Nghiệp Đế Vương
Chương 32: Ơn mới
edit & beta: Hàn Phong Tuyết
Sau lần biến cố này, cả cung đình cũng im ắng hẳn. Tiên hoàng ra đi, lại thêm cô cô bị trúng gió khiến phụ thân đau lòng tột độ, nỗi oán hận với cô cô cũng tan theo mây gió. Trải qua những kiếp nạn luân phiên nhau tới, phụ thân dường như đã không còn nhiệt tình với quyền thế như trước, địch ý đối với Tiêu Kỳ cũng giảm đi rất nhiều. Trong vòng tranh đấu này, chúng tôi đã mất đi quá nhiều thân nhân, tất cả đều mỏi mệt, không đành lòng tổn thương người bên cạnh mình nữa.
Suy cho cùng thì vẫn là máu mủ tình thân, như tay như chân, người thân cho dù có xa cách hận thù nhau thì rốt cuộc cũng sẽ có một ngày hòa hảo.
Chỉ là, những năm tháng tươi đẹp trước kia đã một đi không trở lại, giữa tôi với họ đã xuất hiện một bức màn ngăn cách. Phụ thân không còn coi tôi như đứa con bảo bối mà che chở nuông chiều dưới đôi cánh của mình nữa. Trong mắt người bây giờ, tôi là con gái nhà họ Vương, quan trọng hơn là thê tử của Tiêu Kỳ, là người cùng Thái hoàng Thái hậu buông rèm chấp chính, là nữ tử chân chính chưởng quản cả chốn cung đình.
Chỉ mới qua một năm, phụ thân dường như già đi rất nhiều, tuy lúc nói cười vẫn mang dáng vẻ thong dong uyên thâm, nhưng thần thái cao ngạo lúc trước đã mất tăm. Bất luận là người kiên cường đến thế nào, một khi già đi vẫn sẽ trở nên mềm yếu. Khi người chỉ còn một thân một mình, cô đơn nhất, tôi yên lặng đứng phía sau người, cùng người bảo hộ cho từng thân nhân, bảo hộ cho gia tộc này.
Cô cô từng nói, thiên chức của nam tử là khai phá và chinh phạt, thiên chức của nữ tử là yêu thương và bảo vệ. Mỗi một gia tộc đều có một vài nữ tử giỏi giang, kế tục sứ mệnh bảo vệ che chở mọi người từ đời này qua đời khác… Trong lúc bất tri bất giác, tôi đã đổi vị trí cho các bậc cha chú; cha mẹ, cô cô dần dần già đi đã bắt đầu cần sự chăm nom của tôi, mà tôi dưới sự che chở bao bọc của họ bấy lâu nay cũng đã trưởng thành, trở thành người bảo vệ mới cho cả gia tộc.
Dạo gần dây phụ thân luôn nhắc tới quê cũ, nhắc tới thúc phụ. Từ sau khi thúc phụ qua đời, thẩm đã đưa hai nữ nhi và linh cữu về quê, không quay trở lại kinh thành nữa. Phụ thân rời quê Lang Gia nhiều năm, hiện giờ tuổi tác cao rồi lại càng thêm nỗi nhớ nhà. Người vẫn hy vọng sẽ có một ngày được đặt xuống mọi công việc bận rộn, một người, một áo, một đôi giày đi du ngoạn khắp bốn phương, thưởng thức phong cảnh non nước, sông núi tươi đẹp. Tôi hiểu được ý muốn này của phụ thân. Người cả đời đã chìm nổi chốn quan trường, hôm nay lòng nản chí tan, quy ẩn chốn ruộng vườn có lẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho người. Điều tiếc nuối duy nhất là mẫu thân vẫn không thể tha thứ cho phụ thân, không muốn rời khỏi chùa Từ An.
Phụ thân cũng không cưỡng cầu nữa. Lần cuối cùng tới thăm mẫu thân cùng tôi, phụ thân lẳng lặng ngắm nhìn bóng lưng mẫu thân một lúc lâu rồi thở dài nói: “Đời người sống tới lúc này, quyết lòng quy y, duyên hết cũng không tiếc hận gì nữa”.
Lúc ấy tôi đã cảm giác được điều khác thường. Phụ thân trước giờ luôn thích nói rằng A Vũ hiểu ý ta nhất, cha con chúng ta hợp nhau nhất. Vậy mà tôi không ngờ tới phụ thân lại kiên quyết đến thế, đưa ra quyết định nhanh đến thế.
Mấy ngày sau, phụ thân đột nhiên dâng sớ từ quan, sau đó không hề từ biệt ai, lặng lẽ để lại một bức thư rồi chỉ đem theo hai nô bộc, một hòm sách, đeo mũ quan rồi đi.
Tôi nhận được tin, cùng ca ca cưỡi ngựa đuổi ra ngoài kinh thành mười dặm, đến tận bến đò Hà Tân mới thấy một chiếc thuyền lá lênh đênh trên sông, cánh buồm ẩn hiện xa xa… Phụ thân cứ như vậy rũ bỏ một thân trần tục, đơn độc đi xa. Ở triều đình thì hiển hách, phiêu bạt giang hồ thì tiêu dao, đến hôm nay tôi mới thật sự bội phục phụ thân.
Mẫu thân biết tin phụ thân từ quan đi xa thì không nói không rằng, chỉ tiếp tục vân vê chuỗi tràng hạt trong tay, tầm mắt hạ thấp xuống. Nhưng Từ cô cô nói lại với tôi rằng hôm ấy mẫu thân thức trắng đêm tụng kinh.
Không lâu sau, cuối cùng chuyện vui chờ đợi bấy lâu cũng tới. Hoài n cưới Ngọc Tú, trở thành muội phu của tôi. Tôi lại có thêm hai thân nhân, tuy không có cùng huyết thống nhưng cũng khiến tôi trân trọng. Sau đó, thị thiếp của ca ca lại sinh thêm cho huynh ấy một bé trai nữa. Đây đã là đứa con thứ ba của huynh ấy. Không khí vui mừng hòa tan ưu thương, ngày qua ngày, kinh đô chìm trong mưa gió đã trở lại với vẻ phồn hoa vốn có.
Thời gian trôi qua thật nhanh, vừa chớp mắt tiểu Hoàng đế đã bắt đầu học nói. Đáng tiếc đứa bé trời sinh yếu ớt nên mãi vẫn chưa học đi được. Mỗi khi tôi nghe thấy đứa bé bi bô gọi mình là “cô cô”, nhìn thấy nụ cười ngây ngô của nó thì lòng lại cảm thấy chút tư vị chua xót.
Ngày hôm ấy Tiêu Kỳ về phủ rất muộn, cởi bỏ triều phục, khoác thêm áo choàng mà tôi đưa tới, thần sắc thoáng nhìn có vẻ mỏi mệt. Tôi xoay người pha trà sâm lại bị chàng đưa tay ngăn lại, ôm vào lòng.
Thần sắc ẩn chứa sự phiền muộn lo lắng của chàng khiến tôi cảm thấy bất an. Dựa vào ngực chàng, tôi nhẹ giọng hỏi: “Sao thế?”.
“Không có chuyện gì, ngồi với ta một lát”, chàng khẽ nhắm mắt, cằm đặt lên trán tôi. Nghe được chàng thở dài vẻ thỏa mãn mà lại như mệt mỏi, tôi hơi đau lòng, giơ tay ôm chàng, dịu dàng nói: “Còn đang phiền lòng chuyện lũ lụt ở Giang Nam sao?”. Tiêu Kỳ gật đầu, nét tươi cười vừa thoáng hiện trên mặt biến mất, nặng nề thở dài nói: “Hiện giờ cục diện chính trị vẫn chưa ổn định, quân phản loạn an phận ở Giang Nam mà chưa thể xuất binh chinh phạt. Trước mắt vừa có lũ lụt, bá tính trôi dạt khắp nơi, đáng hận là cả triều một đám văn võ không có ai dám đứng ra đảm đương!”.
Tôi nhất thời im lặng, lòng cũng trầm xuống theo chàng. Năm nay mùa xuân vừa tới, sông nước liên tiếp xuất hiện điều dị thường, mấy ngày gần đây, tri châu tri phủ lâu năm ở các vùng dâng tấu rằng mùa xuân hạ này e sẽ có lũ lớn, triều đình nên sớm đề phòng. Song quan viên cả triều đều lo sợ, không ai dám đứng ra gánh trọng trách này, khiến Tiêu Kỳ rất tức giận, nhưng lại không thể làm gì.
Tôi trầm ngâm một lúc lâu, nhớ tới năm xưa khi thúc phụ còn đã từng có công lớn trị lũ lụt ở Giang Nam, hiện giờ thúc phụ đã mất, trong những người từng theo cùng thúc phụ năm đó lại chẳng có lấy một người nhận nổi nhiệm vụ này.
Tiêu Kỳ than một tiếng, bình giọng nói: “Ta cũng đã chọn được một người, lại không biết người này có hoài bão này không”.
Tôi ngây ngốc, trong đầu chợt lóe lên một tia sáng, kinh ngạc nhìn về Tiêu Kỳ, “Chàng là nói… ca ca?”.
Năm đó, ca ca từng đi theo Nhị thúc tuần sát nạn lụt, giám sát công trình thủy lợi, mắt thấy nỗi khổ khi phải chịu đựng lũ lụt hàng năm của dân chúng hai bên bờ sông. Sau khi trở về kinh, ca ca đã xem rất nhiều sách cổ, vùi đầu học thủy lợi, thậm chí còn đi khắp các sông lớn sông nhỏ Giang Nam, thăm dò dân tình, viết nên cuốn sách “Sách trị thủy” mấy vạn chữ dâng lên triều đình. Song phụ thân luôn luôn coi huynh ấy là làm việc không đàng hoàng, chưa bao giờ để bản thao lược trị thủy của một vị quý công tử như huynh ấy vào mắt.
Năm ấy, Trường Giang, Hoàng Hà vỡ đê, dân chúng chết và bị thương vô số, hàng vạn hàng ngàn nhà cửa ruộng vườn bị hủy, một đám quan viên đều bởi không thể trị thủy mà bị giáng chức. Từ đó quan lại trong triều không ai dám ngồi lên vị Tổng đốc hà đạo dễ dàng như trước nữa. Song năm ấy, ca ca giấu phụ thân, dâng biểu xin được đảm nhận chức vị này. Bản biểu ấy đương nhiên là bị phụ thân bác bỏ, quay về còn cho huynh ấy một trận mắng nghiêm khắc. Phụ thân nói, trị thủy là gánh vác dân sinh, nào có đùa cợt được, há có thể để cho huynh ấy càn quấy. Sau đó chuyện này bị truyền ra ngoài và coi là trò cười, không ai tin tưởng một công tử phong lưu như ca ca cũng có thể đảm nhận được trách nhiệm trị thủy to lớn thế.
Từ sau lần đó, ca ca từ bỏ mọi nguyện vọng, chỉ tận tình ngâm thơ uống rượu, không nhắc lại chuyện trị thủy thêm lần nào nữa.
Tôi hoàn toàn không thể ngờ tới lúc này Tiêu Kỳ sẽ nghĩ đến ca ca. Bản thân kinh ngạc, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Tiêu Kỳ mỉm cười nhìn tôi, không nói lời nào, thần sắc bí hiểm.
“Chuyện lớn như vậy, chàng tùy tiện đề bạt ca ca, không lo sợ triều thần cười chê sao?”, tôi nghĩ ngợi một lát, thử dò xét hỏi chàng, trong lòng lại đè nặng một suy nghĩ khác không thể cất thành lời – nhỡ ca ca không thành công, không những Tiêu Kỳ bị dân chúng quay lưng mà danh vọng của họ Vương cũng sẽ phải chịu đả kích lớn. Tiêu Kỳ chỉ cười nhạt một tiếng, “Cho dù trước mắt không tránh khỏi bị cười chê nhưng ta vẫn muốn mạo hiểm một lần”.
“Tại sao nhất định phải là ca ca?”, tôi nhíu mày.
“Bằng tài trí của Vương Túc, ta tin tưởng huynh ấy có thể đảm đương nhiệm vụ này, chỉ là hiện tại còn chưa biết huynh ấy có hoài bão này không…”, ánh mắt Tiêu Kỳ thâm sâu, chàng than thở, “Trải qua một thời gian dài như vậy, các thế gia, hoàng thân quốc thích đều lo sợ trong lòng, không dám cho ta dùng. Nếu lần này Vương Túc đảm nhiệm trọng trách chính là thể hiện ta không có thành kiến đối với con cháu thế gia, chỉ dùng người xuất thân thấp kém”.
Tôi im lặng chốc lát rồi thở dài, nói: “Đó cũng là chuyện thường tình. Có vết xe đổ của Tạ gia, chỉ e các thế gia đều đã kinh sợ, bây giờ họ tự vệ còn không kịp, nào có lòng có dạ làm việc”.
Đôi lông mày lưỡi kiếm của Tiêu Kỳ chau chặt, “Sống tại loạn thế, nếu không dùng thủ đoạn cứng rắn thì làm sao có thể khiến những danh môn thế phiệt như vậy khuất phục được?”.
“Lấy việc giết chóc để ngừng sự giết chóc mặc dù không phải là kế sách tốt nhất, nhưng nếu có thể lấy giết chóc nhỏ để ngừng đại loạn thì cũng là đáng giá”, tôi nhìn chàng thật sâu, đưa tay lên trên vai chàng, dịu giọng nói: “Ta biết chàng đúng”.
Tiêu Kỳ rung động, gương mặt vui mừng, “Có nàng hiểu ta là đã đủ”.
Tôi cười nhạt, trong lòng đã rõ, “Nếu ca ca nhậm chức Tổng đốc hà đạo, được chàng đặc cách sử dụng thì đương nhiên sẽ khiến mối lo sợ trong lòng những người khác tiêu tan, các thế gia cởi bỏ lớp phòng bị, hiểu được lòng đối xử bình đẳng của chàng. Là như vậy sao?”.
“Đúng vậy!”, Tiêu Kỳ mỉm cười tán thành, tôi lại có chút chần chừ, “Nhưng không biết ca ca nghĩ thế nào…”.
“Huynh ấy có thể dốc lòng nhậm chức hay không thì phải xem khả năng của Vương phi rồi”. Tiêu Kỳ nhướng mày nhìn tôi, ý cười hiện lên vô cùng rõ ràng trong ánh mắt. Tôi bừng tỉnh đại ngộ, thì ra là lòng vòng hồi lâu… đây mới là mưu đồ chân chính của chàng… Con người đáng ghét này!
Hôm sau, tôi dẫn theo thị nữ, hành trang đơn giản, lặng lẽ đi tới biệt quán ở ngoại thành của ca ca.
Đứng trước cửa biệt quán thanh nhã như vườn hoa chốn tiên cảnh, tôi không kìm được lòng mà thán ca ca thực sự là người tuyệt vời, quá hiểu cuộc sống nhàn hạ hưởng thụ. Huynh ấy quá giỏi tìm người tài thợ khéo, xây dựng biệt quán nho nhỏ này thành nơi đông ấm hạ mát, tinh xảo tuyệt mỹ. Đi thẳng vào trong, còn chưa tới phòng khách đã nghe thấy tiếng đàn sáo du dương, bồng bềnh vẳng bên tai.
Hoa tường vi nở rộ bên bờ nước, ca ca nhắm mắt say sưa tựa trên sập ngọc, tóc búi tùy tiện cài ngọc trâm, có mấy sợi tóc mai xõa ra, một thân áo trắng hơn tuyết, vạt áo hơi mở rộng để lộ ra phần cổ trắng ngần, thân hơi nghiêng, dáng vẻ lúc này khiến hai ca cơ xinh đẹp bên cạnh cũng thua vẻ đẹp của huynh ấy. Tôi chậm chậm đi vào trong, huynh ấy vẫn không mở mắt, hai ca cơ luống cuống định hành lễ thì bị tôi giơ tay ngăn lại.
Ca ca khẽ trở mình, vẫn nhắm mắt lười biếng nói: “Phỉ Sắc, dâng rượu…”.
Tôi đưa tay cầm lấy một chén rượu nhỏ trên bàn, bên trong còn lại chút ít rượu, vung tay hất tới gương mặt tuấn tú của huynh ấy. Rượu vừa bắn tới mặt, ca ca kinh ngạc kêu một tiếng, nhảy dựng lên, “Chu Nhan, nha đầu hung ác này!”.
Huynh ấy ngẩn ngơ, đến khi nhìn thấy rõ ràng người trước mắt thì chợt vui mừng hét lên, “A Vũ, là muội!”. Hai ca cơ vội vã đi lên phía trước, một trái một phải lấy ra khăn thơm không ngừng lau mặt cho huynh ấy. Tôi lại cười dài giật tay áo gấm trắng của huynh ấy, không khách khí lau vết rượu trên đầu ngón tay, nhướng mày nói, “Hình như muội tới không đúng lúc?”. Huynh ấy bày ra vẻ mặt ‘hết cách’, thở dài nói: “Muội không thể dịu dàng với ta một chút sao? Dầu gì cũng đường đường là Vương phi, thế mà còn nghịch ngợm”.
Tôi chuyển mắt nhìn hai mỹ nhân, một người mặc hồng y phong thái tươi tắn, một người mặc lục y cũng xinh đẹp hơn người. Ca ca bưng chén ngọc, lai dựa vào sập ngọc, nheo mắt nhìn tôi, “Muội tới để ngắm mỹ nhân hay là cố tình tới quấy rối ta?”.
“Vừa muốn ngắm mỹ nhân, vừa muốn mắng người lười”, tôi chộp lấy chén rượu trong tay huynh ấy, “Đừng tưởng rằng phụ thân không có ở đây thì không có ai quản được huynh”.
Ca ca tung mình ngồi dậy, hoảng sợ cười nói: “Trời ơi, ngoa phụ nhà nào đi vào nhầm cửa thế này?”.
Tôi nhìn huynh ấy chằm chằm, một hồi rất lâu, cuối cùng trong lòng lại thấy đau xót, hạ tầm mắt thở dài, “Ca ca, huynh bây giờ càng ngày càng lười nhác”.
Ca ca ngẩn ra, nghiêng mặt đi không nói thêm gì nữa. Thị nữ mang một bình ngọc lên, rót đầy vào chiếc chén đính ngọc châu trước mắt tôi. Ca ca cười nhạt, “Nào, nếm thử rượu ta vừa mới ủ năm nay!”.
Tôi bèn khẽ nhấp một ít, chỉ cảm thấy một mùi thơm mát lạnh vương vấn, chợt thốt lên khen: “Rượu thơm quá!”. Ca ca đắc ý khác thường, “Muội bình phẩm thử tư vị số một này đi!”.
Rượu này lúc vừa vào miệng thì mùi thơm lan tỏa, tựa hồ như có gió xuân khẽ lướt qua, sương đêm óng ánh, hoa đào rực rỡ phong lưu, rõ ràng chỉ có một chút cảm giác chếnh choáng mát lạnh mơ hồ nhưng vào cổ lại mềm êm, hơi ấm tản ra khắp cơ thể, hai gò má bất giác chợt nóng lên. Tôi cười than, “Phương phỉ tứ nguyệt, thâm thiển hồng trang, ỷ lan tư nhân, lạc anh mãn thường”.
Ý nghĩa: Tháng tư có hoa thơm hương, gương mặt phiếm hồng, người tựa lan can suy nghĩ, hoa rơi đầy trên vạt áo.
Ca ca cười lớn, “Bình rất hay! Được bốn câu khen ngợi này quả thực không uổng công ta khổ cực hái cả một giỏ hoa đào… A Vũ nhà ta thật tuyệt!”.
“Đây là rượu ủ hoa đào?”, tôi vui vẻ nói, “Huynh thực sự đã làm được?”. Ca ca trước kia rất yêu vẻ đẹp của hoa đào, chúng tôi từng cùng nhau ủ thử rượu rất nhiều lần, nhưng chưa lần nào thành công. Không ngờ vừa mới trải qua sóng gió mà huynh ấy đã lặng lẽ hoàn thành. Nếu bàn về tấm lòng phong lưu tỉ mỉ, có lẽ thiên hạ này không thể tìm được người hơn huynh ấy nữa. Ca ca tựa mình trên sập, ánh mắt ngập tràn ý cười, tôi vờ giận nói: “Nếu không phải là hôm nay muội trùng hợp bắt gặp thì huynh còn muốn giấu giếm bao lâu nữa?”.
Ca ca cười khan một tiếng, “Một bầu rượu có gì hiếm chứ, ta một người nhàn rỗi nên thông thạo cách hưởng lạc thôi”.
Tôi muốn phản bác, lại không biết nên nói gì, nhất thời im lặng. Ca ca lại vô cùng hăng hái, gọi ca cơ tiếp tục, lại rót rượu, cùng tôi mặc sức uống.
Một chén rượu nguyên chất vừa uống xuống, toàn thân bỗng có cảm giác như đang trên mây. Chúng tôi đã bắt đầu say, hí hửng gõ nhịp ca hát. Cầm cơ tận tâm gảy một bài hát dân gian Giang Nam, du dương dịu êm, bất giác mở ra cánh cửa thời niên thiếu.
“Đàn, đàn…”, tôi loạng choạng đứng dậy, đưa mắt nhìn ca ca, hài hước cười một tiếng, “Thiếp thân cả gan hiến nghệ, mời công tử hợp tấu một khúc”.
Ca ca luôn miệng nói hay, lập tức gọi thị thiếp dâng lên sáo Dẫn Hạc danh chấn khắp kinh thành. Nhưng đàn cổ của tôi không phải mang đến từ Vương phủ mà là tùy ý mượn một chiếc đàn ngọc của cầm cơ, đưa tay thử dây, tiếng vang lên cũng trong veo.
Tôi ngưng thần, ngón tay nhẹ lướt, tiếng đàn uyển chuyển vang lên như nước chảy.
Trong khúc đàn “Thượng dương xuân” mềm mại phiêu diêu chợt nghe thấy có tiếng tiếng sáo biến ảo khôn lường, hòa vào cùng tiếng đàn, tựa như hai con bướm sóng bay, vờn cánh trên đầu cành liễu, cùng chơi đùa với gió xuân. Bỗng nhiên, tiếng đàn biến đổi, từ khung cảnh tháng tư xuân xanh đến buổi hoàng hôn mưa ào ào mùa thu; hoàng hôn trôi qua, trời đất tối sầm, tiếng sáo cũng theo đó mà trầm xuống, đầy vẻ âm u. Như có thiên biến vạn biến, tiếng nhạc dẫn lối người đi tới ly biệt, muộn phiền, tấu lên biết bao đau thương khổ ải.
Ca ca nghiêng người nhìn tôi, ánh mắt ngẩn ngơ, thoáng qua chút thất thần, tiếng sáo vì thế mà càng thêm phần buồn bã. Tôi làm như không thấy, gắng sức gảy ra trên dây đàn những âm thanh nghiêm trang, kiên quyết phá tan nỗi ai oán, niềm chán nản trong tiếng sáo kia, khiến tiếng đàn mang theo biển cát vàng mênh mang, khí thế hào hùng của Trường Giang. Tiếng đàn càng lúc càng cao, vút bay lên như hiệp khách tung hoành, trường kiếm chiếu sáng khắp chốn giang hồ; sục sôi như tướng quân cưỡi ngựa xông pha nơi sa trường. Mà tiếng sáo thì dần mệt mỏi, sau vài lần biến chuyển đã không thể theo kịp tiếng đàn. Đột nhiên, một tiếng “phăng” vang lên, dây đàn đứt đoạn, tiếng sáo cũng không thấy nữa.
Gương mặt tựa ngọc tạc của ca ca khoác lên một màu đỏ bừng khác thường, ánh mắt đầy vẻ kinh ngạc, ngón tay cầm sáo gần như trắng bệch. Còn tôi thì hào khí cuồn cuộn, mồ hôi đã thấm ướt áo, tựa như đã hao hết toàn bộ sức lực, trong chốc lát không nói nên lời.
“A Vũ, tiếng đàn của muội tinh diệu như vậy, ca ca không thể theo kịp được nữa rồi”, ca ca quay đầu nhìn tôi, buồn bã cười một tiếng, vẻ mặt có chút hoảng loạn.
Tôi đưa mắt nhìn thẳng vào ca ca, chậm chậm nói: “Nguyện vọng do lòng mà sinh ra, tiếng đàn do lòng mà biến chuyển, sáo Dẫn Hạc vẫn luôn là thiên hạ vô song, nhưng ca ca, lòng của huynh đâu rồi? Có còn cao rộng như xưa không?”.
Ca ca chấn động, nhưng lại tránh ánh mắt của tôi, ngoảnh đầu đi chỗ khác, không đáp lại.
Tôi bỗng nhiên cầm cây đàn đã đứt dây lên, ném thẳng xuống sàn nhà. Dây đàn đứt phăng tán loạn, tỳ nữ xung quanh hoảng hốt quỳ xuống, không dám ngẩng đầu.
“Ca ca! Đàn ngọc bình thường này chỉ có thể náu mình tại chốn khuê các, không tấu lên nổi âm thanh hào hùng; nhưng sáo Dẫn Hạc xưa nay không phải là vật bình thường, cho dù có bị chìm trong son phấn, suốt ngày làm bạn với những âm thanh rẻ mạt!”, tôi và huynh ấy nhìn nhau, thấy rõ được vẻ xấu hổ trong đáy mắt huynh ấy. Ca ca im lặng một lúc lâu, thở dài một tiếng, “Sáo tốt hơn thế cũng chỉ là vật chết thôi”.
“Cái đó còn phải xem xem nó gặp được chủ nhân thế nào”, tôi nhìn ca ca, “Cây sáo là vật chết, nhưng người là vật sống, chỉ cần lòng vẫn có hoài bão thì cuối cùng sẽ tìm được phương hướng cho mình. Cứ thẳng bước mà tới, nơi xa xôi đến mấy cũng không thể làm khó được ca ca”.
Ca ca quay đầu lại, rung động, ánh mắt sâu thẳm.
Tôi đón nhận ánh mắt của huynh ấy, mỉm cười nói: “Ca ca là người A Vũ bội phục từ nhỏ, trước kia là vậy, sau này cũng vậy!”.
Ngày hôm sau, ca ca chủ động cầu kiến Tiêu Kỳ.
Đây là lần đầu tiên hai người trực tiếp nói chuyện riêng với nhau, luận công luận tư, về tình về lý, tôi đều biết địch ý của ca ca với Tiêu Kỳ, cũng biết nút thắt với ca ca trong lòng Tiêu Kỳ. Nhưng tôi không tới thư phòng, để mặc cho bọn họ nói chuyện suốt hai canh giờ, quên cả bữa tối. Đây là cuộc nói chuyện giữa Dự Chương Vương và Vương đại nhân, cũng là cuộc giao chiến giữa hai nam nhân. Nam tử trên thế gian này bất kể là mang thân phận, địa vị thế nào thì ẩn sâu trong con người họ đều giữ những nguyên tắc không thể thay đổi, vì vậy thay vì đến gây khó xử thì cứ để hai người họ dùng cách của nam nhân mà giải quyết ân oán.
Hôm sau, thánh chỉ được ban, phong Vương Túc làm Tổng đốc hà đạo, nhậm chức quan Ngự sử, hàm Thượng thư.
Ngay lập tức, triều đình xôn xao, rộ lên hàng loạt những lời đồn đại, tựa hồ như không có ai nhìn ra được khả năng trị thủy của ca ca. Triều thần ai nấy đều đầy lòng nghi ngờ vị tân Tổng đốc hà đạo này, đồng thời nghị luận chuyện Dự Chương Vương sử dụng người của thê tộc. Ca ca cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái danh quý công tử dưới bóng hào quang của phụ thân mà trở thành một nhân vật được người người chú ý. Đối mặt với đủ loại ánh mắt khác nhau, ca ca chỉ mỉm cười đáp lại.
Thê tộc: họ nhà vợ.
Chuyện lụt ở Giang Nam vô cùng nguy cấp, không thể chậm trễ dù chỉ một ngày, chính vì vậy, thánh chỉ vừa ban xuống được ba ngày, ca ca đã lên đường đi nhậm chức.
Tiêu Kỳ và tôi đích thân tiễn huynh ấy ra khỏi kinh thành, hoàng thân quốc thích, trọng thần trong kinh cũng nhao nhao theo sau.
Ca ca mặc triều phục gấm xanh thẫm thêu hình hạc trong mây, đai ngọc kim quan, giục ngựa qua cầu dài, tới đầu cầu bên kia thì dừng ngựa nhìn lại, mỉm cười với tôi. Lần này đi xa ngàn dặm, đường đi nhiều gian khó, những gió mưa gian khổ mà ca ca sắp phải đối mặt, e là tôi không thể tưởng tượng ra được. Nhìn thân ảnh ấy càng lúc càng xa, hai tròng mắt rốt cuộc cũng ngấn nước… Tôi lại nhớ tới cái lần lên đầu thành xem buổi khao quân, xa xa nhìn thấy phụ thân mặc áo mãng bào đeo đai ngọc, đứng đầu bá quan, tôi đã từng giễu cợt ca ca, hỏi huynh ấy khi nào mới có thể làm được như vậy… Không ngờ tới, chỉ vừa qua mấy năm, ca ca quả thực đã trở thành vị Thượng thư trẻ tuổi nhất từ thuở khai quốc đến nay, tiên y nộ mã rời khỏi chốn đình các, oanh động kinh thành.
Tiên y nộ mã: ý chỉ người cao quý, khí thế hào hùng.
Đảo mắt hạ qua thu tới, ca ca đã rời kinh hơn nửa năm. Có lẽ là do trời cao ban ơn, năm nay nạn hạn hán và lũ lụt cũng không nghiêm trọng như trong dự liệu. Dưới sự quản lý, bố phòng của ca ca, các châu, quận thường xuyên bị lụt đã tránh được những tai họa nặng nề, sông ngòi vô cùng suôn sẻ, việc đắp đê cũng tiến triển nhanh. Song ca ca lại dâng tấu lên triều đình nói dịp đông qua xuân tới mới là lúc nghiêm trọng nhất, không thể sơ sót.
Mùa thu này trôi qua rất nhanh. Lúc lá trên cành cây đã rụng hết, tôi nhận được một cuốn sổ tấu gửi từ Hoàng lăng tới, nói thị thiếp của Hoàng thúc Tử Đạm đã sinh đứa con đầu tiên, là một bé gái. Dựa theo quy định của Hoàng thất, cần dâng tấu mời Thái hoàng Thái hậu ban tên thì đứa bé này mới được thừa nhận là con cháu Hoàng thất. Sổ tấu lên Thái hoàng Thái hậu thường qua tay tôi. Cầm cuốn sổ vải đỏ trong tay, tôi thoáng chốc thất thần.
Huynh ấy đã có thị thiếp, có nữ nhi… Tử Đạm, Tử Đạm! Đã cách xa năm năm, nhưng mỗi lần nhắc tới cái tên này, trong lòng vẫn cảm thấy hụt hẫng, tựa như bị một bàn tay vô hình đè nén.
Cảnh tượng ngày huynh ấy rời kinh dường như hiển hiện trước mắt… Ngày hôm ấy liễu bay tán loạn, mưa phùn như tơ, nhưng chúng tôi lại không ngờ rằng lần đi Hoàng lăng đó kéo dài những năm năm. Hiện giờ, cảnh còn người mất, quá khứ đã tan thành tro bụi.
Song, nào có ai biết đây là phúc hay là họa. Nếu không có năm năm bị giam cầm này, nếu như huynh ấy vẫn luôn ở lại Hoàng thành thì e đã sớm bị cuốn vào tranh giành quyền lực, chưa biết chừng hiện tại cũng chẳng còn sống.
Từ sau khi Tiên hoàng băng hà, họ Tạ chịu tội, huynh ấy đã trở thành một người không quan trọng. Từng có một người góp ý với Tiêu Kỳ rằng nên trừ khử Tử Đạm tránh hậu hoạn, nhưng Tiêu Kỳ lo rằng một hồi tàn sát không ngừng như vậy đã khiến cho hoàng thân quốc thích nản lòng, nếu như đuổi cùng giết tận thì e là sẽ mất lòng người. Sau đó không lâu, Tiêu Kỳ đưa Tử Đạm từ thung lũng Mộc Lan về Hoàng lăng, hủy bỏ việc giam cầm, coi như cho huynh ấy một chút tự do, chỉ là không thể bước ra khỏi Hoàng lăng nửa bước.
Một chiếc lá khô bị gió thổi tới, rơi xuống, nhè nhẹ chạm vào cuốn sổ. Tôi không nói gì, từ từ gấp cuốn sổ lại.
Lúc biệt ly, huynh ấy vẫn là một thiếu niên, hiện tại đã có nữ nhi rồi… Ngoài chút phiền muộn, trong lòng tôi lại thấy vui mừng, thậm chí bản thân còn cảm giác nhẹ lòng như được giải thoát. Nghĩ tới việc huynh ấy ở Hoàng lăng cực khổ tịch mịch mà có thể có hồng nhan tri kỷ làm bạn, tôi thực an lòng.
Chẳng qua là, nơi đáy lòng cuối cùng vẫn không khỏi có chút thẫn thờ, giống như cái tên mà tôi nghĩ ra cho con huynh ấy thực sự rất đáng cười. Nghĩ lại một chút, tôi lặng lẽ thở dài, lệnh cho nữ quan trong cung mang cuốn sổ tới Thái Thường tự, để cho quan phụ trách lễ chế tôn thất nghĩ tên rồi trình lên sau. Ngay sau đó, tôi cho truyền một lễ quan, lệnh hắn chuẩn bị một số lễ vật chúc mừng công chúa đưa tới Hoàng lăng.
Nến sắp cháy hết, đã tới giờ đi ngủ, tôi ngồi trước gương gỡ trâm cài đầu xuống, tóc dài như mây xõa bung, buông tới bên hông.
Tiêu Kỳ mặc một thân áo bào rộng thùng thình, từ phía sau ôm lấy tôi, thân thể vững chắc cao ngất dán sát vào tôi, chỉ cách một lớp vải. Mặt tôi nóng lên, da thịt cũng hơi có cảm giác nóng, xoay người ôm cổ chàng, ngón tay trượt xuống dọc theo cổ áo, mân mê hình thêu bàn long trên áo chàng. Bàn long là hình thêu cho Hoàng tộc và Vương giả, chỉ có y phục Hoàng đế mới được thêu phi long. Không biết tới khi nào trên y phục của chàng sẽ đổi từ hình thêu bàn long thành phi long… nhưng tôi biết ngày đó không quá xa nữa.
Tay chàng trượt vào trong áo tôi, lướt qua vòng eo, chậm rãi dời về trước ngực, lòng bàn tay nóng bỏng khiến tôi thoáng chốc trở nên mềm yếu. Tôi thở gấp, khẽ cắn môi, ngửa đầu nhìn chàng. Ánh mắt chàng sâu thăm thẳm, đáy mắt đầy tình ý, cúi người dần dần nhích gần tới… Sau một nụ hôn rất lâu gần như khiến tôi không thể thở nổi, chàng ngừng lại, môi mỏng lướt qua cổ, đột nhiên ngậm vành tai tôi. Tôi rên rỉ thành tiếng, lại thấy chàng cúi đầu nói, “Đã chuẩn bị tốt lễ nghi cho đứa con của Hoàng thúc chưa?”.
Tôi run lên, đột nhiên tỉnh táo lại, đón nhận ánh mắt sắc bén của chàng không chút né tránh, lòng có phần căng thẳng.
“Đó là một bé gái”, tôi lo sợ cất tiếng, cổ họng hơi nghẹn.
“Ta biết”, chàng cười nhạt, ánh mắt lại không có chút ấm áp nào.
Gánh nặng trong lòng tôi liền được giải tỏa. Tôi quả nhiên đã quá lo lắng, chỉ e chàng sẽ không tha cho bất cứ kẻ thừa kế ngai vàng nào. Nhưng nếu như chàng đã biết đó là một bé gái, lại còn là nữ nhi của một vị Hoàng thúc thất thế thì sao chàng lại cố ý hỏi tôi như vậy?
“Sao vậy, nàng có vẻ như rất lo lắng?”, giọng nói của chàng càng lúc càng nghiêm túc, ánh mắt sắc như đao.
Tôi ngẩn người, suy nghĩ thoáng chốc thay đổi, bỗng nhiên hiểu ra… Không lẽ, chàng đang ghen với một đứa bé mới ra đời?
Chuyện khi xưa tôi và Tử Đạm là thanh mai trúc mã chàng hẳn đã biết, chỉ là những năm này chúng tôi thấu hiểu lòng nhau mà không nhắc tới. Đối với sự im lặng của chàng, tôi cho là chàng đã sớm quên chuyện ấy đi. Tôi ngạc nhiên bật cười, lập tức thừa nhận, “Đúng vậy! Đứa bé sinh ra ở Hoàng lăng lạnh lẽo, lại là con thiếp thất, thân thế đáng thương, cho nên ta cảm thấy thương xót, ngay cả lễ vật chúc mừng cũng cho chuẩn bị theo nghi thức dành cho Công chúa, Vương gia cho là có gì không ổn?”.
Tiêu Kỳ thấy tôi thừa nhận không chút do dự như vậy thì lại sa sầm mặt hỏi: “Chỉ là thương xót?”.
Tôi nháy mắt cười, nói: “Nếu không thì chàng cho là thế nào? Yêu ai yêu cả đường đi?”.
Chàng im lặng, vẻ mặt bị tôi trách móc có chút lúng túng nhưng đáy mắt thì hiện lên vẻ phẫn nộ.
“Ta và Tử Đạm từng có tình cảm khi nhỏ, điều này chàng cũng biết”. Tôi hơi cau mày, thản nhiên cười, nhìn sắc mặt chàng dần dần xanh mét, “Khi đó chàng còn chưa biết trên đời này có một nữ tử tên Vương Huyên, mà ta cũng không biết trên đời này có một nam tử tên Tiêu Kỳ; khi đó, ta cho rằng người bên cạnh là tốt nhất, nhưng không biết rằng chân chính yêu say đắm một người thực sự không giống với tình cảm thanh mai trúc mã”.
Tiêu Kỳ vẫn lạnh lùng nhìn, hai môi mím chặt, nhưng nơi đáy mắt đã hiện lên ý cười ấm áp không thể che giấu, “Không giống thế nào?”.
Tôi kiễng chân, đặt lên đôi môi chàng một nụ hôn nhẹ, khẽ cười nói: “Khác như thế nào… chàng nhìn thử chẳng phải sẽ biết sao?”.
“Nhìn thử?”, hơi thở của chàng trở nên dồn dập, khuôn mặt không còn giữ nổi vẻ lạnh lùng nữa, cười nói: “Đây là nàng nói nhé!”.
Cánh tay chàng dùng sức, đột nhiên ôm ngang tôi lên, sải bước về phía giường.
~~
Làm chương này trong tâm trạng không được tốt lắm thế nên văn phong phần đầu có chút…khoai. Lúc đọc beta lại cũng không biết phải sửa thế nào, nói chung là bị tâm trạng của truyện làm cho mù mịt… Thôi đành để sau này sửa lại.
Sau lần biến cố này, cả cung đình cũng im ắng hẳn. Tiên hoàng ra đi, lại thêm cô cô bị trúng gió khiến phụ thân đau lòng tột độ, nỗi oán hận với cô cô cũng tan theo mây gió. Trải qua những kiếp nạn luân phiên nhau tới, phụ thân dường như đã không còn nhiệt tình với quyền thế như trước, địch ý đối với Tiêu Kỳ cũng giảm đi rất nhiều. Trong vòng tranh đấu này, chúng tôi đã mất đi quá nhiều thân nhân, tất cả đều mỏi mệt, không đành lòng tổn thương người bên cạnh mình nữa.
Suy cho cùng thì vẫn là máu mủ tình thân, như tay như chân, người thân cho dù có xa cách hận thù nhau thì rốt cuộc cũng sẽ có một ngày hòa hảo.
Chỉ là, những năm tháng tươi đẹp trước kia đã một đi không trở lại, giữa tôi với họ đã xuất hiện một bức màn ngăn cách. Phụ thân không còn coi tôi như đứa con bảo bối mà che chở nuông chiều dưới đôi cánh của mình nữa. Trong mắt người bây giờ, tôi là con gái nhà họ Vương, quan trọng hơn là thê tử của Tiêu Kỳ, là người cùng Thái hoàng Thái hậu buông rèm chấp chính, là nữ tử chân chính chưởng quản cả chốn cung đình.
Chỉ mới qua một năm, phụ thân dường như già đi rất nhiều, tuy lúc nói cười vẫn mang dáng vẻ thong dong uyên thâm, nhưng thần thái cao ngạo lúc trước đã mất tăm. Bất luận là người kiên cường đến thế nào, một khi già đi vẫn sẽ trở nên mềm yếu. Khi người chỉ còn một thân một mình, cô đơn nhất, tôi yên lặng đứng phía sau người, cùng người bảo hộ cho từng thân nhân, bảo hộ cho gia tộc này.
Cô cô từng nói, thiên chức của nam tử là khai phá và chinh phạt, thiên chức của nữ tử là yêu thương và bảo vệ. Mỗi một gia tộc đều có một vài nữ tử giỏi giang, kế tục sứ mệnh bảo vệ che chở mọi người từ đời này qua đời khác… Trong lúc bất tri bất giác, tôi đã đổi vị trí cho các bậc cha chú; cha mẹ, cô cô dần dần già đi đã bắt đầu cần sự chăm nom của tôi, mà tôi dưới sự che chở bao bọc của họ bấy lâu nay cũng đã trưởng thành, trở thành người bảo vệ mới cho cả gia tộc.
Dạo gần dây phụ thân luôn nhắc tới quê cũ, nhắc tới thúc phụ. Từ sau khi thúc phụ qua đời, thẩm đã đưa hai nữ nhi và linh cữu về quê, không quay trở lại kinh thành nữa. Phụ thân rời quê Lang Gia nhiều năm, hiện giờ tuổi tác cao rồi lại càng thêm nỗi nhớ nhà. Người vẫn hy vọng sẽ có một ngày được đặt xuống mọi công việc bận rộn, một người, một áo, một đôi giày đi du ngoạn khắp bốn phương, thưởng thức phong cảnh non nước, sông núi tươi đẹp. Tôi hiểu được ý muốn này của phụ thân. Người cả đời đã chìm nổi chốn quan trường, hôm nay lòng nản chí tan, quy ẩn chốn ruộng vườn có lẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho người. Điều tiếc nuối duy nhất là mẫu thân vẫn không thể tha thứ cho phụ thân, không muốn rời khỏi chùa Từ An.
Phụ thân cũng không cưỡng cầu nữa. Lần cuối cùng tới thăm mẫu thân cùng tôi, phụ thân lẳng lặng ngắm nhìn bóng lưng mẫu thân một lúc lâu rồi thở dài nói: “Đời người sống tới lúc này, quyết lòng quy y, duyên hết cũng không tiếc hận gì nữa”.
Lúc ấy tôi đã cảm giác được điều khác thường. Phụ thân trước giờ luôn thích nói rằng A Vũ hiểu ý ta nhất, cha con chúng ta hợp nhau nhất. Vậy mà tôi không ngờ tới phụ thân lại kiên quyết đến thế, đưa ra quyết định nhanh đến thế.
Mấy ngày sau, phụ thân đột nhiên dâng sớ từ quan, sau đó không hề từ biệt ai, lặng lẽ để lại một bức thư rồi chỉ đem theo hai nô bộc, một hòm sách, đeo mũ quan rồi đi.
Tôi nhận được tin, cùng ca ca cưỡi ngựa đuổi ra ngoài kinh thành mười dặm, đến tận bến đò Hà Tân mới thấy một chiếc thuyền lá lênh đênh trên sông, cánh buồm ẩn hiện xa xa… Phụ thân cứ như vậy rũ bỏ một thân trần tục, đơn độc đi xa. Ở triều đình thì hiển hách, phiêu bạt giang hồ thì tiêu dao, đến hôm nay tôi mới thật sự bội phục phụ thân.
Mẫu thân biết tin phụ thân từ quan đi xa thì không nói không rằng, chỉ tiếp tục vân vê chuỗi tràng hạt trong tay, tầm mắt hạ thấp xuống. Nhưng Từ cô cô nói lại với tôi rằng hôm ấy mẫu thân thức trắng đêm tụng kinh.
Không lâu sau, cuối cùng chuyện vui chờ đợi bấy lâu cũng tới. Hoài n cưới Ngọc Tú, trở thành muội phu của tôi. Tôi lại có thêm hai thân nhân, tuy không có cùng huyết thống nhưng cũng khiến tôi trân trọng. Sau đó, thị thiếp của ca ca lại sinh thêm cho huynh ấy một bé trai nữa. Đây đã là đứa con thứ ba của huynh ấy. Không khí vui mừng hòa tan ưu thương, ngày qua ngày, kinh đô chìm trong mưa gió đã trở lại với vẻ phồn hoa vốn có.
Thời gian trôi qua thật nhanh, vừa chớp mắt tiểu Hoàng đế đã bắt đầu học nói. Đáng tiếc đứa bé trời sinh yếu ớt nên mãi vẫn chưa học đi được. Mỗi khi tôi nghe thấy đứa bé bi bô gọi mình là “cô cô”, nhìn thấy nụ cười ngây ngô của nó thì lòng lại cảm thấy chút tư vị chua xót.
Ngày hôm ấy Tiêu Kỳ về phủ rất muộn, cởi bỏ triều phục, khoác thêm áo choàng mà tôi đưa tới, thần sắc thoáng nhìn có vẻ mỏi mệt. Tôi xoay người pha trà sâm lại bị chàng đưa tay ngăn lại, ôm vào lòng.
Thần sắc ẩn chứa sự phiền muộn lo lắng của chàng khiến tôi cảm thấy bất an. Dựa vào ngực chàng, tôi nhẹ giọng hỏi: “Sao thế?”.
“Không có chuyện gì, ngồi với ta một lát”, chàng khẽ nhắm mắt, cằm đặt lên trán tôi. Nghe được chàng thở dài vẻ thỏa mãn mà lại như mệt mỏi, tôi hơi đau lòng, giơ tay ôm chàng, dịu dàng nói: “Còn đang phiền lòng chuyện lũ lụt ở Giang Nam sao?”. Tiêu Kỳ gật đầu, nét tươi cười vừa thoáng hiện trên mặt biến mất, nặng nề thở dài nói: “Hiện giờ cục diện chính trị vẫn chưa ổn định, quân phản loạn an phận ở Giang Nam mà chưa thể xuất binh chinh phạt. Trước mắt vừa có lũ lụt, bá tính trôi dạt khắp nơi, đáng hận là cả triều một đám văn võ không có ai dám đứng ra đảm đương!”.
Tôi nhất thời im lặng, lòng cũng trầm xuống theo chàng. Năm nay mùa xuân vừa tới, sông nước liên tiếp xuất hiện điều dị thường, mấy ngày gần đây, tri châu tri phủ lâu năm ở các vùng dâng tấu rằng mùa xuân hạ này e sẽ có lũ lớn, triều đình nên sớm đề phòng. Song quan viên cả triều đều lo sợ, không ai dám đứng ra gánh trọng trách này, khiến Tiêu Kỳ rất tức giận, nhưng lại không thể làm gì.
Tôi trầm ngâm một lúc lâu, nhớ tới năm xưa khi thúc phụ còn đã từng có công lớn trị lũ lụt ở Giang Nam, hiện giờ thúc phụ đã mất, trong những người từng theo cùng thúc phụ năm đó lại chẳng có lấy một người nhận nổi nhiệm vụ này.
Tiêu Kỳ than một tiếng, bình giọng nói: “Ta cũng đã chọn được một người, lại không biết người này có hoài bão này không”.
Tôi ngây ngốc, trong đầu chợt lóe lên một tia sáng, kinh ngạc nhìn về Tiêu Kỳ, “Chàng là nói… ca ca?”.
Năm đó, ca ca từng đi theo Nhị thúc tuần sát nạn lụt, giám sát công trình thủy lợi, mắt thấy nỗi khổ khi phải chịu đựng lũ lụt hàng năm của dân chúng hai bên bờ sông. Sau khi trở về kinh, ca ca đã xem rất nhiều sách cổ, vùi đầu học thủy lợi, thậm chí còn đi khắp các sông lớn sông nhỏ Giang Nam, thăm dò dân tình, viết nên cuốn sách “Sách trị thủy” mấy vạn chữ dâng lên triều đình. Song phụ thân luôn luôn coi huynh ấy là làm việc không đàng hoàng, chưa bao giờ để bản thao lược trị thủy của một vị quý công tử như huynh ấy vào mắt.
Năm ấy, Trường Giang, Hoàng Hà vỡ đê, dân chúng chết và bị thương vô số, hàng vạn hàng ngàn nhà cửa ruộng vườn bị hủy, một đám quan viên đều bởi không thể trị thủy mà bị giáng chức. Từ đó quan lại trong triều không ai dám ngồi lên vị Tổng đốc hà đạo dễ dàng như trước nữa. Song năm ấy, ca ca giấu phụ thân, dâng biểu xin được đảm nhận chức vị này. Bản biểu ấy đương nhiên là bị phụ thân bác bỏ, quay về còn cho huynh ấy một trận mắng nghiêm khắc. Phụ thân nói, trị thủy là gánh vác dân sinh, nào có đùa cợt được, há có thể để cho huynh ấy càn quấy. Sau đó chuyện này bị truyền ra ngoài và coi là trò cười, không ai tin tưởng một công tử phong lưu như ca ca cũng có thể đảm nhận được trách nhiệm trị thủy to lớn thế.
Từ sau lần đó, ca ca từ bỏ mọi nguyện vọng, chỉ tận tình ngâm thơ uống rượu, không nhắc lại chuyện trị thủy thêm lần nào nữa.
Tôi hoàn toàn không thể ngờ tới lúc này Tiêu Kỳ sẽ nghĩ đến ca ca. Bản thân kinh ngạc, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Tiêu Kỳ mỉm cười nhìn tôi, không nói lời nào, thần sắc bí hiểm.
“Chuyện lớn như vậy, chàng tùy tiện đề bạt ca ca, không lo sợ triều thần cười chê sao?”, tôi nghĩ ngợi một lát, thử dò xét hỏi chàng, trong lòng lại đè nặng một suy nghĩ khác không thể cất thành lời – nhỡ ca ca không thành công, không những Tiêu Kỳ bị dân chúng quay lưng mà danh vọng của họ Vương cũng sẽ phải chịu đả kích lớn. Tiêu Kỳ chỉ cười nhạt một tiếng, “Cho dù trước mắt không tránh khỏi bị cười chê nhưng ta vẫn muốn mạo hiểm một lần”.
“Tại sao nhất định phải là ca ca?”, tôi nhíu mày.
“Bằng tài trí của Vương Túc, ta tin tưởng huynh ấy có thể đảm đương nhiệm vụ này, chỉ là hiện tại còn chưa biết huynh ấy có hoài bão này không…”, ánh mắt Tiêu Kỳ thâm sâu, chàng than thở, “Trải qua một thời gian dài như vậy, các thế gia, hoàng thân quốc thích đều lo sợ trong lòng, không dám cho ta dùng. Nếu lần này Vương Túc đảm nhiệm trọng trách chính là thể hiện ta không có thành kiến đối với con cháu thế gia, chỉ dùng người xuất thân thấp kém”.
Tôi im lặng chốc lát rồi thở dài, nói: “Đó cũng là chuyện thường tình. Có vết xe đổ của Tạ gia, chỉ e các thế gia đều đã kinh sợ, bây giờ họ tự vệ còn không kịp, nào có lòng có dạ làm việc”.
Đôi lông mày lưỡi kiếm của Tiêu Kỳ chau chặt, “Sống tại loạn thế, nếu không dùng thủ đoạn cứng rắn thì làm sao có thể khiến những danh môn thế phiệt như vậy khuất phục được?”.
“Lấy việc giết chóc để ngừng sự giết chóc mặc dù không phải là kế sách tốt nhất, nhưng nếu có thể lấy giết chóc nhỏ để ngừng đại loạn thì cũng là đáng giá”, tôi nhìn chàng thật sâu, đưa tay lên trên vai chàng, dịu giọng nói: “Ta biết chàng đúng”.
Tiêu Kỳ rung động, gương mặt vui mừng, “Có nàng hiểu ta là đã đủ”.
Tôi cười nhạt, trong lòng đã rõ, “Nếu ca ca nhậm chức Tổng đốc hà đạo, được chàng đặc cách sử dụng thì đương nhiên sẽ khiến mối lo sợ trong lòng những người khác tiêu tan, các thế gia cởi bỏ lớp phòng bị, hiểu được lòng đối xử bình đẳng của chàng. Là như vậy sao?”.
“Đúng vậy!”, Tiêu Kỳ mỉm cười tán thành, tôi lại có chút chần chừ, “Nhưng không biết ca ca nghĩ thế nào…”.
“Huynh ấy có thể dốc lòng nhậm chức hay không thì phải xem khả năng của Vương phi rồi”. Tiêu Kỳ nhướng mày nhìn tôi, ý cười hiện lên vô cùng rõ ràng trong ánh mắt. Tôi bừng tỉnh đại ngộ, thì ra là lòng vòng hồi lâu… đây mới là mưu đồ chân chính của chàng… Con người đáng ghét này!
Hôm sau, tôi dẫn theo thị nữ, hành trang đơn giản, lặng lẽ đi tới biệt quán ở ngoại thành của ca ca.
Đứng trước cửa biệt quán thanh nhã như vườn hoa chốn tiên cảnh, tôi không kìm được lòng mà thán ca ca thực sự là người tuyệt vời, quá hiểu cuộc sống nhàn hạ hưởng thụ. Huynh ấy quá giỏi tìm người tài thợ khéo, xây dựng biệt quán nho nhỏ này thành nơi đông ấm hạ mát, tinh xảo tuyệt mỹ. Đi thẳng vào trong, còn chưa tới phòng khách đã nghe thấy tiếng đàn sáo du dương, bồng bềnh vẳng bên tai.
Hoa tường vi nở rộ bên bờ nước, ca ca nhắm mắt say sưa tựa trên sập ngọc, tóc búi tùy tiện cài ngọc trâm, có mấy sợi tóc mai xõa ra, một thân áo trắng hơn tuyết, vạt áo hơi mở rộng để lộ ra phần cổ trắng ngần, thân hơi nghiêng, dáng vẻ lúc này khiến hai ca cơ xinh đẹp bên cạnh cũng thua vẻ đẹp của huynh ấy. Tôi chậm chậm đi vào trong, huynh ấy vẫn không mở mắt, hai ca cơ luống cuống định hành lễ thì bị tôi giơ tay ngăn lại.
Ca ca khẽ trở mình, vẫn nhắm mắt lười biếng nói: “Phỉ Sắc, dâng rượu…”.
Tôi đưa tay cầm lấy một chén rượu nhỏ trên bàn, bên trong còn lại chút ít rượu, vung tay hất tới gương mặt tuấn tú của huynh ấy. Rượu vừa bắn tới mặt, ca ca kinh ngạc kêu một tiếng, nhảy dựng lên, “Chu Nhan, nha đầu hung ác này!”.
Huynh ấy ngẩn ngơ, đến khi nhìn thấy rõ ràng người trước mắt thì chợt vui mừng hét lên, “A Vũ, là muội!”. Hai ca cơ vội vã đi lên phía trước, một trái một phải lấy ra khăn thơm không ngừng lau mặt cho huynh ấy. Tôi lại cười dài giật tay áo gấm trắng của huynh ấy, không khách khí lau vết rượu trên đầu ngón tay, nhướng mày nói, “Hình như muội tới không đúng lúc?”. Huynh ấy bày ra vẻ mặt ‘hết cách’, thở dài nói: “Muội không thể dịu dàng với ta một chút sao? Dầu gì cũng đường đường là Vương phi, thế mà còn nghịch ngợm”.
Tôi chuyển mắt nhìn hai mỹ nhân, một người mặc hồng y phong thái tươi tắn, một người mặc lục y cũng xinh đẹp hơn người. Ca ca bưng chén ngọc, lai dựa vào sập ngọc, nheo mắt nhìn tôi, “Muội tới để ngắm mỹ nhân hay là cố tình tới quấy rối ta?”.
“Vừa muốn ngắm mỹ nhân, vừa muốn mắng người lười”, tôi chộp lấy chén rượu trong tay huynh ấy, “Đừng tưởng rằng phụ thân không có ở đây thì không có ai quản được huynh”.
Ca ca tung mình ngồi dậy, hoảng sợ cười nói: “Trời ơi, ngoa phụ nhà nào đi vào nhầm cửa thế này?”.
Tôi nhìn huynh ấy chằm chằm, một hồi rất lâu, cuối cùng trong lòng lại thấy đau xót, hạ tầm mắt thở dài, “Ca ca, huynh bây giờ càng ngày càng lười nhác”.
Ca ca ngẩn ra, nghiêng mặt đi không nói thêm gì nữa. Thị nữ mang một bình ngọc lên, rót đầy vào chiếc chén đính ngọc châu trước mắt tôi. Ca ca cười nhạt, “Nào, nếm thử rượu ta vừa mới ủ năm nay!”.
Tôi bèn khẽ nhấp một ít, chỉ cảm thấy một mùi thơm mát lạnh vương vấn, chợt thốt lên khen: “Rượu thơm quá!”. Ca ca đắc ý khác thường, “Muội bình phẩm thử tư vị số một này đi!”.
Rượu này lúc vừa vào miệng thì mùi thơm lan tỏa, tựa hồ như có gió xuân khẽ lướt qua, sương đêm óng ánh, hoa đào rực rỡ phong lưu, rõ ràng chỉ có một chút cảm giác chếnh choáng mát lạnh mơ hồ nhưng vào cổ lại mềm êm, hơi ấm tản ra khắp cơ thể, hai gò má bất giác chợt nóng lên. Tôi cười than, “Phương phỉ tứ nguyệt, thâm thiển hồng trang, ỷ lan tư nhân, lạc anh mãn thường”.
Ý nghĩa: Tháng tư có hoa thơm hương, gương mặt phiếm hồng, người tựa lan can suy nghĩ, hoa rơi đầy trên vạt áo.
Ca ca cười lớn, “Bình rất hay! Được bốn câu khen ngợi này quả thực không uổng công ta khổ cực hái cả một giỏ hoa đào… A Vũ nhà ta thật tuyệt!”.
“Đây là rượu ủ hoa đào?”, tôi vui vẻ nói, “Huynh thực sự đã làm được?”. Ca ca trước kia rất yêu vẻ đẹp của hoa đào, chúng tôi từng cùng nhau ủ thử rượu rất nhiều lần, nhưng chưa lần nào thành công. Không ngờ vừa mới trải qua sóng gió mà huynh ấy đã lặng lẽ hoàn thành. Nếu bàn về tấm lòng phong lưu tỉ mỉ, có lẽ thiên hạ này không thể tìm được người hơn huynh ấy nữa. Ca ca tựa mình trên sập, ánh mắt ngập tràn ý cười, tôi vờ giận nói: “Nếu không phải là hôm nay muội trùng hợp bắt gặp thì huynh còn muốn giấu giếm bao lâu nữa?”.
Ca ca cười khan một tiếng, “Một bầu rượu có gì hiếm chứ, ta một người nhàn rỗi nên thông thạo cách hưởng lạc thôi”.
Tôi muốn phản bác, lại không biết nên nói gì, nhất thời im lặng. Ca ca lại vô cùng hăng hái, gọi ca cơ tiếp tục, lại rót rượu, cùng tôi mặc sức uống.
Một chén rượu nguyên chất vừa uống xuống, toàn thân bỗng có cảm giác như đang trên mây. Chúng tôi đã bắt đầu say, hí hửng gõ nhịp ca hát. Cầm cơ tận tâm gảy một bài hát dân gian Giang Nam, du dương dịu êm, bất giác mở ra cánh cửa thời niên thiếu.
“Đàn, đàn…”, tôi loạng choạng đứng dậy, đưa mắt nhìn ca ca, hài hước cười một tiếng, “Thiếp thân cả gan hiến nghệ, mời công tử hợp tấu một khúc”.
Ca ca luôn miệng nói hay, lập tức gọi thị thiếp dâng lên sáo Dẫn Hạc danh chấn khắp kinh thành. Nhưng đàn cổ của tôi không phải mang đến từ Vương phủ mà là tùy ý mượn một chiếc đàn ngọc của cầm cơ, đưa tay thử dây, tiếng vang lên cũng trong veo.
Tôi ngưng thần, ngón tay nhẹ lướt, tiếng đàn uyển chuyển vang lên như nước chảy.
Trong khúc đàn “Thượng dương xuân” mềm mại phiêu diêu chợt nghe thấy có tiếng tiếng sáo biến ảo khôn lường, hòa vào cùng tiếng đàn, tựa như hai con bướm sóng bay, vờn cánh trên đầu cành liễu, cùng chơi đùa với gió xuân. Bỗng nhiên, tiếng đàn biến đổi, từ khung cảnh tháng tư xuân xanh đến buổi hoàng hôn mưa ào ào mùa thu; hoàng hôn trôi qua, trời đất tối sầm, tiếng sáo cũng theo đó mà trầm xuống, đầy vẻ âm u. Như có thiên biến vạn biến, tiếng nhạc dẫn lối người đi tới ly biệt, muộn phiền, tấu lên biết bao đau thương khổ ải.
Ca ca nghiêng người nhìn tôi, ánh mắt ngẩn ngơ, thoáng qua chút thất thần, tiếng sáo vì thế mà càng thêm phần buồn bã. Tôi làm như không thấy, gắng sức gảy ra trên dây đàn những âm thanh nghiêm trang, kiên quyết phá tan nỗi ai oán, niềm chán nản trong tiếng sáo kia, khiến tiếng đàn mang theo biển cát vàng mênh mang, khí thế hào hùng của Trường Giang. Tiếng đàn càng lúc càng cao, vút bay lên như hiệp khách tung hoành, trường kiếm chiếu sáng khắp chốn giang hồ; sục sôi như tướng quân cưỡi ngựa xông pha nơi sa trường. Mà tiếng sáo thì dần mệt mỏi, sau vài lần biến chuyển đã không thể theo kịp tiếng đàn. Đột nhiên, một tiếng “phăng” vang lên, dây đàn đứt đoạn, tiếng sáo cũng không thấy nữa.
Gương mặt tựa ngọc tạc của ca ca khoác lên một màu đỏ bừng khác thường, ánh mắt đầy vẻ kinh ngạc, ngón tay cầm sáo gần như trắng bệch. Còn tôi thì hào khí cuồn cuộn, mồ hôi đã thấm ướt áo, tựa như đã hao hết toàn bộ sức lực, trong chốc lát không nói nên lời.
“A Vũ, tiếng đàn của muội tinh diệu như vậy, ca ca không thể theo kịp được nữa rồi”, ca ca quay đầu nhìn tôi, buồn bã cười một tiếng, vẻ mặt có chút hoảng loạn.
Tôi đưa mắt nhìn thẳng vào ca ca, chậm chậm nói: “Nguyện vọng do lòng mà sinh ra, tiếng đàn do lòng mà biến chuyển, sáo Dẫn Hạc vẫn luôn là thiên hạ vô song, nhưng ca ca, lòng của huynh đâu rồi? Có còn cao rộng như xưa không?”.
Ca ca chấn động, nhưng lại tránh ánh mắt của tôi, ngoảnh đầu đi chỗ khác, không đáp lại.
Tôi bỗng nhiên cầm cây đàn đã đứt dây lên, ném thẳng xuống sàn nhà. Dây đàn đứt phăng tán loạn, tỳ nữ xung quanh hoảng hốt quỳ xuống, không dám ngẩng đầu.
“Ca ca! Đàn ngọc bình thường này chỉ có thể náu mình tại chốn khuê các, không tấu lên nổi âm thanh hào hùng; nhưng sáo Dẫn Hạc xưa nay không phải là vật bình thường, cho dù có bị chìm trong son phấn, suốt ngày làm bạn với những âm thanh rẻ mạt!”, tôi và huynh ấy nhìn nhau, thấy rõ được vẻ xấu hổ trong đáy mắt huynh ấy. Ca ca im lặng một lúc lâu, thở dài một tiếng, “Sáo tốt hơn thế cũng chỉ là vật chết thôi”.
“Cái đó còn phải xem xem nó gặp được chủ nhân thế nào”, tôi nhìn ca ca, “Cây sáo là vật chết, nhưng người là vật sống, chỉ cần lòng vẫn có hoài bão thì cuối cùng sẽ tìm được phương hướng cho mình. Cứ thẳng bước mà tới, nơi xa xôi đến mấy cũng không thể làm khó được ca ca”.
Ca ca quay đầu lại, rung động, ánh mắt sâu thẳm.
Tôi đón nhận ánh mắt của huynh ấy, mỉm cười nói: “Ca ca là người A Vũ bội phục từ nhỏ, trước kia là vậy, sau này cũng vậy!”.
Ngày hôm sau, ca ca chủ động cầu kiến Tiêu Kỳ.
Đây là lần đầu tiên hai người trực tiếp nói chuyện riêng với nhau, luận công luận tư, về tình về lý, tôi đều biết địch ý của ca ca với Tiêu Kỳ, cũng biết nút thắt với ca ca trong lòng Tiêu Kỳ. Nhưng tôi không tới thư phòng, để mặc cho bọn họ nói chuyện suốt hai canh giờ, quên cả bữa tối. Đây là cuộc nói chuyện giữa Dự Chương Vương và Vương đại nhân, cũng là cuộc giao chiến giữa hai nam nhân. Nam tử trên thế gian này bất kể là mang thân phận, địa vị thế nào thì ẩn sâu trong con người họ đều giữ những nguyên tắc không thể thay đổi, vì vậy thay vì đến gây khó xử thì cứ để hai người họ dùng cách của nam nhân mà giải quyết ân oán.
Hôm sau, thánh chỉ được ban, phong Vương Túc làm Tổng đốc hà đạo, nhậm chức quan Ngự sử, hàm Thượng thư.
Ngay lập tức, triều đình xôn xao, rộ lên hàng loạt những lời đồn đại, tựa hồ như không có ai nhìn ra được khả năng trị thủy của ca ca. Triều thần ai nấy đều đầy lòng nghi ngờ vị tân Tổng đốc hà đạo này, đồng thời nghị luận chuyện Dự Chương Vương sử dụng người của thê tộc. Ca ca cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái danh quý công tử dưới bóng hào quang của phụ thân mà trở thành một nhân vật được người người chú ý. Đối mặt với đủ loại ánh mắt khác nhau, ca ca chỉ mỉm cười đáp lại.
Thê tộc: họ nhà vợ.
Chuyện lụt ở Giang Nam vô cùng nguy cấp, không thể chậm trễ dù chỉ một ngày, chính vì vậy, thánh chỉ vừa ban xuống được ba ngày, ca ca đã lên đường đi nhậm chức.
Tiêu Kỳ và tôi đích thân tiễn huynh ấy ra khỏi kinh thành, hoàng thân quốc thích, trọng thần trong kinh cũng nhao nhao theo sau.
Ca ca mặc triều phục gấm xanh thẫm thêu hình hạc trong mây, đai ngọc kim quan, giục ngựa qua cầu dài, tới đầu cầu bên kia thì dừng ngựa nhìn lại, mỉm cười với tôi. Lần này đi xa ngàn dặm, đường đi nhiều gian khó, những gió mưa gian khổ mà ca ca sắp phải đối mặt, e là tôi không thể tưởng tượng ra được. Nhìn thân ảnh ấy càng lúc càng xa, hai tròng mắt rốt cuộc cũng ngấn nước… Tôi lại nhớ tới cái lần lên đầu thành xem buổi khao quân, xa xa nhìn thấy phụ thân mặc áo mãng bào đeo đai ngọc, đứng đầu bá quan, tôi đã từng giễu cợt ca ca, hỏi huynh ấy khi nào mới có thể làm được như vậy… Không ngờ tới, chỉ vừa qua mấy năm, ca ca quả thực đã trở thành vị Thượng thư trẻ tuổi nhất từ thuở khai quốc đến nay, tiên y nộ mã rời khỏi chốn đình các, oanh động kinh thành.
Tiên y nộ mã: ý chỉ người cao quý, khí thế hào hùng.
Đảo mắt hạ qua thu tới, ca ca đã rời kinh hơn nửa năm. Có lẽ là do trời cao ban ơn, năm nay nạn hạn hán và lũ lụt cũng không nghiêm trọng như trong dự liệu. Dưới sự quản lý, bố phòng của ca ca, các châu, quận thường xuyên bị lụt đã tránh được những tai họa nặng nề, sông ngòi vô cùng suôn sẻ, việc đắp đê cũng tiến triển nhanh. Song ca ca lại dâng tấu lên triều đình nói dịp đông qua xuân tới mới là lúc nghiêm trọng nhất, không thể sơ sót.
Mùa thu này trôi qua rất nhanh. Lúc lá trên cành cây đã rụng hết, tôi nhận được một cuốn sổ tấu gửi từ Hoàng lăng tới, nói thị thiếp của Hoàng thúc Tử Đạm đã sinh đứa con đầu tiên, là một bé gái. Dựa theo quy định của Hoàng thất, cần dâng tấu mời Thái hoàng Thái hậu ban tên thì đứa bé này mới được thừa nhận là con cháu Hoàng thất. Sổ tấu lên Thái hoàng Thái hậu thường qua tay tôi. Cầm cuốn sổ vải đỏ trong tay, tôi thoáng chốc thất thần.
Huynh ấy đã có thị thiếp, có nữ nhi… Tử Đạm, Tử Đạm! Đã cách xa năm năm, nhưng mỗi lần nhắc tới cái tên này, trong lòng vẫn cảm thấy hụt hẫng, tựa như bị một bàn tay vô hình đè nén.
Cảnh tượng ngày huynh ấy rời kinh dường như hiển hiện trước mắt… Ngày hôm ấy liễu bay tán loạn, mưa phùn như tơ, nhưng chúng tôi lại không ngờ rằng lần đi Hoàng lăng đó kéo dài những năm năm. Hiện giờ, cảnh còn người mất, quá khứ đã tan thành tro bụi.
Song, nào có ai biết đây là phúc hay là họa. Nếu không có năm năm bị giam cầm này, nếu như huynh ấy vẫn luôn ở lại Hoàng thành thì e đã sớm bị cuốn vào tranh giành quyền lực, chưa biết chừng hiện tại cũng chẳng còn sống.
Từ sau khi Tiên hoàng băng hà, họ Tạ chịu tội, huynh ấy đã trở thành một người không quan trọng. Từng có một người góp ý với Tiêu Kỳ rằng nên trừ khử Tử Đạm tránh hậu hoạn, nhưng Tiêu Kỳ lo rằng một hồi tàn sát không ngừng như vậy đã khiến cho hoàng thân quốc thích nản lòng, nếu như đuổi cùng giết tận thì e là sẽ mất lòng người. Sau đó không lâu, Tiêu Kỳ đưa Tử Đạm từ thung lũng Mộc Lan về Hoàng lăng, hủy bỏ việc giam cầm, coi như cho huynh ấy một chút tự do, chỉ là không thể bước ra khỏi Hoàng lăng nửa bước.
Một chiếc lá khô bị gió thổi tới, rơi xuống, nhè nhẹ chạm vào cuốn sổ. Tôi không nói gì, từ từ gấp cuốn sổ lại.
Lúc biệt ly, huynh ấy vẫn là một thiếu niên, hiện tại đã có nữ nhi rồi… Ngoài chút phiền muộn, trong lòng tôi lại thấy vui mừng, thậm chí bản thân còn cảm giác nhẹ lòng như được giải thoát. Nghĩ tới việc huynh ấy ở Hoàng lăng cực khổ tịch mịch mà có thể có hồng nhan tri kỷ làm bạn, tôi thực an lòng.
Chẳng qua là, nơi đáy lòng cuối cùng vẫn không khỏi có chút thẫn thờ, giống như cái tên mà tôi nghĩ ra cho con huynh ấy thực sự rất đáng cười. Nghĩ lại một chút, tôi lặng lẽ thở dài, lệnh cho nữ quan trong cung mang cuốn sổ tới Thái Thường tự, để cho quan phụ trách lễ chế tôn thất nghĩ tên rồi trình lên sau. Ngay sau đó, tôi cho truyền một lễ quan, lệnh hắn chuẩn bị một số lễ vật chúc mừng công chúa đưa tới Hoàng lăng.
Nến sắp cháy hết, đã tới giờ đi ngủ, tôi ngồi trước gương gỡ trâm cài đầu xuống, tóc dài như mây xõa bung, buông tới bên hông.
Tiêu Kỳ mặc một thân áo bào rộng thùng thình, từ phía sau ôm lấy tôi, thân thể vững chắc cao ngất dán sát vào tôi, chỉ cách một lớp vải. Mặt tôi nóng lên, da thịt cũng hơi có cảm giác nóng, xoay người ôm cổ chàng, ngón tay trượt xuống dọc theo cổ áo, mân mê hình thêu bàn long trên áo chàng. Bàn long là hình thêu cho Hoàng tộc và Vương giả, chỉ có y phục Hoàng đế mới được thêu phi long. Không biết tới khi nào trên y phục của chàng sẽ đổi từ hình thêu bàn long thành phi long… nhưng tôi biết ngày đó không quá xa nữa.
Tay chàng trượt vào trong áo tôi, lướt qua vòng eo, chậm rãi dời về trước ngực, lòng bàn tay nóng bỏng khiến tôi thoáng chốc trở nên mềm yếu. Tôi thở gấp, khẽ cắn môi, ngửa đầu nhìn chàng. Ánh mắt chàng sâu thăm thẳm, đáy mắt đầy tình ý, cúi người dần dần nhích gần tới… Sau một nụ hôn rất lâu gần như khiến tôi không thể thở nổi, chàng ngừng lại, môi mỏng lướt qua cổ, đột nhiên ngậm vành tai tôi. Tôi rên rỉ thành tiếng, lại thấy chàng cúi đầu nói, “Đã chuẩn bị tốt lễ nghi cho đứa con của Hoàng thúc chưa?”.
Tôi run lên, đột nhiên tỉnh táo lại, đón nhận ánh mắt sắc bén của chàng không chút né tránh, lòng có phần căng thẳng.
“Đó là một bé gái”, tôi lo sợ cất tiếng, cổ họng hơi nghẹn.
“Ta biết”, chàng cười nhạt, ánh mắt lại không có chút ấm áp nào.
Gánh nặng trong lòng tôi liền được giải tỏa. Tôi quả nhiên đã quá lo lắng, chỉ e chàng sẽ không tha cho bất cứ kẻ thừa kế ngai vàng nào. Nhưng nếu như chàng đã biết đó là một bé gái, lại còn là nữ nhi của một vị Hoàng thúc thất thế thì sao chàng lại cố ý hỏi tôi như vậy?
“Sao vậy, nàng có vẻ như rất lo lắng?”, giọng nói của chàng càng lúc càng nghiêm túc, ánh mắt sắc như đao.
Tôi ngẩn người, suy nghĩ thoáng chốc thay đổi, bỗng nhiên hiểu ra… Không lẽ, chàng đang ghen với một đứa bé mới ra đời?
Chuyện khi xưa tôi và Tử Đạm là thanh mai trúc mã chàng hẳn đã biết, chỉ là những năm này chúng tôi thấu hiểu lòng nhau mà không nhắc tới. Đối với sự im lặng của chàng, tôi cho là chàng đã sớm quên chuyện ấy đi. Tôi ngạc nhiên bật cười, lập tức thừa nhận, “Đúng vậy! Đứa bé sinh ra ở Hoàng lăng lạnh lẽo, lại là con thiếp thất, thân thế đáng thương, cho nên ta cảm thấy thương xót, ngay cả lễ vật chúc mừng cũng cho chuẩn bị theo nghi thức dành cho Công chúa, Vương gia cho là có gì không ổn?”.
Tiêu Kỳ thấy tôi thừa nhận không chút do dự như vậy thì lại sa sầm mặt hỏi: “Chỉ là thương xót?”.
Tôi nháy mắt cười, nói: “Nếu không thì chàng cho là thế nào? Yêu ai yêu cả đường đi?”.
Chàng im lặng, vẻ mặt bị tôi trách móc có chút lúng túng nhưng đáy mắt thì hiện lên vẻ phẫn nộ.
“Ta và Tử Đạm từng có tình cảm khi nhỏ, điều này chàng cũng biết”. Tôi hơi cau mày, thản nhiên cười, nhìn sắc mặt chàng dần dần xanh mét, “Khi đó chàng còn chưa biết trên đời này có một nữ tử tên Vương Huyên, mà ta cũng không biết trên đời này có một nam tử tên Tiêu Kỳ; khi đó, ta cho rằng người bên cạnh là tốt nhất, nhưng không biết rằng chân chính yêu say đắm một người thực sự không giống với tình cảm thanh mai trúc mã”.
Tiêu Kỳ vẫn lạnh lùng nhìn, hai môi mím chặt, nhưng nơi đáy mắt đã hiện lên ý cười ấm áp không thể che giấu, “Không giống thế nào?”.
Tôi kiễng chân, đặt lên đôi môi chàng một nụ hôn nhẹ, khẽ cười nói: “Khác như thế nào… chàng nhìn thử chẳng phải sẽ biết sao?”.
“Nhìn thử?”, hơi thở của chàng trở nên dồn dập, khuôn mặt không còn giữ nổi vẻ lạnh lùng nữa, cười nói: “Đây là nàng nói nhé!”.
Cánh tay chàng dùng sức, đột nhiên ôm ngang tôi lên, sải bước về phía giường.
~~
Làm chương này trong tâm trạng không được tốt lắm thế nên văn phong phần đầu có chút…khoai. Lúc đọc beta lại cũng không biết phải sửa thế nào, nói chung là bị tâm trạng của truyện làm cho mù mịt… Thôi đành để sau này sửa lại.
Tác giả :
Mị Ngữ Giả