Mưu Trí Thời Tần Hán
Quyển 1 Chương 6 Đón ý cho vừa lòng người
Vị hoàng đế thứ hai của triều Tùy là Dương Quảng, ông ta theo chủ nghĩa hưởng lạc triệt để: coi trọng mỹ nữ, coi thường giang sơn, buông lỏng dục vọng, bất chấp nhân luân. Vì mỹ nữ và dục vọng mà dám nghĩ dám làm, không hề băn khoăn.
Ông vịn vào lý do cha ốm, mẹ hoang dâm để mở màn cho việc lên ngôi hoàng đế, ông không tiếc công sức tiền của xây dựng "Tây Uyển" rộng 300 dặm, bên trong Tây Uyển có 5 hồ, 16 vườn, 3 hòn núi lớn. Khu vườn là nơi ở của mỹ nữ được tuyển chọn từ các địa phương, ông cả ngày đi dạo trong "mê lâu", phòng phòng đều có Tây Thi, buồng nào cũng có Vương Tường, hàng ngày dùng "Ngư nữ xa" để chọn gái tân, ông từng đốc thúc đào cọn sông Vận Hà thông thẳng đến Dương Châu, sai 500 thiếu nữ cùng ông đi thuyền du lãm, cuối cùng ông đem sự nghiệp và của cải mà cha là Tùy Văn Đế tích lũy cả cuộc đời để ném vào sự xa hoa hoang tàn.
Nếu ai trong các đế vương phong kiến từ cổ đến kim cả Trung Quốc và nước ngoài, danh hiệu ai là người xa xỉ hoang tàn thích hưởng lạc nhất và đại nghịch bất hiếu nhất chỉ mình Dương Quảng là đạt được.
Tùy Dạng Đế Dương Quảng thèm khát dục vọng, không chú trọng đạo đức hiếu lễ, nhưng trong cuộc đời ông ta cũng có một khoảng thời gian cai mỹ nữ kiềm chế dục vọng.
Đó là thời kỳ ông ta làm Tấn Vương.
Tùy Văn Đế có năm người con, bọn họ đều do Độc Cô hoàng hậu sinh hạ. Con trường là Dương Dũng, con thứ là Dương Quảng. Sau khi Dương Kiên cướp đoạt ngôi vị nhà Chu và xưng đế, ông chiếu theo qui luật cổ xưa: lập trưởng và không lập thứ Sắc phong con trưởng Dương Dũng làm hoàng thái tử, còn Dương Quáng là con thứ nên được phong vương, Dương Quảng nhận tước vị Tấn Vương.
Từ tước vị mà xem xét: thái tử và Tấn Vương đều là con của hoàng đế, địa vị và quyền lợi gần ngang bằng nhau. Nhưng thái tử có khả năng tiếp nhận ngôi vị hoàng đế, đến lúc đó địa vị của Tấn Vương không có cách gì sánh được. Dương Quảng trí ưu sâu, ông biết rằng chỉ có làm hoàng đế mới tùy ý buông lỏng dục vọng hưởng lạc đến tột cùng. Dương Quảng không cam tâm ngồi ở ngôi vị Tấn Vương mà một lòng một dạ muốn thay chỗ ngồi của anh trai. Nhưng đổi người làm thái tử chỉ có hoàng đế mới định đoạt nổi quyết định trọng đại này. Dương Kiên là vị hoàng đế anh minh hiếm có, tài trí hơn người, việc này không chỉ dùng năm ba câu nói mà lừa được Dương Kiên. Vì vậy Dương Quảng nghĩ tới mẹ đẻ của mình.
Mẹ Dương Quảng là Độc CÔ hoàng hậu, gia thế quyền quý, tư chất thông minh, trong thời kỳ Dương Kiên diệt nhà Chu lập nên nhà Tùy, bà ta cũng có nhiều công lao hiển hách, Tùy Văn Đế vô cùng sủng ái bà ta. Mỗi lần Tùy Văn Đế thiết triều, bà ta ngồi xe cùng đi, được hộ tống đến tận cửa điện. Đứng bên cạnh Tùy Văn Đế bí mật làm tâm phúc tùy cơ giải quyết việc đại sự Nếu phát hiện trong triều có việc gì không thỏa đáng tổn thất quyền lợi, đợi Tùy Văn Đế bãi triều quay về cung, bà ta gối đầu kề má khuyên can, đương nhiên Tùy Văn Đế nhất nhất nghe lời. Mọi người đều biết vai trò quan trọng của Độc Cô hoàng hậu đối với hoàng đế và công việc triều chính, vì thế bọn họ đối đãi Độc Cô hoàng hậu giống như hoàng đế. Bà ta và Tùy Văn Đế hợp chung tên gọi là "Nhị Thánh".
Muốn giành địa vị thái tử cần phải được vua cha cho phép. Nhưng nếu có tác động của mẹ, gây cảm tình của mẹ đó sẽ là cơn gió mạnh thổi cho ước vọng của Dương Quảng, hiệu quả của nó trong thực tế là giống nhau hoàn toàn. Một mặt Dương Quảng cúi mình giả dối đón nhận tính cách của Dương Kiên: tiết kiệm, giản dị. Mặt khác Dương Quảng mang điểm mấu chốt đặt lên vai Độc Cô hoàng hậu, quan tâm chú ý mật thiết đến tính khí của mẹ.
Độc Cô hoàng hậu rất dịu dàng thân mật với Tùy Văn Đế, nhưng ngược lại có một điểm bà ta không bao giờ sửa đổi: đó là tính đố kỵ, chua ngoa, lòng dạ ghen tuông. Bà không cho phép Tùy Văn Đế tán hoa ghẹo nguyệt, phải chung tình, thậm chí còn ép Tùy Văn Đế thề độc: không có con riêng. Tùy Văn Đế nhu nhược cam lòng làm ông chồng sợ vợ, hậu cung hoa lệ quần thần đông đúc, ông ta chỉ có thể ngắm nhìn mà không dám dấy máu ăn phần.
Độc Cô hoàng hậu còn suy bụng ta ra bụng người, ai dám lạnh nhạt với người vợ kết tóc se tơ, bà ta trừng mắt giận dữ. Bình thường nghe nói đại thần nào đó lấy vợ bé hoặc giả vợ bé có thai, bà ta tức tối nghiến răng nghiến lợi, kiên quyết đòi Tùy Văn Đế trừng phạt, thậm chí còn bãi miễn chức quan.
Tính cách của mẹ như vậy đúng là khắc tinh của Dương Quảng - một kẻ ưa nữ sắc. Nhưng muốn cảm hóa tình cảm của mẹ, Dương Quảng cố nhiên kìm nén khắc chế chuyện ái tình, ra vẻ đã thay đổi tính tình.
Trong phủ Tấn Vương vốn dĩ có gái đẹp như tiên, ngược lại bây giờ chỉ có vài cung nữ vừa già vừa xấu, Dương Quảng thích đàn ca múa hát ngày ngày mở tiệc vui chơi đàn đúm, bây giờ ông ta quay sang học hỏi, không biết mệt mỏi, trà xanh cơm nhạt, trước đây buổi sáng chọn giai nhân nữ sắc, đêm đêm làm chú rể, hiện nay chỉ có mình vương phi làm bầu bạn sớm tối gắn bó keo sơn, lúc trước có con riêng nhiều như bụi, hiện giờ trong Tấn Vương phủ không có một mống con, phục tùng tính cách Độc Cô hoàng hậu: "không đẻ thì không nuôi"... Tùy Văn Đế và hoàng hậu thăm dò quan sát phủ Tấn Vương, chỉ thấy cung nữ vừa già vừa xấu phục dịch. Tấn Vương và vương phi chỉ mặc quần áo bằng vải bố, bày biện tùy tiện biện lễ, nhạc cụ hào hoa bị bám đầy bụi bẩn. Thêm vào đó vợ chồng Tấn Vương ân ái tình cảm, đề cao đạo lý... Tùy Văn Đế tính tình tiết kiệm, ghét sự xa hoa, đương nhiên rất mãn nguyện về con trai. Còn Độc Cô hoàng hậu thấy Tấn Vương chung tình với vương phi, tự nhiên hoàng hậu cũng vui sướng trong lòng. Từ đó hai vợ chồng già rất thích Dương Quảng, thường sai người đến phủ đệ của Tấn Vương nghe ngóng dò la tình hình. Dương Quảng sớm có sự chuẩn bị, cho dù người đến là kẻ giàu sang phú quý hay nghèo hèn nhất nhất đều được vương phi tiếp đón niềm nở mở tiệc khoản đãi ân cần đối rượu và đưa tặng vàng bạc lụa là. Giả dối cúi mình đón ý mọi người, khiến trong triều ai cũng khen Dương Quảng. Độc Cô hoàng hậu nghe mọi người ca ngợi: Tấn Vương hiền đức như vậy, chung tình như vậy..., Tùy Văn Đế nghe thấy Độc Cô hoàng hậu và quần thần khen Tấn Vương tiết kiệm thật thà, khoan dung có tài, hiền hòa trọng lễ...
Dần dần Tùy Văn Đế dao động tâm can, cuối cùng ông hỏi Thượng Nghĩa Đồng Tam Ty Vĩ Đỉnh: "Trong các chư vương ai có năng lực gánh vác giang sơn, đủ tài đức để chọn làm người kế vị?" Hầu như ông quên mất ngôi vị thái tử đã được định. Bước tiến đầu tiên mà Dương Quảng khó khăn cực nhọc để bước lên ngôi vị cuối cùng đã đạt được mục đích.
Mỗi cá nhân đều là cá thể độc lập, mỗi cá thể lại có tính cách, mục đích và hành vi phương thức của chính mình. Nếu giữa cá thể và cá thể mảy may không có liên quan với nhau, tuyệt đối không có quan hệ dây mơ rễ má, việc lớn như vậy không nhất thiết chiếu cố đến ác cảm của người khác mà mình làm mình chịu. Đương nhiên những cá thể trong xã hội hoặc nhiều hoặc ít đều liên quan tới người khác, đặc biệt bản thân mình phải hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ trọng đại, nhất thiết gây tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ của người khác. Giống như Dương Quảng tạm thời cúi mình sống giả tạo che giấu cá tính, chủ động đón ý và cách làm của người khác thì cần có một mưu trí cao siêu, một bước nhìn xa trông rộng. Trong cạnh tranh thương nghiệp, tính bài trừ giữa cá nhân với cá nhân, hoặc giữa xí nghiệp với xí nghiệp... là rất lớn. Vậy muốn mượn lực lượng của người khác hoặc của xí nghiệp khác, đương nhiên cần tạm thời che giấu bản thân mình để đón nhận mưu trí của đối phương. Đối với một nhà quản lý mà nói, anh ta trước sau dựa vào sự giúp đỡ để đạt mục đích phát triển xí nghiệp của mình, do đó vận dụng mưu kế này không nhất thời cần kíp mà trở thành một phương châm vĩnh hằng.
Cửa hàng liên hoàn Warsal là một đại lý bán lẻ lớn thứ tư ở nước Mỹ có hơn 2 vạn công nhân. Năm 1970, kim ngạch tiêu thụ từ 4500 vạn đô la Mỹ tăng lên 1,6 ti đô la Mỹ. Cửa hàng liên hoàn cũng từ 18 cửa hàng phát triển thành 330 cửa hàng. Người sáng lập công ty là Warton, ông mô phỏng theo quyết sách mưu trí "đón ý cho vừa lòng người khác" nên giành được thành công to lớn, ông đúc kết kinh nghiệm thành công của mình bằng một câu nói. "Chúng tôi quan tâm tới nhân viên, thà rằng lừa dối chính mình."
Từ năm 1962 trở đi, ông Warton mỗi năm lại đi thăm một cửa hàng liên hoàn, dưới sự lôi kéo cổ động của ông ta, các giám đốc hầu như tiêu phí thời gian vào các cửa hàng liên hoàn Warsal ở 11 châu, phòng giám đốc không có ai, phòng họp trông giống như một cái kho hoang phế.
Một lần, ông Warton bị mất ngủ liên tiếp trong vài tuần, nhưng ông ta dứt khoát thức dậy, buổi sáng sớm giành hai tiếng rưỡi đến trung tâm chọn lọc hàng hạ cấp, đứng ở băng chuyển hàng nói chuyện với công nhân, căn cứ vào điều kiện ở đó quyết định lắp đặt hai buồng tắm. Công nhân đều biết ông chủ rất quan tâm tới họ.
Một lần khác ông Warton đi máy bay đến thị trấn Mondepisat thuộc châu Deszaksat, sau khi máy bay dừng lại, ông báo phi công đợi ông ta trên con đường này cách chỗ đó 100 dặm, tiếp đó ông khua tay chặn một xe tải của cửa hàng liên hoàn, xin đi nhờ 100 dặm, trên đường đi ông nói chuyện với lái xe về mục đích của công ty. ông chủ của công ty Warsal thà rằng luồn cúi bản thân mình, nhất thiết quan tâm tới công nhân viên, tạo ra hoàn cảnh để người ta cởi bỏ lòng tự tôn tự ti, tích cực tham gia công việc, kết quả ông chủ đầu tư bao nhiêu thì công nhân viên phục vụ nhiệt tình bấy nhiêu. Hàng ngàn, hàng vạn công nhân ra vào công ty đều được bồi dưỡng tinh thần cao độ. Cuối cùng lợi ích lớn nhất lại thuộc về ông Warton - ông chủ công ty - người cam tâm lừa dối bản thân mình để lấy lòng công nhân viên.