Ngược Về Thời Minh
Chương 213: Đụng độ quyết liệt
Quân Thát Đát lúc đến hùng hổ bao nhiêu thì lúc rời đi lại tàn tạ thê thảm bấy nhiêu. Quân của Bá Nhan bị thiệt hại nặng nhất, tổn thất quá nửa. Vốn Bá Nhan tưởng rằng Hỏa Sư sẽ làm ầm lên vì lúc hắn tấn công Đại Đồng không hề được ai tiếp ứng, nào ngờ chẳng những Hỏa Sư không một lời oán thán mà còn giúp Bá Nhan vận chuyển thương binh. Ngoài ra hắn còn chủ động cung cấp thịt chiến mã đông lạnh cho quân của Bá Nhan và những bộ lạc khác, lại tích cực đề nghị để quân bản bộ của mình đoạn hậu. Hàng loạt cư xử rất biết điều như vậy khiến Bá Nhan cảm thấy rất phiền muộn.
Chủ tướng Dương Nhất Thanh và phó tướng Vương Thủ Nhân đều nhất trí với nhau rằng tuy giặc Thát đại bại nhưng cũng không thể đuổi tận giết tuyệt. Tuy nhiên, thừa cơ phần lớn quân lính Thát Đát đều bị thương, lại không còn lương thảo dự trữ, nếu điều một đội quân hung hậu truy kích, khiến chúng phải gấp rút lui quân, không cho chúng thong dong thu binh, thì quân số của địch bị suy giảm do thương tật và đói khát sẽ gia tăng gấp bội.
Vì vậy Dương Nhất Thanh bèn phái vài đạo quân, di chuyển cách nhau vài dặm để dễ tiếp ứng lẫn nhau, truy đuổi theo tiêu diệt những đám tàn binh nhỏ. Nếu bắt gặp chủ lực quân Thát Đát thì các đạo quân này cùng tiến hành bao vây, khiến quân địch không thể không lặn lội hành quân trong tiết trời giá lạnh suốt ngày đêm gấp gáp rút về sa mạc. Dọc đường xác người chết đói rải rác khắp nơi, binh lính Thát Đát bị thương không được nghỉ ngơi chữa chạy cũng ngã lăn ra chết vô số.
Toàn thành Đại Đồng đầy hoan lạc. Hoặc thân sĩ nổi danh thết tiệc mời tướng lĩnh đóng quân, hoặc phủ Đại vương đãi tiệc khoản đãi các đạo viện quân, hoặc các tướng lĩnh tác chiến có công mời tiệc lẫn nhau, hoặc nhà dân tổ chức ăn mừng. Mọi quán rượu lớn nhỏ trong thành đều đông nghẹt tửu khách.
Tất cả những hoạt động chúc mừng này, đương nhiên mục tiêu hướng đến cuối cùng chính là đương kim hoàng đế. Nhưng lúc trở về thành, ở nha môn tuần phủ đón nhận Đại Vương và đám quan lại chúc mừng xong, tiểu hoàng đế liền lập tức quay trở lại dịch quán rồi đóng cửa không ra. Ngay cả Đại Vương tự mình đến mời dự tiệc cũng bị từ chối, thử hỏi còn ai có đủ tư cách mời Hoàng đế đến dự tiệc nữa?
Hoàng đế không đến, nhưng cũng phải khéo léo báo cho thiên tử biết lòng thành của mình chứ! Thế là ba vị "sủng thần trước mặt hoàng thượng" là Dương Lăng, Trương Vĩnh và Miêu Quỳ liền trở thành đại biểu của Hoàng đế, phải "đi sớm về muộn", uống đến khi mặt trắng như Tào Tháo cũng thành mặt đỏ như Quan Công mới có thể trở về.
Danh tiếng Dương Lăng trong quân đội không nhỏ, y lại không hề cậy thế khâm sai mà kiêu ngạo. Trên bàn tiệc lúc nào y cũng khiêm tốn lĩnh giáo bản lĩnh đánh trận và tìm hiểu quân tình Thát Đát. Nhờ thế đám tướng lĩnh tay nắm binh quyền nhưng văn hóa kém được cơ hội hiếm hoi thỏa mãn thói hư vinh trước mặt thượng quan, nên bọn họ lại càng có cảm tình với Dương Lăng.
Dương Lăng học hỏi được không ít kinh nghiệm từ các lão tướng cầm quân phòng thủ biên ải nhiều năm này. Nhất là việc trao đổi cũng giúp y hiểu rõ hơn phần nào về thái độ và tính tình của những vị tướng lĩnh tại đây. Tương lai khi nắm binh đánh dẹp sa mạc, ít ra y cũng hiểu được tướng lĩnh nào có thể dùng, tướng lĩnh nào không, như thế đã có lợi không ít.
Bấy giờ đã sẩm tối, Dương Lăng vừa mới vội vã trở về dịch quán. Hôm nay tổ chức thết tiệc đãi khách là ba vị tổng binh tam trấn do Đỗ Nhân Quốc cầm đầu. Lúc chiến tranh, bọn họ cùng đóng quân nơi quan ải tiền tuyến Đại Đồng. Nay Đại Đồng đã được giải vây, ít hôm nữa hai vị tổng binh sẽ phải trở về nơi trú đóng của mình, vì vậy cả ba cùng đứng tên thết tiệc khoản đãi các vị khâm sai tuần biên.
Bọn họ có ý muốn kết giao với vị Tổng đốc Nội xưởng, viên quan tâm phúc của Hoàng đế. Vì vậy ngay sau khi tan tiệc rượu, cả ba phái hơn trăm binh mã đưa y trở về dịch quán. Loại nghi lễ nghênh đón long trọng như thế này, trước kia cũng chỉ có Binh bộ thượng thư, lão tướng Lưu Đại Hạ mới được hưởng thụ.
Dương Lăng dừng trước phủ, khách sáo chào hỏi mấy câu với đội trưởng đội quân của ba vị Tổng binh xong rồi mới quay vào dịch quán. Qua khỏi cửa chính, y liền dồn bước tiến thẳng vào phòng sau. Vừa vén rèm cửa lên, mùi nhang thơm pha lẫn với mùi thuốc bắc nồng đậm xộc vào mũi, Dương Lăng khẽ nhíu mày bước vào. Y thấy Đường Nhất Tiên đang nằm trên giường, trên người đắp một chiếc chăn bông dày. Hai cung nữ được vương phủ tạm thời đưa đến phục dịch thấy y bước vào vội vàng quỳ xuống làm lễ:
- Xin ra mắt đại nhân!
Chính Đức vẫn cải trang làm hiệu úy, đang nhúng ướt một tấm khăn mặt, cẩn thận vắt sạch nước. Nhìn thấy Dương Lăng đi vào, hắn chần chừ một lúc rồi cũng khom người thi lễ:
- Xin ra mắt đại nhân!
Dương Lăng gật nhẹ đầu, hỏi:
- Hôm nay Nhất Tiên có đỡ hơn chút nào không?
- Ưm… Biểu ca tới rồi sao?
Hai má Đường Nhất Tiên nóng đỏ rực, nghe tiếng Dương Lăng nàng bèn mơ mơ màng màng ngồi dậy. Hai cung nữ vội vàng chạy đến nâng đỡ, khoác một tấm áo lên vai nàng.
Đang lóng ngóng định chườm khăn ướt lên trán nàng, Chính Đức thấy Đường Nhất Tiên đã ngồi dậy đành phải đặt khăn vào tay nàng. Đường Nhất Tiên cầm lấy khăn lau qua khuôn mặt rồi ngồi dựa vào đầu giường, vẻ mặt mệt mỏi khiến mọi người nhìn thấy đều đau lòng.
Nàng thở nặng nề vài hơi, trông thấy rõ sắc mặt Dương Lăng bèn hỏi:
- Hôm nay biểu ca lại uống… say ư? Đã không thích thù tạc thì anh không nên đi nữa.
Dương Lăng đưa mắt liếc nhìn Chính Đức. Lâu nay, khi xuất hiện trước mặt Đường Nhất Tiên hắn vẫn đóng vai hiệu úy nên Dương Lăng không thể mời hắn ngồi, y đành phải tự mình kéo ghế ngồi xuống, cười đáp:
- Đã là người ở trong giang hồ thì không thể theo ý mình được nữa. Có một số việc dù thích cũng không thể làm, lại có một số việc dù không thích cũng phải làm, không thể chỉ làm theo ý mình được.
Y rờ thử trán Đường Nhất Tiên, nhíu mày:
- Tại sao vẫn nóng hầm hập như vậy? Không phải đã mời danh y của phủ Đại vương tới chữa trị rồi sao?
Thừa cơ, Chính Đức bèn tố cáo:
- Cô ấy... cô ấy không chịu uống thuốc! Ti chức đã sắc ba lần rồi, còn bỏ đường vào nữa, nhưng cô ấy vẫn không chịu uống!
Đường Nhất Tiên lườm hắn, sẵng giọng:
- Lắm chuyện, ngươi còn lải nhải nhiều hơn cả ta. Còn không phải tại thuốc ngươi sắc quá đắng hay sao?
-…Tôi…!
Chính Đức đảo tròn mắt. Làm sao hắn dám thú thực chính hắn sắc ấm thuốc đầu cạn khô, hai lần sau đành phải nhờ người khác sắc hộ?
Dương Lăng cười nói:
- Thuốc đắng đã tật! Muội không chịu uống thuốc, cứ để sốt mãi như vậy thì chịu sao được?
Đường Nhất Tiên ngọt ngào cười đáp:
- Chỉ cảm mạo sơ sơ thôi, anh đừng lo! Chẳng qua em cảm thấy đầu hơi váng vất, hơi hơi chóng mặt mà thôi, không khác khi uống rượu là mấy; còn cả người đau nhức nữa. Em chỉ cần ngủ nhiều hơn một chút thì sẽ khỏe thôi.
Dương Lăng lắc đầu. Ngồi đây y nhận thấy mùi hương trầm càng lúc càng nồng, thậm chí ngột ngạt. Lúc này mới để ý trên bàn có một vòng Tạng hương, Dương Lăng buột miệng hỏi:
- Tại sao lại đốt nhang trong này?
Chính Đức ngượng ngập đáp:
- Cô nương Tiên Nhi chê phòng nồng mùi thuốc quá, nên ti chức mới đốt ít nhang xua bớt mùi thuốc.
Dương Lăng dở khóc dở cười, giải thích:
- Đừng có chuyện gì cũng chiều con bé như vậy! Tiên Nhi bị cảm lạnh, còn bị nặng như vậy, trong phòng phải để không khí trong lành thoáng đãng mới tốt. Không phải cứ ngửi mùi nhang nhiều là tốt cho sức khỏe đâu.
Đoạn y nhẹ nhàng nói với Đường Nhất Tiên:
- Tiên Nhi! Em mau nằm xuống nghỉ ngơi đi, không uống thuốc thì uống nhiều nước chút, bọn anh ra ngoài đây.
Rồi y quay lại dặn dò hai cô cung nữ:
- Hai vị cô nương, xin thu dọn chén thuốc và lư nhang giúp; mở rèm để không khí trong phòng được thông thoáng một tí. Sau đó hai cô đặt thêm hai lò than.
Nói chuyện một hồi cũng mỏi mệt, Đường Nhất Tiên liền nghe lời nằm xuống. Dương Lăng đưa mắt ra hiệu cho Chính Đức, hai người cùng rời khỏi phòng.
Vừa về tới thư phòng, Chính Đức xụ mặt, chán nản:
- Dương thị độc, Nhất Tiên cô nương rất yếu, mà cả ngày vẫn trách ta chẳng làm được chuyện gì ra hồn. Có phải thật sự trẫm quá ngu ngốc hay không? Ngoài danh vị hoàng đế này, trẫm chẳng có cái gì để khoe với nàng… Chà! Giá như nàng đối xử với trẫm chỉ bằng một nửa đối với người anh họ là khanh, không biết trẫm sẽ vui sướng biết nhường nào!
Dương Lăng bất ngờ, không khỏi lắc đầu cười đáp:
- Tuy Hoàng thượng có một hậu, hai phi nhưng xem ra vẫn không hiểu về tâm tư phụ nữ cho lắm. Nhất Tiên luôn đối xử rất khách sáo với các thuộc hạ khác của thần, chưa bao giờ ra vẻ đại tiểu thư, nhưng chỉ riêng đối với ngài… Ha ha, đối với một mình Hoàng hiệu úy ngài, nàng lại gọi đến quát đi; ốm đến mức không mở mắt ra được mà vẫn còn thích trò chuyện với ngài. Hoàng thượng không thấy lạ sao?
Ánh mắt Chính Đức sáng lên, hắn vỗ tay khen ngợi:
- Đúng rồi! Lời của Dương thị độc khiến trẫm vỡ lẽ. Đúng, đúng, đúng rồi! Trẫm còn cứ tưởng cô nương Tiên nhi rất ghét trẫm thật, nhưng trưa nay trẫm kể chuyện nữ hoàng hải tặc cho nàng nghe, nàng lại nghe rất say sưa, còn lôi kéo đòi ta kể mãi nữa. Ha ha ha…
Chính Đức cười ngây ngô một hồi, bỗng lại buồn bực:
- Đều tại hai tên Bá Nhan và Hỏa Sư chết tiệt, đã tấn công thành trì lại còn kéo quân vây núi. Bọn chúng hại cô nương Tiên nhi lo lắng ngóng trông trên lầu chờ chúng ta trở về thành, mới khiến nàng lâm bệnh. Hừ! Truy binh của Dương Nhất Thanh đã trở về chưa?
Dương Lăng đáp:
- Bẩm chưa! Nhưng lần truy kích này cũng chỉ làm cho ra vẻ mà thôi, nếu tiếp tục truy đuổi đến cùng thì vấn đề lương thảo sẽ rất khó khăn. Thần sẽ lưu ý để mấy ngày nữa rồi cho đại quân rút trở về thôi.
Chính Đức còn định nói tiếp thì Lưu Đại Bổng Chùy vội vã chạy ùa vào. Thấy Hoàng thượng và Dương Lăng đều ở đó, hắn vội vàng quỳ bẩm:
- Ti chức… thần ra mắt Hoàng thượng, ra mắt đại soái…
Chính Đức bật cười hỏi:
- Ngươi là thần gì?
Lưu Đại Bổng Chùy đỏ bừng mặt. Hắn gãi gãi đầu rồi ngây ngô cười nói:
- Dạ… Dạ.. Tiểu nhân ra mắt Hoàng thượng, ra mắt đại soái.
Bị hắn chọc cuời, Chính Đức vỗ vỗ bả vai hắn, bảo:
- Đứng lên đi! Không được xưng hô loạn như vậy nữa! Chịu khó đánh mấy trận thật giỏi cho trẫm, rồi sẽ có ngày ngươi được xưng thần với trẫm! Phải rồi, ngươi vào đây làm gì thế?
- A! - Lưu Đại Bổng Chùy vỗ đầu, vội đứng dậy gào to: - Có hai vị đại nhân từ kinh thành tới. Một người là Cốc Đại Dụng, người còn lại là Dương Phương, xin phép được gặp hoàng thượng!
- Cái gì?
Chính Đức và Dương Lăng đưa mắt nhìn nhau, đều hơi giật mình. Cốc Đại Dụng đến đây cũng không có gì bất ngờ lắm, nhưng Dương Phương… Chẳng lẽ bá quan trong kinh thành đều đã biết Hoàng thượng rời kinh?
Lấy lại bình tĩnh, Chính Đức nghĩ bụng lần này mình vi hành đến Đại Đồng, chính trị quân công đều thu hoạch lớn, đủ để kiêu ngạo với quần thần. Huống hồ chuyện này náo động đến mức cả thành đều biết, vốn không thể giấu được nữa, bọn họ biết sớm hay trễ một tí thì cũng vậy thôi.
Nghĩ vậy, Chính Đức thờ ơ hạ lệnh:
- Đi gọi bọn họ vào đây!
Chỉ một lát sau Cốc Đại Dụng và Dương Phương đã vội vã bước vào. Vừa trông thấy Chính Đức, cả hai vui mừng phủ phục xuống đất, khóc không thành tiếng:
- Thần (lão nô) tham kiến Hoàng thượng, Hoàng thượng bình an vô sự, thật đáng mừng. Dọc đường bọn thần nghe nói Bá Nhan điều quân bao vây núi Bạch Đăng, thực hoảng sợ đến hồn bay phách tán.
Chính Đức giang hai tay ra vẻ bất đắc dĩ, đoạn hắn đảo mắt, cười khổ rồi đáp với giọng châm chọc:
- Trẫm còn chưa thăng thiên đâu, các ngươi khóc cái gì chứ? Vả lại, khi các ngươi nghe chuyện trẫm bị Bá Nhan bao vây trên núi Bạch Đăng thì ắt hẳn đồng thời cũng nghe tin trẫm đại phá Thát Đát, khiến Bá Nhan chạy trối chết rồi chứ? Cứ hồn bay phách tán thế này, các ngươi có thể luyện đến nguyên thần xuất khiếu đấy.
Đang khóc lóc nỉ non thể hiện lòng trung thành nào ngờ lại bị Chính Đức châm chọc, cả hai nhất thời khóc không được mà cười cũng chẳng xong, cứ đờ người tại chỗ. Chính Đức ngồi xuống ghế dựa, vắt chéo chân vênh váo hỏi:
- Sao các ngươi lại tới đây? Do Thái hoàng Thái Hậu cùng Hoàng thái hậu bắt hay là ba Đại học sĩ kia ép các người tới đây?
Tuy trước đây Chính Đức hay làm loạn, nhưng dẫu sao hắn cũng đã được lễ nghi cung đình hun đúc dạy dỗ từ nhỏ, chưa từng có cái tật xấu đứng không ra đứng ngồi không ra ngồi thế này. Tật xấu hắn học được từ đám binh lính lúc giả làm hiệu úy khiến cho Dương Phương (vốn xuất thân từ phủ Chiêm Sĩ, phụ trách việc dạy dỗ thái tử từ nhỏ) trông thấy mà trợn mắt há hốc mồm.
Thấy lão vẫn cứ thô lố mắt không trả lời câu hỏi của Hoàng thượng, Cốc Đại Dụng liền trả lời thay:
- Hoàng thượng! Sau khi Hoàng thượng rời kinh, nội cung và ba vị Đại học sĩ đều muốn giấu diếm việc này, nhưng nhiều ngày liên tục Hoàng thượng không thiết triều khiến cho trong kinh bắt đầu xuất hiện nhiều lời đồn đại hoang đường.
Lúc đầu ba vị Đại học sĩ cũng không để ý tới, nhưng về sau lời đồn đại càng ngày càng nhiều, lại còn có người đồn rằng… À, đồn rằng Hoàng thượng tin lời thêu dệt phía Tây có nhiều mỹ nữ nên cải trang chạy đến Đại Đồng nhằm vơ vét mỹ nhân, bỏ bê việc triều chánh cùng giang sơn xã tắc. Ngay cả bá quan trong triều cũng đã bắt đầu hoang mang. Ba vị Đại học sĩ bèn xin chỉ thị của Thái hoàng Thái hậu phái lão nô và Dương đại nhân tới đây nghênh đón Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng nhanh chóng hồi kinh nhằm ổn định lòng dân.
Chính Đức đứng phắt dậy, khuôn mặt tuấn tú đỏ bừng. Không nén được giận, hắn mắng lớn:
- Khốn kiếp! Trẫm đến Đại Đồng là để vơ vét mỹ nữ sao?
Vừa mới định thần lại sau khi chứng kiến tư thế ngồi vô lại của Chính Đức, chiêm sự Dương Phương còn chưa kịp mở miệng đã lại nghe thấy Chính Đức bồi thêm một câu thô tục như vậy khiến lão khiếp đảm đến nổi hồn vía lên mây.
Mắng xong, chợt Chính Đức nhớ đến Đường Nhất Tiên. Mặc dù bản thân mình vì chuyện quốc gia đại sự mới mạo hiểm đến chốn biên thùy đang xảy ra chiến trận quyết liệt này, nhưng còn tiểu mỹ nhân này… Chà! Thật ra lời đồn đãi cũng không phải hoàn toàn là bịa đặt. Nghĩ vậy, Chính Đức cũng hơi nhụt chí.
Nhíu mày suy nghĩ hồi lâu, đột nhiên Dương Lăng xen vào:
- Hai ngày trước Hoàng thượng mới khởi hành lên núi Bạch Đăng, lúc đó dân chúng Đại Đồng mới biết chuyện thiên tử tới đây. Tại sao khi Hoàng thượng mới rời kinh có mười ngày mà trong kinh đã bắt đầu xuất hiện lời đồn? Lời đồn này do kẻ nào tung ra? Lời đồn nửa thật nửa giả, không dễ để người ta phân trần, chắc chắn là do kẻ nào đó cố tình nhiễu loạn nhân tâm rồi!
Nghe y nhắc nhở, Chính Đức giật mình:
- Đúng vậy! Chuyện trẫm rời kinh đã sớm bị mật thám Di Lặc giáo dọ biết, chắc chắn là do bọn chúng tung tin đồn nhảm! Đại Dụng, trẫm đã ra lệnh cho ngươi điều tra Di Lặc giáo, có tiến triển gì mới không?
Cốc Đại Dụng vội vàng cung kính tâu:
- Bẩm Hoàng thượng! Lão nô phụng thánh chỉ, không dám chần chừ, lập tức ra lệnh đến khắp cả nước để thám mã Đông Xưởng điều tra khắp nơi tìm tàn dư của đám Di Lặc giáo. Ở Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Đông và kinh thành đều tra ra một ít phản nghịch gia nhập Bạch Liên giáo, đa số đều là hương thân địa chủ. Dường như Di Lặc giáo đã thay đổi cách thức thu hút giáo chúng, không còn chỉ nhằm dụ dỗ những người trong cảnh khốn khổ gia nhập nữa. Lão nô đang tìm hiểu nguồn gốc…
Không muốn nghe lão tiếp tục khoe khoang, Chính Đức không kiên nhẫn phất tay bảo:
- Trẫm biết rồi! Cứ tiếp tục điều tra, các ngươi hãy ở lại đây đã. Hai ngày nữa, trẫm sẽ theo các ngươi hồi kinh. Hiện giờ…
Hắn đảo mắt nói tiếp:
- Tướng Vương Hổ trấn thủ phía tây thành Đại Đồng, tướng Lý Nghĩa trấn thủ tại Cự Lỗ Môn đều là gian tế của Di Lặc giáo. Trẫm thấy bọn chúng không chỉ dụ dỗ đám hương thân địa chủ đâu mà đã bắt đầu nhắm vào đám quan binh rồi. Trẫm suýt nữa gặp nạn cũng chính là do đám nội gian này quấy phá. Trẫm thấy thành Đại Đồng này đã thối nát lắm rồi! Ngươi đến rất đúng lúc, trẫm ra lệnh cho ngươi toàn quyền phụ trách việc này, lùng bắt hết gian tế cho trẫm!
Phán xong, Chính Đức vội xoay người chuồn đi rất nhanh. Hắn chạy ra khỏi phòng rồi Dương Phương mới kịp bừng tỉnh. Lão cũng không biết người quan trọng nhất trong lòng Hoàng đế hiện nay chính là cô gái đang đau ốm nằm trên giường. Lúc này mà muốn hắn bỏ lại Đường Nhất Tiên để lên đường ngay lập tức hoặc để Đường Nhất Tiên chưa lành bệnh phải tròng trành ngựa xe về kinh, chắc chắn hắn không đời nào chấp nhận.
Ngẫm lại lời nói hành vi của Hoàng thượng vừa rồi không hề có phong độ đế vương, hơn nữa trong kinh thành lòng dân đang hoang mang mà hoàng thượng vẫn lưu luyến bên ngoài, kiếm cớ không chịu hồi kinh, Dương Phương giận dữ bừng bừng đổ hết trách nhiệm lên đầu Dương Lăng.
Lão đứng phắt dậy, trợn mắt, chỉa tay vào mắt Dương Lăng quát:
- Dương Lăng! Hoàng thượng bị ngươi dụ dỗ nên mới rời kinh phải không? Ngươi… Ngươi… Ngươi chẳng qua chỉ là một Đô Thống Nội Xưởng, bầy tôi của Hoàng thượng, lại dám cả gan xúi bẩy người đánh què chân ngựa của ba đại học sĩ!
Đẩy Hoàng Thượng vào tình thế nguy hiểm trên núi Bạch Đăng, mặc dù ngươi cũng không phải là tướng trấn thủ biên ải, nhưng người khởi xướng không phải ngươi thì là ai?!
Ngươi chỉ chăm chăm giúp Hoàng Thượng mua vui, xúi giục Hoàng Thượng lưu luyến bên ngoài, không để ý đến giang sơn xã tắc, không làm tròn bổn phận của thần tử, tội không thể tha!
Cố dằn cơn giận, Dương Lăng nhẫn nại giải thích:
- Dương đại nhân! Bản quan biết ngài có thành kiến với tôi, nhưng tội lỗi ngài vừa nêu, thứ cho bản quan không thể nhận. Hiện giờ tôi cũng không ngại nói cho ngài biết Hoàng thượng lên núi Bạch Đăng là vì muốn liên minh với Đóa Nhan Tam Vệ. Nhờ bọn họ kiềm chế Bá Nhan, chúng ta mới có thể chỉnh đốn binh lực, tích tụ lực lượng, tìm kiếm cơ hội ra tay giải quyết đại họa này…
Nghe vậy, Dương Phương cười lạnh, khịt mũi coi thường:
- Bọn man di phương Bắc lấy thảo nguyên sa mạc rộng lớn làm nhà, bọn họ về đến thảo nguyên giống như rồng về biển lớn. Hoàng đế Hồng Vũ hùng tài đại lược còn không diệt được Bắc Nguyên, hoàng đế Vĩnh Lạc năm lần xuất quân ra biên cương không diệt được Ngõa Lạt(1). Còn ngươi tuổi còn nhỏ, văn còn chưa từng thi đình, võ chưa từng lĩnh ấn cầm binh, chỉ là lộng thần giỏi a dua nịnh hót mà thôi! Nay ngươi dám xúi giục Hoàng Thượng vi hành phương Bắc, muốn học tên thái giám gian thần Vương Chấn(2) hay sao?
Dương Lăng đã nhịn lão không chỉ một hai lần, lần này rốt cuộc y không thể kiềm chế được nữa. Lửa giận ngùn ngụt vượt quá giới hạn, Dương Lăng bèn mượn hơi rượu, giận tím mặt đốp chát:
- Thôi đi! Côn trùng mùa hè sao biết gì về băng tuyết? Ông chỉ luôn mồm lấy chuyện xưa để xét việc nay, không hề có sáng kiến, chẳng qua chỉ là một lão hủ nho mà thôi. Đúng là thừa hơi tôi mới giải thích với ông.
Theo ý kiến của Dương đại nhân ngài thì ta chỉ cần ngồi đó xem giặc Thát Đát gây họa là được chứ gì?!
Dương Phương cả giận. Từ trước tới giờ Dương Lăng vẫn luôn ẩn nhẫn, cho dù lão chủ động gây hấn y cũng không bao giờ tiếp chiêu, không ngờ lúc này lại ngang ngược chống đối lại như vậy.
Nay hai người đã không nể mặt nhau, lão cũng chẳng cần kiêng dè gì nữa, lên giọng trách mắng:
- Ngươi có bản lĩnh gì mà dám mạnh miệng nói vậy? Liên minh với Đóa Nhan Tam Vệ gì chứ? Ngu xuẩn!
Trên đường tới đây, bản quan đã nghe tin ngươi xúi bẩy Hoàng Thượng phong một gã chỉ huy nho nhỏ của Đóa Nhan Tam Vệ làm Khả Hãn, ngươi để thể diện triều đình ở đâu? Ngươi còn ra sức mở chợ buôn nơi biên ải! Hừ! Người Man có cái gì? Ngoài ngựa ra, toàn là áo lông cáo, nhân sâm,... Toàn là những thứ đắt đỏ, nào phải là những vật dụng quan trọng cần cho phát triển đất nước? Có chợ buôn qua bán lại như vậy rồi thì chẳng lẽ ngươi định dùng thương mãi để làm giàu cho đất nước hay sao? Chỗ bạc bị tiêu phí ấy, thà để bổ sung quân lương, cho đại quân ta khống chế Thát Đát, giương cao uy vũ quân ta, khiến cho bọn chúng không dám tới xâm phạm bờ cõi còn hơn!
- Vớ vẩn, lý luận suông! Không thực tế, ánh mắt thiển cận! - Không hề nể mặt lão thần, Dương Lăng mỉa mai đáp trả - Ngài nói bạc ư? Đó là tài sản của những con dân Đại Minh giàu có của ta. Họ không bỏ ra chi tiêu, chẳng lẽ ngài lại đến cướp để tăng thêm quân lương?
Bọn họ có nhu cầu, dù ngài không mở chợ, bọn họ cũng sẽ mua bán với giá cao. Mở rộng thông thương, một là để bày tỏ thiện ý với Ngột Lương Cáp, tăng cường liên minh; hai là do bọn họ ngoài thiên tài địa bảo ra, không biết tự sản xuất gì nhiều. Bạc kiếm được vào tay, chủ yếu bọn chúng lại dùng để mua đồ dân dụng của Trung Nguyên ta; những nông dân bình thường, chủ những xưởng nhỏ có thể thu được món lãi từ đó. Đây chẳng qua chỉ là mượn tay quân Đóa Nhan đem mớ bạc sắp mốc meo trong hầm chứa của những hương thân địa chủ rót vào tay dân chúng mà thôi.
Cốc Đại Dụng thấy hai người thi nhau nổi điên, nhất thời không chen miệng vào được chỉ đành ngẩn người đứng một bên.
- Gì?
Dương Phương hơi bất ngờ. Tuy lão thẹn quá hóa giận, nhưng đúng là loại buôn bán sản xuất thấp hèn này thì quả thật lão chưa từng đặt chân vào nên cũng chẳng biết phải đối đáp như thế nào, chỉ đành trợn mắt há hốc mồm.
Dương Lăng mượn hơi rượu, hăng hái dấn tới:
- Xuất binh, xuất binh! Còn cần bao nhiêu binh nữa? Ông chỉ nhìn thấy nhiều tiền trước mắt, nhưng mà số bạc đó không trực tiếp ném thẳng vào túi tiền Đại Minh ta. Ông có biết muốn xuất binh cần phải tốn biết bao nhiêu tiền bạc hay không? Không đủ hai mươi vạn kỵ binh mà hòng tiêu diệt được đám thiết kỵ Thát Đát lẩn trốn khắp thảo nguyên hay sao?
Ngựa từ đâu ra? Mất bao nhiêu bạc mới mua được? Chỉ cần mười vạn kỵ binh tiến vào đại mạc, đội quân vận chuyển lương thảo quân nhu cũng phải đến ba mươi vạn người. Vừa đi vừa ăn, ba mươi thạch (120 cân gọi là một thạch) lương thực vận chuyển đến nơi chỉ còn lại khoảng một thạch, cái động không đáy này Đại Minh lấp nổi được sao? Nay có thể khiến Thát Đát nội loạn, Đại Minh ta có thể bốn lạng bạt thiên cân, tọa sơn quan hổ đấu. Việc tốt như vậy cớ sao lại không làm?
- Hả?
Dương Phương cứng họng, lời đầy bụng mà không thể nói ra nổi. Nếu bảo giảng sách thánh hiền thì lão có thể giảng thao thao bất tuyệt ba ngày ba đêm không hề trùng lắp, nhưng mà quân sự…
Dương Lăng phất tay áo:
- Bản quan vừa mới dự tiệc tiễn biệt hai vị tổng binh đại nhân sắp phải quay về nơi trú đóng, tửu lượng yếu kém nên không thể phụng bồi. Lão Lưu, tiễn khách!
- Dạ!
Đang đứng gác bên ngoài dỏng tai say sưa nghe đại soái mắng người, chợt nghe sai bảo Lưu Đại Bổng Chùy liền vội chạy ào vào, hô lớn:
- Tuân lệnh dụ của đại soái, cung tiễn đại nhân!
- Ngươi... nhà ngươi...!
Chòm râu bạc của Dương Phương vểnh ngược, lời mắng chửi nho nhã còn chưa kịp thốt ra khỏi miệng, Lưu Đại Bổng Chùy đã xốc nách "dìu" lão ra ngoài.
* * *
Dương Lăng và Trương Vĩnh theo hầu thánh giá, công lao lần này cũng không thể thiếu phần hai vị khâm sai đại thần. Miêu Quỳ lại có công dẫn năm ngàn binh tung hoành đại mạc, vào sinh ra tử. Hôm nay thấy về phương diện tình cảm tuy Hoàng thượng đối đãi với Miêu Quỳ không bằng mình, nhưng rõ ràng Hoàng thượng cũng rất coi trọng tài năng của lão. Nếu mình đến Đại Đồng mà không dốc sức một phen thì khác nào làm xấu mặt tấm mãng bào ngự ban đang khoác trên người đây?
Cốc Đại Dụng chấn chỉnh tinh thần, tức tốc ra tay điều tra án phản nghịch ở Đại Đồng ngay lập tức. Từng buôn bán với Vương Long ư? Bắt hết cả lại! Không nhận tội ư? Đánh đến chết mới thôi! Từng uống rượu hay đi nhà thổ cùng Vương Hổ ư? Bắt cả lại!
Người tiến cử Lý Nghĩa chính là Chu Tử Nghĩa, phó tướng trấn thủ biên ải Đại Đồng. Nay lão đã gần bảy mươi, là người hào sảng, có nhiều bạn thân trong quân doanh. Lý Nghĩa văn võ song toàn, làu thông binh thư, ở giữa đám tướng lĩnh biên ải không biết chữ chẳng khác nào hạc trong bầy gà. Vốn Chu Tử Nghĩa còn tưởng rằng mình có mắt nhìn người, đã tiến cử lên triều đình được một thiếu niên hiền tài, rốt cuộc bị liên lụy phải lê xích vào tù; cả nhà cũng mang tội phản nghịch, bị giam vào ngục chờ xét xử. Những quan viên có quan hệ mật thiết với lão, cùng những tướng lãnh từng được lão tiến cử đều bị điều tra.
Tuyên phủ Lý gia ham lợi nhỏ, nhận của đút ghi tên Lý Nghĩa vào gia phả giúp hắn thuận lợi lẫn vào trong quân, cũng bị sai nha bắt trói, trị tội cả nhà.
Cốc Đại Dụng lại tiếp tục dùng phương cách sưu tra dây mơ rễ má, chẳng những các tướng lĩnh là bạn thân của phạm nhân đều lần lượt bị nhốt vào ngục đợi điều tra, mà bạn thân của bạn thân họ cũng bị cách chức điều tra. Yến tiệc mừng công ở Đại Đồng còn chưa ngơi thì cuộc điều tra rầm rộ diễn ra, một loạt quan lại bị thanh trừng, bắt bớ.
Lập tức lòng dân chấn động, người người cảm thấy bất an, rất nhiều tướng lãnh vốn chẳng hề quen biết hai người này, cũng vẫn bị liên lụy. Dương Nhất Thanh biết rõ cuộc điều tra này thật sự quá phóng đại, nhưng tuy rằng ông được lời của Hoàng Thượng bảo vệ cho, nhưng tội lỗi vẫn còn đấy không bỏ được, đâu còn mặt mũi nào đi nói giúp người khác. Huống hồ Cốc Đại Dụng cũng chẳng nợ nần gì ông ta.
Những thập trưởng và bả tổng thủ hạ của những tướng lĩnh bị cách chức hoặc hoán chuyển này có ai không phải là hảo huynh đệ từng vào sinh ra tử với bậc chỉ huy? Mặc dù bọn họ không dám công khai thể hiện sự bất mãn, nhưng tỏ ra tiêu cực đình công tập thể thì vẫn được. Thế nên tinh thần toàn quân thấp đến mức thảm hại.
Tướng lĩnh mới có thể được đề bạt ngay tại chỗ, có khi là đổi cho nhau; đổi nhanh đến nổi quân còn chưa kịp quen mặt tướng. Quan tướng cũ bị cách chức đột ngột, rất nhiều sự việc không kịp bàn giao nên mọi việc đều bị bê trễ. Người được đề bạt tại chỗ thì lại bổ nhiệm người của mình, gây khó dễ với đồng liêu từng có hiềm khích khiến cho tiếng oán than vang dội.
Hiệu suất chỉnh người của Cốc Đại Dụng thật sự rất cao. Chỉ sau ba ngày, từ hai nhóm lãnh đạo quân sự, chính trị của Đại Đồng lão đã đào ra được rất nhiều “giáo đồ Di Lặc giáo”. Ngày điều tra đầu tiên, Dương Lăng còn chưa để ý. Đến ngày thứ ba, nhận được nhiều tình báo do tai mắt đưa tới, y mới hoảng hốt.
Cùng lúc đó, những tướng lĩnh trong quân doanh quen biết với y trong mấy ngày qua cũng đều lần lượt tới cầu xin y biện hộ cứu giúp, lúc này Dương Lăng mới cảm thấy tình hình không ổn. Các tướng lĩnh đều bị liên lụy, cứ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót thế này chắc chắn nguyên khí đại quân bị tổn thương nặng nề.
Y nhanh chóng đi tìm Cốc Đại Dụng trịnh trọng đề xuất việc này. Ngoài miệng Cốc Đại Dụng khách sáo đồng ý với y, nhưng trong lòng lại cho rằng Dương Lăng sợ công lao của chính mình vượt qua y, thế là lão càng làm mạnh tay hơn.
Ngày hôm sau, Dương Lăng thấy lão vẫn tiếp tục việc thanh trừng. Thậm chí trong đám tướng lĩnh truy kích Bá Nhan chưa thu quân cũng có người bị lão phái bộ hạ phi ngựa đến áp tải trở về, y không khỏi nổi giận. Lúc này đại quân Bá Nhan đã lui, việc Cốc Đại Dụng tùy ý làm bậy mặc dù không đến mức gây nên mối tai họa cực lớn nhưng nếu để dẫn đến binh biến cũng gây nhiễu loạn không nhỏ.
Đến thời điểm này, dù có bất hòa với Cốc Đại Dụng cũng đành chịu, Dương Lăng lập tức đi gặp hoàng đế Chính Đức tâu báo mọi việc. Vốn Chính Đức cho rằng Cốc Đại Dụng đang tận tụy làm việc, nào ngờ lão lại gây ra hậu quả nặng nề như vậy. Nghe xong, hắn mới cảm thấy tình thế quá nghiêm trọng, vội vàng đồng ý lập tức hạ lệnh cho Cốc Đại Dụng ngừng việc bắt bớ, những ai không có bằng chứng rõ rệt đều được thả, quan viên được khôi phục chức cũ.
Lúc này Dương Lăng mới thấy yên tâm. Vừa về đến thư phòng y đã thấy Ngũ Hán Siêu cầm một tấm thiệp mời bước vào. Nhiều ngày nay đại quân bị thanh trừng quyết liệt, các tướng lĩnh đều cảm thấy bất an nên không ai mời dự yến tiệc nữa. Dương Lăng hơi tò mò, buột miệng hỏi:
- Ai mời vậy?
Ngũ Hán Siêu đáp:
- Bẩm đại nhân, là thiếp mời của chỉ huy sứ Thái Nguyên vệ Trương Dần, mời đại nhân xem qua!
Vừa mở thiếp ra xem, Dương Lăng đã tròn xoe hai mắt. Trên tấm thiệp chỉ có vài dòng chữ ít ỏi, do Chỉ huy sứ Thái Nguyên vệ Trương Dần làm chủ, mời y đêm đó tới dự tiệc mà thôi. Nhưng danh sách quan viên tiếp khách lại dài giống như tấu chương đám quan văn trong kinh dâng lên cho hoàng đế, vừa thối lại vừa dài. Trên danh sách kia, dường như đã bao gồm toàn bộ đám quan viên trước mắt còn chưa bị bắt giam chờ tra hỏi, quan lớn quan bé khoảng chừng hơn một trăm người.
Trương Dần là tướng lĩnh từ Thái Nguyên điều đến, gian tế xuất hiện trong quân doanh Đại Đồng không liên quan gì đến hắn. Hơn nữa hắn còn đem binh tới cứu, ở ngoài cửa Cự Lỗ bắn chết hơn ba ngàn quân Thát Đát, lập được đại công, bất kể thế nào thì việc gian tế thông đồng với địch cũng không ảnh hưởng đến hắn. Cho nên hiện tại trong đám tướng lĩnh ở Đại Đồng, danh phận của hắn vô cùng cao vời. Đây cũng là lý do tướng lĩnh trong biên quân nhờ hắn ra mặt mời Dương Lăng, lấy cớ hắn sắp rời khỏi Đại Đồng.
Dương Lăng khẽ vuốt danh sách, cười khổ trong lòng: “Cốc Đại Dụng sốt ruột lập công khiến quan binh trong thành Đại Đồng người người đều như chim sợ cành cong. Chỉ cần nhìn vào danh sách này há lại không biết yến tiệc đêm nay có dụng ý gì sao?”
Dương Lăng thầm than rồi quay sang bảo Ngũ Hán Siêu:
- Ra cổng trả lời với người nhà của Trương đại nhân rằng bản quan nhất định sẽ tới dự tiệc đêm nay!
(1) Bộ tộc Ngoã Lạt (thời Minh chỉ các bộ tộc ở Tây Mông Cổ, bao gồm phía bắc Tân Cương, Trung Quốc và phía Tây nước Mông Cổ ngày nay)
(2) Vương Chấn (?-1449) là hoạn quan, đại thần nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã thao túng chính trường nhà Minh trong những năm đầu thời Minh Anh Tông và được coi là người chịu trách nhiệm trong sự biến Thổ Mộc bảo khiến vua Minh Anh Tông bị bộ tộc Ngõa Thích bắt làm tù binh.
Chủ tướng Dương Nhất Thanh và phó tướng Vương Thủ Nhân đều nhất trí với nhau rằng tuy giặc Thát đại bại nhưng cũng không thể đuổi tận giết tuyệt. Tuy nhiên, thừa cơ phần lớn quân lính Thát Đát đều bị thương, lại không còn lương thảo dự trữ, nếu điều một đội quân hung hậu truy kích, khiến chúng phải gấp rút lui quân, không cho chúng thong dong thu binh, thì quân số của địch bị suy giảm do thương tật và đói khát sẽ gia tăng gấp bội.
Vì vậy Dương Nhất Thanh bèn phái vài đạo quân, di chuyển cách nhau vài dặm để dễ tiếp ứng lẫn nhau, truy đuổi theo tiêu diệt những đám tàn binh nhỏ. Nếu bắt gặp chủ lực quân Thát Đát thì các đạo quân này cùng tiến hành bao vây, khiến quân địch không thể không lặn lội hành quân trong tiết trời giá lạnh suốt ngày đêm gấp gáp rút về sa mạc. Dọc đường xác người chết đói rải rác khắp nơi, binh lính Thát Đát bị thương không được nghỉ ngơi chữa chạy cũng ngã lăn ra chết vô số.
Toàn thành Đại Đồng đầy hoan lạc. Hoặc thân sĩ nổi danh thết tiệc mời tướng lĩnh đóng quân, hoặc phủ Đại vương đãi tiệc khoản đãi các đạo viện quân, hoặc các tướng lĩnh tác chiến có công mời tiệc lẫn nhau, hoặc nhà dân tổ chức ăn mừng. Mọi quán rượu lớn nhỏ trong thành đều đông nghẹt tửu khách.
Tất cả những hoạt động chúc mừng này, đương nhiên mục tiêu hướng đến cuối cùng chính là đương kim hoàng đế. Nhưng lúc trở về thành, ở nha môn tuần phủ đón nhận Đại Vương và đám quan lại chúc mừng xong, tiểu hoàng đế liền lập tức quay trở lại dịch quán rồi đóng cửa không ra. Ngay cả Đại Vương tự mình đến mời dự tiệc cũng bị từ chối, thử hỏi còn ai có đủ tư cách mời Hoàng đế đến dự tiệc nữa?
Hoàng đế không đến, nhưng cũng phải khéo léo báo cho thiên tử biết lòng thành của mình chứ! Thế là ba vị "sủng thần trước mặt hoàng thượng" là Dương Lăng, Trương Vĩnh và Miêu Quỳ liền trở thành đại biểu của Hoàng đế, phải "đi sớm về muộn", uống đến khi mặt trắng như Tào Tháo cũng thành mặt đỏ như Quan Công mới có thể trở về.
Danh tiếng Dương Lăng trong quân đội không nhỏ, y lại không hề cậy thế khâm sai mà kiêu ngạo. Trên bàn tiệc lúc nào y cũng khiêm tốn lĩnh giáo bản lĩnh đánh trận và tìm hiểu quân tình Thát Đát. Nhờ thế đám tướng lĩnh tay nắm binh quyền nhưng văn hóa kém được cơ hội hiếm hoi thỏa mãn thói hư vinh trước mặt thượng quan, nên bọn họ lại càng có cảm tình với Dương Lăng.
Dương Lăng học hỏi được không ít kinh nghiệm từ các lão tướng cầm quân phòng thủ biên ải nhiều năm này. Nhất là việc trao đổi cũng giúp y hiểu rõ hơn phần nào về thái độ và tính tình của những vị tướng lĩnh tại đây. Tương lai khi nắm binh đánh dẹp sa mạc, ít ra y cũng hiểu được tướng lĩnh nào có thể dùng, tướng lĩnh nào không, như thế đã có lợi không ít.
Bấy giờ đã sẩm tối, Dương Lăng vừa mới vội vã trở về dịch quán. Hôm nay tổ chức thết tiệc đãi khách là ba vị tổng binh tam trấn do Đỗ Nhân Quốc cầm đầu. Lúc chiến tranh, bọn họ cùng đóng quân nơi quan ải tiền tuyến Đại Đồng. Nay Đại Đồng đã được giải vây, ít hôm nữa hai vị tổng binh sẽ phải trở về nơi trú đóng của mình, vì vậy cả ba cùng đứng tên thết tiệc khoản đãi các vị khâm sai tuần biên.
Bọn họ có ý muốn kết giao với vị Tổng đốc Nội xưởng, viên quan tâm phúc của Hoàng đế. Vì vậy ngay sau khi tan tiệc rượu, cả ba phái hơn trăm binh mã đưa y trở về dịch quán. Loại nghi lễ nghênh đón long trọng như thế này, trước kia cũng chỉ có Binh bộ thượng thư, lão tướng Lưu Đại Hạ mới được hưởng thụ.
Dương Lăng dừng trước phủ, khách sáo chào hỏi mấy câu với đội trưởng đội quân của ba vị Tổng binh xong rồi mới quay vào dịch quán. Qua khỏi cửa chính, y liền dồn bước tiến thẳng vào phòng sau. Vừa vén rèm cửa lên, mùi nhang thơm pha lẫn với mùi thuốc bắc nồng đậm xộc vào mũi, Dương Lăng khẽ nhíu mày bước vào. Y thấy Đường Nhất Tiên đang nằm trên giường, trên người đắp một chiếc chăn bông dày. Hai cung nữ được vương phủ tạm thời đưa đến phục dịch thấy y bước vào vội vàng quỳ xuống làm lễ:
- Xin ra mắt đại nhân!
Chính Đức vẫn cải trang làm hiệu úy, đang nhúng ướt một tấm khăn mặt, cẩn thận vắt sạch nước. Nhìn thấy Dương Lăng đi vào, hắn chần chừ một lúc rồi cũng khom người thi lễ:
- Xin ra mắt đại nhân!
Dương Lăng gật nhẹ đầu, hỏi:
- Hôm nay Nhất Tiên có đỡ hơn chút nào không?
- Ưm… Biểu ca tới rồi sao?
Hai má Đường Nhất Tiên nóng đỏ rực, nghe tiếng Dương Lăng nàng bèn mơ mơ màng màng ngồi dậy. Hai cung nữ vội vàng chạy đến nâng đỡ, khoác một tấm áo lên vai nàng.
Đang lóng ngóng định chườm khăn ướt lên trán nàng, Chính Đức thấy Đường Nhất Tiên đã ngồi dậy đành phải đặt khăn vào tay nàng. Đường Nhất Tiên cầm lấy khăn lau qua khuôn mặt rồi ngồi dựa vào đầu giường, vẻ mặt mệt mỏi khiến mọi người nhìn thấy đều đau lòng.
Nàng thở nặng nề vài hơi, trông thấy rõ sắc mặt Dương Lăng bèn hỏi:
- Hôm nay biểu ca lại uống… say ư? Đã không thích thù tạc thì anh không nên đi nữa.
Dương Lăng đưa mắt liếc nhìn Chính Đức. Lâu nay, khi xuất hiện trước mặt Đường Nhất Tiên hắn vẫn đóng vai hiệu úy nên Dương Lăng không thể mời hắn ngồi, y đành phải tự mình kéo ghế ngồi xuống, cười đáp:
- Đã là người ở trong giang hồ thì không thể theo ý mình được nữa. Có một số việc dù thích cũng không thể làm, lại có một số việc dù không thích cũng phải làm, không thể chỉ làm theo ý mình được.
Y rờ thử trán Đường Nhất Tiên, nhíu mày:
- Tại sao vẫn nóng hầm hập như vậy? Không phải đã mời danh y của phủ Đại vương tới chữa trị rồi sao?
Thừa cơ, Chính Đức bèn tố cáo:
- Cô ấy... cô ấy không chịu uống thuốc! Ti chức đã sắc ba lần rồi, còn bỏ đường vào nữa, nhưng cô ấy vẫn không chịu uống!
Đường Nhất Tiên lườm hắn, sẵng giọng:
- Lắm chuyện, ngươi còn lải nhải nhiều hơn cả ta. Còn không phải tại thuốc ngươi sắc quá đắng hay sao?
-…Tôi…!
Chính Đức đảo tròn mắt. Làm sao hắn dám thú thực chính hắn sắc ấm thuốc đầu cạn khô, hai lần sau đành phải nhờ người khác sắc hộ?
Dương Lăng cười nói:
- Thuốc đắng đã tật! Muội không chịu uống thuốc, cứ để sốt mãi như vậy thì chịu sao được?
Đường Nhất Tiên ngọt ngào cười đáp:
- Chỉ cảm mạo sơ sơ thôi, anh đừng lo! Chẳng qua em cảm thấy đầu hơi váng vất, hơi hơi chóng mặt mà thôi, không khác khi uống rượu là mấy; còn cả người đau nhức nữa. Em chỉ cần ngủ nhiều hơn một chút thì sẽ khỏe thôi.
Dương Lăng lắc đầu. Ngồi đây y nhận thấy mùi hương trầm càng lúc càng nồng, thậm chí ngột ngạt. Lúc này mới để ý trên bàn có một vòng Tạng hương, Dương Lăng buột miệng hỏi:
- Tại sao lại đốt nhang trong này?
Chính Đức ngượng ngập đáp:
- Cô nương Tiên Nhi chê phòng nồng mùi thuốc quá, nên ti chức mới đốt ít nhang xua bớt mùi thuốc.
Dương Lăng dở khóc dở cười, giải thích:
- Đừng có chuyện gì cũng chiều con bé như vậy! Tiên Nhi bị cảm lạnh, còn bị nặng như vậy, trong phòng phải để không khí trong lành thoáng đãng mới tốt. Không phải cứ ngửi mùi nhang nhiều là tốt cho sức khỏe đâu.
Đoạn y nhẹ nhàng nói với Đường Nhất Tiên:
- Tiên Nhi! Em mau nằm xuống nghỉ ngơi đi, không uống thuốc thì uống nhiều nước chút, bọn anh ra ngoài đây.
Rồi y quay lại dặn dò hai cô cung nữ:
- Hai vị cô nương, xin thu dọn chén thuốc và lư nhang giúp; mở rèm để không khí trong phòng được thông thoáng một tí. Sau đó hai cô đặt thêm hai lò than.
Nói chuyện một hồi cũng mỏi mệt, Đường Nhất Tiên liền nghe lời nằm xuống. Dương Lăng đưa mắt ra hiệu cho Chính Đức, hai người cùng rời khỏi phòng.
Vừa về tới thư phòng, Chính Đức xụ mặt, chán nản:
- Dương thị độc, Nhất Tiên cô nương rất yếu, mà cả ngày vẫn trách ta chẳng làm được chuyện gì ra hồn. Có phải thật sự trẫm quá ngu ngốc hay không? Ngoài danh vị hoàng đế này, trẫm chẳng có cái gì để khoe với nàng… Chà! Giá như nàng đối xử với trẫm chỉ bằng một nửa đối với người anh họ là khanh, không biết trẫm sẽ vui sướng biết nhường nào!
Dương Lăng bất ngờ, không khỏi lắc đầu cười đáp:
- Tuy Hoàng thượng có một hậu, hai phi nhưng xem ra vẫn không hiểu về tâm tư phụ nữ cho lắm. Nhất Tiên luôn đối xử rất khách sáo với các thuộc hạ khác của thần, chưa bao giờ ra vẻ đại tiểu thư, nhưng chỉ riêng đối với ngài… Ha ha, đối với một mình Hoàng hiệu úy ngài, nàng lại gọi đến quát đi; ốm đến mức không mở mắt ra được mà vẫn còn thích trò chuyện với ngài. Hoàng thượng không thấy lạ sao?
Ánh mắt Chính Đức sáng lên, hắn vỗ tay khen ngợi:
- Đúng rồi! Lời của Dương thị độc khiến trẫm vỡ lẽ. Đúng, đúng, đúng rồi! Trẫm còn cứ tưởng cô nương Tiên nhi rất ghét trẫm thật, nhưng trưa nay trẫm kể chuyện nữ hoàng hải tặc cho nàng nghe, nàng lại nghe rất say sưa, còn lôi kéo đòi ta kể mãi nữa. Ha ha ha…
Chính Đức cười ngây ngô một hồi, bỗng lại buồn bực:
- Đều tại hai tên Bá Nhan và Hỏa Sư chết tiệt, đã tấn công thành trì lại còn kéo quân vây núi. Bọn chúng hại cô nương Tiên nhi lo lắng ngóng trông trên lầu chờ chúng ta trở về thành, mới khiến nàng lâm bệnh. Hừ! Truy binh của Dương Nhất Thanh đã trở về chưa?
Dương Lăng đáp:
- Bẩm chưa! Nhưng lần truy kích này cũng chỉ làm cho ra vẻ mà thôi, nếu tiếp tục truy đuổi đến cùng thì vấn đề lương thảo sẽ rất khó khăn. Thần sẽ lưu ý để mấy ngày nữa rồi cho đại quân rút trở về thôi.
Chính Đức còn định nói tiếp thì Lưu Đại Bổng Chùy vội vã chạy ùa vào. Thấy Hoàng thượng và Dương Lăng đều ở đó, hắn vội vàng quỳ bẩm:
- Ti chức… thần ra mắt Hoàng thượng, ra mắt đại soái…
Chính Đức bật cười hỏi:
- Ngươi là thần gì?
Lưu Đại Bổng Chùy đỏ bừng mặt. Hắn gãi gãi đầu rồi ngây ngô cười nói:
- Dạ… Dạ.. Tiểu nhân ra mắt Hoàng thượng, ra mắt đại soái.
Bị hắn chọc cuời, Chính Đức vỗ vỗ bả vai hắn, bảo:
- Đứng lên đi! Không được xưng hô loạn như vậy nữa! Chịu khó đánh mấy trận thật giỏi cho trẫm, rồi sẽ có ngày ngươi được xưng thần với trẫm! Phải rồi, ngươi vào đây làm gì thế?
- A! - Lưu Đại Bổng Chùy vỗ đầu, vội đứng dậy gào to: - Có hai vị đại nhân từ kinh thành tới. Một người là Cốc Đại Dụng, người còn lại là Dương Phương, xin phép được gặp hoàng thượng!
- Cái gì?
Chính Đức và Dương Lăng đưa mắt nhìn nhau, đều hơi giật mình. Cốc Đại Dụng đến đây cũng không có gì bất ngờ lắm, nhưng Dương Phương… Chẳng lẽ bá quan trong kinh thành đều đã biết Hoàng thượng rời kinh?
Lấy lại bình tĩnh, Chính Đức nghĩ bụng lần này mình vi hành đến Đại Đồng, chính trị quân công đều thu hoạch lớn, đủ để kiêu ngạo với quần thần. Huống hồ chuyện này náo động đến mức cả thành đều biết, vốn không thể giấu được nữa, bọn họ biết sớm hay trễ một tí thì cũng vậy thôi.
Nghĩ vậy, Chính Đức thờ ơ hạ lệnh:
- Đi gọi bọn họ vào đây!
Chỉ một lát sau Cốc Đại Dụng và Dương Phương đã vội vã bước vào. Vừa trông thấy Chính Đức, cả hai vui mừng phủ phục xuống đất, khóc không thành tiếng:
- Thần (lão nô) tham kiến Hoàng thượng, Hoàng thượng bình an vô sự, thật đáng mừng. Dọc đường bọn thần nghe nói Bá Nhan điều quân bao vây núi Bạch Đăng, thực hoảng sợ đến hồn bay phách tán.
Chính Đức giang hai tay ra vẻ bất đắc dĩ, đoạn hắn đảo mắt, cười khổ rồi đáp với giọng châm chọc:
- Trẫm còn chưa thăng thiên đâu, các ngươi khóc cái gì chứ? Vả lại, khi các ngươi nghe chuyện trẫm bị Bá Nhan bao vây trên núi Bạch Đăng thì ắt hẳn đồng thời cũng nghe tin trẫm đại phá Thát Đát, khiến Bá Nhan chạy trối chết rồi chứ? Cứ hồn bay phách tán thế này, các ngươi có thể luyện đến nguyên thần xuất khiếu đấy.
Đang khóc lóc nỉ non thể hiện lòng trung thành nào ngờ lại bị Chính Đức châm chọc, cả hai nhất thời khóc không được mà cười cũng chẳng xong, cứ đờ người tại chỗ. Chính Đức ngồi xuống ghế dựa, vắt chéo chân vênh váo hỏi:
- Sao các ngươi lại tới đây? Do Thái hoàng Thái Hậu cùng Hoàng thái hậu bắt hay là ba Đại học sĩ kia ép các người tới đây?
Tuy trước đây Chính Đức hay làm loạn, nhưng dẫu sao hắn cũng đã được lễ nghi cung đình hun đúc dạy dỗ từ nhỏ, chưa từng có cái tật xấu đứng không ra đứng ngồi không ra ngồi thế này. Tật xấu hắn học được từ đám binh lính lúc giả làm hiệu úy khiến cho Dương Phương (vốn xuất thân từ phủ Chiêm Sĩ, phụ trách việc dạy dỗ thái tử từ nhỏ) trông thấy mà trợn mắt há hốc mồm.
Thấy lão vẫn cứ thô lố mắt không trả lời câu hỏi của Hoàng thượng, Cốc Đại Dụng liền trả lời thay:
- Hoàng thượng! Sau khi Hoàng thượng rời kinh, nội cung và ba vị Đại học sĩ đều muốn giấu diếm việc này, nhưng nhiều ngày liên tục Hoàng thượng không thiết triều khiến cho trong kinh bắt đầu xuất hiện nhiều lời đồn đại hoang đường.
Lúc đầu ba vị Đại học sĩ cũng không để ý tới, nhưng về sau lời đồn đại càng ngày càng nhiều, lại còn có người đồn rằng… À, đồn rằng Hoàng thượng tin lời thêu dệt phía Tây có nhiều mỹ nữ nên cải trang chạy đến Đại Đồng nhằm vơ vét mỹ nhân, bỏ bê việc triều chánh cùng giang sơn xã tắc. Ngay cả bá quan trong triều cũng đã bắt đầu hoang mang. Ba vị Đại học sĩ bèn xin chỉ thị của Thái hoàng Thái hậu phái lão nô và Dương đại nhân tới đây nghênh đón Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng nhanh chóng hồi kinh nhằm ổn định lòng dân.
Chính Đức đứng phắt dậy, khuôn mặt tuấn tú đỏ bừng. Không nén được giận, hắn mắng lớn:
- Khốn kiếp! Trẫm đến Đại Đồng là để vơ vét mỹ nữ sao?
Vừa mới định thần lại sau khi chứng kiến tư thế ngồi vô lại của Chính Đức, chiêm sự Dương Phương còn chưa kịp mở miệng đã lại nghe thấy Chính Đức bồi thêm một câu thô tục như vậy khiến lão khiếp đảm đến nổi hồn vía lên mây.
Mắng xong, chợt Chính Đức nhớ đến Đường Nhất Tiên. Mặc dù bản thân mình vì chuyện quốc gia đại sự mới mạo hiểm đến chốn biên thùy đang xảy ra chiến trận quyết liệt này, nhưng còn tiểu mỹ nhân này… Chà! Thật ra lời đồn đãi cũng không phải hoàn toàn là bịa đặt. Nghĩ vậy, Chính Đức cũng hơi nhụt chí.
Nhíu mày suy nghĩ hồi lâu, đột nhiên Dương Lăng xen vào:
- Hai ngày trước Hoàng thượng mới khởi hành lên núi Bạch Đăng, lúc đó dân chúng Đại Đồng mới biết chuyện thiên tử tới đây. Tại sao khi Hoàng thượng mới rời kinh có mười ngày mà trong kinh đã bắt đầu xuất hiện lời đồn? Lời đồn này do kẻ nào tung ra? Lời đồn nửa thật nửa giả, không dễ để người ta phân trần, chắc chắn là do kẻ nào đó cố tình nhiễu loạn nhân tâm rồi!
Nghe y nhắc nhở, Chính Đức giật mình:
- Đúng vậy! Chuyện trẫm rời kinh đã sớm bị mật thám Di Lặc giáo dọ biết, chắc chắn là do bọn chúng tung tin đồn nhảm! Đại Dụng, trẫm đã ra lệnh cho ngươi điều tra Di Lặc giáo, có tiến triển gì mới không?
Cốc Đại Dụng vội vàng cung kính tâu:
- Bẩm Hoàng thượng! Lão nô phụng thánh chỉ, không dám chần chừ, lập tức ra lệnh đến khắp cả nước để thám mã Đông Xưởng điều tra khắp nơi tìm tàn dư của đám Di Lặc giáo. Ở Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Đông và kinh thành đều tra ra một ít phản nghịch gia nhập Bạch Liên giáo, đa số đều là hương thân địa chủ. Dường như Di Lặc giáo đã thay đổi cách thức thu hút giáo chúng, không còn chỉ nhằm dụ dỗ những người trong cảnh khốn khổ gia nhập nữa. Lão nô đang tìm hiểu nguồn gốc…
Không muốn nghe lão tiếp tục khoe khoang, Chính Đức không kiên nhẫn phất tay bảo:
- Trẫm biết rồi! Cứ tiếp tục điều tra, các ngươi hãy ở lại đây đã. Hai ngày nữa, trẫm sẽ theo các ngươi hồi kinh. Hiện giờ…
Hắn đảo mắt nói tiếp:
- Tướng Vương Hổ trấn thủ phía tây thành Đại Đồng, tướng Lý Nghĩa trấn thủ tại Cự Lỗ Môn đều là gian tế của Di Lặc giáo. Trẫm thấy bọn chúng không chỉ dụ dỗ đám hương thân địa chủ đâu mà đã bắt đầu nhắm vào đám quan binh rồi. Trẫm suýt nữa gặp nạn cũng chính là do đám nội gian này quấy phá. Trẫm thấy thành Đại Đồng này đã thối nát lắm rồi! Ngươi đến rất đúng lúc, trẫm ra lệnh cho ngươi toàn quyền phụ trách việc này, lùng bắt hết gian tế cho trẫm!
Phán xong, Chính Đức vội xoay người chuồn đi rất nhanh. Hắn chạy ra khỏi phòng rồi Dương Phương mới kịp bừng tỉnh. Lão cũng không biết người quan trọng nhất trong lòng Hoàng đế hiện nay chính là cô gái đang đau ốm nằm trên giường. Lúc này mà muốn hắn bỏ lại Đường Nhất Tiên để lên đường ngay lập tức hoặc để Đường Nhất Tiên chưa lành bệnh phải tròng trành ngựa xe về kinh, chắc chắn hắn không đời nào chấp nhận.
Ngẫm lại lời nói hành vi của Hoàng thượng vừa rồi không hề có phong độ đế vương, hơn nữa trong kinh thành lòng dân đang hoang mang mà hoàng thượng vẫn lưu luyến bên ngoài, kiếm cớ không chịu hồi kinh, Dương Phương giận dữ bừng bừng đổ hết trách nhiệm lên đầu Dương Lăng.
Lão đứng phắt dậy, trợn mắt, chỉa tay vào mắt Dương Lăng quát:
- Dương Lăng! Hoàng thượng bị ngươi dụ dỗ nên mới rời kinh phải không? Ngươi… Ngươi… Ngươi chẳng qua chỉ là một Đô Thống Nội Xưởng, bầy tôi của Hoàng thượng, lại dám cả gan xúi bẩy người đánh què chân ngựa của ba đại học sĩ!
Đẩy Hoàng Thượng vào tình thế nguy hiểm trên núi Bạch Đăng, mặc dù ngươi cũng không phải là tướng trấn thủ biên ải, nhưng người khởi xướng không phải ngươi thì là ai?!
Ngươi chỉ chăm chăm giúp Hoàng Thượng mua vui, xúi giục Hoàng Thượng lưu luyến bên ngoài, không để ý đến giang sơn xã tắc, không làm tròn bổn phận của thần tử, tội không thể tha!
Cố dằn cơn giận, Dương Lăng nhẫn nại giải thích:
- Dương đại nhân! Bản quan biết ngài có thành kiến với tôi, nhưng tội lỗi ngài vừa nêu, thứ cho bản quan không thể nhận. Hiện giờ tôi cũng không ngại nói cho ngài biết Hoàng thượng lên núi Bạch Đăng là vì muốn liên minh với Đóa Nhan Tam Vệ. Nhờ bọn họ kiềm chế Bá Nhan, chúng ta mới có thể chỉnh đốn binh lực, tích tụ lực lượng, tìm kiếm cơ hội ra tay giải quyết đại họa này…
Nghe vậy, Dương Phương cười lạnh, khịt mũi coi thường:
- Bọn man di phương Bắc lấy thảo nguyên sa mạc rộng lớn làm nhà, bọn họ về đến thảo nguyên giống như rồng về biển lớn. Hoàng đế Hồng Vũ hùng tài đại lược còn không diệt được Bắc Nguyên, hoàng đế Vĩnh Lạc năm lần xuất quân ra biên cương không diệt được Ngõa Lạt(1). Còn ngươi tuổi còn nhỏ, văn còn chưa từng thi đình, võ chưa từng lĩnh ấn cầm binh, chỉ là lộng thần giỏi a dua nịnh hót mà thôi! Nay ngươi dám xúi giục Hoàng Thượng vi hành phương Bắc, muốn học tên thái giám gian thần Vương Chấn(2) hay sao?
Dương Lăng đã nhịn lão không chỉ một hai lần, lần này rốt cuộc y không thể kiềm chế được nữa. Lửa giận ngùn ngụt vượt quá giới hạn, Dương Lăng bèn mượn hơi rượu, giận tím mặt đốp chát:
- Thôi đi! Côn trùng mùa hè sao biết gì về băng tuyết? Ông chỉ luôn mồm lấy chuyện xưa để xét việc nay, không hề có sáng kiến, chẳng qua chỉ là một lão hủ nho mà thôi. Đúng là thừa hơi tôi mới giải thích với ông.
Theo ý kiến của Dương đại nhân ngài thì ta chỉ cần ngồi đó xem giặc Thát Đát gây họa là được chứ gì?!
Dương Phương cả giận. Từ trước tới giờ Dương Lăng vẫn luôn ẩn nhẫn, cho dù lão chủ động gây hấn y cũng không bao giờ tiếp chiêu, không ngờ lúc này lại ngang ngược chống đối lại như vậy.
Nay hai người đã không nể mặt nhau, lão cũng chẳng cần kiêng dè gì nữa, lên giọng trách mắng:
- Ngươi có bản lĩnh gì mà dám mạnh miệng nói vậy? Liên minh với Đóa Nhan Tam Vệ gì chứ? Ngu xuẩn!
Trên đường tới đây, bản quan đã nghe tin ngươi xúi bẩy Hoàng Thượng phong một gã chỉ huy nho nhỏ của Đóa Nhan Tam Vệ làm Khả Hãn, ngươi để thể diện triều đình ở đâu? Ngươi còn ra sức mở chợ buôn nơi biên ải! Hừ! Người Man có cái gì? Ngoài ngựa ra, toàn là áo lông cáo, nhân sâm,... Toàn là những thứ đắt đỏ, nào phải là những vật dụng quan trọng cần cho phát triển đất nước? Có chợ buôn qua bán lại như vậy rồi thì chẳng lẽ ngươi định dùng thương mãi để làm giàu cho đất nước hay sao? Chỗ bạc bị tiêu phí ấy, thà để bổ sung quân lương, cho đại quân ta khống chế Thát Đát, giương cao uy vũ quân ta, khiến cho bọn chúng không dám tới xâm phạm bờ cõi còn hơn!
- Vớ vẩn, lý luận suông! Không thực tế, ánh mắt thiển cận! - Không hề nể mặt lão thần, Dương Lăng mỉa mai đáp trả - Ngài nói bạc ư? Đó là tài sản của những con dân Đại Minh giàu có của ta. Họ không bỏ ra chi tiêu, chẳng lẽ ngài lại đến cướp để tăng thêm quân lương?
Bọn họ có nhu cầu, dù ngài không mở chợ, bọn họ cũng sẽ mua bán với giá cao. Mở rộng thông thương, một là để bày tỏ thiện ý với Ngột Lương Cáp, tăng cường liên minh; hai là do bọn họ ngoài thiên tài địa bảo ra, không biết tự sản xuất gì nhiều. Bạc kiếm được vào tay, chủ yếu bọn chúng lại dùng để mua đồ dân dụng của Trung Nguyên ta; những nông dân bình thường, chủ những xưởng nhỏ có thể thu được món lãi từ đó. Đây chẳng qua chỉ là mượn tay quân Đóa Nhan đem mớ bạc sắp mốc meo trong hầm chứa của những hương thân địa chủ rót vào tay dân chúng mà thôi.
Cốc Đại Dụng thấy hai người thi nhau nổi điên, nhất thời không chen miệng vào được chỉ đành ngẩn người đứng một bên.
- Gì?
Dương Phương hơi bất ngờ. Tuy lão thẹn quá hóa giận, nhưng đúng là loại buôn bán sản xuất thấp hèn này thì quả thật lão chưa từng đặt chân vào nên cũng chẳng biết phải đối đáp như thế nào, chỉ đành trợn mắt há hốc mồm.
Dương Lăng mượn hơi rượu, hăng hái dấn tới:
- Xuất binh, xuất binh! Còn cần bao nhiêu binh nữa? Ông chỉ nhìn thấy nhiều tiền trước mắt, nhưng mà số bạc đó không trực tiếp ném thẳng vào túi tiền Đại Minh ta. Ông có biết muốn xuất binh cần phải tốn biết bao nhiêu tiền bạc hay không? Không đủ hai mươi vạn kỵ binh mà hòng tiêu diệt được đám thiết kỵ Thát Đát lẩn trốn khắp thảo nguyên hay sao?
Ngựa từ đâu ra? Mất bao nhiêu bạc mới mua được? Chỉ cần mười vạn kỵ binh tiến vào đại mạc, đội quân vận chuyển lương thảo quân nhu cũng phải đến ba mươi vạn người. Vừa đi vừa ăn, ba mươi thạch (120 cân gọi là một thạch) lương thực vận chuyển đến nơi chỉ còn lại khoảng một thạch, cái động không đáy này Đại Minh lấp nổi được sao? Nay có thể khiến Thát Đát nội loạn, Đại Minh ta có thể bốn lạng bạt thiên cân, tọa sơn quan hổ đấu. Việc tốt như vậy cớ sao lại không làm?
- Hả?
Dương Phương cứng họng, lời đầy bụng mà không thể nói ra nổi. Nếu bảo giảng sách thánh hiền thì lão có thể giảng thao thao bất tuyệt ba ngày ba đêm không hề trùng lắp, nhưng mà quân sự…
Dương Lăng phất tay áo:
- Bản quan vừa mới dự tiệc tiễn biệt hai vị tổng binh đại nhân sắp phải quay về nơi trú đóng, tửu lượng yếu kém nên không thể phụng bồi. Lão Lưu, tiễn khách!
- Dạ!
Đang đứng gác bên ngoài dỏng tai say sưa nghe đại soái mắng người, chợt nghe sai bảo Lưu Đại Bổng Chùy liền vội chạy ào vào, hô lớn:
- Tuân lệnh dụ của đại soái, cung tiễn đại nhân!
- Ngươi... nhà ngươi...!
Chòm râu bạc của Dương Phương vểnh ngược, lời mắng chửi nho nhã còn chưa kịp thốt ra khỏi miệng, Lưu Đại Bổng Chùy đã xốc nách "dìu" lão ra ngoài.
* * *
Dương Lăng và Trương Vĩnh theo hầu thánh giá, công lao lần này cũng không thể thiếu phần hai vị khâm sai đại thần. Miêu Quỳ lại có công dẫn năm ngàn binh tung hoành đại mạc, vào sinh ra tử. Hôm nay thấy về phương diện tình cảm tuy Hoàng thượng đối đãi với Miêu Quỳ không bằng mình, nhưng rõ ràng Hoàng thượng cũng rất coi trọng tài năng của lão. Nếu mình đến Đại Đồng mà không dốc sức một phen thì khác nào làm xấu mặt tấm mãng bào ngự ban đang khoác trên người đây?
Cốc Đại Dụng chấn chỉnh tinh thần, tức tốc ra tay điều tra án phản nghịch ở Đại Đồng ngay lập tức. Từng buôn bán với Vương Long ư? Bắt hết cả lại! Không nhận tội ư? Đánh đến chết mới thôi! Từng uống rượu hay đi nhà thổ cùng Vương Hổ ư? Bắt cả lại!
Người tiến cử Lý Nghĩa chính là Chu Tử Nghĩa, phó tướng trấn thủ biên ải Đại Đồng. Nay lão đã gần bảy mươi, là người hào sảng, có nhiều bạn thân trong quân doanh. Lý Nghĩa văn võ song toàn, làu thông binh thư, ở giữa đám tướng lĩnh biên ải không biết chữ chẳng khác nào hạc trong bầy gà. Vốn Chu Tử Nghĩa còn tưởng rằng mình có mắt nhìn người, đã tiến cử lên triều đình được một thiếu niên hiền tài, rốt cuộc bị liên lụy phải lê xích vào tù; cả nhà cũng mang tội phản nghịch, bị giam vào ngục chờ xét xử. Những quan viên có quan hệ mật thiết với lão, cùng những tướng lãnh từng được lão tiến cử đều bị điều tra.
Tuyên phủ Lý gia ham lợi nhỏ, nhận của đút ghi tên Lý Nghĩa vào gia phả giúp hắn thuận lợi lẫn vào trong quân, cũng bị sai nha bắt trói, trị tội cả nhà.
Cốc Đại Dụng lại tiếp tục dùng phương cách sưu tra dây mơ rễ má, chẳng những các tướng lĩnh là bạn thân của phạm nhân đều lần lượt bị nhốt vào ngục đợi điều tra, mà bạn thân của bạn thân họ cũng bị cách chức điều tra. Yến tiệc mừng công ở Đại Đồng còn chưa ngơi thì cuộc điều tra rầm rộ diễn ra, một loạt quan lại bị thanh trừng, bắt bớ.
Lập tức lòng dân chấn động, người người cảm thấy bất an, rất nhiều tướng lãnh vốn chẳng hề quen biết hai người này, cũng vẫn bị liên lụy. Dương Nhất Thanh biết rõ cuộc điều tra này thật sự quá phóng đại, nhưng tuy rằng ông được lời của Hoàng Thượng bảo vệ cho, nhưng tội lỗi vẫn còn đấy không bỏ được, đâu còn mặt mũi nào đi nói giúp người khác. Huống hồ Cốc Đại Dụng cũng chẳng nợ nần gì ông ta.
Những thập trưởng và bả tổng thủ hạ của những tướng lĩnh bị cách chức hoặc hoán chuyển này có ai không phải là hảo huynh đệ từng vào sinh ra tử với bậc chỉ huy? Mặc dù bọn họ không dám công khai thể hiện sự bất mãn, nhưng tỏ ra tiêu cực đình công tập thể thì vẫn được. Thế nên tinh thần toàn quân thấp đến mức thảm hại.
Tướng lĩnh mới có thể được đề bạt ngay tại chỗ, có khi là đổi cho nhau; đổi nhanh đến nổi quân còn chưa kịp quen mặt tướng. Quan tướng cũ bị cách chức đột ngột, rất nhiều sự việc không kịp bàn giao nên mọi việc đều bị bê trễ. Người được đề bạt tại chỗ thì lại bổ nhiệm người của mình, gây khó dễ với đồng liêu từng có hiềm khích khiến cho tiếng oán than vang dội.
Hiệu suất chỉnh người của Cốc Đại Dụng thật sự rất cao. Chỉ sau ba ngày, từ hai nhóm lãnh đạo quân sự, chính trị của Đại Đồng lão đã đào ra được rất nhiều “giáo đồ Di Lặc giáo”. Ngày điều tra đầu tiên, Dương Lăng còn chưa để ý. Đến ngày thứ ba, nhận được nhiều tình báo do tai mắt đưa tới, y mới hoảng hốt.
Cùng lúc đó, những tướng lĩnh trong quân doanh quen biết với y trong mấy ngày qua cũng đều lần lượt tới cầu xin y biện hộ cứu giúp, lúc này Dương Lăng mới cảm thấy tình hình không ổn. Các tướng lĩnh đều bị liên lụy, cứ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót thế này chắc chắn nguyên khí đại quân bị tổn thương nặng nề.
Y nhanh chóng đi tìm Cốc Đại Dụng trịnh trọng đề xuất việc này. Ngoài miệng Cốc Đại Dụng khách sáo đồng ý với y, nhưng trong lòng lại cho rằng Dương Lăng sợ công lao của chính mình vượt qua y, thế là lão càng làm mạnh tay hơn.
Ngày hôm sau, Dương Lăng thấy lão vẫn tiếp tục việc thanh trừng. Thậm chí trong đám tướng lĩnh truy kích Bá Nhan chưa thu quân cũng có người bị lão phái bộ hạ phi ngựa đến áp tải trở về, y không khỏi nổi giận. Lúc này đại quân Bá Nhan đã lui, việc Cốc Đại Dụng tùy ý làm bậy mặc dù không đến mức gây nên mối tai họa cực lớn nhưng nếu để dẫn đến binh biến cũng gây nhiễu loạn không nhỏ.
Đến thời điểm này, dù có bất hòa với Cốc Đại Dụng cũng đành chịu, Dương Lăng lập tức đi gặp hoàng đế Chính Đức tâu báo mọi việc. Vốn Chính Đức cho rằng Cốc Đại Dụng đang tận tụy làm việc, nào ngờ lão lại gây ra hậu quả nặng nề như vậy. Nghe xong, hắn mới cảm thấy tình thế quá nghiêm trọng, vội vàng đồng ý lập tức hạ lệnh cho Cốc Đại Dụng ngừng việc bắt bớ, những ai không có bằng chứng rõ rệt đều được thả, quan viên được khôi phục chức cũ.
Lúc này Dương Lăng mới thấy yên tâm. Vừa về đến thư phòng y đã thấy Ngũ Hán Siêu cầm một tấm thiệp mời bước vào. Nhiều ngày nay đại quân bị thanh trừng quyết liệt, các tướng lĩnh đều cảm thấy bất an nên không ai mời dự yến tiệc nữa. Dương Lăng hơi tò mò, buột miệng hỏi:
- Ai mời vậy?
Ngũ Hán Siêu đáp:
- Bẩm đại nhân, là thiếp mời của chỉ huy sứ Thái Nguyên vệ Trương Dần, mời đại nhân xem qua!
Vừa mở thiếp ra xem, Dương Lăng đã tròn xoe hai mắt. Trên tấm thiệp chỉ có vài dòng chữ ít ỏi, do Chỉ huy sứ Thái Nguyên vệ Trương Dần làm chủ, mời y đêm đó tới dự tiệc mà thôi. Nhưng danh sách quan viên tiếp khách lại dài giống như tấu chương đám quan văn trong kinh dâng lên cho hoàng đế, vừa thối lại vừa dài. Trên danh sách kia, dường như đã bao gồm toàn bộ đám quan viên trước mắt còn chưa bị bắt giam chờ tra hỏi, quan lớn quan bé khoảng chừng hơn một trăm người.
Trương Dần là tướng lĩnh từ Thái Nguyên điều đến, gian tế xuất hiện trong quân doanh Đại Đồng không liên quan gì đến hắn. Hơn nữa hắn còn đem binh tới cứu, ở ngoài cửa Cự Lỗ bắn chết hơn ba ngàn quân Thát Đát, lập được đại công, bất kể thế nào thì việc gian tế thông đồng với địch cũng không ảnh hưởng đến hắn. Cho nên hiện tại trong đám tướng lĩnh ở Đại Đồng, danh phận của hắn vô cùng cao vời. Đây cũng là lý do tướng lĩnh trong biên quân nhờ hắn ra mặt mời Dương Lăng, lấy cớ hắn sắp rời khỏi Đại Đồng.
Dương Lăng khẽ vuốt danh sách, cười khổ trong lòng: “Cốc Đại Dụng sốt ruột lập công khiến quan binh trong thành Đại Đồng người người đều như chim sợ cành cong. Chỉ cần nhìn vào danh sách này há lại không biết yến tiệc đêm nay có dụng ý gì sao?”
Dương Lăng thầm than rồi quay sang bảo Ngũ Hán Siêu:
- Ra cổng trả lời với người nhà của Trương đại nhân rằng bản quan nhất định sẽ tới dự tiệc đêm nay!
(1) Bộ tộc Ngoã Lạt (thời Minh chỉ các bộ tộc ở Tây Mông Cổ, bao gồm phía bắc Tân Cương, Trung Quốc và phía Tây nước Mông Cổ ngày nay)
(2) Vương Chấn (?-1449) là hoạn quan, đại thần nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã thao túng chính trường nhà Minh trong những năm đầu thời Minh Anh Tông và được coi là người chịu trách nhiệm trong sự biến Thổ Mộc bảo khiến vua Minh Anh Tông bị bộ tộc Ngõa Thích bắt làm tù binh.
Tác giả :
Nguyệt Quan