Ngồi Khóc Trên Cây
Chương 3
Chợ Kế Xuyên đã vãn khi tôi đến, nhưng hàng quán dọc hai bên chợ vẫn ồn ào, tấp nập người vào ra.
Thục hấp tấp nhảy xuống đất khi tôi trờ tới trước một quán ăn:
- Anh đứng ngoài này, để em vào!
Từ ngoài cửa, tôi nhìn thấy Thục hớn hở rảo quanh các bàn ăn, loay hoay giữa các chân ghế, có lúc ngồi thụp xuống đất, lui cui nhặt nhạnh. Trong một lúc, tôi bắt gặp tôi đang bâng khuâng nhớ lại hình ảnh của mình cách đây nhiều năm về trước.
Cùng nhặt nắp keng với Thục có một con bé trạc tuổi nó. Tôi thấy thỉnh thoảng hai đứa lại giành giật nhau. Có lần, hai đứa ngoác miệng cãi cọ, Thục thò tay giật tóc con bé làm nó thét lên thất thanh.
Nghe ồn ào, chủ nhà bước lại vung tay đuổi cả hai ra khỏi quán.
Trong khi con bé đứng buồn rầu trước cửa, Thục mặt hầm hầm đi về phía tôi.
- Gì thế Thục? – Tôi hỏi.
- Con Rùa! – Thục hừ mũi – Nó giành nắp keng với em!
Tôi trố mắt:
- Con bé đó tên Rùa à?
- Cái tên đó là do tụi em đặt. – Thục giải thích, giọng vẫn chưa hết ấm ức. – Nó lớn tồng ngồng rồi mà chẳng biết chạy xe, đi đâu cũng lết bộ nên tụi em gọi nó là con Rùa. Bây giờ cả làng đều gọi nó bằng cái tên đó. Bà nội cũng gọi nó là con Rùa.
- Nó ở làng mình à?
- Dạ. Nhà nó ở bên kia sông.
Tôi ngạc nhiên:
- Thế nó đi bộ mười cây số để lượm nắp keng sao?
- Dạ.
Tôi thọc tay vào hai túi quần căng phồng của Thục, lôi ra một vốc nắp keng: nắp chai bia, nắp chai xá xị, nắp chai nước cam.
Tôi chép miệng, tự nhiên thấy tội con Rùa:
- Mày nhặt được nhiều thế này, thì còn giành với con bé đó làm chi!
Vừa nói tôi vừa quay đầu nhìn về phía cửa quán nhưng con Rùa đã chạy đi đâu mất.
Tôi sẽ quên mất con Rùa nếu sáng hôm sau đang ngồi đọc sách trong nhà, tôi không có cảm giác có ai đó đang nhìn mình.
Nhưng khi tôi ngước mắt trông lên thì chẳng thấy người nào. Bên ngoài cửa sổ là một khoảng sân vắng ngập tràn gió và nắng. Chỉ có hai con chích chòe đang líu lo trên cây me trước ngõ. Xa xa, trên bãi cỏ rộng dưới chân đồi một bọn trẻ trạc tuổi thằng Thục đang chia phe chơi u. Có ai nhìn mình đâu nhỉ? Tôi tự hỏi, và cúi xuống trang sách.
Nhưng mới đọc được vài dòng, tôi ngờ ngợ, lại ngẩng đầu nhìn quanh. Lần này, sau một hồi quét mắt ra bốn phía, tôi phát hiện một đôi mắt đen láy lấp ló chỗ kẽ hở giữa hai tấm phên.
Vừa bắt gặp tia nhìn của tôi, đôi mắt biến mất và tôi nghe rõ tiếng chân chạy vù đi bên kia bức vách.
Tôi rời bàn, bước lại chỗ cửa sổ nhìn theo, nhận ra là con Rùa qua mái tóc trông rất kỳ cục của nó. Tối hôm qua, tôi đã nhìn thấy mái tóc này ở chợ Kế Xuyên, cụt ngủn, so le, nom giống như một khóm lá bị tỉa vụng.
Tôi tính ngoác miệng gọi con Rùa nhưng đến phút chót tôi quyết định làm thinh. Nó chạy được một quãng xa, tôi kêu chưa chắc nó đã chịu quay lại. Hơn nữa tôi không muốn làm nó sợ.
Trưa, tôi khều thằng Thục:
- Thục này!
- Gì hở anh?
- Con Rùa là con ai vậy mày?
- Nó là cháu thầy Điền.
Tôi biết thầy Điền. Hồi bé tôi từng học thầy.
Thầy Điền dạy học trò, nổi tiếng nhất môn thủ công. Hôm nào nhà thầy sắp có giỗ, thế nào môn thủ công của thầy cũng có đề bài là: vót đũa. Tới ngày, mỗi đứa học trò nộp cho thầy mười đôi đũa tre, bó thành một bó. Thầy sung sướng đem “bài làm” của học trò về nhà bày ra mâm, khỏi phải đi mượn hàng xóm hay ra chợ mua.
Đã thành lệ, hôm nào thầy ra đề “vót đũa”, tụi học trò biết ngay nhà thầy sắp có giỗ. Nhà thầy lắm giỗ, có lẽ vì thầy là con trai cả. Nhờ thầy mà khả năng vót đũa của bọn trẻ con trong làng chẳng mấy chốc được nâng lên thành hàng nghệ thuật.
Con trai thầy Điền là ông Hương, ba con Rùa. Ông Hương chết vì bị nước cuốn. Người làng bảo ba con Rùa nửa đêm một mình xách gậy rượt theo bọn cướp. Khi băng qua chiếc cầu treo, ông sẩy chân rớt xuống sông Kiếp Bạc, bị nước xoáy cuốn đi mất tích.
Một tháng sau ngày chồng mất, mẹ con Rùa khăn gói bỏ nhà ra đi. Có người làng gặp bà ở một thị trấn phương Nam, về thuật lại rằng bà đã có chồng khác, hiện hai vợ chồng đang mở một quán nước nhỏ để kiếm sống. Còn bĩu môi nói thêm rằng người chồng sau của bà suốt ngày say xỉn, chắc chẳng ra gì.
Từ khi con trai chết, con dâu bỏ đi, vợ chồng thầy Điền phải chăm lo cho đứa cháu nội là con Rùa. Thầy dời nhà từ dốc Sỏi xuống gần nhà cô Út Huệ, cạnh chùa Tịnh Độ. Thày bỏ dạy về nhà, suốt ngày ngồi quay mặt sang giàn nguyên tiêu của nhà chùa, ê a tụng kinh gõ mõ.
Thằng Thục chắc không học thầy được ngày nào, nhưng quen cách gọi của người làng, vẫn gọi là thầy Điền.
- Thế con Rùa là đứa mồ côi ba mẹ hả mày? – Tôi buột miệng hỏi.
- Mẹ nó còn sống mà anh.
- Sống nhưng ở xa, lại lấy chồng khác, coi như con Rùa không có mẹ.
- Dạ.
- Tội nó ghê há mày.
- Dạ.
- Vậy sao hôm qua mày còn giật nắp keng với nó?
Tôi hỏi khó quá nên thằng Thục tảng lờ. Nó kéo tay tôi, đánh trống lảng:
- Qua nhà thằng Hợi chơi đi anh!
- Nhà nó có gì hay à?
- Qua mua kẹo đậu phộng!
Tôi sờ túi áo, tặc lưỡi:
- Tao hết tiền rồi!
Thục vỗ vỗ tay lên túi quần căng phồng:
- Anh đừng lo! Em có khối tiền đây!
Tiền của thằng Thục là mớ nắp keng.
Cách đây một tuần, tiền của bọn trẻ làng là những tờ giấy kính.
Thục hấp tấp nhảy xuống đất khi tôi trờ tới trước một quán ăn:
- Anh đứng ngoài này, để em vào!
Từ ngoài cửa, tôi nhìn thấy Thục hớn hở rảo quanh các bàn ăn, loay hoay giữa các chân ghế, có lúc ngồi thụp xuống đất, lui cui nhặt nhạnh. Trong một lúc, tôi bắt gặp tôi đang bâng khuâng nhớ lại hình ảnh của mình cách đây nhiều năm về trước.
Cùng nhặt nắp keng với Thục có một con bé trạc tuổi nó. Tôi thấy thỉnh thoảng hai đứa lại giành giật nhau. Có lần, hai đứa ngoác miệng cãi cọ, Thục thò tay giật tóc con bé làm nó thét lên thất thanh.
Nghe ồn ào, chủ nhà bước lại vung tay đuổi cả hai ra khỏi quán.
Trong khi con bé đứng buồn rầu trước cửa, Thục mặt hầm hầm đi về phía tôi.
- Gì thế Thục? – Tôi hỏi.
- Con Rùa! – Thục hừ mũi – Nó giành nắp keng với em!
Tôi trố mắt:
- Con bé đó tên Rùa à?
- Cái tên đó là do tụi em đặt. – Thục giải thích, giọng vẫn chưa hết ấm ức. – Nó lớn tồng ngồng rồi mà chẳng biết chạy xe, đi đâu cũng lết bộ nên tụi em gọi nó là con Rùa. Bây giờ cả làng đều gọi nó bằng cái tên đó. Bà nội cũng gọi nó là con Rùa.
- Nó ở làng mình à?
- Dạ. Nhà nó ở bên kia sông.
Tôi ngạc nhiên:
- Thế nó đi bộ mười cây số để lượm nắp keng sao?
- Dạ.
Tôi thọc tay vào hai túi quần căng phồng của Thục, lôi ra một vốc nắp keng: nắp chai bia, nắp chai xá xị, nắp chai nước cam.
Tôi chép miệng, tự nhiên thấy tội con Rùa:
- Mày nhặt được nhiều thế này, thì còn giành với con bé đó làm chi!
Vừa nói tôi vừa quay đầu nhìn về phía cửa quán nhưng con Rùa đã chạy đi đâu mất.
Tôi sẽ quên mất con Rùa nếu sáng hôm sau đang ngồi đọc sách trong nhà, tôi không có cảm giác có ai đó đang nhìn mình.
Nhưng khi tôi ngước mắt trông lên thì chẳng thấy người nào. Bên ngoài cửa sổ là một khoảng sân vắng ngập tràn gió và nắng. Chỉ có hai con chích chòe đang líu lo trên cây me trước ngõ. Xa xa, trên bãi cỏ rộng dưới chân đồi một bọn trẻ trạc tuổi thằng Thục đang chia phe chơi u. Có ai nhìn mình đâu nhỉ? Tôi tự hỏi, và cúi xuống trang sách.
Nhưng mới đọc được vài dòng, tôi ngờ ngợ, lại ngẩng đầu nhìn quanh. Lần này, sau một hồi quét mắt ra bốn phía, tôi phát hiện một đôi mắt đen láy lấp ló chỗ kẽ hở giữa hai tấm phên.
Vừa bắt gặp tia nhìn của tôi, đôi mắt biến mất và tôi nghe rõ tiếng chân chạy vù đi bên kia bức vách.
Tôi rời bàn, bước lại chỗ cửa sổ nhìn theo, nhận ra là con Rùa qua mái tóc trông rất kỳ cục của nó. Tối hôm qua, tôi đã nhìn thấy mái tóc này ở chợ Kế Xuyên, cụt ngủn, so le, nom giống như một khóm lá bị tỉa vụng.
Tôi tính ngoác miệng gọi con Rùa nhưng đến phút chót tôi quyết định làm thinh. Nó chạy được một quãng xa, tôi kêu chưa chắc nó đã chịu quay lại. Hơn nữa tôi không muốn làm nó sợ.
Trưa, tôi khều thằng Thục:
- Thục này!
- Gì hở anh?
- Con Rùa là con ai vậy mày?
- Nó là cháu thầy Điền.
Tôi biết thầy Điền. Hồi bé tôi từng học thầy.
Thầy Điền dạy học trò, nổi tiếng nhất môn thủ công. Hôm nào nhà thầy sắp có giỗ, thế nào môn thủ công của thầy cũng có đề bài là: vót đũa. Tới ngày, mỗi đứa học trò nộp cho thầy mười đôi đũa tre, bó thành một bó. Thầy sung sướng đem “bài làm” của học trò về nhà bày ra mâm, khỏi phải đi mượn hàng xóm hay ra chợ mua.
Đã thành lệ, hôm nào thầy ra đề “vót đũa”, tụi học trò biết ngay nhà thầy sắp có giỗ. Nhà thầy lắm giỗ, có lẽ vì thầy là con trai cả. Nhờ thầy mà khả năng vót đũa của bọn trẻ con trong làng chẳng mấy chốc được nâng lên thành hàng nghệ thuật.
Con trai thầy Điền là ông Hương, ba con Rùa. Ông Hương chết vì bị nước cuốn. Người làng bảo ba con Rùa nửa đêm một mình xách gậy rượt theo bọn cướp. Khi băng qua chiếc cầu treo, ông sẩy chân rớt xuống sông Kiếp Bạc, bị nước xoáy cuốn đi mất tích.
Một tháng sau ngày chồng mất, mẹ con Rùa khăn gói bỏ nhà ra đi. Có người làng gặp bà ở một thị trấn phương Nam, về thuật lại rằng bà đã có chồng khác, hiện hai vợ chồng đang mở một quán nước nhỏ để kiếm sống. Còn bĩu môi nói thêm rằng người chồng sau của bà suốt ngày say xỉn, chắc chẳng ra gì.
Từ khi con trai chết, con dâu bỏ đi, vợ chồng thầy Điền phải chăm lo cho đứa cháu nội là con Rùa. Thầy dời nhà từ dốc Sỏi xuống gần nhà cô Út Huệ, cạnh chùa Tịnh Độ. Thày bỏ dạy về nhà, suốt ngày ngồi quay mặt sang giàn nguyên tiêu của nhà chùa, ê a tụng kinh gõ mõ.
Thằng Thục chắc không học thầy được ngày nào, nhưng quen cách gọi của người làng, vẫn gọi là thầy Điền.
- Thế con Rùa là đứa mồ côi ba mẹ hả mày? – Tôi buột miệng hỏi.
- Mẹ nó còn sống mà anh.
- Sống nhưng ở xa, lại lấy chồng khác, coi như con Rùa không có mẹ.
- Dạ.
- Tội nó ghê há mày.
- Dạ.
- Vậy sao hôm qua mày còn giật nắp keng với nó?
Tôi hỏi khó quá nên thằng Thục tảng lờ. Nó kéo tay tôi, đánh trống lảng:
- Qua nhà thằng Hợi chơi đi anh!
- Nhà nó có gì hay à?
- Qua mua kẹo đậu phộng!
Tôi sờ túi áo, tặc lưỡi:
- Tao hết tiền rồi!
Thục vỗ vỗ tay lên túi quần căng phồng:
- Anh đừng lo! Em có khối tiền đây!
Tiền của thằng Thục là mớ nắp keng.
Cách đây một tuần, tiền của bọn trẻ làng là những tờ giấy kính.
Tác giả :
Nguyễn Nhật Ánh