Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 75: Hồi thứ bảy mươi lăm
Thì ra tiếng la hét om sòm ở ngoài chỉ là sự phẫn nộ của dân chúng muốn được tự tay trừng trị Trương Tuấn.
Lát sau chư tướng vào bẩm:
- Trương Tuấn ở tại Lâm An thường hay gian dâm vợ con người, lại còn ỷ quyền thế chiếm đoạt tài sản của dân lành, nên nay những người ấy đến coi hành hình Trương Tuấn, quyết ý báo thù, họ giành nhau chen vào mắng chửi Trương Tuấn không ngớt, họ lại còn muốn được ăn gan uống máu Trương Tuấn họ mới hả dạ!
Nhạc phu nhân nói:
- Người thù của hắn thì nhiều mà chém có một đao, trả sao cho đủ, vậy thì bắt Trương Tuấn giao cho dân chúng, muốn làm sao cho hả giận thì làm.
Gia tướng vâng lệnh đem lời ấy truyền rao cho dân chúng hay, ai nấy đều quỳ xuống tạ ơn Nhạc phu nhân rồi xúm nhau khiêng Trương Tuấn đem ra để gần mé hồ, kẻ ném đá người đánh, hùa nhau đấm đá tơi bời.
Bỗng có người lớn tuổi trong bọn đứng ra nói:
- Liệt vị, xin dừng tay lại cho tôi phân tỏ một điều: nay chúng ta mong ơn Nhạc phu nhân giao đứa gian này để chúng ta báo thù cho thỏa mãn, nhưng trong chúng ta quá đông nếu làm như vậy sẽ có kẻ báo được, người không. Thật không công bằng, chi bằng đem nó để ngoài chỗ rộng chúng ta đứng qua một phía, mồi người chạy đến đem việc báo thù kể ra ba điều rồi mắng vào mặt hắn rồi cắn một miếng thôi. ý của tôi liệt vị nghĩ sao?
Dân chúng đều khen ý kiến hay lắm; liền đem Trương Tuấn ra chỗ đất trống trói vào cây liễu, rồi một người chạy đến trước mặt mắng lớn:
- Loài gian tặc, sao mi dám chiếm đoạt vợ ta?
Vừa nói vừa cắn, rứt ra một miếng thịt rồi đứng dẹp ra, người khác lại chạy vào vả vào mặt Trương Tuấn mắng:
- Gian tặc, sao mi chiếm đoạt ruộng đất của ta?
Nói rồi cũng cản một miếng thịt chạy ra. Đoạn một người khác nữa vào mắng:
- Trương Tuấn, sao mi giết cha ta?
Rồi sau đó cứ tiếp tục người nào cũng mắng nhiếc và cắn rứt Trương Tuấn một miếng thịt, ai nấy đều căm giận Trương Tuấn đến cực độ.
Cắn riết một hồi, Trương Tuấn không còn lấy một chút thịt, ban đầu còn rên la, rốt cuộc hết thở.
Chỉ vì Trương Tuấn lúc làm Giám Khảo tại võ trường có thề rằng: "Nếu hắn có lòng khi quân thì về sau phải chết nơi miệng muôn người". Lời thề ấy, ngờ đâu hôm nay lại vô cùng ứng nghiệm, quả là trời đất quỉ thần rất linh thiêng.
Khi Trương Tuấn chết rồi, Ngưu Cao truyền chém lấy thủ cấp cùng với thủ cấp Tần Hy, Vạn Sĩ Hoa, La Võ Tập cộng là bốn cái đem để trên bàn trước mộ Nhạc Phi cúng tế.
Mọi việc xong xuôi, Nhạc phu nhân và Ngưu Cao dắt nhau vào Triều tạ ơn Thiên tử rồi trở về phủ an nghỉ.
Hôm sau Châu Tam Húy sai quân dẫn gia quyến bọn gian thần về Lãnh Nam.
Cách vài ba ngày sau lại có bổn chương về cáo cấp:
- Đai binh của Ngột Truật đã lấy cầu Châu Tiên trấn, xin phát binh cứu viện cho mau.
Trương Tín mang bổn chương vào triều dâng lên, Hiếu Tông lập tức ra chỉ triệu Nhạc Lôi vào triều phong làm Tảo Bắc Đại Nguyên soái còn Ngưu Cao làm giám quân Đô đốc, Gia Cát Cẩm làm Quân sư. Các vị anh hùng đều theo ra trận chừng nào lập được công lao sẽ phong thưởng.
Nhạc Lôi tạ ơn, lãnh ấn lui ra.
Hôm sau, Trương Nguyên soái điều phát binh mã, Nhạc Lôi từ giã mẹ và vợ thẳng ra đấu trường kiểm điểm tướng sĩ dẫn hai mươi vạn quân sĩ, nổ súng kéo cờ rầm rộ ra đi, ra khỏi Lâm An nhắm Châu Tiên trấn thẳng tiến.
Việc này xin gác lại, bây giờ nhắc qua việc Đổng Tiên, khi còn ở tại Cửu Cung sơn làm tướng cướp, lúc gặp Trương Hiến thì đến đầu thuận Nhạc Phi để vợ con ở tại gần chân núi Cửu Cung, người con tên Đổng Diệu Tông tuổi còn nhỏ, sau Đổng Tiên bị trận Liên Hoàn giáp mã chết tại dinh Kim thì Nhạc Nguyên soái thường sai người đem vàng bạc chu cấp cho vợ con Đổng Tiên luôn luôn.
Khi Đổng Diệu Tông lớn lên tướng mạo to khỏe, mặt như nhọ chảo, sức mạnh muôn người khó địch, hay dùng cây Cửu Cổ thác thiên xoa nặng ngàn cân. Cả làng Cửu Cung đều kiêng sợ, nên thường gọi Diệu Tông bằng Quyện Địa Hổ.
Một hôm Đổng Diệu Tông đang ngồi chơi với chúng bạn kể chuyện này tích kia, cùng nhắc đến cha con Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, trong lòng cảm thấy bứt rứt không yên, liền trở về nhà sắm đồ hành lý từ biệt mẹ ra đi, quyết xuống Lâm An báo thù cho họ Nhạc.
Đi được vài ngày vừa đến Liệt Phong sơn trời đã gần tối nên phải tìm chỗ nghỉ chân. Chàng chạy đến phía trước chợt thấy trong đám rừng xông ra một người mình cao hơn trượng, tuổi không đầy hai mươi, mặt vàng như củ nghệ, đầu đội bao cân, mình mặc áo màu xanh, tay cầm đông côn, vừa trông thấy Đổng Diệu Tông đi tới, người ấy trợn mắt, quát:
- Hãy nộp tiền mãi lộ đây cho mau.
Diệu Tông vùng cười ngất, nói:
- Ông bạn muốn gì?
Người ấy gằn giọng:
- Hãy nộp tiền mãi lộ cho ta, đừng đánh trống lảng mà thiệt mạng đấy.
Diệu Tông lại cười gằn, nói:
- Ngươi chiếm dụng con đường này lúc nào mà ta không biết, tại sao hôm nay ngươi lại đòi tiền mãi lộ?
Người ấy trầm giọng:
- Hừ, khắp hết mọi nẻo đường trong thiên hạ chứ chẳng gì là con đường này, hễ gặp ông là phải nạp tiền ngay, nếu không thì chớ hòng đi qua.
Diệu Tông nói:
- Ngươi nhè ta mà hỏi tiền mãi lộ, chẳng khác nào đi gãi đầu cọp. Thôi để ta cho ngươi 'nếm mùi cây xoa này cho biết.
Vừa nói vừa vung xoa đâm tới, người ấy nổi giận cũng vung cây thục đồng côn đón đánh, hai người đánh nhau hơn năm mươi hiệp có dư, chưa phân hơn thua.
Diệu Tông nghĩ thầm: "Tên này võ nghệ cũng cao cường, chi bằng ta dụ hắn theo ta cho có bạn có khi hay hơn".
Nghĩ đoạn, Diệu Tông lấy cây xoa gài cứng cây côn của đối phương lại, nói:
- Ông bạn ơi, ta đánh với ngươi hơn nửa ngày mà ta quên hỏi tên họ ngươi, vậy xin hãy cho biết quí danh rồi sẽ đánh tiếp
Người ấy đáp:
- Ta đường đường đấng trượng phu đời nào biết giấu tên họ làm gì? Chính Vương Bưu là ta, lại có, biệt danh là Diêu San Hổ.
Diệu Tông cau mày nói:
- Ta xem ngươi có tài, sao không đi lập công danh lại ở đây làm nghề thảo khấu?
Vương Bưu nạt lớn:
- Đừng nói bậy, cha ta là tướng của Nhạc Nguyên soái há ta lại đi ăn cướp sao? Chỉ vì ta đi xuống Lâm An rủi thiếu tiền lộ phí nên mới hỏi ngươi mượn đỡ, sao ngươi dám bảo ta là ăn cướp?
Diệu Tông lại hỏi:
- Cha ngươi là tướng quan của Nhạc Nguyên soái, chẳng hay danh tự là gì?
Vương Bưu cười gằn:
- Cha ta là Vương Hoành, đâu đâu lại chẳng nghe danh.
Diệu Tông nghe nói mừng rỡ bảo:
- Thế thì chúng ta đều là người nhà cả rồi, tôi đây cũng chẳng phải nào ai lạ, chính là con của Thiết Diện Đổng Tiên tên Đổng Diệu Tông đây.
Vương Bưu nghe nói vội quăng cây thục đồng côn, vòng tay nói:
Té ra là Đổng công tử mà tôi không biết, xin miễn chấp, chẳng hay công tử đi đâu đây?
Diệu Tông bèn đem ý định mình muốn xuống Lâm An để báo thù cho Nhạc Phi bày tỏ cho Vương Bưu nghe, Vương Bưu nói:
- Tôi cũng không giấu chi công tử, xưa cha tôi phò Nhạc Nguyên soái trở về Lâm An, nhưng khi đi đến Bình Giang Dịch lại bị quân Hiệu úy đón bắt đại lão gia, cha tôi toan ra tay, lão gia lại không cho, đành phải để cho chúng giết chết, tôi ở nhà nghe tin ấy không biết được thật giả, vội từ biệt mẹ tôi xuống Bình Giang thám thính. Khi đi được nửa đường lại gặp quân sĩ của cha tôi đem giao cây thục đồng côn cho tôi, chừng ấy mới tin chắc chắn, lại nghe nói lão gia bị bắt về kinh, nên tôi phải trở về. Năm nay mẹ tôi mất, cậu tôi qua đời chỉ còn mình tôi trơ trọi, tôi quyết xuống Lâm An giết cho hết lũ gian thần để báo thù cho đại lão gia và cha tôi, ngặt vì tiền lộ phí có ít quá đi không tiện, nên phải ở đây làm càn kiếm thêm ít nhiều chi dụng.
Nói xong, hai người nhìn nhau cười xòa sau đó kết làm anh em, dắt nhau vào xóm tìm chỗ nghỉ ngơi qua đêm, sáng hôm sau nhắm Lâm An lên đường.
Hôm ấy, hai người đi đến Cửu Long sơn, bỗng nghe trong rừng có tiếng thanh la gióng vang dậy, rồi một bọn lâu la chạy ra bao vây hai người, kêu lớn:
Muốn bảo toàn tính mạng hãy nạp tiền mãi lộ ra đây cho mau!
Đổng Diệu Tông vỗ vai Vương Bưu nói:
- Kìa con cháu của Vương đệ nói năng gì mà lộn xộn thế?
Vương Bưu cả cười rồi chỉ bọn lâu la nói:
- Bớ các cháu, ông đang thiếu tiền lộ phí, các cháu có ít nhiều gì góp đem đây cho ông dùng đỡ nhé!
Bọn lâu la trố mắt nhìn nhau, nói:
- Ôi chao! Mấy hôm nay không có một mối hàng nào đáng giá, nay lại gặp loài quỉ đói này thiệt rủi ro!
Một tên trong bọn nói:
- Nếu không có thì để cái gói kia lại rồi hãy đi?
Vừa nói vừa xáp lại toan giật gói, Vương Bưu nổi giận vung cây đồng côn quét ngang một cái, bảy tám đứa ngã lăn, Diệu Tông cũng múa cây cửu cổ xoa, đưa ra một đường, năm sáu tên ngã sấp.
Bọn lâu la thất kinh dắt nhau chạy lên núi. Diệu Tông nói với Vương Bưu:
Bọn lâu la chạy lên núi, thế nào giây lát đây cũng có tên đầu đảng của chúng chạy xuống, anh em ta hãy chờ hắn xuống kiếm ít tiền lộ phí rồi hãy đi.
Vương Bưu gật đầu đáp:
- Anh nói phải lắm.
Còn đang chuyện vãn đã thấy trên núi một người cưỡi ngựa phi như bay xuống. Người này tướng mạo oai phong, mình cao da trắng, mặt vuông trán rộng, hai tai hắn thòng xuống chấm vai, đầu đội lăng ngân khôi, mình mặc đoàn hòa tú bạch bào, tay cầm song thiết kích, lướt tới nạt lớn:
- Loài mao tặc ở đâu dám đến đây đánh lâu la ta. Hãy nộp mạng mau!
Diệu Tông nổi giận xung thiên không thèm nói năng chi hết cứ việc vung xoa đâm liền. Hai bên đánh nhau độ hai mươi hiệp. Vương Bưu trông thấy Đổng Diệu Tông lúng túng đánh không lại, liền múa côn nhảy vào đánh giúp. Người ấy một mình cự với hai người, nhưng càng đánh sức mạnh càng tăng thêm. Hai người liệu bề đánh không lại nên quay ngựa chạy dài. Tướng ấy giục ngựa rượt theo, hai người liền quay lại, trợn mắt hét:
- Tên kia, ngươi đừng làm phách, chỉ vì anh em ta gấp rút đi báo thù lớn nên mới nhịn ngươi chứ không phải anh em ta chịu thua ngươi đâu.
Người ấy cười ha hả nói:
- Các ngươi đã nói vậy thì ta cũng không bức hiếp các ngươi làm gì, song phải nói rõ ngươi có oán thù gì với ai, nếu quả là thù lớn thì ta sẵn lòng cho các ngươi đi, bằng nói không mình bạch thì đừng hòng thoát khỏi tay ta.
Đổng Diệu Tông nói:
- Ta đây là con Đổng Tiên, tướng thủ hạ của Nhạc Nguyên soái, còn người này là Vương Bưu con Vương Hoành. Chỉ vì Nhạc gia bị bọn gian thần Tần Cối, Vạn Sĩ Hoa và La Võ Tập hãm hại nên nay hai anh em ta muốn xuống Lâm An giết cho hết bọn gian thần để báo thù. Vì vậy ta đi gấp, ngươi nghe rõ chưa?
Người ấy nghe nói vùng ngửa mặt lên trời cười ngất, rồi thâu kích nhảy xuống ngựa nói:
- Tôi gặp hai anh mà không biết thật đáng tội. Tôi đây chẳng phải ai xa lại mà chính là con của Dương Tái Hưng tên Dương Kế Châu. Từ khi cha tôi qui thuận Nhạc Nguyên soái, tôi hãy còn nhỏ ở nhà với mẹ, ngờ đâu cha tôi bị quân Kim giết hại tại Tiểu Thương hà, mẹ tôi đêm ngày thương khóc đến nỗi mang bệnh mà chết.
Tôi có ý định xuống đầu Nhạc lão gia để giết chết Ngột Truật trả mối thù cha, chẳng dè Nhạc lão gia lại bị gian thần hãm hại. Vì vậy tôi chiêu tập binh mã của cha tôi lúc trước, đồng thời sửa sang sơn trại để khởi đánh Kim Phiên, nay may gặp hai anh đây nếu muốn báo thù, hãy theo tôi lên núi ta cũng nghĩ kế.
Hai người nghe nói mừng rỡ, đáp:
- Thì ra Dương công tử đây mà chúng mình không biết. Hèn chi võ nghệ cao cường.
Dương Kế Châu dắt hai người lên núi vào sơn trại rồi đem hết tâm sự tỏ bày cho nhau biết.
Dương Kế Châu nói:
- Lâm An là chỗ đế đô, chắc binh mã nhiều lắm, ba anh em ta không nên nông nổi mà hỏng việc, chi bằng hai anh ở lại đây với tôi, chiêu tập anh hùng, đồn lương tích thảo cho đầy đủ, khi nào thấy đủ lực lượng sẽ kéo xuống Lâm An báo thù mới chắc chắn giành được thắng lợi.
Hai người khen phải, vui lòng ở lại đây chờ thời. Ngày nào cũng sai lâu la đi khắp các nơi thám thính. Ba người ăn ở với nhau rất ý hợp tâm đầu, họ kết làm anh em cùng sống chết có nhau xem nhau như anh em ruột thịt.
Ngày kia, ba người đang chuyện vãn trong sơn trại, bỗng thấy lâu la hớt hải chạy về báo:
- Dưới núi hiện có một đám quan quân giải tội phạm đi ngang qua đây, tôi coi mồi trong túi chúng cũng khá.
Vương Bưu đứng dậy nói:
- Để tôi đi bắt chúng nó cho.
Nói rồi dẫn một số lâu la chạy bay xuống núi, bỗng thấy bấn vị giải quan cùng năm sáu tên giải sai áp giải đến ba bốn mươi tội phạm, đàn ông, đàn bà và có cả con nít nữa.
Vương Bưu đón lại, nạt:
- Bọn kia, hãy nạp tiền mãi lộ đây cho mau.
Quan quân xem thấy kinh hồn hoảng vía, vội đáp:
- Chúng tôi đây không phải khách buôn, mà là lính giải tù, nay vâng lệnh giải những tội phạm này qua Lãnh Nam, xin Đại vương rộng lòng cho chúng tôi qua.
Vương Bưu nói:
- Ta không biết quan quân nào hết, hãy theo chúng ta lên núi sẽ hay.
Vừa nói vừa hối lâu la bắt hết, dẫn lên núi, đoạn vào trại nói với Dương Kế Châu:
- Tôi đã bắt được một bọn giải quan và tội phạm đem lên đây, vậy chúng ta hãy tra hỏi xem bọn phạm nhân này có oan uổng chi không, nếu triều đình nghe lũ gian thần hãm hại họ thì chúng ta giết quách bọn giải quan này để cứu họ kẻo tội nghiệp.
Dương Kế Châu chưa kịp đáp, bọn tội phạm nghe nói . đã kêu oan ầm ĩ. Bốn tên giải quan liền quỳ xuống bẩm:
- Xin Đại vương chớ nên nghe lời lũ ấy, vì chúng nó toàn là gia quyến của bọn gian thần chứ không có việc chi oan uổng.
Đổng Diệu Tông nói:
- Gia quyến của bọn gian thần nào hãy nói thật ra thử nào?
Giải quan giơ tay chỉ từng bọn, nói:
- Đây là dâu con của Tần Cối, kia là gia quyến của bọn Vạn Sĩ Hoa, La Võ Tập và Trương Tuấn danh sách chúng trong tờ văn thư đây này các đại vương hãy xem.
Dương Kế Châu hỏi:
- Chúng phạm tội gì, nói mau.
Giải quan liền đem việc vua Cao Tông băng hà, Hiếu Tông lên nối ngôi, Ngột Truật dấy binh, Trương Tín tâu vua xin tha hết cả nhà họ Nhạc, Công tử Nhạc Lôi thế chức của cha, Hiếu Tông ngự giá đến mộ Nhạc Nguyên soái tế điện, lại sai quan lên Thái Hành san chiêu an Ngưu Cao lão gia và chư tướng, đã bắt hết lũ gian thần xử trảm, còn con cháu và gia quyến thì đày lên Lãnh Nam.
Giải quan kể lại đầu đuôi không sót mảy may, ba vị đại vương nghe xong, cùng cười ngất:
- Không dè lũ gian thần ấy ngày nay ra thân như vậy.
Nói rồi khiến lâu la bắt hết gia quyến bọn gian thần.
Bọn lâu la vâng lệnh dẫn hết giai quyến lũ gian thần đem đến Bát Y đình trói lại chém lấy thủ cấp để dầy bàn rồi đem bài vị của Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến ra tế.
Vương Bưu lại đem bài vị của cha mình là Vương Hoành ra tế một hồi, bốn tên giải quan thấy vậy kinh hồn hoảng vía cứ việc cúi đầu năn nhỉ xin tha.
Dương Kế Châu nói:
- Các ngươi đừng sợ, hãy đứng dậy cho ta hỏi một điều Chẳng hay Nhạc công tử hiện đang ở tại Triều làm quan hay ở đâu?
Giải quan đáp:
- Nay triều đình đã phong cho Nhạc công tử là Tảo Bắc Đại Nguyên soái, Ngưu lão Tướng quân làm Giám quan, các vị anh hùng lớn nhỏ thảy đều theo ra trận, khởi binh hai mươi vạn đi tiễu trừ Ngột Truật để đón Nhị Đế hồi triều. Hiện giờ đại binh đã kéo đi Châu Tiên trấn rồi.
Dương Kế Châu liền sai bọn lâu la lấy tài vật của bọn gian thần thưởng cho giải quan rồi thả đi. Bọn giải quan mừng rỡ cúi đầu tạ ơn rồi xuống núi trở về Lâm An phục chỉ.
Sau đó Dương Kế Châu nói với Đồng Diệu Tông:
- Nếu Nhạc Lôi công tử đã kéo binh đi Tảo Bắc thì anh em ta cũng nên bỏ cái sơn trại này, dẫn hết binh mã ra đó giúp người, không biết ý kiến ấy có được chăng?
Đổng Diệu Tông nói:
- Lời đại ca nói hợp ý tôi lắm.
Dương Kế Châu lại nói:
- Ta chỉ ngại một điều là Nhạc nhị công tử không biết mặt ta, nên dẫn binh theo e người nghi hoặc, chư đệ hãy chịu phiền ra trước Châu Tiên trấn báo trước với Nhạc công tử, để ta ở lại đây thâu góp binh mã và lương thảo rồi sẽ đi sau.
Vương Bưu và Đổng Diệu Tông khen phải rồi từ biệt Dương Kế Châu dắt theo vài tên lâu la suốt ngày đêm nhắm Châu Tiên trấn tiến tới.
Nói qua Nhạc Lôi, khi lãnh ấn Đại Nguyên soái, lập tức dẫn hai mươi vạn binh kéo ra Châu Tiên trấn. Khi đi đến Thiên Trường quan, quan Tổng binh Trịnh Tài mở cửa ải nghênh tiếp. Nhạc Lôi chào đáp lễ rồi kéo quân lên Châu Tiên trấn, truyền an dinh hạ trại.
Quân thám tử của Kim Phiên trông thấy lập tức chạy về phi báo với Ngột Truật.
- Nay Tống triều sai con của Nhạc Nam man là Nhạc Lôi thống lãnh hai mươi vạn binh mã ra đến Châu Tiên trấn hạ dinh rồi.
Ngột Truật cười ha hả, nói:
- Tống Triều đã hết người rồi mới sai bọn con nít đến đây, thế thì cơ nghiệp nhà Tống sắp tuyệt rồi.
Hôm sau, Nhạc Lôi thăng trướng, chư tướng triều kiến xong xuôi, Nhạc Lôi hỏi:
- Hôm nay có vị tướng quân nào dám ra trận đầu tiên không?
Nói chưa dứt lời đã có một tướng xông ra bẩm:
- Tôi xin đi.
Nhạc Lôi xem lại người ấy là âu Dương Tùng Thiện, liền phát ba ngàn quân, bảo kéo đến dinh Kim khiêu chiến.
Tùng Thiện lĩnh mệnh lên ngựa vung song phủ, kéo binh thẳng đến trước dinh Kim kêu lớn:
- Trong dinh Phiên có tướng nào giỏi ra đây nếm thử mùi búa của ta chơi!
Tiểu Phiên chạy vào báo, Ngột Truật hỏi chư tướng:
- Có Nam man đến khiêu chiến, ai dám ra binh bắt hắn?
Dưới trướng có một Phiên tướng ứng đáp ngay:
- Tôi là Thổ Đức Long xin đi bắt hắn cho.
Ngột Truật liền điểm ba ngàn binh mã cho Thổ Đức Long ra ngựa.
Thổ Đức Long lên ngựa múa thương ra trận. Âu Dương Tùng Thiện trông thấy tướng ấy mật xanh như chàm, mắt đỏ như tôm luộc, đầu đội kim khôi, mình mang kim giáp, cưỡi ngựa huỳnh bưu, tay cầm Ô du côn, bên phải mang cung, bên trái đeo tên.
Âu Dương Tùng Thiện nghĩ thầm:
- "Ta ở tại bến sông đưa đò đã lâu từng gặp rất nhiều tay kỳ khôi, nhưng chưa hề thấy ai hình dung cổ quái như vậy Nay ra trận đầu mà gặp gã dị tướng như vậy chẳng lẽ ta chịu thua hắn thì coi sao được?"
Nghĩ đoạn, lớn tiếng quát:
- Mi tên họ là chi? Hãy nói ra cho mau.
Thổ Đức Long nói:
- Ta là thủ hạ của Đại Kim Quốc Xương Bình Vương Bình Nam Đại Nguyên soái Hoàn Nhan Ngột Truật; Tiên phong Bình Chương Thổ Đức Long là ta đây, còn ngươi là ai dám đến đây ngăn trở đại binh?
Tùng Thiện nói:
- Ông đây là trướng hạ của Đại Tống Thiên Tử Giá Tiền Đô Đốc Tảo Bắc Nhạc Lôi Nguyên soái, đô thống Âu Dương Tùng Thiện, Ngũ Phương Thái Tuế ông đây, sao mi chưa xuống ngựa chịu trói cho rồi để ông khỏi nhọc sức.
Thổ Đức Long nổi giận xung thiên múa côn đánh liền, Tùng Thiện cũng vung búa ngàn đỡ rồi đón đánh quyết liệt Hai người đao kề, búa côn choảng nhau nghe choang choang một qua một lại ước chừng mươi hiệp, Thổ Đức Long đã đuổi sức ráng đánh thêm chừng vài ba hiệp nữa, mệt chẳng ra hơi bị Tùng Thiện giáng cho một búa bể óc té nhào xuống ngựa chết tươi.
Tùng Thiện nhảy xuống cắt lấy thủ cấp, đánh trống đắc thắng kẻo binh về dinh chờ lệnh, Nhạc Lôi sai quan Chánh Ti ghi công thứ nhất cho âu Dương Tùng Thiện.
Quân Phiên chạy về phi báo, ba anh em Thổ Đức Hổ, Thổ Đức Bưu và Thổ Đức Báo liền bước ra bẩm:
- Anh tôi bị chết về tay tướng Nam man, vậy xin chúa công hãy cho ba anh em tôi xuất quân bắt bọn chúng để báo thù cho anh tôi.
Ngột Truật y lời, phát ba ngàn binh mã cho ba người ra trận. Ba anh em vâng lệnh dẫn binh đến trước dinh Tống kêu mắng, quân tiểu hiệu chạy vào phi báo, Nhạc Lôi truyền lệnh mời lão tướng Kiết Thanh hiệp với Tông Lương và Dư Lôi dẫn ba ngàn quân kéo ra nghênh chiến.
Ba người vâng lệnh dẫn binh ra dinh, ngó thấy bên kia ba tướng Phiên thảy đều hình dùng cổ quái, tướng mạo dữ dằn.
Kiết Thanh lướt tới, nạt lớn:
- Loài man di kia, hãy nói tên họ ra cho mau để rồi ta còn cắt cổ.
Bên kia, Thổ Đức Hổ cũng lướt tới quát:
- Loài Nam man, mi chẳng nghe danh ta lợi hại thế nào sao dám đến đây khua môi múa mỏ? Ta là Tiền Phong Bình chương trướng hạ của Tứ Hoàng tử tên Thổ Đức Hổ đây, tam đệ của ta là Thổ Đức Bưu, Tứ đệ của ta là Thổ Đức Báo, chúng bay giết chết đại ca ta, nay chúng ta đến đây quyết lấy gan chúng bây để tế điện.
Kiết Thanh nghe nói ngửa mặt lên trời cười ngất, nói:
- Chúng bay là lũ chuột nhắt lại đòi moi gan của ông sao? Hãy xem cây roi của ông đây!
Vừa nói vừa vung lang nha bổng nhắm đầu Thổ Đức Hổ đánh tới. Thổ Dục Hổ cũng vung cây thiết thích lang nha côn đón đánh, hai tướng đánh với nhau hơn ba mươi hiệp, Thổ Đức Hổ đuối sức coi bộ ngăn đỡ không nổi nữa. Thổ Đức Bưu lập tức vung đao xông vào trợ chiến; bên này Tông Lương cũng vung côn nhảy ra đón đánh. Thổ Đức Báo thấy thế cũng vung cây trượng nhị xà mâu xông ra. Dư Lôi cũng vung song chùy nhảy vào tiếp chiến.
Sáu tướng đánh với nhau tối trời mịt đất; Thổ Đức Bưu bị chậm tay một chút bị Tông Lương đánh một con té nhào xuống ngựa. Ba quan ồ lên đánh trống khua chiêng trợ lực. Thổ Đức Hổ giựt mình trở tay không kịp, bị Kiết Thanh quất một roi hồn lìa khói xác. Thổ Đức Báo thấy hai anh vong mạng không dám đánh nữa liền quày ngựa chạy dài. Ba viên Tống tướng không thèm truy kích liền đem hai cái thủ cấp trở về báo công.
Thổ Đức Báo chạy thẳng về dinh ra mắt Ngột Truật bẩm:
- Tướng Nam man quá lợi hại, chúng giết chết hai anh tôi rồi, tôi nhắm đánh không nổi nên trở về đây chịu tội.
Ngột Truật bị thất bại hai trận, lòng nóng như lửa đốt lên tiếng hỏi:
- Có ai dám đánh với bọn Nam man nữa không?
Lúc ấy Đại Nguyên soái Chiêm Đắc Lực đỏ hoe hai mắt, bước ra nói lớn:
- Để tôi ra trận trừ khử chúng nó cho.
Ngột Truật gật đầu nói:
- Tướng công mà ra quân thì chắc chắc thành công.
Nói rồi, điểm ba ngàn quân cho Chiêm Đắc Lực đi báo thù. Chiêm Đắc Lực lãnh binh xách song chùy nặng ngàn cân tung mình nhảy lên con lạc đà, kéo binh đến trước dinh Tống khiêu chiếu.
Quân vào phi báo, Nhạc Lôi liền sai La Hồng và Ngưu Thông dẫn ba ngàn binh mã ra cự chiến. Hai tướng vâng lệnh dẫn binh ra trận trông thấy Phiên tướng đầu đội kim quang có giặt đôi lông trĩ, mình mang kim giáp nịt dây da tượng, lưng đeo thanh phong kiếm, lưng giắt nhạn linh đao, mặt đỏ như huyết dụ, râu vàng như râu ngô.
Ngưu Thông lướt tới quát lớn:
- Mi tên họ chi hãy nói mau rồi chịu chết!
Chiêm Đắc Lực đáp:
- Ta là Kim Bang đại nguyên soái Chiêm Đắc Lực đây Còn mi tên họ chi dám ra đây chống cự với ta?
Ngưu Thông đáp gọn:
- Kim Mao Thái Tuế chính là ông đây. Kẻ nào vô phúc gặp ông tức là Diêm Vương đã gọi rồi, hãy nếm thử cây đao của ông đây này!
Vừa nói vừa vung đao chém sả xuống, Chiêm Đắc Lực đưa chùy đỡ vọt ra rồi giáng xuống một chùy, Ngưu Thông vung đao ra đỡ, chẳng dè chùy của đối phương nặng quá, hai tay của Ngưu Thông cảm thấy bủn rủn, Ngưu Thông còn ngơ ngác, Chiêm Đắc Lực bồi thêm một chùy nữa. Ngưu Thông không dám đỡ, liền né sang một bên, rủi trật nên ngã nhào xuống ngựa. La Hồng thấy vậy liền giục ngựa bay ra đón đánh. Quân Tống nhờ vậy cứu được Ngưu Thông đem về. La Hồng đánh với Chiêm Đắc Lực chừng năm sáu hiệp nhắm cự không lại liền quay ngựa chạy dài; Chiêm Đắc Lực giục ngựa rượt theo bén gót.
Quân chạy vào phi báo, Nhạc Lôi vội sai Tông Lương, Dư Lôi, Âu Dương Tùng Thiện và Trịnh Thế Bửu lập tức ra tiếp ứng.
Bốn tướng vừa phi ngựa chạy ra, gặp La Hồng chạy về, phía sau tướng Phiên theo sát gót, Tông Lương huy động thiết côn, Tùng Thiện vung song phủ, Dư Lôi sử dụng song chùy, Trịnh Thế Bửu vung thiết phương sóc, áp ra một lượt bao vây Chiêm Đắc Lực, nhưng Chiêm Đắc Lực không chút sợ sệt, hắn múa cặp tử kim chùy, tả xông hữu đột, đánh với bấn tướng dư bốn mươi hiệp, nhưng càng đánh sức càng mạnh thêm. Bốn tướng liệu đánh không lại quay ngựa chạy về.
Chiêm Đắc Lực thấy trời tối liền gióng chiêng thu binh về dinh ra mặt Ngột Truật báo công thắng trận.
Ngột Truật mừng rỡ, nói:
- Hôm nay Nguyên soái khó nhọc, hãy về dinh nghỉ ngơi rồi ngày mai đi đánh nữa.
Chiêm Đắc Lực từ tạ về dinh rồi sáng hôm sau lại đến khiêu chiến.
Nhạc Lôi liền truyền lệnh sai Vương An, Kiết Thành Lượng, Thi Phụng, Thang Anh, Ngũ Liên, Dư Lôi, Hàn Khởi Long, Hàn Khởi Phụng và Nhạc Đình cộng hết là mười viên tiểu tướng ra trận một lượt.
Chư tướng vâng lệnh ào ra, không nói năng gì cả, cứ việc bao vây Chiêm Đắc Lực đâm chém lia lịa. Chiêm Đắc Lực nạt lớn:
- Chúng bay có hết thảy bao nhiêu hãy tập trung hết ra đây chịu chết luôn thể.
Vừa nói vừa múa chùy tả xông hữu đột không hề biết sợ sệt là gì. Tiểu Phiên chạy về phi báo, Ngột Truật sai Táng Y Hãn, Không Ngạn Câu, Bột Đổng, Hấp Lý và Ô Nhãn Lang Quân bốn viên dũng tướng ra trợ lực.
Lúc ấy Chiêm Đắc Lực đang tung hoành giữa trận như hùm dữ lìa non, như giao long xuất hải, lại thêm bốn tướng xông vào trợ lực nữa, khí thế lại càng uy mãnh thêm, mười viên tiểu tướng kia làm sao đánh cho lại? Vì vậy mười viên tiểu tướng quay ngựa chạy thẳng về dinh. Chiêm Đắc Lực giục ngựa đuổi riết theo, khi đến cửa dinh, binh Tống dùng cung tên bắn vãi ra như mưa nên Chiêm Đắc Lực không dám theo nữa vội đánh chiêng thu binh trở về đợi lệnh.
Nhạc Lôi lấy làm lo lắng, sáng hôm sau triệu tập chư tướng vào thương nghị, Gia Cát Cẩm nói:
- Nguyên soái đừng lo, đêm hôm qua tôi có đánh quẻ xem biết có cứu tinh gần đến. Chắc là có Đại tướng đến đây giúp ta Tảo Bắc thành công đấy.
Còn đang thương nghị, bỗng nghe quân sĩ chạy vào báo:
- Hôm nay Chiêm Đắc Lực lại đến trước dinh ta khiêu chiến nữa, hắn còn đòi xông vào dinh đạp thành ra bình địa và nói nhiều lời rất hỗn xược, tôi chẳng dám nói ra.
Nhạc Lôi nghe qua cau mày, nói:
- Tên Phiên ấy vô cùng lợi hại, chúng ta làm sao chống cự nổi? Chi bằng hãy treo miễn chiến bài để nghĩ kế rồi sẽ ra binh.
Ngưu Cao đứng một bên nghe vậy, vùng nói lớn:
- Hãy khoan, xưa cha cháu hễ cờ phất thì địch chạy cong đuôi, chứ chưa hề biết thất bại trận nào cả. Nay cháu làm Nguyên soái mới ra binh gặp một tên tướng Phiên quèn đã treo miễn chiến bài thì nhục lắm, để chú ra bắt nó cho.
Nói rồi cầm giản lên ngựa xông ra hét như sấm nổ:
- Chiêm Đắc Lực là thằng nào đâu?
Chiêm Đắc Lực lướt tới xoe tròn đôi mắt như than lửa đỏ, quát hỏi:
- Ngươi là ai, đã biết danh ta sao không trốn đi còn ra đây chịu chết? Ngươi đã tới số phải không?
Ngưu Cao cười gằn:
- Thế thì ngươi quả là tên vô danh tiểu tốt mới không biết danh của Ngưu lão gia, thôi đừng nói chi nhiều lời, hãy ráng mà chịu đựng cây giản của ta đây này.
Vừa nói vừa vung giản đánh tới. Chiêm Đắc Lực cũng múa chùy đỡ hất giản ra khỏi rồi trả lại một chùy. Ngưu Cao vận hết công lực đỡ vẹt ra, chẳng dè chùy giáng xuống nặng quá làm rách toác cả hổ khẩu tay, Ngưu Cao thất kinh liền quay ngựa bỏ chạy, nhưng lúc nãy đã chót khoác lác với đứa cháu Nhạc Lôi và chư tướng giờ quay chạy về dinh thì còn mặt 'mũi nào, nên cứ nhắm rừng hoang chạy tuốt may ra tướng địch bỏ không truy đuổi, chẳng dè Chiêm Đắc Lực giục ngựa đuổi theo bén gót.
Bỗng có tiếng:
- Ngưu lão tướng, xin dừng ngựa lại.
Lát sau chư tướng vào bẩm:
- Trương Tuấn ở tại Lâm An thường hay gian dâm vợ con người, lại còn ỷ quyền thế chiếm đoạt tài sản của dân lành, nên nay những người ấy đến coi hành hình Trương Tuấn, quyết ý báo thù, họ giành nhau chen vào mắng chửi Trương Tuấn không ngớt, họ lại còn muốn được ăn gan uống máu Trương Tuấn họ mới hả dạ!
Nhạc phu nhân nói:
- Người thù của hắn thì nhiều mà chém có một đao, trả sao cho đủ, vậy thì bắt Trương Tuấn giao cho dân chúng, muốn làm sao cho hả giận thì làm.
Gia tướng vâng lệnh đem lời ấy truyền rao cho dân chúng hay, ai nấy đều quỳ xuống tạ ơn Nhạc phu nhân rồi xúm nhau khiêng Trương Tuấn đem ra để gần mé hồ, kẻ ném đá người đánh, hùa nhau đấm đá tơi bời.
Bỗng có người lớn tuổi trong bọn đứng ra nói:
- Liệt vị, xin dừng tay lại cho tôi phân tỏ một điều: nay chúng ta mong ơn Nhạc phu nhân giao đứa gian này để chúng ta báo thù cho thỏa mãn, nhưng trong chúng ta quá đông nếu làm như vậy sẽ có kẻ báo được, người không. Thật không công bằng, chi bằng đem nó để ngoài chỗ rộng chúng ta đứng qua một phía, mồi người chạy đến đem việc báo thù kể ra ba điều rồi mắng vào mặt hắn rồi cắn một miếng thôi. ý của tôi liệt vị nghĩ sao?
Dân chúng đều khen ý kiến hay lắm; liền đem Trương Tuấn ra chỗ đất trống trói vào cây liễu, rồi một người chạy đến trước mặt mắng lớn:
- Loài gian tặc, sao mi dám chiếm đoạt vợ ta?
Vừa nói vừa cắn, rứt ra một miếng thịt rồi đứng dẹp ra, người khác lại chạy vào vả vào mặt Trương Tuấn mắng:
- Gian tặc, sao mi chiếm đoạt ruộng đất của ta?
Nói rồi cũng cản một miếng thịt chạy ra. Đoạn một người khác nữa vào mắng:
- Trương Tuấn, sao mi giết cha ta?
Rồi sau đó cứ tiếp tục người nào cũng mắng nhiếc và cắn rứt Trương Tuấn một miếng thịt, ai nấy đều căm giận Trương Tuấn đến cực độ.
Cắn riết một hồi, Trương Tuấn không còn lấy một chút thịt, ban đầu còn rên la, rốt cuộc hết thở.
Chỉ vì Trương Tuấn lúc làm Giám Khảo tại võ trường có thề rằng: "Nếu hắn có lòng khi quân thì về sau phải chết nơi miệng muôn người". Lời thề ấy, ngờ đâu hôm nay lại vô cùng ứng nghiệm, quả là trời đất quỉ thần rất linh thiêng.
Khi Trương Tuấn chết rồi, Ngưu Cao truyền chém lấy thủ cấp cùng với thủ cấp Tần Hy, Vạn Sĩ Hoa, La Võ Tập cộng là bốn cái đem để trên bàn trước mộ Nhạc Phi cúng tế.
Mọi việc xong xuôi, Nhạc phu nhân và Ngưu Cao dắt nhau vào Triều tạ ơn Thiên tử rồi trở về phủ an nghỉ.
Hôm sau Châu Tam Húy sai quân dẫn gia quyến bọn gian thần về Lãnh Nam.
Cách vài ba ngày sau lại có bổn chương về cáo cấp:
- Đai binh của Ngột Truật đã lấy cầu Châu Tiên trấn, xin phát binh cứu viện cho mau.
Trương Tín mang bổn chương vào triều dâng lên, Hiếu Tông lập tức ra chỉ triệu Nhạc Lôi vào triều phong làm Tảo Bắc Đại Nguyên soái còn Ngưu Cao làm giám quân Đô đốc, Gia Cát Cẩm làm Quân sư. Các vị anh hùng đều theo ra trận chừng nào lập được công lao sẽ phong thưởng.
Nhạc Lôi tạ ơn, lãnh ấn lui ra.
Hôm sau, Trương Nguyên soái điều phát binh mã, Nhạc Lôi từ giã mẹ và vợ thẳng ra đấu trường kiểm điểm tướng sĩ dẫn hai mươi vạn quân sĩ, nổ súng kéo cờ rầm rộ ra đi, ra khỏi Lâm An nhắm Châu Tiên trấn thẳng tiến.
Việc này xin gác lại, bây giờ nhắc qua việc Đổng Tiên, khi còn ở tại Cửu Cung sơn làm tướng cướp, lúc gặp Trương Hiến thì đến đầu thuận Nhạc Phi để vợ con ở tại gần chân núi Cửu Cung, người con tên Đổng Diệu Tông tuổi còn nhỏ, sau Đổng Tiên bị trận Liên Hoàn giáp mã chết tại dinh Kim thì Nhạc Nguyên soái thường sai người đem vàng bạc chu cấp cho vợ con Đổng Tiên luôn luôn.
Khi Đổng Diệu Tông lớn lên tướng mạo to khỏe, mặt như nhọ chảo, sức mạnh muôn người khó địch, hay dùng cây Cửu Cổ thác thiên xoa nặng ngàn cân. Cả làng Cửu Cung đều kiêng sợ, nên thường gọi Diệu Tông bằng Quyện Địa Hổ.
Một hôm Đổng Diệu Tông đang ngồi chơi với chúng bạn kể chuyện này tích kia, cùng nhắc đến cha con Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, trong lòng cảm thấy bứt rứt không yên, liền trở về nhà sắm đồ hành lý từ biệt mẹ ra đi, quyết xuống Lâm An báo thù cho họ Nhạc.
Đi được vài ngày vừa đến Liệt Phong sơn trời đã gần tối nên phải tìm chỗ nghỉ chân. Chàng chạy đến phía trước chợt thấy trong đám rừng xông ra một người mình cao hơn trượng, tuổi không đầy hai mươi, mặt vàng như củ nghệ, đầu đội bao cân, mình mặc áo màu xanh, tay cầm đông côn, vừa trông thấy Đổng Diệu Tông đi tới, người ấy trợn mắt, quát:
- Hãy nộp tiền mãi lộ đây cho mau.
Diệu Tông vùng cười ngất, nói:
- Ông bạn muốn gì?
Người ấy gằn giọng:
- Hãy nộp tiền mãi lộ cho ta, đừng đánh trống lảng mà thiệt mạng đấy.
Diệu Tông lại cười gằn, nói:
- Ngươi chiếm dụng con đường này lúc nào mà ta không biết, tại sao hôm nay ngươi lại đòi tiền mãi lộ?
Người ấy trầm giọng:
- Hừ, khắp hết mọi nẻo đường trong thiên hạ chứ chẳng gì là con đường này, hễ gặp ông là phải nạp tiền ngay, nếu không thì chớ hòng đi qua.
Diệu Tông nói:
- Ngươi nhè ta mà hỏi tiền mãi lộ, chẳng khác nào đi gãi đầu cọp. Thôi để ta cho ngươi 'nếm mùi cây xoa này cho biết.
Vừa nói vừa vung xoa đâm tới, người ấy nổi giận cũng vung cây thục đồng côn đón đánh, hai người đánh nhau hơn năm mươi hiệp có dư, chưa phân hơn thua.
Diệu Tông nghĩ thầm: "Tên này võ nghệ cũng cao cường, chi bằng ta dụ hắn theo ta cho có bạn có khi hay hơn".
Nghĩ đoạn, Diệu Tông lấy cây xoa gài cứng cây côn của đối phương lại, nói:
- Ông bạn ơi, ta đánh với ngươi hơn nửa ngày mà ta quên hỏi tên họ ngươi, vậy xin hãy cho biết quí danh rồi sẽ đánh tiếp
Người ấy đáp:
- Ta đường đường đấng trượng phu đời nào biết giấu tên họ làm gì? Chính Vương Bưu là ta, lại có, biệt danh là Diêu San Hổ.
Diệu Tông cau mày nói:
- Ta xem ngươi có tài, sao không đi lập công danh lại ở đây làm nghề thảo khấu?
Vương Bưu nạt lớn:
- Đừng nói bậy, cha ta là tướng của Nhạc Nguyên soái há ta lại đi ăn cướp sao? Chỉ vì ta đi xuống Lâm An rủi thiếu tiền lộ phí nên mới hỏi ngươi mượn đỡ, sao ngươi dám bảo ta là ăn cướp?
Diệu Tông lại hỏi:
- Cha ngươi là tướng quan của Nhạc Nguyên soái, chẳng hay danh tự là gì?
Vương Bưu cười gằn:
- Cha ta là Vương Hoành, đâu đâu lại chẳng nghe danh.
Diệu Tông nghe nói mừng rỡ bảo:
- Thế thì chúng ta đều là người nhà cả rồi, tôi đây cũng chẳng phải nào ai lạ, chính là con của Thiết Diện Đổng Tiên tên Đổng Diệu Tông đây.
Vương Bưu nghe nói vội quăng cây thục đồng côn, vòng tay nói:
Té ra là Đổng công tử mà tôi không biết, xin miễn chấp, chẳng hay công tử đi đâu đây?
Diệu Tông bèn đem ý định mình muốn xuống Lâm An để báo thù cho Nhạc Phi bày tỏ cho Vương Bưu nghe, Vương Bưu nói:
- Tôi cũng không giấu chi công tử, xưa cha tôi phò Nhạc Nguyên soái trở về Lâm An, nhưng khi đi đến Bình Giang Dịch lại bị quân Hiệu úy đón bắt đại lão gia, cha tôi toan ra tay, lão gia lại không cho, đành phải để cho chúng giết chết, tôi ở nhà nghe tin ấy không biết được thật giả, vội từ biệt mẹ tôi xuống Bình Giang thám thính. Khi đi được nửa đường lại gặp quân sĩ của cha tôi đem giao cây thục đồng côn cho tôi, chừng ấy mới tin chắc chắn, lại nghe nói lão gia bị bắt về kinh, nên tôi phải trở về. Năm nay mẹ tôi mất, cậu tôi qua đời chỉ còn mình tôi trơ trọi, tôi quyết xuống Lâm An giết cho hết lũ gian thần để báo thù cho đại lão gia và cha tôi, ngặt vì tiền lộ phí có ít quá đi không tiện, nên phải ở đây làm càn kiếm thêm ít nhiều chi dụng.
Nói xong, hai người nhìn nhau cười xòa sau đó kết làm anh em, dắt nhau vào xóm tìm chỗ nghỉ ngơi qua đêm, sáng hôm sau nhắm Lâm An lên đường.
Hôm ấy, hai người đi đến Cửu Long sơn, bỗng nghe trong rừng có tiếng thanh la gióng vang dậy, rồi một bọn lâu la chạy ra bao vây hai người, kêu lớn:
Muốn bảo toàn tính mạng hãy nạp tiền mãi lộ ra đây cho mau!
Đổng Diệu Tông vỗ vai Vương Bưu nói:
- Kìa con cháu của Vương đệ nói năng gì mà lộn xộn thế?
Vương Bưu cả cười rồi chỉ bọn lâu la nói:
- Bớ các cháu, ông đang thiếu tiền lộ phí, các cháu có ít nhiều gì góp đem đây cho ông dùng đỡ nhé!
Bọn lâu la trố mắt nhìn nhau, nói:
- Ôi chao! Mấy hôm nay không có một mối hàng nào đáng giá, nay lại gặp loài quỉ đói này thiệt rủi ro!
Một tên trong bọn nói:
- Nếu không có thì để cái gói kia lại rồi hãy đi?
Vừa nói vừa xáp lại toan giật gói, Vương Bưu nổi giận vung cây đồng côn quét ngang một cái, bảy tám đứa ngã lăn, Diệu Tông cũng múa cây cửu cổ xoa, đưa ra một đường, năm sáu tên ngã sấp.
Bọn lâu la thất kinh dắt nhau chạy lên núi. Diệu Tông nói với Vương Bưu:
Bọn lâu la chạy lên núi, thế nào giây lát đây cũng có tên đầu đảng của chúng chạy xuống, anh em ta hãy chờ hắn xuống kiếm ít tiền lộ phí rồi hãy đi.
Vương Bưu gật đầu đáp:
- Anh nói phải lắm.
Còn đang chuyện vãn đã thấy trên núi một người cưỡi ngựa phi như bay xuống. Người này tướng mạo oai phong, mình cao da trắng, mặt vuông trán rộng, hai tai hắn thòng xuống chấm vai, đầu đội lăng ngân khôi, mình mặc đoàn hòa tú bạch bào, tay cầm song thiết kích, lướt tới nạt lớn:
- Loài mao tặc ở đâu dám đến đây đánh lâu la ta. Hãy nộp mạng mau!
Diệu Tông nổi giận xung thiên không thèm nói năng chi hết cứ việc vung xoa đâm liền. Hai bên đánh nhau độ hai mươi hiệp. Vương Bưu trông thấy Đổng Diệu Tông lúng túng đánh không lại, liền múa côn nhảy vào đánh giúp. Người ấy một mình cự với hai người, nhưng càng đánh sức mạnh càng tăng thêm. Hai người liệu bề đánh không lại nên quay ngựa chạy dài. Tướng ấy giục ngựa rượt theo, hai người liền quay lại, trợn mắt hét:
- Tên kia, ngươi đừng làm phách, chỉ vì anh em ta gấp rút đi báo thù lớn nên mới nhịn ngươi chứ không phải anh em ta chịu thua ngươi đâu.
Người ấy cười ha hả nói:
- Các ngươi đã nói vậy thì ta cũng không bức hiếp các ngươi làm gì, song phải nói rõ ngươi có oán thù gì với ai, nếu quả là thù lớn thì ta sẵn lòng cho các ngươi đi, bằng nói không mình bạch thì đừng hòng thoát khỏi tay ta.
Đổng Diệu Tông nói:
- Ta đây là con Đổng Tiên, tướng thủ hạ của Nhạc Nguyên soái, còn người này là Vương Bưu con Vương Hoành. Chỉ vì Nhạc gia bị bọn gian thần Tần Cối, Vạn Sĩ Hoa và La Võ Tập hãm hại nên nay hai anh em ta muốn xuống Lâm An giết cho hết bọn gian thần để báo thù. Vì vậy ta đi gấp, ngươi nghe rõ chưa?
Người ấy nghe nói vùng ngửa mặt lên trời cười ngất, rồi thâu kích nhảy xuống ngựa nói:
- Tôi gặp hai anh mà không biết thật đáng tội. Tôi đây chẳng phải ai xa lại mà chính là con của Dương Tái Hưng tên Dương Kế Châu. Từ khi cha tôi qui thuận Nhạc Nguyên soái, tôi hãy còn nhỏ ở nhà với mẹ, ngờ đâu cha tôi bị quân Kim giết hại tại Tiểu Thương hà, mẹ tôi đêm ngày thương khóc đến nỗi mang bệnh mà chết.
Tôi có ý định xuống đầu Nhạc lão gia để giết chết Ngột Truật trả mối thù cha, chẳng dè Nhạc lão gia lại bị gian thần hãm hại. Vì vậy tôi chiêu tập binh mã của cha tôi lúc trước, đồng thời sửa sang sơn trại để khởi đánh Kim Phiên, nay may gặp hai anh đây nếu muốn báo thù, hãy theo tôi lên núi ta cũng nghĩ kế.
Hai người nghe nói mừng rỡ, đáp:
- Thì ra Dương công tử đây mà chúng mình không biết. Hèn chi võ nghệ cao cường.
Dương Kế Châu dắt hai người lên núi vào sơn trại rồi đem hết tâm sự tỏ bày cho nhau biết.
Dương Kế Châu nói:
- Lâm An là chỗ đế đô, chắc binh mã nhiều lắm, ba anh em ta không nên nông nổi mà hỏng việc, chi bằng hai anh ở lại đây với tôi, chiêu tập anh hùng, đồn lương tích thảo cho đầy đủ, khi nào thấy đủ lực lượng sẽ kéo xuống Lâm An báo thù mới chắc chắn giành được thắng lợi.
Hai người khen phải, vui lòng ở lại đây chờ thời. Ngày nào cũng sai lâu la đi khắp các nơi thám thính. Ba người ăn ở với nhau rất ý hợp tâm đầu, họ kết làm anh em cùng sống chết có nhau xem nhau như anh em ruột thịt.
Ngày kia, ba người đang chuyện vãn trong sơn trại, bỗng thấy lâu la hớt hải chạy về báo:
- Dưới núi hiện có một đám quan quân giải tội phạm đi ngang qua đây, tôi coi mồi trong túi chúng cũng khá.
Vương Bưu đứng dậy nói:
- Để tôi đi bắt chúng nó cho.
Nói rồi dẫn một số lâu la chạy bay xuống núi, bỗng thấy bấn vị giải quan cùng năm sáu tên giải sai áp giải đến ba bốn mươi tội phạm, đàn ông, đàn bà và có cả con nít nữa.
Vương Bưu đón lại, nạt:
- Bọn kia, hãy nạp tiền mãi lộ đây cho mau.
Quan quân xem thấy kinh hồn hoảng vía, vội đáp:
- Chúng tôi đây không phải khách buôn, mà là lính giải tù, nay vâng lệnh giải những tội phạm này qua Lãnh Nam, xin Đại vương rộng lòng cho chúng tôi qua.
Vương Bưu nói:
- Ta không biết quan quân nào hết, hãy theo chúng ta lên núi sẽ hay.
Vừa nói vừa hối lâu la bắt hết, dẫn lên núi, đoạn vào trại nói với Dương Kế Châu:
- Tôi đã bắt được một bọn giải quan và tội phạm đem lên đây, vậy chúng ta hãy tra hỏi xem bọn phạm nhân này có oan uổng chi không, nếu triều đình nghe lũ gian thần hãm hại họ thì chúng ta giết quách bọn giải quan này để cứu họ kẻo tội nghiệp.
Dương Kế Châu chưa kịp đáp, bọn tội phạm nghe nói . đã kêu oan ầm ĩ. Bốn tên giải quan liền quỳ xuống bẩm:
- Xin Đại vương chớ nên nghe lời lũ ấy, vì chúng nó toàn là gia quyến của bọn gian thần chứ không có việc chi oan uổng.
Đổng Diệu Tông nói:
- Gia quyến của bọn gian thần nào hãy nói thật ra thử nào?
Giải quan giơ tay chỉ từng bọn, nói:
- Đây là dâu con của Tần Cối, kia là gia quyến của bọn Vạn Sĩ Hoa, La Võ Tập và Trương Tuấn danh sách chúng trong tờ văn thư đây này các đại vương hãy xem.
Dương Kế Châu hỏi:
- Chúng phạm tội gì, nói mau.
Giải quan liền đem việc vua Cao Tông băng hà, Hiếu Tông lên nối ngôi, Ngột Truật dấy binh, Trương Tín tâu vua xin tha hết cả nhà họ Nhạc, Công tử Nhạc Lôi thế chức của cha, Hiếu Tông ngự giá đến mộ Nhạc Nguyên soái tế điện, lại sai quan lên Thái Hành san chiêu an Ngưu Cao lão gia và chư tướng, đã bắt hết lũ gian thần xử trảm, còn con cháu và gia quyến thì đày lên Lãnh Nam.
Giải quan kể lại đầu đuôi không sót mảy may, ba vị đại vương nghe xong, cùng cười ngất:
- Không dè lũ gian thần ấy ngày nay ra thân như vậy.
Nói rồi khiến lâu la bắt hết gia quyến bọn gian thần.
Bọn lâu la vâng lệnh dẫn hết giai quyến lũ gian thần đem đến Bát Y đình trói lại chém lấy thủ cấp để dầy bàn rồi đem bài vị của Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến ra tế.
Vương Bưu lại đem bài vị của cha mình là Vương Hoành ra tế một hồi, bốn tên giải quan thấy vậy kinh hồn hoảng vía cứ việc cúi đầu năn nhỉ xin tha.
Dương Kế Châu nói:
- Các ngươi đừng sợ, hãy đứng dậy cho ta hỏi một điều Chẳng hay Nhạc công tử hiện đang ở tại Triều làm quan hay ở đâu?
Giải quan đáp:
- Nay triều đình đã phong cho Nhạc công tử là Tảo Bắc Đại Nguyên soái, Ngưu lão Tướng quân làm Giám quan, các vị anh hùng lớn nhỏ thảy đều theo ra trận, khởi binh hai mươi vạn đi tiễu trừ Ngột Truật để đón Nhị Đế hồi triều. Hiện giờ đại binh đã kéo đi Châu Tiên trấn rồi.
Dương Kế Châu liền sai bọn lâu la lấy tài vật của bọn gian thần thưởng cho giải quan rồi thả đi. Bọn giải quan mừng rỡ cúi đầu tạ ơn rồi xuống núi trở về Lâm An phục chỉ.
Sau đó Dương Kế Châu nói với Đồng Diệu Tông:
- Nếu Nhạc Lôi công tử đã kéo binh đi Tảo Bắc thì anh em ta cũng nên bỏ cái sơn trại này, dẫn hết binh mã ra đó giúp người, không biết ý kiến ấy có được chăng?
Đổng Diệu Tông nói:
- Lời đại ca nói hợp ý tôi lắm.
Dương Kế Châu lại nói:
- Ta chỉ ngại một điều là Nhạc nhị công tử không biết mặt ta, nên dẫn binh theo e người nghi hoặc, chư đệ hãy chịu phiền ra trước Châu Tiên trấn báo trước với Nhạc công tử, để ta ở lại đây thâu góp binh mã và lương thảo rồi sẽ đi sau.
Vương Bưu và Đổng Diệu Tông khen phải rồi từ biệt Dương Kế Châu dắt theo vài tên lâu la suốt ngày đêm nhắm Châu Tiên trấn tiến tới.
Nói qua Nhạc Lôi, khi lãnh ấn Đại Nguyên soái, lập tức dẫn hai mươi vạn binh kéo ra Châu Tiên trấn. Khi đi đến Thiên Trường quan, quan Tổng binh Trịnh Tài mở cửa ải nghênh tiếp. Nhạc Lôi chào đáp lễ rồi kéo quân lên Châu Tiên trấn, truyền an dinh hạ trại.
Quân thám tử của Kim Phiên trông thấy lập tức chạy về phi báo với Ngột Truật.
- Nay Tống triều sai con của Nhạc Nam man là Nhạc Lôi thống lãnh hai mươi vạn binh mã ra đến Châu Tiên trấn hạ dinh rồi.
Ngột Truật cười ha hả, nói:
- Tống Triều đã hết người rồi mới sai bọn con nít đến đây, thế thì cơ nghiệp nhà Tống sắp tuyệt rồi.
Hôm sau, Nhạc Lôi thăng trướng, chư tướng triều kiến xong xuôi, Nhạc Lôi hỏi:
- Hôm nay có vị tướng quân nào dám ra trận đầu tiên không?
Nói chưa dứt lời đã có một tướng xông ra bẩm:
- Tôi xin đi.
Nhạc Lôi xem lại người ấy là âu Dương Tùng Thiện, liền phát ba ngàn quân, bảo kéo đến dinh Kim khiêu chiến.
Tùng Thiện lĩnh mệnh lên ngựa vung song phủ, kéo binh thẳng đến trước dinh Kim kêu lớn:
- Trong dinh Phiên có tướng nào giỏi ra đây nếm thử mùi búa của ta chơi!
Tiểu Phiên chạy vào báo, Ngột Truật hỏi chư tướng:
- Có Nam man đến khiêu chiến, ai dám ra binh bắt hắn?
Dưới trướng có một Phiên tướng ứng đáp ngay:
- Tôi là Thổ Đức Long xin đi bắt hắn cho.
Ngột Truật liền điểm ba ngàn binh mã cho Thổ Đức Long ra ngựa.
Thổ Đức Long lên ngựa múa thương ra trận. Âu Dương Tùng Thiện trông thấy tướng ấy mật xanh như chàm, mắt đỏ như tôm luộc, đầu đội kim khôi, mình mang kim giáp, cưỡi ngựa huỳnh bưu, tay cầm Ô du côn, bên phải mang cung, bên trái đeo tên.
Âu Dương Tùng Thiện nghĩ thầm:
- "Ta ở tại bến sông đưa đò đã lâu từng gặp rất nhiều tay kỳ khôi, nhưng chưa hề thấy ai hình dung cổ quái như vậy Nay ra trận đầu mà gặp gã dị tướng như vậy chẳng lẽ ta chịu thua hắn thì coi sao được?"
Nghĩ đoạn, lớn tiếng quát:
- Mi tên họ là chi? Hãy nói ra cho mau.
Thổ Đức Long nói:
- Ta là thủ hạ của Đại Kim Quốc Xương Bình Vương Bình Nam Đại Nguyên soái Hoàn Nhan Ngột Truật; Tiên phong Bình Chương Thổ Đức Long là ta đây, còn ngươi là ai dám đến đây ngăn trở đại binh?
Tùng Thiện nói:
- Ông đây là trướng hạ của Đại Tống Thiên Tử Giá Tiền Đô Đốc Tảo Bắc Nhạc Lôi Nguyên soái, đô thống Âu Dương Tùng Thiện, Ngũ Phương Thái Tuế ông đây, sao mi chưa xuống ngựa chịu trói cho rồi để ông khỏi nhọc sức.
Thổ Đức Long nổi giận xung thiên múa côn đánh liền, Tùng Thiện cũng vung búa ngàn đỡ rồi đón đánh quyết liệt Hai người đao kề, búa côn choảng nhau nghe choang choang một qua một lại ước chừng mươi hiệp, Thổ Đức Long đã đuổi sức ráng đánh thêm chừng vài ba hiệp nữa, mệt chẳng ra hơi bị Tùng Thiện giáng cho một búa bể óc té nhào xuống ngựa chết tươi.
Tùng Thiện nhảy xuống cắt lấy thủ cấp, đánh trống đắc thắng kẻo binh về dinh chờ lệnh, Nhạc Lôi sai quan Chánh Ti ghi công thứ nhất cho âu Dương Tùng Thiện.
Quân Phiên chạy về phi báo, ba anh em Thổ Đức Hổ, Thổ Đức Bưu và Thổ Đức Báo liền bước ra bẩm:
- Anh tôi bị chết về tay tướng Nam man, vậy xin chúa công hãy cho ba anh em tôi xuất quân bắt bọn chúng để báo thù cho anh tôi.
Ngột Truật y lời, phát ba ngàn binh mã cho ba người ra trận. Ba anh em vâng lệnh dẫn binh đến trước dinh Tống kêu mắng, quân tiểu hiệu chạy vào phi báo, Nhạc Lôi truyền lệnh mời lão tướng Kiết Thanh hiệp với Tông Lương và Dư Lôi dẫn ba ngàn quân kéo ra nghênh chiến.
Ba người vâng lệnh dẫn binh ra dinh, ngó thấy bên kia ba tướng Phiên thảy đều hình dùng cổ quái, tướng mạo dữ dằn.
Kiết Thanh lướt tới, nạt lớn:
- Loài man di kia, hãy nói tên họ ra cho mau để rồi ta còn cắt cổ.
Bên kia, Thổ Đức Hổ cũng lướt tới quát:
- Loài Nam man, mi chẳng nghe danh ta lợi hại thế nào sao dám đến đây khua môi múa mỏ? Ta là Tiền Phong Bình chương trướng hạ của Tứ Hoàng tử tên Thổ Đức Hổ đây, tam đệ của ta là Thổ Đức Bưu, Tứ đệ của ta là Thổ Đức Báo, chúng bay giết chết đại ca ta, nay chúng ta đến đây quyết lấy gan chúng bây để tế điện.
Kiết Thanh nghe nói ngửa mặt lên trời cười ngất, nói:
- Chúng bay là lũ chuột nhắt lại đòi moi gan của ông sao? Hãy xem cây roi của ông đây!
Vừa nói vừa vung lang nha bổng nhắm đầu Thổ Đức Hổ đánh tới. Thổ Dục Hổ cũng vung cây thiết thích lang nha côn đón đánh, hai tướng đánh với nhau hơn ba mươi hiệp, Thổ Đức Hổ đuối sức coi bộ ngăn đỡ không nổi nữa. Thổ Đức Bưu lập tức vung đao xông vào trợ chiến; bên này Tông Lương cũng vung côn nhảy ra đón đánh. Thổ Đức Báo thấy thế cũng vung cây trượng nhị xà mâu xông ra. Dư Lôi cũng vung song chùy nhảy vào tiếp chiến.
Sáu tướng đánh với nhau tối trời mịt đất; Thổ Đức Bưu bị chậm tay một chút bị Tông Lương đánh một con té nhào xuống ngựa. Ba quan ồ lên đánh trống khua chiêng trợ lực. Thổ Đức Hổ giựt mình trở tay không kịp, bị Kiết Thanh quất một roi hồn lìa khói xác. Thổ Đức Báo thấy hai anh vong mạng không dám đánh nữa liền quày ngựa chạy dài. Ba viên Tống tướng không thèm truy kích liền đem hai cái thủ cấp trở về báo công.
Thổ Đức Báo chạy thẳng về dinh ra mắt Ngột Truật bẩm:
- Tướng Nam man quá lợi hại, chúng giết chết hai anh tôi rồi, tôi nhắm đánh không nổi nên trở về đây chịu tội.
Ngột Truật bị thất bại hai trận, lòng nóng như lửa đốt lên tiếng hỏi:
- Có ai dám đánh với bọn Nam man nữa không?
Lúc ấy Đại Nguyên soái Chiêm Đắc Lực đỏ hoe hai mắt, bước ra nói lớn:
- Để tôi ra trận trừ khử chúng nó cho.
Ngột Truật gật đầu nói:
- Tướng công mà ra quân thì chắc chắc thành công.
Nói rồi, điểm ba ngàn quân cho Chiêm Đắc Lực đi báo thù. Chiêm Đắc Lực lãnh binh xách song chùy nặng ngàn cân tung mình nhảy lên con lạc đà, kéo binh đến trước dinh Tống khiêu chiếu.
Quân vào phi báo, Nhạc Lôi liền sai La Hồng và Ngưu Thông dẫn ba ngàn binh mã ra cự chiến. Hai tướng vâng lệnh dẫn binh ra trận trông thấy Phiên tướng đầu đội kim quang có giặt đôi lông trĩ, mình mang kim giáp nịt dây da tượng, lưng đeo thanh phong kiếm, lưng giắt nhạn linh đao, mặt đỏ như huyết dụ, râu vàng như râu ngô.
Ngưu Thông lướt tới quát lớn:
- Mi tên họ chi hãy nói mau rồi chịu chết!
Chiêm Đắc Lực đáp:
- Ta là Kim Bang đại nguyên soái Chiêm Đắc Lực đây Còn mi tên họ chi dám ra đây chống cự với ta?
Ngưu Thông đáp gọn:
- Kim Mao Thái Tuế chính là ông đây. Kẻ nào vô phúc gặp ông tức là Diêm Vương đã gọi rồi, hãy nếm thử cây đao của ông đây này!
Vừa nói vừa vung đao chém sả xuống, Chiêm Đắc Lực đưa chùy đỡ vọt ra rồi giáng xuống một chùy, Ngưu Thông vung đao ra đỡ, chẳng dè chùy của đối phương nặng quá, hai tay của Ngưu Thông cảm thấy bủn rủn, Ngưu Thông còn ngơ ngác, Chiêm Đắc Lực bồi thêm một chùy nữa. Ngưu Thông không dám đỡ, liền né sang một bên, rủi trật nên ngã nhào xuống ngựa. La Hồng thấy vậy liền giục ngựa bay ra đón đánh. Quân Tống nhờ vậy cứu được Ngưu Thông đem về. La Hồng đánh với Chiêm Đắc Lực chừng năm sáu hiệp nhắm cự không lại liền quay ngựa chạy dài; Chiêm Đắc Lực giục ngựa rượt theo bén gót.
Quân chạy vào phi báo, Nhạc Lôi vội sai Tông Lương, Dư Lôi, Âu Dương Tùng Thiện và Trịnh Thế Bửu lập tức ra tiếp ứng.
Bốn tướng vừa phi ngựa chạy ra, gặp La Hồng chạy về, phía sau tướng Phiên theo sát gót, Tông Lương huy động thiết côn, Tùng Thiện vung song phủ, Dư Lôi sử dụng song chùy, Trịnh Thế Bửu vung thiết phương sóc, áp ra một lượt bao vây Chiêm Đắc Lực, nhưng Chiêm Đắc Lực không chút sợ sệt, hắn múa cặp tử kim chùy, tả xông hữu đột, đánh với bấn tướng dư bốn mươi hiệp, nhưng càng đánh sức càng mạnh thêm. Bốn tướng liệu đánh không lại quay ngựa chạy về.
Chiêm Đắc Lực thấy trời tối liền gióng chiêng thu binh về dinh ra mặt Ngột Truật báo công thắng trận.
Ngột Truật mừng rỡ, nói:
- Hôm nay Nguyên soái khó nhọc, hãy về dinh nghỉ ngơi rồi ngày mai đi đánh nữa.
Chiêm Đắc Lực từ tạ về dinh rồi sáng hôm sau lại đến khiêu chiến.
Nhạc Lôi liền truyền lệnh sai Vương An, Kiết Thành Lượng, Thi Phụng, Thang Anh, Ngũ Liên, Dư Lôi, Hàn Khởi Long, Hàn Khởi Phụng và Nhạc Đình cộng hết là mười viên tiểu tướng ra trận một lượt.
Chư tướng vâng lệnh ào ra, không nói năng gì cả, cứ việc bao vây Chiêm Đắc Lực đâm chém lia lịa. Chiêm Đắc Lực nạt lớn:
- Chúng bay có hết thảy bao nhiêu hãy tập trung hết ra đây chịu chết luôn thể.
Vừa nói vừa múa chùy tả xông hữu đột không hề biết sợ sệt là gì. Tiểu Phiên chạy về phi báo, Ngột Truật sai Táng Y Hãn, Không Ngạn Câu, Bột Đổng, Hấp Lý và Ô Nhãn Lang Quân bốn viên dũng tướng ra trợ lực.
Lúc ấy Chiêm Đắc Lực đang tung hoành giữa trận như hùm dữ lìa non, như giao long xuất hải, lại thêm bốn tướng xông vào trợ lực nữa, khí thế lại càng uy mãnh thêm, mười viên tiểu tướng kia làm sao đánh cho lại? Vì vậy mười viên tiểu tướng quay ngựa chạy thẳng về dinh. Chiêm Đắc Lực giục ngựa đuổi riết theo, khi đến cửa dinh, binh Tống dùng cung tên bắn vãi ra như mưa nên Chiêm Đắc Lực không dám theo nữa vội đánh chiêng thu binh trở về đợi lệnh.
Nhạc Lôi lấy làm lo lắng, sáng hôm sau triệu tập chư tướng vào thương nghị, Gia Cát Cẩm nói:
- Nguyên soái đừng lo, đêm hôm qua tôi có đánh quẻ xem biết có cứu tinh gần đến. Chắc là có Đại tướng đến đây giúp ta Tảo Bắc thành công đấy.
Còn đang thương nghị, bỗng nghe quân sĩ chạy vào báo:
- Hôm nay Chiêm Đắc Lực lại đến trước dinh ta khiêu chiến nữa, hắn còn đòi xông vào dinh đạp thành ra bình địa và nói nhiều lời rất hỗn xược, tôi chẳng dám nói ra.
Nhạc Lôi nghe qua cau mày, nói:
- Tên Phiên ấy vô cùng lợi hại, chúng ta làm sao chống cự nổi? Chi bằng hãy treo miễn chiến bài để nghĩ kế rồi sẽ ra binh.
Ngưu Cao đứng một bên nghe vậy, vùng nói lớn:
- Hãy khoan, xưa cha cháu hễ cờ phất thì địch chạy cong đuôi, chứ chưa hề biết thất bại trận nào cả. Nay cháu làm Nguyên soái mới ra binh gặp một tên tướng Phiên quèn đã treo miễn chiến bài thì nhục lắm, để chú ra bắt nó cho.
Nói rồi cầm giản lên ngựa xông ra hét như sấm nổ:
- Chiêm Đắc Lực là thằng nào đâu?
Chiêm Đắc Lực lướt tới xoe tròn đôi mắt như than lửa đỏ, quát hỏi:
- Ngươi là ai, đã biết danh ta sao không trốn đi còn ra đây chịu chết? Ngươi đã tới số phải không?
Ngưu Cao cười gằn:
- Thế thì ngươi quả là tên vô danh tiểu tốt mới không biết danh của Ngưu lão gia, thôi đừng nói chi nhiều lời, hãy ráng mà chịu đựng cây giản của ta đây này.
Vừa nói vừa vung giản đánh tới. Chiêm Đắc Lực cũng múa chùy đỡ hất giản ra khỏi rồi trả lại một chùy. Ngưu Cao vận hết công lực đỡ vẹt ra, chẳng dè chùy giáng xuống nặng quá làm rách toác cả hổ khẩu tay, Ngưu Cao thất kinh liền quay ngựa bỏ chạy, nhưng lúc nãy đã chót khoác lác với đứa cháu Nhạc Lôi và chư tướng giờ quay chạy về dinh thì còn mặt 'mũi nào, nên cứ nhắm rừng hoang chạy tuốt may ra tướng địch bỏ không truy đuổi, chẳng dè Chiêm Đắc Lực giục ngựa đuổi theo bén gót.
Bỗng có tiếng:
- Ngưu lão tướng, xin dừng ngựa lại.
Tác giả :
Mộng Bình Sơn