Người Tìm Xác
Chương 88: Làm phúc phải họa
Mọi người ở Khê Đầu Lĩnh đều bàng hoàng, không ai dám nói với người ngoài. Vì chỉ cần có người nhiễm bệnh, là cả nhà sẽ bị cách ly, chẳng khác gì phán tử hình cho cả gia đình đó!
Các thanh niên tri thức cùng nhóm với Đỗ Kiến Quốc, chỉ cần nhà có quyền thì đều vội vàng trở về thành phố. Nếu không thể quay về thì chỉ có ngồi chờ chết, nên mọi người đều lén chạy về nhà.
Nhưng Đỗ Kiến Quốc không đi, vì ông thể không thể bỏ mặc Hạ Thanh Thanh được. Ông có nghĩ mãi cũng không hiểu vì sao Khê Đầu Lĩnh lại bùng phát bệnh phong.
Trong lúc suy nghĩ trăm bề vẫn chưa ra cách giải quyết, vào một sớm như bình thường, khi rửa mặt, ông phát hiện có lốm đốm đỏ trên tay.
Đỗ Kiến Quốc biết mình đã bị lây bệnh, nhưng để không bị cách ly như những người kia, ông quyết định giấu nó đi. Ông mặc quần áo dài tay, nếu không có chuyện gì, ông sẽ tránh tiếp xúc với người khác để không lây cho họ.
Cứ như vậy, Đỗ Kiến Quốc lén lút được mấy ngày, thì chợt nhớ ra mấy hôm trước họ có cứu hai người từ biển lên, tình trạng của họ cũng giống mình.
Nghĩ đến đây, đầu ông kêu lên, chẳng lẽ họ đã mang mầm bệnh đến đây? Ông không chấp nhận được sự thật này, không phải họ cứu người ư? Sao lại gặp báo ứng? Ông trời thật không công bằng!
Để chứng thực suy nghĩ của mình, Đỗ Kiến Quốc chạy nhanh đến phòng của hai người kia. Cửa bị khóa từ bên trong, ông đập mạnh: “Mở cửa! Mở cửa nhanh!”
Nhưng trong phòng lại im ắng, Đỗ Kiến Quốc vừa vội vừa tức, ông điên cuồng đập cửa gào lên: “Mở cửa nhanh, hai tên súc sinh các người còn không bằng đồ vật, nếu không mở tôi sẽ phá cửa đấy!”
Tiếng gào của ông thu hút những người trong thôn, họ tò mò vì sao thanh niên trí thức lễ độ như Đỗ Kiến Quốc lại nổi giận như vậy.
“Két…”, cửa phòng được mở ra từ bên trong, một mùi hôi thối tỏa ra, khiến mọi người đứng hóng chuyện vội lùi ra sau. Đỗ Kiến Quốc bước vào phòng, bên trong cảnh sáng cảnh tối, chỉ thấy một người nằm trên giường còn người kia ngồi bên bàn.
Nằm trên giường là người đàn ông, còn ngồi trước bàn là người phụ nữ đang quấn một mảnh vải màu xám quanh đầu, chỉ lộ ra đôi mắt. Đỗ Kiến Quốc đi đến giường, lòng chùng xuống, dạ dày cuộn lên cơn buồn nôn.
Người đàn ông kia không biết đã chết được bao lâu, thi thể bắt đầu thối rữa.
“Chuyện này là sao? Có phải các người biết mình bị bệnh phong đúng không?” Đỗ Kiến Quốc nổi giận đùng đùng nói.
Dân trong thôn nghe thấy bệnh phong thì vội tản ra, có người chạy ngay đi gọi bí thư đến.
Bí thư vừa nghe hai người được cứu là nguồn bệnh, thì vỗ đùi nói: “Tôi đã bảo là không thể cứu rồi mà! Cứ muốn cứu! Bây giờ thì hay rồi, hại chết bao nhiêu người đây!” Ông ta vội dẫn theo mấy dân binh đến chỗ hai người kia.
Đỗ Kiến Quốc tức run người, không nói nên lời. Đám thanh niên trí thức bọn họ chỉ là có ý tốt muốn cứu người, vậy mà hai kẻ đó biết mình bị bệnh lại không nói. Giờ thì tốt rồi, hại nhiều người bị lây bệnh phong như vậy! Chết thì cũng chết, tàn tật cũng tàn tật rồi….
Cô gái kia vẫn ngồi yên không cãi lại, có lẽ cô ta cũng biết mình chẳng còn nhiều thời gian nên chẳng muốn cãi.
Sau khi bí thư chi bộ đến, lấy bao tải đưa cô ta vào khu cách ly. Rồi đốt xác người đàn ông kia và căn phòng.
Cô gái kia bị đưa đến khu cách ly được mấy ngày thì chết. Người ở đó không ai muốn giúp đỡ, cuối cùng chỉ có Hạ Thanh Thanh không đành lòng, bưng chút nước và thức ăn đến cho. Nhưng cô ta không chịu ăn uống, được mấy ngày thì chết.
Sau đó mọi người mở hội nghị toàn thôn, bí thư đưa ra một phương án chu toàn nhất, có thể triệt để ngăn chặn bệnh này tiếp tục lây lan. Nhưng cách này cần sự đồng ý của mọi người trong thôn, vì ông ta không thể tự đứng ra chịu trách nhiệm.
Cách này rất đơn giản, cũng như lần trước bệnh phong bùng phát, đưa tất cả những người nhiễm bệnh lên một tàu đánh cá, rồi thả họ ra biển. Trôi được bao xa thì trôi, sống hay chết là do số trời, chắc đôi nam nữ kia cũng vì thế mới bị ném vào biển.
Đỗ Kiến Quốc là người đầu tiên phản đối, cách này quá tàn nhẫn, làm vậy khác gì đưa mầm bệnh đến nơi khác đâu. Khê Đầu Lĩnh không phải chính là ví dụ sờ sờ đây à!
Nhưng bí thư nói, Đỗ Kiến Quốc không phải người trong thôn nên không có quyền bỏ phiếu, cuối cùng tất cả người trong thôn đều đồng ý cách đó…
Vào một buổi bình minh sóng yên biển lặng, người dân trong thôn cầm đuốc, thôn binh cầm súng trường, dồn những người bị bệnh đến chiếc thuyền đánh cá lớn duy nhất của thôn.
Cả già trẻ nam nữ cộng lại cũng đến hơn 100 người, họ chất đầy một thuyền. Đỗ Kiến Quốc nhìn Hạ Thanh Thanh tuyệt vọng đi lên thuyền, lòng ông đau như cắt, nhưng không biết phải làm gì để cứu bà.
Ông nhìn Hạ Thanh Thanh, lại nghĩ đến mầm bệnh trên người mình, nếu cứ giấu giếm mãi, thì những người còn lại cũng không sống được. Nghĩ thế, ông chạy như điên về phía chiếc thuyền kia, liều mạng bò lên.
Người trên bờ kinh ngạc, họ không hiểu nổi tại sao một thanh niên trí thức lại có thể bồng bột như vậy, trên thuyền kia ai mà không có người thân, bạn bè chứ? Nhưng họ sẽ không ai làm chuyện điên rồ như Đỗ Kiến Quốc.
Mặt trời chậm rãi mọc lên từ đằng Đông, soi chiếu một mảng bình minh đỏ hồng, kế toán Ngô lo lắng hỏi bí thư: “Họ có thể trôi đi bao xa? Ngày nào đó có thể quay về không.”
Bí thư lắc đầu nói: “Không, bọn họ sẽ mãi mãi không quay về.”
Kế toán Ngô nghe thế thì sững sờ, ông ta không rõ vì sao bí thư lại chắc chắn như vậy. Nhưng ông ta nào biết, bí thư là ngư dân lâu năm, chỉ cần nhìn trời là biết hôm nay mưa hay nắng. Ánh bình minh đỏ rực thế kia, chỉ sợ không tới trưa, biển sẽ nổi bão.
Các thanh niên tri thức cùng nhóm với Đỗ Kiến Quốc, chỉ cần nhà có quyền thì đều vội vàng trở về thành phố. Nếu không thể quay về thì chỉ có ngồi chờ chết, nên mọi người đều lén chạy về nhà.
Nhưng Đỗ Kiến Quốc không đi, vì ông thể không thể bỏ mặc Hạ Thanh Thanh được. Ông có nghĩ mãi cũng không hiểu vì sao Khê Đầu Lĩnh lại bùng phát bệnh phong.
Trong lúc suy nghĩ trăm bề vẫn chưa ra cách giải quyết, vào một sớm như bình thường, khi rửa mặt, ông phát hiện có lốm đốm đỏ trên tay.
Đỗ Kiến Quốc biết mình đã bị lây bệnh, nhưng để không bị cách ly như những người kia, ông quyết định giấu nó đi. Ông mặc quần áo dài tay, nếu không có chuyện gì, ông sẽ tránh tiếp xúc với người khác để không lây cho họ.
Cứ như vậy, Đỗ Kiến Quốc lén lút được mấy ngày, thì chợt nhớ ra mấy hôm trước họ có cứu hai người từ biển lên, tình trạng của họ cũng giống mình.
Nghĩ đến đây, đầu ông kêu lên, chẳng lẽ họ đã mang mầm bệnh đến đây? Ông không chấp nhận được sự thật này, không phải họ cứu người ư? Sao lại gặp báo ứng? Ông trời thật không công bằng!
Để chứng thực suy nghĩ của mình, Đỗ Kiến Quốc chạy nhanh đến phòng của hai người kia. Cửa bị khóa từ bên trong, ông đập mạnh: “Mở cửa! Mở cửa nhanh!”
Nhưng trong phòng lại im ắng, Đỗ Kiến Quốc vừa vội vừa tức, ông điên cuồng đập cửa gào lên: “Mở cửa nhanh, hai tên súc sinh các người còn không bằng đồ vật, nếu không mở tôi sẽ phá cửa đấy!”
Tiếng gào của ông thu hút những người trong thôn, họ tò mò vì sao thanh niên trí thức lễ độ như Đỗ Kiến Quốc lại nổi giận như vậy.
“Két…”, cửa phòng được mở ra từ bên trong, một mùi hôi thối tỏa ra, khiến mọi người đứng hóng chuyện vội lùi ra sau. Đỗ Kiến Quốc bước vào phòng, bên trong cảnh sáng cảnh tối, chỉ thấy một người nằm trên giường còn người kia ngồi bên bàn.
Nằm trên giường là người đàn ông, còn ngồi trước bàn là người phụ nữ đang quấn một mảnh vải màu xám quanh đầu, chỉ lộ ra đôi mắt. Đỗ Kiến Quốc đi đến giường, lòng chùng xuống, dạ dày cuộn lên cơn buồn nôn.
Người đàn ông kia không biết đã chết được bao lâu, thi thể bắt đầu thối rữa.
“Chuyện này là sao? Có phải các người biết mình bị bệnh phong đúng không?” Đỗ Kiến Quốc nổi giận đùng đùng nói.
Dân trong thôn nghe thấy bệnh phong thì vội tản ra, có người chạy ngay đi gọi bí thư đến.
Bí thư vừa nghe hai người được cứu là nguồn bệnh, thì vỗ đùi nói: “Tôi đã bảo là không thể cứu rồi mà! Cứ muốn cứu! Bây giờ thì hay rồi, hại chết bao nhiêu người đây!” Ông ta vội dẫn theo mấy dân binh đến chỗ hai người kia.
Đỗ Kiến Quốc tức run người, không nói nên lời. Đám thanh niên trí thức bọn họ chỉ là có ý tốt muốn cứu người, vậy mà hai kẻ đó biết mình bị bệnh lại không nói. Giờ thì tốt rồi, hại nhiều người bị lây bệnh phong như vậy! Chết thì cũng chết, tàn tật cũng tàn tật rồi….
Cô gái kia vẫn ngồi yên không cãi lại, có lẽ cô ta cũng biết mình chẳng còn nhiều thời gian nên chẳng muốn cãi.
Sau khi bí thư chi bộ đến, lấy bao tải đưa cô ta vào khu cách ly. Rồi đốt xác người đàn ông kia và căn phòng.
Cô gái kia bị đưa đến khu cách ly được mấy ngày thì chết. Người ở đó không ai muốn giúp đỡ, cuối cùng chỉ có Hạ Thanh Thanh không đành lòng, bưng chút nước và thức ăn đến cho. Nhưng cô ta không chịu ăn uống, được mấy ngày thì chết.
Sau đó mọi người mở hội nghị toàn thôn, bí thư đưa ra một phương án chu toàn nhất, có thể triệt để ngăn chặn bệnh này tiếp tục lây lan. Nhưng cách này cần sự đồng ý của mọi người trong thôn, vì ông ta không thể tự đứng ra chịu trách nhiệm.
Cách này rất đơn giản, cũng như lần trước bệnh phong bùng phát, đưa tất cả những người nhiễm bệnh lên một tàu đánh cá, rồi thả họ ra biển. Trôi được bao xa thì trôi, sống hay chết là do số trời, chắc đôi nam nữ kia cũng vì thế mới bị ném vào biển.
Đỗ Kiến Quốc là người đầu tiên phản đối, cách này quá tàn nhẫn, làm vậy khác gì đưa mầm bệnh đến nơi khác đâu. Khê Đầu Lĩnh không phải chính là ví dụ sờ sờ đây à!
Nhưng bí thư nói, Đỗ Kiến Quốc không phải người trong thôn nên không có quyền bỏ phiếu, cuối cùng tất cả người trong thôn đều đồng ý cách đó…
Vào một buổi bình minh sóng yên biển lặng, người dân trong thôn cầm đuốc, thôn binh cầm súng trường, dồn những người bị bệnh đến chiếc thuyền đánh cá lớn duy nhất của thôn.
Cả già trẻ nam nữ cộng lại cũng đến hơn 100 người, họ chất đầy một thuyền. Đỗ Kiến Quốc nhìn Hạ Thanh Thanh tuyệt vọng đi lên thuyền, lòng ông đau như cắt, nhưng không biết phải làm gì để cứu bà.
Ông nhìn Hạ Thanh Thanh, lại nghĩ đến mầm bệnh trên người mình, nếu cứ giấu giếm mãi, thì những người còn lại cũng không sống được. Nghĩ thế, ông chạy như điên về phía chiếc thuyền kia, liều mạng bò lên.
Người trên bờ kinh ngạc, họ không hiểu nổi tại sao một thanh niên trí thức lại có thể bồng bột như vậy, trên thuyền kia ai mà không có người thân, bạn bè chứ? Nhưng họ sẽ không ai làm chuyện điên rồ như Đỗ Kiến Quốc.
Mặt trời chậm rãi mọc lên từ đằng Đông, soi chiếu một mảng bình minh đỏ hồng, kế toán Ngô lo lắng hỏi bí thư: “Họ có thể trôi đi bao xa? Ngày nào đó có thể quay về không.”
Bí thư lắc đầu nói: “Không, bọn họ sẽ mãi mãi không quay về.”
Kế toán Ngô nghe thế thì sững sờ, ông ta không rõ vì sao bí thư lại chắc chắn như vậy. Nhưng ông ta nào biết, bí thư là ngư dân lâu năm, chỉ cần nhìn trời là biết hôm nay mưa hay nắng. Ánh bình minh đỏ rực thế kia, chỉ sợ không tới trưa, biển sẽ nổi bão.
Tác giả :
Lạc Lâm Lang