Người Lái Đò Sông Đà - Nguyễn Tuân
Đề bài 2: Cảm nhận về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông đà
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn văn sau:
(...) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vậu rừng tre nứa nổ lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. (...) (Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr.187)
(...) Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. (...)
(Hoàng Phủ Ngọc Tường , Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr. 200)
Bài Làm
Mở bài
+Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật âm - là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. “Người lái đò Sông Đà” . Thật là một tuỳ bút đặc sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tuỳ bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.
+ Trong cả hai tác phẩm có những đoạn văn xuất sắc đặc tả nét đẹp đặc trưng của hai dòng sông: con sông Đà hùng vĩ hung bạo ở vùng cao Tây Bắc, Con sông Hương đằm thắm, trữ tình của Huế mộng và thơ. - Thân bài) | (1) Cảm nhận đoạn văn miêu tả sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”:
+ Tiến để phân tích:
Câu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (phần này học sinh dựa vào tiểu
dẫn trong SGK).
Khái quát nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu tác phẩm (phần này học sinh dựa vào ghi nhớ SGK).
- Trích dẫn đoạn văn cảm nhận trong đề bài. + Cảm nhận đoạn văn:
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà thông qua một thác nước cụ thể.
+ Tính chất dữ dội của thác nước được miêu tả ở khía cạnh âm thanh của nó với hai cự li khác nhau: khi ở xa, khi đến gần. Sông Đà giống như một kẻ thù xảo quyệt, hiếu chiến, làm mọi cách để đe dọa và tiêu diệt chiếc thuyền. Cách So sánh, nhân hoá táo bạo, mới lạ mà kì thú: từ xa đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên”, lại gần hơn thấy âm thanh lạ thường hơn. Lúc “nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”.
• Ấn tượng nhất là tác giả đã dùng lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, lấy âm thanh của tiếng đàn trâu phá tuông rừng lửa trong cơn giẫy chết để tả âm thanh hỗn mang của tiếng thác mang lại ấn tượng về sự hỗn mang như trời long đất lở ở thời tiền sử: “nó giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lông lộn giữa rừng vậu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
>> Xem thêm : So sánh nỗi nhớ trong tây tiến và việt bắc
- Tác giả thể hiện tiếng nước thác ở nhiều cung bậc để tạo cảm giác dữ dội Với hệ thống từ ngữ khá phong phú, giàu hình ảnh. Đoạn văn ngắn nhưng đã đủ hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân uyên bác đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp với trường liên tưởng, tưởng tượng phóng túng, không giới hạn. Đó là một cái tôi ham thích những vẻ đẹp mang tính chất phi thường mạnh mẽ, độc đáo. . (2) Tập
văn miêu tả sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”:
+ Tiến để phân tích:
• Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (phần này học sinh dựa vào tiểu dẫn trong SGK).
• Khái quát nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu tác phẩm (phần này... sinh dựa vào ghi nhớ SGK).
• Trích dẫn đoạn văn cảm nhận trong đề bài. + Cảm nhận đoạn văn:
• Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương khi chảy qua thành phố Huế với điệu chảy lặng tờ của nó.
• Tác giả sử dụng những liên tưởng, so sánh khá độc đáo, thú vị. Đặt sông Về - va cạnh sông Hương để làm nổi bật điệu slow tình cảm của sông Hương trong lòng thành phố. Sông Nê-va chảy nhanh quá “không kịp cho lũ hải âu nói
Xem thêm: cuộc đời nguyễn tuân
một điều gì với tác giả đang ngẩn ngơ trông theo. Cảm giác ngẩn ngơ khiến tác giả đồng điệu với tâm trạng tiếc nuối của nhà hiền triết cổ xưa “đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh để từ đó mà thêm yêu, thêm quy điệu chảy của sông Hương.
• Sông Hương chảy chậm và êm ái đến độ có thể cảm nhận bằng thị giác | qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trôi trên dòng sông, “qua Huế bỗng
ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng | Con sống như có tâm hồn - tâm hồn của người tình vấn vương với thành
phố Huế. Từ đặc tả dòng chảy của sông Hương nhà văn đã làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình, nên họa nên thơ của dòng sông. Vẻ đẹp đó hài hòa với mảnh đất cố đô một cách đầy tự nhiên. Sông Hương và Huế như đôi tình nhân đang trong một điệu nhảy của tình cảm. Đó cũng là cách Hoàng Phủ Ngọc" ngợi vẻ đẹp của Huế: nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.
• Đoạn văn được viết bởi một ngòi bút đậm chất thơ: ngôn ngữ (nhiều tính từ), hình ảnh, giọng điệu... Nó toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm và cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tình yêu dành cho sông Hương kết hợp với tài năng của nhà văn đã tạo nên một cao trào cảm xúc.
(3) So sánh điểm tương đồng của hai đoạn văn:
+ Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào.
+ Cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và Cùng bao quát sông nước trên nền
hàng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình. n thanh và nhịp điệu; giàu liên tưởng, so sánh, nhân hóa.
Càng thể hiện sự tài hoa, uyên bác của hai nhà văn. (4) So sánh điểm khác biệt của hai đoạn văn:
- Đoạn văn của Nguyễn Tuân mạnh về cảm giác sắc cạnh, liên tưởng Phóng túng, so sánh táo bạo thể hiện lối hành văn tài tử, phô phang.
+ Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường trội về cảm xúc, cảm xúc thành cao trào; chất trữ tình nổi bật thể hiện lối hành văn mê đắm, hướng nội.
Kết bài
+ Hai đoạn văn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Cùng với cả tác phẩm xứng đáng là những bài hát ca ca ngợi quê hương xứ sở và bồi đắp ở mỗi chúng ta niềm yêu giang sơn gấm vóc.
Tag: cảm nhận đoạn trích còn xa lắm mới đến cái thác dưới, còn xa lắm mới đến cái thác dưới, so sánh 2 đoạn văn trong người lái đò sông đà, cảm nhận người lái đò sông đà.
Nguồn : Truyện 24