Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 29: Hồi thứ hai mươi chín
Thấy Nguyễn Lương bơi đã gần bờ nách lại kẹp cứng tên Hoàng tử phiên quốc, chư tướng đều hết sức vui mừng. Ngờ đâu Ngột Truật nộ khí xung thiên trợn con mắt nhìn Nguyễn Lương, rống lên một tiếng rung động mặt nước, trên đầu Ngột Truật đột nhiên xuất hiện một con rồng lửa, nhe nanh múa vuốt, nhắm ngay mặt Nguyễn Lương chụp tới.
Nguyễn Lương thất kinh rú lên một tiếng thất thanh, buông Ngột Truật ra rồi lặn tuốt xuống đáy sông.
Quân Phiên chèo thuyền đến vớt ngay Ngột Truật và con ngựa đem lên thuyền lớn rồi chèo thẳng về phía bờ Bắc.
Quân Phiên nhảy được lên bờ vội vàng chạy thẳng về phủ Hà Giang. Ngột Truật kiểm điểm lại binh mã rồi sai tướng ra canh giữ Hoàng Hà.
Khi trấn an được tinh thần, Ngột Truật nói với chư tướng:
- Từ khi ta vào Trung Nguyên đến nay chưa hề có trận nào đại bại như vậy. Thật quả Nhạc Phi quá lợi hại.
Nói rồi làm biểu sai người về Phiên quốc xin thêm binh mã đem sang quyết hơn thua với Nhạc Phi một trận.
Khi Nhạc Phi thấy Ngột Truật thoát khỏi rồi, liền than thở với chư tướng:
- Quả thật lòng trời chưa dứt tên Ngột Truật, nhưng chỉ tiếc cho người dân chài, một kẻ anh hùng hảo hán trên đời ít có, không biết có được toàn tính mạng hay không?
Vừa than thở đến đây bỗng thấy hắn ta từ dưới nước trồi đầu lên, ai nấy đều mừng rỡ. Ngưu Cao lại kêu lớn:
- Bớ ông bạn, Nguyên soái đang trông ngươi đây này, hãy lên cho mau.
Nguyễn Lương nghe gọi vội lội thẳng vào bừo chạy lên quỳ trước đầu ngựa Nhạc Phi.
Nhạc Phi vội xuống ngựa đỡ người ấy dậy và hỏi:
- Chẳng hay hảo hán tên gọi là chi?
Nguyễn Lương đáp:
- Tôi họ Nguyễn tên Lương, vốn là con của Nguyễn Tiểu Nhi ở Lương Sơn Bạc ngày trước, từ bé đã quen sống trôi nổi đến đây. Hôm nay tôi cũng tưởng bắt được Ngột Truật lập công, ngờ đâu tự nhiên nó hiện ra một con quái vật. Trong lúc hoảng hốt để cho nó thoát khỏi, xin Nguyên soái tha tội.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Ấy là tại hắn chưa tới số chứ đâu phải tại ngươi bất tài. Ta xem ngươi là kẻ trí dũng hơn người, vậy ngươi hãy theo ta lập chút công danh để khỏi mai một chí khí anh hùng.
Nguyễn Lương nói:
- Nếu được Nguyên soái thu dụng thì tôi xin nguyện ra sức báo đáp.
Nhạc Nguyên soái mừng rỡ vội sai quân đem y phục cho Nguyễn Lương thay rồi truyền lệnh an dinh hạ traị. Sau đó làm thịt heo, dê khao thưởng tướng sĩ ăn mừng chiến thắng.
Bỗng nghe quân vào báo có Trương Quốc Tường và Đổng Phương đã dẫn binh mã và chở lương thảo đến rồi. Nhạc Nguyên soái liền sai gọi vào dinh ra mắt với chư tướng, rồi kêu Nguyễn Lương, Đổng Phương, Trương Quốc Tường vào kết tình bằng hữu.
Sau đó Nhạc Nguyên soái viết bổn chương gửi về triều báo tin mới thu dụng thêm ba tướng và xin triều đình phong thưởng.
Hôm ấy các tướng sĩ ăn uống vui cười hỉ hả. Qua bữa sau, Nhạc Phi triệu tập các tướng lĩnh thương nghị rồi sai người đi mướn thợ đóng thuyền chiến để đưa quân vượt qua sông Hoàng Hà quyết định xốc tới Huỳnh Long phủ để đón Nhị đế về triều.
Còn đang thương nghị, bỗng nghe quân báo có thánh chỉ sai ra. Nhạc Nguyên soái vội vã bước ra nghênh tiếp khâm sai vào dinh rồi mở chiếu ra đọc:
- „Nay có bọn thuỷ khấu tại Thái Hồ cướp của giết người, nhân dân ta thán, nên gia thăng cho Nhạc Phi làm chức Ngũ Tỉnh Đại Nguyên soái, phải mau mau kéo binh qua Thái Hồ trừ khử gấp để cứu vãn sinh linh“.
Đọc chiếu xong, Nhạc Nguyên soái tạ ơn vua, khâm sai cũng từ biệt Nhạc Phi trở về triều.
Nhạc Nguyên soái sai người qua báo tin cho Trương nguyên soái hay để cho người ra trấn giữ Hoàng Hà rồi kêu Ngưu Cao, Vương Quới, Trương Hiển và Thang Hoài vào dặn dò.
Bốn tướng vâng lệnh, phát pháo dẫn quân ra đi. Chỉ ba hôm sau là đến phủ Bình Giang, khi còn cách thành chừng mười dặm thì truyền an dinh hạ trại.
Đâu đó xong xuôi, Ngưu Cao cưỡi ngựa đi chơi một mình, nhưng chàng đi đến đâu cũng thấy vắng hoe, ngoài đường không có một người lai vãng, nhà cửa điêu tàn, Ngưu Cao nghĩ thầm: - „Nhà cửa không có cũng không sao, duy không có quán rượu thì buồn chết“.
Vừa nghĩ vừa lần tới, chàng gặp một ngôi chùa tương đối lớn vội bước vào xem. Phía trước chùa treo tấm biển đề bốn chữ vàng „Hàn San cổ tự“. Ngưu Cao xuống ngựa buộc vào gốc cây rồi đi thẳng vào đại điện. Chàng vừa đi vừa kêu chẳng thấy ai lên tiếng, liền đi thẳng xuống trú phòng cũng không tìm thấy một người, bếp núc cũng không thấy, chỉ thấy một căn nhà chất đầy bao vôi, chàng lẩm bẩm:
- „Trong đống vôi này có thể có đồ vật gì người ta giấu trong này chứ chẳng không“.
Chàng rút cây giản ra xăm xỉa vào các bao vôi, bỗng thấy một người từ trong các bao vôi nhảy tung ra ngoài, mình mẩy đầu cổ vấy vôi cùng khắp khiến Ngưu Cao giật mình nhảy trái ra xa. Tên ấy vội bước tới quỳ lạy năn nỉ:
- Xin Đại vương tha mạng.
Ngưu Cao mắng:
- Tên khốn kiếp này làm cho ta giật mình, tại sao mi lại chui vào đó trốn để làm gì?
- Thưa Đại vương, tôi chính là người ở tại chùa Hàn San này, nhân trước đây có mấy vị Đại vương đến cướp giật đồ trong chùa nên mấy ông Hòa thượng đều trơn hết, duy còn một mình tôi còn chút ít đồ đạc nên nán lại mà góp nhặt mang đi, thấy Đại vương bước vào nên sợ hãi chui trốn vào đống vôi, xin Đại vương tha mạng.
Ngưu Cao nói:
- Ta chẳng phải là Đại vương nào hết mà là người của Hoàng Đế sai đến đây tìm bắt mấy tên Đại vương mà ngươi vừa nói đó. Ta đây là tướng bộ hạ của Nhạc Nguyên soái, làm chức Đô Thống tên Ngưu Cao. Bây giờ ta hỏi thật ngươi một điều, chẳng biết quanh đây có bán rượu không?
Người ấy nói:
- Thì ra ngài là một vị Tổng binh mà tôi không biết, xin ngài miễn chấp. Chốn này là Phong Kiều đại trấn thì món chi không có, ngặt vì bọn cường đạo Thái Hồ nó cướp phá nên dân bỏ chạy không còn ai buôn bán nữa.
Ngưu Cao lại hỏi:
- Thế chỗ này không còn quan địa phương sao?
- Dạ có chứ, quan phủ Bình Giang là Lục Chương, nhưng nha môn của ngài ở tận trong thành cơ.
Ngưu Cao hỏi:
- Từ đây đến đó ước được bao xa?
- Thưa ước độ tám dặm là đến phủ thành. Thế thì ngươi chịu khó dắt ta đến đó.
Người ấy nói:
- Lúc nãy ngài xâm trúng chân tôi bị què rồi, làm thế nào đi được?
Ngưu Cao cúi sờ chân của người ấy rồi nói:
- Không hề chi đâu.
Nói rồi, Ngưu Cao dắt ngựa ra rồi ôm người ấy nhảy lên lưng ngựa ra roi phi nhanh.
Khi đi đến phủ thành, Ngưu Cao thả người ấy xuống rồi ngó lên thành gọi lớn:
- Nay có Nhạc Nguyên soái phụng chỉ đến đây dẹp giặc, tại sao quan địa phương chẳng ra nghênh tiếp?
Quân giữ thành chạy vào phi báo. Quan Tri phủ sợ hãi vội vã ra tận thành nghênh tiếp, quỳ xuống thưa:
- Tôi là Tri phủ ở tại phủ Bình Giang này, tên Lục Chương xin ra mắt Nguyên soái.
Ngưu Cao nói:
- Thôi, đừng quỳ lạy làm gì, ta chính là Ngưu Cao làm quan Đô Thống nhưng còn có ba người anh em lãnh đại binh cũng đã đến đóng dinh trại cách đây chừng một dặm. Sớm tối Nhạc Nguyên soái cũng đến đây, mấy anh em ta chịu cực khổ dầm mưa dãi gió cũng chỉ vì sự an ninh trong địa phương của ngươi, sao ngươi chẳng làm cho chúng ta một bữa rượu thịt chi hết vậy?
Lục Chương nói:
- Chỉ vì cả ngày mải lo việc sửa sang thành trì, hơn nữa chưa được hay tin quý vị đến đây, nên tôi mới thất lễ.
Ngưu Cao nói:
- Thôi ta cũng không chấp nê làm gì, miễn bây giờ ngươi biết mang rượu thịt đến cho nhiều thì thôi.
Tri phủ vâng lời, Ngưu Cao quay ngựa trở về.
Khi Ngưu Cao đi rồi, quan Tri phủ than thở:
- Gặp lúc loạn ly thế này chẳng luận quan chức lớn nhỏ làm gì, hễ ai có sức thì lớn hơn cả, ta cũng chịu nhục sắm sửa rượu thịt dâng phức cho rồi.
Ngưu Cao về đến dinh Thang Hoài trông thấy vội hỏi:
- Ngưu đệ đi đâu suốt nửa ngày vậy?
Ngưu Cao đáp:
- Chư huynh ngồi ở nhà có ích gì đâu, đệ đi tìm tên Tri phủ Lục Chương để đòi hỏi, trong lát nữa sẽ có rượu thịt mang đến cho mà xem. Nếu viên tri phủ ấy có đến đây xin chư huynh phải bắt y cúi đầu mới được.
Thang Hoài nói:
- Từ nay về sau Ngưu đệ chớ nên làm như vậy nữa vì đệ chỉ làm chức Đô Thống có cao cả gì đâu mà đi bắt nạt người ta chẳng sợ người oán trách sao?
Hai người đang nói chuyện vãn, bỗng nghe quân sĩ vào báo:
- Có tri phủ Bình Giang đem rượu thịt đến dâng hiện còn đứng ngoài.
Thang Hoài vội dắt hết mấy anh em ra đón vào làm lễ ra mắt. Quan phủ vội gọi kẻ tuỳ tùng khiên dê, lợn, rượu thịt vào.
Thang Hoài thu nhận và nói:
- Quí phủ đã có lòng, chúng tôi lấy làm cảm tạ, chẳng hay quân cường khấu ở tại nơi nào?
Lục Chương nói:
- Chúng ở tại Thái Hồ gần đây thôi, quân chúng hơn sáu ngàn chiếm đóng một chỗ đất độ năm sáu dặm vuông, xung quanh núi dựng đứng, chính giữa lại có hai toà núi cao ngất, phía đông là động Đình San, phía Tây có hồ sâu thăm thẳm. Chúng đóng binh, dồn tích lương thảo rất nhiều, chiến thuyền của chúng độ năm nghìn chiếc, tên đầu đảng là Dương Hổ. Nguyên soái của chúng là Hoa Phổ Dương. Chúng ỷ lại có con sông ngăn trở nên thường lớn lối hăm doạ sẽ thu phục cho kỳ được thiên hạ của nhà Tống và thường hay đến phá rối dân lành.
Trước đây tại phủ tôi có quan binh mã Đô Giám tên Ngô Năng, chỉ huy năm ngàn binh mã nhưng khi giao phong với chúng nó bị kế trá hàng và phục binh bắt Ngô Năng giết chết còn năm nghìn binh mã cũng bị giết chết phân nửa. Vì vậy tôi phải dâng biểu về triều đình cáo cấp để trừ khử chúng đi. Nay có liệt vị và Nhạc Nguyên soái ra đây thật là may mắn vô cùng.
Thang Hoài nói:
- Xin quí phủ hãy an tâm. Đến như Hoàng tử Phiên quốc là Ngột Truật kia hơn năm chục vạn binh mã mà còn bị chúng tôi đánh tả tơi không còn manh giáp, ôm đầu chạy trối chết như chuột bầy, huống chi một cánh quân thảo khấu này có đáng vào đâu. Tuy vậy đánh thuỷ phải dụng thuyền nên quý phủ phải lo sẵn sàng và chọn quân thuỷ thủ cho nhiều. Ngày mai chúng tôi dọn đến bên Thái Hồ phòng ngự và chờ cho Nguyên soái đến mới hiệp lực tấn công, đập nát cho tiêu tan sào huyệt chúng mới xong.
Lục tri phủ nói:
- Tôi xin lĩnh mệnh về lo việc ấy cho tướng quân.
Nói rồi từ biệt về thành lo sắm chiến thuyền và mộ nhiều quân thuỷ thủ để đem đến nộp cho Thang Hoài điều dụng.
Qua hôm sau, Thang Hoài cùng ba tướng truyền quân nhổ trại đi thẳng đến Thái Hồ, dọn chỗ đóng trại dọc theo mé hồ. Trời gần tối, Thang Hoài nói với ba anh em:
- Các hiền đệ chớ ỷ mình khinh địch. Bây giờ bốn anh em ta, mỗi người phải lãnh mười chiếc thuyền nhỏ, phân ra làm bốn đạo để đi tuần tiễu dọc theo mé hồ để đề phòng quân giặc đến cướp dinh, ý kiến chư đệ thế nào?
Ba người kia đáp:
- Lời đề nghị của Thang huynh đúng lắm.
Nói rồi chọn bốn mươi chiếc thuyền nhỏ, mỗi chiếc hai mươi thuỷ thủ, bốn người mỗi người lãnh mười chiếc đi dọc theo Thái Hồ tuần phòng những nơi hiểm yếu. Lúc bấy giờ nhằm tiết Trung thu trời trong trăng tỏ, Ngưu Cao ngồi trước mũi thuyền lấy làm thích thú.
Bỗng đoàn thuyền dừng lại, Ngưu Cao ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao chúng bay không chèo thẳng vào trong hồ để tuần tra lại dừng lại nơi đây?
Quân thuỷ thủ vào bẩm:
- Chúng tôi không dám chèo thuyền vào trong ấy vì sợ chúng xông ra bất thình lình lui ra không kịp.
Ngưu Cao nghe nói nổi giận quát:
- Ta đến đây với mục đích bắt bọn cướp, sao chúng bay lại bảo sợ bị cướp là nghĩa gì? Ta đi thuyền đến đây cũng như đi trên bộ vậy, nếu ta hô tiến thì bay phải chèo tới, bằng không ta chém đầu ngay.
Quân thủy thủ tuân lệnh vội chèo thuyền tới, chín chiếc thuyền kia cũng chèo theo.
Ngưu Cao ngồi trước mũi thuyền nhìn trăng lòng đầy phấn khởi vội gọi:
- Quân bay, hãy lấy rượu ra đây cho ta dùng lập tức.
Sau đó Ngưu Cao uống rượu, quân thuỷ thủ lo chèo tới.
Chợt phía trước có chiếc thuyền của địch quân xăm xăm lướt tới. Quân thuỷ thủ bẩm:
- Phía trước đây có chiếc thuyền lớn đang chạy tới.
Ngưu Cao nói:
- Thế càng hay, hãy rót thêm rượu cho ta.
Quân thuỷ thủ không dám cãi cứ việc chèo thẳng tới, còn Ngưu Cao cứ việc nốc cạn bầu rượu.
Khi thấy chiếc thuyền địch đã lù lù trước mặt, Ngưu Cao mới cố gắng đứng dậy rút cặp giản ra, nhưng chàng đã quá chén lại bị chiếc thuyền lớn đâm bổ tới nên mất thăng bằng ngã ngửa xuống sông.
Hoa Phổ Phương đứng trên thuyền lớn nhìn xuống trông thấy rõ ràng, vội nhảy ùm xuống nước bắt Ngưu Cao trói lại đem về sơn trại.
Lúc ấy, quân thuỷ thủ trên mấy chiếc thuyền con kinh hồn khiếp vía vội chèo đi tìm thuyền Thang Hoài phi báo.
Thang Hoài hay tin Ngưu Cao bị bắt khoc rống lên rồi nhóm hết mấy anh em bàn bạc để lo phương giải cứu.
Trương Hiển và Vương Quới cũng không biết tính sao nên đồng thanh nói:
- Xem Thái Hồ này rộng lớn, lại hiểm trở, hãy đợi đại huynh đến rồi sẽ liệu.
Mọi người không ai nghĩ ra kế gì hay nên phải đành đợi Nhạc Phi.
Khi Hoa Phổ Phương bắt được Ngưu Cao đem về sơn trại đợi cho trời sáng tâu với Dương Hổ:
- Đêm qua tôi đi tuần hồ bắt được một viên tướng tiên phong của Nhạc Phi tên Ngưu Cao xin chúa công định liệu.
Dương Hổ sai đem vào. Quân lâu la dắt Ngưu Cao vào trước mặt Dương Hổ.
Dương Hổ chỉ vào mặt Ngưu Cao nạt lớn:
- Ngưu Cao, ngươi đã bị bắt đến đây sao lớn mật không quỳ xuống.
Ngưu Cao trợn mắt mắng:
- Loài ăn cướp vô danh chớ vô lễ. Hôm qua chỉ vì lão gia say rượu nên ngã xuống hồ, chúng bay đem về đây đáng lẽ phải cung kính ta mới phải, sao lại nói ngược như vậy? Thôi ta cũng chẳng chấp nên gì, nếu ngươi biết cải tà quy chính đầu hang, ta sẽ tâu với triều đình phong cho ngươi làm chức tiên phong đi đánh quân Phiên lập công, chẳng hay ngươi nghĩ sao?
Dương Hổ cười gằn nói:
- Đừng nói bậy, ta đã quyết thu phục giang sơn nhà Tống, nếu ngươi chịu đầu hàng ta thì ta hậu đãi và cho ngươi được làm tướng cầm quân, chừng chiếm được giang sơn nhà Tống, ta sẽ dành cho một địa vị cao sang.
Ngưu Cao lại mắng:
- Loài cẩu tặc chớ có nói láo, ta là Ngưu lão gia, đường đường là một đấng trượng phu, triều đình phong ta làm chức Đô Thống há lại đi đầu hàng bọn trộm chó, cắp gà như bay vậy sao? Chúng bay hãy nghe lời lão gia, đốt phắt cái sơn trại này đi, rồi lão gia sẽ dẫn về hiệp quân cùng Nhạc nguyên soái đi đánh quân Phiên, thì địa vị cao sang sau này sẽ không mất phần, bằng không thuận thì hãy chém phứt lão gia cho rồi. Lúc Nhạc Nguyên soái ra đây thì cả lũ bay sẽ bị phân thây ra muôn đoạn lúc ấy có hối cũng không kịp.
Dương Hổ nghe nói cả giận, vội truyền lệnh:
- Hãy dẫn hắn ra chém phứt cho ta.
Nguyễn Lương thất kinh rú lên một tiếng thất thanh, buông Ngột Truật ra rồi lặn tuốt xuống đáy sông.
Quân Phiên chèo thuyền đến vớt ngay Ngột Truật và con ngựa đem lên thuyền lớn rồi chèo thẳng về phía bờ Bắc.
Quân Phiên nhảy được lên bờ vội vàng chạy thẳng về phủ Hà Giang. Ngột Truật kiểm điểm lại binh mã rồi sai tướng ra canh giữ Hoàng Hà.
Khi trấn an được tinh thần, Ngột Truật nói với chư tướng:
- Từ khi ta vào Trung Nguyên đến nay chưa hề có trận nào đại bại như vậy. Thật quả Nhạc Phi quá lợi hại.
Nói rồi làm biểu sai người về Phiên quốc xin thêm binh mã đem sang quyết hơn thua với Nhạc Phi một trận.
Khi Nhạc Phi thấy Ngột Truật thoát khỏi rồi, liền than thở với chư tướng:
- Quả thật lòng trời chưa dứt tên Ngột Truật, nhưng chỉ tiếc cho người dân chài, một kẻ anh hùng hảo hán trên đời ít có, không biết có được toàn tính mạng hay không?
Vừa than thở đến đây bỗng thấy hắn ta từ dưới nước trồi đầu lên, ai nấy đều mừng rỡ. Ngưu Cao lại kêu lớn:
- Bớ ông bạn, Nguyên soái đang trông ngươi đây này, hãy lên cho mau.
Nguyễn Lương nghe gọi vội lội thẳng vào bừo chạy lên quỳ trước đầu ngựa Nhạc Phi.
Nhạc Phi vội xuống ngựa đỡ người ấy dậy và hỏi:
- Chẳng hay hảo hán tên gọi là chi?
Nguyễn Lương đáp:
- Tôi họ Nguyễn tên Lương, vốn là con của Nguyễn Tiểu Nhi ở Lương Sơn Bạc ngày trước, từ bé đã quen sống trôi nổi đến đây. Hôm nay tôi cũng tưởng bắt được Ngột Truật lập công, ngờ đâu tự nhiên nó hiện ra một con quái vật. Trong lúc hoảng hốt để cho nó thoát khỏi, xin Nguyên soái tha tội.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Ấy là tại hắn chưa tới số chứ đâu phải tại ngươi bất tài. Ta xem ngươi là kẻ trí dũng hơn người, vậy ngươi hãy theo ta lập chút công danh để khỏi mai một chí khí anh hùng.
Nguyễn Lương nói:
- Nếu được Nguyên soái thu dụng thì tôi xin nguyện ra sức báo đáp.
Nhạc Nguyên soái mừng rỡ vội sai quân đem y phục cho Nguyễn Lương thay rồi truyền lệnh an dinh hạ traị. Sau đó làm thịt heo, dê khao thưởng tướng sĩ ăn mừng chiến thắng.
Bỗng nghe quân vào báo có Trương Quốc Tường và Đổng Phương đã dẫn binh mã và chở lương thảo đến rồi. Nhạc Nguyên soái liền sai gọi vào dinh ra mắt với chư tướng, rồi kêu Nguyễn Lương, Đổng Phương, Trương Quốc Tường vào kết tình bằng hữu.
Sau đó Nhạc Nguyên soái viết bổn chương gửi về triều báo tin mới thu dụng thêm ba tướng và xin triều đình phong thưởng.
Hôm ấy các tướng sĩ ăn uống vui cười hỉ hả. Qua bữa sau, Nhạc Phi triệu tập các tướng lĩnh thương nghị rồi sai người đi mướn thợ đóng thuyền chiến để đưa quân vượt qua sông Hoàng Hà quyết định xốc tới Huỳnh Long phủ để đón Nhị đế về triều.
Còn đang thương nghị, bỗng nghe quân báo có thánh chỉ sai ra. Nhạc Nguyên soái vội vã bước ra nghênh tiếp khâm sai vào dinh rồi mở chiếu ra đọc:
- „Nay có bọn thuỷ khấu tại Thái Hồ cướp của giết người, nhân dân ta thán, nên gia thăng cho Nhạc Phi làm chức Ngũ Tỉnh Đại Nguyên soái, phải mau mau kéo binh qua Thái Hồ trừ khử gấp để cứu vãn sinh linh“.
Đọc chiếu xong, Nhạc Nguyên soái tạ ơn vua, khâm sai cũng từ biệt Nhạc Phi trở về triều.
Nhạc Nguyên soái sai người qua báo tin cho Trương nguyên soái hay để cho người ra trấn giữ Hoàng Hà rồi kêu Ngưu Cao, Vương Quới, Trương Hiển và Thang Hoài vào dặn dò.
Bốn tướng vâng lệnh, phát pháo dẫn quân ra đi. Chỉ ba hôm sau là đến phủ Bình Giang, khi còn cách thành chừng mười dặm thì truyền an dinh hạ trại.
Đâu đó xong xuôi, Ngưu Cao cưỡi ngựa đi chơi một mình, nhưng chàng đi đến đâu cũng thấy vắng hoe, ngoài đường không có một người lai vãng, nhà cửa điêu tàn, Ngưu Cao nghĩ thầm: - „Nhà cửa không có cũng không sao, duy không có quán rượu thì buồn chết“.
Vừa nghĩ vừa lần tới, chàng gặp một ngôi chùa tương đối lớn vội bước vào xem. Phía trước chùa treo tấm biển đề bốn chữ vàng „Hàn San cổ tự“. Ngưu Cao xuống ngựa buộc vào gốc cây rồi đi thẳng vào đại điện. Chàng vừa đi vừa kêu chẳng thấy ai lên tiếng, liền đi thẳng xuống trú phòng cũng không tìm thấy một người, bếp núc cũng không thấy, chỉ thấy một căn nhà chất đầy bao vôi, chàng lẩm bẩm:
- „Trong đống vôi này có thể có đồ vật gì người ta giấu trong này chứ chẳng không“.
Chàng rút cây giản ra xăm xỉa vào các bao vôi, bỗng thấy một người từ trong các bao vôi nhảy tung ra ngoài, mình mẩy đầu cổ vấy vôi cùng khắp khiến Ngưu Cao giật mình nhảy trái ra xa. Tên ấy vội bước tới quỳ lạy năn nỉ:
- Xin Đại vương tha mạng.
Ngưu Cao mắng:
- Tên khốn kiếp này làm cho ta giật mình, tại sao mi lại chui vào đó trốn để làm gì?
- Thưa Đại vương, tôi chính là người ở tại chùa Hàn San này, nhân trước đây có mấy vị Đại vương đến cướp giật đồ trong chùa nên mấy ông Hòa thượng đều trơn hết, duy còn một mình tôi còn chút ít đồ đạc nên nán lại mà góp nhặt mang đi, thấy Đại vương bước vào nên sợ hãi chui trốn vào đống vôi, xin Đại vương tha mạng.
Ngưu Cao nói:
- Ta chẳng phải là Đại vương nào hết mà là người của Hoàng Đế sai đến đây tìm bắt mấy tên Đại vương mà ngươi vừa nói đó. Ta đây là tướng bộ hạ của Nhạc Nguyên soái, làm chức Đô Thống tên Ngưu Cao. Bây giờ ta hỏi thật ngươi một điều, chẳng biết quanh đây có bán rượu không?
Người ấy nói:
- Thì ra ngài là một vị Tổng binh mà tôi không biết, xin ngài miễn chấp. Chốn này là Phong Kiều đại trấn thì món chi không có, ngặt vì bọn cường đạo Thái Hồ nó cướp phá nên dân bỏ chạy không còn ai buôn bán nữa.
Ngưu Cao lại hỏi:
- Thế chỗ này không còn quan địa phương sao?
- Dạ có chứ, quan phủ Bình Giang là Lục Chương, nhưng nha môn của ngài ở tận trong thành cơ.
Ngưu Cao hỏi:
- Từ đây đến đó ước được bao xa?
- Thưa ước độ tám dặm là đến phủ thành. Thế thì ngươi chịu khó dắt ta đến đó.
Người ấy nói:
- Lúc nãy ngài xâm trúng chân tôi bị què rồi, làm thế nào đi được?
Ngưu Cao cúi sờ chân của người ấy rồi nói:
- Không hề chi đâu.
Nói rồi, Ngưu Cao dắt ngựa ra rồi ôm người ấy nhảy lên lưng ngựa ra roi phi nhanh.
Khi đi đến phủ thành, Ngưu Cao thả người ấy xuống rồi ngó lên thành gọi lớn:
- Nay có Nhạc Nguyên soái phụng chỉ đến đây dẹp giặc, tại sao quan địa phương chẳng ra nghênh tiếp?
Quân giữ thành chạy vào phi báo. Quan Tri phủ sợ hãi vội vã ra tận thành nghênh tiếp, quỳ xuống thưa:
- Tôi là Tri phủ ở tại phủ Bình Giang này, tên Lục Chương xin ra mắt Nguyên soái.
Ngưu Cao nói:
- Thôi, đừng quỳ lạy làm gì, ta chính là Ngưu Cao làm quan Đô Thống nhưng còn có ba người anh em lãnh đại binh cũng đã đến đóng dinh trại cách đây chừng một dặm. Sớm tối Nhạc Nguyên soái cũng đến đây, mấy anh em ta chịu cực khổ dầm mưa dãi gió cũng chỉ vì sự an ninh trong địa phương của ngươi, sao ngươi chẳng làm cho chúng ta một bữa rượu thịt chi hết vậy?
Lục Chương nói:
- Chỉ vì cả ngày mải lo việc sửa sang thành trì, hơn nữa chưa được hay tin quý vị đến đây, nên tôi mới thất lễ.
Ngưu Cao nói:
- Thôi ta cũng không chấp nê làm gì, miễn bây giờ ngươi biết mang rượu thịt đến cho nhiều thì thôi.
Tri phủ vâng lời, Ngưu Cao quay ngựa trở về.
Khi Ngưu Cao đi rồi, quan Tri phủ than thở:
- Gặp lúc loạn ly thế này chẳng luận quan chức lớn nhỏ làm gì, hễ ai có sức thì lớn hơn cả, ta cũng chịu nhục sắm sửa rượu thịt dâng phức cho rồi.
Ngưu Cao về đến dinh Thang Hoài trông thấy vội hỏi:
- Ngưu đệ đi đâu suốt nửa ngày vậy?
Ngưu Cao đáp:
- Chư huynh ngồi ở nhà có ích gì đâu, đệ đi tìm tên Tri phủ Lục Chương để đòi hỏi, trong lát nữa sẽ có rượu thịt mang đến cho mà xem. Nếu viên tri phủ ấy có đến đây xin chư huynh phải bắt y cúi đầu mới được.
Thang Hoài nói:
- Từ nay về sau Ngưu đệ chớ nên làm như vậy nữa vì đệ chỉ làm chức Đô Thống có cao cả gì đâu mà đi bắt nạt người ta chẳng sợ người oán trách sao?
Hai người đang nói chuyện vãn, bỗng nghe quân sĩ vào báo:
- Có tri phủ Bình Giang đem rượu thịt đến dâng hiện còn đứng ngoài.
Thang Hoài vội dắt hết mấy anh em ra đón vào làm lễ ra mắt. Quan phủ vội gọi kẻ tuỳ tùng khiên dê, lợn, rượu thịt vào.
Thang Hoài thu nhận và nói:
- Quí phủ đã có lòng, chúng tôi lấy làm cảm tạ, chẳng hay quân cường khấu ở tại nơi nào?
Lục Chương nói:
- Chúng ở tại Thái Hồ gần đây thôi, quân chúng hơn sáu ngàn chiếm đóng một chỗ đất độ năm sáu dặm vuông, xung quanh núi dựng đứng, chính giữa lại có hai toà núi cao ngất, phía đông là động Đình San, phía Tây có hồ sâu thăm thẳm. Chúng đóng binh, dồn tích lương thảo rất nhiều, chiến thuyền của chúng độ năm nghìn chiếc, tên đầu đảng là Dương Hổ. Nguyên soái của chúng là Hoa Phổ Dương. Chúng ỷ lại có con sông ngăn trở nên thường lớn lối hăm doạ sẽ thu phục cho kỳ được thiên hạ của nhà Tống và thường hay đến phá rối dân lành.
Trước đây tại phủ tôi có quan binh mã Đô Giám tên Ngô Năng, chỉ huy năm ngàn binh mã nhưng khi giao phong với chúng nó bị kế trá hàng và phục binh bắt Ngô Năng giết chết còn năm nghìn binh mã cũng bị giết chết phân nửa. Vì vậy tôi phải dâng biểu về triều đình cáo cấp để trừ khử chúng đi. Nay có liệt vị và Nhạc Nguyên soái ra đây thật là may mắn vô cùng.
Thang Hoài nói:
- Xin quí phủ hãy an tâm. Đến như Hoàng tử Phiên quốc là Ngột Truật kia hơn năm chục vạn binh mã mà còn bị chúng tôi đánh tả tơi không còn manh giáp, ôm đầu chạy trối chết như chuột bầy, huống chi một cánh quân thảo khấu này có đáng vào đâu. Tuy vậy đánh thuỷ phải dụng thuyền nên quý phủ phải lo sẵn sàng và chọn quân thuỷ thủ cho nhiều. Ngày mai chúng tôi dọn đến bên Thái Hồ phòng ngự và chờ cho Nguyên soái đến mới hiệp lực tấn công, đập nát cho tiêu tan sào huyệt chúng mới xong.
Lục tri phủ nói:
- Tôi xin lĩnh mệnh về lo việc ấy cho tướng quân.
Nói rồi từ biệt về thành lo sắm chiến thuyền và mộ nhiều quân thuỷ thủ để đem đến nộp cho Thang Hoài điều dụng.
Qua hôm sau, Thang Hoài cùng ba tướng truyền quân nhổ trại đi thẳng đến Thái Hồ, dọn chỗ đóng trại dọc theo mé hồ. Trời gần tối, Thang Hoài nói với ba anh em:
- Các hiền đệ chớ ỷ mình khinh địch. Bây giờ bốn anh em ta, mỗi người phải lãnh mười chiếc thuyền nhỏ, phân ra làm bốn đạo để đi tuần tiễu dọc theo mé hồ để đề phòng quân giặc đến cướp dinh, ý kiến chư đệ thế nào?
Ba người kia đáp:
- Lời đề nghị của Thang huynh đúng lắm.
Nói rồi chọn bốn mươi chiếc thuyền nhỏ, mỗi chiếc hai mươi thuỷ thủ, bốn người mỗi người lãnh mười chiếc đi dọc theo Thái Hồ tuần phòng những nơi hiểm yếu. Lúc bấy giờ nhằm tiết Trung thu trời trong trăng tỏ, Ngưu Cao ngồi trước mũi thuyền lấy làm thích thú.
Bỗng đoàn thuyền dừng lại, Ngưu Cao ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao chúng bay không chèo thẳng vào trong hồ để tuần tra lại dừng lại nơi đây?
Quân thuỷ thủ vào bẩm:
- Chúng tôi không dám chèo thuyền vào trong ấy vì sợ chúng xông ra bất thình lình lui ra không kịp.
Ngưu Cao nghe nói nổi giận quát:
- Ta đến đây với mục đích bắt bọn cướp, sao chúng bay lại bảo sợ bị cướp là nghĩa gì? Ta đi thuyền đến đây cũng như đi trên bộ vậy, nếu ta hô tiến thì bay phải chèo tới, bằng không ta chém đầu ngay.
Quân thủy thủ tuân lệnh vội chèo thuyền tới, chín chiếc thuyền kia cũng chèo theo.
Ngưu Cao ngồi trước mũi thuyền nhìn trăng lòng đầy phấn khởi vội gọi:
- Quân bay, hãy lấy rượu ra đây cho ta dùng lập tức.
Sau đó Ngưu Cao uống rượu, quân thuỷ thủ lo chèo tới.
Chợt phía trước có chiếc thuyền của địch quân xăm xăm lướt tới. Quân thuỷ thủ bẩm:
- Phía trước đây có chiếc thuyền lớn đang chạy tới.
Ngưu Cao nói:
- Thế càng hay, hãy rót thêm rượu cho ta.
Quân thuỷ thủ không dám cãi cứ việc chèo thẳng tới, còn Ngưu Cao cứ việc nốc cạn bầu rượu.
Khi thấy chiếc thuyền địch đã lù lù trước mặt, Ngưu Cao mới cố gắng đứng dậy rút cặp giản ra, nhưng chàng đã quá chén lại bị chiếc thuyền lớn đâm bổ tới nên mất thăng bằng ngã ngửa xuống sông.
Hoa Phổ Phương đứng trên thuyền lớn nhìn xuống trông thấy rõ ràng, vội nhảy ùm xuống nước bắt Ngưu Cao trói lại đem về sơn trại.
Lúc ấy, quân thuỷ thủ trên mấy chiếc thuyền con kinh hồn khiếp vía vội chèo đi tìm thuyền Thang Hoài phi báo.
Thang Hoài hay tin Ngưu Cao bị bắt khoc rống lên rồi nhóm hết mấy anh em bàn bạc để lo phương giải cứu.
Trương Hiển và Vương Quới cũng không biết tính sao nên đồng thanh nói:
- Xem Thái Hồ này rộng lớn, lại hiểm trở, hãy đợi đại huynh đến rồi sẽ liệu.
Mọi người không ai nghĩ ra kế gì hay nên phải đành đợi Nhạc Phi.
Khi Hoa Phổ Phương bắt được Ngưu Cao đem về sơn trại đợi cho trời sáng tâu với Dương Hổ:
- Đêm qua tôi đi tuần hồ bắt được một viên tướng tiên phong của Nhạc Phi tên Ngưu Cao xin chúa công định liệu.
Dương Hổ sai đem vào. Quân lâu la dắt Ngưu Cao vào trước mặt Dương Hổ.
Dương Hổ chỉ vào mặt Ngưu Cao nạt lớn:
- Ngưu Cao, ngươi đã bị bắt đến đây sao lớn mật không quỳ xuống.
Ngưu Cao trợn mắt mắng:
- Loài ăn cướp vô danh chớ vô lễ. Hôm qua chỉ vì lão gia say rượu nên ngã xuống hồ, chúng bay đem về đây đáng lẽ phải cung kính ta mới phải, sao lại nói ngược như vậy? Thôi ta cũng chẳng chấp nên gì, nếu ngươi biết cải tà quy chính đầu hang, ta sẽ tâu với triều đình phong cho ngươi làm chức tiên phong đi đánh quân Phiên lập công, chẳng hay ngươi nghĩ sao?
Dương Hổ cười gằn nói:
- Đừng nói bậy, ta đã quyết thu phục giang sơn nhà Tống, nếu ngươi chịu đầu hàng ta thì ta hậu đãi và cho ngươi được làm tướng cầm quân, chừng chiếm được giang sơn nhà Tống, ta sẽ dành cho một địa vị cao sang.
Ngưu Cao lại mắng:
- Loài cẩu tặc chớ có nói láo, ta là Ngưu lão gia, đường đường là một đấng trượng phu, triều đình phong ta làm chức Đô Thống há lại đi đầu hàng bọn trộm chó, cắp gà như bay vậy sao? Chúng bay hãy nghe lời lão gia, đốt phắt cái sơn trại này đi, rồi lão gia sẽ dẫn về hiệp quân cùng Nhạc nguyên soái đi đánh quân Phiên, thì địa vị cao sang sau này sẽ không mất phần, bằng không thuận thì hãy chém phứt lão gia cho rồi. Lúc Nhạc Nguyên soái ra đây thì cả lũ bay sẽ bị phân thây ra muôn đoạn lúc ấy có hối cũng không kịp.
Dương Hổ nghe nói cả giận, vội truyền lệnh:
- Hãy dẫn hắn ra chém phứt cho ta.
Tác giả :
Mộng Bình Sơn