Nhật Ký XiZ
Chương 25: Cho con, đầu năm
Hôm nay mùng một tết, cả ngày bố chỉ có mỗi việc đi ra, đi vào để trở nên bận rộn hơn và không phải nhớ quá nhiều về con. Bà ngoại hỏi “Bố có muốn nói gì với con gái nữa không?”. Trong những giây phút ngắn ngủi đó, bố không biết nhắn nhủ thêm điều gì. Vì vậy bố sẽ ghi lại những gì muốn nói, để sau này lớn lên khi đọc lại chúng, con sẽ hiểu bố từng nghĩ về con thế nào.
Con có nhớ không? Lần đầu tiên bố chở con đi dạo, qua chiếc cầu cong cong, con chỉ tay hỏi bố “Bố ơi, có phải dưới kia là nước không?”. Bố giải thích đó là sông. Con lại hỏi tiếp “Sông là gì hả bố?” Ồ, sông bắt nguồn từ những con suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Sau này lớn lên, con sẽ hiểu điều này. Dòng sông cũng như dòng chảy cuộc đời của mỗi con người, có những lúc dịu dàng, bình yên, có lúc gào thét dữ dội trong bão lũ; nó cũng như những vui buồn, thăng trầm và sóng gió… mà chúng ta phải trải qua trong suốt hành trình làm người.
Con phải nhớ điều đó để khi đối diện với những gì không mong muốn, con không trở nên quá sợ hãi, lo lắng và đánh mất mình.
Lần trước lên thăm con, lúc về con cứ khóc mãi. Bà ngoại quát “Không được khóc nhè!”, khi đấy bố lại nghĩ khác. Không có giọt nước mắt nào đáng che đậy hay xấu hổ, ngoài những giọt nước mắt nhỏ xuống vì sự bất lực và hèn yếu của bản thân khi phải đối mặt với khó khăn trước mắt. Có giọt nước mắt nhỏ xuống vì người thân yêu, vì xúc động trước những điều đẹp đẽ, cao cả nhưng cũng có giọt nước mắt của cá sấu khi giữ chặt con mồi trong chân. Có những giọt nước mắt khiến ta yếu đuối hơn, nhưng cũng có những giọt nước mắt khiến ta trở nên mạnh mẽ.
Ngày trước bố hay được khen nên muốn dặn con điều này: Có thể bỏ qua rất nhiều chê trách, nhưng với lời khen con hãy hết sức thận trọng. Người ta có thể được khích lệ vì lời khen đúng lúc, nhưng người ta cũng có thể giết một ai đó chỉ bằng những lời khen ngợi lúc bốc đồng. Ngày trước hồi còn đi học, bạn bè và người quen luôn khen bố viết văn hay, lúc ấy bố ngạo nghễ đón nhận nó như một điều hiển nhiên. Đến lúc bước chân vào đời, bố đã thất vọng vì không thể chấp nhận được những thất bại mà bố gặp phải, dù là nhỏ nhất.
Con thấy không? Lời khen tặng luôn mang đến cho ta sự ảo tưởng quá lớn vào bản thân.
Ảo tưởng là khởi nguồn của mọi thất vọng và đổ vỡ.
Hãy mở lòng nếu thấy đủ lòng tin.
Tuy nhiên, bố cũng muốn nhắc con: nỗi buồn của mình cuối cùng cũng chỉ là của mình thôi!
Đầu năm bố có mấy lời muốn viết cho con, cũng là viết cho mình. Để mai này đọc lại con sẽ hiểu bố - khác với những gì con từng “nghe người khác nói”
Bố của con.
Con có nhớ không? Lần đầu tiên bố chở con đi dạo, qua chiếc cầu cong cong, con chỉ tay hỏi bố “Bố ơi, có phải dưới kia là nước không?”. Bố giải thích đó là sông. Con lại hỏi tiếp “Sông là gì hả bố?” Ồ, sông bắt nguồn từ những con suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Sau này lớn lên, con sẽ hiểu điều này. Dòng sông cũng như dòng chảy cuộc đời của mỗi con người, có những lúc dịu dàng, bình yên, có lúc gào thét dữ dội trong bão lũ; nó cũng như những vui buồn, thăng trầm và sóng gió… mà chúng ta phải trải qua trong suốt hành trình làm người.
Con phải nhớ điều đó để khi đối diện với những gì không mong muốn, con không trở nên quá sợ hãi, lo lắng và đánh mất mình.
Lần trước lên thăm con, lúc về con cứ khóc mãi. Bà ngoại quát “Không được khóc nhè!”, khi đấy bố lại nghĩ khác. Không có giọt nước mắt nào đáng che đậy hay xấu hổ, ngoài những giọt nước mắt nhỏ xuống vì sự bất lực và hèn yếu của bản thân khi phải đối mặt với khó khăn trước mắt. Có giọt nước mắt nhỏ xuống vì người thân yêu, vì xúc động trước những điều đẹp đẽ, cao cả nhưng cũng có giọt nước mắt của cá sấu khi giữ chặt con mồi trong chân. Có những giọt nước mắt khiến ta yếu đuối hơn, nhưng cũng có những giọt nước mắt khiến ta trở nên mạnh mẽ.
Ngày trước bố hay được khen nên muốn dặn con điều này: Có thể bỏ qua rất nhiều chê trách, nhưng với lời khen con hãy hết sức thận trọng. Người ta có thể được khích lệ vì lời khen đúng lúc, nhưng người ta cũng có thể giết một ai đó chỉ bằng những lời khen ngợi lúc bốc đồng. Ngày trước hồi còn đi học, bạn bè và người quen luôn khen bố viết văn hay, lúc ấy bố ngạo nghễ đón nhận nó như một điều hiển nhiên. Đến lúc bước chân vào đời, bố đã thất vọng vì không thể chấp nhận được những thất bại mà bố gặp phải, dù là nhỏ nhất.
Con thấy không? Lời khen tặng luôn mang đến cho ta sự ảo tưởng quá lớn vào bản thân.
Ảo tưởng là khởi nguồn của mọi thất vọng và đổ vỡ.
Hãy mở lòng nếu thấy đủ lòng tin.
Tuy nhiên, bố cũng muốn nhắc con: nỗi buồn của mình cuối cùng cũng chỉ là của mình thôi!
Đầu năm bố có mấy lời muốn viết cho con, cũng là viết cho mình. Để mai này đọc lại con sẽ hiểu bố - khác với những gì con từng “nghe người khác nói”
Bố của con.
Tác giả :
Song Hà