Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)
Chương 37: Ngô Chi Châu đảo
Đến hôm nay là ngày 7 tháng 4 năm 1402 thì quân đội rừng Thần tại Đảo Phượng Hoàng mới chuẩn bị xong toàn bộ. Tất cả đang đứng duyệt binh dưới lá cờ thêu chữ Trần rất lớn đang bay phâp phới trong gió. Lễ chào cờ này đã thành tục lệ của Nguyên Hãn quân mỗi buổi sáng sớm. Nhưng hôm nay chúng đặc biệt trang trọng vì họ chuẩn bị xuất chiến. 200 lão binh Đao thuẫn thủ, 500 cung thủ kiêm xạ thủ súng hỏa mai, 40 lính phóng lựu đạn với 20 cây Nỏ phóng lựu. Ngoài ra còn phải nhắc đến 113 tên hải tặc được lãnh đạo bởi Mã Diễn cũng lập thành một doanh cận chiến.
Nói đến cái doanh này thì rất lạ lùng. Mã Diễn cầu xin cho đám thủ hạ này của hắn đoái công chuộc tội va lập thành một doanh thịt sống pháo hôi đi đầu trong lần này chiến dịch. Chúng được cấp đày đủ áo giáp Vảy rồng như cung thủ, vì áo giáp cho cận chiến lão binh chế tạo rất có hạn vì khó khăn, mũ cũng là mũ của cung thủ nhưng được gắn tua màu xanh lá cây trên đầu. Khiên của chúng cũng là loại bình thường mà thôi vì chế tạo khiên đặc biệt giống mấy lão binh rất khó khăn. Nhưng dừng nhìn trang bị chắp vá của chúng mà khinh thường. Nếu lên thuyền chòng chành mà đánh nhau với tranh bị này chúng làm gỏi lão binh của Nguyên Hãn nay lập tức. Chúng là chúa đánh nhau trên các loại địa nhìn trọng tâm không cân bằng như vậy. Nê nhớ trang bị trước kia của chúng ngoài tấm thuẫn ghẻ và thanh đao cùng là thì không có gì khác. Giờ đây chúng đội mũ sắt khoác áo giáp sắt chân đi ủng da có đóng đinh sắt ở đế, sức chiến đấu của chúng phải tăng gấp đôi có thừa.
Thật ra lũ hải này cũng là nông dân bị chế độ phong kiến hà khắc ép đến sống không nổi mà phải chui lủi ra biển làm một lũ vong mạng. Tuy tay chúng nhuốm máu người nhưng cũng khôg phải loại máu lạnh ra những loại mệnh lệnh vô nhân tính như lũ chỉ huy cướp biển. Mã Diễn mất một đêm là thuyết phục được lũ thần kinh thô này. Đơn giản là các ngươi muốn cả đời làm hải tặc chui lủi ngoài biển sao? rồi có một này cũng bị qua binh bắt được mà chém đầu. mà có cướp được tiền tài thì các ngươi được dùng sao? chỉ toàn là mấy tên thủ lĩnh hưởng mà thôi. So với trước đây làm nông dân không có cái để ă thì làm hải tặc chỉ khá hơn mỗi một việc là được ăn, nhưng không phải ăn no? Các ngươi muốn con cái các ngươi mới sinh ra cũng được gán cho cái tên là hải tặc không, rồi đời cháu chắt các ngươi cũng vậy. Giờ đây có cơ hội trước mắt chỉ cần các ngươi sống sót trong lần chiến đấu này thì số phận thay đổi. Các ngươi sẽ là quan binh, có tiền có nhà, có vợ đẹp. Con các ngươi sinh ra sẽ là quân hộ hài tử. Cac ngươi nghĩ đi chiến hay không chiến.
Khu lều trại tạm bợ cho tù nhân hò hét vang ầm, tiếng "Chiến, Chiến, Chiến" vang vọng cả một vùng. Tràn đầy khí thế. Phải nói là lũ này rất nghe lời Mã Diễn, vì hắn là kẻ đọc sách duy nhất ở đây, danh vọng cực cao. Ngày hôm sau cả lũ quỳ gối trước bức tường gỗ cao nhất mà trước đây đã từng là hang ổ của chúng. Tất nhiêu Nguyên Hãn sẽ chấp nhận lời cầu xin của lũ này. Nhưng hắn ra điều lệ, lập 10 người một nhóm. Một người trốn hoặc phản giết cả nhóm, một nhóm trốn hay phản giết cả trăm người bọn họ. Đây là luật thép không có ngoại lệ.
Tiếp theo đó là cảnh phát trang bị áo giáp mũ mão vũ khí rồi, lũ này cũng cùng tham gia luyện tập để phối hợp với các đội ngũ khác của quân rừng Thần. Chúng hòa nhập cực nhanh. Nên nhớ mấy tên này chính là nhóm lập nên khiên tường chống lại cung tiễn thủ trên thuyền của Nguyên Hãn, chúng là tinh nhuệ trong lũ hải tặc đấy. Tên Mã Diễn cũng mặc giáp tham gia huấn luyện. Nhưng nhiệm vụ của hắn là lãnh đạo nhóm quân này. Vì hắn là thư sinh đánh đám không được nên tên này lập ra đội thân binh gồm những tên thân thủ tốt nhất, gần mười người bảo vệ hắn. Với việc làm này vô hình chung hắn là một tiểu tướng trong quân của Nguyên Hãn rồi.
Lũ hải tặc này rất quý trọng trang bị chắp vá của bọn họ, tối nào cũng lôi ra lau chùi, bôi dầu hoa cải chống rỉ sét. Chải chuốt long vũ trên mũ cẩn thận. Vì đây chính là giấy chứng minh thư chứng minh thân phận mới của bọn họ đấy. Không may trong luyện tập mà có tên này làm hư chút vảy giáp của tên kia là sẵn sàng có đổ máu đám nhau ngay lập tức.
Nói đến long vũ trong quân ngũ của Nguyên Hãn đó là những chùm long trên mũ của quân sĩ. nó khá giống với chùm long trên mũ của quân La Mã. Đây không phải là trang trí co đẹp mà là để tiện điều phối quân đội trong chiến tranh. Ví như quân cung thủ trên mũ sẽ có long màu đỏ. Quân lão binh cận chiế sẽ là màu tím than, quân nỏ phóng lựu là màu vàng. Mỗ nhánh quân lại có cờ riêng của mình. Cánh quân hàng binh cướp biển hôm nay đây cũng có cờ nó ghi một chữ "Lang". Lang binh đại diện cho những con sói đói khát máu mà lao vào cắn xé địch nhân. Cờ của Lão Binh cận chiến là "Hổ". Cung thủ là "Ưng", còng phóng lựu binh có chung lá cờ với pháo binh được gọi là "Hỏa".
Nhóm quân đội tập trung dưới cờ chuẩn bị xuất phát này chỉ có hơn 800 nhưng khí thế thật hoành tráng, mỗi tên binh sĩ đều nhìn lá cờ của mình mà ngẩng cao đầu. Nhất là mấy tên Lang binh mới nhận được cờ càng là ánh mắt đỏ rực khát máu. Chúng muốn xé xác địch nhân để tế lá cờ của Lang doanh lắm rồi.
9h 30 sáng toàn quân chia ra trên 5 con thuyền hàng mà bí mật theo một hải trình vòng vèo đi đến Ngô Chi Châu đảo. Nếu muốn nói ai là kẻ hiểu rõ nhất về vùng biển này thì đó không ai khác ngoài mấy tên cướp biển. Đội thuyền buôn vòng vèo ngoằn ngoèo hết đủ ba ngày thì mới tới mặt Bắc của đảo Ngô Chi Châu. Trong khi đó nếu đi thẳng đến thì chỉ mất một ngày rưỡi mà thôi.
Đêm tối ngày 11 tháng 4 trăng khá sáng. Thời tiết đã có chút ấm lên nên mặt biển có khá in sương mù. Tại một khe hang động của vách núi đá vôi tại phía Bắc của đảo Ngô Chi Châu xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ. Chiếc thuyền linh hoạt như cá mà tấp vào bờ. Sau đó một bóng đen lao lên bờ. Tầm 30 phút đồng hồ sau đó có một đám lửa lập lòe được nhóm lên trên vách đá.
- Bẩm công tử xung quanh không có trạm gác của quân Minh, chúng ta cho thuyền lớn vào gần bờ rồi tiếp tục dùng thuyền nhỏ chuyển.
Ngoài xa là năm chiếc thuyền lớn đng lặng im. Lúc nay đây tến Mã Diễn đang xuk xoe bên cạnh Nguyên Hãn mà báo cáo tình hình.
- Hạ lệnh tất cả tiến vào bờ…
Sau mệnh lệnh của Nguyên Hãn cả năm chiếc chiến hạm từ từ tiến vào bờ. Chúng phải đi chậm vì đây rất gần vách đá vôi dựng đứng. Nếu không cẩn thận gió có thể thổi thuyền va đập cùng vách đá, lúc đó sẽ là thảm họa khủng khiếp cho quân sĩ trên thuyền.
Tất cả buồm đều được hạ xuống, năm chiếc thuyền buôn chỉ sử dụng mái chèo mà từ từ tiếp cận vách đá. Khi chỉ còn 500m cách vách đá thì tất cả thuyền đều dừng lại. Từng chiếc thuyền nhỏ được thả xuống nước, giờ đây chúng như con kiến bò qua bò lại vận chuyển quậ sĩ lên bờ.
Việc vận chuyển theo cách nhỏ lẻ nhưng vậy rất tốn thời gian, 800 quân sĩ phải mất thời gian đến 3 tiếng đồng hồ mới có thể lên được bờ. Từ vị trí này nếu hành quân đường rừng, ngách nhỏ đến bến thuyền thì ít nhất cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ,khi ấy trười đã sáng rõ rồi. Nguyên Hãn quyết định hành quân vào cánh rừng cây bụi gần đó để tạm tránh né. Đêm ngày mai sẽ hành động, thám báo được tung ra tứ phía, họ chính là các tù binh hải tặc giờ đây lại trở thành Lang binh thám báo. Trên hòn đảo này thì những tên Lang binh là thổ địa rồi, có họ làm thám báo thì mọi thông tin về địch nhân đều có thể nắm trong lòng bàn tay.
Việc bố trí trạm gác xung quanh cánh rừng cũng do Lang binh đảm. Những vị thuốc tránh độc xà được rắc khắp nơi, nói chung bước chân lên một vùng đất lạ thì Nguyên Hãn rất cẩn thận.
Các binh sĩ của rừng Thần còn có một trang bị siêu cường, đó chính là ba lô. Chiếc ba lô có khóa móc với đày dãy các ngăn và túi là một dụng cụ hành quân không thể thiếu của binh sĩ hiện đại. Nhưng với binh sĩ cổ đại thì đó là một điều cực mới mẻ, chiếc ba lô chỉ sau một thời gian đã nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ binh sĩ vì tính thực dụng và tiện lợ của nó. Trong thời kỳ này túi chỉ có mỗi một ngăn cái gì cũng nhét hỗn độn trong đó, quai đeo thì chỉ có một, rất mệt mỏi. Nhưng với ba lô thì cái gì cũng có thể mang theo gọn gàng,ví dụ như chăn mền, thức ăn, đạn dược, và cả một số thuốc men thông thường. Lúc này đây binh sĩ đàng ăn lương khô lấy ra từ các gói dấy dầu. Cuộc hành quân này là bí mật do đó không cho phép nổi lửa thổi cơm. Nhưng lương khô đặc chế của quân rừng thần cực ngon, ăn còn sướng hơn ăn cơm ấy chứ.
Nói đến cái doanh này thì rất lạ lùng. Mã Diễn cầu xin cho đám thủ hạ này của hắn đoái công chuộc tội va lập thành một doanh thịt sống pháo hôi đi đầu trong lần này chiến dịch. Chúng được cấp đày đủ áo giáp Vảy rồng như cung thủ, vì áo giáp cho cận chiến lão binh chế tạo rất có hạn vì khó khăn, mũ cũng là mũ của cung thủ nhưng được gắn tua màu xanh lá cây trên đầu. Khiên của chúng cũng là loại bình thường mà thôi vì chế tạo khiên đặc biệt giống mấy lão binh rất khó khăn. Nhưng dừng nhìn trang bị chắp vá của chúng mà khinh thường. Nếu lên thuyền chòng chành mà đánh nhau với tranh bị này chúng làm gỏi lão binh của Nguyên Hãn nay lập tức. Chúng là chúa đánh nhau trên các loại địa nhìn trọng tâm không cân bằng như vậy. Nê nhớ trang bị trước kia của chúng ngoài tấm thuẫn ghẻ và thanh đao cùng là thì không có gì khác. Giờ đây chúng đội mũ sắt khoác áo giáp sắt chân đi ủng da có đóng đinh sắt ở đế, sức chiến đấu của chúng phải tăng gấp đôi có thừa.
Thật ra lũ hải này cũng là nông dân bị chế độ phong kiến hà khắc ép đến sống không nổi mà phải chui lủi ra biển làm một lũ vong mạng. Tuy tay chúng nhuốm máu người nhưng cũng khôg phải loại máu lạnh ra những loại mệnh lệnh vô nhân tính như lũ chỉ huy cướp biển. Mã Diễn mất một đêm là thuyết phục được lũ thần kinh thô này. Đơn giản là các ngươi muốn cả đời làm hải tặc chui lủi ngoài biển sao? rồi có một này cũng bị qua binh bắt được mà chém đầu. mà có cướp được tiền tài thì các ngươi được dùng sao? chỉ toàn là mấy tên thủ lĩnh hưởng mà thôi. So với trước đây làm nông dân không có cái để ă thì làm hải tặc chỉ khá hơn mỗi một việc là được ăn, nhưng không phải ăn no? Các ngươi muốn con cái các ngươi mới sinh ra cũng được gán cho cái tên là hải tặc không, rồi đời cháu chắt các ngươi cũng vậy. Giờ đây có cơ hội trước mắt chỉ cần các ngươi sống sót trong lần chiến đấu này thì số phận thay đổi. Các ngươi sẽ là quan binh, có tiền có nhà, có vợ đẹp. Con các ngươi sinh ra sẽ là quân hộ hài tử. Cac ngươi nghĩ đi chiến hay không chiến.
Khu lều trại tạm bợ cho tù nhân hò hét vang ầm, tiếng "Chiến, Chiến, Chiến" vang vọng cả một vùng. Tràn đầy khí thế. Phải nói là lũ này rất nghe lời Mã Diễn, vì hắn là kẻ đọc sách duy nhất ở đây, danh vọng cực cao. Ngày hôm sau cả lũ quỳ gối trước bức tường gỗ cao nhất mà trước đây đã từng là hang ổ của chúng. Tất nhiêu Nguyên Hãn sẽ chấp nhận lời cầu xin của lũ này. Nhưng hắn ra điều lệ, lập 10 người một nhóm. Một người trốn hoặc phản giết cả nhóm, một nhóm trốn hay phản giết cả trăm người bọn họ. Đây là luật thép không có ngoại lệ.
Tiếp theo đó là cảnh phát trang bị áo giáp mũ mão vũ khí rồi, lũ này cũng cùng tham gia luyện tập để phối hợp với các đội ngũ khác của quân rừng Thần. Chúng hòa nhập cực nhanh. Nên nhớ mấy tên này chính là nhóm lập nên khiên tường chống lại cung tiễn thủ trên thuyền của Nguyên Hãn, chúng là tinh nhuệ trong lũ hải tặc đấy. Tên Mã Diễn cũng mặc giáp tham gia huấn luyện. Nhưng nhiệm vụ của hắn là lãnh đạo nhóm quân này. Vì hắn là thư sinh đánh đám không được nên tên này lập ra đội thân binh gồm những tên thân thủ tốt nhất, gần mười người bảo vệ hắn. Với việc làm này vô hình chung hắn là một tiểu tướng trong quân của Nguyên Hãn rồi.
Lũ hải tặc này rất quý trọng trang bị chắp vá của bọn họ, tối nào cũng lôi ra lau chùi, bôi dầu hoa cải chống rỉ sét. Chải chuốt long vũ trên mũ cẩn thận. Vì đây chính là giấy chứng minh thư chứng minh thân phận mới của bọn họ đấy. Không may trong luyện tập mà có tên này làm hư chút vảy giáp của tên kia là sẵn sàng có đổ máu đám nhau ngay lập tức.
Nói đến long vũ trong quân ngũ của Nguyên Hãn đó là những chùm long trên mũ của quân sĩ. nó khá giống với chùm long trên mũ của quân La Mã. Đây không phải là trang trí co đẹp mà là để tiện điều phối quân đội trong chiến tranh. Ví như quân cung thủ trên mũ sẽ có long màu đỏ. Quân lão binh cận chiế sẽ là màu tím than, quân nỏ phóng lựu là màu vàng. Mỗ nhánh quân lại có cờ riêng của mình. Cánh quân hàng binh cướp biển hôm nay đây cũng có cờ nó ghi một chữ "Lang". Lang binh đại diện cho những con sói đói khát máu mà lao vào cắn xé địch nhân. Cờ của Lão Binh cận chiến là "Hổ". Cung thủ là "Ưng", còng phóng lựu binh có chung lá cờ với pháo binh được gọi là "Hỏa".
Nhóm quân đội tập trung dưới cờ chuẩn bị xuất phát này chỉ có hơn 800 nhưng khí thế thật hoành tráng, mỗi tên binh sĩ đều nhìn lá cờ của mình mà ngẩng cao đầu. Nhất là mấy tên Lang binh mới nhận được cờ càng là ánh mắt đỏ rực khát máu. Chúng muốn xé xác địch nhân để tế lá cờ của Lang doanh lắm rồi.
9h 30 sáng toàn quân chia ra trên 5 con thuyền hàng mà bí mật theo một hải trình vòng vèo đi đến Ngô Chi Châu đảo. Nếu muốn nói ai là kẻ hiểu rõ nhất về vùng biển này thì đó không ai khác ngoài mấy tên cướp biển. Đội thuyền buôn vòng vèo ngoằn ngoèo hết đủ ba ngày thì mới tới mặt Bắc của đảo Ngô Chi Châu. Trong khi đó nếu đi thẳng đến thì chỉ mất một ngày rưỡi mà thôi.
Đêm tối ngày 11 tháng 4 trăng khá sáng. Thời tiết đã có chút ấm lên nên mặt biển có khá in sương mù. Tại một khe hang động của vách núi đá vôi tại phía Bắc của đảo Ngô Chi Châu xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ. Chiếc thuyền linh hoạt như cá mà tấp vào bờ. Sau đó một bóng đen lao lên bờ. Tầm 30 phút đồng hồ sau đó có một đám lửa lập lòe được nhóm lên trên vách đá.
- Bẩm công tử xung quanh không có trạm gác của quân Minh, chúng ta cho thuyền lớn vào gần bờ rồi tiếp tục dùng thuyền nhỏ chuyển.
Ngoài xa là năm chiếc thuyền lớn đng lặng im. Lúc nay đây tến Mã Diễn đang xuk xoe bên cạnh Nguyên Hãn mà báo cáo tình hình.
- Hạ lệnh tất cả tiến vào bờ…
Sau mệnh lệnh của Nguyên Hãn cả năm chiếc chiến hạm từ từ tiến vào bờ. Chúng phải đi chậm vì đây rất gần vách đá vôi dựng đứng. Nếu không cẩn thận gió có thể thổi thuyền va đập cùng vách đá, lúc đó sẽ là thảm họa khủng khiếp cho quân sĩ trên thuyền.
Tất cả buồm đều được hạ xuống, năm chiếc thuyền buôn chỉ sử dụng mái chèo mà từ từ tiếp cận vách đá. Khi chỉ còn 500m cách vách đá thì tất cả thuyền đều dừng lại. Từng chiếc thuyền nhỏ được thả xuống nước, giờ đây chúng như con kiến bò qua bò lại vận chuyển quậ sĩ lên bờ.
Việc vận chuyển theo cách nhỏ lẻ nhưng vậy rất tốn thời gian, 800 quân sĩ phải mất thời gian đến 3 tiếng đồng hồ mới có thể lên được bờ. Từ vị trí này nếu hành quân đường rừng, ngách nhỏ đến bến thuyền thì ít nhất cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ,khi ấy trười đã sáng rõ rồi. Nguyên Hãn quyết định hành quân vào cánh rừng cây bụi gần đó để tạm tránh né. Đêm ngày mai sẽ hành động, thám báo được tung ra tứ phía, họ chính là các tù binh hải tặc giờ đây lại trở thành Lang binh thám báo. Trên hòn đảo này thì những tên Lang binh là thổ địa rồi, có họ làm thám báo thì mọi thông tin về địch nhân đều có thể nắm trong lòng bàn tay.
Việc bố trí trạm gác xung quanh cánh rừng cũng do Lang binh đảm. Những vị thuốc tránh độc xà được rắc khắp nơi, nói chung bước chân lên một vùng đất lạ thì Nguyên Hãn rất cẩn thận.
Các binh sĩ của rừng Thần còn có một trang bị siêu cường, đó chính là ba lô. Chiếc ba lô có khóa móc với đày dãy các ngăn và túi là một dụng cụ hành quân không thể thiếu của binh sĩ hiện đại. Nhưng với binh sĩ cổ đại thì đó là một điều cực mới mẻ, chiếc ba lô chỉ sau một thời gian đã nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ binh sĩ vì tính thực dụng và tiện lợ của nó. Trong thời kỳ này túi chỉ có mỗi một ngăn cái gì cũng nhét hỗn độn trong đó, quai đeo thì chỉ có một, rất mệt mỏi. Nhưng với ba lô thì cái gì cũng có thể mang theo gọn gàng,ví dụ như chăn mền, thức ăn, đạn dược, và cả một số thuốc men thông thường. Lúc này đây binh sĩ đàng ăn lương khô lấy ra từ các gói dấy dầu. Cuộc hành quân này là bí mật do đó không cho phép nổi lửa thổi cơm. Nhưng lương khô đặc chế của quân rừng thần cực ngon, ăn còn sướng hơn ăn cơm ấy chứ.
Tác giả :
St. John