Người Lái Đò Sông Đà - Nguyễn Tuân
Đề bài 6: Suy nghĩ về nhân vật ông lái đò
Bài làm
Có thể nói, đọc văn Nguyễn Tuân thường có cảm giác rợn người, rợn ngợp trước cái đẹp, trước cái lạ. Đến với bút kí “Người lái đò sông Đà”, ta Con rợn ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, mãnh liệt của con sông Đà, Đồng thời, cách thiên nhiên cũng chính là kẻ tôn vinh số một giá trị của con người. Đó chính là nhân vật người lái đò trên sông Đà.
Thật thế, người lái đò sông Đà kia sẽ là ai, nếu con thuyền của ông không phải vật lộn với “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá?”. Có thể người ấy sẽ mang một vẻ đẹp nào đó của một ông ngư, ông chài, ông lái..nhưng sẽ không thể trở thành đối tượng của một khúc hùng ca. Trái lại, chính cái hùng vĩ của Bông của thác, của sông nước Đà Giang sẽ đưa con người dám đương đầu và chiến thắng thần đá thần sông lên hàng oai linh tối thượng. - Nếu như người xưa vẫn coi “cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu trưng cho một lý tưởng sống anh hùng thì giờ đây, người lái đò sông Đà, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng chính là con người cưỡi gió đạp Sóng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nhà văn đã đụng tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lại với dòng sông theo hướng thoạt đầu tưởng như không cân sức. Đứng trước cảnh “đá bờ sông dựng vách thành” hay “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hà một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa số nào đấy trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”, Nguyễn Tuân quả là hơn người ở cái lối miêu tả kì tài đó. Những cái hút nước sông Đà quãng Tà Mường Lát, được ném ra khiến ông lái đò phải lúng túng “Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Không thuyền nào dám mon men gần những cái hút nước ấy. thuyền nào cũng chèo nhanh để lướt quãng sông y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”. Hình ảnh con sông Đà và hung dữ, càng nguy hiểm bao nhiêu thì ta càng thấy ông lái đò tài bấy nhiêu.
Chặng khởi đầu thứ tài của ông lái đò mới chỉ là những khó khăn được 1 Trận chiến đấu chỉ thực sự bắt đầu khi quanh con người đơn độc ấy là “mắt. la vang dậy...ùa vào mà bé gãy cán chèo”. Nào là “sóng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và ha để lật ngửa mình thuyền giữa vang trời thác reo. Các luồn hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ dễ tổn thương nhất của con người.
- Vậy mà để chống chọi, đối địch lại, ông lái đò chẳng có gì ngoài một chiếc thuyền mỏng manh, trên đó con người thật nhỏ bé biết bao giữa n đang giận dữ, hai tay ghì níu lấy mái chèo, đôi chân kẹp chặt vào cuốn méo xệch hẳn đi do “cố vết thương”. Thế nhưng ba lớp sóng lớn của nó một thạch trận đầy cửa tử đã không ăn chết được một con thuyền đơn độc. Tuy không có của Thủy Tinh nhưng ông đã “nắm chắc binh pháp của thân sống thần đá. Và cái kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh, cái trí tuệ của người lao động ấy đã khiến cho ông lái đò dù trong tay chỉ có cây chèo vẫn có thể phá thành vượt ải như một chiến tướng bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống thiên nhiên, - Viết về nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi một người mà ông ca ngợi người lao động, ca ngợi con người. Ông theo cách của mình làm cho hai tiếng “con người” vang lên kiêu hãnh biết bao. Đồng thời qua nhân vật người lái đò sông Đà, nhà văn muốn thể hiện cái tư thế ngự trị của con người trước thiên nhiên, thần thánh. Đó là cảnh sông Đà bày thạch trận để đòi ăn chết cái thuyền “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. “Nhưng bọn chúng không ngờ “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc, tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. “Thằng tướng đá” không ngờ “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu nhưng vẫn chiến thắng thiên nhiên. Ông thật xứng đáng là một nghệ sỹ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, là một “tay lái ra hoa” trên con đò tinh thần. | Bài kí “Người lái đò sông Đà” không chỉ tôn vinh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân mà còn bộc lộ một lối văn rất mực tài hoa mà lịch lãm. Và cao hơn thế, “Người lái đò sông Đà” còn thể hiện cái tư thế ngự trị của con người trước thiên nhiên thần thánh.