Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)
Chương 29: Đổ bộ
Sáng sớm ngày 19 tháng 2 năm 1402 một cuộc đổ bộ quy mô được thực hiện ở bờ bắc của đảo Phụng Hoàng. Hơn 250 quân sĩ của rừng Thần đã chuẩn bị sẵn sàng, việc đổ bộ vào vùng biển nông đã được họ tập luyện nhiều lần khi còn ở khu cảng buôn lậu tại Vân Đồn.
Trên bãi cát trắng phía bờ bắc của đảo Phụng Hoàng bỗng nhiên xuất hiện bốn chiếc thuyền buồm cỡ lớn, những tên hải tặc canh gác ở đây đã phát hiện ra đối phương. Chúng không hề sợ hãi mà lại lấy làm vui mừng đơn giản vì thuyền lớn của chúng đã bị đánh đắm cả rồi. Đang nhiên xuất hiện bốn chiếc thuyền này thì khác gì trên trời rơi xuống món quà cho chúng. Không cần biết đối phương là ai, mạnh bao nhiêu, điều quan trọng nhất đối với bọn hải tặc lúc này là phải cướp được Thuyền.
Chiến trường là sự biến hóa đa đoan như vậy đó, nếu như trước đây nếu gặp phải lực lượng mạnh như vậy thì khả năng chúng sẽ rút về sau bức tường gỗ trên núi mà cố thủ. Nhưng vì bị đánh đắm hết thuyền to nên chúng lại trở nên liều lĩnh tấn công đội thuyền mạnh mẽ này.
Lửa báo hiệu bên bờ biển được đốt lên, chỉ trong chốc lát bờ biển tràn ngập hải tặc lố nhố. Vậy mà đến cả ngàn người cùng tập trung. Có những kẻ rách rưới còn không có cả vũ khí trên tay chỉ cầm khúc gỗ thay thế. Chúng quyết định mặt đối mặt sau đó bơi ra cướp thuyền. Nếu cố thủ sau bức tường thì có chiến thắng đối phương thì lũ hải tặc cũng không thể đuổi kịp mà cướp được bốn chiếc thuyền này.
Vấn đề đặt ra lúc này lại trở nên khó khăn cho việc đổ bộ rất nhiều, hơn 500 cung thủ của đối phương là lực lượng mang tính uy hiếp cực cao trong quá trình đổ bộ. Bốn chiếc thuyền vẫn neo cách bờ tầm 500m. Họ đang phải thương lượng lại kế sách. Nguyên Hãn cũng không biết chuyện gì xảy ra nhưng hắn đã ra lệnh chờ đợi xem kì biến mà không vội vàng tấn công.
Hải tặc chỉ dám đứng trên bờ mà nhe răng trợn mắt. Có thách chúng giờ này cũng không dám bơi ra tiếp cận thuyền. Bởi các cung thủ từ phía trên thuyền sẵn sàng tiêu diệt chúng trong chớp mắt. Tên thủ lãnh của hải tặc cũng là một tên có đầu óc. Hắn biết rằng nếu ép sát không cho binh sĩ trên thuyền đổ bộ thì rất có thể họ sẽ bỏ đi, vậy thì cơ hội cướp thuyền là không còn rồi. Do vậy hắn hạ mệnh lệnh lui lại sau 500m. Khoảng cách này vừa đủ để an toàn cho bốn chiếc thuyền kia cập bãi mà thả quân. Nhưng cũng thuận lợi cho lũ hải tặc chạy nước rút rồi bắn tên, sau đó là lao vào cận chiến rồi xông lên cướp thuyền. Điểm qua trọng ở đây là thuyền đổ bộ nhanh hay lũ hải tặc chạy nước rút đến trước.
- Tất cả Cung thủ chuẩn bị, không cần đổ bộ... thuyền cập vào bãi cát sẽ rất chắc chắn không còn bồng bềnh... các ngươi có thể xạ kích. Các nhân viên chèo thuyền tìm chỗ ẩn núp sau thuyền tránh thương vong. Đao thuẫn binh che chắn tên của địch và ngăn chặn hải tặc lên thuyền. Tất cả cập bến...
Tuy răng tình thế không như dự tính thế nhưng Nguyên Hãn vẫn không nao núng mà đưa ra chỉ lệnh. Bốn chiếc thuyền lấy vận tốc sau đó từ từ cập bến. Thuyền đáy bằng của châu á có một đặc điểm đó là mực nước ăn rất thấp do đó cập vào bãi cát vẫn là có thể. Chỉ khó khăn nhất lúc rời đi sau khi mắc cạn thôi xong đó cũng là chỉ tốn thêm chút công sức mà thôi.
Thấy được thuyền đang cập bến thì đám hải tặc nhao nhao hưng phấn mà liếm môi liếm mép, mài đao xoàn xoạt. Chỉ sợ con mồi bỏ đi thôi, nếu những chiếc thuyền khi dám đổ bộ thì chúng dám chiến, hải tặc là một lũ vong mạng không nhát chiến một chút nào. Nhất là khi chúng bị dồn vào chân tường rồi, không có thuyền lớn thì phần lớn nhóm hải tặc này sẽ chết đói trên đảo mà thôi, số thuyền nhỏ còn lại chỉ có thể chứa vài chục người mà thôi.
Cách tiếp bờ của cả bốn chiếc thuyền đó là gần đến nơi thì xoay bánh lái, một bên mạn thuyền vẫn tiếp tục chèo, còn bên kia thì đã thu mái chèo lại rồi. Những động tác này khiến cho thuyền cập bờ theo chiều ngang. Điều nàykhiến cho việc mặc cạn của nó thuyền càng thêm nặng nề, nhưng việc xoay ngang thuyền cũng khiến cho cung thủ và xạ thủ súng hỏa mai có nhiều không gian tiếp xúc trực tiếp trong trận chiến.
Ngay khi chiếc thuyền đầu tiên cập vào bãi cát thì lũ hải tặc cũng đã hành động. Thuyền đã mắc cạn thì sẽ mặc cho chúng sâu xé thôi, ít nhất trong đầu của chúng là đng nghĩ như vậy.
Phải nói lũ hải tặc thể lực khá tốt. Chỉ trong vài chục giây ngắn ngủi xuất phát mà chúng đã vượt lên gần 200m. Nhưng đúng lúc này hai tiếng nổ lớn ầm ầm vang lên.
Hai khẩu tiểu pháo đặt trên thuyền đã khai hỏa rồi. Hai viên bi sắt như xé tan không khí mà lao ra khỏi nòng pháo.
Chỉ nghe thấy hai tiếng víu víu trong không gian, sau đó ngay lập tức là tiếng hét thảm thiết phát ra từ phía lũ hải tặc đang lao đến. Chỉ có hai viên đạn bi kích thước 10cm nhưng lại có thể vẽ lên một đường kẻ máu me be bét kéo dài đến 10m. Phải nói uy lực của loại đạn tròn này khá lớn nếu tấn công vào đội hình chằng chịt người. Đạn tròng hau còn gọi là đạn nảy, chúng được bắn ra sau đó đập đất và nảy lên xuống, nơi chúng lăn qua sẽ là xương cốt máu me tung tóe. Thế nhưng đó là loại đạn tròn kích cỡ lớn tầm 20cm đến 30cm mới có thể nảy đất mà lăn dễ dàng. Loại đạn 10cm này của Nguyên Hãn là kiểu bắn trực tiếp vào đám đông, tuy vậy sức phá hoại kinh khủng Ít ra mỗi viên đạn đã xuyên thấu năm sáu tên hải tặc.
So với quân số gần đạt đến 100 của lũ cướp biển thì hơn chục người chết quá nhỏ bé. Nhưng tính chấn nhiếp của nó thì rất cự đại. Đầu tiên là tiếng nổ lớn sau đó là một dãy người bị xuyên lỗ, máu me be bét chân tay cụt gãy, ruột gan bèo nhèo. Cả đoàn quân của lũ hải tặc bỗng nhiên như trúng phải tà thuật mà khựng cả lại.
Tên chỉ huy biết được trên thuyền chỉ có hai khẩu pháo, mà pháo của quân nhà Minh triều đình hắn cũng đã gặp qua rồi. Tốc độ bắn của pháo rất chậm, gần như 5 phút mới bắn được một viên đạn. Nếu đem ra so sánh thì không hề có tính uy hiếp thực tế nào cho một đội ngũ đến gần 100 người cả, căn bản nếu bọn họ tấn công tiếp thì pháo cũng không kịp nạp đạn mà bắn thêm lần nào nữa. Do vậy tên này hò hét thúc giục bộ hạ lao lên, hắn còn rút kiếm chém bay đầu mấy tên hèn nhát quay đầu chạy. Chính vì sự hung ác này làm cho lũ hải tặc sợ hãi mà quay đầu lại chiến đấu.
Nhưng chỉ cần một chút lộn xộn luống cuống đó đã làm cho lũ hải tặc chậm lại một nhịp. Cả bốn chiếc thuyền đều đã cập bờ hoàn chỉnh.
Trên bãi cát trắng phía bờ bắc của đảo Phụng Hoàng bỗng nhiên xuất hiện bốn chiếc thuyền buồm cỡ lớn, những tên hải tặc canh gác ở đây đã phát hiện ra đối phương. Chúng không hề sợ hãi mà lại lấy làm vui mừng đơn giản vì thuyền lớn của chúng đã bị đánh đắm cả rồi. Đang nhiên xuất hiện bốn chiếc thuyền này thì khác gì trên trời rơi xuống món quà cho chúng. Không cần biết đối phương là ai, mạnh bao nhiêu, điều quan trọng nhất đối với bọn hải tặc lúc này là phải cướp được Thuyền.
Chiến trường là sự biến hóa đa đoan như vậy đó, nếu như trước đây nếu gặp phải lực lượng mạnh như vậy thì khả năng chúng sẽ rút về sau bức tường gỗ trên núi mà cố thủ. Nhưng vì bị đánh đắm hết thuyền to nên chúng lại trở nên liều lĩnh tấn công đội thuyền mạnh mẽ này.
Lửa báo hiệu bên bờ biển được đốt lên, chỉ trong chốc lát bờ biển tràn ngập hải tặc lố nhố. Vậy mà đến cả ngàn người cùng tập trung. Có những kẻ rách rưới còn không có cả vũ khí trên tay chỉ cầm khúc gỗ thay thế. Chúng quyết định mặt đối mặt sau đó bơi ra cướp thuyền. Nếu cố thủ sau bức tường thì có chiến thắng đối phương thì lũ hải tặc cũng không thể đuổi kịp mà cướp được bốn chiếc thuyền này.
Vấn đề đặt ra lúc này lại trở nên khó khăn cho việc đổ bộ rất nhiều, hơn 500 cung thủ của đối phương là lực lượng mang tính uy hiếp cực cao trong quá trình đổ bộ. Bốn chiếc thuyền vẫn neo cách bờ tầm 500m. Họ đang phải thương lượng lại kế sách. Nguyên Hãn cũng không biết chuyện gì xảy ra nhưng hắn đã ra lệnh chờ đợi xem kì biến mà không vội vàng tấn công.
Hải tặc chỉ dám đứng trên bờ mà nhe răng trợn mắt. Có thách chúng giờ này cũng không dám bơi ra tiếp cận thuyền. Bởi các cung thủ từ phía trên thuyền sẵn sàng tiêu diệt chúng trong chớp mắt. Tên thủ lãnh của hải tặc cũng là một tên có đầu óc. Hắn biết rằng nếu ép sát không cho binh sĩ trên thuyền đổ bộ thì rất có thể họ sẽ bỏ đi, vậy thì cơ hội cướp thuyền là không còn rồi. Do vậy hắn hạ mệnh lệnh lui lại sau 500m. Khoảng cách này vừa đủ để an toàn cho bốn chiếc thuyền kia cập bãi mà thả quân. Nhưng cũng thuận lợi cho lũ hải tặc chạy nước rút rồi bắn tên, sau đó là lao vào cận chiến rồi xông lên cướp thuyền. Điểm qua trọng ở đây là thuyền đổ bộ nhanh hay lũ hải tặc chạy nước rút đến trước.
- Tất cả Cung thủ chuẩn bị, không cần đổ bộ... thuyền cập vào bãi cát sẽ rất chắc chắn không còn bồng bềnh... các ngươi có thể xạ kích. Các nhân viên chèo thuyền tìm chỗ ẩn núp sau thuyền tránh thương vong. Đao thuẫn binh che chắn tên của địch và ngăn chặn hải tặc lên thuyền. Tất cả cập bến...
Tuy răng tình thế không như dự tính thế nhưng Nguyên Hãn vẫn không nao núng mà đưa ra chỉ lệnh. Bốn chiếc thuyền lấy vận tốc sau đó từ từ cập bến. Thuyền đáy bằng của châu á có một đặc điểm đó là mực nước ăn rất thấp do đó cập vào bãi cát vẫn là có thể. Chỉ khó khăn nhất lúc rời đi sau khi mắc cạn thôi xong đó cũng là chỉ tốn thêm chút công sức mà thôi.
Thấy được thuyền đang cập bến thì đám hải tặc nhao nhao hưng phấn mà liếm môi liếm mép, mài đao xoàn xoạt. Chỉ sợ con mồi bỏ đi thôi, nếu những chiếc thuyền khi dám đổ bộ thì chúng dám chiến, hải tặc là một lũ vong mạng không nhát chiến một chút nào. Nhất là khi chúng bị dồn vào chân tường rồi, không có thuyền lớn thì phần lớn nhóm hải tặc này sẽ chết đói trên đảo mà thôi, số thuyền nhỏ còn lại chỉ có thể chứa vài chục người mà thôi.
Cách tiếp bờ của cả bốn chiếc thuyền đó là gần đến nơi thì xoay bánh lái, một bên mạn thuyền vẫn tiếp tục chèo, còn bên kia thì đã thu mái chèo lại rồi. Những động tác này khiến cho thuyền cập bờ theo chiều ngang. Điều nàykhiến cho việc mặc cạn của nó thuyền càng thêm nặng nề, nhưng việc xoay ngang thuyền cũng khiến cho cung thủ và xạ thủ súng hỏa mai có nhiều không gian tiếp xúc trực tiếp trong trận chiến.
Ngay khi chiếc thuyền đầu tiên cập vào bãi cát thì lũ hải tặc cũng đã hành động. Thuyền đã mắc cạn thì sẽ mặc cho chúng sâu xé thôi, ít nhất trong đầu của chúng là đng nghĩ như vậy.
Phải nói lũ hải tặc thể lực khá tốt. Chỉ trong vài chục giây ngắn ngủi xuất phát mà chúng đã vượt lên gần 200m. Nhưng đúng lúc này hai tiếng nổ lớn ầm ầm vang lên.
Hai khẩu tiểu pháo đặt trên thuyền đã khai hỏa rồi. Hai viên bi sắt như xé tan không khí mà lao ra khỏi nòng pháo.
Chỉ nghe thấy hai tiếng víu víu trong không gian, sau đó ngay lập tức là tiếng hét thảm thiết phát ra từ phía lũ hải tặc đang lao đến. Chỉ có hai viên đạn bi kích thước 10cm nhưng lại có thể vẽ lên một đường kẻ máu me be bét kéo dài đến 10m. Phải nói uy lực của loại đạn tròn này khá lớn nếu tấn công vào đội hình chằng chịt người. Đạn tròng hau còn gọi là đạn nảy, chúng được bắn ra sau đó đập đất và nảy lên xuống, nơi chúng lăn qua sẽ là xương cốt máu me tung tóe. Thế nhưng đó là loại đạn tròn kích cỡ lớn tầm 20cm đến 30cm mới có thể nảy đất mà lăn dễ dàng. Loại đạn 10cm này của Nguyên Hãn là kiểu bắn trực tiếp vào đám đông, tuy vậy sức phá hoại kinh khủng Ít ra mỗi viên đạn đã xuyên thấu năm sáu tên hải tặc.
So với quân số gần đạt đến 100 của lũ cướp biển thì hơn chục người chết quá nhỏ bé. Nhưng tính chấn nhiếp của nó thì rất cự đại. Đầu tiên là tiếng nổ lớn sau đó là một dãy người bị xuyên lỗ, máu me be bét chân tay cụt gãy, ruột gan bèo nhèo. Cả đoàn quân của lũ hải tặc bỗng nhiên như trúng phải tà thuật mà khựng cả lại.
Tên chỉ huy biết được trên thuyền chỉ có hai khẩu pháo, mà pháo của quân nhà Minh triều đình hắn cũng đã gặp qua rồi. Tốc độ bắn của pháo rất chậm, gần như 5 phút mới bắn được một viên đạn. Nếu đem ra so sánh thì không hề có tính uy hiếp thực tế nào cho một đội ngũ đến gần 100 người cả, căn bản nếu bọn họ tấn công tiếp thì pháo cũng không kịp nạp đạn mà bắn thêm lần nào nữa. Do vậy tên này hò hét thúc giục bộ hạ lao lên, hắn còn rút kiếm chém bay đầu mấy tên hèn nhát quay đầu chạy. Chính vì sự hung ác này làm cho lũ hải tặc sợ hãi mà quay đầu lại chiến đấu.
Nhưng chỉ cần một chút lộn xộn luống cuống đó đã làm cho lũ hải tặc chậm lại một nhịp. Cả bốn chiếc thuyền đều đã cập bờ hoàn chỉnh.
Tác giả :
St. John