Nên Gọi Anh Là Thầy Hay Chồng?
Chương 13: Sự Thật
Năm nay là năm xảy ra quá nhiều biến cố với tôi, có thể nói từ khi gặp thầy cuộc đời tôi vốn bình yên bắt đầy dậy sóng. Có những chuyện tôi không biết bấy lâu, nay lại được phanh phui. Nó khiến tôi bất ngờ đến hoảng loạn.
Sáng chủ nhật, tôi vội vàng quét dọn nhà cửa chuẩn bị đến trung tâm dạy vẽ thì ba mẹ tôi đứng trước mặt, nói rằng có chuyện cần nói với tôi. Từ lúc nào tôi bắt đầu sợ mấy cái “chuyện cần nói” của ba mẹ tôi rồi, vì vốn chả phải những chuyện tốt lành.
- Vy Anh! Ba mẹ thật lòng xin lỗi con. Chuyện này chỉ có con mới nói giúp được ba mẹ thôi.
Trời ơi! Lại chuyện gì nữa đây? Lòng tôi bắt đầu nhấp nhỏm lo âu.
- Chuyện gì vậy ba mẹ? Đừng làm con sợ?
- Thật ra, thật ra...chồng sắp cưới của con là người chu cấp cho con ăn học từ năm lớp 11 tới giờ.
- Hả? Là sao, ba mẹ nói vậy là sao?
Tôi trợn mắt hỏi, còn ba mẹ tôi thì cúi gằm mặt, rụt rè nói những câu sét đánh.
- Năm con học lớp 11, thật ra mẹ đã muốn cho con nghỉ học đi làm công nhân rồi. Có 1 người đàn ông tự xưng là học trò cũ của mẹ ruột con, đến nhà hỏi thăm tình hình của con ra sao. Lúc đó là người khác cơ, không phải chồng con, mẹ nghĩ chắc là người làm của nó. Ba mày thật thà đi nói người ta là mẹ tính cho mày nghỉ học. Không hiểu sao hôm sau người ta đòi chu cấp cho con ăn học đến tốt nghiệp đại học luôn, còn yêu cầu lo cho con ăn uống đàng hoàng, không cho đi bán hàng hay rửa chén phụ người ta nữa. Hàng tháng, người ta chuyển khoản tiền vào tài khoản. Ba mẹ tham lam không nói chuyện này cho con biết mà lấy tiền đó tiêu sài sắm sửa. Vì đã nhận tiền nên tiếp tục cho con theo học nhưng vẫn bắt con đi làm vì thấy việc học hành của con tốn kém, sợ hụt phần tiền đó dư ra không nhiều. Thấy con sắp tốt nghiệp nên nghe bạn mẹ nhờ mai mối, mẹ mới đưa ảnh con vì nghĩ con ra trường rồi người ta sẽ không chu cấp nữa, sợ gia đình lại thiếu hụt chi tiêu. Nên mẹ mong con lấy chồng giàu cho đời con đỡ khổ, có thể cho chúng ta nhờ cậy sau này. Vy Anh! Mẹ biết là mẹ sai với con nhiều lắm!
Rồi bà ôm mặt khóc nức nở làm tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Hai tai tôi lùng bùng, đầu óc trống rỗng đến mông lung. Tôi đờ người không biết phải phản ứng sao, bà lại sụt sùi nói tiếp:
- Người ta mua cho con cái xe tay ga mới, mẹ lấy đi đưa lại cho con chiếc cup cũ. Điện thoại mẹ đang sài thật ra cũng là người ta gửi cho con. Còn có cái laptop đẹp lắm, mà mẹ lỡ bán mua vàng đeo rồi! Trước đó người ta gặp con lúc đi làm ở quán nước, có gọi điện thoại hỏi dằn mẹ, mẹ kêu tại con chán quá nên làm chơi cho hết ngày. Hôm qua lúc con đi làm, chồng con biết hết chuyện xuống nhà trách mắng ba mẹ. Tao với ba mày sợ muốn xanh mặt, đâu nghĩ người đó là chồng mày đâu. Thôi coi như ba mẹ xin con, tuy mẹ không có công sinh nhưng cũng có công dưỡng. Mong con khéo ăn khéo nói với chồng con 1 tiếng giúp chúng ta.
Từng câu nói như những nhát dao cắt vào tim tôi. Tôi rất sốc, muốn đập đầu vào tường cho tỉnh táo. Nhớ lại lời thầy nói là gặp lại tôi lúc tôi học lớp 11, rồi còn ý tứ khác thường của thầy mỗi khi nhắc tới ba mẹ tôi thật ra là có 1 câu chuyện khác đằng sau. Còn 2 người mà tôi gọi là cha là mẹ, nỡ lòng nào lại lợi dụng tôi như vậy. Lúc họ đồng ý cho tôi học đại học nói rằng vì lời hứa với mẹ ruột tôi, tôi mừng muốn cảm động vì nghĩ họ cũng thương và quan tâm mình! Giờ đây biết sự thật, tôi giận đến nỗi cắn môi muốn bật máu, họ tàn nhẫn với tôi đến thế còn mặt dày xin tôi nói giúp sao. Đúng là 1 câu chuyện hài đến đau lòng. Người mình gọi là cha mẹ đi thoả thuận với người ngoài để lấy tiền cho con mình ăn học. Thật là 1 trò đùa!
Tôi khóc không nổi, ba mẹ thì cứ năn nỉ xin lỗi nài van tôi. Tôi nuốt cục tức trong lòng mà chỉ muốn đứng dậy, lao nhanh ra ngoài đường vì không muốn ở trong ngôi nhà giả dối này giây phút nào nữa.
- Con trễ giờ làm rồi, con đi đây, chuyện đó để nói sau.
Tôi lao đi thật nhanh vì không muốn nhìn thấy họ diễn kịch nữa. Bước ra khỏi nhà, nước mắt tôi mới trào ra ngoài, cảm giác tủi thân cô đơn bao bọc khiến vai tôi khẽ run. Tôi cứ lái xe đi theo quán tính với 1 mớ hỗn độn trong đầu. Đến khi hoàn hồn chỉ nghe tiếng hét của mọi người xung quanh: ” Ê, ê coi chừng”.
Một chiếc ba gác chở hàng mất thắng từ sau lao tới làm tôi trở tay không kịp. Tôi ngã xuống đường 1 cách mạnh bạo, đã thế còn bị lôi đi 1 đoạn, đầu óc tôi quay cuồng mơ hồ không rõ sự việc đang xảy ra. Mọi người xung quanh hô hào vội đỡ tôi dậy mà hỏi han không ngớt. Tôi đau đớn nhưng vẫn ráng trả lời " con không sao, con cám ơn" cho họ yên tâm. Nhưng cổ tay trái tôi đau quá, tôi không thể cử động nó được, hình như bị gãy rồi. Chân trái tôi cũng không thể trụ vững, nguyên mảng cơ thể bên trái bị trầy trụa từ tay xuống chân, hên sao cái mặt tiền tôi còn nguyên. Thấy tôi không thể ngồi dậy, máu me khắp người, 1 bác xe ôm chạy tới đỡ tôi lên xe cùng 1 bà thím tốt bụng nhanh chóng đưa tôi vào bệnh viện gần đó, còn xe tôi được gởi lại 1 nhà dân.
Số tôi may mắn gặp được những người tốt bụng trong lúc hoạn nạn. Đưa tôi tới bệnh viện rồi dìu vào phòng cấp cứu xong xuôi, 2 bác tốt bụng mới ra về. Tôi có gửi tiền bồi dưỡng cho 2 bác nhưng họ nhất quyết không lấy. Các cô y tá vội vàng hỏi han tình hình rồi sơ cứu các vết thương cho tôi. Họ yêu cầu tôi gọi người nhà lên làm thủ tục tôi lại thấy chua xót, tôi thực sự có người nhà không? Lúc này tôi không muốn gọi cho ba mẹ tôi lên chút nào cả. Thấy tôi do dự cô y tá hỏi:
- Em là sinh viên dưới quê lên thành phố học hả? Không có người nhà sao? Em có bạn bè hay người quen gì không gọi lên giúp em đi.
Chắc tôi gọi nhờ con Thanh hay Mỹ quá! May ra lúc này mình còn có những người bạn. Tôi dùng tay phải chưa què móc điện thoại trong túi quần, toan mở máy bấm số con Mỹ thì 1 dãy số lạ hoắc không có trong danh bạ gọi tới:
- A lô, ai vậy ạ!
- Vy Anh hả?
Giọng nói người nam đầu dây bên kia nghe rất quen tai, nhưng tôi vẫn chưa nhận ra là ai.
- Dạ đúng rồi ạ! Cho hỏi ai vậy ạ!
- Tôi đây! Chồng sắp cưới em đây.
Thì ra là thầy Vũ. Nghe giọng thầy tự nhiên tôi thấy mình như bám vào được 1 chiếc phao cứu hộ. Tôi lí nhí trả lời:
- Có chuyện gì không thầy?
- Em đang ở đâu?
- Dạ..dạ...
Không biết tôi có nên nói với thầy là tôi mới gặp tai nạn xe và đang ở bệnh viện không? Đang phân vân thì thầy gằn giọng khiến tôi phát hoảng.
- " Làm gì mà ấp úng dữ vậy? Nói mau, em đang ở đâu?"
- "Dạ ở bệnh viện, em mới bị tông xe." Tôi lí nhí trả lời.
- Trời ơi! Sao giờ mới nói. Bệnh viện nào nói mau, nhanh lên.
- Dạ, bệnh viện Thủ Đức ạ.
Thầy tắt máy cái "rụp" chỉ quẳng lại tôi 1 câu "chờ tôi lên liền". Chú lái xe ba gác gây tai nạn lúc này đã có mặt, nom chú nghèo khổ ốm yếu nên tôi không đành lòng làm khó dễ gì, tôi kêu chú về đi tôi không sao cả. Chú rối rít cám ơn, vội vàng dúi vào tay tôi ít tiền bồi thường nhưng tôi nhất quyết không nhận, nên chú xin tôi số điện thoại để có thể hỏi thăm tình hình.
Thầy Vũ như tia chớp, chưa đầy 20 phút đã có mặt ở cửa phòng cấp cứu. Sự xuất hiện như nam thần của thầy làm cả ê kíp y tá nữ trong bệnh viện nháo nhào. Thầy của tôi là ánh mặt trời, đi tới đâu toả sáng chói loá đến đấy. Thấy tôi ngồi trong góc phòng, người trầy trụa từ trên xuống, quần áo 1 bên rách bươm rướm máu, tay thì bị nẹp, chân thì sưng phù tím bầm, trông tôi thảm hại đến đáng sợ. Thầy bước vội vào trong đứng trước mặt tôi, hàng chân mày cau lại, nộ khí bừng bừng:
- Em bị quái quỷ gì thế này?
Sáng chủ nhật, tôi vội vàng quét dọn nhà cửa chuẩn bị đến trung tâm dạy vẽ thì ba mẹ tôi đứng trước mặt, nói rằng có chuyện cần nói với tôi. Từ lúc nào tôi bắt đầu sợ mấy cái “chuyện cần nói” của ba mẹ tôi rồi, vì vốn chả phải những chuyện tốt lành.
- Vy Anh! Ba mẹ thật lòng xin lỗi con. Chuyện này chỉ có con mới nói giúp được ba mẹ thôi.
Trời ơi! Lại chuyện gì nữa đây? Lòng tôi bắt đầu nhấp nhỏm lo âu.
- Chuyện gì vậy ba mẹ? Đừng làm con sợ?
- Thật ra, thật ra...chồng sắp cưới của con là người chu cấp cho con ăn học từ năm lớp 11 tới giờ.
- Hả? Là sao, ba mẹ nói vậy là sao?
Tôi trợn mắt hỏi, còn ba mẹ tôi thì cúi gằm mặt, rụt rè nói những câu sét đánh.
- Năm con học lớp 11, thật ra mẹ đã muốn cho con nghỉ học đi làm công nhân rồi. Có 1 người đàn ông tự xưng là học trò cũ của mẹ ruột con, đến nhà hỏi thăm tình hình của con ra sao. Lúc đó là người khác cơ, không phải chồng con, mẹ nghĩ chắc là người làm của nó. Ba mày thật thà đi nói người ta là mẹ tính cho mày nghỉ học. Không hiểu sao hôm sau người ta đòi chu cấp cho con ăn học đến tốt nghiệp đại học luôn, còn yêu cầu lo cho con ăn uống đàng hoàng, không cho đi bán hàng hay rửa chén phụ người ta nữa. Hàng tháng, người ta chuyển khoản tiền vào tài khoản. Ba mẹ tham lam không nói chuyện này cho con biết mà lấy tiền đó tiêu sài sắm sửa. Vì đã nhận tiền nên tiếp tục cho con theo học nhưng vẫn bắt con đi làm vì thấy việc học hành của con tốn kém, sợ hụt phần tiền đó dư ra không nhiều. Thấy con sắp tốt nghiệp nên nghe bạn mẹ nhờ mai mối, mẹ mới đưa ảnh con vì nghĩ con ra trường rồi người ta sẽ không chu cấp nữa, sợ gia đình lại thiếu hụt chi tiêu. Nên mẹ mong con lấy chồng giàu cho đời con đỡ khổ, có thể cho chúng ta nhờ cậy sau này. Vy Anh! Mẹ biết là mẹ sai với con nhiều lắm!
Rồi bà ôm mặt khóc nức nở làm tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Hai tai tôi lùng bùng, đầu óc trống rỗng đến mông lung. Tôi đờ người không biết phải phản ứng sao, bà lại sụt sùi nói tiếp:
- Người ta mua cho con cái xe tay ga mới, mẹ lấy đi đưa lại cho con chiếc cup cũ. Điện thoại mẹ đang sài thật ra cũng là người ta gửi cho con. Còn có cái laptop đẹp lắm, mà mẹ lỡ bán mua vàng đeo rồi! Trước đó người ta gặp con lúc đi làm ở quán nước, có gọi điện thoại hỏi dằn mẹ, mẹ kêu tại con chán quá nên làm chơi cho hết ngày. Hôm qua lúc con đi làm, chồng con biết hết chuyện xuống nhà trách mắng ba mẹ. Tao với ba mày sợ muốn xanh mặt, đâu nghĩ người đó là chồng mày đâu. Thôi coi như ba mẹ xin con, tuy mẹ không có công sinh nhưng cũng có công dưỡng. Mong con khéo ăn khéo nói với chồng con 1 tiếng giúp chúng ta.
Từng câu nói như những nhát dao cắt vào tim tôi. Tôi rất sốc, muốn đập đầu vào tường cho tỉnh táo. Nhớ lại lời thầy nói là gặp lại tôi lúc tôi học lớp 11, rồi còn ý tứ khác thường của thầy mỗi khi nhắc tới ba mẹ tôi thật ra là có 1 câu chuyện khác đằng sau. Còn 2 người mà tôi gọi là cha là mẹ, nỡ lòng nào lại lợi dụng tôi như vậy. Lúc họ đồng ý cho tôi học đại học nói rằng vì lời hứa với mẹ ruột tôi, tôi mừng muốn cảm động vì nghĩ họ cũng thương và quan tâm mình! Giờ đây biết sự thật, tôi giận đến nỗi cắn môi muốn bật máu, họ tàn nhẫn với tôi đến thế còn mặt dày xin tôi nói giúp sao. Đúng là 1 câu chuyện hài đến đau lòng. Người mình gọi là cha mẹ đi thoả thuận với người ngoài để lấy tiền cho con mình ăn học. Thật là 1 trò đùa!
Tôi khóc không nổi, ba mẹ thì cứ năn nỉ xin lỗi nài van tôi. Tôi nuốt cục tức trong lòng mà chỉ muốn đứng dậy, lao nhanh ra ngoài đường vì không muốn ở trong ngôi nhà giả dối này giây phút nào nữa.
- Con trễ giờ làm rồi, con đi đây, chuyện đó để nói sau.
Tôi lao đi thật nhanh vì không muốn nhìn thấy họ diễn kịch nữa. Bước ra khỏi nhà, nước mắt tôi mới trào ra ngoài, cảm giác tủi thân cô đơn bao bọc khiến vai tôi khẽ run. Tôi cứ lái xe đi theo quán tính với 1 mớ hỗn độn trong đầu. Đến khi hoàn hồn chỉ nghe tiếng hét của mọi người xung quanh: ” Ê, ê coi chừng”.
Một chiếc ba gác chở hàng mất thắng từ sau lao tới làm tôi trở tay không kịp. Tôi ngã xuống đường 1 cách mạnh bạo, đã thế còn bị lôi đi 1 đoạn, đầu óc tôi quay cuồng mơ hồ không rõ sự việc đang xảy ra. Mọi người xung quanh hô hào vội đỡ tôi dậy mà hỏi han không ngớt. Tôi đau đớn nhưng vẫn ráng trả lời " con không sao, con cám ơn" cho họ yên tâm. Nhưng cổ tay trái tôi đau quá, tôi không thể cử động nó được, hình như bị gãy rồi. Chân trái tôi cũng không thể trụ vững, nguyên mảng cơ thể bên trái bị trầy trụa từ tay xuống chân, hên sao cái mặt tiền tôi còn nguyên. Thấy tôi không thể ngồi dậy, máu me khắp người, 1 bác xe ôm chạy tới đỡ tôi lên xe cùng 1 bà thím tốt bụng nhanh chóng đưa tôi vào bệnh viện gần đó, còn xe tôi được gởi lại 1 nhà dân.
Số tôi may mắn gặp được những người tốt bụng trong lúc hoạn nạn. Đưa tôi tới bệnh viện rồi dìu vào phòng cấp cứu xong xuôi, 2 bác tốt bụng mới ra về. Tôi có gửi tiền bồi dưỡng cho 2 bác nhưng họ nhất quyết không lấy. Các cô y tá vội vàng hỏi han tình hình rồi sơ cứu các vết thương cho tôi. Họ yêu cầu tôi gọi người nhà lên làm thủ tục tôi lại thấy chua xót, tôi thực sự có người nhà không? Lúc này tôi không muốn gọi cho ba mẹ tôi lên chút nào cả. Thấy tôi do dự cô y tá hỏi:
- Em là sinh viên dưới quê lên thành phố học hả? Không có người nhà sao? Em có bạn bè hay người quen gì không gọi lên giúp em đi.
Chắc tôi gọi nhờ con Thanh hay Mỹ quá! May ra lúc này mình còn có những người bạn. Tôi dùng tay phải chưa què móc điện thoại trong túi quần, toan mở máy bấm số con Mỹ thì 1 dãy số lạ hoắc không có trong danh bạ gọi tới:
- A lô, ai vậy ạ!
- Vy Anh hả?
Giọng nói người nam đầu dây bên kia nghe rất quen tai, nhưng tôi vẫn chưa nhận ra là ai.
- Dạ đúng rồi ạ! Cho hỏi ai vậy ạ!
- Tôi đây! Chồng sắp cưới em đây.
Thì ra là thầy Vũ. Nghe giọng thầy tự nhiên tôi thấy mình như bám vào được 1 chiếc phao cứu hộ. Tôi lí nhí trả lời:
- Có chuyện gì không thầy?
- Em đang ở đâu?
- Dạ..dạ...
Không biết tôi có nên nói với thầy là tôi mới gặp tai nạn xe và đang ở bệnh viện không? Đang phân vân thì thầy gằn giọng khiến tôi phát hoảng.
- " Làm gì mà ấp úng dữ vậy? Nói mau, em đang ở đâu?"
- "Dạ ở bệnh viện, em mới bị tông xe." Tôi lí nhí trả lời.
- Trời ơi! Sao giờ mới nói. Bệnh viện nào nói mau, nhanh lên.
- Dạ, bệnh viện Thủ Đức ạ.
Thầy tắt máy cái "rụp" chỉ quẳng lại tôi 1 câu "chờ tôi lên liền". Chú lái xe ba gác gây tai nạn lúc này đã có mặt, nom chú nghèo khổ ốm yếu nên tôi không đành lòng làm khó dễ gì, tôi kêu chú về đi tôi không sao cả. Chú rối rít cám ơn, vội vàng dúi vào tay tôi ít tiền bồi thường nhưng tôi nhất quyết không nhận, nên chú xin tôi số điện thoại để có thể hỏi thăm tình hình.
Thầy Vũ như tia chớp, chưa đầy 20 phút đã có mặt ở cửa phòng cấp cứu. Sự xuất hiện như nam thần của thầy làm cả ê kíp y tá nữ trong bệnh viện nháo nhào. Thầy của tôi là ánh mặt trời, đi tới đâu toả sáng chói loá đến đấy. Thấy tôi ngồi trong góc phòng, người trầy trụa từ trên xuống, quần áo 1 bên rách bươm rướm máu, tay thì bị nẹp, chân thì sưng phù tím bầm, trông tôi thảm hại đến đáng sợ. Thầy bước vội vào trong đứng trước mặt tôi, hàng chân mày cau lại, nộ khí bừng bừng:
- Em bị quái quỷ gì thế này?
Tác giả :
Hạnh Pinky