Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)
Chương 261: Cái nhìn tổng quan về Chiến tranh
Nếu nói về so sánh một cách chính xác trình độ công nghệ của ba thế lực hiện tại gồm Dương Lăng, Nguyên Hãn và Malen thì có thể hình dung như sau. Nam Việt quốc ưu thế về mặt chất lượng của luyện kim thuật, do trình độ hiểu biết về hóa học của Nguyên Hãn khá vượt trội so với hai kẻ xuyên kia. Malen thì vượt trội về kết cấu của các trang bị kể cả động cơ cũng như khí động học của các thiết bị như chiến hạm. Dương Lăng có vẻ là kém nhất trong các thế lụa còn lại, hắn hiểu chỉ là quyền mưu và có một bụng lý thuyết về cách hành binh bố trận. Thế nhưng điều ấy không thể giúp ích được nhiều cho hắn vào lúc này, Trung Hoa đế quốc đã bị cô lập gần như hoàn toàn tại Đông Á. Còn nếu bàn về công nghệ thì Dương Lăng chỉ có thể nhỉnh hơn Đại Minh và Đại Việt một chút thôi, không thể đem ra so sánh cùng Nam vệt và Hà Lan lúc này được. Thế nhưng sức mạnh của quốc gia khổng lồ này lại nằm ở sức quy tụ tài nguyên một cách khủng khiếp, với chế độ phát xít mị dân của quốc Trưởng Dương Lăng thì Trung Hoa chưa bao giờ đoàn kết hơn lúc này. Nếu nói đến sức mạnh tổng thể thì Trung Hoa đế quốc mới là hùng mạnh nhất. Nếu đem so sánh thì chế độ chính trị của Trung Hoa đế quốc lúc này không khác mấy Đức quốc Xã ở thế chiến thứ 2 theo lịch sử đời trước của Nguyên Hãn. Một sự tẩy não hoàn toàn cho những người dân mù quáng tạo nên niềm tin mãnh liệt về chủng tộc “thượng đẳng” và họ sẽ hi sinh mọi thứ có thể để tiêu diệt hoặc nô dịch các chủng tộc khác mà họ coi là “hạ đẳng”.
Có thể thấy liên minh tiêu diệt phát xít có vẻ mạnh. Gồm Đại Minh, đại Việt, Hàn quốc, Nhật bản, Nam Việt, Việt nam và cả Tây mông Cổ. Thế nhưng sức tập trung của liên minh này không hề mạnh mẽ như tưởng tượng. Đại Minh Thuận thiên Đế có nằm mộng cũng muốn chiếm lấy Trung Hoa để thành lập đế quốc thống nhất. Thế nhưng chế độ chính trị của Đại Minh là kiểu cải cách nửa chừng, vừa mang tính chất quân chủ lập hiến vừa mang tính chất chuyên chế, nói chung cũng có tiến bộ nhưng còn lâu mới có thể vận hành một cách trơn tru. Ngoài ra các dòng tộc cũng là yếu tố khiến Nam Bắc trung quốc rất khó để có một cuộc chiến sòng phẳng, mối quan hệ chằng chịt đan xen của các dòng tộc nằm hai bờ chiến tuyến sẽ là một biến số mang tính nguy cơ cao. Nhật Bản và Hàn quốc đồng minh thân cận của Nam việt với chế độ dập khuôn 100% của chính quyền Đông Kinh thực sự là một luông sức mạnh khả quan, thế nhưng họ quá non trẻ, mặc dù được sự ủng hộ về mặt công nghệ một cách nhiệt tình của Đông kinh thì số lượng binh sĩ tham chiến của họ không hề nhiều, thêm vào đó họ cũng không có lý do mạnh mẽ để liều chết với Trung Hoa, họa chăng Hàn Quốc muốn thu thập Triều tiên Mà thôi. Tóm lại là mỗi vị đều có tính toán riêng của mình. Nói về Tây Mông cổ thì họ có trình độ khoa học quá bi đát, chỉ dừng lại ở chỗ đổi tài nguyên lấy vũ khí, thế nên việc họ đánh hòa với Đông mông Cổ trong chiến dịch này đã là may mắn rồi. Không thể hi vọng nhiều vào việc họ hỗ trợ trong các chiến trường nội địa quan trọng.
Đại Việt thì cũng có khó khăn của họ. Thứ nhất họ đang bội thực. Trong vài năm ngắn ngủi Đại việt Đã nhét cả Ai Lao, Miến Điện, Đông Ấn và chăm pa vào bản đồ đế quốc của họ. Nhìn bề ngoài thì hào nhoáng nhưng nguy cơ thì tứ bề. Không có 20 năm tiêu hóa thì họ không thể bình ổn tất cả các lực lượng, sắc tộc trong quốc gia mình. Ngoài ra vị trí địa lý không hề ủng hộ cho Đại Việt hành quân lên phía bắc chiến đấu cùng Dương Lăng.
Việt Nam thì quá nhỏ bé và là thuộc quốc của Đại Việt nên cũng chỉ thà te chân các anh lớn vui vẻ chút chút mà thôi. Họ không hề có thực lực để tham gia độc lập trong bất kì chiến trường cụ thể nào.
Nam Việt Hải Quốc của Nguyên Hãn cũng vướng mắc vấn đề tương tự như Đại Việt. Họ có lực lượng thủy quân hùng mạnh nhất thế giới cho đến hiện tại. Thế nhưng lục quân thì quả thật không dám khen tặng, bởi vì số lượng lục quân của họ mà tung vào chiến trường tầm cỡ châu lục thì chỉ như muối bỏ biển. Lục quân Nam việt chỉ có thể mang tính chất là tinh nhuệ dùng cho đột phá cứ điểm mà thôi. Vả lại Nam Nam việt cũng nuốt vào cả Indonesia, một phần Malaysia lại cả đảo Srilanca, một phần Đông Ấn, vừa phải phân binh đề phòng Malen... quả thật Nam Việt cũng rơi và tình trạng quá sức.
Vậy nên cuối cùng mang tính chất quyết định của cuộc chiến mang tầm cỡ châu lục này lại là Đại Minh đối đầu Trung Hoa với hàng loạt biến số không thể lường trước kèm theo. Đây cũng là một sự chờ đợi đến từ các thành viên trong Liên Minh. Những cái đầu cáo già luôn muốn được lợi nhưng không muốn trả giá sẽ tạo nên một cuộc chiến thảm khốc không thể lường trước kết quả. Và đây cũng là điều mà bộ tham mưu cùng Nguyên Hãn đang nhức đầu thức trắng hàng đêm để tìm ra phương án tốt nhất.
Có thể thấy liên minh tiêu diệt phát xít có vẻ mạnh. Gồm Đại Minh, đại Việt, Hàn quốc, Nhật bản, Nam Việt, Việt nam và cả Tây mông Cổ. Thế nhưng sức tập trung của liên minh này không hề mạnh mẽ như tưởng tượng. Đại Minh Thuận thiên Đế có nằm mộng cũng muốn chiếm lấy Trung Hoa để thành lập đế quốc thống nhất. Thế nhưng chế độ chính trị của Đại Minh là kiểu cải cách nửa chừng, vừa mang tính chất quân chủ lập hiến vừa mang tính chất chuyên chế, nói chung cũng có tiến bộ nhưng còn lâu mới có thể vận hành một cách trơn tru. Ngoài ra các dòng tộc cũng là yếu tố khiến Nam Bắc trung quốc rất khó để có một cuộc chiến sòng phẳng, mối quan hệ chằng chịt đan xen của các dòng tộc nằm hai bờ chiến tuyến sẽ là một biến số mang tính nguy cơ cao. Nhật Bản và Hàn quốc đồng minh thân cận của Nam việt với chế độ dập khuôn 100% của chính quyền Đông Kinh thực sự là một luông sức mạnh khả quan, thế nhưng họ quá non trẻ, mặc dù được sự ủng hộ về mặt công nghệ một cách nhiệt tình của Đông kinh thì số lượng binh sĩ tham chiến của họ không hề nhiều, thêm vào đó họ cũng không có lý do mạnh mẽ để liều chết với Trung Hoa, họa chăng Hàn Quốc muốn thu thập Triều tiên Mà thôi. Tóm lại là mỗi vị đều có tính toán riêng của mình. Nói về Tây Mông cổ thì họ có trình độ khoa học quá bi đát, chỉ dừng lại ở chỗ đổi tài nguyên lấy vũ khí, thế nên việc họ đánh hòa với Đông mông Cổ trong chiến dịch này đã là may mắn rồi. Không thể hi vọng nhiều vào việc họ hỗ trợ trong các chiến trường nội địa quan trọng.
Đại Việt thì cũng có khó khăn của họ. Thứ nhất họ đang bội thực. Trong vài năm ngắn ngủi Đại việt Đã nhét cả Ai Lao, Miến Điện, Đông Ấn và chăm pa vào bản đồ đế quốc của họ. Nhìn bề ngoài thì hào nhoáng nhưng nguy cơ thì tứ bề. Không có 20 năm tiêu hóa thì họ không thể bình ổn tất cả các lực lượng, sắc tộc trong quốc gia mình. Ngoài ra vị trí địa lý không hề ủng hộ cho Đại Việt hành quân lên phía bắc chiến đấu cùng Dương Lăng.
Việt Nam thì quá nhỏ bé và là thuộc quốc của Đại Việt nên cũng chỉ thà te chân các anh lớn vui vẻ chút chút mà thôi. Họ không hề có thực lực để tham gia độc lập trong bất kì chiến trường cụ thể nào.
Nam Việt Hải Quốc của Nguyên Hãn cũng vướng mắc vấn đề tương tự như Đại Việt. Họ có lực lượng thủy quân hùng mạnh nhất thế giới cho đến hiện tại. Thế nhưng lục quân thì quả thật không dám khen tặng, bởi vì số lượng lục quân của họ mà tung vào chiến trường tầm cỡ châu lục thì chỉ như muối bỏ biển. Lục quân Nam việt chỉ có thể mang tính chất là tinh nhuệ dùng cho đột phá cứ điểm mà thôi. Vả lại Nam Nam việt cũng nuốt vào cả Indonesia, một phần Malaysia lại cả đảo Srilanca, một phần Đông Ấn, vừa phải phân binh đề phòng Malen... quả thật Nam Việt cũng rơi và tình trạng quá sức.
Vậy nên cuối cùng mang tính chất quyết định của cuộc chiến mang tầm cỡ châu lục này lại là Đại Minh đối đầu Trung Hoa với hàng loạt biến số không thể lường trước kèm theo. Đây cũng là một sự chờ đợi đến từ các thành viên trong Liên Minh. Những cái đầu cáo già luôn muốn được lợi nhưng không muốn trả giá sẽ tạo nên một cuộc chiến thảm khốc không thể lường trước kết quả. Và đây cũng là điều mà bộ tham mưu cùng Nguyên Hãn đang nhức đầu thức trắng hàng đêm để tìm ra phương án tốt nhất.
Tác giả :
Trần Nguyên Hãn