Ngược Chiều Vun Vút
Chương 4
Nhung xấu xí
“The Grumpy Alcoholic”
Đó là tên tiếng Anh của truyện Chí Phèo theo cách dịch tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Chất độc đáo bị xóa mất, thay vào đó là cụm từ nói lướt qua về nội dung: “Kẻ khó tính nghiện rượu”.
Có ba cách phổ biến để đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật nhập từ nước ngoài: dịch sát nghĩa với tên gốc, dịch sát bản chất với tên gốc, bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.
Ví dụ phim The Godfather. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “Cha đỡ đầu”. Nếu dịch sát bản chất sẽ là “Bố giá”. Nếu chọn tên khác dựa trên nội dung sẽ là “Trùm mafia và người thừa kế”.
Dịch sát nghĩa là việc rủi ro. Trong một số trường hợp cách đó thành công, nhưng trong đa số trường hợp tên dịch bị mất hồn, hoặc nghe buồn cười. Do đó, người dịch thường chỉ có hai lựa chọn: dịch sát với bản chất của tên gốc hoặc bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.
Nếu thời xưa người dịch được phép cảm nhận bản chất của tên gốc và sáng tác tên mới chứa đúng bản chất đó, thì giờ đây tên gốc hay bị vứt đi, thay vào đó là cụm từ nhạt nhẽo dựa hoàn toàn trên nội dung cơ bản. Nội dung rất cơ bản.
Nhất là ở thế giới điện ảnh. Phim Whip It kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. Vậy nên chúng ta sẽ đặt là “Teen Girl nổi loạn!” Phim Red kể về chuyện CIA tái xuất, vậy nên… Phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy nên… Phim Ratatouille kể về chú chuột đầu bếp, vậy nên… Phim The Collector kể về sát nhân máu lạnh, vậy nên… Phim Juno kể về người dính bầu, vậy nên… Phim Clover-field kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên…
Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học (lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội , và hơi thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả đông nhất thì phải bảo đảm “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế.
Có lẽ lúc phim Ugly Betty mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai người bên đó (hơi già nhưng cũng nhí nhảnh một chút), vậy bản chất tên gốc được giữ nguyên. “Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu xí”.
“Không được em ạ,” anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”
Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”, một danh từ chung chung. Có thể đó là một thất bại về mặt nghệ thuật, nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.
Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng Mười để chiếu kỷ niệm 30 năm sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị, vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặc chứ! Chủ đề đang hot!”
Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên cánh đồng lúa).
Chiếu thành công, công ty truyền thông nhập thêm phim Cải ơi dịch “Oh stepdaughter Where Art Thou?” (Con riêng của vợ ơi, con đang ở đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss” (Sếp tôi là gay)…
Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung, không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi. Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn; mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khan giả mới. Và kiếm tiền. Người xem tivi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội, “mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.
Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chỉ là lĩnh vực điển hình – việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khản giả đông đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự... đánh vào cái điển hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.
Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết “Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của “Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết “Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là biểu tượng của thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành tráng”.
Khi họ nhận ra điều này – nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” – họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi bên cạnh. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật, còn phim Ratatouille đúng là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.
Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp” giống như tên phim nhưng đó chỉ là “nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mất cái “hóa ra”, nhất quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.
“Chú chuột đâu? Bếp đâu? Trẻ em sẽ không hiểu. Bố mẹ sẽ không đẫn con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers” Việt Nam hay nói: “Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình chậm hiểu lắm, em ạ.”
Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tiếng Việt như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng thức cái “hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải đáp khác. Đó là những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille. Cướp em Nhung. Cướp tháng Mười và để lại cánh đồng lúa.
Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là “Floating Lives” (Những cuộc đời trôi nổi) – vậy trong bài viết này có trường hợp thêm từ “cánh đồng” không hợp lý, cũng có trường hợp bỏ từ “cánh đồng” không hợp lý. “Endless Fields” nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa vừa sát bản chất. Còn tên “Floating Live”, mặc dù sát khung cảnh quay hơn nhưng nghe rất “cố”. Trôi trên mồ hôi.
Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi đến tận Cà Mau, mở laptop, cho chị Tư xem poster tiếng Anh.
“Ồ sao anh lại đặt là Floating Lives?” chị Tư hỏi.
“Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó giúp khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, cũng tạo cảm giác chơi vơi như trong truyện chị viết ấy!”
Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.
“Yên tâm.” Anh com lê nhẹ nhàng để tay lên vai chị ấy.
“Tôi có bằng marketing.”
* Thất nghiệp tạm thời :mrgreen: , từ giờ mỗi ngày 1 post nhé.
“The Grumpy Alcoholic”
Đó là tên tiếng Anh của truyện Chí Phèo theo cách dịch tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Chất độc đáo bị xóa mất, thay vào đó là cụm từ nói lướt qua về nội dung: “Kẻ khó tính nghiện rượu”.
Có ba cách phổ biến để đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật nhập từ nước ngoài: dịch sát nghĩa với tên gốc, dịch sát bản chất với tên gốc, bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.
Ví dụ phim The Godfather. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “Cha đỡ đầu”. Nếu dịch sát bản chất sẽ là “Bố giá”. Nếu chọn tên khác dựa trên nội dung sẽ là “Trùm mafia và người thừa kế”.
Dịch sát nghĩa là việc rủi ro. Trong một số trường hợp cách đó thành công, nhưng trong đa số trường hợp tên dịch bị mất hồn, hoặc nghe buồn cười. Do đó, người dịch thường chỉ có hai lựa chọn: dịch sát với bản chất của tên gốc hoặc bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.
Nếu thời xưa người dịch được phép cảm nhận bản chất của tên gốc và sáng tác tên mới chứa đúng bản chất đó, thì giờ đây tên gốc hay bị vứt đi, thay vào đó là cụm từ nhạt nhẽo dựa hoàn toàn trên nội dung cơ bản. Nội dung rất cơ bản.
Nhất là ở thế giới điện ảnh. Phim Whip It kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. Vậy nên chúng ta sẽ đặt là “Teen Girl nổi loạn!” Phim Red kể về chuyện CIA tái xuất, vậy nên… Phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy nên… Phim Ratatouille kể về chú chuột đầu bếp, vậy nên… Phim The Collector kể về sát nhân máu lạnh, vậy nên… Phim Juno kể về người dính bầu, vậy nên… Phim Clover-field kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên…
Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học (lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội , và hơi thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả đông nhất thì phải bảo đảm “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế.
Có lẽ lúc phim Ugly Betty mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai người bên đó (hơi già nhưng cũng nhí nhảnh một chút), vậy bản chất tên gốc được giữ nguyên. “Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu xí”.
“Không được em ạ,” anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”
Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”, một danh từ chung chung. Có thể đó là một thất bại về mặt nghệ thuật, nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.
Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng Mười để chiếu kỷ niệm 30 năm sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị, vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặc chứ! Chủ đề đang hot!”
Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên cánh đồng lúa).
Chiếu thành công, công ty truyền thông nhập thêm phim Cải ơi dịch “Oh stepdaughter Where Art Thou?” (Con riêng của vợ ơi, con đang ở đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss” (Sếp tôi là gay)…
Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung, không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi. Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn; mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khan giả mới. Và kiếm tiền. Người xem tivi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội, “mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.
Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chỉ là lĩnh vực điển hình – việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khản giả đông đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự... đánh vào cái điển hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.
Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết “Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của “Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết “Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là biểu tượng của thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành tráng”.
Khi họ nhận ra điều này – nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” – họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi bên cạnh. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật, còn phim Ratatouille đúng là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.
Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp” giống như tên phim nhưng đó chỉ là “nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mất cái “hóa ra”, nhất quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.
“Chú chuột đâu? Bếp đâu? Trẻ em sẽ không hiểu. Bố mẹ sẽ không đẫn con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers” Việt Nam hay nói: “Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình chậm hiểu lắm, em ạ.”
Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tiếng Việt như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng thức cái “hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải đáp khác. Đó là những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille. Cướp em Nhung. Cướp tháng Mười và để lại cánh đồng lúa.
Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là “Floating Lives” (Những cuộc đời trôi nổi) – vậy trong bài viết này có trường hợp thêm từ “cánh đồng” không hợp lý, cũng có trường hợp bỏ từ “cánh đồng” không hợp lý. “Endless Fields” nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa vừa sát bản chất. Còn tên “Floating Live”, mặc dù sát khung cảnh quay hơn nhưng nghe rất “cố”. Trôi trên mồ hôi.
Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi đến tận Cà Mau, mở laptop, cho chị Tư xem poster tiếng Anh.
“Ồ sao anh lại đặt là Floating Lives?” chị Tư hỏi.
“Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó giúp khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, cũng tạo cảm giác chơi vơi như trong truyện chị viết ấy!”
Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.
“Yên tâm.” Anh com lê nhẹ nhàng để tay lên vai chị ấy.
“Tôi có bằng marketing.”
* Thất nghiệp tạm thời :mrgreen: , từ giờ mỗi ngày 1 post nhé.
Tác giả :
Joe Ruelle