Năm Tháng Vội Vã
Quyển 2 - Chương 7
Hôm đó là ngày Phương Hồi và Tiểu Thảo phải xếp xe, Phương Hồi đã đến từ sớm, nhưng mãi không thấy bóng dáng Tiểu Thảo đâu. Lúc Kiều Nhiên đến, nhìn thấy Phương Hồi đang chật vật xếp chiếc xe đua của Triệu Diệp, cu vội dừng xe lại, bước đến giúp cô.
“Đẻ tớ xếp cho, Triệu Diệp tệ thật, không chịu xếp xe rồi hãy vào lớp! Mỗi xe cậu ta là chiếm nhiều chỗ nhất”. Kiều Nhiên giữ lấy chiếc xe, nói.
“Cậu ấy đến muộn, vội đi tập bóng rổ nên vứt xe ở đây rồi chạy mất”. Phương Hồi cười khổ sở, nói.
“Sao có mỗi minh cậu vậy? Tiểu Thảo đâu?”.
“Cậu ấy chưa đến, chắc là quên rồi”.
“Cô nàng này, suốt ngày bận rộn toàn cái không đâu, không thể hiểu nổi!” Kiều Nhiên thở dài và dắt một chiếc xe đạp vào.
“Cậu về đi, một minh tớ làm được mà”.
“Không sao, để tớ giúp cậu! À, hôm nay cậu ăn sáng chưa?”. Kiều Nhiên hỏi rất quan tâm: “Nếu chưa ăn thì đi ăn ngay đi!”.
“Tớ ăn rồi”. Phương Hồi mỉm cười cảm kích: “Cảm ơn cậu”.
Kiều Nhiên khua tay rồi cười bẽn lẽn.
Gần như chuông báo bảy rưỡi Tiểu Thảo và Trần Tầm mới đến. Kiều Nhiên và Phương Hồi đang chuẩn bị về lớp, bọn họ mới dắt xe chạy như bay từ cổng trường vào. Mắt Trần Tầm thâm đen, tóc bù xù, vừa nhìn là biết dậy muộn. Còn Tiểu Thảo đến trường rồi mới nhớ ra hôm nay phải xếp xe, trên đường về lớp luôn miệng xin lỗi Phương Hồi.
Bốn đứa vừa chuyện trò vừa chạy lên lớp, nhưng vừa bước vào cửa lớp, đột nhiên liền im bặt.
Tất cả đều nhìn thấy dòng chữ trên bảng đó, không to, nhưng rất nhức mắt: “Phương Hồi thích Trần Tầm”.
Tiểu Thảo là người phản ứng đầu tiên, cô không nói câu nào, bực bội đi về chỗ mình. Chiếc ghế bị cô kéo ra rất mạnh, phát ra tiếng động rất chói tai.
Kiều Nhiên là người phản ứng thứ hai, cậu bước lên bục giảng, cầm giẻ lau xóa dòng chữ xấu xa đó đi. Vì lau mạnh quá nên chiếc bảng rung bần bật. Sau đó cậu ngoảnh đầu lại, lạnh lùng nói: “Lần sau đề nghị các bạn trực nhật nhớ xóa bảng trước khi vào học!”.
Trần Tầm là người phản ứng thứ ba, cậu kéo Phương Hồi và nói nhỏ: “Thôi cứ về chỗ đã”.
Còn từ đầu đến cuối, Phương Hồi không hề nhúc nhích. Ánh mắt cô vô hồn, nhìn chằm chằm lên bảng, sắc mặt trắng bệch, sợ sệt. Thực ra cô không hề nhìn dòng chữ đã biến mất đó, cũng không nghe thấy những điều Trần Tầm đang nói với cô. Cô đã bị nỗi xấu hổ và sự sợ hãi nuốt chửng, cảm giác đáng sợ đó ập xuống đầu, xé nát tình cảm nhỏ nhoi của cô, chỉ trong giây lát, lòng tự trọng của cô đã vỡ vụn.
Phương Hồi nheo mắt lại nói, hôm nay thời tiết rất đẹp, nhưng cô vẫn thấy lạnh vô cùng. Cô thực sự tuyệt vọng vì nghĩ rằng, từ giây phút này trở đi, tuổi trẻ của cô sẽ hóa thành tro bụi.
Trái tim tôi lại một lần nữa thắt lại. Hồi đó cô không dám mơ mộng gì cao xa, nhát như thỏ đế, thậm chí còn không dám đón nhận sự theo đuổi của Trần Tầm, mà chỉ rụt rè bảo vệ chút tình cảm đầu đời kín đáo đó. Trong góc nhỏ chưa bị ai phát hiện, cô lén lấy ra để ngắm nghía, ngây ngất một lúc, sau đó tranh thủ lúc mọi người không để ý, lại cẩn thận cất đi.
Tựa như một chú sóc, ngờ nghệch ngồi chờ hạt sồi cuối cùng của mùa đông. Tuy nhiên đến cuối cùng, hạt sồi đó vẫn bị phát hiện, nó bị phơi bày trước mặt tất cả mọi người, bị chế giễu, mỉa mai, cuối cùng là bị giẫm nát không thương tiếc.
Tôi nghĩ, chắc chắn con sóc đó sẽ vô cùng đau đớn.
Phương Hồi bước về chỗ ngồi của minh, cả buổi sáng, cô gục mặt xuống bàn không hề nhúc nhích. Cô giáo hỏi cô bị l Kiều Nhiên trả lời thay cô rằng người không được khỏe. Trần Tầm ngồi sau cũng không học được chữ nào vào đầu, từ đầu đến cuối cậu vẫn theo dõi bờ vai gầy guộc của cô, bờ vai đó run rẩy, khiến cậu càng thêm buồn phiền.
Mãi cho đến giờ ăn trưa, Phương Hồi mới ngẩng đầu lên. Mắt cô đã khóc sưng húp, tay áo vẫn còn chưa khô nước mắt. Trần Tầm nhìn cô bê hộp cơm của mình lặng lẽ quay về chỗ ngồi, không kim được nữa bèn bước đến.
Cậu đóng nắp hộp đựng cơm của Phương Hồi lại rồi nói: “Sang ăn cơm cùng mọi người đi!”.
Phương Hồi cắn chặt môi, chậm rãi lắc đầu.
“Tớ lấy ghế cho cậu rồi, mau lên”.
“Tớ không sang đâu”. Vì vừa khóc nên giọng Phương Hồi còn hơi lạc, cô đưa tay với đôi đũa thi bị Trần Tầm giằng lại.
“Cậu có làm gì sai đâu, sao lại làm như vậy! Chẳng lẽ từ nay trở đi không bao giờ nói gì nữa à?”.
“Tớ không đi đâu”. Dường như Phương Hồi lại sắp bật khóc.
“Thôi được, thế thì bọn tớ sang đây ăn vậy!”. Trần Tầm quay lại kê bàn rồi gọi Kiều Nhiên và Triệu Diệp: “Ê, lại đây!”.
Vì đi tập bóng nên Triệu Diệp không được tận mắt chứng kiến cảnh buổi sáng, cậu chỉ được nghe Kiều Nhiên kể sơ qua, đang không biết phải an ủi Phương Hồi thế nào. Thấy Trần Tầm gọi, cậu bèn vội bê hộp cơm chạy đến.
“Hôm nay có khoai tây à”. Triệu Diệp cúi người nhìn thẳng vào mặt Phương Hồi: “Khoai tây, Phương Hồi”.
Phương Hồi liền liếc Triệu Diệp một cái với vẻ chán chường.
“Nhìn nữa đi! Nhìn thêm một lần nữa đi!”. Triệu Diệp nói: “Nhìn nữa tớ sẽ xơi tái cậu luôn!”.
Kiều Nhiên cũng bước đến, dường như cậu coi như không có chuyện gì xảy ra mà rút khăn tài bàn ra cho Phương Hồi rồi quay lại nói: “Tiểu Thảo, mau lên!”.
“Tớ đang tao đổi một chút với Hà Sa, các cậu ăn trước đi”. Tiểu Thảo cầm bát đi về đầu bên kia.
“Mặc kệ Tiểu Thảo, cậu ta sợ tớ lấy khoai tây đó mà!”. Triệu Diệp không ngại ngần mà mở ngay hộp cơm của Phương Hồi ra, nói: “Đồ kẹt xỉ!”.
“Đồ đểu! Tưởng ai cũng như cậu à!”. Tiểu Thảo trợn mắt lườm Triệu Diệp một cái.
Trước tiếng cãi nhau chí chóe của Triệu Diệp với mọi người, dường như mọi chuyện đã trở lại bình thường. Nhưng Phương Hồi biết, cô không thể như trước được nữa. Thời đó người ta rất nhạy cảm, cô rất hiểu ánh mắt của của các bạn trong lớp nói nên điều gì. Đối với những đứa trẻ ngày ngày chỉ đối mặt với sách vở, bài thi, đây có thể coi là một chuyện lớn đầy háo hức. Mặc dù, nhân vật trung tâm câu chuyện đó cảm thấy rất buồn.
Tối về đến nhà, đầu óc cô vẫn cứ để đâu đâu.
Đang chép bài thì điện thoại đổ chuông, một lát thì ba cô quay vào gọi.
“Tìm con hả ba?”. Phương Hồi hỏi với giọng nghi ngờ.
“Ừ, con trai”. Ba cô nói.
“A lô”. Phương Hồi nghe máy.
“A lô”.
“Ai đấy?”
“Tớ Trần Tầm đây”.
Nghe thấy đối phương xưng tên, tim Phương Hồi liền đập thình thịch.
“Có chuyện gì vậy?”.
“Bài tập toán cậu làm xong chưa?”.
“Xong rồi”.
“Xem hộ tớ trang 49, câu 5, kết quả cuối cùng của cậu là bao nhiêu?”.
“Đợi lát nhé”. Phương Hồi chạy vào phòng lấy vở toán, đột nhiên cô phát hiện ra rằng, cô rất vui khi nhận được điện thoại của Trần Tầm.
“A lô, X=5, Y=3”.
“Ừ, giống của tớ”.
“Ừ”.
“Cảm ơn nhé”.
“Không có gì”.
“Thế, thôi nhé”.
“Ừ, bye bye”.
Điện thoại vọng lại tiếng tút tút, tự nhiên Phương Hồi lại thấy có cái gì đó thất vọng.
Cô về phòng tiếp tục làm bài tập, nhưng năm phút sau, điện thoại lại đổ chuông.
Phương Hồi dỏng tai lắng nghe ba nói chuyện, đến khi nghe thấy ba nói: “Cháu đợi một lát”. Cô vội mở cửa phòng ra.
“Tìm con hả ba?”.
“Ừ...”. Ba cô bằng ánh mắt dò hỏi: “Hình như vẫn là cái cậu ban nãy”.
“Vâng”. Phương Hồi giả vờ quay vào lấy vở bài tập toán rồi chậm chạp bước đến.
“A lô”.
“Tớ đây”.
“ừ, còn câu nào cần đọ kết quả nữa không?”.
“Hết rồi”.
“Hả?”.
“Ờ... tớ có chuyện muốn nói với cậu, nói chuyện có tiện không?”.
“Bình thường”.
“Thế tớ nói nhé, cậu chỉ cần nghe thôi”.
“Ừ”.
“Chuyện sáng nay đừng nghĩ ngợi gì nhiều”.
“Tớ biết rồi”.
“Biết gì, khóc cả buổi sáng đúng không?”.
“Không”.
“Nếu tớ không lên tìm cậu, chắc cậu sẽ không nói chuyện với tớ nữa đúng không”.
“Ừ”.
“Vì sao?”.
Không hay
“Có gì mà không hay! Hay là ngày mai tớ cũng viết lên bảng rằng Trần Tầm thích Phương Hồi! Cho hòa cả làng nhé!”.
“Cậu đừng làm vậy!”. Phương Hồi bắt đầu cuống.
“Tại sao không được! Tớ thích cậu mà!”.
Đây là lần đầu tiên Trần Tầm bày tỏ tình cảm trực tiếp với cô, vừa nói ra câu đó, hai đứa liền im bặt.
Bây giờ chúng ta thường hay nói là yêu. “Anh yêu em!”. “Em có yêu anh không?”. “Anh có mãi mãi yêu em không?”. Cân nhắc câu chữ quá, dường như cũng mất đi vẻ tòn trọng vốn có. Nói nhiều đến đâu, đều vẫn cảm thấy có gì đó trống rỗng, không khiến người ta tin được. Chính vì thế mấy câu bên trên đã biến thành: “Anh rất yêu em!”. “Em có yêu anh thật lòng không?”. “Anh có thật sự mãi mãi yêu em không?”.
Chữ yêu và chữ thật lòng, thật sự, đã trở thành một tổ hợp dở khóc dở cười.
Còn khi mười mấy tuổi, cái gọi là “thích”, mặc dù nghĩa của nó không sâu sắc bằng từ “yêu”, nhưng vẫn đủ để lấp đầy tói tim.
Trong tích tắc đó, cái gọi là “thích” của Trần Tầm, đã khiến Phương Hồi cảm thấy vô cùng ấm áp.
“Cậu... thích tớ không?”. Trần Tầm vẫn vặn hỏi.
“Thích thì nói có, không thích thì nói không”.
“Phương Hồi, đừng nói chuyện nữa, mau vào làm bài tập đi”. Ba Phương Hồi gọi cô.
“Vâng, con vào ngay đây!”. Phương Hồi luống cuống trả lời: “Thôi để ngày mai đi học nói nhé”.
“Đợi đã! Có hay không?”.: “Cậu trả lời tớ đi!”.
“Có! Thế đã nhé!”. Phương Hồi không đợi cậu nói gì thêm mà cúp ngay máy.
“Đẻ tớ xếp cho, Triệu Diệp tệ thật, không chịu xếp xe rồi hãy vào lớp! Mỗi xe cậu ta là chiếm nhiều chỗ nhất”. Kiều Nhiên giữ lấy chiếc xe, nói.
“Cậu ấy đến muộn, vội đi tập bóng rổ nên vứt xe ở đây rồi chạy mất”. Phương Hồi cười khổ sở, nói.
“Sao có mỗi minh cậu vậy? Tiểu Thảo đâu?”.
“Cậu ấy chưa đến, chắc là quên rồi”.
“Cô nàng này, suốt ngày bận rộn toàn cái không đâu, không thể hiểu nổi!” Kiều Nhiên thở dài và dắt một chiếc xe đạp vào.
“Cậu về đi, một minh tớ làm được mà”.
“Không sao, để tớ giúp cậu! À, hôm nay cậu ăn sáng chưa?”. Kiều Nhiên hỏi rất quan tâm: “Nếu chưa ăn thì đi ăn ngay đi!”.
“Tớ ăn rồi”. Phương Hồi mỉm cười cảm kích: “Cảm ơn cậu”.
Kiều Nhiên khua tay rồi cười bẽn lẽn.
Gần như chuông báo bảy rưỡi Tiểu Thảo và Trần Tầm mới đến. Kiều Nhiên và Phương Hồi đang chuẩn bị về lớp, bọn họ mới dắt xe chạy như bay từ cổng trường vào. Mắt Trần Tầm thâm đen, tóc bù xù, vừa nhìn là biết dậy muộn. Còn Tiểu Thảo đến trường rồi mới nhớ ra hôm nay phải xếp xe, trên đường về lớp luôn miệng xin lỗi Phương Hồi.
Bốn đứa vừa chuyện trò vừa chạy lên lớp, nhưng vừa bước vào cửa lớp, đột nhiên liền im bặt.
Tất cả đều nhìn thấy dòng chữ trên bảng đó, không to, nhưng rất nhức mắt: “Phương Hồi thích Trần Tầm”.
Tiểu Thảo là người phản ứng đầu tiên, cô không nói câu nào, bực bội đi về chỗ mình. Chiếc ghế bị cô kéo ra rất mạnh, phát ra tiếng động rất chói tai.
Kiều Nhiên là người phản ứng thứ hai, cậu bước lên bục giảng, cầm giẻ lau xóa dòng chữ xấu xa đó đi. Vì lau mạnh quá nên chiếc bảng rung bần bật. Sau đó cậu ngoảnh đầu lại, lạnh lùng nói: “Lần sau đề nghị các bạn trực nhật nhớ xóa bảng trước khi vào học!”.
Trần Tầm là người phản ứng thứ ba, cậu kéo Phương Hồi và nói nhỏ: “Thôi cứ về chỗ đã”.
Còn từ đầu đến cuối, Phương Hồi không hề nhúc nhích. Ánh mắt cô vô hồn, nhìn chằm chằm lên bảng, sắc mặt trắng bệch, sợ sệt. Thực ra cô không hề nhìn dòng chữ đã biến mất đó, cũng không nghe thấy những điều Trần Tầm đang nói với cô. Cô đã bị nỗi xấu hổ và sự sợ hãi nuốt chửng, cảm giác đáng sợ đó ập xuống đầu, xé nát tình cảm nhỏ nhoi của cô, chỉ trong giây lát, lòng tự trọng của cô đã vỡ vụn.
Phương Hồi nheo mắt lại nói, hôm nay thời tiết rất đẹp, nhưng cô vẫn thấy lạnh vô cùng. Cô thực sự tuyệt vọng vì nghĩ rằng, từ giây phút này trở đi, tuổi trẻ của cô sẽ hóa thành tro bụi.
Trái tim tôi lại một lần nữa thắt lại. Hồi đó cô không dám mơ mộng gì cao xa, nhát như thỏ đế, thậm chí còn không dám đón nhận sự theo đuổi của Trần Tầm, mà chỉ rụt rè bảo vệ chút tình cảm đầu đời kín đáo đó. Trong góc nhỏ chưa bị ai phát hiện, cô lén lấy ra để ngắm nghía, ngây ngất một lúc, sau đó tranh thủ lúc mọi người không để ý, lại cẩn thận cất đi.
Tựa như một chú sóc, ngờ nghệch ngồi chờ hạt sồi cuối cùng của mùa đông. Tuy nhiên đến cuối cùng, hạt sồi đó vẫn bị phát hiện, nó bị phơi bày trước mặt tất cả mọi người, bị chế giễu, mỉa mai, cuối cùng là bị giẫm nát không thương tiếc.
Tôi nghĩ, chắc chắn con sóc đó sẽ vô cùng đau đớn.
Phương Hồi bước về chỗ ngồi của minh, cả buổi sáng, cô gục mặt xuống bàn không hề nhúc nhích. Cô giáo hỏi cô bị l Kiều Nhiên trả lời thay cô rằng người không được khỏe. Trần Tầm ngồi sau cũng không học được chữ nào vào đầu, từ đầu đến cuối cậu vẫn theo dõi bờ vai gầy guộc của cô, bờ vai đó run rẩy, khiến cậu càng thêm buồn phiền.
Mãi cho đến giờ ăn trưa, Phương Hồi mới ngẩng đầu lên. Mắt cô đã khóc sưng húp, tay áo vẫn còn chưa khô nước mắt. Trần Tầm nhìn cô bê hộp cơm của mình lặng lẽ quay về chỗ ngồi, không kim được nữa bèn bước đến.
Cậu đóng nắp hộp đựng cơm của Phương Hồi lại rồi nói: “Sang ăn cơm cùng mọi người đi!”.
Phương Hồi cắn chặt môi, chậm rãi lắc đầu.
“Tớ lấy ghế cho cậu rồi, mau lên”.
“Tớ không sang đâu”. Vì vừa khóc nên giọng Phương Hồi còn hơi lạc, cô đưa tay với đôi đũa thi bị Trần Tầm giằng lại.
“Cậu có làm gì sai đâu, sao lại làm như vậy! Chẳng lẽ từ nay trở đi không bao giờ nói gì nữa à?”.
“Tớ không đi đâu”. Dường như Phương Hồi lại sắp bật khóc.
“Thôi được, thế thì bọn tớ sang đây ăn vậy!”. Trần Tầm quay lại kê bàn rồi gọi Kiều Nhiên và Triệu Diệp: “Ê, lại đây!”.
Vì đi tập bóng nên Triệu Diệp không được tận mắt chứng kiến cảnh buổi sáng, cậu chỉ được nghe Kiều Nhiên kể sơ qua, đang không biết phải an ủi Phương Hồi thế nào. Thấy Trần Tầm gọi, cậu bèn vội bê hộp cơm chạy đến.
“Hôm nay có khoai tây à”. Triệu Diệp cúi người nhìn thẳng vào mặt Phương Hồi: “Khoai tây, Phương Hồi”.
Phương Hồi liền liếc Triệu Diệp một cái với vẻ chán chường.
“Nhìn nữa đi! Nhìn thêm một lần nữa đi!”. Triệu Diệp nói: “Nhìn nữa tớ sẽ xơi tái cậu luôn!”.
Kiều Nhiên cũng bước đến, dường như cậu coi như không có chuyện gì xảy ra mà rút khăn tài bàn ra cho Phương Hồi rồi quay lại nói: “Tiểu Thảo, mau lên!”.
“Tớ đang tao đổi một chút với Hà Sa, các cậu ăn trước đi”. Tiểu Thảo cầm bát đi về đầu bên kia.
“Mặc kệ Tiểu Thảo, cậu ta sợ tớ lấy khoai tây đó mà!”. Triệu Diệp không ngại ngần mà mở ngay hộp cơm của Phương Hồi ra, nói: “Đồ kẹt xỉ!”.
“Đồ đểu! Tưởng ai cũng như cậu à!”. Tiểu Thảo trợn mắt lườm Triệu Diệp một cái.
Trước tiếng cãi nhau chí chóe của Triệu Diệp với mọi người, dường như mọi chuyện đã trở lại bình thường. Nhưng Phương Hồi biết, cô không thể như trước được nữa. Thời đó người ta rất nhạy cảm, cô rất hiểu ánh mắt của của các bạn trong lớp nói nên điều gì. Đối với những đứa trẻ ngày ngày chỉ đối mặt với sách vở, bài thi, đây có thể coi là một chuyện lớn đầy háo hức. Mặc dù, nhân vật trung tâm câu chuyện đó cảm thấy rất buồn.
Tối về đến nhà, đầu óc cô vẫn cứ để đâu đâu.
Đang chép bài thì điện thoại đổ chuông, một lát thì ba cô quay vào gọi.
“Tìm con hả ba?”. Phương Hồi hỏi với giọng nghi ngờ.
“Ừ, con trai”. Ba cô nói.
“A lô”. Phương Hồi nghe máy.
“A lô”.
“Ai đấy?”
“Tớ Trần Tầm đây”.
Nghe thấy đối phương xưng tên, tim Phương Hồi liền đập thình thịch.
“Có chuyện gì vậy?”.
“Bài tập toán cậu làm xong chưa?”.
“Xong rồi”.
“Xem hộ tớ trang 49, câu 5, kết quả cuối cùng của cậu là bao nhiêu?”.
“Đợi lát nhé”. Phương Hồi chạy vào phòng lấy vở toán, đột nhiên cô phát hiện ra rằng, cô rất vui khi nhận được điện thoại của Trần Tầm.
“A lô, X=5, Y=3”.
“Ừ, giống của tớ”.
“Ừ”.
“Cảm ơn nhé”.
“Không có gì”.
“Thế, thôi nhé”.
“Ừ, bye bye”.
Điện thoại vọng lại tiếng tút tút, tự nhiên Phương Hồi lại thấy có cái gì đó thất vọng.
Cô về phòng tiếp tục làm bài tập, nhưng năm phút sau, điện thoại lại đổ chuông.
Phương Hồi dỏng tai lắng nghe ba nói chuyện, đến khi nghe thấy ba nói: “Cháu đợi một lát”. Cô vội mở cửa phòng ra.
“Tìm con hả ba?”.
“Ừ...”. Ba cô bằng ánh mắt dò hỏi: “Hình như vẫn là cái cậu ban nãy”.
“Vâng”. Phương Hồi giả vờ quay vào lấy vở bài tập toán rồi chậm chạp bước đến.
“A lô”.
“Tớ đây”.
“ừ, còn câu nào cần đọ kết quả nữa không?”.
“Hết rồi”.
“Hả?”.
“Ờ... tớ có chuyện muốn nói với cậu, nói chuyện có tiện không?”.
“Bình thường”.
“Thế tớ nói nhé, cậu chỉ cần nghe thôi”.
“Ừ”.
“Chuyện sáng nay đừng nghĩ ngợi gì nhiều”.
“Tớ biết rồi”.
“Biết gì, khóc cả buổi sáng đúng không?”.
“Không”.
“Nếu tớ không lên tìm cậu, chắc cậu sẽ không nói chuyện với tớ nữa đúng không”.
“Ừ”.
“Vì sao?”.
Không hay
“Có gì mà không hay! Hay là ngày mai tớ cũng viết lên bảng rằng Trần Tầm thích Phương Hồi! Cho hòa cả làng nhé!”.
“Cậu đừng làm vậy!”. Phương Hồi bắt đầu cuống.
“Tại sao không được! Tớ thích cậu mà!”.
Đây là lần đầu tiên Trần Tầm bày tỏ tình cảm trực tiếp với cô, vừa nói ra câu đó, hai đứa liền im bặt.
Bây giờ chúng ta thường hay nói là yêu. “Anh yêu em!”. “Em có yêu anh không?”. “Anh có mãi mãi yêu em không?”. Cân nhắc câu chữ quá, dường như cũng mất đi vẻ tòn trọng vốn có. Nói nhiều đến đâu, đều vẫn cảm thấy có gì đó trống rỗng, không khiến người ta tin được. Chính vì thế mấy câu bên trên đã biến thành: “Anh rất yêu em!”. “Em có yêu anh thật lòng không?”. “Anh có thật sự mãi mãi yêu em không?”.
Chữ yêu và chữ thật lòng, thật sự, đã trở thành một tổ hợp dở khóc dở cười.
Còn khi mười mấy tuổi, cái gọi là “thích”, mặc dù nghĩa của nó không sâu sắc bằng từ “yêu”, nhưng vẫn đủ để lấp đầy tói tim.
Trong tích tắc đó, cái gọi là “thích” của Trần Tầm, đã khiến Phương Hồi cảm thấy vô cùng ấm áp.
“Cậu... thích tớ không?”. Trần Tầm vẫn vặn hỏi.
“Thích thì nói có, không thích thì nói không”.
“Phương Hồi, đừng nói chuyện nữa, mau vào làm bài tập đi”. Ba Phương Hồi gọi cô.
“Vâng, con vào ngay đây!”. Phương Hồi luống cuống trả lời: “Thôi để ngày mai đi học nói nhé”.
“Đợi đã! Có hay không?”.: “Cậu trả lời tớ đi!”.
“Có! Thế đã nhé!”. Phương Hồi không đợi cậu nói gì thêm mà cúp ngay máy.
Tác giả :
Cửu Dạ Hồi