Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)
Chương 199: Nam Minh đã có tinh binh
Cùng lúc này Nguyễn Súy bộ binh tiến hành xung phong tấn công trên bộ hai cứ điểm bên cánh của quân cảng. Hai cứ điềm này được xây dựng hết sức kiên cố với tầng tần lớp lớp phòng ngự. Thế nhưng Nguyễn Súy thuộc thể loại không tiếc tính mạng quân sĩ, đây là Hán tộc chứ không phải Việt Tộc, hắn đã chấp hành triệt để mệnh lệnh của Nguyên Hãn đó là tiêu hao sinh mệnh cả hai bên Nam Bắc Minh. Ngay cả khi ở phủ Tế Nam Nguyễn Súy cũng chưa từng bao giờ ngồi nguyên, 1 tuần một trận nhỏ 1 tháng một trận lớn, hắn chưa bao giờ ngưng tấn công Bắc Minh kết quả là xác người thành đống tại Sơn Đông. Thế nhưng chả ai trách hắn mà cả Triều đình đều ủng hộ vị khách tướng “chăm chỉ” này. Tuy rằng Nguyễn Súy không chiếm được mấy đất đai ở chiến trường Tế Nam nhưng việc chiến đấu liên miên dẫn đến hệ quả là ai cũng có ảo giác Nguyễn Súy đang đè đánh Bắc Minh thế nên toàn Triều Nam Minh hân hoan tán thưởng là đúng rồi. Còn các sũ quan cũng hân hoan mà chiến vì có chiến mới có công huân, khổ chỉ khổ lính quèn bán mạng mà thôi. Nhưng chiến trường lại chính là trường đào tạo quân sự nhanh và hiệu quả nhất, sau một năm chiến liên tục Nam Minh đã có trên 4 vạn bộ binh tối tinh nhuệ, cộng thêm một dàn sĩ quan rất dạn chiến.
Giờ đây 3 vạn quân tấn công Thanh Đảo là tối tinh nhuệ của Nam Minh đấy. Quả thật nếu nhìn phong cách chiến đấu của họ thì không thể phát hiện sự khác biệt đối với binh lính của thời hiện đại. Đúng là ném giữa sự sống và cái chết thì sự thích nghi của con người là vô hạn.
Những nhóm “đặc công” của Nam Minh bò lên giữa mưa đạn quân thù mà tiến hành cắt thép gai quá nhẹ nhàng, đối với quân Bắc Minh tối tinh nhuệ ở phủ Tế Nam họ còn bò vào bò ra liên tục nữa là mấy tên nhãi nhép ở Thanh Đảo. Súng cối “lò xo” sau khi bị đào thải khỏi Nam Việt lại nhập khẩu toàn bộ vê Nam Kinh, và nó trở thành vũ khí lợi hại bậc nhất hiện nay của lục quân Nam Minh. Trung Hoa không phải dân tộc ngu dốt, các công tượng Nam Minh đã lắp thêm cánh gió gỗ phía sau cho các quả đạn súng cối khiến chúng có thể bay chuẩn hơn và xa hơn. Kĩ thuật của họ đã bắt đầu có thể chế được đạn kín cho súng trường và súng cối lò xo rồi, để làm được điều này họ đã phải mua 20 cỗ máy dập vỏ đạn hiện đại bậc nhất của Nam Việt với số tiền khủng bố.
Tuy rằng các tấm kim loại để dập đạn vẫn phải nhập khẩu nhưng họ đã chủ động trong việc sản xuất đạn dược của mình. Với gần 100 triệu người mà lại là vùng giàu có nhất trung Hoa sức sản xuất có thể nói là mạnh không thể mô tả, họ chỉ thiếu công nghệ mà thôi. Thế nên sau khi Nguyên Hãn đồng ý cho nhập khẩu máy nhập đạn Thuận Thiên mưng đến phát khóc mà tuyên bố với các binh sĩ tại tiền tuyến rằng: “Bắn hết sức cho Trẫm, bắn tê tay cho Trẫm, không tiếc đạn mà bắn.... diệt hết tặc khấu đòi lại giang san cho Trẫm... các ngươi là anh hùng dân tộc”. Mẹ nó, triệt để tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế, quân Nam Minh quả là bắn đạn như rải mưa không bao giờ tiếc rẻ. Trên người họ túi lớn túi nhỏ toàn là đạn họ bây giờ đúng là cỗ máy tiêu tiền của Nam Minh. Thế nhưng 20 vạn súng trường binh có bắn nhòe cả ngày thì cũng như muỗi đốt inox đối với 100 triệu dân giàu có của Nam Minh. Quả thật đây mới là quốc gia có tiềm lực nhất trong khu vực. Đảm bảo nếu Dương Lăng và Nguyên Hãn đột ngột ngã xuống thì đây mới là quốc gia thôn tính cả khu vực.
Nam Minh là quốc gia xuất khẩu các mặt hàng thô nhiều nhất cho Nam Việt, trong đó than đá, gang, đồng, nhôm, lương thực là những mặt hàng chính. Bến cảng thương mại Lai Triều lúc nào cũng tấp nập thương nhân Nam Minh kho hàng khi nào cũng chật cứng. Những chiếc thuyền tấp nập ra vào cảng như thoi đưa, cũng chính vì những thương nhân này đã giúp nền công nghiệp hùng mạnh của Nam Việt vận chuyển trơn tru. Các mỏ khoáng sản ở Hải Nam, Đài Loan, Lộ Đông Hải và cả Luzong chỉ đủ cho các nhà máy khổng lồ quốc doanh hoạt động mà thôi, hàng ngàn xưởng công nghiệp tư nhân của Nam Việt phải dùng nguyên liệu nhập khẩu để chế tạo. Tổng sức sản xuất của các công ty tư nhân Nam Việt còn mạnh gấp 2 lần công ty quốc doanh, mặc dù chất lượng thì không thể so sánh, nên nhớ phân nửa lượng súng trường của Nam Minh, và toàn bộ súng xuất khẩu Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là do họ sản chế tạo phần thô đấy. Sản xuất công nghiệp là ngành lợi chính của Nam Việt, họ nhập nhiên liệu thô giá rẻ và chế tạo thành sản phẩm sau đoa xuất khẩu với giá kinh khủng cao.
Động lực chính mà các công ty tư nhân này sử dụng chính là trâu bò kéo, thế nhưng giờ đây họ đang tiến hành thuê những Đập thủy lợi nhỏ của chính phủ để nâng cao năng suất lao động. Một nền kinh tế rất năng động của Nam Việt đang dần hình thành một hệ thống chỉnh hợp.... vậy nên cho dù quốc gia này non trẻ, nhỏ bé nhưng lại rất hùng mạnh.
Giờ đây 3 vạn quân tấn công Thanh Đảo là tối tinh nhuệ của Nam Minh đấy. Quả thật nếu nhìn phong cách chiến đấu của họ thì không thể phát hiện sự khác biệt đối với binh lính của thời hiện đại. Đúng là ném giữa sự sống và cái chết thì sự thích nghi của con người là vô hạn.
Những nhóm “đặc công” của Nam Minh bò lên giữa mưa đạn quân thù mà tiến hành cắt thép gai quá nhẹ nhàng, đối với quân Bắc Minh tối tinh nhuệ ở phủ Tế Nam họ còn bò vào bò ra liên tục nữa là mấy tên nhãi nhép ở Thanh Đảo. Súng cối “lò xo” sau khi bị đào thải khỏi Nam Việt lại nhập khẩu toàn bộ vê Nam Kinh, và nó trở thành vũ khí lợi hại bậc nhất hiện nay của lục quân Nam Minh. Trung Hoa không phải dân tộc ngu dốt, các công tượng Nam Minh đã lắp thêm cánh gió gỗ phía sau cho các quả đạn súng cối khiến chúng có thể bay chuẩn hơn và xa hơn. Kĩ thuật của họ đã bắt đầu có thể chế được đạn kín cho súng trường và súng cối lò xo rồi, để làm được điều này họ đã phải mua 20 cỗ máy dập vỏ đạn hiện đại bậc nhất của Nam Việt với số tiền khủng bố.
Tuy rằng các tấm kim loại để dập đạn vẫn phải nhập khẩu nhưng họ đã chủ động trong việc sản xuất đạn dược của mình. Với gần 100 triệu người mà lại là vùng giàu có nhất trung Hoa sức sản xuất có thể nói là mạnh không thể mô tả, họ chỉ thiếu công nghệ mà thôi. Thế nên sau khi Nguyên Hãn đồng ý cho nhập khẩu máy nhập đạn Thuận Thiên mưng đến phát khóc mà tuyên bố với các binh sĩ tại tiền tuyến rằng: “Bắn hết sức cho Trẫm, bắn tê tay cho Trẫm, không tiếc đạn mà bắn.... diệt hết tặc khấu đòi lại giang san cho Trẫm... các ngươi là anh hùng dân tộc”. Mẹ nó, triệt để tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế, quân Nam Minh quả là bắn đạn như rải mưa không bao giờ tiếc rẻ. Trên người họ túi lớn túi nhỏ toàn là đạn họ bây giờ đúng là cỗ máy tiêu tiền của Nam Minh. Thế nhưng 20 vạn súng trường binh có bắn nhòe cả ngày thì cũng như muỗi đốt inox đối với 100 triệu dân giàu có của Nam Minh. Quả thật đây mới là quốc gia có tiềm lực nhất trong khu vực. Đảm bảo nếu Dương Lăng và Nguyên Hãn đột ngột ngã xuống thì đây mới là quốc gia thôn tính cả khu vực.
Nam Minh là quốc gia xuất khẩu các mặt hàng thô nhiều nhất cho Nam Việt, trong đó than đá, gang, đồng, nhôm, lương thực là những mặt hàng chính. Bến cảng thương mại Lai Triều lúc nào cũng tấp nập thương nhân Nam Minh kho hàng khi nào cũng chật cứng. Những chiếc thuyền tấp nập ra vào cảng như thoi đưa, cũng chính vì những thương nhân này đã giúp nền công nghiệp hùng mạnh của Nam Việt vận chuyển trơn tru. Các mỏ khoáng sản ở Hải Nam, Đài Loan, Lộ Đông Hải và cả Luzong chỉ đủ cho các nhà máy khổng lồ quốc doanh hoạt động mà thôi, hàng ngàn xưởng công nghiệp tư nhân của Nam Việt phải dùng nguyên liệu nhập khẩu để chế tạo. Tổng sức sản xuất của các công ty tư nhân Nam Việt còn mạnh gấp 2 lần công ty quốc doanh, mặc dù chất lượng thì không thể so sánh, nên nhớ phân nửa lượng súng trường của Nam Minh, và toàn bộ súng xuất khẩu Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là do họ sản chế tạo phần thô đấy. Sản xuất công nghiệp là ngành lợi chính của Nam Việt, họ nhập nhiên liệu thô giá rẻ và chế tạo thành sản phẩm sau đoa xuất khẩu với giá kinh khủng cao.
Động lực chính mà các công ty tư nhân này sử dụng chính là trâu bò kéo, thế nhưng giờ đây họ đang tiến hành thuê những Đập thủy lợi nhỏ của chính phủ để nâng cao năng suất lao động. Một nền kinh tế rất năng động của Nam Việt đang dần hình thành một hệ thống chỉnh hợp.... vậy nên cho dù quốc gia này non trẻ, nhỏ bé nhưng lại rất hùng mạnh.
Tác giả :
Trần Nguyên Hãn