Mùa Thu Màu Hạt Dẻ
Chương 15
Phượng đổ bướng lên:
- Anh nói nghe lạ ghê! Nhà của chị Tâm cũng như nhà của anh Thiên. Ảnh muốn ghé lúc nào chẳng được. Em chỉ là con nhỏ sinh viên nghèo dạy kèm con nít, có đáng gì đâu để ảnh phải quan tâm.
- Em chả hiểu đàn ông chút nào hết. Nếu có cái túi tham không đáy thì đó là lòng dạ những thằng như thằng Thiên. Em thấy đấy! Nhà giàu, có địa vị nhưng lại nhẫn tâm bỏ vợ để thoải mái ăn chơi, khỏi bị ràng buộc. Một mẫu người đàn ông trí thức hiện đại khá hiếm hoi ở xã hội này. Trước kia anh tưởng loại đó chỉ có ở các bar bên Canada hay Mỹ, ngờ đâu về nước cũng thấy. Họ chơi bời nhưng biết lựa chọn các cô gái trẻ có ăn học mà lại ham đua đòi sẽ là mồi ngon cho họ. Thiên chẳng tự nhiên ghé đây hoài, rồi nó sẽ rủ rê tán tỉnh em và nói xấu bạn bè. Thiên sẵn sàng bịa nhiều chuyện động trời, miễn sao chiếm được tình cảm hay bản thân em.
Khi Nhật Phượng còn đang nhìn Nhã với nỗi hoang mang cực độ thì Thiên bước vào phòng học của Hoài Tú. Trên tay con bé là một hộp giấy chắc lại là đồ chơi. Gương mặt hai cậu cháu trong thật rạng rỡ.
Thấy Nhã, Thiên nheo nheo đôi mắt, giọng đùa cợt vang lên:
- Thú vị thật! Nghe Hoài Tú nói có cậu Nhã đến chơi, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ thấy một khung cảnh ấm cúng như vậy. Vui vẻ cả chứ!
Nhãt Phượng bực bội ngó lơ ra chỗ khác, từ lâu cô đã không ưa cách nói chuyện thích châm chọc của Thiên, hôm nay cô càng ghét hơn khi đã nghe Nhã nói về anh. Dạo này đúng là Thiên hay ghé thăm mẹ con chị ĐanTâm. Mỗi lần ghé, anh lại luợn một vòng qua phòng học của Hoài Tú, cười rất tươi với Phượng, quanh quẩn ngoài vườn rồi về. Chưa bao giờ Thiên tỏ vẻ gì rủ rê, tán tỉnh cô như Nhã vừa dọa, nhưng nếu Thiên là người có lối sống phóng đãng thì tốt nhất Phượng nên lơ anh ta từ sớm.
Thiên cố tình mai mỉa khi thấy thái độ của cô:
- Xin lỗi cô Phượng! Hoài Tú đã hết giờ ra chơi hay chưa?
Nhã đứng bật dậy. Anh liếc xéo Thiên một cái đầy hằn học rồi quay lại phiá Nhật Phượng, anh nhỏ nhẹ:
- Anh về vậy!
Nhãt Phượng định nói chiều nay cô sẽ bỏ học để đi chơi với anh, nhưng không hiểu sao cô cứ chôn chân một chỗ, miệng không thốt nên lời. Cô nghe Nhã nói loáng thoáng gì đó với Thiên và cô nghe tiếng hắn ta cười rộn rã. Tiếng cười đó làm cô tức nghẹn.
Không biết trút bực dọc cho ai, Phượng gọi to:
- Hoài Tú! Dẹp đồ chơi, tới đây học tiếp.
Con bé tiếc rẻ bỏ bộ đồ chơi ghép hình Thiên mới mua cho nó xuống, rồi chậm chạp bước tới bàn ngồi.
Phượng nghe giọng Thiên khổ sở kêu lên:
- Cô hiểu lầm câu đùa của tôi rồi! Đâu phải tôi hỏi vậy để nhắc nhở công việc của cô.
- Tôi cũng đâu dám nghĩ anh có ý như vậy.
Phượng lầm lì nói mát.
Thiên tươi nét mặt:
- Thế thì cho con bé chơi hết buổi sáng này nhe Phượng?
- Tôi được về sớm à?
- Không! Không!
Nhìn Thiên với vẽ cảnh giác cao độ Phượng thắc mắc bằng giọng cực kỳ khó chịu.
- Vậy tôi làm cái gì? Ngồi giữ Hoài Tú hay sao? Xin lỗi anh nhe! Tôi không được trả lương khoản này.
- Hình như lúc nào Phượng cũng quan tâm đến vấn đề lương hướng. Tôi nghĩ Phượng phải là người đặc biệt lắm, nên Đan Tâm lẫn Hoài Tú mới thật lòng yêu mến xem như người thân trong nhà, chớ có đâu như lời Phượng vừa nói cứ thế, sòng phẳng không chút tình cảm.
Ngượng ngùng vì lời thẳng thắng của Thiên. Phượng làm thinh mà lòng ấm ức sao lại để kẻ mình ghét nói dông dài như vậy.
- Tôi thật vô duyên quá! Lại làm Phượng giận nữa rồi. Tôi biết Phượng nói như vậy cho bõ ghét… thôi, chớ lòng cô không đời nào nghĩ thế.
Vẫn giữ thái độ cảnh giác, Phượng hỏi:
- Hôm nay anh không đi làm sao mà lại ghé thăm… Hoài Tú?
- Có chứ! Nhưng tôi về sớm. Tôi không thích bị gò ép bởi giờ giấc, bởi người khác. Phóng túng một chút vẫn dễ tạo ra cảm hứng.
Phượng buột miệng:
- Chính vì vậy mà anh tôn thờ chủ nghĩa độc thân!
Thiên cười, nhắc lại với giọng đùa cợt quen thuộc:
- Tôn thờ chủ Nghĩa độc thân. Phượng nói gì nghe nặng nề quá vậy? Tôi luôn ao ước có một tình yêu và một hạnh phúc gia đình đơn giản. Tại số tôi lận đận nên còn “solo”, chớ làm gì có chuyện tôi theo chủ nghĩa độc thân.
- Đủ điều kiện như anh mà thân lận đận, khó tin thật!
- Biết nói thế nào cho đúng. Khổ là trong tình yêu, chẳng hiểu thế nào là đủ, thế nào là thiếu. Có những người thủy chung với một mối tình, nên dù thiên hạ thấy họ lủi thủi đơn côi thì họ vẫn cảm thấy ấm áp cõi lòng, vì với họ, yêu như đã từng yêu là đủ rồi. Trái lại nhiều người một lúc bốn năm người yêu, mà họ vẫn còn muốn yêu thêm nữa. Với họ yêu như thế nào cũng chưa đủ, bao giờ họ cũng cô đơn.
Phượng bỉu môi khi nhớ lời Nhã nói lúc nãy, cô lên giọng hiểu biết:
- Họ đùa chớ yêu giống gì! Còn anh thì sao anh Thiên? Chắc anh khác họ chứ?
Nhìn Phượng với tia mắt ấm áp, Thiên đáp:
- Tôi à! Tôi vẫn đang đi tìm cho mình tình yêu.
Nhếch môi lên, Phượng cười mỉa:
- Xem cũng hơi trễ đó!
Cô nghe tiếng Thiên dịu dàng:
- Không trễ đâu, vì tôi nhỏ hơn Nhã hai tuổi mà…
- Nhưng anh Nhã đâu phải đi tìm nữa…
- Phượng nghĩ như vậy à? Có chủ quan quá hay không khi lúc nào anh ta cũng nhờ người này người nọ mai mối…
Có một ngọn gió lạnh buốt như đùa cợt sau gáy Phượng, nó làm cô chợt run lẩy bẩy. Cô phải cố tự kiềm chế mới không thốt ra câu rủa “Đồ ác độc!”. Giọng cô vỡ ra cộc lốc:
- Anh muốn nói gì cứ nói thẳng đi!
Nhìn gương mặt tái xanh, đôi mắt tóe lửa của Nhật Phượng, Thiên hiểu mình đã phạm sai lầm. Từ hôm biết Nhã tán tỉnh một lúc hai chị em Nhật Phượng và sẽ ruồng rẫy cô, Thiên vẫn hay ghé nhà Đan Tâm, anh muốn tiếp xúc với Phượng và dần dà cho cô biết bộ mặt thật của Nhã, nhưng lúc nào Thiên cũng được nhìn thấy nét mặt khó khăn đăm đăm kiểu… bà giáo già gương mẫu của Nhật Phượng. Anh thừa kinh nghiệm sống để hiểu rằng cô căm ghét anh vô cùng. Vì vậy lời anh nói ra chắc gì Phượng đã tin.
Ngập ngừng Thiên dè dặt nói:
- Tôi muốn nói là… là… Phượng có biết gì nhiều về Nhã không, mà có vẻ chủ quan tin vào anh ta dữ vậy. Dù sao Nhã cũng là một người xa quê bảy, tám năm dài.
Nhật Phượng lạnh nhạt:
- Cám ơn anh đã lo cho tôi! Nhưng anh Nhã từng là bạn anh Vi tôi, thậm chí bạn cả chị Thu tôi nữa. Gia đình tôi có xa lạ gì với anh. Anh Nhã từng nói ở Việt Nam ngoài gia đình tôi ra, anh chỉ còn gia đình anh là thân quen. Chính vì tình thân từ hồi xưa mà tôi tin anh…
- Nhã vẫn thường ghé nhà Nhật Phượng thăm hai bác và các anh chị khác chớ?
- Ơ… Không! Thường anh ghé nhà anh Vi.
Thiên bất ngờ hỏi:
- Tại sao Nhã không ghé nhà Nhật Phượng, trong khi anh ta nói… thương cô lắm?
Phượng đỏ mặt:
- Chuyện riêng của tụi tôi. Anh hỏi làm gì? Kỳ cục thật.
- Không kỳ đâu! Tôi hỏi để tự Phượng suy nghĩ xem vì sao. Nhã muốn né tránh ai mà không ghé thăm cô tại nhà, để thỉnh thoảng tới đây vừa phiền phức vừa không được tự nhiên vì có Hoài Tú.
Mặt Phượng càng đỏ hơn nữa. Cô bừng bừng tự ái khi hiểu sai câu nói vừa rồi của Thiên:
- Té ra ý tốt của anh là thế! Từ giờ trở về sau tôi sẽ không để anh Nhã tới đây vì tôi. Vậy khỏi trái tai, gai mắt anh, dù thật ra từ trước đến giờ chúng tôi cũng chỉ ngồi trò chuyện, chớ không làm gì sai quấy để chẳng được tự nhiên như anh vừa vẽ vời ra đó.
- Anh nói nghe lạ ghê! Nhà của chị Tâm cũng như nhà của anh Thiên. Ảnh muốn ghé lúc nào chẳng được. Em chỉ là con nhỏ sinh viên nghèo dạy kèm con nít, có đáng gì đâu để ảnh phải quan tâm.
- Em chả hiểu đàn ông chút nào hết. Nếu có cái túi tham không đáy thì đó là lòng dạ những thằng như thằng Thiên. Em thấy đấy! Nhà giàu, có địa vị nhưng lại nhẫn tâm bỏ vợ để thoải mái ăn chơi, khỏi bị ràng buộc. Một mẫu người đàn ông trí thức hiện đại khá hiếm hoi ở xã hội này. Trước kia anh tưởng loại đó chỉ có ở các bar bên Canada hay Mỹ, ngờ đâu về nước cũng thấy. Họ chơi bời nhưng biết lựa chọn các cô gái trẻ có ăn học mà lại ham đua đòi sẽ là mồi ngon cho họ. Thiên chẳng tự nhiên ghé đây hoài, rồi nó sẽ rủ rê tán tỉnh em và nói xấu bạn bè. Thiên sẵn sàng bịa nhiều chuyện động trời, miễn sao chiếm được tình cảm hay bản thân em.
Khi Nhật Phượng còn đang nhìn Nhã với nỗi hoang mang cực độ thì Thiên bước vào phòng học của Hoài Tú. Trên tay con bé là một hộp giấy chắc lại là đồ chơi. Gương mặt hai cậu cháu trong thật rạng rỡ.
Thấy Nhã, Thiên nheo nheo đôi mắt, giọng đùa cợt vang lên:
- Thú vị thật! Nghe Hoài Tú nói có cậu Nhã đến chơi, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ thấy một khung cảnh ấm cúng như vậy. Vui vẻ cả chứ!
Nhãt Phượng bực bội ngó lơ ra chỗ khác, từ lâu cô đã không ưa cách nói chuyện thích châm chọc của Thiên, hôm nay cô càng ghét hơn khi đã nghe Nhã nói về anh. Dạo này đúng là Thiên hay ghé thăm mẹ con chị ĐanTâm. Mỗi lần ghé, anh lại luợn một vòng qua phòng học của Hoài Tú, cười rất tươi với Phượng, quanh quẩn ngoài vườn rồi về. Chưa bao giờ Thiên tỏ vẻ gì rủ rê, tán tỉnh cô như Nhã vừa dọa, nhưng nếu Thiên là người có lối sống phóng đãng thì tốt nhất Phượng nên lơ anh ta từ sớm.
Thiên cố tình mai mỉa khi thấy thái độ của cô:
- Xin lỗi cô Phượng! Hoài Tú đã hết giờ ra chơi hay chưa?
Nhã đứng bật dậy. Anh liếc xéo Thiên một cái đầy hằn học rồi quay lại phiá Nhật Phượng, anh nhỏ nhẹ:
- Anh về vậy!
Nhãt Phượng định nói chiều nay cô sẽ bỏ học để đi chơi với anh, nhưng không hiểu sao cô cứ chôn chân một chỗ, miệng không thốt nên lời. Cô nghe Nhã nói loáng thoáng gì đó với Thiên và cô nghe tiếng hắn ta cười rộn rã. Tiếng cười đó làm cô tức nghẹn.
Không biết trút bực dọc cho ai, Phượng gọi to:
- Hoài Tú! Dẹp đồ chơi, tới đây học tiếp.
Con bé tiếc rẻ bỏ bộ đồ chơi ghép hình Thiên mới mua cho nó xuống, rồi chậm chạp bước tới bàn ngồi.
Phượng nghe giọng Thiên khổ sở kêu lên:
- Cô hiểu lầm câu đùa của tôi rồi! Đâu phải tôi hỏi vậy để nhắc nhở công việc của cô.
- Tôi cũng đâu dám nghĩ anh có ý như vậy.
Phượng lầm lì nói mát.
Thiên tươi nét mặt:
- Thế thì cho con bé chơi hết buổi sáng này nhe Phượng?
- Tôi được về sớm à?
- Không! Không!
Nhìn Thiên với vẽ cảnh giác cao độ Phượng thắc mắc bằng giọng cực kỳ khó chịu.
- Vậy tôi làm cái gì? Ngồi giữ Hoài Tú hay sao? Xin lỗi anh nhe! Tôi không được trả lương khoản này.
- Hình như lúc nào Phượng cũng quan tâm đến vấn đề lương hướng. Tôi nghĩ Phượng phải là người đặc biệt lắm, nên Đan Tâm lẫn Hoài Tú mới thật lòng yêu mến xem như người thân trong nhà, chớ có đâu như lời Phượng vừa nói cứ thế, sòng phẳng không chút tình cảm.
Ngượng ngùng vì lời thẳng thắng của Thiên. Phượng làm thinh mà lòng ấm ức sao lại để kẻ mình ghét nói dông dài như vậy.
- Tôi thật vô duyên quá! Lại làm Phượng giận nữa rồi. Tôi biết Phượng nói như vậy cho bõ ghét… thôi, chớ lòng cô không đời nào nghĩ thế.
Vẫn giữ thái độ cảnh giác, Phượng hỏi:
- Hôm nay anh không đi làm sao mà lại ghé thăm… Hoài Tú?
- Có chứ! Nhưng tôi về sớm. Tôi không thích bị gò ép bởi giờ giấc, bởi người khác. Phóng túng một chút vẫn dễ tạo ra cảm hứng.
Phượng buột miệng:
- Chính vì vậy mà anh tôn thờ chủ nghĩa độc thân!
Thiên cười, nhắc lại với giọng đùa cợt quen thuộc:
- Tôn thờ chủ Nghĩa độc thân. Phượng nói gì nghe nặng nề quá vậy? Tôi luôn ao ước có một tình yêu và một hạnh phúc gia đình đơn giản. Tại số tôi lận đận nên còn “solo”, chớ làm gì có chuyện tôi theo chủ nghĩa độc thân.
- Đủ điều kiện như anh mà thân lận đận, khó tin thật!
- Biết nói thế nào cho đúng. Khổ là trong tình yêu, chẳng hiểu thế nào là đủ, thế nào là thiếu. Có những người thủy chung với một mối tình, nên dù thiên hạ thấy họ lủi thủi đơn côi thì họ vẫn cảm thấy ấm áp cõi lòng, vì với họ, yêu như đã từng yêu là đủ rồi. Trái lại nhiều người một lúc bốn năm người yêu, mà họ vẫn còn muốn yêu thêm nữa. Với họ yêu như thế nào cũng chưa đủ, bao giờ họ cũng cô đơn.
Phượng bỉu môi khi nhớ lời Nhã nói lúc nãy, cô lên giọng hiểu biết:
- Họ đùa chớ yêu giống gì! Còn anh thì sao anh Thiên? Chắc anh khác họ chứ?
Nhìn Phượng với tia mắt ấm áp, Thiên đáp:
- Tôi à! Tôi vẫn đang đi tìm cho mình tình yêu.
Nhếch môi lên, Phượng cười mỉa:
- Xem cũng hơi trễ đó!
Cô nghe tiếng Thiên dịu dàng:
- Không trễ đâu, vì tôi nhỏ hơn Nhã hai tuổi mà…
- Nhưng anh Nhã đâu phải đi tìm nữa…
- Phượng nghĩ như vậy à? Có chủ quan quá hay không khi lúc nào anh ta cũng nhờ người này người nọ mai mối…
Có một ngọn gió lạnh buốt như đùa cợt sau gáy Phượng, nó làm cô chợt run lẩy bẩy. Cô phải cố tự kiềm chế mới không thốt ra câu rủa “Đồ ác độc!”. Giọng cô vỡ ra cộc lốc:
- Anh muốn nói gì cứ nói thẳng đi!
Nhìn gương mặt tái xanh, đôi mắt tóe lửa của Nhật Phượng, Thiên hiểu mình đã phạm sai lầm. Từ hôm biết Nhã tán tỉnh một lúc hai chị em Nhật Phượng và sẽ ruồng rẫy cô, Thiên vẫn hay ghé nhà Đan Tâm, anh muốn tiếp xúc với Phượng và dần dà cho cô biết bộ mặt thật của Nhã, nhưng lúc nào Thiên cũng được nhìn thấy nét mặt khó khăn đăm đăm kiểu… bà giáo già gương mẫu của Nhật Phượng. Anh thừa kinh nghiệm sống để hiểu rằng cô căm ghét anh vô cùng. Vì vậy lời anh nói ra chắc gì Phượng đã tin.
Ngập ngừng Thiên dè dặt nói:
- Tôi muốn nói là… là… Phượng có biết gì nhiều về Nhã không, mà có vẻ chủ quan tin vào anh ta dữ vậy. Dù sao Nhã cũng là một người xa quê bảy, tám năm dài.
Nhật Phượng lạnh nhạt:
- Cám ơn anh đã lo cho tôi! Nhưng anh Nhã từng là bạn anh Vi tôi, thậm chí bạn cả chị Thu tôi nữa. Gia đình tôi có xa lạ gì với anh. Anh Nhã từng nói ở Việt Nam ngoài gia đình tôi ra, anh chỉ còn gia đình anh là thân quen. Chính vì tình thân từ hồi xưa mà tôi tin anh…
- Nhã vẫn thường ghé nhà Nhật Phượng thăm hai bác và các anh chị khác chớ?
- Ơ… Không! Thường anh ghé nhà anh Vi.
Thiên bất ngờ hỏi:
- Tại sao Nhã không ghé nhà Nhật Phượng, trong khi anh ta nói… thương cô lắm?
Phượng đỏ mặt:
- Chuyện riêng của tụi tôi. Anh hỏi làm gì? Kỳ cục thật.
- Không kỳ đâu! Tôi hỏi để tự Phượng suy nghĩ xem vì sao. Nhã muốn né tránh ai mà không ghé thăm cô tại nhà, để thỉnh thoảng tới đây vừa phiền phức vừa không được tự nhiên vì có Hoài Tú.
Mặt Phượng càng đỏ hơn nữa. Cô bừng bừng tự ái khi hiểu sai câu nói vừa rồi của Thiên:
- Té ra ý tốt của anh là thế! Từ giờ trở về sau tôi sẽ không để anh Nhã tới đây vì tôi. Vậy khỏi trái tai, gai mắt anh, dù thật ra từ trước đến giờ chúng tôi cũng chỉ ngồi trò chuyện, chớ không làm gì sai quấy để chẳng được tự nhiên như anh vừa vẽ vời ra đó.
Tác giả :
Trúc Quân