Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 4 - Chương 172: Mãn giang hồng
- Người luyện võ?
Địch Thanh nói với vẻ mặt nghiêm túc:
- Đương nhiên là cần thiết. Quân sự Đại Tống còn yếu, mà nguyên nhân mấu chốt nằm ở tướng chứ không phải do lính, có câu binh hùng không bằng tướng hùng. Chính vì võ tướng bây giờ hầu hết đều là những kẻ hám lợi hèn nhát, nhụt chí, không thể dẫn quân, lại thiếu mưu lược, tố chất thấp kém, làm người khác phải ghê sợ… Tam Lang cũng đã được chứng kiến đức hạnh của một số vị quan quân ở tây nam, chẳng giấu gì ngươi, quân Đại Tống ở phía bắc, cả cấm quân ở kinh thành chưa đáng là gì. Đội quân có bản lĩnh duy nhất chính là đội quân phía tây, nếu không lúc trước ta đã không xin điều quân phía tây đi dẹp tan quân phản loạn.
Ngừng một chút, Địch Thanh có vẻ buồn bã nói:
- Điều khiến ta không ngờ là trận chiến ở Côn Luân quan, chúng ta có thế trận tốt nhất, điều kiện thuận lợi, có một tâm lý chiến đấu thoải mái nhất khi giao chiến với quân Mã đang kéo tới, kết quả là khó khăn lắm mới đánh thắng. Có thể thấy sau mười năm ta rời khỏi, phong độ của quân tây đã sa sút nhanh chóng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do năm đó một loạt các lão tướng trong trận đấu ác chiến với Tây Hạ đều đã suy yếu cả. Hơn nữa dù triều đình tiến hành võ cử, song không có cách nào tuyển chọn những người tài giỏi có đủ tư cách, khiến cho quân đội thiếu đi những tướng sĩ có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức trong quân đội cũng sa sút nhanh chóng.
Nhắc tới vấn đề quân đội, Địch Thanh tỏ vẻ âu sầu, ngay cả hoàn cảnh hiện tại của mình cũng quên luôn.
Với quan niệm “giặc ngoại xâm là nhỏ, loạn trong mới đáng sợ”, thêm vào đó Hoàng đế triều Tống lại áp dụng chính sách tu văn dừng võ, liệt binh thư là sách cấm, làm kìm hãm sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng, lại càng không chú trọng các cuộc thi võ và vấn đề dạy võ. Nguyên nhân trực tiếp khiến Đại Tống thay đổi thái độ chính là việc thành lập nhà nước Tây Hạ… Dưới sự uy hiếp về quân sự của hai nước Liêu - Hạ, Triệu Trinh không thể không xem xét lại các quốc sách của mình, khôi phục lại quân sự, tuyển chọn những nhân tài quân sự là điều tất yếu, các cuộc thi võ bị gián đoạn trăm năm nay cũng được mở trở lại.
Từ đó, các cuộc thi võ tùy vào các khoa tiến sĩ mà mở lớp, các cuộc thi văn tiến hành đồng thời với các cuộc thi võ, đến nay đã có hơn hai mươi năm lịch sử. Các vòng thi võ lúc này trải qua bốn vòng, vòng tỷ thí, vòng thi giải, thi tỉnh, và thi đình, vừa thi võ nghệ, vừa thi sách lược, đặc biệt chú trọng xem xét đến việc tu dưỡng năng lực lý luận quân sự của người tham gia võ cử, nhằm lựa chọn được những nhân tài văn võ song toàn.
Nhưng hiệu quả lại không như ý muốn, bởi vì trong xã hội luôn tồn tại quan niệm trọng văn khinh võ, tập đoàn quan văn không coi trọng khiến cho số lượng người muốn tham gia võ cử rất ít, cho dù tham gia thì chẳng qua cũng chỉ học thuộc mấy quyển binh thư, giương mấy cây cung cứng, cho nên cơ bản không thể tuyển chọn được những quan quân tương lai có đủ tư cách, những cuộc thi này mở ra chỉ mang tính hình thức mà thôi.
- Vậy tại sao các khoa thi văn lại có thể kết nối những nhân tài ưu tú nhất thiên hạ, còn võ cử lại không thể làm được như vậy, Nguyên soái đã từng nghĩ đến vấn đề này chưa?
- Ta nghĩ tới rồi.
Địch Thanh gật đầu nói:
- Có thể cho rằng do ba nguyên nhân, thứ nhất, tư tưởng trọng văn khinh võ khiến mọi người đều đổ xô đi thi văn, chỉ có những người thực sự không có hi vọng gì mới tham gia thi võ. Hai là thi đỗ tiến sĩ để trở thành người bề trên, cho nên đều muốn bon chen vào. Còn những người thi đỗ võ cử thì lại than vãn khóc lóc không muốn đảm nhiệm chức quân, bởi vì nghề binh là hạ tiện, cho dù là quan quân cũng bị người ta coi thường.
- Còn lý do thứ ba là có thi võ nhưng lại không học võ,
Địch Thanh lại nói tiếp:
- Giống như trường học là nền tảng của khoa cử, võ học cũng là nền tảng của các cuộc thi võ, nếu các cuộc thi võ không có võ học thì chẳng khác gì cây không có rễ, nước không có nguồn, như thế làm sao có thể đạt được hiệu quả đây?
- Cách nhìn nhận của Nguyên soái rất đúng.
Trần Khác gật đầu đồng ý, hai mắt sáng lên nói:
- Nhưng Nguyên soái có thể thay đổi tất cả những điều đó!
- Ta?
Địch Thanh có phần không tự tin nói.
- Đúng vậy! Ba nguyên nhân khiến võ cử không phát triển mà ngài vừa nói, thực ra có thể cải thiện được.
Trần Khác nói:
- Tư tưởng trọng văn khinh võ chính là sáng kiến của Thái Tông và Chân Tông Hoàng đế, nhưng triều đình hiện nay đã ý thức được mức độ nguy hại của chính sách này, nếu không đã không mở ra các cuộc thi võ như vậy, lại càng không để hai võ tướng là Nguyên soái và Vương tướng công lên làm Xu Mật Sứ. Chỉ là làm như thế này sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của tập đoàn quan văn, cho nên gặp phải lực cản quá lớn, mà triều đình mấy năm trở lại đây tinh thần ngày càng sa sút, không có ý khuyến khích, cho nên mới nhìn không ra những chuyển biến tốt.
- Người có thể làm thay đổi tình trạng này chỉ có Nguyên soái mà thôi!
Trần Khác trầm giọng nói với Địch Hán Thần:
- Lời kêu gọi và sức ảnh hưởng của ngài trong nhân dân đã vượt qua mức tưởng tượng, điều này là nguyên nhân mà các quan văn khiếp sợ ngài. Vì lo sợ ngài nên họ mới muốn nhanh chóng diệt trừ ngài như vậy!
- Nếu Nguyên soái đề nghị với triều đình xây dựng một viện võ học đạt tiêu chuẩn cao nhất, do đích thân triều đình giữ chức sơn trưởng, sử dụng đội ngũ giáo viên có năng lực, có chuyên môn tốt nhất để truyền thụ cho học trò mưu lược dùng binh, cũng cần nói rõ bất cứ cuộc thi võ nào cũng phải từ võ học mà ra, lẽ nào còn lo lắng không có người đăng kí học sao?
Trần Khác khoa chân múa tay hào hứng nói:
- Đến lúc ấy, không biết có bao nhiêu người muốn trở thành môn sinh của thiên tử, của Nguyên soái mà đổ xô đăng kí!
Địch Thanh nghe Trần Khác nói mà nhiệt huyết trong người sôi trào nên, chỉ trong giây lát ông như tìm lại được địa vị của chính mình nên có trong thời đại không có chiến tranh, ông không khỏi kích động vỗ vào vai Trần Khác nói:
- Tam Lang tại sao lại không nói cho ta sớm hơn?
- Bây giờ nói cũng chưa muộn mà.
Dù Trần Khác có cứng rắn như sắt thép cũng bị ông ta nắn đến đau nhức, hắn nói:
- Chỉ có điều không biết Nguyên soái có thể chịu được những kham khổ trong công việc dạy học không?
- Hừ,
Địch Thanh lúc này mới buông tay xuống, xúc động nói:
- Đây là kế hoạch lâu dài của quốc gia trong sự nghiệp chấn hưng quân sự, ta cũng muốn xem làm một thầy dạy học thì như thế nào!
- Thâm ý trong này, Nguyên soái vẫn chưa hiểu hết được…
Đôi mắt Trần Khác sáng lên nói:
- Cái này giống như một đòn bẩy có thể bẩy cả thế giới.
- Ừ…
Tim của Địch Thanh suýt chút nữa nhảy ra khỏi lồng ngực.
- Những võ tướng được đào tạo từ võ học mang thân phận “môn sinh của thiên tử”,
Trần Khác thản nhiên nói:
- Trước mặt các quan văn, phải cứng rắn một chút, triều đình lại càng tín nhiệm hơn… Phải dần dần thay đổi cục diện trọng văn khinh võ, đây mới là điểm quan trọng.
Địch Thanh chậm rãi gật đầu nói:
- Như vậy, ta càng phải cống hiến cả cuộc đời còn lại này!
Ông ngập ngừng rồi nói:
- Chỉ có điều triều đình có chấp thuận không?
- Nhất định sẽ đồng ý.
Trần Khác nói chắc chắn:
- Mà tôi vừa nói, tập đoàn quan văn đã rất lớn mạnh, cho nên có thể uy hiếp ý chí của triều đình. Năm nay việc lập thái tử và việc tháp Lục Hòa vô cùng ồn ào huyên náo, thậm chí cả việc của Nguyên soái đều là chứng minh rõ ràng.
Hắn hạ giọng nói:
- Hoàng đế nhân từ cũng đã trị vì mấy chục năm, nếu đã hiểu được chính sách trọng văn khinh võ là không cân bằng thì sẽ tiến hành điều chỉnh, như vậy nhất định sẽ đồng ý kế hoạch của ngài… Đừng quên rằng, những tướng võ đó cũng là học trò của triều đình!
Trần Khác còn một câu chưa nói, những dự định trong lòng của bậc đế vương kì thực chỉ có hai chữ đó là cân bằng. Thời lấy văn trị võ đã qua, tất nhiên cũng cần phải điều chỉnh, đạo lý này Triệu Trinh là người hiểu rõ nhất.
…….
Nói đến đây, Trần Khác cười mỉm rồi nói:
- Hơn nữa thời cơ vào lúc này là chín muồi nhất, Nguyên soái phải đánh ván bài này, hoàn toàn có thể giải bày nỗi oan ức, thể hiện lòng trung thành, cùng với ba tác dụng quan trọng khiến triều đình hài lòng.
- Tại sao Tam Lang lại có thể nhìn thấy vấn đề một cách thông suốt như vậy.
Địch Thanh cảm phục sát đất, ông thậm chí cảm thấy trước đây chính mình hết lần này đến lần khác từ chối kiến nghị của đối phương, thực chất cũng là vì không biết tốt xấu thế nào. Nhìn thấy Trần Khác, ông lại hết lời ca ngợi mà hổ thẹn nói:
- Ta năm nay đã gần nửa đời người, tại sao vẫn nửa tỉnh nửa mê?
Trần Khác trong lòng nói, đây cũng là chuyện quá bình thường, tôi trước kia đã từng xem qua “ Bách gia giảng đàn” nên cũng có chút kinh nghiệm. Đương nhiên hắn chỉ có thể làm ra vẻ cao thâm, cười nói:
- Nguyên soái chớ có nói như vậy, mỗi người chuyên tâm nghiên cứu những ngành học khác nhau, dù tôi có học cả đời cũng không thể học hết được bản lĩnh đánh trận của Nguyên soái.
- Điều đó không cần thiết.
Địch Thanh lắc đầu cười, rồi nói:
- Nếu ngươi muốn học, ta có thể truyền hết lại cho. Ta tin rằng với tài trí của Tam Lang, ngày nào đó đem binh dẫm nát Hạ Lan Sơn, bắt Lý Lượng Phúc cũng không phải điều khó khăn gì.
Hạ Lan Sơn là bên trong cảnh giới của Tây Hạ.
- Nhiệm vụ vinh quang mà khó khăn này…
Trần Khác cười khà khà nói:
- Vẫn nên để cho Nguyên soái thì đúng hơn!
- Cũng không biết đời này,
Cảm xúc trong lòng Địch Thanh bỗng nhiên trào dâng lên, ông nói tiếp:
- Có còn cơ hội nào xông pha trận mạc nữa hay không.
- Nói đến chuyện dẫm nát Hạ Lan Sơn, tôi có bài từ tặng cho Nguyên soái.
Trần Khác lần này không hề biết thẹn, lòng tự nhủ, Nhạc Vũ Mục, ngài là người chững chạc, khoan dung độ lượng, chắc chắn sẽ không để ý ta lấy bài từ cứu giúp Địch Võ, nói không chừng, trên thế giới này sẽ không thể lại có “nỗi nhục Tĩnh Khang” (*) nữa đâu…
(*) “Nỗi nhục Tĩnh Khang”: diễn ra vào năm 1127, dưới thời vua Khâm Tông Triệu Hoàn niên hiệu Tĩnh Khang, triều đình thối nát trầm trọng. Nước Kim đang ráo riết chuẩn bị tấn công Đại Tống. Không nghe lời can gián của một số trung thần, Khâm Tông chấp nhận nghị hoà một cách nhục nhã với Kim, chịu những điều ước bất bình đẳng. Tuy vậy người Kim vẫn tiếp tục đánh phá kinh đô Đại Tống, phủ Khai Phong.
Năm 1127, Kim phế Thái thượng hoàng Huy Tông Triệu Cát và Khâm Tông Triệu Hoàn xuống làm thứ dân. Kim lại lập Trương Bang Xương lên làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Sở. Bắc Tống từ đây diệt vong.
Người TQ xem đây là nỗi nhục nhã to lớn, gọi là “nỗi nhục Tĩnh Khang”.
- Từ lâu đã nghe nói Tam Lang có tài làm thơ tuyệt diệu.
Địch Thanh mừng rỡ nói:
- Ta sẽ đích thân mài mực cho ngươi!
- Được!
Trần Khác trong lòng nghĩ, bài từ của Nhạc gia gia, ngài cũng mài mực. Hắn nhấc bút lên, bài “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Vũ Mục được viết ra trên tờ giấy, bút pháp vô cùng bay bổng:
“Nộ phát xung quan, bằng lan xử, tiêu tiêu vũ vũ hiết. Sĩ vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài kích liệt. Tam thập công danh trần dữ thổ, bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt. Mạc đẳng nhàn, bạch liều thiếu niên đầu, không bi thiết!”
“Thiền uyên sỉ, do vị tuyết, thần tử hận, hà thì diệt? Giá trường xa, đạp phá Hạ Lan Sơn khuyết. Tráng chí cơ xan hồ lỗ nhục, tiếu đàm khát ẩm hung nô huyết. Đãi tong đầu, thu thập cựu sơn hà, triều thiên khuyết!” (*)
(*) Bản dịch của Nam Trân:
Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài.
Hùng tâm khích liệt,
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.
Mối nhục Tĩnh Khang,
Chưa gội hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
Rồi đây dành lại cả giang san,
Về chầu cửa khuyết.
Địch Thanh đứng ở bên cạnh nhìn, chỉ cảm thấy từng chữ đều đánh vào tâm hồn của chính mình, nhiệt huyết một thời đã nguội lạnh kia lại một lần nữa sôi trào, chí hướng đã bị chôn vùi từ lâu được đánh thức dậy, như đang cào xé tâm can, dồn ép lá phổi của ông. Tất cả dường như muốn bức ra khỏi lồng ngực ông, giống như biến thành tiếng gào thét vang dội – “sĩ vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài kích liệt”! (Ngóng trời xa, uất hận kêu dài, hùng tâm khích liệt)
Khi Trần Khác viết xong, Địch Thanh nước mắt đã ràn rụa, ông cúi đầu thật sâu về phía Trần Khác nói:
- Tam Lang, cảm ơn ngươi đã cứu ta. Địch Thanh của hai mươi năm trước đã hồi sinh, Địch Thanh nuôi chí lớn mưu cầu công danh đó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa!
- Tác giả của bài từ này là Nguyên soái chứ không phải là tôi.
Trần Khác quả quyết nói:
- Xin ngài nhớ kĩ, bằng không không thể đạt được hiệu quả triệt để, còn dễ gặp phải cản trở.
- Vậy…
Địch Thanh vội hiểu ý không nói tiếp nữa, võ tướng cấu kết với tôn thất, từ trước tới nay là điều cấm kị của đế vương. Nếu nói tác giả của bài từ này là Trần Khác, triều đình nhất định có sự nghi ngờ hắn có phải có quan hệ với Triệu Tông Tích… Mối quan hệ của Trần Khác và Triệu Tông Tích sau khi đã công khai lần đó trong triều đình, không ai là không biết, và không ai không hiểu.
- Chỉ có điều chiếm lấy một tác phẩm tuyệt tác của Tam Lang, thực làm cho con người ta xấu hổ vô cùng.
Giống như Nhạc Phi (tức Nhạc Vũ Mục), tố chất văn học của Địch Thanh cũng không tồi, đủ để có được một tác phẩm như thế này. Hơn nữa ông lại mang thân phận con nhà võ vốn oai hùng, rất thích hợp với bài từ này, cho nên tuyệt đối sẽ không bị hoài nghi là có người viết thay.
- Nguyên soái sao lại nản lòng như vậy, vừa bắt đầu đã thấy không thuận lợi rồi?
Trần Khác lắc đầu nói:
- Tôi sẽ giúp ngài, chỉ là không quen nhìn phẩm hạnh của một số quan văn, ngài cũng không cần cảm thấy nợ tôi, tôi tuyệt đối sẽ không uy hiếp ngài bất cứ điều gì. Chỉ cần ngài có thể qua được cửa ải này, xây dựng một viện võ học, thì một bài từ của kẻ hèn mọn này có đáng là gì?! Đúng không, Nhạc gia gia?
Địch Thanh nói với vẻ mặt nghiêm túc:
- Đương nhiên là cần thiết. Quân sự Đại Tống còn yếu, mà nguyên nhân mấu chốt nằm ở tướng chứ không phải do lính, có câu binh hùng không bằng tướng hùng. Chính vì võ tướng bây giờ hầu hết đều là những kẻ hám lợi hèn nhát, nhụt chí, không thể dẫn quân, lại thiếu mưu lược, tố chất thấp kém, làm người khác phải ghê sợ… Tam Lang cũng đã được chứng kiến đức hạnh của một số vị quan quân ở tây nam, chẳng giấu gì ngươi, quân Đại Tống ở phía bắc, cả cấm quân ở kinh thành chưa đáng là gì. Đội quân có bản lĩnh duy nhất chính là đội quân phía tây, nếu không lúc trước ta đã không xin điều quân phía tây đi dẹp tan quân phản loạn.
Ngừng một chút, Địch Thanh có vẻ buồn bã nói:
- Điều khiến ta không ngờ là trận chiến ở Côn Luân quan, chúng ta có thế trận tốt nhất, điều kiện thuận lợi, có một tâm lý chiến đấu thoải mái nhất khi giao chiến với quân Mã đang kéo tới, kết quả là khó khăn lắm mới đánh thắng. Có thể thấy sau mười năm ta rời khỏi, phong độ của quân tây đã sa sút nhanh chóng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do năm đó một loạt các lão tướng trong trận đấu ác chiến với Tây Hạ đều đã suy yếu cả. Hơn nữa dù triều đình tiến hành võ cử, song không có cách nào tuyển chọn những người tài giỏi có đủ tư cách, khiến cho quân đội thiếu đi những tướng sĩ có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức trong quân đội cũng sa sút nhanh chóng.
Nhắc tới vấn đề quân đội, Địch Thanh tỏ vẻ âu sầu, ngay cả hoàn cảnh hiện tại của mình cũng quên luôn.
Với quan niệm “giặc ngoại xâm là nhỏ, loạn trong mới đáng sợ”, thêm vào đó Hoàng đế triều Tống lại áp dụng chính sách tu văn dừng võ, liệt binh thư là sách cấm, làm kìm hãm sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng, lại càng không chú trọng các cuộc thi võ và vấn đề dạy võ. Nguyên nhân trực tiếp khiến Đại Tống thay đổi thái độ chính là việc thành lập nhà nước Tây Hạ… Dưới sự uy hiếp về quân sự của hai nước Liêu - Hạ, Triệu Trinh không thể không xem xét lại các quốc sách của mình, khôi phục lại quân sự, tuyển chọn những nhân tài quân sự là điều tất yếu, các cuộc thi võ bị gián đoạn trăm năm nay cũng được mở trở lại.
Từ đó, các cuộc thi võ tùy vào các khoa tiến sĩ mà mở lớp, các cuộc thi văn tiến hành đồng thời với các cuộc thi võ, đến nay đã có hơn hai mươi năm lịch sử. Các vòng thi võ lúc này trải qua bốn vòng, vòng tỷ thí, vòng thi giải, thi tỉnh, và thi đình, vừa thi võ nghệ, vừa thi sách lược, đặc biệt chú trọng xem xét đến việc tu dưỡng năng lực lý luận quân sự của người tham gia võ cử, nhằm lựa chọn được những nhân tài văn võ song toàn.
Nhưng hiệu quả lại không như ý muốn, bởi vì trong xã hội luôn tồn tại quan niệm trọng văn khinh võ, tập đoàn quan văn không coi trọng khiến cho số lượng người muốn tham gia võ cử rất ít, cho dù tham gia thì chẳng qua cũng chỉ học thuộc mấy quyển binh thư, giương mấy cây cung cứng, cho nên cơ bản không thể tuyển chọn được những quan quân tương lai có đủ tư cách, những cuộc thi này mở ra chỉ mang tính hình thức mà thôi.
- Vậy tại sao các khoa thi văn lại có thể kết nối những nhân tài ưu tú nhất thiên hạ, còn võ cử lại không thể làm được như vậy, Nguyên soái đã từng nghĩ đến vấn đề này chưa?
- Ta nghĩ tới rồi.
Địch Thanh gật đầu nói:
- Có thể cho rằng do ba nguyên nhân, thứ nhất, tư tưởng trọng văn khinh võ khiến mọi người đều đổ xô đi thi văn, chỉ có những người thực sự không có hi vọng gì mới tham gia thi võ. Hai là thi đỗ tiến sĩ để trở thành người bề trên, cho nên đều muốn bon chen vào. Còn những người thi đỗ võ cử thì lại than vãn khóc lóc không muốn đảm nhiệm chức quân, bởi vì nghề binh là hạ tiện, cho dù là quan quân cũng bị người ta coi thường.
- Còn lý do thứ ba là có thi võ nhưng lại không học võ,
Địch Thanh lại nói tiếp:
- Giống như trường học là nền tảng của khoa cử, võ học cũng là nền tảng của các cuộc thi võ, nếu các cuộc thi võ không có võ học thì chẳng khác gì cây không có rễ, nước không có nguồn, như thế làm sao có thể đạt được hiệu quả đây?
- Cách nhìn nhận của Nguyên soái rất đúng.
Trần Khác gật đầu đồng ý, hai mắt sáng lên nói:
- Nhưng Nguyên soái có thể thay đổi tất cả những điều đó!
- Ta?
Địch Thanh có phần không tự tin nói.
- Đúng vậy! Ba nguyên nhân khiến võ cử không phát triển mà ngài vừa nói, thực ra có thể cải thiện được.
Trần Khác nói:
- Tư tưởng trọng văn khinh võ chính là sáng kiến của Thái Tông và Chân Tông Hoàng đế, nhưng triều đình hiện nay đã ý thức được mức độ nguy hại của chính sách này, nếu không đã không mở ra các cuộc thi võ như vậy, lại càng không để hai võ tướng là Nguyên soái và Vương tướng công lên làm Xu Mật Sứ. Chỉ là làm như thế này sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của tập đoàn quan văn, cho nên gặp phải lực cản quá lớn, mà triều đình mấy năm trở lại đây tinh thần ngày càng sa sút, không có ý khuyến khích, cho nên mới nhìn không ra những chuyển biến tốt.
- Người có thể làm thay đổi tình trạng này chỉ có Nguyên soái mà thôi!
Trần Khác trầm giọng nói với Địch Hán Thần:
- Lời kêu gọi và sức ảnh hưởng của ngài trong nhân dân đã vượt qua mức tưởng tượng, điều này là nguyên nhân mà các quan văn khiếp sợ ngài. Vì lo sợ ngài nên họ mới muốn nhanh chóng diệt trừ ngài như vậy!
- Nếu Nguyên soái đề nghị với triều đình xây dựng một viện võ học đạt tiêu chuẩn cao nhất, do đích thân triều đình giữ chức sơn trưởng, sử dụng đội ngũ giáo viên có năng lực, có chuyên môn tốt nhất để truyền thụ cho học trò mưu lược dùng binh, cũng cần nói rõ bất cứ cuộc thi võ nào cũng phải từ võ học mà ra, lẽ nào còn lo lắng không có người đăng kí học sao?
Trần Khác khoa chân múa tay hào hứng nói:
- Đến lúc ấy, không biết có bao nhiêu người muốn trở thành môn sinh của thiên tử, của Nguyên soái mà đổ xô đăng kí!
Địch Thanh nghe Trần Khác nói mà nhiệt huyết trong người sôi trào nên, chỉ trong giây lát ông như tìm lại được địa vị của chính mình nên có trong thời đại không có chiến tranh, ông không khỏi kích động vỗ vào vai Trần Khác nói:
- Tam Lang tại sao lại không nói cho ta sớm hơn?
- Bây giờ nói cũng chưa muộn mà.
Dù Trần Khác có cứng rắn như sắt thép cũng bị ông ta nắn đến đau nhức, hắn nói:
- Chỉ có điều không biết Nguyên soái có thể chịu được những kham khổ trong công việc dạy học không?
- Hừ,
Địch Thanh lúc này mới buông tay xuống, xúc động nói:
- Đây là kế hoạch lâu dài của quốc gia trong sự nghiệp chấn hưng quân sự, ta cũng muốn xem làm một thầy dạy học thì như thế nào!
- Thâm ý trong này, Nguyên soái vẫn chưa hiểu hết được…
Đôi mắt Trần Khác sáng lên nói:
- Cái này giống như một đòn bẩy có thể bẩy cả thế giới.
- Ừ…
Tim của Địch Thanh suýt chút nữa nhảy ra khỏi lồng ngực.
- Những võ tướng được đào tạo từ võ học mang thân phận “môn sinh của thiên tử”,
Trần Khác thản nhiên nói:
- Trước mặt các quan văn, phải cứng rắn một chút, triều đình lại càng tín nhiệm hơn… Phải dần dần thay đổi cục diện trọng văn khinh võ, đây mới là điểm quan trọng.
Địch Thanh chậm rãi gật đầu nói:
- Như vậy, ta càng phải cống hiến cả cuộc đời còn lại này!
Ông ngập ngừng rồi nói:
- Chỉ có điều triều đình có chấp thuận không?
- Nhất định sẽ đồng ý.
Trần Khác nói chắc chắn:
- Mà tôi vừa nói, tập đoàn quan văn đã rất lớn mạnh, cho nên có thể uy hiếp ý chí của triều đình. Năm nay việc lập thái tử và việc tháp Lục Hòa vô cùng ồn ào huyên náo, thậm chí cả việc của Nguyên soái đều là chứng minh rõ ràng.
Hắn hạ giọng nói:
- Hoàng đế nhân từ cũng đã trị vì mấy chục năm, nếu đã hiểu được chính sách trọng văn khinh võ là không cân bằng thì sẽ tiến hành điều chỉnh, như vậy nhất định sẽ đồng ý kế hoạch của ngài… Đừng quên rằng, những tướng võ đó cũng là học trò của triều đình!
Trần Khác còn một câu chưa nói, những dự định trong lòng của bậc đế vương kì thực chỉ có hai chữ đó là cân bằng. Thời lấy văn trị võ đã qua, tất nhiên cũng cần phải điều chỉnh, đạo lý này Triệu Trinh là người hiểu rõ nhất.
…….
Nói đến đây, Trần Khác cười mỉm rồi nói:
- Hơn nữa thời cơ vào lúc này là chín muồi nhất, Nguyên soái phải đánh ván bài này, hoàn toàn có thể giải bày nỗi oan ức, thể hiện lòng trung thành, cùng với ba tác dụng quan trọng khiến triều đình hài lòng.
- Tại sao Tam Lang lại có thể nhìn thấy vấn đề một cách thông suốt như vậy.
Địch Thanh cảm phục sát đất, ông thậm chí cảm thấy trước đây chính mình hết lần này đến lần khác từ chối kiến nghị của đối phương, thực chất cũng là vì không biết tốt xấu thế nào. Nhìn thấy Trần Khác, ông lại hết lời ca ngợi mà hổ thẹn nói:
- Ta năm nay đã gần nửa đời người, tại sao vẫn nửa tỉnh nửa mê?
Trần Khác trong lòng nói, đây cũng là chuyện quá bình thường, tôi trước kia đã từng xem qua “ Bách gia giảng đàn” nên cũng có chút kinh nghiệm. Đương nhiên hắn chỉ có thể làm ra vẻ cao thâm, cười nói:
- Nguyên soái chớ có nói như vậy, mỗi người chuyên tâm nghiên cứu những ngành học khác nhau, dù tôi có học cả đời cũng không thể học hết được bản lĩnh đánh trận của Nguyên soái.
- Điều đó không cần thiết.
Địch Thanh lắc đầu cười, rồi nói:
- Nếu ngươi muốn học, ta có thể truyền hết lại cho. Ta tin rằng với tài trí của Tam Lang, ngày nào đó đem binh dẫm nát Hạ Lan Sơn, bắt Lý Lượng Phúc cũng không phải điều khó khăn gì.
Hạ Lan Sơn là bên trong cảnh giới của Tây Hạ.
- Nhiệm vụ vinh quang mà khó khăn này…
Trần Khác cười khà khà nói:
- Vẫn nên để cho Nguyên soái thì đúng hơn!
- Cũng không biết đời này,
Cảm xúc trong lòng Địch Thanh bỗng nhiên trào dâng lên, ông nói tiếp:
- Có còn cơ hội nào xông pha trận mạc nữa hay không.
- Nói đến chuyện dẫm nát Hạ Lan Sơn, tôi có bài từ tặng cho Nguyên soái.
Trần Khác lần này không hề biết thẹn, lòng tự nhủ, Nhạc Vũ Mục, ngài là người chững chạc, khoan dung độ lượng, chắc chắn sẽ không để ý ta lấy bài từ cứu giúp Địch Võ, nói không chừng, trên thế giới này sẽ không thể lại có “nỗi nhục Tĩnh Khang” (*) nữa đâu…
(*) “Nỗi nhục Tĩnh Khang”: diễn ra vào năm 1127, dưới thời vua Khâm Tông Triệu Hoàn niên hiệu Tĩnh Khang, triều đình thối nát trầm trọng. Nước Kim đang ráo riết chuẩn bị tấn công Đại Tống. Không nghe lời can gián của một số trung thần, Khâm Tông chấp nhận nghị hoà một cách nhục nhã với Kim, chịu những điều ước bất bình đẳng. Tuy vậy người Kim vẫn tiếp tục đánh phá kinh đô Đại Tống, phủ Khai Phong.
Năm 1127, Kim phế Thái thượng hoàng Huy Tông Triệu Cát và Khâm Tông Triệu Hoàn xuống làm thứ dân. Kim lại lập Trương Bang Xương lên làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Sở. Bắc Tống từ đây diệt vong.
Người TQ xem đây là nỗi nhục nhã to lớn, gọi là “nỗi nhục Tĩnh Khang”.
- Từ lâu đã nghe nói Tam Lang có tài làm thơ tuyệt diệu.
Địch Thanh mừng rỡ nói:
- Ta sẽ đích thân mài mực cho ngươi!
- Được!
Trần Khác trong lòng nghĩ, bài từ của Nhạc gia gia, ngài cũng mài mực. Hắn nhấc bút lên, bài “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Vũ Mục được viết ra trên tờ giấy, bút pháp vô cùng bay bổng:
“Nộ phát xung quan, bằng lan xử, tiêu tiêu vũ vũ hiết. Sĩ vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài kích liệt. Tam thập công danh trần dữ thổ, bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt. Mạc đẳng nhàn, bạch liều thiếu niên đầu, không bi thiết!”
“Thiền uyên sỉ, do vị tuyết, thần tử hận, hà thì diệt? Giá trường xa, đạp phá Hạ Lan Sơn khuyết. Tráng chí cơ xan hồ lỗ nhục, tiếu đàm khát ẩm hung nô huyết. Đãi tong đầu, thu thập cựu sơn hà, triều thiên khuyết!” (*)
(*) Bản dịch của Nam Trân:
Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài.
Hùng tâm khích liệt,
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.
Mối nhục Tĩnh Khang,
Chưa gội hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
Rồi đây dành lại cả giang san,
Về chầu cửa khuyết.
Địch Thanh đứng ở bên cạnh nhìn, chỉ cảm thấy từng chữ đều đánh vào tâm hồn của chính mình, nhiệt huyết một thời đã nguội lạnh kia lại một lần nữa sôi trào, chí hướng đã bị chôn vùi từ lâu được đánh thức dậy, như đang cào xé tâm can, dồn ép lá phổi của ông. Tất cả dường như muốn bức ra khỏi lồng ngực ông, giống như biến thành tiếng gào thét vang dội – “sĩ vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài kích liệt”! (Ngóng trời xa, uất hận kêu dài, hùng tâm khích liệt)
Khi Trần Khác viết xong, Địch Thanh nước mắt đã ràn rụa, ông cúi đầu thật sâu về phía Trần Khác nói:
- Tam Lang, cảm ơn ngươi đã cứu ta. Địch Thanh của hai mươi năm trước đã hồi sinh, Địch Thanh nuôi chí lớn mưu cầu công danh đó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa!
- Tác giả của bài từ này là Nguyên soái chứ không phải là tôi.
Trần Khác quả quyết nói:
- Xin ngài nhớ kĩ, bằng không không thể đạt được hiệu quả triệt để, còn dễ gặp phải cản trở.
- Vậy…
Địch Thanh vội hiểu ý không nói tiếp nữa, võ tướng cấu kết với tôn thất, từ trước tới nay là điều cấm kị của đế vương. Nếu nói tác giả của bài từ này là Trần Khác, triều đình nhất định có sự nghi ngờ hắn có phải có quan hệ với Triệu Tông Tích… Mối quan hệ của Trần Khác và Triệu Tông Tích sau khi đã công khai lần đó trong triều đình, không ai là không biết, và không ai không hiểu.
- Chỉ có điều chiếm lấy một tác phẩm tuyệt tác của Tam Lang, thực làm cho con người ta xấu hổ vô cùng.
Giống như Nhạc Phi (tức Nhạc Vũ Mục), tố chất văn học của Địch Thanh cũng không tồi, đủ để có được một tác phẩm như thế này. Hơn nữa ông lại mang thân phận con nhà võ vốn oai hùng, rất thích hợp với bài từ này, cho nên tuyệt đối sẽ không bị hoài nghi là có người viết thay.
- Nguyên soái sao lại nản lòng như vậy, vừa bắt đầu đã thấy không thuận lợi rồi?
Trần Khác lắc đầu nói:
- Tôi sẽ giúp ngài, chỉ là không quen nhìn phẩm hạnh của một số quan văn, ngài cũng không cần cảm thấy nợ tôi, tôi tuyệt đối sẽ không uy hiếp ngài bất cứ điều gì. Chỉ cần ngài có thể qua được cửa ải này, xây dựng một viện võ học, thì một bài từ của kẻ hèn mọn này có đáng là gì?! Đúng không, Nhạc gia gia?
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư