Nguyệt Hiên
Chương 18: Trồng cây
Lão tứ đã bị giết hại nhưng toàn trại dường như không ai biết được trừ Toàn Phong. Thuật dị dung của người Mã quốc quả thật hơn người. Toàn trại hơn năm trăm người không một ai nghi ngờ lão tứ của sáng hôm sau và lão tứ của hôm qua trở về trước tuy một mà hai.
Mùa đông chưa sang nhưng những cơn gió lành lạnh chuyển giao mùa đã đến. Cả đất trời chìm trong không khí dịu mát của những ngày cuối thu. Những cụm cúc vàng thôi buồn không muốn khoe sắc nữa chỉ còn những cơn mưa vô tình cứ rơi từng giọt mong manh.
Chờ đợi, trong lúc này ai nấy cũng đều có chung một tâm trạng chính là chờ đợi. Còn chờ cái gì thì tùy thuộc vào tham vọng của mỗi người. Toàn Phong đợi chờ hành động của Mã quốc. Mã quốc đợi chờ những ngày cuối của năm để tấn công bất ngờ khiến cho hoàng đế Đại Quyển quốc không trở tay kịp. Và hoàng đệ của Toàn Phong thì đang ngày đêm chiêu mộ binh sĩ và luyện tập để chờ ngày Mã quốc kéo quân sang, Bắc – Nam thư hùng thêm lần nữa. Đó là chuỗi ngày bình yên trước cơn giông tố bão bùng.
Chuỗi ngày bình yên đợi chờ thật vô vị, Toàn Phong vẫn cứ đắm chìm trong men rượu. Đúng vậy, chàng đắm chìm, tay chàng luôn luôn lúc nào cũng cầm chắc hũ rượu, uống và uống. Những người được Kim Linh phái đến theo dõi cũng chỉ nhìn thấy thế mà thôi, hơn một tháng trôi qua chúng cũng dần chán nản mà không thèm để ý đến chàng nữa. Kim Linh chỉ cho một vài người đứng ở xa dõi vào không cần kỹ càng như trước, nàng tin chàng làm theo lời nàng, ngoan ngoãn ngồi chờ hưởng lợi vì mọi việc đã có người khác thay chàng lo liệu. Phải, những việc khác đã có người lo liệu.
Ngày mười tháng mười, ba vạn quân đầu tiên của Mã quốc đã sang Đại Quyển quốc bằng đường bộ một cách hoàn toàn cơ mật. Lão nhị và Lão tam cùng Kim Linh và Thế Phong rời khỏi Nguyệt Hiên trại nhằm thẳng hướng Tây Bắc mà đi để đón cánh quân ấy, sắp xếp chỗ trú thân cho họ.
Nguyệt Hiên trại hiện nay nằm phía Tây kinh thành, theo kế hoạch mười lăm vạn quân của Mã quốc sẽ sang Đại Quyển quốc bằng hai đường, đường bộ và đường biển. Trong đó mười vạn sẽ đi bằng đường bộ, năm vạn đi bằng đường biển. Vào đến nơi, năm vạn quân theo đường biển sẽ chia ra thành hai nhóm, một nhóm gồm hai vạn đánh trực diện vào kinh thành Đại Quyển quốc theo hướng đông. Ba vạn sẽ theo đường bí mật do Toàn Phong cung cấp vòng xuống phía Nam, chờ lúc phía đông hỗn loạn sẽ tấn công vào. Cuối cùng là cánh quân chủ lực gồm mười vạn quân sẽ chia làm hai hướng Tây và Bắc đánh vào kinh thành.
Nói thì nói vậy nhưng Toàn Phong không tin lực lượng Kim Linh đưa sang chỉ bấy nhiêu vì chàng còn nhớ lần đầu Kim Linh nói nàng có thể huy động ba mươi vạn quân đưa sang Đại Quyển quốc nếu chàng cần. Lần này được tấm bản đồ, dã tâm sẵn có, nàng ta dại gì lại không dốc toàn lực. Chỉ có như thế thì cả một quốc gia mới nhanh chóng nằm gọn trong tay! Và nếu có cánh quân thứ năm tiếp viện ngoài kế hoạch hẳn đi theo đường phía bắc hoặc tây bắc, vì những nơi đó có những thung lũng núi có thể đi xuyên qua được để tiếp cận kinh thành mà không một ai hay biết.
_o0o_
Kinh thành, ngày mười hai tháng mười.
Đức vua ngồi một mình suy tư nhìn vào tấm bản đồ, một lúc sau vị công công già bước vào thông báo:
- Khởi bẩm hoàng thượng có Lý phó thống lĩnh quân cầu kiến.
- Truyền.
Người vào thư phòng là Lý Thương, y quỳ tham kiến đức vua và được đức vua chính tay nâng dậy. Nụ cười của người vua trẻ dành cho ái tướng ấm áp làm sao khiến cho người ta nguyện lòng trung thành mãi mãi.
Cuối cùng đức vua nhìn trở lại tấm bản đồ, hỏi Lý Thương.
- Theo khanh, kẻ địch dùng thuyền lớn để đưa quân sang theo đường biển, cách đối phó tốt nhất là như thế nào?
Lý Thương cũng nhìn bản đồ, ngấm ngầm suy tính một lúc rồi tâu:
- Nếu quân địch muốn tấn công vào kinh thành ta hẳn đi vào đường Bạch Giang và Thanh Giang, đó là hai con sông có cửa sông lớn cho những chiến thuyền to và nặng. Tuy nhiên vào một nửa đường hai nhánh sông này hợp nhất, chiến thuyền muốn đi tiếp sẽ phải đi trên cùng một tuyến thủy lộ. Nếu phải đối phó chúng ta sẽ dàn sẵn một cái bẫy ngay chỗ giao nhau.
- Một cái bẫy…
- Tâu, sử ta còn ghi, năm trăm năm trước đại quân ta từng chiến thắng quân Mã quốc trên con sông ấy bằng bẫy cọc nhọn bọc thép. Nếu lần này chúng lại muốn tiến vào bằng con đường đó chúng ta vẫn dùng cách ấy để đối phó, vì đó là cách thích hợp nhất chiến đấu trên đường thủy.
- Ta từng thắng, chúng từng bại điều đó đồng nghĩa chúng đã đề phòng.
- Thưa vâng, chúng hẳn đã đề phòng, nên lần này hẳn đó không phải là con đường duy nhất để tiến quân. Thần cho rằng đó chỉ là sự nghi binh…
- Không phải là sự nghi binh, mà là đánh lạc hướng. Tuy nhiên với năm vạn quân đủ để một trận đánh lạc hướng trở thành trận quyết định sự tồn vong của Đại Quyển quốc chúng ta.
- Vậy…
- Lý Thương nghe lệnh.
- Có vi thần.
- Khanh hãy lập tức dẫn theo một vạn quân đến nơi giao nhau giữa Bạch Giang và Thanh Giang, âm thầm trồng cọc nhọn, trong vòng nửa tháng cả đoạn sông đó phải đầy cọc nhọn. Việc khanh đến đó danh nghĩa chờ đón đánh phủ đầu quân địch nếu chúng dám tấn công. Sau khi trồng cọc vào lòng sông xong, lập tức trở về kinh thành, lý do “thông tin chúng ta nghe được sai sự thật”.
Lý Thương kinh ngạc:
- Hoàng thượng.
Đức vua mỉm cười:
- Khanh cứ làm theo lệnh của ta, nơi đó sẽ có người thay khanh tiếp quản, người đó sẽ tiếp luôn trận tấn công của Mã quốc.
- Thần xin tuân lệnh.
- Khanh lui đi.
Lý Thương đi rồi, đức vua dịu giọng:
- Khanh có thể ra rồi.
Từ sau bức màn phía sau ghế ngồi của đức vua có một người bước ra, thanh bào rực rỡ, mũ bạc đính trân châu lấp lánh, người đó mắt sáng như sao. Y là một nam tử mang dáng vẻ của thế gia vọng tộc, quyền quý cao sang nhưng ánh mắt lại tựa như một người từng trải.
- Trần Anh.
- Có thần đệ.
Y là Trần Anh, là một người em họ của đức vua, người có tâm cơ rất khá trong toàn thể họ Trần vương đế. Khi vương phụ của tân vương còn đương nhiệm, khi có việc khó khăn cũng thường gọi y vào hỏi chuyện, bao nhiêu đó đủ biết tâm cơ con người ấy sâu sắc độ nào, tài trí cao thâm cỡ nào.
- Khanh nhìn thấy Lý Thương thế nào?
- Một vị tướng trung thành, có thể trọng dụng.
- Còn Lâm Nhật Minh?
- Lão có tài nhưng có nhiều tham vọng, tâm tư thâm trầm, âm thầm biến đổi, cần phải đề phòng.
- Kế hoạch của Lý Thương khanh thấy thế nào?
Trần Anh không trả lời câu hỏi đó mà hỏi lại:
- Người mà hoàng huynh bảo rằng sẽ đến sau tiếp quản chiến trường đó phải chăng là thần đệ.
- Đúng vậy, trận chiến đó ta trông cậy cả vào khanh.
- Thần sẽ cố hết sức mình.
Đức vua với tay lấy một vật được bọc trong mảnh lụa màu vàng đưa cho Trần Anh.
- Đây là lệnh phù điều động binh mã, tối đa là năm vạn. Ba ngày nữa khanh mang nó đến chỗ Lý Kiếm chọn lấy hai vạn quân, tiến đến Bạch Giang, sau khi Lý Thương đi rồi, nơi đó do khanh tiếp quản.
_o0o_
Một sáng đầu đông. Ngồi chờ đợi đến chán chường Toàn Phong rời khỏi Nguyệt Hiên trại lững thững đi dạo một mình. Vừa ra đến cửa trại đã thấy lão tứ đi đâu đó lướt qua ngang, thấy Toàn Phong y vội hỏi:
- Lão đại định đi đâu à? Dường như người đang say.
- Ta đang định đi dạo.
- Ta có thể đi cùng không, như vậy an toàn hơn.
Nếu nói thật lòng chính là "cũng giám sát dễ hơn", Toàn Phong ngước mắt nhìn y rồi gật đầu:
- Muốn đi cùng thì mang hai con ngựa ra đây.
Họ lên ngựa, Toàn Phong chợt nở nụ cười:
- Đã lâu rồi ta và ngươi không thi tài cưỡi ngựa, hôm nay phân cao thấp lại lần nữa nhé.
Lão tứ, bây giờ y chỉ còn là lão tứ chứ không còn là Liễu Thừa Nguyên nữa bởi Thừa Nguyên đã chết và y chỉ là kẻ thế vai. Nghe Toàn Phong nói y hơi ngẩn người, muốn đua ngựa sao, hay đã biết chân tướng sự việc nên muốn đưa gã đến nơi nào đó mà âm thầm hạ sát. Nhưng y không biết chân tướng y vốn bị lộ, tuy nhiên Toàn Phong chưa muốn khử y, hôm nay chỉ là cái hứng bất ngờ của gã.
- Ta định đến nơi đóng trại trước kia, cúng tế mấy huynh đệ đã vì ta mà bỏ mạng mấy tháng trước, đến nay đã được trăm ngày. Ta và ngươi thi nhau phi ngựa, đến chân núi nếu ngươi chậm hơn phải lấy tiền túi mua nhang, đèn để tế họ, rõ chưa. Xuất phát.
Vừa nói xong, Toàn Phong cướp tiên cơ hô xuất phát liền giục ngựa phi ngay. Lão tứ cũng không dám chần chừ, ngay lập tức quất roi cho con ngựa mình đang cưỡi lồng lên đuổi mau theo. Y đuổi theo vì sợ mất dấu con người trước mặt, y được lệnh Kim Linh theo giám sát Toàn Phong khi nàng vắng mặt nên một khắc cũng không thể bỏ qua. Cũng may tài cưỡi ngựa y không tệ nếu không chuyến này Kim Linh mắng y thối tai rồi.
Kết quả cuộc đua ngựa, khi đến ngôi làng dưới chân núi, lão tứ đến trước. Nhưng người mua nhang đèn vẫn là gã và gã cũng là người phải khệ nệ mang lên. Toàn Phong thì sau khi cột ngựa vào thân cây lưng chừng núi thản nhiên tản bộ lên sườn núi. Lão tứ chỉ còn biết thở dài.
Dưới cái nắng của buổi trưa đầu đông, người ta vẫn cảm thấy nóng bởi vì ngọn núi ấy giờ đây đã thành đồi trọc, chỉ còn lại cát vàng và đá xám không một bóng cây. Tất cả cây cối trong đêm quyết chiến đó đã bị chặt đi một cách triệt để bởi kiếm pháp và chưởng pháp thượng thừa của Lâm lão khi đấu với Toàn Phong. Những thân gỗ to bị chặt đi đó cũng bị người ta mang đi đâu mất, những thi thể người cũng chẳng còn lại lóng xương. Ngọn núi lớn chính thức trở thành đồi trọc. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy không ai có thể nghĩ nó từng là khu rừng rậm âm u, từng là căn cứ của một trại cướp hơn năm trăm nhân mạng. Mọi thứ giờ đây trở nên hoang vắng lạ.
Dưới ánh nắng giữa ban trưa, người đàn ông già nua đang ngồi cặm cụi bới đất khiến Toàn Phong và cả lão tứ vừa nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Nghe tiếng bước chân, người đàn ông quay lại, nhíu mắt nhìn. Lão nhìn vào mặt hai người xa lạ rồi nhìn xuống chân bỗng la lên:
- Hai ngươi đứng yên đó, đi bừa như vậy giẫm chết mấy cây non ta vừa trồng hết.
Toàn Phong và lão tứ cùng giật mình nhìn xuống chân, quả nhiên có những thân cây còn rất bé có lẽ vừa mới được trồng, chúng chỉ cao bằng gang tay. Toàn Phong lại càng kinh ngạc hỏi:
- Ông đang trồng cây à? Để làm gì?
- Để cho chúng thành rừng, giữ đất.
- Thành rừng, giữ đất?
Lão nhân phủi tay đứng lên:
- Ngươi không biết đó thôi, cách đây vài tháng nơi đây cây cối um tùm che mát cả ngọn đồi này. Rồi một hôm, quân triều đình bất ngờ đưa quân đến, nghe đâu thảo phạt trại cướp nào trên ấy, nơi này đã bị san bằng chỉ trong một đêm ngắn ngủi. Người ở những làng quanh đây cùng lên chôn cất những tên cướp chẳng may uổng mạng đồng thời lấy gỗ về làm nhà, làm củi. Nơi đây sau đó trở nên như thế này. Một tháng trước cơn mưa cuối mùa bất ngờ đổ xuống, ngọn núi không còn bóng cây này bị sạt lở vì không có thứ gì ngăn dòng nước tuôn như trút đó, mớ đất đá đổ vào phía cuối thôn của ta. Ta là trưởng thôn nên không thể không lo.
Toàn Phong và lão tứ chỉ biết đưa mắt nhìn nhau. Lão trưởng thôn thở dài, nói tiếp:
- Mỗi năm mưa lại mỗi ngày một lớn, nếu cái đồi này cứ trống không, ta chỉ e đất đá lại đổ xuống chôn vùi thôn làng của ta mất. Vì vậy ta mới gọi mấy người trong làng lên trồng cây, nhưng mùa đông đến rồi, Tết sắp đến, ai cũng có việc, ta đành cùng vài lão già lên đây trồng vậy, nhưng được vài hôm họ mỏi mệt, đổ bệnh nên ta bảo họ nghỉ ngơi, mình ta ở lại. Hai ngươi chắc rảnh rỗi mới lên đây chơi phải không, phụ ta một tay nào.
Toàn Phong ngẩn người một lát liền gật đầu, quay sang lão tứ gọi:
- Còn ngẩn người ra đó làm gì, cùng giúp ông ấy một tay nào.
Ông lão chỉ tay vào đám cây con được ươm trong mấy chiếc rỗ bằng tre hay nứa gì đó:
- Loài cây ấy dù mùa nào trong năm cũng có thể bén rễ, sinh sôi nảy nở, một khi có rễ, rễ bám vào đất thành rừng, rất là chắc chắn. Mưa gió không nghiêng ngả, khi chúng lớn lên, tán xòe rộng ra, hứng những cơn mưa dù to hay nhỏ. Nước mưa theo cành lá chảy xuống gốc rễ và ngấm vào đất làm tốt cho cây. Chỉ có như thế ngọn đồi này mới không bị sạt lở mà thôi…
Đạo lý đó rất đơn giản, ai cũng hiểu nhưng ít ai làm, vì cơ bản con người lười. Nếu nói rằng họ ham sống trong nghịch cảnh hẳn cũng không sai vì khi thiên tai ập xuống, họ nhất định sống trong cảnh khốn khổ, chiếu đất, màn trời. Biết thì biết vậy nhưng ngày đó chưa tới, họ không thèm lo, "sự đời là thế" chính là câu kết của lời than thở của trưởng thôn. Toàn Phong và lão tứ cũng chỉ biết nhìn nhau rồi gật đầu tán đồng với những gì ông lão nói.
Ông lão bảo hai người khách lạ giúp mình trồng cây, cứ cách nhau mười bước chân lại trồng một cây non. Nơi đó, vài năm sau hẳn lại có một khu rừng với những tán cây xanh lá.
Mùa đông chưa sang nhưng những cơn gió lành lạnh chuyển giao mùa đã đến. Cả đất trời chìm trong không khí dịu mát của những ngày cuối thu. Những cụm cúc vàng thôi buồn không muốn khoe sắc nữa chỉ còn những cơn mưa vô tình cứ rơi từng giọt mong manh.
Chờ đợi, trong lúc này ai nấy cũng đều có chung một tâm trạng chính là chờ đợi. Còn chờ cái gì thì tùy thuộc vào tham vọng của mỗi người. Toàn Phong đợi chờ hành động của Mã quốc. Mã quốc đợi chờ những ngày cuối của năm để tấn công bất ngờ khiến cho hoàng đế Đại Quyển quốc không trở tay kịp. Và hoàng đệ của Toàn Phong thì đang ngày đêm chiêu mộ binh sĩ và luyện tập để chờ ngày Mã quốc kéo quân sang, Bắc – Nam thư hùng thêm lần nữa. Đó là chuỗi ngày bình yên trước cơn giông tố bão bùng.
Chuỗi ngày bình yên đợi chờ thật vô vị, Toàn Phong vẫn cứ đắm chìm trong men rượu. Đúng vậy, chàng đắm chìm, tay chàng luôn luôn lúc nào cũng cầm chắc hũ rượu, uống và uống. Những người được Kim Linh phái đến theo dõi cũng chỉ nhìn thấy thế mà thôi, hơn một tháng trôi qua chúng cũng dần chán nản mà không thèm để ý đến chàng nữa. Kim Linh chỉ cho một vài người đứng ở xa dõi vào không cần kỹ càng như trước, nàng tin chàng làm theo lời nàng, ngoan ngoãn ngồi chờ hưởng lợi vì mọi việc đã có người khác thay chàng lo liệu. Phải, những việc khác đã có người lo liệu.
Ngày mười tháng mười, ba vạn quân đầu tiên của Mã quốc đã sang Đại Quyển quốc bằng đường bộ một cách hoàn toàn cơ mật. Lão nhị và Lão tam cùng Kim Linh và Thế Phong rời khỏi Nguyệt Hiên trại nhằm thẳng hướng Tây Bắc mà đi để đón cánh quân ấy, sắp xếp chỗ trú thân cho họ.
Nguyệt Hiên trại hiện nay nằm phía Tây kinh thành, theo kế hoạch mười lăm vạn quân của Mã quốc sẽ sang Đại Quyển quốc bằng hai đường, đường bộ và đường biển. Trong đó mười vạn sẽ đi bằng đường bộ, năm vạn đi bằng đường biển. Vào đến nơi, năm vạn quân theo đường biển sẽ chia ra thành hai nhóm, một nhóm gồm hai vạn đánh trực diện vào kinh thành Đại Quyển quốc theo hướng đông. Ba vạn sẽ theo đường bí mật do Toàn Phong cung cấp vòng xuống phía Nam, chờ lúc phía đông hỗn loạn sẽ tấn công vào. Cuối cùng là cánh quân chủ lực gồm mười vạn quân sẽ chia làm hai hướng Tây và Bắc đánh vào kinh thành.
Nói thì nói vậy nhưng Toàn Phong không tin lực lượng Kim Linh đưa sang chỉ bấy nhiêu vì chàng còn nhớ lần đầu Kim Linh nói nàng có thể huy động ba mươi vạn quân đưa sang Đại Quyển quốc nếu chàng cần. Lần này được tấm bản đồ, dã tâm sẵn có, nàng ta dại gì lại không dốc toàn lực. Chỉ có như thế thì cả một quốc gia mới nhanh chóng nằm gọn trong tay! Và nếu có cánh quân thứ năm tiếp viện ngoài kế hoạch hẳn đi theo đường phía bắc hoặc tây bắc, vì những nơi đó có những thung lũng núi có thể đi xuyên qua được để tiếp cận kinh thành mà không một ai hay biết.
_o0o_
Kinh thành, ngày mười hai tháng mười.
Đức vua ngồi một mình suy tư nhìn vào tấm bản đồ, một lúc sau vị công công già bước vào thông báo:
- Khởi bẩm hoàng thượng có Lý phó thống lĩnh quân cầu kiến.
- Truyền.
Người vào thư phòng là Lý Thương, y quỳ tham kiến đức vua và được đức vua chính tay nâng dậy. Nụ cười của người vua trẻ dành cho ái tướng ấm áp làm sao khiến cho người ta nguyện lòng trung thành mãi mãi.
Cuối cùng đức vua nhìn trở lại tấm bản đồ, hỏi Lý Thương.
- Theo khanh, kẻ địch dùng thuyền lớn để đưa quân sang theo đường biển, cách đối phó tốt nhất là như thế nào?
Lý Thương cũng nhìn bản đồ, ngấm ngầm suy tính một lúc rồi tâu:
- Nếu quân địch muốn tấn công vào kinh thành ta hẳn đi vào đường Bạch Giang và Thanh Giang, đó là hai con sông có cửa sông lớn cho những chiến thuyền to và nặng. Tuy nhiên vào một nửa đường hai nhánh sông này hợp nhất, chiến thuyền muốn đi tiếp sẽ phải đi trên cùng một tuyến thủy lộ. Nếu phải đối phó chúng ta sẽ dàn sẵn một cái bẫy ngay chỗ giao nhau.
- Một cái bẫy…
- Tâu, sử ta còn ghi, năm trăm năm trước đại quân ta từng chiến thắng quân Mã quốc trên con sông ấy bằng bẫy cọc nhọn bọc thép. Nếu lần này chúng lại muốn tiến vào bằng con đường đó chúng ta vẫn dùng cách ấy để đối phó, vì đó là cách thích hợp nhất chiến đấu trên đường thủy.
- Ta từng thắng, chúng từng bại điều đó đồng nghĩa chúng đã đề phòng.
- Thưa vâng, chúng hẳn đã đề phòng, nên lần này hẳn đó không phải là con đường duy nhất để tiến quân. Thần cho rằng đó chỉ là sự nghi binh…
- Không phải là sự nghi binh, mà là đánh lạc hướng. Tuy nhiên với năm vạn quân đủ để một trận đánh lạc hướng trở thành trận quyết định sự tồn vong của Đại Quyển quốc chúng ta.
- Vậy…
- Lý Thương nghe lệnh.
- Có vi thần.
- Khanh hãy lập tức dẫn theo một vạn quân đến nơi giao nhau giữa Bạch Giang và Thanh Giang, âm thầm trồng cọc nhọn, trong vòng nửa tháng cả đoạn sông đó phải đầy cọc nhọn. Việc khanh đến đó danh nghĩa chờ đón đánh phủ đầu quân địch nếu chúng dám tấn công. Sau khi trồng cọc vào lòng sông xong, lập tức trở về kinh thành, lý do “thông tin chúng ta nghe được sai sự thật”.
Lý Thương kinh ngạc:
- Hoàng thượng.
Đức vua mỉm cười:
- Khanh cứ làm theo lệnh của ta, nơi đó sẽ có người thay khanh tiếp quản, người đó sẽ tiếp luôn trận tấn công của Mã quốc.
- Thần xin tuân lệnh.
- Khanh lui đi.
Lý Thương đi rồi, đức vua dịu giọng:
- Khanh có thể ra rồi.
Từ sau bức màn phía sau ghế ngồi của đức vua có một người bước ra, thanh bào rực rỡ, mũ bạc đính trân châu lấp lánh, người đó mắt sáng như sao. Y là một nam tử mang dáng vẻ của thế gia vọng tộc, quyền quý cao sang nhưng ánh mắt lại tựa như một người từng trải.
- Trần Anh.
- Có thần đệ.
Y là Trần Anh, là một người em họ của đức vua, người có tâm cơ rất khá trong toàn thể họ Trần vương đế. Khi vương phụ của tân vương còn đương nhiệm, khi có việc khó khăn cũng thường gọi y vào hỏi chuyện, bao nhiêu đó đủ biết tâm cơ con người ấy sâu sắc độ nào, tài trí cao thâm cỡ nào.
- Khanh nhìn thấy Lý Thương thế nào?
- Một vị tướng trung thành, có thể trọng dụng.
- Còn Lâm Nhật Minh?
- Lão có tài nhưng có nhiều tham vọng, tâm tư thâm trầm, âm thầm biến đổi, cần phải đề phòng.
- Kế hoạch của Lý Thương khanh thấy thế nào?
Trần Anh không trả lời câu hỏi đó mà hỏi lại:
- Người mà hoàng huynh bảo rằng sẽ đến sau tiếp quản chiến trường đó phải chăng là thần đệ.
- Đúng vậy, trận chiến đó ta trông cậy cả vào khanh.
- Thần sẽ cố hết sức mình.
Đức vua với tay lấy một vật được bọc trong mảnh lụa màu vàng đưa cho Trần Anh.
- Đây là lệnh phù điều động binh mã, tối đa là năm vạn. Ba ngày nữa khanh mang nó đến chỗ Lý Kiếm chọn lấy hai vạn quân, tiến đến Bạch Giang, sau khi Lý Thương đi rồi, nơi đó do khanh tiếp quản.
_o0o_
Một sáng đầu đông. Ngồi chờ đợi đến chán chường Toàn Phong rời khỏi Nguyệt Hiên trại lững thững đi dạo một mình. Vừa ra đến cửa trại đã thấy lão tứ đi đâu đó lướt qua ngang, thấy Toàn Phong y vội hỏi:
- Lão đại định đi đâu à? Dường như người đang say.
- Ta đang định đi dạo.
- Ta có thể đi cùng không, như vậy an toàn hơn.
Nếu nói thật lòng chính là "cũng giám sát dễ hơn", Toàn Phong ngước mắt nhìn y rồi gật đầu:
- Muốn đi cùng thì mang hai con ngựa ra đây.
Họ lên ngựa, Toàn Phong chợt nở nụ cười:
- Đã lâu rồi ta và ngươi không thi tài cưỡi ngựa, hôm nay phân cao thấp lại lần nữa nhé.
Lão tứ, bây giờ y chỉ còn là lão tứ chứ không còn là Liễu Thừa Nguyên nữa bởi Thừa Nguyên đã chết và y chỉ là kẻ thế vai. Nghe Toàn Phong nói y hơi ngẩn người, muốn đua ngựa sao, hay đã biết chân tướng sự việc nên muốn đưa gã đến nơi nào đó mà âm thầm hạ sát. Nhưng y không biết chân tướng y vốn bị lộ, tuy nhiên Toàn Phong chưa muốn khử y, hôm nay chỉ là cái hứng bất ngờ của gã.
- Ta định đến nơi đóng trại trước kia, cúng tế mấy huynh đệ đã vì ta mà bỏ mạng mấy tháng trước, đến nay đã được trăm ngày. Ta và ngươi thi nhau phi ngựa, đến chân núi nếu ngươi chậm hơn phải lấy tiền túi mua nhang, đèn để tế họ, rõ chưa. Xuất phát.
Vừa nói xong, Toàn Phong cướp tiên cơ hô xuất phát liền giục ngựa phi ngay. Lão tứ cũng không dám chần chừ, ngay lập tức quất roi cho con ngựa mình đang cưỡi lồng lên đuổi mau theo. Y đuổi theo vì sợ mất dấu con người trước mặt, y được lệnh Kim Linh theo giám sát Toàn Phong khi nàng vắng mặt nên một khắc cũng không thể bỏ qua. Cũng may tài cưỡi ngựa y không tệ nếu không chuyến này Kim Linh mắng y thối tai rồi.
Kết quả cuộc đua ngựa, khi đến ngôi làng dưới chân núi, lão tứ đến trước. Nhưng người mua nhang đèn vẫn là gã và gã cũng là người phải khệ nệ mang lên. Toàn Phong thì sau khi cột ngựa vào thân cây lưng chừng núi thản nhiên tản bộ lên sườn núi. Lão tứ chỉ còn biết thở dài.
Dưới cái nắng của buổi trưa đầu đông, người ta vẫn cảm thấy nóng bởi vì ngọn núi ấy giờ đây đã thành đồi trọc, chỉ còn lại cát vàng và đá xám không một bóng cây. Tất cả cây cối trong đêm quyết chiến đó đã bị chặt đi một cách triệt để bởi kiếm pháp và chưởng pháp thượng thừa của Lâm lão khi đấu với Toàn Phong. Những thân gỗ to bị chặt đi đó cũng bị người ta mang đi đâu mất, những thi thể người cũng chẳng còn lại lóng xương. Ngọn núi lớn chính thức trở thành đồi trọc. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy không ai có thể nghĩ nó từng là khu rừng rậm âm u, từng là căn cứ của một trại cướp hơn năm trăm nhân mạng. Mọi thứ giờ đây trở nên hoang vắng lạ.
Dưới ánh nắng giữa ban trưa, người đàn ông già nua đang ngồi cặm cụi bới đất khiến Toàn Phong và cả lão tứ vừa nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Nghe tiếng bước chân, người đàn ông quay lại, nhíu mắt nhìn. Lão nhìn vào mặt hai người xa lạ rồi nhìn xuống chân bỗng la lên:
- Hai ngươi đứng yên đó, đi bừa như vậy giẫm chết mấy cây non ta vừa trồng hết.
Toàn Phong và lão tứ cùng giật mình nhìn xuống chân, quả nhiên có những thân cây còn rất bé có lẽ vừa mới được trồng, chúng chỉ cao bằng gang tay. Toàn Phong lại càng kinh ngạc hỏi:
- Ông đang trồng cây à? Để làm gì?
- Để cho chúng thành rừng, giữ đất.
- Thành rừng, giữ đất?
Lão nhân phủi tay đứng lên:
- Ngươi không biết đó thôi, cách đây vài tháng nơi đây cây cối um tùm che mát cả ngọn đồi này. Rồi một hôm, quân triều đình bất ngờ đưa quân đến, nghe đâu thảo phạt trại cướp nào trên ấy, nơi này đã bị san bằng chỉ trong một đêm ngắn ngủi. Người ở những làng quanh đây cùng lên chôn cất những tên cướp chẳng may uổng mạng đồng thời lấy gỗ về làm nhà, làm củi. Nơi đây sau đó trở nên như thế này. Một tháng trước cơn mưa cuối mùa bất ngờ đổ xuống, ngọn núi không còn bóng cây này bị sạt lở vì không có thứ gì ngăn dòng nước tuôn như trút đó, mớ đất đá đổ vào phía cuối thôn của ta. Ta là trưởng thôn nên không thể không lo.
Toàn Phong và lão tứ chỉ biết đưa mắt nhìn nhau. Lão trưởng thôn thở dài, nói tiếp:
- Mỗi năm mưa lại mỗi ngày một lớn, nếu cái đồi này cứ trống không, ta chỉ e đất đá lại đổ xuống chôn vùi thôn làng của ta mất. Vì vậy ta mới gọi mấy người trong làng lên trồng cây, nhưng mùa đông đến rồi, Tết sắp đến, ai cũng có việc, ta đành cùng vài lão già lên đây trồng vậy, nhưng được vài hôm họ mỏi mệt, đổ bệnh nên ta bảo họ nghỉ ngơi, mình ta ở lại. Hai ngươi chắc rảnh rỗi mới lên đây chơi phải không, phụ ta một tay nào.
Toàn Phong ngẩn người một lát liền gật đầu, quay sang lão tứ gọi:
- Còn ngẩn người ra đó làm gì, cùng giúp ông ấy một tay nào.
Ông lão chỉ tay vào đám cây con được ươm trong mấy chiếc rỗ bằng tre hay nứa gì đó:
- Loài cây ấy dù mùa nào trong năm cũng có thể bén rễ, sinh sôi nảy nở, một khi có rễ, rễ bám vào đất thành rừng, rất là chắc chắn. Mưa gió không nghiêng ngả, khi chúng lớn lên, tán xòe rộng ra, hứng những cơn mưa dù to hay nhỏ. Nước mưa theo cành lá chảy xuống gốc rễ và ngấm vào đất làm tốt cho cây. Chỉ có như thế ngọn đồi này mới không bị sạt lở mà thôi…
Đạo lý đó rất đơn giản, ai cũng hiểu nhưng ít ai làm, vì cơ bản con người lười. Nếu nói rằng họ ham sống trong nghịch cảnh hẳn cũng không sai vì khi thiên tai ập xuống, họ nhất định sống trong cảnh khốn khổ, chiếu đất, màn trời. Biết thì biết vậy nhưng ngày đó chưa tới, họ không thèm lo, "sự đời là thế" chính là câu kết của lời than thở của trưởng thôn. Toàn Phong và lão tứ cũng chỉ biết nhìn nhau rồi gật đầu tán đồng với những gì ông lão nói.
Ông lão bảo hai người khách lạ giúp mình trồng cây, cứ cách nhau mười bước chân lại trồng một cây non. Nơi đó, vài năm sau hẳn lại có một khu rừng với những tán cây xanh lá.
Tác giả :
Dã Thảo Hoang Sơn