Ngũ Hồ Chiến Sử
Quyển 4 - Chương 7: Niệm phật
Con thuyền rất nhỏ, chỉ có chỗ dành cho hai người. Ngồi trên thuyền là một hòa thượng, lông mày thật dài rủ xuống, hai mắt lấp lánh tinh quang, mũi cao mắt sâu, hiển nhiên là đến từ Tây Vực.
Với võ công và nhãn lực của Vương Tuyệt Chi mà cũng phải đến lúc tiểu thuyền tiến đến trước mặt, vị hòa thượng lên tiếng mới phát hiện ra? Hắn giật mình, thầm nghĩ:
- Không lẽ gã sư này đã có đạt đến cảnh giới dung hòa với tự nhiên thành nhất thể, không còn phân chia ranh giới nữa?
Vương Tuyệt Chi nghe thấy hòa thượng mời, bèn nói:
- Đại hòa thượng đã có lời, nào dám bất tuân? – Đoạn không hề nghĩ ngợi, tung mình nhảy lên thuyền.
Người bình thường gọi những người đi tu là tăng nhân, chỉ có bậc cao tăng đắc đạo mới được gọi là hòa thượng. Nếu là đại hòa thượng thì lại càng hiếm có. Đêm nay Vương Tuyệt Chi nói một câu đã gọi “đại hòa thượng”, không lẽ hắn đã nhận ra lai lịch của vị tăng nhân này?
Hòa thượng nói:
- Công tử đã nhận ra lai lịch của bần tăng?
Hòa thượng khoanh chân xếp bằng, trên tay không hề có mái chèo, thế nhưng tiểu thuyền lại tự nhiên lướt sóng vùn vụt, phảng phất như có người đang đẩy thuyền đi.
Vương Tuyệt Chi nhìn hòa thượng, nói:
- Tiểu sinh thật không dám tin đại sư chính là người mà tiểu sinh đang nghĩ đến, tuy nhiên lại không thể không tin.
Hòa thượng hỏi:
- Tại sao?
Vương Tuyệt Chi đáp:
- Trong suy nghĩ của tiểu sinh thì người đó đã tám mươi sáu tuổi, ngoại hình của đại sư xem ra lại chưa vượt quá bốn mươi tuổi. Tuy nhiên, nếu không phải là Trúc Phật Đại Hòa Thượng - Đồ Trừng thì trên đời này còn ai có thể ngự thuyền đến trước mặt tiểu sinh ba thước mà tiểu sinh chưa thể phát giác ra?
Hòa thượng mỉm cười:
- Nhãn lực Vương công tử quả thật lợi hại, bần tăng đúng là Trúc Phật Đồ Trừng.
Mặc dù Vương Tuyệt Chi đã đoán trước được lai lịch hòa thượng, nhưng khi nghe lão thản nhiên thừa nhận, vẫn không khỏi tránh khỏi cảm giác khiếp hãi!
Đồ Trừng là người Tây Vực, chín tuổi xuất gia tại Ô Trường quốc, thông hiểu phật pháp, tụng kinh hơn mười vạn chữ, thậm chí rất nhiều danh tăng đã tìm đến người, nghe người giảng Phật, được xưng là Tây Vực đệ nhất thần tăng.
Bảy năm trước tức là năm Vĩnh Gia thứ tư, Đồ Trừng thấy Trung Hoa đại loạn, không đành lòng nhìn sinh linh đồ thán. Một mình đi đến Lạc Dương, ý muốn cứu thiên hạ khỏi biển khổ. Năm đó hòa thượng đã bảy mươi chín tuổi.
Khi đó quân uy của Thạch Lặc đã chấn động thiên hạ, binh lính lấy sự giết chóc làm vui. Ngoại trừ dân chúng ra thì tầng lớp sư sãi cũng bị giết hại rất nhiều. Đồ Trừng đến gặp một trong bảy đại tướng của Thạch Lặc là Đại tướng quân Quách Hắc Điền, đại triển thần thông trước mặt hắn. Sau đó Quách Hắc Điền tiến cử Đồ Trừng với Thạch Lặc rằng:
- Tướng quân trời sinh thần vũ, có thần tiên trợ giúp. Gần đây xuất hiện một vị hòa thượng Phật pháp quảng đại, võ công xuất thần nhập hóa, thâm bất khả trắc. Thời gian gần đây Hắc Điền mưu trí, võ công đều đại tiến, chính là nhờ vị hòa thượng này dạy cho.
Đồ Trừng trước mặt Thạch Lặc đại triển thần thông, dùng tay mang nước trăm trượng, lấy chân khí để đốt nhang, chưởng tâm phát ra hào quang làm cho Thạch Lặc khiếp sợ. Sau đó Thạch Lặc đại chiến Tiên Ti Đoạn Mạt Ba, binh lực lại không bằng đối phương, trong lòng cực kỳ phiền não. Đồ Trừng một mình xông vào doanh trại địch, bắt sống Đoạn Mạt Ba. Từ đó về sau Thạch Lặc xem Đồ Trừng như thần minh, thường cùng lão thương nghị, lại tôn xưng là “Đại Hòa Thượng”.
Thạch Lặc vốn giết chóc rất nhiều, tay vấy đầy máu tanh, đi đến đâu cũng giết chóc, cướp lấy tài vật. Chỉ sau khi thu nạp Trương Tân làm quân sư thì mới giảm bớt sát tâm, chuyển sang thu phục lòng dân. Thực ra Trương Tân là Hán nhân cho nên hắn cũng hạn chế việc giết chóc người Hán. Sau đó Thạch Lặc mỗi ngày đều được Đồ Trừng truyền cho Phật pháp, không còn hiếu sát như trước nữa.
Giang hồ có tứ đại kỳ nhân: Tăng, Đạo , Cuồng, Y. Trúc Phật Đồ Trừng, Cát Hồng, Vương Tuyệt Chi, Y Thần và Độc Thần. Hai người sau nghe nói là huynh đệ sinh đôi, chỉ có thể tính làm một người.
Đồ Trừng nói:
- Đại tướng quân sai bần tăng đến.
Vương Tuyệt Chi hỏi:
- Đến giết tiểu sinh? – Đoạn nghĩ thầm:
- Hằng nghe qua Đại hòa thượng thần thông quảng đại. Nếu hôm nay được đánh một trận với lão thì cũng là một chuyện vui vẻ. - Về phần hậu quả khi chiến bại thì hắn không hề đặt nặng trong lòng.
Đồ Trừng lắc đầu, khẽ nói:
- Phật gia có đức hiếu sinh, làm sao có thể tùy tiện giết người? Đại tướng quân nói công tử chỉ cần nghe bần tăng niệm xong một tràng kinh Phật. Sau đó bần tăng sẽ lập tức rời khỏi đây. Tuyệt không nuốt lời.
Vương Tuyệt Chi thất vọng hỏi:
- Chỉ dễ dàng như vậy thôi sao?
Hắn đương nhiên rất muốn đánh nhau với Đồ Trừng một trận, luận bàn võ công. Tuy nhiên đối phương là cao tăng đắc đạo, cứu người không ít. Vương Tuyệt Chi tuy cuồng nhưng cũng biết phân biệt đúng sai, không dám khiêu chiến ra mặt.
Đồ Trừng hiền hòa mỉm cười nói:
- Đúng, chuyện này hết sức dễ dàng.
Vương Tuyệt Chi cười nói:
- Đại sư tinh thông Phật pháp, Vương Tuyệt Chi phải có phúc khí mới được nghe người niệm kinh. Đừng nói là một chương, cho dù nghe liên tục bảy ngày bảy đêm không nghỉ cũng không có vấn đề gì cả.
Hắn nói lời này cũng không phải là giả dối. Năm xưa hắn đã nghe Niếp Hộ Sinh luận đạo liên tục bảy ngày bảy đêm không nghỉ.
Đồ Trừng lại nói:
- Vương công tử nếu đồng ý thì bần tăng bắt đầu niệm.
Lúc này tiểu thuyền đã ra giữa hồ nước, bốn phía tối mịt, ánh trăng khi mờ khi tỏ, nhìn về phía xa vẫn thấy một bóng trắng đứng bên hồ - Tuyệt Vô Diễm vẫn đứng đó, chưa hề rời đi.
Vương Tuyệt Chi đột nhiên nhớ lại ngày trước bị Cơ Tuyết gạt xuống nước, chút nữa đã chết đuối. Tâm trạng không khỏi cảm thấy lo lắng, đành tự trấn an bản thân:
- Không lo, không lo, Đại hòa thượng là Phật gia, đắc đạo cao tăng. Tuyệt đối sẽ không dùng thủ đoạn hèn hạ để ám toán ta.
Đồ Trừng bắt đầu niệm:
- Phật dạy: “Chúng sanh lấy mười việc để làm thiện, và cũng lấy mười việc này để làm ác. Thế nào gọi là mười việc? Mười việc là thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Ba điều của thân một là sát sanh, hai trộm cắp, ba là dâm dục. Bốn của miệng là nói hai lưỡi, nói dối, nói lời hung dữ, và nói lời thêu dệt. Ý có ba là tham lam, hờn giận và si mê. Mười việc như thế không thuận Thánh đạo gọi là mười hành vi ác, mười hành vi ác này nếu dứt được thì gọi là mười hành vi thiện.”
Một đoạn kinh này Vương Tuyệt Chi đã từng nghe Niếp Hộ Sinh giảng qua, gật đầu nói:
- Người phạm phải điều ác phải tùy tâm sám hối. Nếu không ác nghiệt tích tụ ngày càng trở nên nặng hơn, tựa như trăm sông quy về biển lớn, biến thành thâm sâu vô hạn. Nếu biết cải ác hành thiện, tội nghiệt tự nhiên sẽ dần dần tiêu tán, vô ảnh vô hình, cũng giống như bệnh nặng, sau khi toát mồ hôi thì sẽ dần dần bình phục.
Đồ Trừng nói:
- Đúng là như vậy. Vương công tử có thể giác ngộ được Phật hiệu, có thể thấy được tuệ căn đã sớm mở. Thật đáng mừng thay!
Vương Tuyệt Chi bật cười trong bụng. Đạo lý này vốn là Niếp Hộ Sinh đã nói qua, hắn chỉ là mượn lời truyền lại mà thôi. Bất quá hắn vẫn nghiêm trang chắp tay, nói:
- Đa tạ đại sư khen ngợi.
Đồ Trừng lại niệm tiếp:
- Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình, hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình, người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình."
Vương Tuyệt Chi vốn muốn lên tiếng đáp một câu nhưng thanh âm Đồ Trừng đều đều thư thả, liên miên bất tuyệt, không kẽ hở nào để dừng, làm sao để cho hắn cắt lời?
- Phật dạy: “Giữ chí và sống được với đạo thì mới có thể thành tựu được quả vị, thành tựu an lạc, thành tựu hạnh phúc và Niết Bàn .Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đỡ thì được phước rất lớn.” Có vị Sa môn hỏi Phật: “Phước này có hết không?” Phật đáp: “Ví như lửa của ngọn đuốc, vài trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ.”
Niệm đến đây, câu cú đều có ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không cần suy nghĩ, đã dễ dàng thấm sâu vào lòng người. Vương Tuyệt Chi nghe được, chợt cảm thấy trong lòng xuất hiện một cảm giác an bình, thanh thản, thậm chí có chút phiêu diêu buồn ngủ, chuyện buồn phiền gì cũng không còn đặt trong lòng.
Đồ Trừng tiếp tục niệm:
- Phật dạy: “Làm người có hai mươi điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó. Giàu sang học đạo là khó. Bỏ thân mạng, quyết chết là khó. Thấy được Kinh Phật là khó. Sanh vào thời có Phật là khó. Nhẫn nhục là khó. Thấy tốt không cầu là khó. Bị nhục không tức là khó. Có thế lực không dựa là khó. Gặp việc vô tâm là khó. Học rộng nghiên cứu sâu là khó. Diệt trừ ngã mạn là khó. Không khinh người chưa học là khó. Thực hành tâm bình đẳng là khó. Không nói chuyện phải trái là khó. Gặp được thiện trí thức là khó. Thấy tánh học đạo là khó. Tùy duyên hóa độ người là khó. Thấy cảnh tâm bất động là khó. Khéo biết phương tiện là khó.”
Vương Tuyệt Chi thiếu chút nữa đã mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên bừng tỉnh, kinh hãi phát giác ra nội lực bản thân chậm rãi khuếch tán ra tứ chi, từ từ tiêu tán đi!
Hắn cố gắng không để thanh âm của Đồ Trừng lọt vào tai, song từng câu từng chữ của hòa thượng vẫn đinh đinh đang đang chui vào màng nhĩ của hắn:
- Có một vị Sa môn hỏi Phật: “Do nguyên nhân gì mà biết được số mệnh và đạt được sự cao tột của Đạo?” Đức Phật dạy: “Đoạn trừ tham dục, lòng không mong cầu thì sẽ có khả năng biết được số mệnh. Thanh tịnh tâm tư, giữ vững ý chí thì có thể đạt được chỗ cao tột của Đạo, như lau gương hết bụi thì ánh sáng hiển lộ.” Vị Sa môn lại hỏi Phật: “Điều gì là thiện, điều gì là lớn?” Đức Phật dạy: “Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện, chí nguyện hợp với đạo là lớn.” Có vị Sa môn hỏi Phật. “Điều gì là mạnh nhất, điều gì là sáng nhất?” Đức Phật dạy: “Nhẫn nhục là mạnh nhất, vì không chứa sự ác tâm nên tăng sự an ổn. Người nhẫn nhục không làm điều gì ác, được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gì gọi là sáng nhất. Vì tất cả mọi vật trong mười phương từ thuở chưa có đất trời cho đến ngày nay, không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe. Đạt được thiết trí như vậy gọi là sáng nhất.”
Vương Tuyệt Chi có cảm giác như nội lực tại đan điền từng chút, từng chút dần biến mất. Nếu tiếp tục nghe nữa dám chắc sẽ trở thành thân vô nội lực. Hắn muốn dùng tay bịt tai lại, nhưng giờ phút này toàn thân mềm nhũn, muốn nhúc nhích cũng còn khó khăn, hơi sức đâu để giơ tay lên? Chỉ đành thu liễm tâm thần, cố gắng ngưng tụ nội lực tại đan điền không cho tiết phát ra ngoài.
Đồ Trừng càng niệm càng nhanh, chỉ thấy môi mấp máy liên tục:
- Phật dạy: “Người giữ ái dục trong lòng thì không thấy được đạo. Thí dụ như nước trong bị khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người bị ái dục khuấy động tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy được Đạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, mới có thể thấy Đạo được.”
Vương Tuyệt Chi đang thu liễm tâm thần, tụ tập nội lực. Nghe đến đây toàn thân lập tức rúng động, trống ngực đập liên hồi kỳ trận, nội lực không thể tiết chế, như nước tràn đê thoát ra ngoài. Không lâu sau đó, nội lực thâm hậu của hắn đã biến mất như chưa hề tồn tại.
Đồ Trừng tiếp tục niệm càng ngày càng nhanh như sấm chớp, tuy nhiên từng câu từng chữ vẫn rõ ràng, rành mạnh lọt vào tai người khác:
- Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công phí sức mà thôi; giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa cho thân về sau.”
Đồ Trừng niệm càng nhanh thì trái tim của Vương Tuyệt Chi cũng bị cộng hưởng, kích động mãnh liệt, không cách nào tụ được nội lực tại đan điền, tâm thần lại như chìm trong cơn ác mộng. Mặc dù biết rõ là ác mộng nhưng không cách nào có thể dứt bỏ, trở lại hiện thực!
Đồ Trừng tiếp tục thì thầm:
- Có một vị Thần dâng cho Đức Thế Tôn một người con gái đẹp, muốn phá hoại tâm hạnh của Phật. Đức Phật nói: “Cái túi da hôi thối kia, ngươi đến đây làm gì? Đi. Ta không dùng. Vị Thiên thần kia càng thêm cung kính, nhân đấy hỏi đạo lý. Đức Thế Tôn giảng dạy cho vị Thiên thần kia nghe, vị ấy chứng được quả Tu Đà Hoàn...”
Mắt trơ ra nhìn thấy một thân công phu của mình tan thành mây khói. Vương Tuyệt Chi đột nhiên cắn mạnh vào đầu lưỡi, phun ra một đóa huyết hoa. Dưới cơn đau nhức, tinh thần đại chấn, khí tại đan điền một lần nữa ngưng tụ, phảng phất như nam châm hút sắt, không bị ngoại lực hút ra ngoài nữa.
Vương Tuyệt Chi lúc này cực kỳ hoảng hốt, đang muốn bật dạy chạy trốn, không thèm nghe kinh nữa. Tuy nhiên hắn lại lập tức nuốt bỏ đi ý nghĩ này:
- Ta đã đáp ứng với lão nghe lão giảng kinh. Sao có thể bội tín, sợ hiểm nguy, nửa đường bỏ cuộc? Đây là hành vi của đại trượng phu sao?
Hắn vừa mới thoát khỏi đại nạn trong gang tấc, biết rõ nếu tiếp tục nghe thì nhất định sẽ lại phải đối đầu với tử lộ. Tuy nhiên Lang gia cuồng nhân há lại chỉ có hư danh? Đã quyết định tất phải đáp ứng. Đừng nói là tiếp tục nghe loại kinh Phật biến thái này, mà cho dù lên núi đao xuống biển lửa, trầm luân dưới mười tám tầng địa ngục cũng tuyệt không lùi bước, tuyệt không hối hận.
Đồ Trừng nhìn thấy Vương Tuyệt Chi ngưng tụ đan điền, bảo vệ nguyên khí, thanh âm niệm Phật đột nhiên chuyển nhanh thành chậm rãi khoan thai:
- Phật dạy: “Có người vì lòng dâm dục không dứt, muốn tự đoạn âm. Phật bèn bảo rằng: “Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngừng. Tâm tà không dứt thì đoạn âm có ích gì?”
Mỗi chữ lão nói ra đều như một đại thiết trùy ngàn cân giáng vào ngực Vương Tuyệt Chi. Song hắn vừa từ cõi chết trở về, tâm thần sắc bén cứng rắn. Mặc công kích của Đồ Trừng, hắn vẫn kiên trì phòng thủ, không cho nội lực tiết xuất ra ngoài.
Đồ Trừng thấy tụng chậm không hiệu quả, lại biến đổi thành lúc nhanh lúc chậm, nhanh như thiểm điện, chậm tựa tinh di, biến ảo khôn cùng, thoắt nhanh thoắt chậm, so với lúc trước càng thêm lợi hại.
Thần thông của lão quả thật đã đến mức siêu phàm nhập thánh, thâm sâu không thể lường được!
Vương Tuyệt Chi phong bế tâm thần, tùy ý cho thanh âm niệm Phật dẫn động tim mạch, trống ngực lúc nhanh lúc chậm, không thể điều khiển được. Tuy nhiên thủy chung vẫn giữ chặt nguyên khí tại đan điền, không hề di tán. Phảng phất như một mảnh gỗ nhỏ giữa muôn trùng sóng biển, cho dù có lúc bị cuốn tung lên cao, lúc dìm xuống thấp, song không hề chìm xuống đáy nước.
Đồ Trừng ngừng lại, Vương Tuyệt Chi như được đại xá, thầm nghĩ:
- May mà lão dừng ở đây, nếu không, chỉ cần một khắc nữa, ta sẽ hỏng mất.
Trúc Phật Đồ Trừng toàn thân đầy mồ hôi, song thần sắc vẫn như trước, thanh âm trầm ổn:
- Công tử tuổi còn trẻ nhưng nội lực thâm sâu đến bậc này. Bội phục bội phục.
Vương Tuyệt Chi ngoài mặt thản nhiên, bất quá trong lòng nghĩ thầm:
- Pháp lực thần thông của lão mới tính là lợi hại. Ta chút nữa đã bị lão nhẹ nhàng phế đi hoàn toàn nội lực.
Đồ Trừng dường như đọc được ý nghĩ của hắn, vội nói:
- Không phế được, không phế được, bần tăng đã xuất hết toàn lực nhưng vẫn không thể làm được. Thực sự xấu hổ.
Vương Tuyệt Chi cười ha hả nói:
- Đại sư không phế được võ công của tiểu sinh, lại nói xấu hổ. Nếu tiểu sinh thật sự bị đại sư phế đi võ công thì hòa thượng có nói với tiểu sinh một câu xấu hổ không?
Trúc Phật Đồ Trừng nói:
- Đại tướng quân đã đáp ứng bần tăng, chỉ cần lần này hành động thành công thì sau khi chiếm được Thiên Thủy sẽ chỉ giết một mình Mê Tiểu Kiếm. Mười ba vạn Khương nhân còn lại sẽ được tha chết. Hôm nay bần tăng giết không được công tử thì sẽ tạo thành một trường sinh linh đồ thán, hai chữ “xấu hổ” này cũng là điều bần tăng muốn nói với Khương nhân tại Thiên Thủy.
Đoạn chắp tay nói tiếp:
- Về phần Vương công tử, xin thứ cho bần tăng nhiều lời. Công tử sớm có tuệ căn, chỉ vì võ công quá mạnh mẽ nên che mắt trí tuệ của tuệ căn. Có lẽ mất đi võ công sẽ có lợi cho công tử thông ngộ đại đạo.
Vương Tuyệt Chi trợn mắt nói:
- Theo lời đại sư nói thì tiểu sinh phải phế bỏ đi võ công mới đúng?
Đồ Trừng gật đầu:
- Đúng là như vậy.
Vương Tuyệt Chi nhớ lại đoạn kinh văn Đồ Trừng vừa mới niệm, lẩm bẩm nói:
- Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất rồi. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công phí sức mà thôi. Giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa cho thân về sau.
Đồ Trừng gật đầu nói:
- Chính là như vậy, công tử học võ công là vì tranh cường hiếu thắng, sa vào tiền tài sắc dục. Nếu công tử không thể bỏ đi một thân võ công, thân thể sẽ như trong chốn lao tù, thậm chí đến chết cũng không thể buông tay thành Phật.
Vương Tuyệt Chi trầm tư một lúc lâu, chợt đứng dậy, ngửa mặt lên trời huýt sáo, âm thanh như rồng ngâm, truyền đi ngoài trăm dặm. Mặt nước dậy sóng, tôm cá chấn động như có bão tố nổi lên. Bất quá con thuyền nhỏ vẫn vững vàng như cũ, phảng phất như một tảng cự thạch ngàn năm bất động.
Vương Tuyệt Chi cứ huýt lên như thế một lúc mới dừng lại nói:
- Đại sư nói rất có đạo lý. Nhưng Vương Tuyệt Chi chỉ là phàm phu tục tử, sao có thể dứt bỏ danh lợi tình dục của con người. Việc này xin thứ cho tiểu sinh không thể làm được!
Đồ Trừng khẽ than:
- Đáng thương cho mười ba vạn nhân mạng Khương nhân.
Vương Tuyệt Chi đương nhiên cũng đã nghĩ đến điểm này, nhưng muốn hắn bỏ qua một thân võ công, đổi lấy tính mạng của mười ba vạn người không phải là Hán nhân. Đó là một việc quá khó cho hắn. Hắn chậm rãi nói:
- Giết hay không giết Khương nhân đều nằm trong tay Thạch Lặc. Đại sư không khuyên Thạch Lặc lui binh mà lại bắt tiểu sinh tự phế võ công. Chuyện này cũng tính là xuất phát từ lòng từ bi sao?
Đồ Trừng thản nhiên nói:
- Mười ba vạn người Khương Nhân đảng đã giao chiến với Đại tướng quân nhiều năm, gia quyến đã chết vô số, hận Đại tướng quân thấu xương. Đại Tướng quân đã sớm hạ lệnh nếu công phá xong Thiên Thủy, nhất định phải giết sạch Khương nhân để tránh hậu hoạn. Bần tăng đã nhiều lần khuyên bảo nhưng không xong. Sau này Đại tướng quân biết được tin tức công tử áp lương tương trợ cho Mê Tiểu Kiếm. Khi đó hắn mới chịu đáp ứng lời hứa vừa rồi với bần tăng. Đó sự nhượng bộ của đại tướng quân. Đại tướng quân quyết sẽ không nhượng bộ lần nữa.
Vương Tuyệt Chi lắc đầu:
- Không được! Bây giờ tiểu sinh chỉ có thể làm một việc duy nhất giúp cho bọn họ. Đó là hết sức tương trợ, không cho Thạch Lặc giết sạch bọn họ mà thôi.
Trúc Phật Đồ Trừng đột nhiên rời khỏi tiểu thuyền, phi thân nhảy tung lên cao, mũi chân đặt xuống mặt nước, từ từ chìm xuống, giống như một hạt cát, miệng thì thầm:
- Người tu đạo cũng giống như một người chiến vạn nhân, mặc giáp xuất môn vậy. Nếu có ý khiếp sợ thì có thể nửa đường thối lui. Ngược lại, nếu quật cường thì có thể chết, cũng có thể đắc thắng khải hoàn. Sa môn học đạo chính là kiên trì luyện tâm, không còn vương vấn tiền cảnh, phá diệt chúng ma, đắc đạo.
Nói đến đây thì thân thể lão hoàn toàn chìm sâu dưới mặt nước, không thấy đâu nữa.
Vương Tuyệt Chi vô cùng hoảng sợ:
- Thân thể nhảy lên cao rồi đáp xuống như thế, vô luận là khinh công cao cường đến đâu cũng không thể tránh khỏi chìm xuống nhanh chóng, thế nhưng lão hòa thượng này có thể kìm hãm, từ từ như hạt cát chìm xuống. Khinh công của lão cuối cùng nên gọi là thần thông hay yêu pháp đây?
Hắn dõi mắt quan sát một lúc lâu cũng không thấy Đồ Trừng ngoi đầu lên để thở, càng thêm kinh hãi. Đột nhiên từ rất xa, mặt nước nổi lên một đoạn ống nhỏ như ngón út, khoảng cách từ đó đến tiểu thuyền đã là mấy trăm trượng. Giữa đêm đen, chỉ trong nháy mắt đã ra xa như vậy, nếu Vương Tuyệt Chi không có nhãn lực siêu nhân thì cũng không cách nào phát giác ra.
Vương Tuyệt Chi lúc này mới hiểu ra:
- Thì ra là lão dùng ống thông hơi để thở mà thôi.
Nhưng Đồ Trừng đi trong nước, chớp mắt đã có thể đi được mấy trăm trượng. Hơn nữa chỉ thở một lần. Một thân thần công này cũng đã đủ ngạo thị thiên hạ.
Vừa rồi lão không cần nhấc chân động tay, chỉ ngồi bất động niệm Phật, suýt nữa đã phế đi nội lực Vương Tuyệt Chi. Sau đó thi triển khinh công từ từ chìm xuống mặt nước cũng là cực kỳ ảo diệu. Vương Tuyệt Chi thủy chung cũng nhìn không ra được sự ảo diệu trong đó.
Hắn lại nghĩ:
- Nghe nói võ công của Phật gia, đa phần bắt nguồn từ một môn gọi là Du Già Hành phái, tự phá hủy thân thể bản thân, quỷ kỳ mạc trắc, như phép thuật của thần minh, công pháp của ma quỷ. Sự biến ảo so với các trò xảo thuật của các gánh xiếc thì cao thâm hơn nhiều. Hôm nay được thấy qua, quả nhiên là không ngoa.
Hắn tuy không có bản lĩnh như Đồ Trừng, dùng khí đẩy thuyền nhưng cũng có thể phóng chưởng đẩy tiểu thuyền di chuyển. Không lâu sau đã có thể trở vào bờ.
Trên bờ không một bóng người. Tuyệt Vô Diễm đã không biết rời đi từ lúc nào.
Vương Tuyệt Chi tản bộ trở về đại xa, trong đầu chỉ lẩn quẩn những câu chữ của Đồ Trừng, ám ảnh hắn mãi, suốt đêm cũng không thể ngủ được.
Với võ công và nhãn lực của Vương Tuyệt Chi mà cũng phải đến lúc tiểu thuyền tiến đến trước mặt, vị hòa thượng lên tiếng mới phát hiện ra? Hắn giật mình, thầm nghĩ:
- Không lẽ gã sư này đã có đạt đến cảnh giới dung hòa với tự nhiên thành nhất thể, không còn phân chia ranh giới nữa?
Vương Tuyệt Chi nghe thấy hòa thượng mời, bèn nói:
- Đại hòa thượng đã có lời, nào dám bất tuân? – Đoạn không hề nghĩ ngợi, tung mình nhảy lên thuyền.
Người bình thường gọi những người đi tu là tăng nhân, chỉ có bậc cao tăng đắc đạo mới được gọi là hòa thượng. Nếu là đại hòa thượng thì lại càng hiếm có. Đêm nay Vương Tuyệt Chi nói một câu đã gọi “đại hòa thượng”, không lẽ hắn đã nhận ra lai lịch của vị tăng nhân này?
Hòa thượng nói:
- Công tử đã nhận ra lai lịch của bần tăng?
Hòa thượng khoanh chân xếp bằng, trên tay không hề có mái chèo, thế nhưng tiểu thuyền lại tự nhiên lướt sóng vùn vụt, phảng phất như có người đang đẩy thuyền đi.
Vương Tuyệt Chi nhìn hòa thượng, nói:
- Tiểu sinh thật không dám tin đại sư chính là người mà tiểu sinh đang nghĩ đến, tuy nhiên lại không thể không tin.
Hòa thượng hỏi:
- Tại sao?
Vương Tuyệt Chi đáp:
- Trong suy nghĩ của tiểu sinh thì người đó đã tám mươi sáu tuổi, ngoại hình của đại sư xem ra lại chưa vượt quá bốn mươi tuổi. Tuy nhiên, nếu không phải là Trúc Phật Đại Hòa Thượng - Đồ Trừng thì trên đời này còn ai có thể ngự thuyền đến trước mặt tiểu sinh ba thước mà tiểu sinh chưa thể phát giác ra?
Hòa thượng mỉm cười:
- Nhãn lực Vương công tử quả thật lợi hại, bần tăng đúng là Trúc Phật Đồ Trừng.
Mặc dù Vương Tuyệt Chi đã đoán trước được lai lịch hòa thượng, nhưng khi nghe lão thản nhiên thừa nhận, vẫn không khỏi tránh khỏi cảm giác khiếp hãi!
Đồ Trừng là người Tây Vực, chín tuổi xuất gia tại Ô Trường quốc, thông hiểu phật pháp, tụng kinh hơn mười vạn chữ, thậm chí rất nhiều danh tăng đã tìm đến người, nghe người giảng Phật, được xưng là Tây Vực đệ nhất thần tăng.
Bảy năm trước tức là năm Vĩnh Gia thứ tư, Đồ Trừng thấy Trung Hoa đại loạn, không đành lòng nhìn sinh linh đồ thán. Một mình đi đến Lạc Dương, ý muốn cứu thiên hạ khỏi biển khổ. Năm đó hòa thượng đã bảy mươi chín tuổi.
Khi đó quân uy của Thạch Lặc đã chấn động thiên hạ, binh lính lấy sự giết chóc làm vui. Ngoại trừ dân chúng ra thì tầng lớp sư sãi cũng bị giết hại rất nhiều. Đồ Trừng đến gặp một trong bảy đại tướng của Thạch Lặc là Đại tướng quân Quách Hắc Điền, đại triển thần thông trước mặt hắn. Sau đó Quách Hắc Điền tiến cử Đồ Trừng với Thạch Lặc rằng:
- Tướng quân trời sinh thần vũ, có thần tiên trợ giúp. Gần đây xuất hiện một vị hòa thượng Phật pháp quảng đại, võ công xuất thần nhập hóa, thâm bất khả trắc. Thời gian gần đây Hắc Điền mưu trí, võ công đều đại tiến, chính là nhờ vị hòa thượng này dạy cho.
Đồ Trừng trước mặt Thạch Lặc đại triển thần thông, dùng tay mang nước trăm trượng, lấy chân khí để đốt nhang, chưởng tâm phát ra hào quang làm cho Thạch Lặc khiếp sợ. Sau đó Thạch Lặc đại chiến Tiên Ti Đoạn Mạt Ba, binh lực lại không bằng đối phương, trong lòng cực kỳ phiền não. Đồ Trừng một mình xông vào doanh trại địch, bắt sống Đoạn Mạt Ba. Từ đó về sau Thạch Lặc xem Đồ Trừng như thần minh, thường cùng lão thương nghị, lại tôn xưng là “Đại Hòa Thượng”.
Thạch Lặc vốn giết chóc rất nhiều, tay vấy đầy máu tanh, đi đến đâu cũng giết chóc, cướp lấy tài vật. Chỉ sau khi thu nạp Trương Tân làm quân sư thì mới giảm bớt sát tâm, chuyển sang thu phục lòng dân. Thực ra Trương Tân là Hán nhân cho nên hắn cũng hạn chế việc giết chóc người Hán. Sau đó Thạch Lặc mỗi ngày đều được Đồ Trừng truyền cho Phật pháp, không còn hiếu sát như trước nữa.
Giang hồ có tứ đại kỳ nhân: Tăng, Đạo , Cuồng, Y. Trúc Phật Đồ Trừng, Cát Hồng, Vương Tuyệt Chi, Y Thần và Độc Thần. Hai người sau nghe nói là huynh đệ sinh đôi, chỉ có thể tính làm một người.
Đồ Trừng nói:
- Đại tướng quân sai bần tăng đến.
Vương Tuyệt Chi hỏi:
- Đến giết tiểu sinh? – Đoạn nghĩ thầm:
- Hằng nghe qua Đại hòa thượng thần thông quảng đại. Nếu hôm nay được đánh một trận với lão thì cũng là một chuyện vui vẻ. - Về phần hậu quả khi chiến bại thì hắn không hề đặt nặng trong lòng.
Đồ Trừng lắc đầu, khẽ nói:
- Phật gia có đức hiếu sinh, làm sao có thể tùy tiện giết người? Đại tướng quân nói công tử chỉ cần nghe bần tăng niệm xong một tràng kinh Phật. Sau đó bần tăng sẽ lập tức rời khỏi đây. Tuyệt không nuốt lời.
Vương Tuyệt Chi thất vọng hỏi:
- Chỉ dễ dàng như vậy thôi sao?
Hắn đương nhiên rất muốn đánh nhau với Đồ Trừng một trận, luận bàn võ công. Tuy nhiên đối phương là cao tăng đắc đạo, cứu người không ít. Vương Tuyệt Chi tuy cuồng nhưng cũng biết phân biệt đúng sai, không dám khiêu chiến ra mặt.
Đồ Trừng hiền hòa mỉm cười nói:
- Đúng, chuyện này hết sức dễ dàng.
Vương Tuyệt Chi cười nói:
- Đại sư tinh thông Phật pháp, Vương Tuyệt Chi phải có phúc khí mới được nghe người niệm kinh. Đừng nói là một chương, cho dù nghe liên tục bảy ngày bảy đêm không nghỉ cũng không có vấn đề gì cả.
Hắn nói lời này cũng không phải là giả dối. Năm xưa hắn đã nghe Niếp Hộ Sinh luận đạo liên tục bảy ngày bảy đêm không nghỉ.
Đồ Trừng lại nói:
- Vương công tử nếu đồng ý thì bần tăng bắt đầu niệm.
Lúc này tiểu thuyền đã ra giữa hồ nước, bốn phía tối mịt, ánh trăng khi mờ khi tỏ, nhìn về phía xa vẫn thấy một bóng trắng đứng bên hồ - Tuyệt Vô Diễm vẫn đứng đó, chưa hề rời đi.
Vương Tuyệt Chi đột nhiên nhớ lại ngày trước bị Cơ Tuyết gạt xuống nước, chút nữa đã chết đuối. Tâm trạng không khỏi cảm thấy lo lắng, đành tự trấn an bản thân:
- Không lo, không lo, Đại hòa thượng là Phật gia, đắc đạo cao tăng. Tuyệt đối sẽ không dùng thủ đoạn hèn hạ để ám toán ta.
Đồ Trừng bắt đầu niệm:
- Phật dạy: “Chúng sanh lấy mười việc để làm thiện, và cũng lấy mười việc này để làm ác. Thế nào gọi là mười việc? Mười việc là thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Ba điều của thân một là sát sanh, hai trộm cắp, ba là dâm dục. Bốn của miệng là nói hai lưỡi, nói dối, nói lời hung dữ, và nói lời thêu dệt. Ý có ba là tham lam, hờn giận và si mê. Mười việc như thế không thuận Thánh đạo gọi là mười hành vi ác, mười hành vi ác này nếu dứt được thì gọi là mười hành vi thiện.”
Một đoạn kinh này Vương Tuyệt Chi đã từng nghe Niếp Hộ Sinh giảng qua, gật đầu nói:
- Người phạm phải điều ác phải tùy tâm sám hối. Nếu không ác nghiệt tích tụ ngày càng trở nên nặng hơn, tựa như trăm sông quy về biển lớn, biến thành thâm sâu vô hạn. Nếu biết cải ác hành thiện, tội nghiệt tự nhiên sẽ dần dần tiêu tán, vô ảnh vô hình, cũng giống như bệnh nặng, sau khi toát mồ hôi thì sẽ dần dần bình phục.
Đồ Trừng nói:
- Đúng là như vậy. Vương công tử có thể giác ngộ được Phật hiệu, có thể thấy được tuệ căn đã sớm mở. Thật đáng mừng thay!
Vương Tuyệt Chi bật cười trong bụng. Đạo lý này vốn là Niếp Hộ Sinh đã nói qua, hắn chỉ là mượn lời truyền lại mà thôi. Bất quá hắn vẫn nghiêm trang chắp tay, nói:
- Đa tạ đại sư khen ngợi.
Đồ Trừng lại niệm tiếp:
- Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình, hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình, người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình."
Vương Tuyệt Chi vốn muốn lên tiếng đáp một câu nhưng thanh âm Đồ Trừng đều đều thư thả, liên miên bất tuyệt, không kẽ hở nào để dừng, làm sao để cho hắn cắt lời?
- Phật dạy: “Giữ chí và sống được với đạo thì mới có thể thành tựu được quả vị, thành tựu an lạc, thành tựu hạnh phúc và Niết Bàn .Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đỡ thì được phước rất lớn.” Có vị Sa môn hỏi Phật: “Phước này có hết không?” Phật đáp: “Ví như lửa của ngọn đuốc, vài trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ.”
Niệm đến đây, câu cú đều có ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không cần suy nghĩ, đã dễ dàng thấm sâu vào lòng người. Vương Tuyệt Chi nghe được, chợt cảm thấy trong lòng xuất hiện một cảm giác an bình, thanh thản, thậm chí có chút phiêu diêu buồn ngủ, chuyện buồn phiền gì cũng không còn đặt trong lòng.
Đồ Trừng tiếp tục niệm:
- Phật dạy: “Làm người có hai mươi điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó. Giàu sang học đạo là khó. Bỏ thân mạng, quyết chết là khó. Thấy được Kinh Phật là khó. Sanh vào thời có Phật là khó. Nhẫn nhục là khó. Thấy tốt không cầu là khó. Bị nhục không tức là khó. Có thế lực không dựa là khó. Gặp việc vô tâm là khó. Học rộng nghiên cứu sâu là khó. Diệt trừ ngã mạn là khó. Không khinh người chưa học là khó. Thực hành tâm bình đẳng là khó. Không nói chuyện phải trái là khó. Gặp được thiện trí thức là khó. Thấy tánh học đạo là khó. Tùy duyên hóa độ người là khó. Thấy cảnh tâm bất động là khó. Khéo biết phương tiện là khó.”
Vương Tuyệt Chi thiếu chút nữa đã mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên bừng tỉnh, kinh hãi phát giác ra nội lực bản thân chậm rãi khuếch tán ra tứ chi, từ từ tiêu tán đi!
Hắn cố gắng không để thanh âm của Đồ Trừng lọt vào tai, song từng câu từng chữ của hòa thượng vẫn đinh đinh đang đang chui vào màng nhĩ của hắn:
- Có một vị Sa môn hỏi Phật: “Do nguyên nhân gì mà biết được số mệnh và đạt được sự cao tột của Đạo?” Đức Phật dạy: “Đoạn trừ tham dục, lòng không mong cầu thì sẽ có khả năng biết được số mệnh. Thanh tịnh tâm tư, giữ vững ý chí thì có thể đạt được chỗ cao tột của Đạo, như lau gương hết bụi thì ánh sáng hiển lộ.” Vị Sa môn lại hỏi Phật: “Điều gì là thiện, điều gì là lớn?” Đức Phật dạy: “Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện, chí nguyện hợp với đạo là lớn.” Có vị Sa môn hỏi Phật. “Điều gì là mạnh nhất, điều gì là sáng nhất?” Đức Phật dạy: “Nhẫn nhục là mạnh nhất, vì không chứa sự ác tâm nên tăng sự an ổn. Người nhẫn nhục không làm điều gì ác, được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gì gọi là sáng nhất. Vì tất cả mọi vật trong mười phương từ thuở chưa có đất trời cho đến ngày nay, không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe. Đạt được thiết trí như vậy gọi là sáng nhất.”
Vương Tuyệt Chi có cảm giác như nội lực tại đan điền từng chút, từng chút dần biến mất. Nếu tiếp tục nghe nữa dám chắc sẽ trở thành thân vô nội lực. Hắn muốn dùng tay bịt tai lại, nhưng giờ phút này toàn thân mềm nhũn, muốn nhúc nhích cũng còn khó khăn, hơi sức đâu để giơ tay lên? Chỉ đành thu liễm tâm thần, cố gắng ngưng tụ nội lực tại đan điền không cho tiết phát ra ngoài.
Đồ Trừng càng niệm càng nhanh, chỉ thấy môi mấp máy liên tục:
- Phật dạy: “Người giữ ái dục trong lòng thì không thấy được đạo. Thí dụ như nước trong bị khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người bị ái dục khuấy động tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy được Đạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, mới có thể thấy Đạo được.”
Vương Tuyệt Chi đang thu liễm tâm thần, tụ tập nội lực. Nghe đến đây toàn thân lập tức rúng động, trống ngực đập liên hồi kỳ trận, nội lực không thể tiết chế, như nước tràn đê thoát ra ngoài. Không lâu sau đó, nội lực thâm hậu của hắn đã biến mất như chưa hề tồn tại.
Đồ Trừng tiếp tục niệm càng ngày càng nhanh như sấm chớp, tuy nhiên từng câu từng chữ vẫn rõ ràng, rành mạnh lọt vào tai người khác:
- Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công phí sức mà thôi; giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa cho thân về sau.”
Đồ Trừng niệm càng nhanh thì trái tim của Vương Tuyệt Chi cũng bị cộng hưởng, kích động mãnh liệt, không cách nào tụ được nội lực tại đan điền, tâm thần lại như chìm trong cơn ác mộng. Mặc dù biết rõ là ác mộng nhưng không cách nào có thể dứt bỏ, trở lại hiện thực!
Đồ Trừng tiếp tục thì thầm:
- Có một vị Thần dâng cho Đức Thế Tôn một người con gái đẹp, muốn phá hoại tâm hạnh của Phật. Đức Phật nói: “Cái túi da hôi thối kia, ngươi đến đây làm gì? Đi. Ta không dùng. Vị Thiên thần kia càng thêm cung kính, nhân đấy hỏi đạo lý. Đức Thế Tôn giảng dạy cho vị Thiên thần kia nghe, vị ấy chứng được quả Tu Đà Hoàn...”
Mắt trơ ra nhìn thấy một thân công phu của mình tan thành mây khói. Vương Tuyệt Chi đột nhiên cắn mạnh vào đầu lưỡi, phun ra một đóa huyết hoa. Dưới cơn đau nhức, tinh thần đại chấn, khí tại đan điền một lần nữa ngưng tụ, phảng phất như nam châm hút sắt, không bị ngoại lực hút ra ngoài nữa.
Vương Tuyệt Chi lúc này cực kỳ hoảng hốt, đang muốn bật dạy chạy trốn, không thèm nghe kinh nữa. Tuy nhiên hắn lại lập tức nuốt bỏ đi ý nghĩ này:
- Ta đã đáp ứng với lão nghe lão giảng kinh. Sao có thể bội tín, sợ hiểm nguy, nửa đường bỏ cuộc? Đây là hành vi của đại trượng phu sao?
Hắn vừa mới thoát khỏi đại nạn trong gang tấc, biết rõ nếu tiếp tục nghe thì nhất định sẽ lại phải đối đầu với tử lộ. Tuy nhiên Lang gia cuồng nhân há lại chỉ có hư danh? Đã quyết định tất phải đáp ứng. Đừng nói là tiếp tục nghe loại kinh Phật biến thái này, mà cho dù lên núi đao xuống biển lửa, trầm luân dưới mười tám tầng địa ngục cũng tuyệt không lùi bước, tuyệt không hối hận.
Đồ Trừng nhìn thấy Vương Tuyệt Chi ngưng tụ đan điền, bảo vệ nguyên khí, thanh âm niệm Phật đột nhiên chuyển nhanh thành chậm rãi khoan thai:
- Phật dạy: “Có người vì lòng dâm dục không dứt, muốn tự đoạn âm. Phật bèn bảo rằng: “Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngừng. Tâm tà không dứt thì đoạn âm có ích gì?”
Mỗi chữ lão nói ra đều như một đại thiết trùy ngàn cân giáng vào ngực Vương Tuyệt Chi. Song hắn vừa từ cõi chết trở về, tâm thần sắc bén cứng rắn. Mặc công kích của Đồ Trừng, hắn vẫn kiên trì phòng thủ, không cho nội lực tiết xuất ra ngoài.
Đồ Trừng thấy tụng chậm không hiệu quả, lại biến đổi thành lúc nhanh lúc chậm, nhanh như thiểm điện, chậm tựa tinh di, biến ảo khôn cùng, thoắt nhanh thoắt chậm, so với lúc trước càng thêm lợi hại.
Thần thông của lão quả thật đã đến mức siêu phàm nhập thánh, thâm sâu không thể lường được!
Vương Tuyệt Chi phong bế tâm thần, tùy ý cho thanh âm niệm Phật dẫn động tim mạch, trống ngực lúc nhanh lúc chậm, không thể điều khiển được. Tuy nhiên thủy chung vẫn giữ chặt nguyên khí tại đan điền, không hề di tán. Phảng phất như một mảnh gỗ nhỏ giữa muôn trùng sóng biển, cho dù có lúc bị cuốn tung lên cao, lúc dìm xuống thấp, song không hề chìm xuống đáy nước.
Đồ Trừng ngừng lại, Vương Tuyệt Chi như được đại xá, thầm nghĩ:
- May mà lão dừng ở đây, nếu không, chỉ cần một khắc nữa, ta sẽ hỏng mất.
Trúc Phật Đồ Trừng toàn thân đầy mồ hôi, song thần sắc vẫn như trước, thanh âm trầm ổn:
- Công tử tuổi còn trẻ nhưng nội lực thâm sâu đến bậc này. Bội phục bội phục.
Vương Tuyệt Chi ngoài mặt thản nhiên, bất quá trong lòng nghĩ thầm:
- Pháp lực thần thông của lão mới tính là lợi hại. Ta chút nữa đã bị lão nhẹ nhàng phế đi hoàn toàn nội lực.
Đồ Trừng dường như đọc được ý nghĩ của hắn, vội nói:
- Không phế được, không phế được, bần tăng đã xuất hết toàn lực nhưng vẫn không thể làm được. Thực sự xấu hổ.
Vương Tuyệt Chi cười ha hả nói:
- Đại sư không phế được võ công của tiểu sinh, lại nói xấu hổ. Nếu tiểu sinh thật sự bị đại sư phế đi võ công thì hòa thượng có nói với tiểu sinh một câu xấu hổ không?
Trúc Phật Đồ Trừng nói:
- Đại tướng quân đã đáp ứng bần tăng, chỉ cần lần này hành động thành công thì sau khi chiếm được Thiên Thủy sẽ chỉ giết một mình Mê Tiểu Kiếm. Mười ba vạn Khương nhân còn lại sẽ được tha chết. Hôm nay bần tăng giết không được công tử thì sẽ tạo thành một trường sinh linh đồ thán, hai chữ “xấu hổ” này cũng là điều bần tăng muốn nói với Khương nhân tại Thiên Thủy.
Đoạn chắp tay nói tiếp:
- Về phần Vương công tử, xin thứ cho bần tăng nhiều lời. Công tử sớm có tuệ căn, chỉ vì võ công quá mạnh mẽ nên che mắt trí tuệ của tuệ căn. Có lẽ mất đi võ công sẽ có lợi cho công tử thông ngộ đại đạo.
Vương Tuyệt Chi trợn mắt nói:
- Theo lời đại sư nói thì tiểu sinh phải phế bỏ đi võ công mới đúng?
Đồ Trừng gật đầu:
- Đúng là như vậy.
Vương Tuyệt Chi nhớ lại đoạn kinh văn Đồ Trừng vừa mới niệm, lẩm bẩm nói:
- Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất rồi. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công phí sức mà thôi. Giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa cho thân về sau.
Đồ Trừng gật đầu nói:
- Chính là như vậy, công tử học võ công là vì tranh cường hiếu thắng, sa vào tiền tài sắc dục. Nếu công tử không thể bỏ đi một thân võ công, thân thể sẽ như trong chốn lao tù, thậm chí đến chết cũng không thể buông tay thành Phật.
Vương Tuyệt Chi trầm tư một lúc lâu, chợt đứng dậy, ngửa mặt lên trời huýt sáo, âm thanh như rồng ngâm, truyền đi ngoài trăm dặm. Mặt nước dậy sóng, tôm cá chấn động như có bão tố nổi lên. Bất quá con thuyền nhỏ vẫn vững vàng như cũ, phảng phất như một tảng cự thạch ngàn năm bất động.
Vương Tuyệt Chi cứ huýt lên như thế một lúc mới dừng lại nói:
- Đại sư nói rất có đạo lý. Nhưng Vương Tuyệt Chi chỉ là phàm phu tục tử, sao có thể dứt bỏ danh lợi tình dục của con người. Việc này xin thứ cho tiểu sinh không thể làm được!
Đồ Trừng khẽ than:
- Đáng thương cho mười ba vạn nhân mạng Khương nhân.
Vương Tuyệt Chi đương nhiên cũng đã nghĩ đến điểm này, nhưng muốn hắn bỏ qua một thân võ công, đổi lấy tính mạng của mười ba vạn người không phải là Hán nhân. Đó là một việc quá khó cho hắn. Hắn chậm rãi nói:
- Giết hay không giết Khương nhân đều nằm trong tay Thạch Lặc. Đại sư không khuyên Thạch Lặc lui binh mà lại bắt tiểu sinh tự phế võ công. Chuyện này cũng tính là xuất phát từ lòng từ bi sao?
Đồ Trừng thản nhiên nói:
- Mười ba vạn người Khương Nhân đảng đã giao chiến với Đại tướng quân nhiều năm, gia quyến đã chết vô số, hận Đại tướng quân thấu xương. Đại Tướng quân đã sớm hạ lệnh nếu công phá xong Thiên Thủy, nhất định phải giết sạch Khương nhân để tránh hậu hoạn. Bần tăng đã nhiều lần khuyên bảo nhưng không xong. Sau này Đại tướng quân biết được tin tức công tử áp lương tương trợ cho Mê Tiểu Kiếm. Khi đó hắn mới chịu đáp ứng lời hứa vừa rồi với bần tăng. Đó sự nhượng bộ của đại tướng quân. Đại tướng quân quyết sẽ không nhượng bộ lần nữa.
Vương Tuyệt Chi lắc đầu:
- Không được! Bây giờ tiểu sinh chỉ có thể làm một việc duy nhất giúp cho bọn họ. Đó là hết sức tương trợ, không cho Thạch Lặc giết sạch bọn họ mà thôi.
Trúc Phật Đồ Trừng đột nhiên rời khỏi tiểu thuyền, phi thân nhảy tung lên cao, mũi chân đặt xuống mặt nước, từ từ chìm xuống, giống như một hạt cát, miệng thì thầm:
- Người tu đạo cũng giống như một người chiến vạn nhân, mặc giáp xuất môn vậy. Nếu có ý khiếp sợ thì có thể nửa đường thối lui. Ngược lại, nếu quật cường thì có thể chết, cũng có thể đắc thắng khải hoàn. Sa môn học đạo chính là kiên trì luyện tâm, không còn vương vấn tiền cảnh, phá diệt chúng ma, đắc đạo.
Nói đến đây thì thân thể lão hoàn toàn chìm sâu dưới mặt nước, không thấy đâu nữa.
Vương Tuyệt Chi vô cùng hoảng sợ:
- Thân thể nhảy lên cao rồi đáp xuống như thế, vô luận là khinh công cao cường đến đâu cũng không thể tránh khỏi chìm xuống nhanh chóng, thế nhưng lão hòa thượng này có thể kìm hãm, từ từ như hạt cát chìm xuống. Khinh công của lão cuối cùng nên gọi là thần thông hay yêu pháp đây?
Hắn dõi mắt quan sát một lúc lâu cũng không thấy Đồ Trừng ngoi đầu lên để thở, càng thêm kinh hãi. Đột nhiên từ rất xa, mặt nước nổi lên một đoạn ống nhỏ như ngón út, khoảng cách từ đó đến tiểu thuyền đã là mấy trăm trượng. Giữa đêm đen, chỉ trong nháy mắt đã ra xa như vậy, nếu Vương Tuyệt Chi không có nhãn lực siêu nhân thì cũng không cách nào phát giác ra.
Vương Tuyệt Chi lúc này mới hiểu ra:
- Thì ra là lão dùng ống thông hơi để thở mà thôi.
Nhưng Đồ Trừng đi trong nước, chớp mắt đã có thể đi được mấy trăm trượng. Hơn nữa chỉ thở một lần. Một thân thần công này cũng đã đủ ngạo thị thiên hạ.
Vừa rồi lão không cần nhấc chân động tay, chỉ ngồi bất động niệm Phật, suýt nữa đã phế đi nội lực Vương Tuyệt Chi. Sau đó thi triển khinh công từ từ chìm xuống mặt nước cũng là cực kỳ ảo diệu. Vương Tuyệt Chi thủy chung cũng nhìn không ra được sự ảo diệu trong đó.
Hắn lại nghĩ:
- Nghe nói võ công của Phật gia, đa phần bắt nguồn từ một môn gọi là Du Già Hành phái, tự phá hủy thân thể bản thân, quỷ kỳ mạc trắc, như phép thuật của thần minh, công pháp của ma quỷ. Sự biến ảo so với các trò xảo thuật của các gánh xiếc thì cao thâm hơn nhiều. Hôm nay được thấy qua, quả nhiên là không ngoa.
Hắn tuy không có bản lĩnh như Đồ Trừng, dùng khí đẩy thuyền nhưng cũng có thể phóng chưởng đẩy tiểu thuyền di chuyển. Không lâu sau đã có thể trở vào bờ.
Trên bờ không một bóng người. Tuyệt Vô Diễm đã không biết rời đi từ lúc nào.
Vương Tuyệt Chi tản bộ trở về đại xa, trong đầu chỉ lẩn quẩn những câu chữ của Đồ Trừng, ám ảnh hắn mãi, suốt đêm cũng không thể ngủ được.
Tác giả :
Chu Hiển