Nghiệp Đế Vương
Chương 5: Kinh biến
edit & beta: Hàn Phong Tuyết
Thời gian dễ dàng bỏ rơi con người, chớp mắt đã qua ba năm.
Nằm nghiêng trước song cửa sổ, gió tháng tư man mát thổi khiến con người mềm yếu muốn say, một cánh hoa bị gió thổi rơi trên mặt tôi, ngưa ngứa.
Đêm qua say rượu còn chưa tỉnh, thân thể yếu ớt không chút sức lực, tôi đưa tay, vô ý đánh rơi chiếc bình ngọc, chiếc bình quay tròn, lăn vòng xuống bậc thềm, làm rớt ra một giọt rượu còn sót. Trong cơn gió thổi tới phảng phất có mùi huân hương xen lẫn mùi rượu ngào ngạt.
Rượu Thanh Mai được ca ca mang tới từ kinh thành nửa tháng trước lại bị tôi uống cạn sạch, không biết khi nào huynh ấy mới tìm được cơ hội tới Huy Châu giải quyết công việc để gặp nhau lần nữa. Tôi mệt mỏi nhưng vẫn gắng sức đứng dậy, gọi hai tiếng Cẩm Nhi, lại không có ai trả lời. Nha đầu này kể từ khi rời kinh thành tới đây cũng bắt đầu học thói lười biếng.
Đứng dậy, lười biếng xỏ giày, tôi miễn cưỡng xuyên qua hành lang gấp khúc, chợt lơ đãng liếc mắt thấy những bông hoa ngọc lan trong viện sau một đêm đã nở đầy trắng như tuyết.
Tôi có chút ngẩn ngơ, dựa vào lan can, tâm hồn treo lơ lửng, thoáng chốc như quay trở lại lan đình trong nhà trước kia…
“Quận chúa tỉnh rồi sao? Đã say hơn nửa ngày mà đi ra ngoài cũng không khoác áo choàng, cẩn thận kẻo cảm lạnh”, Cẩm Nhi một bên vừa nói vừa cằn nhằn oán trách, một bên đem áo choàng khoác lên vai tôi.
Tôi ngửa mặt lên, “Cây ngọc lan ở nhà chắc cũng đã nở hoa rồi, không biết năm nay hoa nở thế nào”.
“Thời tiết ở kinh thành ấm áp hơn nơi đây, hoa có lẽ cũng nở sớm hơn”, Cẩm Nhi khẽ thở dài, lại phục hồi tinh thần cười nói, “Có điều ở đây mặc dù lạnh hơn một chút nhưng lại nhiều nắng hơn kinh thành, ít khi có mưa, nô tỳ thích ở đây hơn”.
Cô bé này càng ngày càng biết cách dỗ cho người khác vui vẻ. Thấy tôi mím môi cười, không cất tiếng, nàng liền nhẹ nhàng ngồi xuống cùng tôi, thấp giọng nói, “Nếu ở Huy Châu đã chán rồi, chi bằng chúng ta quay trở về kinh xem một chút. Rời đi đã ba năm, Quận chúa hẳn là nhớ nhà đúng không?”.
Tôi thu hồi tâm tư, cười một tiếng tự giễu, miễn cưỡng duỗi lưng, “Đúng vậy á, ta có chút nhớ rượu Thanh Mai ở nhà rồi, nhưng so với cuộc sống thần tiên ở nơi này, ta còn không nỡ trở về”.
Dứt lời đứng dậy, tôi phất tay áo lướt qua những cánh hoa rơi, “Cảnh xuân thật tuyệt, chúng ta ra ngoài dạo một chút”.
Cẩm Nhi đuổi theo phía sau vội la lên, “Hôm qua Vương gia sai người đem tin tức tới vẫn đang chờ Quận… chờ Vương phi hồi đáp mà!”.
Tôi dừng chân, trong lòng không khỏi cảm thấy có điểm phiền muộn.
“Ngươi thay ta hồi đáp đi”, tôi lười ngoảnh lại, cứ như vậy rời đi, bỗng nhiên nghĩ tới một chuyện, lại nói, “Đúng rồi, ngươi xem xem lần này hắn đưa tới những gì, chọn một ít đồ thú vị để lưu lại, còn đâu thì cho nhóm y quan đi”.
Qua hai ngày, y quan sẽ tới một lần, lần này sẽ chuẩn bị một chút vàng bạc.
Ca ca nói, mẫu thân và cô cô thường xuyên thúc giục hỏi bệnh tình của tôi sao không thấy tiến chuyển, chập chạp không thể trở về kinh, nhóm thái y thì luôn thấp thỏm lo sợ, e rằng che giấu không thành. Tuy nói chỗ cha mẹ có ca ca làm nội ứng, nhưng mấy y quan này có chút nhát gan, nếu không chuẩn bị nhiều vàng bạc một chút để chặn miệng bọn họ lại, khó có thể đảm bảo cô cô không nhận thấy sự kỳ lạ, hạ ý chỉ triệu tôi trở về kinh thành.
Nếu để cho thái y nói bệnh tình của tôi quá mức nghiêm trọng lại sợ mẫu thân vội vàng tới thăm hỏi, như vậy cũng không ổn.
Ba năm này, tôi ở Huy Châu u cư* dưỡng bệnh, sống những tháng ngày tiêu dao như thần tiên hoàn toàn nhờ vào những gì mà vị phu quân kia ban tặng.
*U cư: sống lặng lẽ
Đêm tân hôn, Dự Chương Vương ngay cả động phòng cũng chưa bước vào một bước đã vội vã xuất chinh đi chinh phạt quân phản loạn.
Ba quận cùng làm phản, giặc ngoại xâm phía bắc nổi lên, nhất thời khói lửa tứ phương, vua dân chấn động.
Phu quân tôi một vai gánh vác thiên hạ, vung kiếm trấn nam, thật không dễ dàng gì bình định được quân phản loạn, lại không kịp nghỉ ngơi chỉ huy quân bắc tiến.
Lúc ấy, người người đều tôn sùng công lao bảo vệ xã tắc của Dự Chương Vương, còn ca tụng Dự Chương Vương phi hiểu thấu đại nghĩa, lấy nước nhà làm trọng.
Phụ thân chẳng những không trách tội vị giai tế* này ra đi không từ giã mà còn dâng tấu chương khen ngợi hắn lên triều đình.
*Giai tế: con rể tốt
Không có ai dám châm chọc tôi một mình cô đơn, tôi cũng bình tĩnh như thường vào cung tạ ơn, về thăm cha mẹ người thân. Đúng như bộ dạng mà bọn họ mong muốn, ung dung bình thản, có phong thái của quý tộc danh vọng.
Những ánh mắt truy đuổi phía sau tôi, những người chờ thấy tôi bi thương chán nản đại khái đều không được như nguyện.
Tôi vẫn mặc hoa phục, trang điểm đẹp, ra vào lừng lẫy, ở Dự Chương Vương phủ đêm nào cũng bày yến tiệc ca nhạc rộn ràng.
Cho đến hai tháng sau khi thành thân, một trận gió lạnh ào tới, tôi đột nhiên bị bệnh, lúc đó nằm triền miên trên giường bệnh, một đêm nguy kịch, cơ hồ đe dọa tới tính mạng. Cả đêm đó mẫu thân đều ở Phật đường quỳ lạy cầu khẩn, nước mắt như suối, nói với phụ thân nếu A Vũ rời đi sẽ cả đời ôm hận, vĩnh viễn không tha thứ cho phụ thân và cô cô. Phụ thân không phản bác được, ngây người trong thư phòng suốt một đêm.
Tôi tỉnh lại khi trời sáng, cơn sốt bắt đầu giảm.
Tỉnh lại trông thấy thân nhân trước giường rơi nước mắt vì vui mừng, tôi chỉ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không có kiên nhẫn đối mặt, cũng vô lực tiếp nhận.
Chỉ có trốn tránh.
Đúng lúc gặp mùa mưa, bệnh hen suyễn của tôi tái phát, thái y lo lắng thời tiết mưa dầm ở kinh thành gây bất lợi cho việc khang phục của tôi.
Thúc phụ làm quan ở Huy Châu từng xây dựng được một hành quán tinh tế, vừa mới khánh thành không lâu đã bị điều nhiệm trở về kinh, hành quán liền bỏ đó không dùng tới.
Khí hậu khô ráo ở Huy Châu thực tốt, phong cảnh hợp lòng người, thuận lợi cho việc tĩnh dưỡng.
Tôi dùng tiền hối lộ thái y, buộc ca ca thuyết phục cha mẹ cho tôi dời đến hành quán ở Huy Châu nghỉ ngơi.
Vừa mới tới Huy Châu, cha mẹ đã phái hơn ba trăm tỳ nữ tôi tớ cùng hộ vệ, khiến cái hành quán nho nhỏ bị chen chúc đông nghịt, làm kinh động thứ sử Huy Châu tự mình tới cửa bái kiến, khiến tôi đã phiền lại càng thêm phiền.
Tôi buộc thái y thượng tấu rằng tiếng người và tiếng động hỗn tạp có thể ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi, kiên quyết đưa đám người đó trở lại kinh thành, chỉ để lại một vài thị tỳ và y quan, rốt cuộc cũng được thanh tịnh.
Huy Châu xa, trời đất rộng lớn, lùi một bước lại có cảm giác được thay da đổi thịt, được sinh ra lần nữa.
Hành quán này của thúc phụ quả thực là đặc biệt chuẩn bị cho tôi, chẳng những cảnh trí động lòng người, nơi nơi vừa ý mà trong hầm còn có rượu ngon, trong sân cây cối xanh tươi hoa đua nở, chim sải cánh bay qua hồ nước, so với lâm viên tươi đẹp ở kinh thành còn hơn được vẻ tĩnh lặng.
Cha mẹ vốn tưởng rằng tôi chỉ là nghỉ ngơi giải sầu, không bao lâu sẽ trở về, đâu có ngờ tới tôi vừa đến Huy Châu đã yêu cuộc sống tiêu dao rảnh rỗi nơi này, ở lâu cũng không muốn về. Chỉ có khi xuân thu là sinh thần cha mẹ tôi mới về kinh ở tạm vài ngày rồi thân thể lại khó chịu, quay lại Huy Châu.
Từng ngày, từng tháng, từng năm… Tôi bắt đầu cảm thấy mình thay đổi.
Từ nơi bắt đầu trong thâm tâm đã dần dần biến lạnh, khác đi.
Thiếu nữ ngày xưa hầu hạ bên cha mẹ, thấy người thân lưu luyến đã không còn, bạn bè thân thích khi xưa hôm nay đã mỗi người một cảnh ngộ, gặp lại đã trở nên xa cách, ngay cả Uyển Dung tỷ tỷ cũng trở nên trầm mặc u oán giống như những phi tử tịch mịch trong cung.
Cha mẹ, cô cô, thúc phụ, mỗi người thấy tôi đều gắng sức che chở, trên mặt là vẻ áy náy không che giấu được.
Mà tôi đối mặt với những người thân của mình lại tình nguyện muốn họ trách cứ tôi, dạy dỗ tôi như trước, còn tốt hơn là cứ cẩn thận để ý như hiện tại.
Có nhiều thứ đã thay đổi, cũng không thể quay trở về như trước.
Chỉ có ca ca là chưa từng thay đổi, chỉ có mình huynh ấy hiểu tôi, cũng chỉ có ở trước mặt huynh ấy tôi mới không phải là Dự Chương Vương phi, không phải là Thượng Dương Quận chúa mà là A Vũ nhỏ bé luôn bám theo huynh ấy lúc trước.
Ngay cả Tử Đạm cũng rất lâu rồi chưa xuất hiện trong giấc mộng của tôi.
Thời gian ở hoàng lăng giữ đạo hiếu của Tử Đạm đã hết, hoàng thượng lại hạ thánh chỉ muốn huynh ấy giám sát việc cải tổ hoàng lăng, tu sửa tông miếu.
Việc này cũng không có ước định thời gian, chẳng biết lúc nào mới có thể trở về kinh.
Ngày xưa tôi không hiểu, hoàng thượng rõ ràng yêu Tử Đạm vì sao lại để mặc cô cô đưa huynh ấy đi hoàng lăng.
Giờ thì tôi lại hiểu.
Hoàng thượng để huynh ấy rời xa cung đình mới là thật tâm yêu huynh ấy, che chở huynh ấy,… Tại chốn vòng xoáy quyền thế này, chỉ cần một bước đi sai lầm là tan xương nát thịt. Hoàng thượng hiểu được, vây cánh của dòng họ Vương và Thái tử đã thành, hiện giờ lại kết minh cùng Tiêu Kỳ, bốn mươi vạn đại quân phía bắc luôn chằm chằm nhìn vào.
Phế Thái tử, đổi Thái tử là tuyệt đối không thể.
Là một người cha, điều hoàng thượng có thể làm chỉ là bảo vệ sự bình an của Tử Đạm.
Tôi cũng không tiếp tục nhớ tới huynh ấy, đời này duyên đã dứt, tôi đã được gả cho người khác, chỉ là nửa đêm ngẫu nhiên tỉnh mộng tôi sẽ gửi tới Tử Đạm ở hoàng lăng xa xôi một lời chúc mạnh khỏe.
Gả cho người ta được ba năm, lại ba năm không biết mặt mũi phu quân của mình.
Nhưng tôi không tìm ra được điều gì không may ở vị phu quân ấy. Đường đường là Dự Chương Vương, không những là trọng thần, quyền khuynh thiên hạ mà đối với người nhà cũng rất quan tâm. Ở nơi biên cương xa xôi chinh chiến, hắn vẫn không quên mỗi tháng sai người đưa thư tới, kỳ trân dị bảo hoàng thượng ngự tứ cho hắn đều được mang đến Huy Châu.
Chẳng qua là nội dung thư mỗi lần gửi tới đều không khác nhau là mấy, hơn phân nửa là do phụ tá của hắn viết, đóng ấn tín của hắn lên trên coi như gia thư. Tôi không biết hắn làm như vậy coi như là chu toàn lễ nghĩa hay là quan tâm tới thể diện của tôi hay là vì có chút bứt rứt. Lúc đầu tôi cũng từng trực tiếp viết thư hồi đáp, dần dần nhìn thấy bức thư giống như công văn ấy, ngay cả hứng thú mở ra xem cũng không còn nữa.
Có lẽ đây gọi là phu thê tôn trọng nhau, tương kính như tân.
Chúng tôi có sự ăn ý, ngầm hiểu lẫn nhau, không cần miễn cưỡng có lệ, ngược lại có niềm vui riêng, cầu nhân đắc nhân*.
*Cầu nhân đắc nhân: cầu gì được nấy.
Vừa mới vào tiết thu đã thấy lá vàng rơi lạc, vừa thấy đêm đông tuyết bay, tuyết đã tan xuân tới, mùi hạ ấm cũng dần dần đậm… Thời gian dễ dàng trôi qua, năm xưa như nước, tâm dần dần bình thản, từ đạm bạc tới lương bạc*, cuối cùng có thể bình tĩnh tự kiềm chế.
*Lương bạc: chán nản, nguội lạnh.
Mối nhân duyên này, vị phu quân này, tôi cũng nên hài lòng thôi.
Huy Châu là nơi xung yếu, đầu mối giao thông, đường sông lại thuận tiện, trước giờ luôn là vùng đất mà thương nhân và phú gia tụ hội.
Tiết trời nơi này khác hẳn kinh thành, không ẩm ướt nhiều mưa, mùa hạ oi bức, mùa đông lạnh căm.
Huy Châu bốn mùa rõ ràng, quanh năm suốt tháng luôn có ánh nắng tươi sáng, bầu trời trong vắt.
Từ xưa tới nay, dân chúng hai miền nam bắc không ngừng chuyển cư, hỗn tạp hơn thường, nơi đây vừa có người phương bắc sang sảng chất phác vừa có người phương nam ôn hòa tinh tế, qua nhiều năm liên tục chinh chiến cũng không có mấy thay đổi, dân sinh giàu có và đông đúc.
Thứ sử Huy Châu Ngô Khiêm là môn sinh một tay phụ thân nâng đỡ, năm xưa chỉ là tài tử có chút danh tiếng lại rất được phụ thân ưu ái, tại nhiệm bốn năm đã có chính tích* không tầm thường. Kể từ khi tôi tới hành quán, Ngô đại nhân vẫn ân cần trông nom, Ngô phu nhân cũng thường tới bái phỏng, lo lắng tôi có chút gì không vui, luôn tận tâm tận lực nghênh tiếp tôi.
*Chính tích: thành tích làm việc trong khi tại chức của quan lại.
Đối với sự nghênh đãi của phu phụ Ngô gia, tôi không có hảo cảm, cũng không đành lòng từ chối.
Ngô Khiêm dựa váo chính tích nổi trội cùng với sự chỉ bảo của phụ thân, con đường làm quan cũng coi như thuận lợi, có hy vọng thăng chức, vốn không cần tận lực nghênh đãi tôi. Chẳng qua là nữ nhi duy nhất của hắn cũng đã sắp trưởng thành, lại quanh năm cùng cha mẹ ở Huy Châu, không thể làm quen với con em những nhà cao cửa rộng chốn kinh thành, giờ sắp tới tuổi gả đi, phu phụ Ngô gia lo âu, mong mỏi sớm được điều trở về kinh thành để định mối chung thân cho con.
Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, lo lắng vất vả vì con tới mức đó.
Tôi biết nguyên nhân này, làm sao có thể nhẫn tâm từ chối?
Hai ngày nay, chuyện gây náo nhiệt nhất trong thành chính là ngày hội Thiên diên*.
*Diên: diều.
Xuân đến thi diều giấy vốn là phong tục phương nam, đặc biệt thịnh hành đối với nữ quyến trong kinh thành.
Những năm qua, vào tháng ba tháng tư mỗi khi xuân đến, nữ tử trong kinh đều tìm đến người có tay nghề giỏi làm ra những chiếc diều đẹp xa hoa, cùng thân quyến bạn bè ra ngoài thành dạo chơi, tổ chức yến tiệc thi thả diều, thưởng thức ca phú… Truyền thống Huy Châu không có tập tục này, sau khi tôi tới, hàng năm Ngô phu nhân đều tự mình chủ trì, mời nữ quyến danh môn phú gia toàn thành vào ngày chín tháng tư đến Quỳnh Hoa uyển tổ chức hội Thiên diên.
Hiếm thấy đôi phu phụ này tận lực dụng tâm, nghĩ ra cách như vậy để lấy lòng tôi.
Mọi năm ở nhà, ca ca luôn tìm tới thợ thủ công tay nghề khéo léo làm diều cho tôi, hơn nữa, huynh ấy còn am hiểu lối vẽ tranh tinh vi, đề lên đó bài thơ tôi làm. Con diều bay đi, chúng tôi mặc cho nó phiêu diêu, không để ý tới. Vậy mà người khác vô tình nhặt được lại tôn sùng là vật quý báu, ra giá bạc ròng trăm lượng, mang ra ngoài phố bán, mọi người gọi nó là diều mỹ nhân.
Năm nay, không biết ca ca sẽ vẽ diều mỹ nhân cho khuê tú nhà ai?
Có lẽ Cẩm Nhi nói đúng, tôi thực có chút nhớ nhà.
Ngày chín tháng tư, Quỳnh Hoa uyển.
Trời tháng tư trong xanh, hoa thơm cỏ lạ đua nhau tranh giành sắc xuân, sắc màu rực rỡ, đẹp như mây trời.
Danh môn Huy Châu tụ tập, phàm là người có chút danh phận địa vị cũng tranh nhau để cho nữ nhi tham gia ngày hội này.
Tôi hiểu được, những cô gái kia cũng chỉ mong ở ngày hội Thiên diên này thể hiện được hết vẻ tao nhã, nhận được sự ưu ái của tôi, từ đó leo lên nhà cao cửa rộng.
Ở trong mắt họ, tôi là quý nhân cao không thể chạm, là người có thể thay đổi vận mệnh của họ.
Bọn họ khát vọng có quý nhân giúp thay đổi vận mệnh như vậy, tôi lại thất vọng vận mệnh rơi vào tay người khác.
Đàn sáo hơi ngừng, ca múa cũng tạm dừng lại.
Tôi cùng Ngô phu nhân và một đám hầu nữ đi vào trong vườn.
Mọi người cúi người tham bái.
Các cô gái đều gấm vóc lụa là, trang điểm cẩn thận, đeo đồ trang sức quý giá, hết sức lộng lẫy.
Ngược lại tôi chỉ tùy ý mặc một thân váy dài thủy sắc mỏng, búi tóc vân mây, ở giữa cài chiếc thoa ngọc, toàn thân trên dưới không còn có nửa viên châu ngọc điểm xuyết nào nữa.
Lễ xong, khai yến.
Trong tiếng đàn sáo, một hàng vũ cơ y phục rực rỡ nối đuôi nhau đi ra, nhẹ nhàng múa, ở nơi cao nhất trong vườn xuất hiện một con diều bươm bướm đỏ thẫm đuôi hồng dịu dàng theo gió bay lên. Vẻ ngoài lộng lẫy, trang trí khéo léo, có lẽ thời gian để làm thành cũng không ít, xem ra là diều của thiên kim Ngô gia.
Tôi hơi mỉm cười, nói, “Cánh mỏng vương mây khói, bận rộn vì sắc hoa”.
“Tiểu nữ kém cỏi, khiến Vương phi chê cười rồi”, Ngô phu nhân khẽ khom người, lời nói khiêm tốn, thần sắc lại có chút tự đắc.
Một thiếu nữ áo vàng đang ngồi vội đứng dậy bái tạ.
Ngô phu nhân cười nói, “Tiểu nữ Huệ Tâm, bái kiến Vương phi”.
Tôi gật đầu ra hiệu cho cô gái đó tiến gần lại.
Thiếu nữ áo vàng cúi đầu chậm rãi đi tới, dáng người yểu điệu, chiếc khăn che mặt mỏng phất phơ trong gió, càng toát ra vẻ dịu dàng động lòng người.
Phương nam từng có tục lệ nữ tử chưa lấy chồng khi ra ngoài phải đeo khăn che mặt, tôi lại không biết Huy Châu cũng có phong tục như vậy, nữ tử Ngô gia này dùng khăn che mặt ở đây chắc hẳn là được giáo dục rất nghiêm.
Đang định nhìn kỹ nữ tử kia thì chợt nghe thấy một tiếng sáo vang lên, trong vườn, một con diều én xanh biếc đón gió bay thẳng lên, tinh tế hơn người, giống như một con én nhỏ đang giương cánh bay. Còn chưa kịp nhìn kỹ đã thấy một con diều cá chép vàng bay lên, tiếp đó là đào tiên, hoa sen, ve ngọc, chuồn chuồn… Nhất thời, đầy trời là cánh diều, vô cùng sặc sỡ tưng bừng khiến người xem không kịp nhìn.
Mọi người trong nháy mắt đều chỉ lo nhìn quanh, không ngớt lời ca tụng.
Ngô gia nữ nhi uyển chuyển đi tới, từng bước từng bước tới gần, dịu dàng hạ bái.
“Nữ tử xinh đẹp này rất khá”, tôi quay đầu lại cười nói với Ngô phu nhân, lại thấy thần sắc Ngô phu nhân biến đổi, trừng mắt nhìn nữ tử trước mặt.
Đột nhiên, một tiếng cười sắc bén dồn dập vang lên.
Tôi cả kinh ngẩng đầu, phía đông nam bên ngoài vườn bỗng nhiên xuất hiện một bóng dáng.
Khi gió to nổi lên, một con diều khổng lồ màu xanh lá phóng lên cao, giống như diều hâu, hai cánh dài gần ba trượng, vô cùng lớn bay xẹt qua vườn, xông thẳng tới chỗ tôi đang ngồi.
Tôi lập tức đứng lên, lui nhanh về phía sau.
Thân ảnh máu vàng trước mắt thoáng động, nữ nhi Ngô gia kia đột nhiên vươn tay giữ chặt lấy bả vai tôi, năm ngón tay đâm sâu vào da thịt, đau thấu gân cốt.
“Ngươi không phải là Huệ Tâm…”. Trong tiếng thét chói tai của Ngô phu nhân, nữ tử kia vòng về phía sau, một chưởng hạ xuống sau gáy tôi.
Cùng lúc đó, con diều ngợp bóng kia theo gió mạnh bay tới.
Bóng tối bao phủ khắp đất trời.
Sau gáy đau nhức, trước mắt hoàn toàn là một màu đen, lúc một chút ý thức cuối cùng còn sót lại, tôi chỉ cảm thấy hai vai bị giữ chặt, thân thể bị nhấc bổng lên, bên tai là tiếng gió phần phật…
Thời gian dễ dàng bỏ rơi con người, chớp mắt đã qua ba năm.
Nằm nghiêng trước song cửa sổ, gió tháng tư man mát thổi khiến con người mềm yếu muốn say, một cánh hoa bị gió thổi rơi trên mặt tôi, ngưa ngứa.
Đêm qua say rượu còn chưa tỉnh, thân thể yếu ớt không chút sức lực, tôi đưa tay, vô ý đánh rơi chiếc bình ngọc, chiếc bình quay tròn, lăn vòng xuống bậc thềm, làm rớt ra một giọt rượu còn sót. Trong cơn gió thổi tới phảng phất có mùi huân hương xen lẫn mùi rượu ngào ngạt.
Rượu Thanh Mai được ca ca mang tới từ kinh thành nửa tháng trước lại bị tôi uống cạn sạch, không biết khi nào huynh ấy mới tìm được cơ hội tới Huy Châu giải quyết công việc để gặp nhau lần nữa. Tôi mệt mỏi nhưng vẫn gắng sức đứng dậy, gọi hai tiếng Cẩm Nhi, lại không có ai trả lời. Nha đầu này kể từ khi rời kinh thành tới đây cũng bắt đầu học thói lười biếng.
Đứng dậy, lười biếng xỏ giày, tôi miễn cưỡng xuyên qua hành lang gấp khúc, chợt lơ đãng liếc mắt thấy những bông hoa ngọc lan trong viện sau một đêm đã nở đầy trắng như tuyết.
Tôi có chút ngẩn ngơ, dựa vào lan can, tâm hồn treo lơ lửng, thoáng chốc như quay trở lại lan đình trong nhà trước kia…
“Quận chúa tỉnh rồi sao? Đã say hơn nửa ngày mà đi ra ngoài cũng không khoác áo choàng, cẩn thận kẻo cảm lạnh”, Cẩm Nhi một bên vừa nói vừa cằn nhằn oán trách, một bên đem áo choàng khoác lên vai tôi.
Tôi ngửa mặt lên, “Cây ngọc lan ở nhà chắc cũng đã nở hoa rồi, không biết năm nay hoa nở thế nào”.
“Thời tiết ở kinh thành ấm áp hơn nơi đây, hoa có lẽ cũng nở sớm hơn”, Cẩm Nhi khẽ thở dài, lại phục hồi tinh thần cười nói, “Có điều ở đây mặc dù lạnh hơn một chút nhưng lại nhiều nắng hơn kinh thành, ít khi có mưa, nô tỳ thích ở đây hơn”.
Cô bé này càng ngày càng biết cách dỗ cho người khác vui vẻ. Thấy tôi mím môi cười, không cất tiếng, nàng liền nhẹ nhàng ngồi xuống cùng tôi, thấp giọng nói, “Nếu ở Huy Châu đã chán rồi, chi bằng chúng ta quay trở về kinh xem một chút. Rời đi đã ba năm, Quận chúa hẳn là nhớ nhà đúng không?”.
Tôi thu hồi tâm tư, cười một tiếng tự giễu, miễn cưỡng duỗi lưng, “Đúng vậy á, ta có chút nhớ rượu Thanh Mai ở nhà rồi, nhưng so với cuộc sống thần tiên ở nơi này, ta còn không nỡ trở về”.
Dứt lời đứng dậy, tôi phất tay áo lướt qua những cánh hoa rơi, “Cảnh xuân thật tuyệt, chúng ta ra ngoài dạo một chút”.
Cẩm Nhi đuổi theo phía sau vội la lên, “Hôm qua Vương gia sai người đem tin tức tới vẫn đang chờ Quận… chờ Vương phi hồi đáp mà!”.
Tôi dừng chân, trong lòng không khỏi cảm thấy có điểm phiền muộn.
“Ngươi thay ta hồi đáp đi”, tôi lười ngoảnh lại, cứ như vậy rời đi, bỗng nhiên nghĩ tới một chuyện, lại nói, “Đúng rồi, ngươi xem xem lần này hắn đưa tới những gì, chọn một ít đồ thú vị để lưu lại, còn đâu thì cho nhóm y quan đi”.
Qua hai ngày, y quan sẽ tới một lần, lần này sẽ chuẩn bị một chút vàng bạc.
Ca ca nói, mẫu thân và cô cô thường xuyên thúc giục hỏi bệnh tình của tôi sao không thấy tiến chuyển, chập chạp không thể trở về kinh, nhóm thái y thì luôn thấp thỏm lo sợ, e rằng che giấu không thành. Tuy nói chỗ cha mẹ có ca ca làm nội ứng, nhưng mấy y quan này có chút nhát gan, nếu không chuẩn bị nhiều vàng bạc một chút để chặn miệng bọn họ lại, khó có thể đảm bảo cô cô không nhận thấy sự kỳ lạ, hạ ý chỉ triệu tôi trở về kinh thành.
Nếu để cho thái y nói bệnh tình của tôi quá mức nghiêm trọng lại sợ mẫu thân vội vàng tới thăm hỏi, như vậy cũng không ổn.
Ba năm này, tôi ở Huy Châu u cư* dưỡng bệnh, sống những tháng ngày tiêu dao như thần tiên hoàn toàn nhờ vào những gì mà vị phu quân kia ban tặng.
*U cư: sống lặng lẽ
Đêm tân hôn, Dự Chương Vương ngay cả động phòng cũng chưa bước vào một bước đã vội vã xuất chinh đi chinh phạt quân phản loạn.
Ba quận cùng làm phản, giặc ngoại xâm phía bắc nổi lên, nhất thời khói lửa tứ phương, vua dân chấn động.
Phu quân tôi một vai gánh vác thiên hạ, vung kiếm trấn nam, thật không dễ dàng gì bình định được quân phản loạn, lại không kịp nghỉ ngơi chỉ huy quân bắc tiến.
Lúc ấy, người người đều tôn sùng công lao bảo vệ xã tắc của Dự Chương Vương, còn ca tụng Dự Chương Vương phi hiểu thấu đại nghĩa, lấy nước nhà làm trọng.
Phụ thân chẳng những không trách tội vị giai tế* này ra đi không từ giã mà còn dâng tấu chương khen ngợi hắn lên triều đình.
*Giai tế: con rể tốt
Không có ai dám châm chọc tôi một mình cô đơn, tôi cũng bình tĩnh như thường vào cung tạ ơn, về thăm cha mẹ người thân. Đúng như bộ dạng mà bọn họ mong muốn, ung dung bình thản, có phong thái của quý tộc danh vọng.
Những ánh mắt truy đuổi phía sau tôi, những người chờ thấy tôi bi thương chán nản đại khái đều không được như nguyện.
Tôi vẫn mặc hoa phục, trang điểm đẹp, ra vào lừng lẫy, ở Dự Chương Vương phủ đêm nào cũng bày yến tiệc ca nhạc rộn ràng.
Cho đến hai tháng sau khi thành thân, một trận gió lạnh ào tới, tôi đột nhiên bị bệnh, lúc đó nằm triền miên trên giường bệnh, một đêm nguy kịch, cơ hồ đe dọa tới tính mạng. Cả đêm đó mẫu thân đều ở Phật đường quỳ lạy cầu khẩn, nước mắt như suối, nói với phụ thân nếu A Vũ rời đi sẽ cả đời ôm hận, vĩnh viễn không tha thứ cho phụ thân và cô cô. Phụ thân không phản bác được, ngây người trong thư phòng suốt một đêm.
Tôi tỉnh lại khi trời sáng, cơn sốt bắt đầu giảm.
Tỉnh lại trông thấy thân nhân trước giường rơi nước mắt vì vui mừng, tôi chỉ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không có kiên nhẫn đối mặt, cũng vô lực tiếp nhận.
Chỉ có trốn tránh.
Đúng lúc gặp mùa mưa, bệnh hen suyễn của tôi tái phát, thái y lo lắng thời tiết mưa dầm ở kinh thành gây bất lợi cho việc khang phục của tôi.
Thúc phụ làm quan ở Huy Châu từng xây dựng được một hành quán tinh tế, vừa mới khánh thành không lâu đã bị điều nhiệm trở về kinh, hành quán liền bỏ đó không dùng tới.
Khí hậu khô ráo ở Huy Châu thực tốt, phong cảnh hợp lòng người, thuận lợi cho việc tĩnh dưỡng.
Tôi dùng tiền hối lộ thái y, buộc ca ca thuyết phục cha mẹ cho tôi dời đến hành quán ở Huy Châu nghỉ ngơi.
Vừa mới tới Huy Châu, cha mẹ đã phái hơn ba trăm tỳ nữ tôi tớ cùng hộ vệ, khiến cái hành quán nho nhỏ bị chen chúc đông nghịt, làm kinh động thứ sử Huy Châu tự mình tới cửa bái kiến, khiến tôi đã phiền lại càng thêm phiền.
Tôi buộc thái y thượng tấu rằng tiếng người và tiếng động hỗn tạp có thể ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi, kiên quyết đưa đám người đó trở lại kinh thành, chỉ để lại một vài thị tỳ và y quan, rốt cuộc cũng được thanh tịnh.
Huy Châu xa, trời đất rộng lớn, lùi một bước lại có cảm giác được thay da đổi thịt, được sinh ra lần nữa.
Hành quán này của thúc phụ quả thực là đặc biệt chuẩn bị cho tôi, chẳng những cảnh trí động lòng người, nơi nơi vừa ý mà trong hầm còn có rượu ngon, trong sân cây cối xanh tươi hoa đua nở, chim sải cánh bay qua hồ nước, so với lâm viên tươi đẹp ở kinh thành còn hơn được vẻ tĩnh lặng.
Cha mẹ vốn tưởng rằng tôi chỉ là nghỉ ngơi giải sầu, không bao lâu sẽ trở về, đâu có ngờ tới tôi vừa đến Huy Châu đã yêu cuộc sống tiêu dao rảnh rỗi nơi này, ở lâu cũng không muốn về. Chỉ có khi xuân thu là sinh thần cha mẹ tôi mới về kinh ở tạm vài ngày rồi thân thể lại khó chịu, quay lại Huy Châu.
Từng ngày, từng tháng, từng năm… Tôi bắt đầu cảm thấy mình thay đổi.
Từ nơi bắt đầu trong thâm tâm đã dần dần biến lạnh, khác đi.
Thiếu nữ ngày xưa hầu hạ bên cha mẹ, thấy người thân lưu luyến đã không còn, bạn bè thân thích khi xưa hôm nay đã mỗi người một cảnh ngộ, gặp lại đã trở nên xa cách, ngay cả Uyển Dung tỷ tỷ cũng trở nên trầm mặc u oán giống như những phi tử tịch mịch trong cung.
Cha mẹ, cô cô, thúc phụ, mỗi người thấy tôi đều gắng sức che chở, trên mặt là vẻ áy náy không che giấu được.
Mà tôi đối mặt với những người thân của mình lại tình nguyện muốn họ trách cứ tôi, dạy dỗ tôi như trước, còn tốt hơn là cứ cẩn thận để ý như hiện tại.
Có nhiều thứ đã thay đổi, cũng không thể quay trở về như trước.
Chỉ có ca ca là chưa từng thay đổi, chỉ có mình huynh ấy hiểu tôi, cũng chỉ có ở trước mặt huynh ấy tôi mới không phải là Dự Chương Vương phi, không phải là Thượng Dương Quận chúa mà là A Vũ nhỏ bé luôn bám theo huynh ấy lúc trước.
Ngay cả Tử Đạm cũng rất lâu rồi chưa xuất hiện trong giấc mộng của tôi.
Thời gian ở hoàng lăng giữ đạo hiếu của Tử Đạm đã hết, hoàng thượng lại hạ thánh chỉ muốn huynh ấy giám sát việc cải tổ hoàng lăng, tu sửa tông miếu.
Việc này cũng không có ước định thời gian, chẳng biết lúc nào mới có thể trở về kinh.
Ngày xưa tôi không hiểu, hoàng thượng rõ ràng yêu Tử Đạm vì sao lại để mặc cô cô đưa huynh ấy đi hoàng lăng.
Giờ thì tôi lại hiểu.
Hoàng thượng để huynh ấy rời xa cung đình mới là thật tâm yêu huynh ấy, che chở huynh ấy,… Tại chốn vòng xoáy quyền thế này, chỉ cần một bước đi sai lầm là tan xương nát thịt. Hoàng thượng hiểu được, vây cánh của dòng họ Vương và Thái tử đã thành, hiện giờ lại kết minh cùng Tiêu Kỳ, bốn mươi vạn đại quân phía bắc luôn chằm chằm nhìn vào.
Phế Thái tử, đổi Thái tử là tuyệt đối không thể.
Là một người cha, điều hoàng thượng có thể làm chỉ là bảo vệ sự bình an của Tử Đạm.
Tôi cũng không tiếp tục nhớ tới huynh ấy, đời này duyên đã dứt, tôi đã được gả cho người khác, chỉ là nửa đêm ngẫu nhiên tỉnh mộng tôi sẽ gửi tới Tử Đạm ở hoàng lăng xa xôi một lời chúc mạnh khỏe.
Gả cho người ta được ba năm, lại ba năm không biết mặt mũi phu quân của mình.
Nhưng tôi không tìm ra được điều gì không may ở vị phu quân ấy. Đường đường là Dự Chương Vương, không những là trọng thần, quyền khuynh thiên hạ mà đối với người nhà cũng rất quan tâm. Ở nơi biên cương xa xôi chinh chiến, hắn vẫn không quên mỗi tháng sai người đưa thư tới, kỳ trân dị bảo hoàng thượng ngự tứ cho hắn đều được mang đến Huy Châu.
Chẳng qua là nội dung thư mỗi lần gửi tới đều không khác nhau là mấy, hơn phân nửa là do phụ tá của hắn viết, đóng ấn tín của hắn lên trên coi như gia thư. Tôi không biết hắn làm như vậy coi như là chu toàn lễ nghĩa hay là quan tâm tới thể diện của tôi hay là vì có chút bứt rứt. Lúc đầu tôi cũng từng trực tiếp viết thư hồi đáp, dần dần nhìn thấy bức thư giống như công văn ấy, ngay cả hứng thú mở ra xem cũng không còn nữa.
Có lẽ đây gọi là phu thê tôn trọng nhau, tương kính như tân.
Chúng tôi có sự ăn ý, ngầm hiểu lẫn nhau, không cần miễn cưỡng có lệ, ngược lại có niềm vui riêng, cầu nhân đắc nhân*.
*Cầu nhân đắc nhân: cầu gì được nấy.
Vừa mới vào tiết thu đã thấy lá vàng rơi lạc, vừa thấy đêm đông tuyết bay, tuyết đã tan xuân tới, mùi hạ ấm cũng dần dần đậm… Thời gian dễ dàng trôi qua, năm xưa như nước, tâm dần dần bình thản, từ đạm bạc tới lương bạc*, cuối cùng có thể bình tĩnh tự kiềm chế.
*Lương bạc: chán nản, nguội lạnh.
Mối nhân duyên này, vị phu quân này, tôi cũng nên hài lòng thôi.
Huy Châu là nơi xung yếu, đầu mối giao thông, đường sông lại thuận tiện, trước giờ luôn là vùng đất mà thương nhân và phú gia tụ hội.
Tiết trời nơi này khác hẳn kinh thành, không ẩm ướt nhiều mưa, mùa hạ oi bức, mùa đông lạnh căm.
Huy Châu bốn mùa rõ ràng, quanh năm suốt tháng luôn có ánh nắng tươi sáng, bầu trời trong vắt.
Từ xưa tới nay, dân chúng hai miền nam bắc không ngừng chuyển cư, hỗn tạp hơn thường, nơi đây vừa có người phương bắc sang sảng chất phác vừa có người phương nam ôn hòa tinh tế, qua nhiều năm liên tục chinh chiến cũng không có mấy thay đổi, dân sinh giàu có và đông đúc.
Thứ sử Huy Châu Ngô Khiêm là môn sinh một tay phụ thân nâng đỡ, năm xưa chỉ là tài tử có chút danh tiếng lại rất được phụ thân ưu ái, tại nhiệm bốn năm đã có chính tích* không tầm thường. Kể từ khi tôi tới hành quán, Ngô đại nhân vẫn ân cần trông nom, Ngô phu nhân cũng thường tới bái phỏng, lo lắng tôi có chút gì không vui, luôn tận tâm tận lực nghênh tiếp tôi.
*Chính tích: thành tích làm việc trong khi tại chức của quan lại.
Đối với sự nghênh đãi của phu phụ Ngô gia, tôi không có hảo cảm, cũng không đành lòng từ chối.
Ngô Khiêm dựa váo chính tích nổi trội cùng với sự chỉ bảo của phụ thân, con đường làm quan cũng coi như thuận lợi, có hy vọng thăng chức, vốn không cần tận lực nghênh đãi tôi. Chẳng qua là nữ nhi duy nhất của hắn cũng đã sắp trưởng thành, lại quanh năm cùng cha mẹ ở Huy Châu, không thể làm quen với con em những nhà cao cửa rộng chốn kinh thành, giờ sắp tới tuổi gả đi, phu phụ Ngô gia lo âu, mong mỏi sớm được điều trở về kinh thành để định mối chung thân cho con.
Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, lo lắng vất vả vì con tới mức đó.
Tôi biết nguyên nhân này, làm sao có thể nhẫn tâm từ chối?
Hai ngày nay, chuyện gây náo nhiệt nhất trong thành chính là ngày hội Thiên diên*.
*Diên: diều.
Xuân đến thi diều giấy vốn là phong tục phương nam, đặc biệt thịnh hành đối với nữ quyến trong kinh thành.
Những năm qua, vào tháng ba tháng tư mỗi khi xuân đến, nữ tử trong kinh đều tìm đến người có tay nghề giỏi làm ra những chiếc diều đẹp xa hoa, cùng thân quyến bạn bè ra ngoài thành dạo chơi, tổ chức yến tiệc thi thả diều, thưởng thức ca phú… Truyền thống Huy Châu không có tập tục này, sau khi tôi tới, hàng năm Ngô phu nhân đều tự mình chủ trì, mời nữ quyến danh môn phú gia toàn thành vào ngày chín tháng tư đến Quỳnh Hoa uyển tổ chức hội Thiên diên.
Hiếm thấy đôi phu phụ này tận lực dụng tâm, nghĩ ra cách như vậy để lấy lòng tôi.
Mọi năm ở nhà, ca ca luôn tìm tới thợ thủ công tay nghề khéo léo làm diều cho tôi, hơn nữa, huynh ấy còn am hiểu lối vẽ tranh tinh vi, đề lên đó bài thơ tôi làm. Con diều bay đi, chúng tôi mặc cho nó phiêu diêu, không để ý tới. Vậy mà người khác vô tình nhặt được lại tôn sùng là vật quý báu, ra giá bạc ròng trăm lượng, mang ra ngoài phố bán, mọi người gọi nó là diều mỹ nhân.
Năm nay, không biết ca ca sẽ vẽ diều mỹ nhân cho khuê tú nhà ai?
Có lẽ Cẩm Nhi nói đúng, tôi thực có chút nhớ nhà.
Ngày chín tháng tư, Quỳnh Hoa uyển.
Trời tháng tư trong xanh, hoa thơm cỏ lạ đua nhau tranh giành sắc xuân, sắc màu rực rỡ, đẹp như mây trời.
Danh môn Huy Châu tụ tập, phàm là người có chút danh phận địa vị cũng tranh nhau để cho nữ nhi tham gia ngày hội này.
Tôi hiểu được, những cô gái kia cũng chỉ mong ở ngày hội Thiên diên này thể hiện được hết vẻ tao nhã, nhận được sự ưu ái của tôi, từ đó leo lên nhà cao cửa rộng.
Ở trong mắt họ, tôi là quý nhân cao không thể chạm, là người có thể thay đổi vận mệnh của họ.
Bọn họ khát vọng có quý nhân giúp thay đổi vận mệnh như vậy, tôi lại thất vọng vận mệnh rơi vào tay người khác.
Đàn sáo hơi ngừng, ca múa cũng tạm dừng lại.
Tôi cùng Ngô phu nhân và một đám hầu nữ đi vào trong vườn.
Mọi người cúi người tham bái.
Các cô gái đều gấm vóc lụa là, trang điểm cẩn thận, đeo đồ trang sức quý giá, hết sức lộng lẫy.
Ngược lại tôi chỉ tùy ý mặc một thân váy dài thủy sắc mỏng, búi tóc vân mây, ở giữa cài chiếc thoa ngọc, toàn thân trên dưới không còn có nửa viên châu ngọc điểm xuyết nào nữa.
Lễ xong, khai yến.
Trong tiếng đàn sáo, một hàng vũ cơ y phục rực rỡ nối đuôi nhau đi ra, nhẹ nhàng múa, ở nơi cao nhất trong vườn xuất hiện một con diều bươm bướm đỏ thẫm đuôi hồng dịu dàng theo gió bay lên. Vẻ ngoài lộng lẫy, trang trí khéo léo, có lẽ thời gian để làm thành cũng không ít, xem ra là diều của thiên kim Ngô gia.
Tôi hơi mỉm cười, nói, “Cánh mỏng vương mây khói, bận rộn vì sắc hoa”.
“Tiểu nữ kém cỏi, khiến Vương phi chê cười rồi”, Ngô phu nhân khẽ khom người, lời nói khiêm tốn, thần sắc lại có chút tự đắc.
Một thiếu nữ áo vàng đang ngồi vội đứng dậy bái tạ.
Ngô phu nhân cười nói, “Tiểu nữ Huệ Tâm, bái kiến Vương phi”.
Tôi gật đầu ra hiệu cho cô gái đó tiến gần lại.
Thiếu nữ áo vàng cúi đầu chậm rãi đi tới, dáng người yểu điệu, chiếc khăn che mặt mỏng phất phơ trong gió, càng toát ra vẻ dịu dàng động lòng người.
Phương nam từng có tục lệ nữ tử chưa lấy chồng khi ra ngoài phải đeo khăn che mặt, tôi lại không biết Huy Châu cũng có phong tục như vậy, nữ tử Ngô gia này dùng khăn che mặt ở đây chắc hẳn là được giáo dục rất nghiêm.
Đang định nhìn kỹ nữ tử kia thì chợt nghe thấy một tiếng sáo vang lên, trong vườn, một con diều én xanh biếc đón gió bay thẳng lên, tinh tế hơn người, giống như một con én nhỏ đang giương cánh bay. Còn chưa kịp nhìn kỹ đã thấy một con diều cá chép vàng bay lên, tiếp đó là đào tiên, hoa sen, ve ngọc, chuồn chuồn… Nhất thời, đầy trời là cánh diều, vô cùng sặc sỡ tưng bừng khiến người xem không kịp nhìn.
Mọi người trong nháy mắt đều chỉ lo nhìn quanh, không ngớt lời ca tụng.
Ngô gia nữ nhi uyển chuyển đi tới, từng bước từng bước tới gần, dịu dàng hạ bái.
“Nữ tử xinh đẹp này rất khá”, tôi quay đầu lại cười nói với Ngô phu nhân, lại thấy thần sắc Ngô phu nhân biến đổi, trừng mắt nhìn nữ tử trước mặt.
Đột nhiên, một tiếng cười sắc bén dồn dập vang lên.
Tôi cả kinh ngẩng đầu, phía đông nam bên ngoài vườn bỗng nhiên xuất hiện một bóng dáng.
Khi gió to nổi lên, một con diều khổng lồ màu xanh lá phóng lên cao, giống như diều hâu, hai cánh dài gần ba trượng, vô cùng lớn bay xẹt qua vườn, xông thẳng tới chỗ tôi đang ngồi.
Tôi lập tức đứng lên, lui nhanh về phía sau.
Thân ảnh máu vàng trước mắt thoáng động, nữ nhi Ngô gia kia đột nhiên vươn tay giữ chặt lấy bả vai tôi, năm ngón tay đâm sâu vào da thịt, đau thấu gân cốt.
“Ngươi không phải là Huệ Tâm…”. Trong tiếng thét chói tai của Ngô phu nhân, nữ tử kia vòng về phía sau, một chưởng hạ xuống sau gáy tôi.
Cùng lúc đó, con diều ngợp bóng kia theo gió mạnh bay tới.
Bóng tối bao phủ khắp đất trời.
Sau gáy đau nhức, trước mắt hoàn toàn là một màu đen, lúc một chút ý thức cuối cùng còn sót lại, tôi chỉ cảm thấy hai vai bị giữ chặt, thân thể bị nhấc bổng lên, bên tai là tiếng gió phần phật…
Tác giả :
Mị Ngữ Giả