Nguyên Phối
Chương 5: May áo
Sườn xám Ngụy Ngân làm rất nhanh đã xong. Cô mặc lên người lộ dáng cao gầy thanh thú. Lý thị, Trần Huyên khen đẹp không phải tâng bốc cô em chồng, mà là đẹp mắt thật. Ngụy Ngân mười sáu tuổi, tuổi đẹp nhất, cuộc sống tốt, tư thái tốt, sườn xám mặc lên người đẹp gấp trăm lần so với áo dài rộng thùng thình.
Chỉ có bà Ngụy từ trong lỗ mũi hừ một tiếng khinh thường, “Hình thù cổ quái.” Rồi quay mặt lấy điểm tâm trong tủ đặt gần lò sưởi đầu giường.
Ngụy Vân cất giọng non nớt, “Không đâu, cô nhỏ đẹp lắm!”
Bà Ngụy kiên trì giữ khiếu thẩm mỹ với áo dài, “Người như chúng ta nên an phận mặc áo dài đi.”
Không hiểu mặc một bộ quần áo còn “an phận” hay “không an phận”. Lý thị không dám nhiều lời. Chị cũng chỉ mặc sườn xám có một lần ngày Trần Huyên vào cửa, giờ mẹ chồng thích áo dài, chị đành mặc áo dài.
Trần Huyên biết mẹ chồng trái tính trái nết, nghĩ nghĩ rồi nói, “Con thấy sườn xám ít vải hơn so với áo dài."
“Đúng đó.” Ngụy Ngân luôn thông minh lanh lợi, thấy Trần Huyên nói vậy, cô liền nói ngay, “Bình thường may một kiện áo dài cần rất nhiều vải, làm một kiện sườn xám có thể lựa ít hay nhiều, rất tiết kiệm. Với lại, vải thừa đủ để may bao gối.”
Bà Ngụy mở giấy dầu trên tráp, bẻ miếng bánh mứt táo cho Ngụy Vân, lườm Ngụy Ngân mặc sườn xám, không tin lắm, “Áo dài ngắn, sườn xám dài đến chân, có thể tiết kiệm vải à?”
“Dài ngắn gì chứ, ngắn cũng phải đến đầu gối. Lại nói, áo dài này vừa to vừa rộng, tay áo không phải nên cắt bớt sao? Mắc công mẹ tính toán tỉ mỉ, sao lại sơ ý như vậy?” Ngụy Ngân bắt lấy thời cơ, lấy Trần Huyên làm ví dụ, “Mẹ xem người chị dâu hai này, nếu đổi thành sườn xám, hai tay áo cộng lại còn dài hơn sườn xám, mẹ nói xem có phải lãng phí không? Nhà mình làm sườn xám mới tốt, tiết kiệm được khối tiền.”
Bà Ngụy không thích sườn xám nhưng động tâm với tiết kiệm tiền, “Chị dâu cả, chị dâu hai cả ngày làm việc, mặc sườn xám như con e là gặp khó khăn, mẹ sợ hai đứa nó không quen.”
“Sao lại mặc không quen?”Ngụy Ngân dọn châm tuyến, nói, “Đến cả vợ bé khách thuê nhà chúng ta còn mặc sườn xám, giặt quần áo nấu ăn, cái gì cũng làm? Nhà ông ấy không có bà giúp việc! Lại nói, sườn xám này không bó chặt, giờ ai cũng mặc vậy. Cho dù mới mặc không quen, mặc thời gian dài cũng sẽ quen. Huống chi không phải vì tiết kiệm tiền trong nhà sao. Hai chị dâu khẳng định đều nguyện ý!”
Trần Huyên không hẳn có suy nghĩ muốn mặc sườn xám, cô cảm thấy sau mình về quê, phụ nữ nông thôn không ai mặc sườn xám, Lý thị thì khác, sớm đã muốn đổi sang mặc. Như lời cô em chồng nói, thành Bắc Kinh bây giờ chỉ có bà giúp việc hay kẻ dưới mới mặc áo dài, mà ở nhà chị, mẹ chồng ở quê ra Bắc Kinh lại không quen mặc áo dài, Lý thị thành thật, đành phải mặc theo mẹ chồng.
Thấy cô em chồng nói như vậy, Lý thị không khỏi chờ mong.
Bà Ngụy vì tiếc tiền nên hơi do dự, nhân tiện nói, “Nếu sườn xám tiết kiệm vải, về sau mặc cái này đi.”
Lý thị vội vàng đáp, Ngụy Ngân nói, “Sớm nên vậy.”
Bà Ngụy dặn, “Vừa hay có mấy khối tơ lụa chị con mang về, sáng mai cắt làm cho mẹ một bộ sườn xám.” Lời này là nói với Lý thị. Quần áo với giày của bà Ngụy đều do Lý thị làm. Có điều ngày tết Lý thị bận rộn, bà Ngụy nhanh sửa lại chủ ý, nhìn về phía Trần Huyên, “A Huyên làm cho mẹ đi, nếu không cắt được thì kêu a Ngân giúp, a Ngân khéo tay.”
Trần Huyên đáp lại, chuyện làm sườn xám cho bà Ngụy liền giao cho Trần Huyên.
Ngụy Ngân khéo tay, không cần đo dáng người bà Ngụy, cô đã giúp cắt vải xong. Ngụy Ngân còn nói nhỏ đợi khi cô lấy chồng, sẽ giúp Trần Huyên sửa lại sườn xám thành kiểu dáng Bắc Kinh đương thời. Trần Huyện may cho bà Ngụy, Ngụy Ngân đổi kiểu dáng sườn xám cho Trần Huyên. Ngụy Ngân nói rõ ràng, “Trước kia mọi người đều mặc xườn sám vạt gập. Giờ lại lưu hành vạt áo vuông. Đáng tiếc chúng ta không có vải loại đó, nếu cửa hàng chúng ta có, mỗi người làm một bộ áo khoác mới tốt. Em nghe nói, mùa đông ở Thượng Hải, rất nhiều cô gái đều mặc áo sườn xám mỏng bên trong, bên ngoài khoác áo, phối thêm khăn nhung quanh cổ, vừa nghĩ đã thấy đẹp rồi.”
“Chất vải đó quý hơn da lông. Mặc cái gì chẳng vậy, mặc áo bông vừa ấm áp vừa tiết kiệm tiền.” Trời lanh, bà Ngụy cho hai tay vào tay áo, ngồi dưới cửa sổ che chăn trên gối phơi nắng sửa ấm.
Ngụy Ngân đáp, “Quý là thế mà mẹ lại đem tấm vải đó cho chị cả.”
“Con thì biết cái gì, chị con sống không dễ dàng. Chồng chị con là trưởng tử, phía dưới còn em trai em gái, ở nhà hay ra ngoài đều cần thể diện, để anh rể con mặc cũng tốt.”
Ngụy Ngân dẩu miệng, mặc dù bất mãn nhưng không nói gì thêm.
Trái lại vài ngày sau Ngụy Niên lại mang về một khối vải như thế, anh không dám đưa mẹ cầm. Ngụy Niên đưa Trần Huyên giữ, anh với cô cùng tuổi, chỉ là anh sinh trước cô vài tháng, anh nói chuyện luôn giữ lời, nói với cô “Sáng mai đưa em đi may áo khoác.”
Hai đời Trần Huyên lần đầu nhìn thấy chất vải tinh xảo như vậy liền có chút vui mừng, sờ trong tay, ấm áp phẳng phiu, một màu đen tuyền. Có điều Ngụy Niên có ý tốt đem về, còn muốn cô may áo. Trần Huyên nghĩ tới Ngụy Ngân cũng cực thích chất vải của áo khoác, cô sờ một hồi rồi cất vào ngăn tủ, rót cho Ngụy Niên chén nước, mới nói, “Chất vải này tốt quá.”
“Đương nhiên!” Trên khuôn mặt tuấn tú của anh lộ đắc ý, gương mặt rạng ngời, anh nói với cô, “Khối trước chỉ là lông dê, khối này mới là lông tơ của dê! Tốt hơn khối kia! Chúng ta mỗi người làm một cái áo khoác, năm mới ra ngoài cũng có thể diện.”
Trần Huyên cười, “Anh nói có lý.”
Ngụy Niên làm việc chu toàn, anh hẹn cô, “Chiều mai đưa em đi may áo, may nhanh một chút để sang năm có áo mặc.”
Trần Huyên nghĩ nghĩ, hỏi Ngụy Niên, “Lần tới nếu anh thuận tiện thì tìm một khối vải màu tươi sáng mấy cô gái nhỏ thích, em thấy em hai cũng muốn một cái áo khoác. Nghe cô ấy nói, mùa đông ở Thượng Hải phái nữ tân thời đều mặc như vậy. Tấm này màu đen, em hai còn nhỏ, mặc không thích hợp lắm.”
Ngụy Niên với chị cả thường cãi nhau,ngược lại rất thích cô em gái nhỏ này, anh nói, “Sáng mai đưa con bé đi cùng luôn, tiệm nhà không có thì đến tiệm may, loại gì cũng có, kêu a Ngân chọn một khối là được.”
“Em đây lặng lẽ nói với em hai.”
Ngụy Niên uống chén nước, “Sao lại lén lút?”
Trần Huyên nhỏ giọng nói, “Em sợ mẹ ngại tiêu tiền, nghe thấy mất hứng.”
“Mẹ luôn như vậy, tiền của bà đều bị chị cả lừa hết, chỉ biết tiết kiệm trên người người khác.” Mấy ngày nay anh ở cùng Trần Huyên, một người đầu giường đông một người đầu giường tây, ngủ rất ngon. Ngụy Niên xác định,Trần Huyên không có ý với anh. Hai người kết thân ở chung tương đối hòa thuận. Ngụy Niên không đồng ý để phụ nữ khó xử, anh nói thẳng, “Lúc đó anh về đón hai em, anh sẽ nói với mẹ.”
Trần Huyên không cần lo lắng, phấn chấn đáp lại.
Ngày thứ hai, cô lặng lẽ nói chuyện may áo với Ngụy Ngân, Ngụy Ngân vui mừng.
Khi Ngụy Niên về đón hai cô, bà Ngụy có chút không vui, Ngụy Niên không để ý tới mẹ, mang theo hai cô ra cửa. Tới một tiệm may, bên trong đều là tơ lụa sườn xám, áo khoác, còn có họa báo minh tinh dán trên tường, nữ minh tinh mắt ngọc mày ngài,tư thái khác nhau, một hương vị mà Trần Huyên không hình dung ra, bà Ngụy cực xem thường mấy cô mình tinh ‘vừa thấy liền biết không phải loại đứng đắn’. Chỉ là từ tận đấy lòng, Trần Huyên phải thừa nhận, quá đẹp.
Ngụy Niên chào hỏi qua chưởng quầy, “Mang vợ và em gái tới may áo.”
Chưởng quầy biết Ngụy Niên, mời ba người ngồi, rót trà hỏi ba người muốn may áo gì, muốn kiểu dáng nào rồi đưa ra một tập sách trình bày đủ kiểu dáng áo quần, để mấy người chọn lựa. Ngụy Niên muốn một kiện áo khoác ngoài, kiểu dáng anh thích, mẫu áo dành cho nam giới đều có hạn. Ngụy Ngân cùng Trần Huyên bàn bạc dáng áo khoác. Ngụy Ngân muốn may áo khoác ngoài, kết quả lại nhìn trúng chất vải may áo choàng nhỏ, có điều Ngụy Ngân không có lòng tham không đáy như Ngụy Kim, anh hai có ý tốt muốn dẫn cô đi may áo, chất vải đều vào loại đắt tiền, đều là anh hai lấy tiền riêng may cho cô. Ngụy Ngân muốn may một bộ thôi.
Trần Huyên thấy cô em chồng đang phân vân, liền nói với cô, “Không biết hai loại vải này có thể may thành một bộ được không?”
“Làm như thế nào a?” Từ trước đến nay Ngụy Ngân luôn khéo tay, ở nhà thường tự mình may quần áo. Trần Huyên vừa nói liền làm cô tỉnh táo lại, Ngụy Ngân vui vẻ gọi chưởng quầy, nói cho ông biết kiểu dáng cô muốn. Muốn áo khoác nhỏ cùng áo choàng hợp làm một, tưởng như hai nhưng thực tế là một. Mặc dù tốn vải nhưng không đáng bao nhiêu. Chưởng quầy có kinh nghiệm lâu năm, chỉ có điều tiệm chưa từng làm qua kiểu dáng cách tân như vậy. Ông đề nghị, “Nếu thiểu thư thích, sao không mua mỗi loại một cái?”
Ngụy Ngân xấu hổ nói cô chỉ muốn một kiện, “Áo khoác này vốn dày, nếu khoác thêm áo choàng nhỏ thì phần vai ở đây càng dày, rất khó coi. Nhưng tôi đều thích hai kiện này, nếu hai kiện may thành một, vừa dáng người lại vừa hợp ý.”
Chưởng quầy có chút khó xử, “Tiệm chúng tôi chưa bao giờ làm kiểu dáng như vậy.”
Trần Huyên tất nhiên giúp Ngụy Ngân nói chuyện, cô nói, “Tôi thấy kiểu dáng này cũng không quá khó làm, ông xem áo choàng nhỏ trên sách này, phần phủ vai rất rộng. Còn áo khoác ngoài có vạt áo lớn,phần vai cũng vừa khít ôm lấy. Hai cái may thành một vừa hay nối phần vai áo khoác ngoài với áo choáng nhỏ ở trên là thành. Tuy tiệm ông chưa làm qua nên có chút khó, nhưng tôi thấy em tôi muốn kiểu dáng đó cũng không tồi. Nếu làm được, đặt trong tiệm ông, cửa hàng khác lại không có, nếu có người thấy thì không phải là mối làm ăn độc quyền của tiệm các ông sao.”
Trần Huyên ôn hòa, cô nghĩ muốn giúp đỡ Ngụy Ngân nên không nghĩ nhiều, nói hết suy nghĩ của mình. Sau khi nói xong cô mới nhận ra có chút đường đột lớn mất, lời đã nói hết, đành phải ỷ vào sống hai đời, Trần Huyên kiên trì hỏi chưởng quầy, “Ông xem làm vậy được không?”
Chưởng quầy nói, “Để tôi gọi thợ may chính tới, vị sư phụ này là chúng tôi mời từ Thượng Hải về.”
Ngụy Niên nghe vậy liền cười, đặt chiếc chén sứ thanh hoa xuống, “Tôi nói lão Trương này, cửa hàng các ông đều từ Thượng hải tới, vị sư phụ ở Thượng Hải có gì hiếm lạ, ông thật biết khoe khoang đấy. Ông nhanh một chút, chúng tôi còn phải đi ăn cơm.”
Chưởng quầy cười, để học đồ gọi sư phụ may tới, sư phụ cắt may vừa suy xét liền tiếp nhận việc buôn bán này, “Tiểu thư muốn kiểu dáng này, chúng tôi chưa từng làm, đợi làm xong còn phải mời cô đến xin thêm ý kiến.”
Ngụy Ngân cười, “Chưởng quầy nói ông là lão sư phụ từ Thượng Hải đến, nhất định là tốt rồi.”
Định ra kiểu dáng, lại bàn bạc thêm lớp vải lót bên trong, nút thắt rồi hẹn lịch tới lấy.
Đến khi đi ra từ cửa hàng may, Ngụy Ngân kéo cánh tay anh hai cô, nói “Anh hai, người ta mặc sườn xám áo choàng đều đi giày da, anh có giày da rồi, em với chị dâu không có đôi giày da nào, toàn đi giày vải nhà mình làm nha.”
Ngụy Niên cười, “Được rồi, được rồi, mua cho mỗi người một đôi giày da phối với quần áo.”
Ngụy Ngân mặt mày hơn hở cám ơn anh hai, nói không ít lời hay. Trần Huyên cũng cám ơn Ngụy Niên, nhưng trong lòng có chút bất an, tuy kiếp trước ở Ngụy gia không quá tốt. Ngụy gia không thiếu cô việc ăn uống. Trần Huyên là người thành thật. Quần áo khi đó cũng không nghĩ nhiều, giờ vừa có quần áo mới vừa có giày mới, cô cảm thấy phúc mình lớn thật đấy. Chỉ là, Trần Huyên sống hai đời người, cũng bình tĩnh hơn người thường một chút. Ngụy Niên Ngụy Ngân đang vui vẻ, Trần Huyên cũng không muốn làm hai người mất hứng, liền im lặng đi theo.
Kết quả, bà Ngụy mới ‘hôm qua’ khen Trần Huyên, lại nghe thấy chuyện vừa mua áo vừa mua giày liền vô cùng không vui, lén nói với ông Ngụy, “Con dâu hai này nhìn thành thật, thực tế lại là đứa có tâm cơ. Vừa mới vào cửa vài ngày liền bắt thằng hai may xiêm y mua giày cho nó, ném không biết bao nhiêu đồng đại dương ra ngoài rồi.”
Ông Ngụy ‘ừm’ một tiếng, nhắm mắt dựa vào đầu giường cạnh lò sưởi ngủ gật, không nói chuyện.
Chỉ có bà Ngụy từ trong lỗ mũi hừ một tiếng khinh thường, “Hình thù cổ quái.” Rồi quay mặt lấy điểm tâm trong tủ đặt gần lò sưởi đầu giường.
Ngụy Vân cất giọng non nớt, “Không đâu, cô nhỏ đẹp lắm!”
Bà Ngụy kiên trì giữ khiếu thẩm mỹ với áo dài, “Người như chúng ta nên an phận mặc áo dài đi.”
Không hiểu mặc một bộ quần áo còn “an phận” hay “không an phận”. Lý thị không dám nhiều lời. Chị cũng chỉ mặc sườn xám có một lần ngày Trần Huyên vào cửa, giờ mẹ chồng thích áo dài, chị đành mặc áo dài.
Trần Huyên biết mẹ chồng trái tính trái nết, nghĩ nghĩ rồi nói, “Con thấy sườn xám ít vải hơn so với áo dài."
“Đúng đó.” Ngụy Ngân luôn thông minh lanh lợi, thấy Trần Huyên nói vậy, cô liền nói ngay, “Bình thường may một kiện áo dài cần rất nhiều vải, làm một kiện sườn xám có thể lựa ít hay nhiều, rất tiết kiệm. Với lại, vải thừa đủ để may bao gối.”
Bà Ngụy mở giấy dầu trên tráp, bẻ miếng bánh mứt táo cho Ngụy Vân, lườm Ngụy Ngân mặc sườn xám, không tin lắm, “Áo dài ngắn, sườn xám dài đến chân, có thể tiết kiệm vải à?”
“Dài ngắn gì chứ, ngắn cũng phải đến đầu gối. Lại nói, áo dài này vừa to vừa rộng, tay áo không phải nên cắt bớt sao? Mắc công mẹ tính toán tỉ mỉ, sao lại sơ ý như vậy?” Ngụy Ngân bắt lấy thời cơ, lấy Trần Huyên làm ví dụ, “Mẹ xem người chị dâu hai này, nếu đổi thành sườn xám, hai tay áo cộng lại còn dài hơn sườn xám, mẹ nói xem có phải lãng phí không? Nhà mình làm sườn xám mới tốt, tiết kiệm được khối tiền.”
Bà Ngụy không thích sườn xám nhưng động tâm với tiết kiệm tiền, “Chị dâu cả, chị dâu hai cả ngày làm việc, mặc sườn xám như con e là gặp khó khăn, mẹ sợ hai đứa nó không quen.”
“Sao lại mặc không quen?”Ngụy Ngân dọn châm tuyến, nói, “Đến cả vợ bé khách thuê nhà chúng ta còn mặc sườn xám, giặt quần áo nấu ăn, cái gì cũng làm? Nhà ông ấy không có bà giúp việc! Lại nói, sườn xám này không bó chặt, giờ ai cũng mặc vậy. Cho dù mới mặc không quen, mặc thời gian dài cũng sẽ quen. Huống chi không phải vì tiết kiệm tiền trong nhà sao. Hai chị dâu khẳng định đều nguyện ý!”
Trần Huyên không hẳn có suy nghĩ muốn mặc sườn xám, cô cảm thấy sau mình về quê, phụ nữ nông thôn không ai mặc sườn xám, Lý thị thì khác, sớm đã muốn đổi sang mặc. Như lời cô em chồng nói, thành Bắc Kinh bây giờ chỉ có bà giúp việc hay kẻ dưới mới mặc áo dài, mà ở nhà chị, mẹ chồng ở quê ra Bắc Kinh lại không quen mặc áo dài, Lý thị thành thật, đành phải mặc theo mẹ chồng.
Thấy cô em chồng nói như vậy, Lý thị không khỏi chờ mong.
Bà Ngụy vì tiếc tiền nên hơi do dự, nhân tiện nói, “Nếu sườn xám tiết kiệm vải, về sau mặc cái này đi.”
Lý thị vội vàng đáp, Ngụy Ngân nói, “Sớm nên vậy.”
Bà Ngụy dặn, “Vừa hay có mấy khối tơ lụa chị con mang về, sáng mai cắt làm cho mẹ một bộ sườn xám.” Lời này là nói với Lý thị. Quần áo với giày của bà Ngụy đều do Lý thị làm. Có điều ngày tết Lý thị bận rộn, bà Ngụy nhanh sửa lại chủ ý, nhìn về phía Trần Huyên, “A Huyên làm cho mẹ đi, nếu không cắt được thì kêu a Ngân giúp, a Ngân khéo tay.”
Trần Huyên đáp lại, chuyện làm sườn xám cho bà Ngụy liền giao cho Trần Huyên.
Ngụy Ngân khéo tay, không cần đo dáng người bà Ngụy, cô đã giúp cắt vải xong. Ngụy Ngân còn nói nhỏ đợi khi cô lấy chồng, sẽ giúp Trần Huyên sửa lại sườn xám thành kiểu dáng Bắc Kinh đương thời. Trần Huyện may cho bà Ngụy, Ngụy Ngân đổi kiểu dáng sườn xám cho Trần Huyên. Ngụy Ngân nói rõ ràng, “Trước kia mọi người đều mặc xườn sám vạt gập. Giờ lại lưu hành vạt áo vuông. Đáng tiếc chúng ta không có vải loại đó, nếu cửa hàng chúng ta có, mỗi người làm một bộ áo khoác mới tốt. Em nghe nói, mùa đông ở Thượng Hải, rất nhiều cô gái đều mặc áo sườn xám mỏng bên trong, bên ngoài khoác áo, phối thêm khăn nhung quanh cổ, vừa nghĩ đã thấy đẹp rồi.”
“Chất vải đó quý hơn da lông. Mặc cái gì chẳng vậy, mặc áo bông vừa ấm áp vừa tiết kiệm tiền.” Trời lanh, bà Ngụy cho hai tay vào tay áo, ngồi dưới cửa sổ che chăn trên gối phơi nắng sửa ấm.
Ngụy Ngân đáp, “Quý là thế mà mẹ lại đem tấm vải đó cho chị cả.”
“Con thì biết cái gì, chị con sống không dễ dàng. Chồng chị con là trưởng tử, phía dưới còn em trai em gái, ở nhà hay ra ngoài đều cần thể diện, để anh rể con mặc cũng tốt.”
Ngụy Ngân dẩu miệng, mặc dù bất mãn nhưng không nói gì thêm.
Trái lại vài ngày sau Ngụy Niên lại mang về một khối vải như thế, anh không dám đưa mẹ cầm. Ngụy Niên đưa Trần Huyên giữ, anh với cô cùng tuổi, chỉ là anh sinh trước cô vài tháng, anh nói chuyện luôn giữ lời, nói với cô “Sáng mai đưa em đi may áo khoác.”
Hai đời Trần Huyên lần đầu nhìn thấy chất vải tinh xảo như vậy liền có chút vui mừng, sờ trong tay, ấm áp phẳng phiu, một màu đen tuyền. Có điều Ngụy Niên có ý tốt đem về, còn muốn cô may áo. Trần Huyên nghĩ tới Ngụy Ngân cũng cực thích chất vải của áo khoác, cô sờ một hồi rồi cất vào ngăn tủ, rót cho Ngụy Niên chén nước, mới nói, “Chất vải này tốt quá.”
“Đương nhiên!” Trên khuôn mặt tuấn tú của anh lộ đắc ý, gương mặt rạng ngời, anh nói với cô, “Khối trước chỉ là lông dê, khối này mới là lông tơ của dê! Tốt hơn khối kia! Chúng ta mỗi người làm một cái áo khoác, năm mới ra ngoài cũng có thể diện.”
Trần Huyên cười, “Anh nói có lý.”
Ngụy Niên làm việc chu toàn, anh hẹn cô, “Chiều mai đưa em đi may áo, may nhanh một chút để sang năm có áo mặc.”
Trần Huyên nghĩ nghĩ, hỏi Ngụy Niên, “Lần tới nếu anh thuận tiện thì tìm một khối vải màu tươi sáng mấy cô gái nhỏ thích, em thấy em hai cũng muốn một cái áo khoác. Nghe cô ấy nói, mùa đông ở Thượng Hải phái nữ tân thời đều mặc như vậy. Tấm này màu đen, em hai còn nhỏ, mặc không thích hợp lắm.”
Ngụy Niên với chị cả thường cãi nhau,ngược lại rất thích cô em gái nhỏ này, anh nói, “Sáng mai đưa con bé đi cùng luôn, tiệm nhà không có thì đến tiệm may, loại gì cũng có, kêu a Ngân chọn một khối là được.”
“Em đây lặng lẽ nói với em hai.”
Ngụy Niên uống chén nước, “Sao lại lén lút?”
Trần Huyên nhỏ giọng nói, “Em sợ mẹ ngại tiêu tiền, nghe thấy mất hứng.”
“Mẹ luôn như vậy, tiền của bà đều bị chị cả lừa hết, chỉ biết tiết kiệm trên người người khác.” Mấy ngày nay anh ở cùng Trần Huyên, một người đầu giường đông một người đầu giường tây, ngủ rất ngon. Ngụy Niên xác định,Trần Huyên không có ý với anh. Hai người kết thân ở chung tương đối hòa thuận. Ngụy Niên không đồng ý để phụ nữ khó xử, anh nói thẳng, “Lúc đó anh về đón hai em, anh sẽ nói với mẹ.”
Trần Huyên không cần lo lắng, phấn chấn đáp lại.
Ngày thứ hai, cô lặng lẽ nói chuyện may áo với Ngụy Ngân, Ngụy Ngân vui mừng.
Khi Ngụy Niên về đón hai cô, bà Ngụy có chút không vui, Ngụy Niên không để ý tới mẹ, mang theo hai cô ra cửa. Tới một tiệm may, bên trong đều là tơ lụa sườn xám, áo khoác, còn có họa báo minh tinh dán trên tường, nữ minh tinh mắt ngọc mày ngài,tư thái khác nhau, một hương vị mà Trần Huyên không hình dung ra, bà Ngụy cực xem thường mấy cô mình tinh ‘vừa thấy liền biết không phải loại đứng đắn’. Chỉ là từ tận đấy lòng, Trần Huyên phải thừa nhận, quá đẹp.
Ngụy Niên chào hỏi qua chưởng quầy, “Mang vợ và em gái tới may áo.”
Chưởng quầy biết Ngụy Niên, mời ba người ngồi, rót trà hỏi ba người muốn may áo gì, muốn kiểu dáng nào rồi đưa ra một tập sách trình bày đủ kiểu dáng áo quần, để mấy người chọn lựa. Ngụy Niên muốn một kiện áo khoác ngoài, kiểu dáng anh thích, mẫu áo dành cho nam giới đều có hạn. Ngụy Ngân cùng Trần Huyên bàn bạc dáng áo khoác. Ngụy Ngân muốn may áo khoác ngoài, kết quả lại nhìn trúng chất vải may áo choàng nhỏ, có điều Ngụy Ngân không có lòng tham không đáy như Ngụy Kim, anh hai có ý tốt muốn dẫn cô đi may áo, chất vải đều vào loại đắt tiền, đều là anh hai lấy tiền riêng may cho cô. Ngụy Ngân muốn may một bộ thôi.
Trần Huyên thấy cô em chồng đang phân vân, liền nói với cô, “Không biết hai loại vải này có thể may thành một bộ được không?”
“Làm như thế nào a?” Từ trước đến nay Ngụy Ngân luôn khéo tay, ở nhà thường tự mình may quần áo. Trần Huyên vừa nói liền làm cô tỉnh táo lại, Ngụy Ngân vui vẻ gọi chưởng quầy, nói cho ông biết kiểu dáng cô muốn. Muốn áo khoác nhỏ cùng áo choàng hợp làm một, tưởng như hai nhưng thực tế là một. Mặc dù tốn vải nhưng không đáng bao nhiêu. Chưởng quầy có kinh nghiệm lâu năm, chỉ có điều tiệm chưa từng làm qua kiểu dáng cách tân như vậy. Ông đề nghị, “Nếu thiểu thư thích, sao không mua mỗi loại một cái?”
Ngụy Ngân xấu hổ nói cô chỉ muốn một kiện, “Áo khoác này vốn dày, nếu khoác thêm áo choàng nhỏ thì phần vai ở đây càng dày, rất khó coi. Nhưng tôi đều thích hai kiện này, nếu hai kiện may thành một, vừa dáng người lại vừa hợp ý.”
Chưởng quầy có chút khó xử, “Tiệm chúng tôi chưa bao giờ làm kiểu dáng như vậy.”
Trần Huyên tất nhiên giúp Ngụy Ngân nói chuyện, cô nói, “Tôi thấy kiểu dáng này cũng không quá khó làm, ông xem áo choàng nhỏ trên sách này, phần phủ vai rất rộng. Còn áo khoác ngoài có vạt áo lớn,phần vai cũng vừa khít ôm lấy. Hai cái may thành một vừa hay nối phần vai áo khoác ngoài với áo choáng nhỏ ở trên là thành. Tuy tiệm ông chưa làm qua nên có chút khó, nhưng tôi thấy em tôi muốn kiểu dáng đó cũng không tồi. Nếu làm được, đặt trong tiệm ông, cửa hàng khác lại không có, nếu có người thấy thì không phải là mối làm ăn độc quyền của tiệm các ông sao.”
Trần Huyên ôn hòa, cô nghĩ muốn giúp đỡ Ngụy Ngân nên không nghĩ nhiều, nói hết suy nghĩ của mình. Sau khi nói xong cô mới nhận ra có chút đường đột lớn mất, lời đã nói hết, đành phải ỷ vào sống hai đời, Trần Huyên kiên trì hỏi chưởng quầy, “Ông xem làm vậy được không?”
Chưởng quầy nói, “Để tôi gọi thợ may chính tới, vị sư phụ này là chúng tôi mời từ Thượng Hải về.”
Ngụy Niên nghe vậy liền cười, đặt chiếc chén sứ thanh hoa xuống, “Tôi nói lão Trương này, cửa hàng các ông đều từ Thượng hải tới, vị sư phụ ở Thượng Hải có gì hiếm lạ, ông thật biết khoe khoang đấy. Ông nhanh một chút, chúng tôi còn phải đi ăn cơm.”
Chưởng quầy cười, để học đồ gọi sư phụ may tới, sư phụ cắt may vừa suy xét liền tiếp nhận việc buôn bán này, “Tiểu thư muốn kiểu dáng này, chúng tôi chưa từng làm, đợi làm xong còn phải mời cô đến xin thêm ý kiến.”
Ngụy Ngân cười, “Chưởng quầy nói ông là lão sư phụ từ Thượng Hải đến, nhất định là tốt rồi.”
Định ra kiểu dáng, lại bàn bạc thêm lớp vải lót bên trong, nút thắt rồi hẹn lịch tới lấy.
Đến khi đi ra từ cửa hàng may, Ngụy Ngân kéo cánh tay anh hai cô, nói “Anh hai, người ta mặc sườn xám áo choàng đều đi giày da, anh có giày da rồi, em với chị dâu không có đôi giày da nào, toàn đi giày vải nhà mình làm nha.”
Ngụy Niên cười, “Được rồi, được rồi, mua cho mỗi người một đôi giày da phối với quần áo.”
Ngụy Ngân mặt mày hơn hở cám ơn anh hai, nói không ít lời hay. Trần Huyên cũng cám ơn Ngụy Niên, nhưng trong lòng có chút bất an, tuy kiếp trước ở Ngụy gia không quá tốt. Ngụy gia không thiếu cô việc ăn uống. Trần Huyên là người thành thật. Quần áo khi đó cũng không nghĩ nhiều, giờ vừa có quần áo mới vừa có giày mới, cô cảm thấy phúc mình lớn thật đấy. Chỉ là, Trần Huyên sống hai đời người, cũng bình tĩnh hơn người thường một chút. Ngụy Niên Ngụy Ngân đang vui vẻ, Trần Huyên cũng không muốn làm hai người mất hứng, liền im lặng đi theo.
Kết quả, bà Ngụy mới ‘hôm qua’ khen Trần Huyên, lại nghe thấy chuyện vừa mua áo vừa mua giày liền vô cùng không vui, lén nói với ông Ngụy, “Con dâu hai này nhìn thành thật, thực tế lại là đứa có tâm cơ. Vừa mới vào cửa vài ngày liền bắt thằng hai may xiêm y mua giày cho nó, ném không biết bao nhiêu đồng đại dương ra ngoài rồi.”
Ông Ngụy ‘ừm’ một tiếng, nhắm mắt dựa vào đầu giường cạnh lò sưởi ngủ gật, không nói chuyện.
Tác giả :
Thạch Đầu Dữ Thủy