Nguyên Phối
Chương 1: Đêm tân hôn
Một người trước khi mất, nhìn chung sẽ có tâm nguyện.
Trần Huyên lại là ngoại lệ.
Cả đời này của cô không có tình cảm chân thành cũng không hận người, vì vậy không có ràng buộc, dứt khoát.
Nhưng nếu có thể quay lại, cô hy vọng chưa từng gặp lại Ngụy Niên.
Trần Huyên nằm mơ, cô không thể hình dung ra cảm giác đó, một phụ nhân nằm trên giường đất an tĩnh chờ chết, trong chớp mắt biến thành cô dâu mới ngồi xếp bằng trên giường mới. Cảnh tượng vui vẻ khiến Trần Huyên người vốn luôn ít lời bối rối không biết nói sao. May mắn khoảnh khắc này im lặng có thể biểu thị cho sự ngại ngùng…
Tân hôn của cô.
Trần Huyên nhớ rõ, cuộc đời cô duy nhất một lần lấy chồng, là ngày mùng tám tháng chạp năm đó. Ở phương bắc khi đó không thịnh hành đón dâu, mà cô dâu ngồi xe bò, mang theo đồ cưới từ trong nhà người thân đi đến nhà trai. Bởi vì nhà chồng Trần Huyên ở kinh đô, cho nên ba ngày trước cô cùng chú thím đi nhờ xe vào kinh đô, ở lại nhà chưởng quỹ Ngụy gia, đợi mùng tám tháng chạp, chú thím cô đưa cô xuất giá.
Hôm này là ngày mùng tám tháng chạp đó.
Trần Huyên im lặng đón vài lời trên ghẹo, có người nói: “Cô dâu thẹn thùng.” Có người nói “Cô dâu đẹp quá!” Còn có đứa nhỏ hỏi “Mẹ, đây là thím nhỏ sao?” Thiện ý có, trêu ghẹo có trong căn phòng mới ấm áp. Hai má phấn hồng trên mặt Trần Huyện càng thêm đỏ, nhưng tim cô như chìm vào hầm băng. Bởi vì khi những lời trêu ghẹo này rời đi, Trần Huyên lại một lần nữa trải qua đêm tân hôn không có chú rể.
Tuy nhiên, quen tay hay việc, sự việc trải qua lần nữa nhìn chung không thể tồi tệ như lần đầu tiên.
Nến đỏ tàn dần, tiếng người bên ngoài thưa dần, cửa phòng khẽ vang, Trần Huyên ngẩng đầu thấy một phụ nhân eo nhỏ váy đỏ thanh tú bưng khay trà đi vào. Trần Huyên vội vàng xuống giường theo thói quen đáp, “Chị dâu”. Đi qua tiếp khay trà trong tay phụ nhân, trên khay bày một tô mì trứng nóng hổi, nước mì trong vắt, mặt trên bày trứng lòng đỏ kèm theo vài hành lá xắt nhỏ, thêm một chút dầu mè, hương vị tràn đầy phòng. Trần Huyện không kiềm chế nuốt nước miếng, bụng không chịu thua kém kêu òng ọc. Cả một ngày cô chưa ăn gì, đói sắp ngất rồi.
Phụ nhân cười nói, “Đói bụng không?” Thấy Trần Huyên tiếp khay trà, phụ nhân liền bày ra bốn đĩa điểm tâm trong hộp mang theo, quay người lấy bát đặt lên khay, “ Trời lạnh, chị nghĩ em dâu ở đây từ sáng đến tối tiếp người ra người vào, e là chưa ăn được gì, vừa hay cha mẹ chồng ăn khuya, chị làm thêm một phần đưa cho em.”
Lời này như trong trí nhớ của cô.
Chị dâu cả Lý thị luôn là người ôn nhu cẩn thận.
Trần Huyên xúc động, hoảng hốt sợ hãi trong lòng vơi đi vài phần, cô đáp, “Cám ơn chị dâu đã nghĩ đến em.”
Lý thị cười một tiếng, lấy đũa đưa cho Trần Huyên, “Nhanh ăn đi, chị đi ra ngoài trước.”
Trần Huyên đứng dậy muốn tiễn, Lý thị ngăn cô lại, để Trần Huyên ăn mì, lát chị tới dọn. Trần Huyên biết chị dâu Lý còn chăm sóc lão thái thái và lão thái gia bên kia, đợi hai cụ ăn khuya xong, chị qua dọn dẹp rồi mới đi ngủ. Qua đêm tân hôm hôm nay, ngày mai ngày sau, suốt thời gian cô ở Ngụy gia, đêm nào cũng đều như đêm nay.
Vừa nghĩ tới những năm tháng đó, Trần Huyên không còn bụng dạ để ăn mì.
Cô nhìn qua tân phòng trang hoàng lụa đỏ, mắt đảo qua tủ quần áo, tủ trà, ghế bành nửa mới nửa cũ cùng bàn trang điểm hình chữ nhật sơn đỏ. Trần Huyên không hiểu vật liệu gỗ, nhìn có chút giống gỗ du nhà quê thường dùng nhưng không thể xác định. Trên bàn đặt chiếc gương tròn đang được bọc vải đỏ, đây là quy tắc tân hôn, người mới soi gương không may mắn.
Trần Huyên đã quên bộ dáng khi cô còn trẻ.
Cô xốc tấm vải che gương, nến long phượng phản xạ từ mặt gương, Trần Huyên nheo mắt, trong gương in hình một cô gái mắt híp. Cô gái đó da mặt hơi đen, ngũ quan tầm thường, phấn đỏ đậm dày lòe loẹt trên má đỏ. Đó là Trần Huyên, nói đẹp chính là nói dối. Sáng nay xuất giá, thím thay cô se mặt, đánh khắp trán, trừ tôn lên khuôn mặt lớn của cô, tác dụng duy nhất là đánh dấu, thân phận hiện tại của cô là phụ nữ đã có chồng.
Trách không được, Ngụy Niên từ đầu đến cuối chưa bao giờ coi trọng cô. Ngón tay đầy vết chai chạm lên mặt, trong gương Trần Huyên cũng đang sờ mặt “chính mình”, cô yên lặng nghĩ, nếu cô là Ngụy Niên, cô cũng sẽ không thích.
Khi Lý thị tới tân phòng, thấy bát mì còn nguyên, mùi dầu vừng đã tan hết, giữa đêm đông tháng chạp nổi lên vài chấm nhỏ váng dầu trên mặt mì, nhìn hơi đục. Lý thị hỏi, “Em dâu không ăn sao? Mùi vị không hợp à?”
Trần Huyên không thể nói vì mải soi gương mà quên ăn mì. Không biết ý nghĩ từ đâu tới, dù sao trong trí nhớ của cô không có, bởi vì cô nghe thấy mình nói, “Chị dâu, Niên ca không ở nhà sao?”
Câu hỏi của Trần Huyên khiến Lý thị ngây ngốc, có điều Lý thị phản ứng rất nhanh, cười an ủi Trần Huyên, ”Cửa hàng muốn xuất hàng. Cha a Kiệt cùng chú hai cũng đi, ông cụ luôn có quy củ khi xuất hành phải có mặt đủ người trong nhà mới làm.” Cha a Kiệt, đứa con lớn nhà Lý thị tên Kiệt, những lời này ý chỉ anh trưởng Ngụy Niên, Ngụy Thì.
Trần Huyên ‘a’ một tiếng rồi nói, “Em đã biết. Chị dâu, em không đói bụng, ngược lại phí một bát mì rồi.” Đây là lời thật lòng, cô nhiều năm ở Ngụy gia, biết tình hình Ngụy gia, Ngụy gia có hai cửa hiệu, trong nhà không có người giúp việc, về sau tất cả công việc trong nhà đều là cô và chị dâu làm. Có thể thấy Ngụy gia tiết kiệm thế nào, bát mì này không ai ăn e là Ngụy lão thái thái sẽ nhắc nhở. Kỳ thật, nói gia cảnh Ngụy gia không tốt cũng không phải, thời đại này cằn cỗi, chiến loạn nạn đói liên miên, cho dù ở Bắc Kinh cũng có nhiều người không có cơm ăn. Ngụy gia vẫn ăn uống dư dả. Nhớ lại chuyện cũ, cô ở Ngụy gia cho dù không được tốt nhưng so với nhiều người bên ngoài cũng là áo cơm đầy đủ. Chỉ là với áo cơm đầy đủ, cô thà rằng hồi hương cũng không muốn cuộc sống trôi qua tại nhà họ Ngụy.
Với tình hình hiện nay, không chỉ là một người chưa đọc qua sách như Trần Huyên, sợ là bác học kỳ tài cũng không thể giải thích qua hiện tượng kinh dị này của cô. Cũng may, Trần Huyên có ưu điểm lớn nhất: Trầm mặc.
Cô không rõ, cũng không nói.
Trước ở Ngụy gia từ từ sắp xếp.
Đêm tân hôn không còn lo âu vì không thấy chồng Ngụy Niên, Trần Huyện ngủ vô cùng ngon. Không những tối nay Ngụy Niên sẽ không trở về, rất nhiều năm sau, Ngụy Niên cũng sẽ không về.
Trần Huyên lại là ngoại lệ.
Cả đời này của cô không có tình cảm chân thành cũng không hận người, vì vậy không có ràng buộc, dứt khoát.
Nhưng nếu có thể quay lại, cô hy vọng chưa từng gặp lại Ngụy Niên.
Trần Huyên nằm mơ, cô không thể hình dung ra cảm giác đó, một phụ nhân nằm trên giường đất an tĩnh chờ chết, trong chớp mắt biến thành cô dâu mới ngồi xếp bằng trên giường mới. Cảnh tượng vui vẻ khiến Trần Huyên người vốn luôn ít lời bối rối không biết nói sao. May mắn khoảnh khắc này im lặng có thể biểu thị cho sự ngại ngùng…
Tân hôn của cô.
Trần Huyên nhớ rõ, cuộc đời cô duy nhất một lần lấy chồng, là ngày mùng tám tháng chạp năm đó. Ở phương bắc khi đó không thịnh hành đón dâu, mà cô dâu ngồi xe bò, mang theo đồ cưới từ trong nhà người thân đi đến nhà trai. Bởi vì nhà chồng Trần Huyên ở kinh đô, cho nên ba ngày trước cô cùng chú thím đi nhờ xe vào kinh đô, ở lại nhà chưởng quỹ Ngụy gia, đợi mùng tám tháng chạp, chú thím cô đưa cô xuất giá.
Hôm này là ngày mùng tám tháng chạp đó.
Trần Huyên im lặng đón vài lời trên ghẹo, có người nói: “Cô dâu thẹn thùng.” Có người nói “Cô dâu đẹp quá!” Còn có đứa nhỏ hỏi “Mẹ, đây là thím nhỏ sao?” Thiện ý có, trêu ghẹo có trong căn phòng mới ấm áp. Hai má phấn hồng trên mặt Trần Huyện càng thêm đỏ, nhưng tim cô như chìm vào hầm băng. Bởi vì khi những lời trêu ghẹo này rời đi, Trần Huyên lại một lần nữa trải qua đêm tân hôn không có chú rể.
Tuy nhiên, quen tay hay việc, sự việc trải qua lần nữa nhìn chung không thể tồi tệ như lần đầu tiên.
Nến đỏ tàn dần, tiếng người bên ngoài thưa dần, cửa phòng khẽ vang, Trần Huyên ngẩng đầu thấy một phụ nhân eo nhỏ váy đỏ thanh tú bưng khay trà đi vào. Trần Huyên vội vàng xuống giường theo thói quen đáp, “Chị dâu”. Đi qua tiếp khay trà trong tay phụ nhân, trên khay bày một tô mì trứng nóng hổi, nước mì trong vắt, mặt trên bày trứng lòng đỏ kèm theo vài hành lá xắt nhỏ, thêm một chút dầu mè, hương vị tràn đầy phòng. Trần Huyện không kiềm chế nuốt nước miếng, bụng không chịu thua kém kêu òng ọc. Cả một ngày cô chưa ăn gì, đói sắp ngất rồi.
Phụ nhân cười nói, “Đói bụng không?” Thấy Trần Huyên tiếp khay trà, phụ nhân liền bày ra bốn đĩa điểm tâm trong hộp mang theo, quay người lấy bát đặt lên khay, “ Trời lạnh, chị nghĩ em dâu ở đây từ sáng đến tối tiếp người ra người vào, e là chưa ăn được gì, vừa hay cha mẹ chồng ăn khuya, chị làm thêm một phần đưa cho em.”
Lời này như trong trí nhớ của cô.
Chị dâu cả Lý thị luôn là người ôn nhu cẩn thận.
Trần Huyên xúc động, hoảng hốt sợ hãi trong lòng vơi đi vài phần, cô đáp, “Cám ơn chị dâu đã nghĩ đến em.”
Lý thị cười một tiếng, lấy đũa đưa cho Trần Huyên, “Nhanh ăn đi, chị đi ra ngoài trước.”
Trần Huyên đứng dậy muốn tiễn, Lý thị ngăn cô lại, để Trần Huyên ăn mì, lát chị tới dọn. Trần Huyên biết chị dâu Lý còn chăm sóc lão thái thái và lão thái gia bên kia, đợi hai cụ ăn khuya xong, chị qua dọn dẹp rồi mới đi ngủ. Qua đêm tân hôm hôm nay, ngày mai ngày sau, suốt thời gian cô ở Ngụy gia, đêm nào cũng đều như đêm nay.
Vừa nghĩ tới những năm tháng đó, Trần Huyên không còn bụng dạ để ăn mì.
Cô nhìn qua tân phòng trang hoàng lụa đỏ, mắt đảo qua tủ quần áo, tủ trà, ghế bành nửa mới nửa cũ cùng bàn trang điểm hình chữ nhật sơn đỏ. Trần Huyên không hiểu vật liệu gỗ, nhìn có chút giống gỗ du nhà quê thường dùng nhưng không thể xác định. Trên bàn đặt chiếc gương tròn đang được bọc vải đỏ, đây là quy tắc tân hôn, người mới soi gương không may mắn.
Trần Huyên đã quên bộ dáng khi cô còn trẻ.
Cô xốc tấm vải che gương, nến long phượng phản xạ từ mặt gương, Trần Huyên nheo mắt, trong gương in hình một cô gái mắt híp. Cô gái đó da mặt hơi đen, ngũ quan tầm thường, phấn đỏ đậm dày lòe loẹt trên má đỏ. Đó là Trần Huyên, nói đẹp chính là nói dối. Sáng nay xuất giá, thím thay cô se mặt, đánh khắp trán, trừ tôn lên khuôn mặt lớn của cô, tác dụng duy nhất là đánh dấu, thân phận hiện tại của cô là phụ nữ đã có chồng.
Trách không được, Ngụy Niên từ đầu đến cuối chưa bao giờ coi trọng cô. Ngón tay đầy vết chai chạm lên mặt, trong gương Trần Huyên cũng đang sờ mặt “chính mình”, cô yên lặng nghĩ, nếu cô là Ngụy Niên, cô cũng sẽ không thích.
Khi Lý thị tới tân phòng, thấy bát mì còn nguyên, mùi dầu vừng đã tan hết, giữa đêm đông tháng chạp nổi lên vài chấm nhỏ váng dầu trên mặt mì, nhìn hơi đục. Lý thị hỏi, “Em dâu không ăn sao? Mùi vị không hợp à?”
Trần Huyên không thể nói vì mải soi gương mà quên ăn mì. Không biết ý nghĩ từ đâu tới, dù sao trong trí nhớ của cô không có, bởi vì cô nghe thấy mình nói, “Chị dâu, Niên ca không ở nhà sao?”
Câu hỏi của Trần Huyên khiến Lý thị ngây ngốc, có điều Lý thị phản ứng rất nhanh, cười an ủi Trần Huyên, ”Cửa hàng muốn xuất hàng. Cha a Kiệt cùng chú hai cũng đi, ông cụ luôn có quy củ khi xuất hành phải có mặt đủ người trong nhà mới làm.” Cha a Kiệt, đứa con lớn nhà Lý thị tên Kiệt, những lời này ý chỉ anh trưởng Ngụy Niên, Ngụy Thì.
Trần Huyên ‘a’ một tiếng rồi nói, “Em đã biết. Chị dâu, em không đói bụng, ngược lại phí một bát mì rồi.” Đây là lời thật lòng, cô nhiều năm ở Ngụy gia, biết tình hình Ngụy gia, Ngụy gia có hai cửa hiệu, trong nhà không có người giúp việc, về sau tất cả công việc trong nhà đều là cô và chị dâu làm. Có thể thấy Ngụy gia tiết kiệm thế nào, bát mì này không ai ăn e là Ngụy lão thái thái sẽ nhắc nhở. Kỳ thật, nói gia cảnh Ngụy gia không tốt cũng không phải, thời đại này cằn cỗi, chiến loạn nạn đói liên miên, cho dù ở Bắc Kinh cũng có nhiều người không có cơm ăn. Ngụy gia vẫn ăn uống dư dả. Nhớ lại chuyện cũ, cô ở Ngụy gia cho dù không được tốt nhưng so với nhiều người bên ngoài cũng là áo cơm đầy đủ. Chỉ là với áo cơm đầy đủ, cô thà rằng hồi hương cũng không muốn cuộc sống trôi qua tại nhà họ Ngụy.
Với tình hình hiện nay, không chỉ là một người chưa đọc qua sách như Trần Huyên, sợ là bác học kỳ tài cũng không thể giải thích qua hiện tượng kinh dị này của cô. Cũng may, Trần Huyên có ưu điểm lớn nhất: Trầm mặc.
Cô không rõ, cũng không nói.
Trước ở Ngụy gia từ từ sắp xếp.
Đêm tân hôn không còn lo âu vì không thấy chồng Ngụy Niên, Trần Huyện ngủ vô cùng ngon. Không những tối nay Ngụy Niên sẽ không trở về, rất nhiều năm sau, Ngụy Niên cũng sẽ không về.
Tác giả :
Thạch Đầu Dữ Thủy