này thôi thì ngươi cũng có thể ghi tên vào sử sách rồi.
- Ai mà biết được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Cây trí tuệ quá yếu ớt, nhất là thời kỳ còn non yếu, nếu không có lực lượng mạnh mẽ bảo hộ thì không cách nào trở thành đại thụ che trời, che đất được!
- Vậy hãy để con cháu chúng ta, đời đời kiếp kiếp bảo vệ nó đi!
Triệu Tông Tích trầm giọng nói…
Hai người cầm tấm bản đồ mà Thôi Bạch Sở vẽ, đi một vòng quanh khu vườn hoang, sau đó ngồi xuống một tảng đá lớn uống nước nói chuyện.
- Lần này Hoàng thượng triệu ngươi về, xác định là cần làm chuyện gì chưa?
Trần Khác uống một ngụm rượu nói.
- Đã diện thánh rồi, người lệnh cho ta giám quân Quảng Tây.
- Thì ra thế.
Trần Khác cười nói
- Đây là một chuyện tốt.
- Tốt chỗ nào?
- Để cho ngươi biến khỏi tầm mắt người khác.
- Tức là sao?
- Bởi vì quân Đông Xuyên là do một tay ta gây nên.
Trần Khác cười nhạt nói.
- Ngươi nói là?
Hai mắt Triệu Tông Tích sáng lên.
- Có lẽ Hoàng thượng chỉ muốn đảm bảo sẽ không xảy ra sự cố…
Trần Khác lắc lắc đầu nói:
- Nhưng tóm lại là chuyện tốt.
- Đúng vậy
Triệu Tông Tích gật gật đầu, sắc mặt lo lắng nói:
- So với việc tranh chấp từng tí một với Triệu Tông Thực ở công trình trị thủy, lộn cả ngày với gã, thà rằng xuôi Nam thì hơn. Chỉ có điều, không có ta gây áp lực tiến độ, bọn họ vì muốn thể hiện bản lĩnh sẽ sớm nối liền với nhau.
- Ván đã đóng thuyền, chúng ta ai cũng không thể thay đổi được.
Trần Khác thở dài nói:
- Cố gắng hết sức giảm bớt tai họa đi.
- Việc này cũng không cần quá lo lắng. Dân chúng ở Hà Bắc lộ bị nước lũ làm cho ngập lụt sợ rồi, vừa nghe thấy có gió thổi cỏ lay sẽ chạy trốn về phía Bắc.
- Vương Nguyên Trạch thấy thế nào?
Trần Khác hỏi.
- Y sao….
Triệu Tông Tích ngập ngừng một chút mới nói:
- Để cho ta yên tĩnh theo dõi kỳ biến.
- Tuy nói như vậy có hơi thiếu nhân tính một chút
Trần Khác chậm rãi gật đầu nói:
- Nhưng quả thật như thế.
- Y còn có một kế sách cho ta, chuẩn bị lần sau diện thánh sẽ trình lên Quan gia.
- Kế sách gì?
- Về việc dụng binh với người Ấp La. Để Tôn Miện suất lĩnh binh lính Tây Bình Châu, ta sẽ làm thủy soái dẫn binh từ bờ biển đổ bộ lên, bất ngờ đánh vào Kinh thành, lo gì người Ấp La tức giận?
Triệu Tông Tích hơi kích động nói.
- Cái gì?
Trần Khác giật mình
- Hải lục giáp công?
- Đúng
Triệu Tông Tich gật đầu
- Mặc dù hơi mạo hiểm, nhưng nếu thành, đó sẽ là một kỳ công!
Trần Khác trầm ngâm, thật lâu sau mới ngẩng đầu lên:
- Không ổn!
- Có gì không ổn?
- Có ba điều không ổn. Thứ nhất, Ấp La dân chúng tới gần một trăm ngàn người, nếu ngươi lãnh quân xâm nhập vào đó, chỉ sợ chưa kịp giao chiến quân số đã giảm hai ba phần mười.
Trần Khác trầm giọng phân tích:
- Bởi vậy, ngoại trừ thời Hán Vũ Đường Tông thực lực quốc gia cực thịnh, Ấp La cũng đều ngoài tầm với của Trung Nguyên. Hiện giờ tinh lực quan binh Đại Tống đều uể oải không vượng, sao có thể phạm vào ý chí tuy xa tất giết của người Trung Hoa ta chứ? Nếu ngươi tùy tiện xuất binh tấn công, chỉ sợ dữ nhiều lành ít.
- Ừ.. .
Triệu Tông Tích đanh mặt lại, tuy Vương Bàng mưu kế đa đoan, nhưng y đồng ý tin Trần Khác hơn. Huống chi Trần Khác còn ở lại Quảng Tây hai năm, đương nhiên hiểu rõ tình hình ở đó.
- Thứ hai, cho dù ngươi đánh bại Ấp La, cũng không có ý nghĩa gì quá lớn.
Trần Khác cười khổ nói:
- Không tin, ngươi xem, phản ứng của triều đình sau khi Đại Lý quy thuận đi. Tuy lúc ấy quân thần rất kích động, nhưng sự kích động qua đi rất nhanh. Bởi vì Đại Lý quá xa, cũng không uy hiếp được Trung Nguyên. Đối với chính quyền trung ương mà nói, ngoại trừ việc khoe võ công thì không có tác dụng gì khác, ngược lại còn là một gánh nặng rất lớn. Cho nên năm đó Triệu Khuông Dẫn mới dừng lại ở đất Thục không xuôi nam nữa.
Nếu không có mỏ đồng liên tục sản xuất ra, chỉ e là quân thần Đại Tống đều không đồng ý tiếp tục đóng quân ở Đại Lý.
- Tuy Ấp La cũng có mỏ đồng, nhưng triều đình đã có Đại Lý rồi…
Trần Khác giải thích cho Triệu Tông Tích nói:
- Cho nên cho dù có được Ấp La cũng không tăng thêm mấy điểm cho ngươi, hơn nữa chỉ sợ còn để lại ấn tượng cho Hoàng thượng và các vị Tướng công rằng ngươi cực kỳ hiếu chiến.
Dừng một lát mới nói:
- Ai còn dám gửi gắm giang sơn cho ngươi?
Sắc mặt Triệu Tông Tích trở nên khó coi.
- Còn có điều thứ ba. Nếu chẳng may thất bại, mọi thứ của ngươi chấm dứt rồi. Bây giờ còn chưa tới mức có thể buông tay đánh cược một trận!
- Suýt nữa vì Vương Nguyên Trạch mà sai lầm rồi.
Đợi Trần Khác nói xong, Triệu Tông Tích dậm chân nói:
- Ta nên làm sao cho phải?
- Hiện giờ tài chính triều đình khó khăn, Tây Nam cũng không phải trọng điểm.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Cho nên việc này đã định trước, cái giá cho chi phí giải quyết vấn đề càng nhỏ, ngươi càng được Hoàng thượng và các Tướng công xem trọng.
- Không sai.
Triệu Tông Tích gật đầu nói:
- Làm sao chỉ ta đi.
- Về vấn đề quân sự, ngươi nghe Tôn Miện là được. Y nhiều năm đánh trận ở Quảng Tây, cho dù không thắng cũng không bị thua quá thảm.
Trần Khác nói:
- Ta chỉ có một đề nghị, chính là Ấp La kỳ thực chỉ là một nước nhỏ, nhưng nhiều lần dám phạm biên giới đơn giản là vì dựa vào việc triều đình coi Ung Châu là phòng tuyến sau cùng, địa khu phía nam liền mặc kệ không hỏi đến, các bộ tộc sống tại đó không được triều đình che chở, mới không chống lại được sự xâm nhập của người Ấp La, thậm chí còn cấu kết với bọn họ.
Triệu Tông Tích gật gật đầu, tập trung nghe hắn nói tiếp.
- Sau khi ngươi tới Ung Châu nên nghĩ cách triệu tập lại thủ lĩnh của bốn mươi năm bộ tộc ở đó, cùng đến Ung Châu bàn đại sự.
Trần Khác trầm giọng:
- Ví dụ như mời triều đình thiết lập tướng tá, lại đúc con dấu cấp cho những người này, miễn trừ các loại thuế má, nhưng giá phải trả là các bộ lạc này phải phái ra những tráng đinh, lập thành quân Tây Bình Châu, chống lại sự tấn công của người Ấp La. Chỉ cần có thể khiến những bộ lạc này đoàn kết lại, người Ấp La sẽ không còn thuận lợi xâm nhập, chỉ có thể lui về.
- Nếu như có thể liên hợp bọn họ lại cùng nhau, đương nhiên là đại cát.
Triệu Tông Tích suy nghĩ một chút, do dự nói:
- Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế, chỉ sợ đã sớm có người làm rồi.
- Đúng.
Bọn họ không có điều kiện này, nhưng ngươi có.
Trần Khác chỉ ngón tay về phía thị vệ đầu trọc đứng đằng xa nói:
- Trong đám quân Đông Xuyên có cả con cháu các bộ lạc, họ đã trở thành đồng đội bao nhiêu năm, đương nhiên thân mật khăng khít… Nếu ngươi để cho một bộ phận vẫn giữ được đãi ngộ quân tịch quay về bộ lạc của mình thuyết phục trưởng bối của nhà đó, sau đó do bọn họ tự lập thành đội hộ vệ của bộ tộc mình, hẳn là không khó để kết nối họ thành một sợi dây.
- Hóa ra ngươi lập nên quân Đông Xuyên còn có tác dụng như vậy!
Triệu Tông Tích không khỏi thán phục nói:
- Khẳng định như vậy sẽ không có vấn đề.
- Mấy thị vệ của ta đều xuất thân từ quân Đông Xuyên.
Trần Khác cười nói:
- Ta cho ngươi mười người, để họ giúp ngươi kết nối toàn quân.
- Thật tốt quá!
Nỗi lo lắng của Triệu Tông Tích chớp mắt biến mất, cười lớn nói:
- Như thế lo gì đại sự không thành…
Vài ngày sau, Triệu Tông Tích xuôi về phía nam tới Quảng Tây, rời thành Biện Kinh. Tới khi nhận được thư của y thì đã vào thu rồi.
Lúc này, trận đấu tranh giải mùa thu đã bắt đầu, sáu mươi bốn đội bóng tinh anh từng đôi chém giết, một trận đấu loại trực tiếp, đội bóng càng mạnh, trận đấu càng kích thích, càng kích động lòng người, hấp dẫn dân chúng Biện Kinh.
Năm dặm ngoài Nam Huân Môn, sừng sững một sân bóng nhìn như một con quái vật lớn. Cho dù vì nguyên nhân phải đẩy nhanh tốc độ thi công, bên ngoài vẫn còn rất thô sơ, nhưng bên trong vẫn có thể chứa được hơn hai mươi nghìn người xem trận đấu, đương nhiên tạo ra một bầu không khí không gì sánh kịp.
Mỗi lần đổi trận đấu, tổ ủy hội đều chọn một tiêu điểm chiến đặt ở giữa sân bóng. Bởi vì quá nhiều người muốn vào xem, các uy viên chỉ có thể áp dụng phương thức bán vé, để cho người ta mua vé vào xem. Nhưng trận đấu vẫn chật ních người xem, thu nhập cũng vô cùng khả quan.
Trong sân bóng còn xây một khu khách quý có thể chứa mấy trăm người, giá vé cao hơn vé thường vài chục lần, những vẫn rất khó có được một tấm vé vào. Trần Khác đã sớm nhìn thấu lòng người có tiền, biết những người này không phải không quan tâm đến tiền, nhưng có thể phong quang trước mặt người khác, thể hiện ra mình cao hơn người ta một cái đầu, thì đều sẵn sàng bỏ ra số tiền này.
Căn cứ theo tính toán của kế toán viên cao cấp người Do Thái, nếu có thể xây sân bóng đủ lớn, tiền thu vé vào cửa và những thương phẩm bán tại chỗ có thể bù tất cả chi tiêu.
Bên này trận bóng đang diễn ra hừng hực khí thế, bên kia lại diễn ra Kinh Diên mùa thu.
Giảng quan Kinh Diên năm nay có Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng và Trần Khác… Cùng ba vị trong Đường Tống Bát Đại Gia giảng kinh khiến cho Trần Khác cũng cảm thấy áp lực như bị núi lớn đè nặng.
Thực ra hắn cũng không cần tự xem nhẹ mình, bởi vì một quyển “Thượng thư ngụy kinh khảo” đã định địa vị kinh học đại gia của hắn. Sĩ tử đến nhà thỉnh giáo hoặc khiêu chiến nối dài không dứt, thậm chí một số người phải bái hắn làm thầy. Chỉ có điều Trần Khác bận quá, không có thời gian nói chuyện nhiều hơn với họ.
Năm ngoái, hắn dựa vào một Luận Ngụy mà nổi tiếng, năm nay tất cả mọi người đều muốn biết hắn chuẩn bị nã pháo vào cuốn kinh điển nào. Nhưng Trần Khác năm nay không phá rối nữa, hắn rút ra hai quyển trong “Tiểu đới lễ ký” là “Trung dung” “Đại học”, đặt ngang với “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, gọi là “tứ thư”. Kinh Diên năm nay sẽ giảng về vấn đề này.
Những ai xem qua cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo” đều biết hắn tôn sùng “Trung dung” và “Đại học”, bây giờ đặt song song với “Luận ngữ” và “Mạnh tử” gọi là “Tứ thư”, Triệu Trinh hỏi:
- Vì sao phải giảng lại Tứ thư từ trong “Thập tam kinh”?
- “Thập tam kinh” hỗn loạn vô cùng, có cả lễ nghi, có cả sử thư, có thơ ca, có bói toán. Cố nhiên đều là tinh thần của các bậc hiền triết, nhưng đối với sĩ tử mà nói, muốn từ trong thơ ca, hoặc sách sử mà cảm ngộ ra đạo của thánh nhân thật sự vừa khó khăn vừa mơ hồ. Sự hỗn loạn của các kinh điển chỉ e đó chính là nguyên nhân Tống Nho chúng ta đến ngày nay vẫn không thể miêu tả đầy đủ và chính xác cái đạo của bậc thánh nhân.
- Cho nên vi thần dùng thời gian nhiều năm, tìm ra tứ thư này từ trong “Thập tam kinh” chuyên giảng về tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Trước hết sĩ tử chuyên tâm nghiên cứu “Tứ thư”, đợi tới khi hiểu hết đạo thánh nhân, sẽ đọc các sách khác, đương nhiên sẽ tự hiểu, không sợ hiểu lầm.
- Ồ, khá thú vị.
Triệu Trinh cười nhìn chúng thần nói:
- Chúng ta nghe hắn nói thử, xem thánh nhân tu tề trị bình thế nào.
Các đại thần đều gật gật đầu.
Thế là Trần Khác bắt đầu giảng “Trung dung”, nói:
- Không lệch gọi là “trung”, không đổi là “dung”. “Trung” là chính đạo khắp thiên hạ, “Dung” là đặc tính của trời đất.
Trần Khác không phải người đầu tiên cường điệu “trung dung”, thực ra Nhị Trình, Đô Ngận đều rất sùng hai bộ này, chỉ có điều, hai người còn chưa ngộ ra được thành quả thì đã bị hắn nhanh chân tước mất.
Trong “trung dung” quả thật còn bao hàm phương pháp luận tu hành của Nho gia, cái này gọi là đạo trung dung, không phải là “Trung lập, bình thường” như lý giải phổ biến của người hiện đại ngày nay. Mà nó giới thiệu phương pháp tu dưỡng nhân tính của Nho gia – về thông thái, tra vấn, suy nghĩ, phẩm hạnh thuần hậu.
Cũng bao gồm cả quy phạm ăn ở của Nho gia – đạo quân thần, đạo phụ tử, đạo phu phụ, đạo huynh đệ, đạo bằng hữu tri giao và trí, nhân, dũng.
Sách này theo đuổi cảnh giới tu dưỡng cao nhất là cái đức thành tâm thành ý.
Lời thánh nhân trong “Tứ thư” đều là lời ít ý nhiều. Một tầng ý nghĩa khác của nó, chính là lượng thông tin quá ít, cho nên không thể nắm được chân ý một cách chính xác.
Nhất là giảng về “Trung dung”, “Đại học” của tư tưởng quan, thế giới quan, thiện ác quan, phương pháp luận Nho gia, lại càng huyền diệu khó giải thích.
Ví dụ như trong câu đầu tiên của “Trung dung”: “Thiên mệnh là tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo”. Nếu đối với người có học vấn thấp kém đọc sẽ không hiểu gì, đối với người học vấn sâu hơn thì lại có những cách lý giải của riêng mình, hơn nữa cũng không giống nhau.
Tuy có Kinh điển của Thánh nhân trước mặt, mọi người vẫn không có cách nào nắm chắc tư tưởng triết học của Nho gia, nên cần phải có người đến chú giải và biên dịch kinh điển, làm cầu nối giữa thánh nhân và phàm nhân. Chu Hi định “Tứ thư”, làm “Chương cú tập chú”, chính là làm việc như thế.
Chu Hi dùng cái này lập nên một hệ tư tưởng vừa chi tiết mà đầy đủ, cuối cùng cũng hoàn thành tâm nguyện Tống Nho. Triết học Nho gia cuối cùng cũng lên đến đỉnh cao, trở thành tư tưởng chung nhất của cộng đồng người đọc sách, theo đó trở thành ý thức của cả quốc gia, thay đổi người Trung Quốc từ trong xương cốt.
Xét theo điểm này mà nói, Chu Tử quả thật rất giỏi.
Trần Khác đối với việc giải thích “Tứ thư” là hoàn toàn phỏng theo thể lệ của Chu Tử, thậm chí nội dung cũng căn cứ theo “Tứ Thư” của Chu Tử làm chủ thể. Nhưng về phương diện thế giới quan căn bản nhất thì ngược lại hắn có động chút tay chân.
Bởi vì bộ sách đó của Chu Tử vốn tốt vô cùng, chỉ có điều xét về thế giới quan có hơi rủi ro. Có thế giới quan như thế nào thì sẽ có phương pháp luận như thế, cho nên càng về sau, tư tưởng Nho gia đã trở thành kẻ đầu tiên giam cầm tư tưởng, ngăn cản khoa học phát triển.
Trong thế giới quan, lý học Trình Chu cho rằng Thái Cực là căn bản và bản thể của vũ trụ. Thái Cực không phải là một vật, tức là âm dương mà ở trong âm dương, là ngũ hành nhưng lại ở trong ngũ hành, là vạn vận mà lại ở trong vạn vật, chỉ là một cái lý mà thôi.
Trong nhận thức của Chu Hi, Thái Cực là căn cơ và đầu mối then chốt của vạn vật thiên hạ, là tinh thần thực thể quyết định và sinh ra hết thảy cũng chính là cái gọi là “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh vạn vật. Tất cả mọi thứ trong thế giới đều sinh ra từ Thái Cực.
Như vậy thì nên nhận thức Thái Cực này thế nào? Chu Hi nói “Thái Cực chỉ là trong một chữ lý” – khi người thông lý liền hiểu Thái Cực, tự nhiên biết rõ thiên hạ vạn vật vạn sự, ý chí khoan dung, không quan tâm hơn thua, không sợ không có, có thể tu thân, có thể tề gia, có thể trị quốc, có thể bình thiên hạ!
Như vậy “Lý” này rốt cuộc là gì? Chu Tử nói… A, cái gì cũng nói thẳng cho ngươi ấn tượng sẽ không sâu, tác dụng không lớn. Ngươi cần tự mình hỏi, tự mình suy nghĩ.
Được rồi, thế thì nhận thức “Lý” này thế nào?
Lần này Chu Tử sẽ nói cho ngươi biết, nhất định phải “Cách vật cùng lý”!
“Cách vật trí tri” chính là cơ sở căn bản trong “Đại học” Nho gia.
Thời Tiền Tần, câu nói “Cách vật trí tri” này đại khái cũng không phải thứ ngôn ngự huyền bí, đặc biệt sâu sắc, cho nên không cần giải thích!
Nhưng đến thời Đại Hán, bởi vì nhiều nguyên nhân như văn hóa bị đứt gãy cho nên những giải thích về nó của mọi người lại xuất hiện vấn đề rất lớn, bởi vậy dẫn đến phương pháp luận cũng sai rất nhiều.
Chu Hi giải thích “Cách” nghĩa là tìm hiểu đến tận cùng. Cho nên phương pháp luận của Chu Tử học chính là “cùng lý”.
Vậy thế nào là “Cùng lý”? Chu Tử nói, chính là đọc nhiều sách luận, áp dụng vào cuộc sống. Đương nhiên căn bản nhất vẫn là đọc sách, nhưng là đọc sách gì? Kinh điển Nho gia. Bởi vì Nho gia xem Khổng Mạnh là người giữ đạo, hoặc có thể nói Khổng Mạnh chính là đạo. Điều mà họ theo đuổi chính là “Đạo Khổng Mạnh”.
Cho nên, “Cách vật cùng lý” trong lý học, nói trắng ra là, đọc nhiều sách thánh hiền, thể ngộ cái gọi là đạo của bậc thánh hiền.
Nếu chỉ vẻn vẹn là tu thân tề gia thì cũng không sao, bởi vì thánh nhân vẫn là người thầy muôn đời, cứ học theo khẳng định là đúng. Nhưng Nho gia là nhập thế còn muốn trị quốc bình thiên hạ, cần phải giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống, ví dụ như tài lực quốc gia khô kiệt, như trị thủy Hoàng Hà, như làm thế nào để ứng đối với kẻ thù bên ngoài.
Đến đây thì xảy ra chuyện rồi. Hậu nhân ai cũng biết, mỗi một vấn đề đều phải phân tích cụ thể, tìm biện pháp giải quyết từ trong hiện thực.
Hơn nữa, nhiều khi vấn đề còn phát sinh theo sự tiến bộ của thời đại. Vậy nên biện pháp giải quyết vấn đề cũng như vậy, cũng nhất định phải không ngừng đổi mới. Ví dụ như thời Xuân Thu, vẫn là nước nhỏ của chế độ tỉnh điền, quan hệ sản xuất hoàn toàn khác với đời sau. Vào thời điểm đó, cách nhìn của thánh nhân đối với những vấn đề cụ thể, đặt trong hoàn cảnh Đại Tống triều xem như đã quá hạn rồi.
Huống chi, thời Xuân Thu, bộ sách kia của Khổng Tử đã được chứng minh là không thể thực hiện được. Đem một cuốn sách đã không thực hiện được ở thời Xuân Thu, mà đặt trong ngàn năm sau, chẳng lẽ có thể đả thông được sao?
Sai lầm của Lý Học Trình Chu chính ở chỗ này. Bọn họ thiếu mất thực tế, không nhìn vào thực tế mà tìm cách giải quyết vấn đề, mà căn cứ theo sách của cổ nhân để tìm cách giải thích, tìm đáp án. Chuyện gì cũng phải xem lại tiên hiền cổ đại đã giải quyết thế nào, sau đó rập khuôn theo là được.
Điều này hiển nhiên là không thể thực hiện được.
Chu Hi sa vào vòng luẩn quẩn này cũng không có gì đáng trách, bởi vì chung quy ông cũng không phải thánh nhân đích thực như Khổng Tử, Aristole, chỉ có thể coi là thánh nhân của đại học vấn thôi.
Ông không cách nào mở ra thế giới quan chính xác, nên đương nhiên cũng không phát triển được một phương pháp luận chính xác. Thế giới quan của ông thực ra tới từ Chu Đôn Di, mà “Thái Cực đồ” căn cơ lý luận của Chu Đôn Di có nguồn gốc từ “Vô Cực đồ” của Trần Đoàn lão tổ, từ đó mà khơi lên được ngọn nguồn của lý học: cảm ứng thiên nhân, cách vật trí tri, tồn thiên lý, diệt nhân dục.
Mà “Thái Cực” huyền diệu khó giải thích, căn bản không thể nhận thức được, cho nên ông nghiên cứu tới nghiên cứu lui, cũng tìm không ra “Lý” này ở đâu. Cuối cùng chỉ có thể mượn phương pháp tu hành kia của Phật gia. Bởi vậy lý học thực ra là hỗn tạp giữa Phật đạo và chủ nghĩa thực dụng của Nho học. Điều này định trước nó sẽ nhiễm chủ nghĩa tiêu cực của Phật đạo, cuối cùng trở thành một loại giam cầm… Việc Trần Khác phải làm là dựng một thế giới quan và phương pháp luận khác!
Trở lại câu đầu trong “Trung dung”: Thiên mệnh chi vị tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo.
Trần Khác giải thích:
- Lý tính là thiên tính của nhân loại, thông qua suy nghĩ của lý tính có thể ngộ đạo, thánh nhân dùng cách này để tìm ra con đường giáo hóa vạn dân.
Hắn giải thích “Thiên mệnh” là “Đạo”. Đạo chính là chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan. Hắn nói cả thế giới chính là vận hành trong chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan đó. Chân lý và quy luật giấu dưới biểu tượng và sự kiện, quy định sự phát triển của một việc và biểu tượng. Cho nên nhận thức được chân lý và quy luật là có thể đoán được sự biến hóa của sự vật; nắm chắc phương pháp chính xác, là cái gọi là “Minh tâm kiến tính” sau đó có thể tu tề trị bình!
Chân lý và quy luật là những thứ có thể nhận thức. Tu đạo, chính là quá trình nhận thức chân lý và quy luật. Mà phương pháp tu đạo gọi là “Truy nguyên” (Cách vật)
Đối với “Cách vật” (truy nguyên), thuyết pháp của Trần Khác về cơ bản giống với Chu Hi. Hắn nói:
- Biết là ở mình, lý là ở vật.. Nối liền vật với ta gọi là “Cách vật trí tri”.
Bọn họ cùng giảng “Cách” là tới, là tận, Chí: là tìm tới cái lý tận cùng của sự vật. Cũng giảng “Vật” là sự, phạm vi của nó cực lớn, bao gồm hết thảy hiện tượng tự nhiên và xã hội, cũng bao gồm cả hiện tượng tâm lý và quy phạm hành vi đạo đức.
Tư Mã Quang trả lời:
- Hơn nữa, Trần Trọng Phương hướng đến sự sang trọng, nghe đâu đã xuất ra một nửa…
- Tiểu tử này nhiều rận không sợ ngứa à, hắn không sợ các Ngự sử buộc tội hắn tụ tập dân chúng, bụng dạ khó lường sao?
Triệu Trinh nửa cười nửa không nói.
Tư Mã Quang nhìn vẻ mặt Hoàng đế, biết ông ta chỉ nói đùa, liền hạ giọng nói:
- Hắn chính là ỷ vào sự nhân hậu của quan gia nên mới dám tùy tiện làm càn. Nghe nói hắn còn muốn xây dựng “Trí Tuệ Viện” gì đó tại Thập Tam Hành Phố, thật sự khiến người khác không biết nên nói gì cho phải.
- Ngày phải qua đi, con gái phải lấy chồng, mặc kệ hắn đi…
Triệu Trinh nhẹ giọng cảm thán nói:
- Tuổi trẻ thật tốt a…
Dưới sự hấp dẫn của món tiền thưởng khổng lồ, mấy trăm hội đá cầu lớn nhỏ trong thành Biện Kinh đua nhau tổ chức ra đội bóng của mình, sắn tay chuẩn bị dự thi. Mặc dù bọn họ đều có chút xem thường hình thức thi đấu “lỗ mãng” này, nhưng ai cũng sẽ không bỏ qua món tiền thưởng được.
Sau khi đá vài trận đầu, mọi người liền phát hiện hình thức thi đấu này so với thể thức đá cầu của Tống triều càng thêm kịch liệt. Cũng có hồi hộp lo lắng, cũng có kích thích nhiệt huyết người xem. Lại được tổ chức dưới hình thức mùa giải, càng làm tăng thêm tính cạnh tranh, cũng khiến cho đội bóng cùng cầu thủ ngôi sao đi vào lòng người, khiến cảm xúc người xem cũng thay đổi cùng với cảm xúc của đội bóng mà họ ủng hộ. Thắng thì vui vẻ kích động, bại thì buồn bã uể oải, còn có niềm vui bất ngờ khi đội nhà lấy yếu thắng mạnh, nói chung là rất nhiều cung bậc cảm xúc.
Đương nhiên, sức nóng trong trận đấu cũng không kém phần sôi sục so với những trận đánh bạc. Bởi vì liên quan đến thắng thua của bản thân nên những đội mạnh rất nhanh chóng tụ tập một lượng rất lớn người ủng hộ. Khi những đội này thi đấu người xem có khi lên tới mấy ngàn, vây quanh sân bóng chật như nêm cối… Đây là vì hiện tại không có sân bóng chuyên nghiệp nên không thể chứa được nhiều khán giả.
Cũng không phải Trần Khác tiếc rẻ gì việc xây dựng sân bóng, nhưng thật sự là bộ dạng của sân bóng quá giống một tòa thành, hắn không muốn bị chụp mũ là có mưu đồ gây rối.
Mặc dù vậy nhưng người xem vẫn tập trung tinh thần, hò hét cổ vũ, la ó chửi bới, khiến cho trận đấu náo nhiệt không kém chút nào so với sau này.
Về phần tổ chức thi đấu thì lại không cần Trần Khác đặc biệt quan tâm. Người triều Tống rất biết cách vui chơi, có rất nhiều loại hình vui chơi giải trí, chỉ cần hắn cung cấp chương trình thì ngay lập tức bọn họ biết nên làm thế nào, cơ bản không lộn xộn thậm chí là hỗn loạn như trong tưởng tượng của hắn, cũng không rõ là người triều Tống rất nghe lời hay là rất có tố chất…
Không chỉ kích thích trong từng trận đấu, mà sau khi thi đấu còn có cách “lấy tin và biên tập” một cách rất chuyên nghiệp, sau đó dùng hình thức Bình Thư (kể chuyện dùng khăn, quạt phụ trợ) tổng hợp lại tình hình thi đấu trong ngày hôm đó, bình chọn đội bóng hay nhất, cầu thủ chơi tốt nhất, pha bóng đẹp nhất… rồi viết thành một bài bình luận trên tờ “Cầu báo”. Sáng sớm ngày hôm sau đã có thể in thành báo rồi chuyển đến khắp nơi trong kinh thành. Đám người nhàn rỗi được thuê để tuyên truyền nhằm giúp những người không có điều kiện xem trực tiếp thấy đỡ thèm, cho dù hôm qua không được xem trực tiếp thì cũng có thể thông qua phương thức này mà hiểu rõ trận đấu.
Phần lớn mọi người đều không ý thức được đây là chuyện to tát tới mức nào, nhưng những ông chủ của thư xã trong thành Biện Kinh ngược lại bị kinh ngạc tới mức trợn mắt há mồm. Phải biết rằng, nếu dùng thợ thủ công lành nghề để in ra một ấn phẩm mấy chục ngàn chữ như vậy thì cũng phải tốn thời gian hơn mười ngày. Nhưng tờ báo này lại biên soạn và in ấn trong cùng một ngày, sáng sớm hôm sau là có thể đem bán rồi.
Bọn họ rất muốn biết, đây rốt cuộc là làm như thế nào? Nếu không thể làm rõ điểm này, bọn họ chỉ sợ phải đóng cửa ngừng kinh doanh.
Bất kể như thế nào thì dưới sự thôi thúc không ngừng, giải thi đấu bóng đá Biện Kinh cũng thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí còn làm cho những giải đấu khác không thể tiến hành, bởi vì tất cả mọi người đều chạy đi xem thi đấu bóng đá rồi. Tại những sân bóng tập trung bên ngoài thành, người người tấp nập cả ngày, còn náo nhiệt hơn so với Đại Tướng Quốc Tự
Các thương nhân lập tức ngửi được mùi lợi nhuận, thế nên trong phạm vi sân bóng liền dựng lên rất nhiều quán rượu, quán cơm, cửa hàng thuốc, cửa hàng bóng, kinh doanh tự nhiên vô cùng sầm uất. Nghe nói sau khi vào hạ, tại các sân bóng lớn thì mỗi ngày lượng nước ô mai bán ra còn nhiều hơn so với lượng bán được trong thành…
Mãi cho đến cuối tháng năm, hơn bảy trăm đội bóng cuối cùng cũng chia nhóm đấu loại xong, chọn ra được sáu mươi bốn đội mạnh nhất.
Sau khi nghỉ ngơi hai tháng thì tới tháng tám lại bắt đầu tiếp tục tranh tài…
Mà ủy ban tổ chức giải cuối cùng cũng lấy được phê chuẩn, có thể xây dựng sân bóng cách thành năm dặm, tất nhiên là phải thừa lúc nghỉ hè, lập tức tập trung thợ thủ công, thi công nhanh chóng.
Trong khi hơn một ngàn hai trăm võ sinh mới tuyển của Võ Học Viện Hoàng gia vào mùa xuân, lại được phân thành mười hai doanh tập sự, dưới sự dẫn dắt của quân sự giáo quan, tiến hành giáo dục huấn luyện cực kỳ hà khắc.
Môn học sắp xếp theo từng ngày là, huấn luyện đội ngũ, rèn luyện thể năng, sau đó lại tiếp tục huấn luyện đội ngũ, rèn luyện thể năng rồi lại huấn luyện đội ngũ rèn luyện thể năng. Đội ngũ và thể năng là môn học mỗi ngày phải thực hiện ba lần, mỗi ngày nếu không khiến người ta gục ngã thì tuyệt không bỏ qua.
Trong đám võ sinh mới có một phần ba là những công tử nhà có tiền có thế. Bọn công tử này vốn tưởng rằng đến Võ Học Viện chỉ là để giành lấy công danh, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Nhưng vừa vào học thì ngay lập tức phát hiện mình đã hoàn toàn sai lầm. Hiệu trưởng và giáo viên nơi này căn bản không phải là người, vừa tiến vào cửa đã bắt bọn họ học thuộc lòng khẩu hiệu, nội quy của trường.
Nhưng khẩu hiệu của trường thật ra lại rất ngắn, chỉ có tám chữ “Trung thành, vinh dự, kỷ luật, hy sinh”. Trong khi nội quy của trường lại có mười tám điều khoản rất dài, dưới mỗi một điều khoản lại có các quy tắc chi tiết, bảo đảm cho ngươi không thể lách luật.
Sau đó Viện phán đại nhân nói cho bọn họ biết, trong trường học, nhất định phải tuân thủ mười tám điều nội quy, nếu phạm phải tất sẽ bị phạt không chút lưu tình. Nếu ai không đồng ý tuân thủ thì có thể rời khỏi trường học bất cứ lúc nào, tuyệt đối sẽ không ngăn cản, nhưng cả đời sẽ không được bước vào cổng trường một lần nữa.
Ban đầu, đám công tử đó cũng không thèm để ý, trong nhận thức của bọn họ thì quy củ từ trước tới nay đều chỉ dùng để trói buộc đám người hạ đẳng mà thôi, đối với những người thượng đẳng như bọn họ mà nói, thì điều này chỉ giống như vật trang trí. Cho dù có gặp phải một hai tên lưu manh thì cũng có cách gây áp lực chúng từ nơi khác, thậm chí trực tiếp cách ly.
Nhưng mà bọn họ đã tính sai, sau khi khai giảng không đến nửa tháng, Vương công công phụ trách kỷ luật đã xử phạt hơn bốn mươi người. Trong đó tuyệt đại đa số là con cháu của vương công phú hộ.
Trong căn phòng kia, sau khi Lý Duy Hiền bị Vương Công Chính cảnh cáo, cũng không dám nói hộ cho bọn họ nữa. Huống hồ gã cũng cảm thấy đám công tử này quả thật thiếu sự rèn luyện, để cho Trần Khác và Vương Công Chính dạy dỗ bọn họ một chút cũng tốt.
Không ít người chịu không nổi đã rời trường học, nhưng cũng càng có nhiều người kiên trì ở lại. Công tử có sự kiêu ngạo của công tử, bọn họ thấy những thứ dân kia có thể kiên trì được, nên cảm thấy chính mình nếu cứ vậy mà bỏ cuộc thì còn thua cả thứ dân hay sao?
Ban đầu là vì duy trì cảm giác ưu việt, bọn họ cắn răng kiên trì, nhận sự thao luyện của Trần Khác. Sau một khoảng thời gian huấn luyện cao độ, bọn họ cả ngày bị ép cạn sức lực, vừa về tới phòng liền lăn ra ngủ, mở mắt lại bắt đầu huấn luyện, căn bản là không có thời gian để tiếp tục suy xét.
Trong khi mục đích của việc rèn luyên đội ngũ chính là để nâng cao tính phục tùng của bọn họ. Khi tính phục tùng tăng lên, họ sẽ không cần phải nghĩ ngợi mà tin tưởng mỗi câu Trần Khác nói ra.
Dưới tình huống này, tư tưởng cá nhân của bọn họ không ngừng bị làm yếu đi, ý chí tập thể ngược lại không ngừng được tăng cường. Trần Khác mỗi ngày đều đọc những thứ như “Vinh dự, trung thành, kỷ luật, hy sinh”, nhưng những điều đó lại dần dần thay thế suy nghĩ vốn có của bọn họ, hoàn toàn thay đổi tâm linh bọn họ.
Nếu muốn chấn hưng quân lực của Đại Tống thì nhất định phải nâng cao tinh, khí, thần của quan binh. Nhớ năm đó trong thời kỳ đầu lập nước Đại Tống, lúc này người Hán vừa trải qua thời kỳ phục hưng là một dân tộc có niềm tin mạnh mẽ nhất trên mảnh đất này. Bọn họ nghe thấy chiến thì vui mừng, dũng cảm tiến tới, cho dù là người Khiết Đan có thực lực mạnh nhất lúc bấy giờ cũng đều bị đánh tới mức không có sức đánh trả lại.
Nhưng sau trăm năm thái bình, quan văn võ dốt nát, bẻ cong mọi thứ, văn tôn võ ty đã khiến quân đội Đại Tống nhanh chóng bị hủ bại thối nát, bọn quan binh tham sống sợ chết, tham tiền tham của, không còn một chút sức chiến đấu nào.
Quân đội là cái gương của dân tộc, phản ánh tính cách cộng đồng của toàn thể dân tộc. Sự sa sút của quân đội cũng là sự sa sút của cả dân tộc. Nếu muốn chấn hưng một dân tộc đang suy tàn thì trước tiên phải khiến quân đội của dân tộc đó tỉnh lại!
Trong giai đoạn lịch sử ban đầu là sỉ nhục của Tĩnh Khanh, là Nhị Đế bắc thú, là bị mất một nửa non sông, sắp trở thành vong quốc bị nô dịch, mới có thể khiến ý chí chiến đấu và nhiệt huyết của bọn họ sống lại, một lần nữa sôi sục sức chiến đấu hùng mạnh, đánh bại người Nữ Chân đang ở đỉnh cao, bảo vệ một nửa non sông…
Trần Khác không muốn tái hiện lại nỗi hổ thẹn Tĩnh Khanh, nên chỉ đành dùng biện pháp khác. Trước tiên là làm sống lại nhiệt huyết trong tâm can của từng người Hán, đây chính là mục đích mà hắn áp dụng quân kỷ nghiêm khắc cùng cách huấn luyện ma quỷ… Trần Khác biết, cách huấn luyện quỷ quái này của hắn, rất dễ khiến người khác không thể nói gì, hắn dùng phương pháp xử lý khiến các học sinh tâm phục khẩu phục đó là cùng huấn luyện chung với bọn họ. Tất cả các môn học Trần Khác đều hoàn thành trước nhất, mỗi ngày từ sáng tới tối, hắn đều ở ngay tại đó.
Bởi vậy, các giáo viên dạy võ thường hay nói một câu, đó là “Ngay cả một người đọc sách như Viện phán đại nhân cũng có thể hoàn thành các môn học, thì các ngươi là những người tự cho là mình giỏi võ không biết xấu hổ hay sao?”
Mỗi lúc như thế, chúng võ sinh ai nấy nhất tề trợn tròn mắt, Viện phán đại nhân là người đọc sách không sai, nhưng luận về công phu, võ thuật của ngài cũng nói cứng là rất tốt a!
Chẳng qua bất kể ra sao thì thân là người lãnh đạo nếu tự mình thực hiện thì luôn là phương pháp tốt nhất làm cho người khác cam tâm tình nguyện đi theo.
Chỉ có một điều phiền toái duy nhất đó chính là đám Ngự Sử lúc nào cũng soi mói Trần Khác, buộc tội hắn cả ngày làm ra “vẻ mặt tù tội, rất mất thể thống”. Tuy vậy nhưng Trần Khác không thèm để ý bọn họ, bởi vì hắn sớm phát hiện một điều, đó là chỉ cần Quan Gia không muốn đá hắn ra khỏi kinh thành thì ai cũng không thể chạm vào hắn.
Hôm nay là ngày thứ mười liên tiếp sau khi nhập học, khó có được một ngày nghỉ ngơi như vậy nên các võ sinh phần lớn đều dành thời gian để ngủ bù, Trần Khác lại đón xe ngựa đi tới mười ba cửa tiệm ở thành Đông.
Đã hơn bốn năm kể từ buổi đấu giá đó diễn ra, mười ba cửa tiệm ngày đó đến nay đã không còn cảnh hoàng tàn khắp nơi như trước. Trên đường đi tới, nhìn ra từ cửa sổ trên xe, chỉ thấy đường đi bằng phẳng chỉnh tề, sạch sẽ, rìa đường có xây cống thoát nước bằng gạch, trong đó vẫn cố gắng trồng hoa sen.
Lúc này đang đúng là mùa sen nở, chỉ thấy hai bên đường là những bông hoa sen màu hồng nhạt xen giữa đám lá xanh, là hàng liễu biếc tỏa bóng râm bên đường. Sau những cây hoa được trồng là bức tường màu trắng dưới hàng ngói xanh đen, mái cong tầng gác, có những cô cậu trẻ tuổi vừa đi vừa khóc, từng ngôi phủ đệ của các vương công quý tộc đều tọa lạc ở đó.
Xe ngựa đi vào trong ngõ, tới phía nam Quan Âm Viện, đi qua một bức tường bao khá rộng vào cửa sân trước.
Lúc này, xe ngựa dừng lại trước cửa, có một vài thị vệ đại nội đang đứng cảnh giới nghiêm ngặt, nhưng sau khi nhìn thấy xe của Trần Khác và đám vệ sĩ của hắn thì những người này thì không hề hỏi thăm, mặc kệ hắn đi vào nhà của chủ nhân mình.
Xe dừng hẳn, Trần Khác nhanh chóng xuống xe, bước nhanh đến cỗ xe ngựa phía trước, ôm quyền nói:
- Khiến điện hạ đợi lâu.
- Ha ha.
Màn xe được vén lên, lộ ra khuôn mặt phong trần lâu ngày trở nên ngăm đen của Triệu Tông Tích, y đá Trần Khác một cước, nói:
- Theo ta qua kia.
- Lễ không thể bỏ.
Trần Khác cười gượng nói:
- Bằng không đám Ngự Sử lại tố cáo ta nữa cho coi.
- Người mà cũng sợ bị buộc tội à? Từ mùa xuân tới giờ ít ra ngươi cũng bị buộc tới vài chục lần rồi?
Triệu Tông Tích nhảy xuống xe, nhìn thăm dò Trần Khác nói:
- Tại sao ngươi lại đen như phơi nắng vậy?
- Cái này đang là trào lưu bây giờ đấy.
Trần Khác cười nói:
- Đàn ông có làn da ngăm đen mới có khí khái đàn ông.
- Nói bừa. Bảo ngươi đến chỗ ta uống rượu thì không đi, lại kéo ta tới chỗ này.
Triệu Tông Tích vỗ vỗ cánh tay của hắn, cười mắng:
- Bây giờ nói ngay cho ta biết, ngươi dùng chỉ tiêu của ta mua mảnh đất này, sao đến bây giờ vẫn còn hoang tàn như vậy?
- Mặc dù bỏ hoang bốn năm, nhưng trong bốn năm mảnh đất này đã tăng giá lên gấp mười, hiện giờ ba trăm ngàn quan cũng không mua được đâu.
Trần Khác cười nói:
- Lúc này đang là thời điểm kinh tế căng thẳng, ta cuối cùng cũng không nhịn được, có ý muốn bán nơi này đi.
- Ách, từ từ…
Triệu Tông Tích đột nhiên nhớ tới một chuyện nói:
- Ta nhớ hình như ngươi đã đưa mảnh đất này cho Liễu gia thì phải?
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu, bình tĩnh nói:
- Nhưng lão gia tử lại làm như đồ cưới trả lại rồi, còn cho thêm một mảnh đất kế bên nữa.
- Ta bảo sao lúc trước ngươi lại hào phóng tới vậy.
Triệu Tông Tích chợt nói:
- Hóa ra là đã toan tính cả rồi.
- Mảnh đất này vẫn là của Nguyệt Nga đấy chứ.
Trần Khác có chút xấu hổ cười nói:
- Chỉ có điều cho ta mượn dùng thôi.
- Chỉ sợ là giống như Lưu Bị mượn Kinh Châu mà thôi.
Triệu Tông Tích cười ha ha nói.
- Hắc.
Trần Khác cười gượng nói:
- Người học được tên Vương Bàng kia ngày càng khắc bạc thế.
- Cũng là ngày ngày gây lộn ầm ỹ cùng Triệu Tông Thực đó.
Giờ lại đến lượt Triệu Tông Tích cười gượng:
- Lần này quan gia để cho ta xuôi xuống phía nam, thật sự là cầu còn không được.
Dừng một chút lại hỏi:
- Ngươi còn chưa nói cho ta biết, mảnh đất này chuẩn bị để làm gì đấy.
- Xây dựng một học viện phiên dịch.
Trần Khác nói xong rồi sai người mở cửa chính, hai người cùng nhau tiến vào bãi cỏ dại trong viện:
- Sau khi xây xong, nơi này sẽ tập trung thống nhất một thể phiên dịch, lưu giữ và dạy học làm một, gọi là Đại Tống Trí Tuệ Quán!
- Ngươi cho ta quyển sách kia, những lúc rỗi rãi ta đem ra đọc tới đọc lui bảy lần.
Triệu Tông Tích nghe vậy cảm khái nói:
- Không thể ngờ được, phương Tây cũng có những nhà hiền triết như thế, không hề thua kém bách gia chư tử của Đại Tống chút nào.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu nói:
- Từ sau khi Đổng Trọng Thư trục xuất bách gia, độc tôn Nho giáo thì Đại Tống đã không còn tiếp tục sinh ra thánh hiền nữa. Sau khi Hán nho suy vi, đám học giả vẫn luôn tìm kiếm một loại tư tưởng tín ngưỡng có thể đại biểu cho cộng đồng quốc gia này. Sự hỗn loạn và sụp đổ của xã hội bắt nguồn từ việc thiếu thốn tín ngưỡng, trong khi Phật giáo cũng không thể đảm đương được nhiệm vụ này, đến cuối cùng vẫn phải quay về với Nho gia, lấy lực lượng của người thời nay mà nghiên cứu học vấn tiên nho. Một lần nữa vì dân chúng Đại Tống tìm được một tín ngưỡng tích cực và chính xác. Đây là cơ sở để phục hưng Đại Tống chúng ta, nếu không có niềm tin tuyệt đối, bất luận đại nghiệp cải cách gì thì cũng chỉ có con đường thất bại mà thôi.
Triệu Tông Tích cẩn thận nhai nuốt những lời của Trần Khác vừa nói, y vẫn luôn muốn biết, tên tiểu tử này hao tổn hết gia tài để làm cái gọi là “Dịch thư vận động” gì đó, rốt cuộc ý đồ là gì.
Lại nghe Trần Khác nói tiếp:
- Trên thực tế thì thời Thái tổ đã rõ ràng nhận thức được điểm này. Trải qua nhiều đời tiên nho bạc đầu, dốc hết tâm huyết, tìm kiếm hết gần trăm năm nhưng cũng không tìm được đáp án. Ta nghĩ, nếu như tại Hắc Y Đại Thực* có một bảo tàng trí tuệ vô cùng vô tận như vậy thì tại sao lại không đem về đây cho chúng ta sử dụng? Có câu “đá trong núi của người cũng có thể có ngọc”, nói không chừng có thể khai mở ý tưởng gì đó cho đám sĩ phu.
*: Vương triều Abbasid là một vương triều của để quốc Khalifgh - đạo Islam, là một vương triều thế tập thứ hai chính trị giáo phái hợp nhất của đế quốc Ả Rập, do cờ hiệu của vương triều Abbasid màu đen, nên trong sử sách Trung Quốc gọi vương triều này là “Hắc Y Đại Thực”.
- Lui vạn bước mà nói, cho dù không có được ý tưởng gì thì cũng có thể mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt cho người Đại Tống chúng ta. Học được những tri thức mới này có thể khiến cho mọi người thoát khỏi lề thói suy nghĩ cũ.
Trần Khác hạ giọng nói:
- Cũng là tốt tạo điều kiện cải cách cho ngươi sau này.
- Thì ra là thế.
Triệu Tông Tích không khỏi tán thán nói:
- Chỉ cần dựa vào Trí Tuệ Quán này thôi thì ngươi cũng có thể ghi tên vào sử sách rồi.
- Ai mà biết được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Cây trí tuệ quá yếu ớt, nhất là thời kỳ còn non yếu, nếu không có lực lượng mạnh mẽ bảo hộ thì không cách nào trở thành đại thụ che trời, che đất được!
- Vậy hãy để con cháu chúng ta, đời đời kiếp kiếp bảo vệ nó đi!
Triệu Tông Tích trầm giọng nói…
Hai người cầm tấm bản đồ mà Thôi Bạch Sở vẽ, đi một vòng quanh khu vườn hoang, sau đó ngồi xuống một tảng đá lớn uống nước nói chuyện.
- Lần này Hoàng thượng triệu ngươi về, xác định là cần làm chuyện gì chưa?
Trần Khác uống một ngụm rượu nói.
- Đã diện thánh rồi, người lệnh cho ta giám quân Quảng Tây.
- Thì ra thế.
Trần Khác cười nói
- Đây là một chuyện tốt.
- Tốt chỗ nào?
- Để cho ngươi biến khỏi tầm mắt người khác.
- Tức là sao?
- Bởi vì quân Đông Xuyên là do một tay ta gây nên.
Trần Khác cười nhạt nói.
- Ngươi nói là?
Hai mắt Triệu Tông Tích sáng lên.
- Có lẽ Hoàng thượng chỉ muốn đảm bảo sẽ không xảy ra sự cố…
Trần Khác lắc lắc đầu nói:
- Nhưng tóm lại là chuyện tốt.
- Đúng vậy
Triệu Tông Tích gật gật đầu, sắc mặt lo lắng nói:
- So với việc tranh chấp từng tí một với Triệu Tông Thực ở công trình trị thủy, lộn cả ngày với gã, thà rằng xuôi Nam thì hơn. Chỉ có điều, không có ta gây áp lực tiến độ, bọn họ vì muốn thể hiện bản lĩnh sẽ sớm nối liền với nhau.
- Ván đã đóng thuyền, chúng ta ai cũng không thể thay đổi được.
Trần Khác thở dài nói:
- Cố gắng hết sức giảm bớt tai họa đi.
- Việc này cũng không cần quá lo lắng. Dân chúng ở Hà Bắc lộ bị nước lũ làm cho ngập lụt sợ rồi, vừa nghe thấy có gió thổi cỏ lay sẽ chạy trốn về phía Bắc.
- Vương Nguyên Trạch thấy thế nào?
Trần Khác hỏi.
- Y sao….
Triệu Tông Tích ngập ngừng một chút mới nói:
- Để cho ta yên tĩnh theo dõi kỳ biến.
- Tuy nói như vậy có hơi thiếu nhân tính một chút
Trần Khác chậm rãi gật đầu nói:
- Nhưng quả thật như thế.
- Y còn có một kế sách cho ta, chuẩn bị lần sau diện thánh sẽ trình lên Quan gia.
- Kế sách gì?
- Về việc dụng binh với người Ấp La. Để Tôn Miện suất lĩnh binh lính Tây Bình Châu, ta sẽ làm thủy soái dẫn binh từ bờ biển đổ bộ lên, bất ngờ đánh vào Kinh thành, lo gì người Ấp La tức giận?
Triệu Tông Tích hơi kích động nói.
- Cái gì?
Trần Khác giật mình
- Hải lục giáp công?
- Đúng
Triệu Tông Tich gật đầu
- Mặc dù hơi mạo hiểm, nhưng nếu thành, đó sẽ là một kỳ công!
Trần Khác trầm ngâm, thật lâu sau mới ngẩng đầu lên:
- Không ổn!
- Có gì không ổn?
- Có ba điều không ổn. Thứ nhất, Ấp La dân chúng tới gần một trăm ngàn người, nếu ngươi lãnh quân xâm nhập vào đó, chỉ sợ chưa kịp giao chiến quân số đã giảm hai ba phần mười.
Trần Khác trầm giọng phân tích:
- Bởi vậy, ngoại trừ thời Hán Vũ Đường Tông thực lực quốc gia cực thịnh, Ấp La cũng đều ngoài tầm với của Trung Nguyên. Hiện giờ tinh lực quan binh Đại Tống đều uể oải không vượng, sao có thể phạm vào ý chí tuy xa tất giết của người Trung Hoa ta chứ? Nếu ngươi tùy tiện xuất binh tấn công, chỉ sợ dữ nhiều lành ít.
- Ừ.. .
Triệu Tông Tích đanh mặt lại, tuy Vương Bàng mưu kế đa đoan, nhưng y đồng ý tin Trần Khác hơn. Huống chi Trần Khác còn ở lại Quảng Tây hai năm, đương nhiên hiểu rõ tình hình ở đó.
- Thứ hai, cho dù ngươi đánh bại Ấp La, cũng không có ý nghĩa gì quá lớn.
Trần Khác cười khổ nói:
- Không tin, ngươi xem, phản ứng của triều đình sau khi Đại Lý quy thuận đi. Tuy lúc ấy quân thần rất kích động, nhưng sự kích động qua đi rất nhanh. Bởi vì Đại Lý quá xa, cũng không uy hiếp được Trung Nguyên. Đối với chính quyền trung ương mà nói, ngoại trừ việc khoe võ công thì không có tác dụng gì khác, ngược lại còn là một gánh nặng rất lớn. Cho nên năm đó Triệu Khuông Dẫn mới dừng lại ở đất Thục không xuôi nam nữa.
Nếu không có mỏ đồng liên tục sản xuất ra, chỉ e là quân thần Đại Tống đều không đồng ý tiếp tục đóng quân ở Đại Lý.
- Tuy Ấp La cũng có mỏ đồng, nhưng triều đình đã có Đại Lý rồi…
Trần Khác giải thích cho Triệu Tông Tích nói:
- Cho nên cho dù có được Ấp La cũng không tăng thêm mấy điểm cho ngươi, hơn nữa chỉ sợ còn để lại ấn tượng cho Hoàng thượng và các vị Tướng công rằng ngươi cực kỳ hiếu chiến.
Dừng một lát mới nói:
- Ai còn dám gửi gắm giang sơn cho ngươi?
Sắc mặt Triệu Tông Tích trở nên khó coi.
- Còn có điều thứ ba. Nếu chẳng may thất bại, mọi thứ của ngươi chấm dứt rồi. Bây giờ còn chưa tới mức có thể buông tay đánh cược một trận!
- Suýt nữa vì Vương Nguyên Trạch mà sai lầm rồi.
Đợi Trần Khác nói xong, Triệu Tông Tích dậm chân nói:
- Ta nên làm sao cho phải?
- Hiện giờ tài chính triều đình khó khăn, Tây Nam cũng không phải trọng điểm.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Cho nên việc này đã định trước, cái giá cho chi phí giải quyết vấn đề càng nhỏ, ngươi càng được Hoàng thượng và các Tướng công xem trọng.
- Không sai.
Triệu Tông Tích gật đầu nói:
- Làm sao chỉ ta đi.
- Về vấn đề quân sự, ngươi nghe Tôn Miện là được. Y nhiều năm đánh trận ở Quảng Tây, cho dù không thắng cũng không bị thua quá thảm.
Trần Khác nói:
- Ta chỉ có một đề nghị, chính là Ấp La kỳ thực chỉ là một nước nhỏ, nhưng nhiều lần dám phạm biên giới đơn giản là vì dựa vào việc triều đình coi Ung Châu là phòng tuyến sau cùng, địa khu phía nam liền mặc kệ không hỏi đến, các bộ tộc sống tại đó không được triều đình che chở, mới không chống lại được sự xâm nhập của người Ấp La, thậm chí còn cấu kết với bọn họ.
Triệu Tông Tích gật gật đầu, tập trung nghe hắn nói tiếp.
- Sau khi ngươi tới Ung Châu nên nghĩ cách triệu tập lại thủ lĩnh của bốn mươi năm bộ tộc ở đó, cùng đến Ung Châu bàn đại sự.
Trần Khác trầm giọng:
- Ví dụ như mời triều đình thiết lập tướng tá, lại đúc con dấu cấp cho những người này, miễn trừ các loại thuế má, nhưng giá phải trả là các bộ lạc này phải phái ra những tráng đinh, lập thành quân Tây Bình Châu, chống lại sự tấn công của người Ấp La. Chỉ cần có thể khiến những bộ lạc này đoàn kết lại, người Ấp La sẽ không còn thuận lợi xâm nhập, chỉ có thể lui về.
- Nếu như có thể liên hợp bọn họ lại cùng nhau, đương nhiên là đại cát.
Triệu Tông Tích suy nghĩ một chút, do dự nói:
- Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế, chỉ sợ đã sớm có người làm rồi.
- Đúng.
Bọn họ không có điều kiện này, nhưng ngươi có.
Trần Khác chỉ ngón tay về phía thị vệ đầu trọc đứng đằng xa nói:
- Trong đám quân Đông Xuyên có cả con cháu các bộ lạc, họ đã trở thành đồng đội bao nhiêu năm, đương nhiên thân mật khăng khít… Nếu ngươi để cho một bộ phận vẫn giữ được đãi ngộ quân tịch quay về bộ lạc của mình thuyết phục trưởng bối của nhà đó, sau đó do bọn họ tự lập thành đội hộ vệ của bộ tộc mình, hẳn là không khó để kết nối họ thành một sợi dây.
- Hóa ra ngươi lập nên quân Đông Xuyên còn có tác dụng như vậy!
Triệu Tông Tích không khỏi thán phục nói:
- Khẳng định như vậy sẽ không có vấn đề.
- Mấy thị vệ của ta đều xuất thân từ quân Đông Xuyên.
Trần Khác cười nói:
- Ta cho ngươi mười người, để họ giúp ngươi kết nối toàn quân.
- Thật tốt quá!
Nỗi lo lắng của Triệu Tông Tích chớp mắt biến mất, cười lớn nói:
- Như thế lo gì đại sự không thành…
Vài ngày sau, Triệu Tông Tích xuôi về phía nam tới Quảng Tây, rời thành Biện Kinh. Tới khi nhận được thư của y thì đã vào thu rồi.
Lúc này, trận đấu tranh giải mùa thu đã bắt đầu, sáu mươi bốn đội bóng tinh anh từng đôi chém giết, một trận đấu loại trực tiếp, đội bóng càng mạnh, trận đấu càng kích thích, càng kích động lòng người, hấp dẫn dân chúng Biện Kinh.
Năm dặm ngoài Nam Huân Môn, sừng sững một sân bóng nhìn như một con quái vật lớn. Cho dù vì nguyên nhân phải đẩy nhanh tốc độ thi công, bên ngoài vẫn còn rất thô sơ, nhưng bên trong vẫn có thể chứa được hơn hai mươi nghìn người xem trận đấu, đương nhiên tạo ra một bầu không khí không gì sánh kịp.
Mỗi lần đổi trận đấu, tổ ủy hội đều chọn một tiêu điểm chiến đặt ở giữa sân bóng. Bởi vì quá nhiều người muốn vào xem, các uy viên chỉ có thể áp dụng phương thức bán vé, để cho người ta mua vé vào xem. Nhưng trận đấu vẫn chật ních người xem, thu nhập cũng vô cùng khả quan.
Trong sân bóng còn xây một khu khách quý có thể chứa mấy trăm người, giá vé cao hơn vé thường vài chục lần, những vẫn rất khó có được một tấm vé vào. Trần Khác đã sớm nhìn thấu lòng người có tiền, biết những người này không phải không quan tâm đến tiền, nhưng có thể phong quang trước mặt người khác, thể hiện ra mình cao hơn người ta một cái đầu, thì đều sẵn sàng bỏ ra số tiền này.
Căn cứ theo tính toán của kế toán viên cao cấp người Do Thái, nếu có thể xây sân bóng đủ lớn, tiền thu vé vào cửa và những thương phẩm bán tại chỗ có thể bù tất cả chi tiêu.
Bên này trận bóng đang diễn ra hừng hực khí thế, bên kia lại diễn ra Kinh Diên mùa thu.
Giảng quan Kinh Diên năm nay có Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng và Trần Khác… Cùng ba vị trong Đường Tống Bát Đại Gia giảng kinh khiến cho Trần Khác cũng cảm thấy áp lực như bị núi lớn đè nặng.
Thực ra hắn cũng không cần tự xem nhẹ mình, bởi vì một quyển “Thượng thư ngụy kinh khảo” đã định địa vị kinh học đại gia của hắn. Sĩ tử đến nhà thỉnh giáo hoặc khiêu chiến nối dài không dứt, thậm chí một số người phải bái hắn làm thầy. Chỉ có điều Trần Khác bận quá, không có thời gian nói chuyện nhiều hơn với họ.
Năm ngoái, hắn dựa vào một Luận Ngụy mà nổi tiếng, năm nay tất cả mọi người đều muốn biết hắn chuẩn bị nã pháo vào cuốn kinh điển nào. Nhưng Trần Khác năm nay không phá rối nữa, hắn rút ra hai quyển trong “Tiểu đới lễ ký” là “Trung dung” “Đại học”, đặt ngang với “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, gọi là “tứ thư”. Kinh Diên năm nay sẽ giảng về vấn đề này.
Những ai xem qua cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo” đều biết hắn tôn sùng “Trung dung” và “Đại học”, bây giờ đặt song song với “Luận ngữ” và “Mạnh tử” gọi là “Tứ thư”, Triệu Trinh hỏi:
- Vì sao phải giảng lại Tứ thư từ trong “Thập tam kinh”?
- “Thập tam kinh” hỗn loạn vô cùng, có cả lễ nghi, có cả sử thư, có thơ ca, có bói toán. Cố nhiên đều là tinh thần của các bậc hiền triết, nhưng đối với sĩ tử mà nói, muốn từ trong thơ ca, hoặc sách sử mà cảm ngộ ra đạo của thánh nhân thật sự vừa khó khăn vừa mơ hồ. Sự hỗn loạn của các kinh điển chỉ e đó chính là nguyên nhân Tống Nho chúng ta đến ngày nay vẫn không thể miêu tả đầy đủ và chính xác cái đạo của bậc thánh nhân.
- Cho nên vi thần dùng thời gian nhiều năm, tìm ra tứ thư này từ trong “Thập tam kinh” chuyên giảng về tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Trước hết sĩ tử chuyên tâm nghiên cứu “Tứ thư”, đợi tới khi hiểu hết đạo thánh nhân, sẽ đọc các sách khác, đương nhiên sẽ tự hiểu, không sợ hiểu lầm.
- Ồ, khá thú vị.
Triệu Trinh cười nhìn chúng thần nói:
- Chúng ta nghe hắn nói thử, xem thánh nhân tu tề trị bình thế nào.
Các đại thần đều gật gật đầu.
Thế là Trần Khác bắt đầu giảng “Trung dung”, nói:
- Không lệch gọi là “trung”, không đổi là “dung”. “Trung” là chính đạo khắp thiên hạ, “Dung” là đặc tính của trời đất.
Trần Khác không phải người đầu tiên cường điệu “trung dung”, thực ra Nhị Trình, Đô Ngận đều rất sùng hai bộ này, chỉ có điều, hai người còn chưa ngộ ra được thành quả thì đã bị hắn nhanh chân tước mất.
Trong “trung dung” quả thật còn bao hàm phương pháp luận tu hành của Nho gia, cái này gọi là đạo trung dung, không phải là “Trung lập, bình thường” như lý giải phổ biến của người hiện đại ngày nay. Mà nó giới thiệu phương pháp tu dưỡng nhân tính của Nho gia – về thông thái, tra vấn, suy nghĩ, phẩm hạnh thuần hậu.
Cũng bao gồm cả quy phạm ăn ở của Nho gia – đạo quân thần, đạo phụ tử, đạo phu phụ, đạo huynh đệ, đạo bằng hữu tri giao và trí, nhân, dũng.
Sách này theo đuổi cảnh giới tu dưỡng cao nhất là cái đức thành tâm thành ý.
Lời thánh nhân trong “Tứ thư” đều là lời ít ý nhiều. Một tầng ý nghĩa khác của nó, chính là lượng thông tin quá ít, cho nên không thể nắm được chân ý một cách chính xác.
Nhất là giảng về “Trung dung”, “Đại học” của tư tưởng quan, thế giới quan, thiện ác quan, phương pháp luận Nho gia, lại càng huyền diệu khó giải thích.
Ví dụ như trong câu đầu tiên của “Trung dung”: “Thiên mệnh là tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo”. Nếu đối với người có học vấn thấp kém đọc sẽ không hiểu gì, đối với người học vấn sâu hơn thì lại có những cách lý giải của riêng mình, hơn nữa cũng không giống nhau.
Tuy có Kinh điển của Thánh nhân trước mặt, mọi người vẫn không có cách nào nắm chắc tư tưởng triết học của Nho gia, nên cần phải có người đến chú giải và biên dịch kinh điển, làm cầu nối giữa thánh nhân và phàm nhân. Chu Hi định “Tứ thư”, làm “Chương cú tập chú”, chính là làm việc như thế.
Chu Hi dùng cái này lập nên một hệ tư tưởng vừa chi tiết mà đầy đủ, cuối cùng cũng hoàn thành tâm nguyện Tống Nho. Triết học Nho gia cuối cùng cũng lên đến đỉnh cao, trở thành tư tưởng chung nhất của cộng đồng người đọc sách, theo đó trở thành ý thức của cả quốc gia, thay đổi người Trung Quốc từ trong xương cốt.
Xét theo điểm này mà nói, Chu Tử quả thật rất giỏi.
Trần Khác đối với việc giải thích “Tứ thư” là hoàn toàn phỏng theo thể lệ của Chu Tử, thậm chí nội dung cũng căn cứ theo “Tứ Thư” của Chu Tử làm chủ thể. Nhưng về phương diện thế giới quan căn bản nhất thì ngược lại hắn có động chút tay chân.
Bởi vì bộ sách đó của Chu Tử vốn tốt vô cùng, chỉ có điều xét về thế giới quan có hơi rủi ro. Có thế giới quan như thế nào thì sẽ có phương pháp luận như thế, cho nên càng về sau, tư tưởng Nho gia đã trở thành kẻ đầu tiên giam cầm tư tưởng, ngăn cản khoa học phát triển.
Trong thế giới quan, lý học Trình Chu cho rằng Thái Cực là căn bản và bản thể của vũ trụ. Thái Cực không phải là một vật, tức là âm dương mà ở trong âm dương, là ngũ hành nhưng lại ở trong ngũ hành, là vạn vận mà lại ở trong vạn vật, chỉ là một cái lý mà thôi.
Trong nhận thức của Chu Hi, Thái Cực là căn cơ và đầu mối then chốt của vạn vật thiên hạ, là tinh thần thực thể quyết định và sinh ra hết thảy cũng chính là cái gọi là “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh vạn vật. Tất cả mọi thứ trong thế giới đều sinh ra từ Thái Cực.
Như vậy thì nên nhận thức Thái Cực này thế nào? Chu Hi nói “Thái Cực chỉ là trong một chữ lý” – khi người thông lý liền hiểu Thái Cực, tự nhiên biết rõ thiên hạ vạn vật vạn sự, ý chí khoan dung, không quan tâm hơn thua, không sợ không có, có thể tu thân, có thể tề gia, có thể trị quốc, có thể bình thiên hạ!
Như vậy “Lý” này rốt cuộc là gì? Chu Tử nói… A, cái gì cũng nói thẳng cho ngươi ấn tượng sẽ không sâu, tác dụng không lớn. Ngươi cần tự mình hỏi, tự mình suy nghĩ.
Được rồi, thế thì nhận thức “Lý” này thế nào?
Lần này Chu Tử sẽ nói cho ngươi biết, nhất định phải “Cách vật cùng lý”!
“Cách vật trí tri” chính là cơ sở căn bản trong “Đại học” Nho gia.
Thời Tiền Tần, câu nói “Cách vật trí tri” này đại khái cũng không phải thứ ngôn ngự huyền bí, đặc biệt sâu sắc, cho nên không cần giải thích!
Nhưng đến thời Đại Hán, bởi vì nhiều nguyên nhân như văn hóa bị đứt gãy cho nên những giải thích về nó của mọi người lại xuất hiện vấn đề rất lớn, bởi vậy dẫn đến phương pháp luận cũng sai rất nhiều.
Chu Hi giải thích “Cách” nghĩa là tìm hiểu đến tận cùng. Cho nên phương pháp luận của Chu Tử học chính là “cùng lý”.
Vậy thế nào là “Cùng lý”? Chu Tử nói, chính là đọc nhiều sách luận, áp dụng vào cuộc sống. Đương nhiên căn bản nhất vẫn là đọc sách, nhưng là đọc sách gì? Kinh điển Nho gia. Bởi vì Nho gia xem Khổng Mạnh là người giữ đạo, hoặc có thể nói Khổng Mạnh chính là đạo. Điều mà họ theo đuổi chính là “Đạo Khổng Mạnh”.
Cho nên, “Cách vật cùng lý” trong lý học, nói trắng ra là, đọc nhiều sách thánh hiền, thể ngộ cái gọi là đạo của bậc thánh hiền.
Nếu chỉ vẻn vẹn là tu thân tề gia thì cũng không sao, bởi vì thánh nhân vẫn là người thầy muôn đời, cứ học theo khẳng định là đúng. Nhưng Nho gia là nhập thế còn muốn trị quốc bình thiên hạ, cần phải giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống, ví dụ như tài lực quốc gia khô kiệt, như trị thủy Hoàng Hà, như làm thế nào để ứng đối với kẻ thù bên ngoài.
Đến đây thì xảy ra chuyện rồi. Hậu nhân ai cũng biết, mỗi một vấn đề đều phải phân tích cụ thể, tìm biện pháp giải quyết từ trong hiện thực.
Hơn nữa, nhiều khi vấn đề còn phát sinh theo sự tiến bộ của thời đại. Vậy nên biện pháp giải quyết vấn đề cũng như vậy, cũng nhất định phải không ngừng đổi mới. Ví dụ như thời Xuân Thu, vẫn là nước nhỏ của chế độ tỉnh điền, quan hệ sản xuất hoàn toàn khác với đời sau. Vào thời điểm đó, cách nhìn của thánh nhân đối với những vấn đề cụ thể, đặt trong hoàn cảnh Đại Tống triều xem như đã quá hạn rồi.
Huống chi, thời Xuân Thu, bộ sách kia của Khổng Tử đã được chứng minh là không thể thực hiện được. Đem một cuốn sách đã không thực hiện được ở thời Xuân Thu, mà đặt trong ngàn năm sau, chẳng lẽ có thể đả thông được sao?
Sai lầm của Lý Học Trình Chu chính ở chỗ này. Bọn họ thiếu mất thực tế, không nhìn vào thực tế mà tìm cách giải quyết vấn đề, mà căn cứ theo sách của cổ nhân để tìm cách giải thích, tìm đáp án. Chuyện gì cũng phải xem lại tiên hiền cổ đại đã giải quyết thế nào, sau đó rập khuôn theo là được.
Điều này hiển nhiên là không thể thực hiện được.
Chu Hi sa vào vòng luẩn quẩn này cũng không có gì đáng trách, bởi vì chung quy ông cũng không phải thánh nhân đích thực như Khổng Tử, Aristole, chỉ có thể coi là thánh nhân của đại học vấn thôi.
Ông không cách nào mở ra thế giới quan chính xác, nên đương nhiên cũng không phát triển được một phương pháp luận chính xác. Thế giới quan của ông thực ra tới từ Chu Đôn Di, mà “Thái Cực đồ” căn cơ lý luận của Chu Đôn Di có nguồn gốc từ “Vô Cực đồ” của Trần Đoàn lão tổ, từ đó mà khơi lên được ngọn nguồn của lý học: cảm ứng thiên nhân, cách vật trí tri, tồn thiên lý, diệt nhân dục.
Mà “Thái Cực” huyền diệu khó giải thích, căn bản không thể nhận thức được, cho nên ông nghiên cứu tới nghiên cứu lui, cũng tìm không ra “Lý” này ở đâu. Cuối cùng chỉ có thể mượn phương pháp tu hành kia của Phật gia. Bởi vậy lý học thực ra là hỗn tạp giữa Phật đạo và chủ nghĩa thực dụng của Nho học. Điều này định trước nó sẽ nhiễm chủ nghĩa tiêu cực của Phật đạo, cuối cùng trở thành một loại giam cầm… Việc Trần Khác phải làm là dựng một thế giới quan và phương pháp luận khác!
Trở lại câu đầu trong “Trung dung”: Thiên mệnh chi vị tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo.
Trần Khác giải thích:
- Lý tính là thiên tính của nhân loại, thông qua suy nghĩ của lý tính có thể ngộ đạo, thánh nhân dùng cách này để tìm ra con đường giáo hóa vạn dân.
Hắn giải thích “Thiên mệnh” là “Đạo”. Đạo chính là chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan. Hắn nói cả thế giới chính là vận hành trong chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan đó. Chân lý và quy luật giấu dưới biểu tượng và sự kiện, quy định sự phát triển của một việc và biểu tượng. Cho nên nhận thức được chân lý và quy luật là có thể đoán được sự biến hóa của sự vật; nắm chắc phương pháp chính xác, là cái gọi là “Minh tâm kiến tính” sau đó có thể tu tề trị bình!
Chân lý và quy luật là những thứ có thể nhận thức. Tu đạo, chính là quá trình nhận thức chân lý và quy luật. Mà phương pháp tu đạo gọi là “Truy nguyên” (Cách vật)
Đối với “Cách vật” (truy nguyên), thuyết pháp của Trần Khác về cơ bản giống với Chu Hi. Hắn nói:
- Biết là ở mình, lý là ở vật.. Nối liền vật với ta gọi là “Cách vật trí tri”.
Bọn họ cùng giảng “Cách” là tới, là tận, Chí: là tìm tới cái lý tận cùng của sự vật. Cũng giảng “Vật” là sự, phạm vi của nó cực lớn, bao gồm hết thảy hiện tượng tự nhiên và xã hội, cũng bao gồm cả hiện tượng tâm lý và quy phạm hành vi đạo đức.
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư