Mr Đà Điểu Của Tôi
Chương 86: Chuyển biến
Lý Hàm hỏi Cố Minh Tịch: “Con tìm được việc gì vậy?”
Cố Minh Tịch nói: “Con đi trông quán net.”
“Con có làm được không?”
“Con làm được mẹ ạ.” Cố Minh Tịch cười nói, “Chủ quán rất tốt bụng, con chỉ cần làm ban ngày, còn có thể về nhà ăn trưa, mà lương cũng được trả theo ngày.”
Lý Hàm nói: “Ồ… Đúng là người tốt bụng.”
Từ đó Cố Minh Tịch bắt đầu cuộc sống “đi làm” của mình, ngày nào cũng đi sớm về muộn, giữa buổi về bệnh viện ăn trưa với mẹ.
Chắc chắn mới đầu cậu chưa thể quen ngay với việc ngồi lang bạt trên cầu vượt, không chỉ cảm thấy hồi hộp mà nhiều hơn là xấu hổ. Thậm chí cậu không dám ngẩng mặt lên nhìn mọi người, chỉ cần chặt lấy bút vẽ hết bức tranh này đến bức tranh khác. Hầu hết mọi người đi qua cậu đều có những bước chân hối hả, chỉ thỉnh thoảng mới có người dừng bước trước gian hàng, cậu thấp thỏm ngước lên nhìn đối phương một cái rồi vội vàng cúi xuống ngay tức thì.
Sáng đầu tiên cậu không bán được một bức tranh nào. Người đàn ông đan những con vật bằng tre nứa họ Thành, mọi người gọi anh ta là Thành Đại Pháo. Thành Đại Pháo bèn nói với Cố Minh Tịch: “Tiểu Cố, cậu nhút nhát quá, như thế thì làm sao mà kiếm được tiền, chúng ta không ăn cắp ăn trộm mà dựa vào khả năng của mình để kiếm miếng ăn, có gì phải xấu hổ chứ?! Nếu có khách vào xem, cậu phải đon đả chào mời người ta!”
Cố Minh Tịch hỏi: “Chào mời như thế nào ạ?”
“Thì nói là anh ơi, chị ơi, mua tranh cho em đi ạ, trả bao nhiêu tùy anh chị. Anh chị mua về cho trẻ con ở nhà.”
Cố Minh Tịch chau mày, “Trả bao nhiêu tùy anh chị?”
“Dĩ nhiên, nếu không thì sao? Cậu tưởng người ta đến xem vì thấy tranh của cậu đẹp sao?” Thành Đại Pháo ném con ếch vừa đan xong về phía Cố Minh Tịch: “Thôi được, lát nữa có người tới anh sẽ chào mời cho chú xem.”
Buổi chiều, một người mẹ trẻ dẫn con gái đi qua cầu vượt. Cô bé bị thu hút bởi những con thú nhỏ của Thành Đại Pháo, liền ngồi trước quầy hàng của anh ta theo dõi một cách mê mẩn. Người mẹ trẻ không vội vàng nên bảo Thành Đại Pháo đan cho con gái mình một chú thỏ. Sau khi nhận tiền, Thành Đại Pháo chỉ sang Cố Minh Tịch ngồi cạnh và nói: “Phải mất năm phút mới làm xong, hay là hai mẹ con sang xem thử tranh của cậu bé này đi, cậu bé hoàn cảnh nhưng vẽ tranh rất đẹp.”
Cố Minh Tịch đã vẽ được vài bức tranh bằng màu nước, đa số là hình con vật và cây cối với nét vẽ ưa nhìn cùng màu sắc tươi sáng. Người mẹ trẻ nhìn tay áo trống không của cậu và hỏi: “Bao nhiêu tiền một bức tranh?”
Cố Minh Tịch thực ra không thể thốt ra câu “Chị muốn trả bao nhiêu cũng được”, liền ngẩng lên nhìn chị ta và cất giọng khe khẽ: “Bức nhỏ 15 nghìn, bức to 30 nghìn ạ.”
“Vậy cho tôi mua một bức.” Người mẹ trẻ trả cho Cố Minh Tịch 15 nghìn. Chân phải đang bận cầm bút, Cố Minh Tịch đành phải đưa chân trái ra nhận tiền, cậu cẩn thận để không chạm vào tay người phụ nữ. Sau đó người mẹ trẻ cất giọng gọi con gái mình: “Con ơi, sang chỗ anh này chọn tranh đi nào!”
Cô bé hồ hởi chạy sang chỗ Cố Minh Tịch chọn bức tranh vẽ một chú sóc nhỏ. Cô bé nở nụ cười thật tươi với cậu: “Anh ơi, bạn sóc này xinh quá!”
Cố Minh Tịch cũng cười: “Em thích là anh vui rồi!”
Đây là món tiền đầu tiên cậu kiếm được. Dần dần Cố Minh Tịch trở nên tự tin hơn, thấy có người tới xem cậu cũng thử chào đón họ.
Thực ra cậu cũng hiểu rằng những lời Thành Đại Pháo nói không sai, người ta dừng bước không phải vì tranh của cậu vẽ đẹp thế nào mà chẳng qua họ thấy cậu là người tàn tật, cảm thấy cậu rất đáng thương mà thôi.
Trước đây Cố Minh Tịch luôn tỏ ra bình thản trước vẻ mặt thương hại của người lạ. Cậu biết là bản thân không thể thay đổi suy nghĩ của người khác, tình hình cậu thế nào chỉ cần nhìn là biết ngay. Mọi người thương hại cậu là lẽ thường tình.
Cậu có lòng tự tôn, mong nhận được sự tôn trọng của người khác nhưng xã hội Trung Quốc đã có sẵn định kiến là địa vị của người tàn tật luôn thấp hơn người bình thường. Cố Minh Tịch chỉ là một cá nhân nhỏ bé, cậu không thể thay đổi điều gì, điều cậu có thể làm chỉ là giữ vững nguyên tắc của bản thân và sống cho thật tốt.
Đúng như dự đoán của Thành Đại Pháo, mỗi ngày Cố Minh Tịch có thể kiếm được tới 600 nghìn đồng bởi vì cậu thường gặp được những người hào phóng bỏ ra 150 nghìn, thậm chí là 300 nghìn để mua một bức tranh. Cố Minh Tịch dù có muốn trả tiền thừa thì đối phương cũng không nhận mà nói: “Cậu cứ giữ lại mà mua thuốc màu.”
Thỉnh thoảng Cố Minh Tịch dừng bút nghỉ ngơi một lúc, cầu vượt không có mái che, cậu dựa lưng vào lan can rồi ngước lên nhìn bầu trời cao.
Bầu trời trong thành phố không xanh lắm mà lại mờ ảo, đến cả mây cũng không được trắng. Từng bầy chim bay qua đầu cậu làm Cố Minh Tịch nghĩ tới Bàng Sảnh, bây giờ cô đang làm gì nhỉ?
Lúc nghĩ đến cô, cậu liền nhờ Thành Đại Pháo chỉ cho cách đan tre thành những con vật nhỏ. Thành Đại Pháo biết tạo hình con cua, một con cua màu xanh lá cây có hai cái càng mập mạp làm Cố Minh Tịch rất thích.
Cậu đan bằng chân nên dù có làm thế nào trông cũng không được đẹp, không phải cậu không đủ kiên nhẫn thế nhưng dùng ngón chân tỉ mỉ đan từng chiếc lá vào với nhau, trong khi Thành Đại Pháo chỉ cần vài phút là có thể làm ra một con cua thì Cố Minh Tịch có làm cả ngày cũng chẳng xong. Thế nhưng cậu rất thích, lúc nào cũng mỉm cười nhìn con cua mới xong một nửa đó.
Sau khi phẫu thuật Lý Hàm còn phải trải qua ba đợt điều trị hóa chất, phải ở lại thành phố S đến tận tháng năm. Cố Minh Tịch cũng mở hàng trên cây cầu trong ba tháng đó một cách không mấy đều đặn.
Trong ba tháng này, cậu gặp phải một vài phiền phức như quản lý thành phố không cho bán hàng trên cầu, bị trộm ăn cắp tiền, người qua đường gây khó dễ và cả sự chật vật khi gặp mưa bất ngờ.
Thế nhưng cũng trong ba tháng này những người và việc khiến cậu thấy ấm lòng lại nhiều hơn. Đa số con người sống trên đời đều tốt bụng, Cố Minh Tịch đã không còn nghĩ đến mục đích của họ khi mua tranh cho mình nữa. Dù sao đối với cậu, ý nghĩa của số tiền vài triệu thu nhập mỗi tháng là để cho hai mẹ con có thể sống thoải mái hơn một chút.
Đa số những người mua tranh sau khi trả tiền xong sẽ chọn lựa thật kỹ bức tranh mà mình yêu thích hoặc đợi Cố Minh Tịch vẽ rồi cầm về. Nhưng một số ít người nói là mua tranh nhưng sau khi trả tiền thì lại đi luôn, Cố Minh Tịch có gọi họ cũng không quay lại.
Một lần cậu gọi một người đàn ông trẻ lại: “Anh ơi, anh quên cầm tranh về ạ.”
Người đó quay lại nói: “Thôi, tôi không cần đâu.”
Cố Minh Tịch đứng dậy trả lời: “Nếu anh không lấy tranh thì em trả lại tiền cho anh ạ. Em đi bán tranh chứ không đi ăn xin!”
Người kia tỏ vẻ khó chịu, “Cậu này làm sao thế!” Thấy Cố Minh Tịch định nói tiếp, anh ta xua tay vẻ mất kiên nhẫn, “Thôi thôi cậu đừng nói gì nữa, tôi đang vội, cậu đưa tranh cho tôi đi!”
Anh ta vơ bừa một bức rồi quay người bỏ đi, Cố Minh Tịch nhìn theo bóng dáng anh ta, lúc đi tới đầu cầu, anh ta giơ tay lên quẳng bức tranh kia đi.
Bức tranh được gió đưa xuống dưới chân cầu rồi chầm chậm hạ cánh xuống khu vực dành cho người đi bộ bên dưới. Đúng lúc có người đi tới đó, ông cúi xuống nhặt bức tranh lên rồi nhìn thật kỹ sau đó ngước mắt nhìn lên cầu vượt.
Từ Song Hoa cầm bức tranh trên tay thong thả đi tới trước mặt Cố Minh Tịch. Ông cúi xuống nhìn chàng trai trẻ không có tay đang vẽ tranh bằng chân. Cố Minh Tịch ngước lên nhìn ông, nở nụ cười ngại ngùng và nói: “Chú xem tranh của cháu đi ạ, nếu chú thích thì chọn một bức, giá rẻ thôi ạ.”
Từ Song Hoa năm nay gần năm mươi, vóc dáng trung bình, các nét trên gương mặt không mấy nổi bật, rất đỗi bình thường. Ông không lên tiếng, chỉ đứng cạnh nhìn Cố Minh Tịch vẽ tranh.
Cố Minh Tịch đã quen với việc bị người ngoài nhìn như thế, cậu tập trung vẽ vời, thoắt cái hai chú mèo đứng cạnh nhau đã hiện ra dưới ngòi bút của cậu với màu sắc tươi sáng.
Lúc cậu dùng chân rửa bút, Từ Song Hoa mới lên tiếng: “Cậu bé từng học vẽ à?”
Cố Minh Tịch ngước lên rồi gật đầu: “Vâng, cháu có học vài năm ạ.”
“Mấy năm?”
“Gần mười năm, cháu bắt đầu học từ năm chín tuổi.”
“Bây giờ cậu bao nhiêu tuổi?”
“Cháu 21 ạ.”
Từ Song Hoa nhìn lại bức tranh trong tay mình rồi hỏi: “Đây là nét bút của những bài dự thi, cậu là sinh viên khoa mỹ thuật à?”
“Ồ, không ạ.” Mặc dù người này rất lãnh đạm nhưng Cố Minh Tịch lại cảm thấy không cần phải dè chừng ông, cậu trả lời: “Hồi cấp một cháu học ở cung thiếu nhi, lên cấp hai thì đi theo một người thầy, đa số học sinh của thầy giáo cháu đều là sinh viên khoa mỹ thuật nên nét vẽ của cháu mới có hình bóng của bài thi.”
“Tại sao cậu không học đại học?” Vừa hỏi Từ Song Hoa vừa ngồi vào chiếu như Cố Minh Tịch, ông khoanh chân nói tiếp: “Vì gia đình hoàn cảnh quá à?”
Cố Minh Tịch khẽ nói: “Cháu đang tạm xin nghỉ học. Mẹ bị bệnh nên cháu phải chăm sóc mẹ.”
“Bố cậu đâu?”
“Bố cháu sống ở thành phố khác, bố mẹ cháu ly hôn.”
“Cậu tên gì?”
“Cháu tên là Cố Minh Tịch.”
Sau đó Từ Song Hoa không nói gì nữa và Cố Minh Tịch cũng không chủ động lên tiếng. Cậu tiếp tục trải giấy ra bảng vẽ, Từ Song Hoa thì lặng lẽ ngồi bên cạnh theo dõi Cố Minh Tịch vẽ.
Cứ ngồi thế suốt hai giờ đồng hồ, cuối cùng Từ Song Hoa không nói gì mà đứng dậy bỏ đi.
Mấy ngày sau đó Cố Minh Tịch thường xuyên nhìn thấy người đàn ông trung niên này, họ không nói chuyện gì với nhau, người đó chỉ đứng bên cạnh cậu hoặc ngồi dưới đất nhìn cậu vẽ hết bức tranh này tới bức tranh khác.
Rồi một hôm Từ Song Hoa nói: “Tiểu Cố, cậu thu dọn đồ đạc đi. Tôi đưa cậu đến chỗ này.”
Đã bao ngày trôi qua mà ông lại chỉ nói với Cố Minh Tịch một câu như vậy, nếu là người khác chắc chắn sẽ không đồng ý nhưng Cố Minh Tịch chỉ thoáng phân vân rồi bắt đầu dọn dẹp đồ đạc của mình.
Cậu đeo bảng vẽ lên vai nên khi đeo ba lô lên không khỏi hơi khó một chút. Từ Song Hoa liền tới giúp đỡ, Cố Minh Tịch nói: “Cảm ơn chú ạ.”
Từ Song Hoa bình thản đáp: “Không có gì. Đi thôi, xe tôi ở dưới kia.”
Cố Minh Tịch hoàn toàn không ngờ Từ Song Hoa lại đưa cậu tới một trường đại học về mỹ thuật tạo hình nổi tiếng ở thành phố S. Cậu lại càng không ngờ người đàn ông với bề ngoài rất đỗi bình thường này lại là Từ Song Hoa.
“Thầy là thầy Từ Song Hoa ạ?” Cố Minh Tịch thực sự rất kinh ngạc. Từ Song Hoa là một họa sĩ nổi tiếng trong nước, là giáo sư thỉnh giảng của trường đại học Mỹ thuật thành phố S. Khi được tiếp xúc với một nhân vật cấp đại sư như vậy, Cố Minh Tịch không khỏi kích động.
Từ Song Hoa nở nụ cười hiếm hoi rồi nói: “Cậu biết tôi à?”
“Thầy giáo em thường nhắc đến thầy ạ.” Đôi mắt Cố Minh Tịch sáng như sao trời, “Thầy Từ, thầy đưa em tới đây là…”
“Tôi muốn xem căn bản của cậu.”Từ Song Hoa nói, “Có một lớp năm thứ nhất sẽ vẽ mô phỏng tượng thạch cao vào tiết học tiếp theo, cậu thử tới vẽ cùng chúng xem sao.”
Cứ thế Cố Minh Tịch được dẫn đi vẽ mô phỏng tượng thạch cao một cách hoàn toàn bất ngờ. Đã nhiều năm cậu không vẽ tượng, bây giờ lại ngồi giữa rất nhiều sinh viên chuyên ngành, cậu thấy hết sức hồi hộp. Cuối cùng cậu vẽ không tốt.
Cố Minh Tịch có thể nhận ra sự thất vọng trong mắt Từ Song Hoa, cậu cũng biết mình vẽ rất tệ. Từ Song Hoa không đưa ra bất cứ lời nhận xét nào, chỉ lẳng lặng lái xe đưa Cố Minh Tịch quay về cầu vượt.
Lúc dừng xe, Từ Song Hoa nói với Cố Minh Tịch: “Mặc dù tôi là thầy giáo ở trường mỹ thuật nhưng những sinh viên đó chỉ là sinh viên chứ không phải học sinh của tôi. Đến nay tôi mới chỉ nhận ba học trò, một người đã mở phòng tranh ở Thượng Hải, một người đi du học ở Đức còn một người thì sang Mỹ xây dựng sự nghiệp. Tôi nhận học trò không qua kiểm tra nghiên cứu nhiều, tôi không cần những thủ tục phiền phức đó mà chỉ coi trọng duyên phận và thiên phú mà thôi.”
Thế rồi ông hướng tầm mắt về phía Cố Minh Tịch: “Tiểu Cố, tôi và cậu có duyên nhưng xin lỗi vì thiên phú của cậu chưa đủ.”
Cố Minh Tịch xuống xe đeo bảng vẽ đứng bên đường nhìn chiếc xe xa dần của Từ Song Hoa.
Cậu đã không còn là thằng nhóc mười tuổi, Cố Minh Tịch biết có lẽ mình đã gặp được cơ hội đổi đời nhưng chính cái không ganh đua của mình đã làm cậu mất nó. Cố Minh Tịch thầm nghĩ bức tranh vẽ tượng vừa rồi không thể hiện đúng trình độ của cậu, vì vậy cậu không nên từ bỏ một cách dễ dàng mà phải cố giành lấy một cơ hội nữa.
Cố Minh Tịch thích vẽ tranh. Năm xưa không thi vào trường Mỹ thuật là vì thành tích các môn văn hóa của cậu quá tốt. Nếu muốn thi đỗ trường chuyên về Mỹ thuật hàng đầu thì Cố Minh Tịch cần tập trung chuẩn bị ít nhất một năm mà cuối cùng còn không dám chắc chắn là có thể đỗ được hay không. Nếu chẳng may không đỗ thì các môn văn hóa cũng bị bê trễ và sẽ không thể làm gì được.
Nhờ cơ duyên gặp được Từ Song Hoa, Cố Minh Tịch chợt cảm thấy cuộc đời mình có thêm một hướng đi mới. Sau một đêm nằm ở nhà suy nghĩ, cậu quyết tâm phải thuyết phục Từ Song Hoa cho bằng được.
Cố Minh Tịch không mở hàng bán tranh trên cầu nữa, ngày nào cậu cũng tới đại học mỹ thuật S, chầu trực ở cửa văn phòng của Từ Song Hoa, chờ suốt cả một ngày.
Từ Song Hoa là giáo sư thỉnh giảng nên rất ít khi có mặt ở trường. Tự nhiên lại nhìn thấy Cố Minh Tịch khiến ông lấy làm ngạc nhiên, bỗng dưng lại thấy ác cảm.
Vừa nhìn thấy Từ Song Hoa, Cố Minh Tịch liền đi theo ông, cậu đeo bảng vẽ trên lưng, nói: “Thầy Từ, em có mang tới một vài bức phác thảo em vẽ ở nhà, thầy xem giúp em nhé?”
“Tôi đã xem phác thảo của cậu rồi.” Từ Song Hoa nói mà không quay lại nhưng Cố Minh Tịch vẫn bám theo ông: “Thầy Từ, lần trước em vẽ không tốt là vì đã lâu rồi em không…”
Từ Song Hoa ngắt lời cậu: “Nếu thực sự có thiên phú thì dù sau mấy chục năm không vẽ vẫn có thể vẽ ra được những tác phẩm tuyệt vời!”
“Thầy Từ...”
Từ Song Hoa bất ngờ dừng bước quay lại nhìn Cố Minh Tịch. Mấy tháng dãi nắng dầm mưa ở cầu vượt đã làm da cậu đen nhẻm đen nhèm nhưng đôi mắt vẫn cứ sáng ngời. Môi cậu khô khốc đến bong da, Từ Song Hoa chau mày hỏi: “Cậu tới đây bao lâu rồi?”
Cố Minh Tịch trả lời: “Một ngày ạ.”
“Đã ăn gì chưa?”
Cố Minh Tịch lắc đầu rồi lại gật đầu: “Em có mang bánh mì theo, buổi trưa em ăn rồi ạ.”
“Còn đi vệ sinh, cậu tự đi được không?”
Cố Minh Tịch khẽ nói: “Em uống ít nước đi là được.”
“Vớ vẩn!” Từ Song Hoa nổi giận, “Cố Minh Tịch, đừng để tôi trông thấy cậu lần nữa!”
Ông giận đến nỗi muốn phẩy tay áo bỏ đi. Cố Minh Tịch đứng đó ngơ ngác nhìn theo bóng ông.
Vài ngày sau Từ Song Hoa lại nhìn thấy Cố Minh Tịch bên ngoài phòng làm việc của mình, cậu mỉm cười nói: “Thầy Từ, em đã mang cả công cụ của em tới đây, em có thể tự đi vệ sinh nhưng rất mất thời gian và phiền phức. Em cũng mang theo nước, hôm nay em đã uống rất nhiều nước.”
“...”Từ Song Hoa: “Công cụ gì vậy?”
“Không cần giúp đỡ ạ.” Cố Minh Tịch mỉm cười, “Là một cây gãi lưng.”
Hai người đứng nói chuyện ngoài cửa. Một lát sau Từ Song Hoa nói: “Tiểu Cố, cậu đừng làm vậy nữa, tôi không phải con gái, có bám dai hay chai mặt cũng vô dụng thôi.”
Cố Minh Tịch không cười nữa, cậu nói: “Thầy Từ, em thực lòng muốn làm học trò của thầy!”
“Tại sao?”
“Em...” Cố Minh Tịch bình thản đáp: “Em không có tay nên không tìm được việc làm. Em đã tự vấn bản thân xem sau này có thể làm được những công việc gì, em không thể bán tranh ở cầu vượt cả đời được, em thích vẽ tranh, mong sẽ được là học trò của thầy để thực sự học được cách vẽ vời, sau này sẽ kiếm tiền bằng những kiến thức đó.”
Cậu nói rất chân thành nhưng Từ Song Hoa chỉ nói: “Tôi không phải nhà từ thiện.”
Sắc mặt Cố Minh Tịch lập tức thay đổi. Lồng ngực phập phồng một lúc, sau đó cậu khẽ nói: “Thầy Từ, thầy có thể cho em một cơ hội nữa được không ạ?”
Lúc này một thầy giáo hớt hải chạy tới, nhìn thấy Từ Song Hoa liền nói: “Thầy Từ, tôi có chuyện này muốn bàn bạc với thầy, hôm nay người mẫu của tiết vẽ vật thể bị ốm đột xuất không tới được. Trong một chốc một lát cũng chẳng tìm được người mẫu nào thay thế cả. Thầy xem có cần phải thay đổi môn học không?”
Từ Song Hoa đưa mắt nhìn thầy giáo kia rồi chuyển sang nhìn Cố Minh Tịch bên cạnh, sau đó bất ngờ nói: “Tôi nghĩ là một cơ thể không trọn vẹn sẽ tác động rất lớn tới thị giác của con người. Đám nhóc kia hẳn đã chán vẽ những ông lão nhăn nheo lắm rồi, biết đâu chuyển sang một người mẫu trẻ tuổi lại khiến chúng nảy sinh cảm hứng sáng tác mãnh liệt?”
Thế rồi ông nhìn Cố Minh Tịch với nụ cười như có như không: “Tôi có thể cho cậu một cơ hội nữa, cậu đồng ý không?”
***
Lúc đứng ngoài cửa phòng vẽ, trống ngực Cố Minh Tịch cứ đánh thùm thụp.
Cuối cùng cậu đẩy cửa phòng bằng bả vai rồi thong thả đi vào.
Trong phòng vẽ có chừng hơn hai chục sinh viên, đều đang chuẩn bị dụng cụ vẽ vật thể trước giá vẽ của mình. Một người nào đó ngước lên và nhìn thấy Cố Minh Tịch, vẻ kinh ngạc lộ rõ trong ánh mắt.
Một chàng trai trẻ? Thật đáng ngạc nhiên.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau khi chiếc áo choàng tắm trên người Cố Minh Tịch bị cởi ra. Thậm chí trong phòng vẽ còn vang lên những tiếng hô đầy kinh ngạc.
Trên người Cố Minh Tịch chỉ có độc một chiếc quần lót tam giác màu xám, hơn hai mươi chiếc giá vẽ vây quanh cậu, ánh nắng buổi chiều lọt vào trong qua cửa sổ phòng vẽ, hắt lên người cậu.
Vô vàn những hạt bụi nhỏ đang bay lượn trong ánh nắng, Cố Minh Tịch lặng lẽ đứng giữa phòng vẽ tranh. Cậu cúi đầu thật thấp, lồng ngực phập phồng dữ dội, một lát sau Cố Minh Tịch nhắm mắt lại, thế rồi sau khi mở ra, vẻ kiên định đã lộ rõ trong đáy mắt. Cậu thong thả ngẩng cao đầu, đứng thẳng lưng, thả lỏng vai.
Cậu chưa bao giờ để lộ bả vai khuyết tật của mình trước mặt nhiều người lạ đến vậy. Nơi xương bị chặt đứt có những vết sẹo mà người thường rất hiếm khi được thấy. Chỉ cần khẽ cử động bả vai là hai đầu vai tròn tròn đó cũng sẽ chuyển động theo, xương dưới da cũng lắc lư thật nhẹ, phần da bị khâu lại dưới nách bị kéo căng chầm chậm run rẩy.
Cố Minh Tịch bây giờ rất gầy, da ở mặt, cổ và đầu gối đen thui nhưng da trên người và ở đùi thì lại trắng trẻo. Hai màu đen trắng đối lập rõ ràng trên cơ thể cậu, thoạt nhìn rất buồn cười.
Cậu có một đôi chân dài và khỏe khoắn, có vòng eo thon và cặp môi cong, vai cậu rất rộng nhưng không có cơ ngực vạm vỡ, thậm chí để ý kỹ còn nhìn được cả xương sườn trồi ra.
Cố Minh Tịch sở hữu một gương mặt sáng sủa với các nét rõ ràng và ưa nhìn. Ánh mắt cậu bình thản đến không một gợn sóng, dường như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của hơn hai mươi người đang có mặt trong căn phòng này.
Từ Song Hoa không yêu cầu Cố Minh Tịch phải tạo dáng đặc biệt, cậu không có tay nên khó mà thể hiện tạo ra những tư thế đẹp đẽ. Từ Song Hoa chỉ bảo Cố Minh Tịch đứng đó, chàng trai trẻ từ đầu đến cuối chỉ ngẩng cao đầu và ưỡn ngực, đứng thẳng tắp như thân cây, cậu phóng tầm mắt về nơi xa xăm, không biết nhìn theo hướng nào. Dưới sự chỉ đạo của Từ Song Hoa và tiếng bút vẽ sột soạt, Cố Minh Tịch để trần đứng suốt một tiết học.
Hết giờ, Từ Song Hoa tận tay mặc áo choàng tắm lên cho cậu, ông vỗ vai chàng trai trẻ và nói: “Được lắm cậu nhóc!”
Ra khỏi trường mỹ thuật, Cố Minh Tịch tự nhiên không muốn đi xe bus về, cậu đứng ngẩn ngơ trên vỉa hè rất lâu rồi bất ngờ nhìn thấy một bốt điện thoại công cộng ở ngay cổng trường.
Ma xui quỷ khiến thế nào Cố Minh Tịch lại đi vào đó, ngồi xuống ghế rồi dùng má và vai kẹp lấy ống nghe, sau đó mới cúi xuống ấn một dãy số điện thoại đã thuộc nằm lòng từ lâu bằng môi.
Cậu không nhấc ống nghe lên mà cúi đầu xuống mặt bàn, ghé sát tai vào ống nghe.
Điện thoại nhanh chóng được kết nối, tiếng Bàng Sảnh vang lên ở đầu dây bên kia: “Alo ai đấy ạ?”
Cố Minh Tịch không lên tiếng, đến cả nhịp thở cũng rất khẽ khàng. Bàng Sảnh lại hỏi: “Alo?”
Vài giây sau cô nói: “Cố Minh Tịch, có phải anh đó không?”
“…”
“Cố Minh Tịch! Cố Minh Tịch, em biết là anh! Cố Minh Tịch!” Giọng cô run rẩy chứa đựng tiếng nghẹn ngào: “Cố Minh Tịch, Cố Minh Tịch anh không được cúp máy! Anh đang ở đâu vậy?! Đây là đầu số ở đâu? Anh không ở tỉnh Z sao? Tại sao phải trốn tránh em chứ? Rốt cuộc anh đã gặp phải chuyện gì? Tháng chín anh có quay lại trường nữa không?”
“…”
Cuối cùng cô cũng lấy lại bình tĩnh, dịu dàng nói: “Cố Minh Tịch, anh nghe em nói đây, em biết là trong thời gian này có lẽ anh sống không được tốt mà em lại chẳng thể giúp đỡ được gì. Nếu thấy khó chịu quá anh cứ gọi điện cho em, anh không nói gì cũng được, em sẽ nói để anh nghe, nếu anh không cúp máy em sẽ không bao giờ cúp máy trước. Cố Minh Tịch, anh chỉ cần cho em biết là anh vẫn còn sống, được không?”
Cậu thầm trả lời trong lòng: Được.
Thế rồi cậu cúp máy ngay lập tức.
Bàng Sảnh vội vàng gọi lại thì có người nhấc máy: “Đây là điện thoại công cộng… Thành phố S… Người vừa gọi điện thoại à? Ồ, người ta đi rồi… Không có tay? Cô đang nói vớ vẩn gì thế, cô đã gặp bao nhiêu người không có tay chứ?”
Cố Minh Tịch nói: “Con đi trông quán net.”
“Con có làm được không?”
“Con làm được mẹ ạ.” Cố Minh Tịch cười nói, “Chủ quán rất tốt bụng, con chỉ cần làm ban ngày, còn có thể về nhà ăn trưa, mà lương cũng được trả theo ngày.”
Lý Hàm nói: “Ồ… Đúng là người tốt bụng.”
Từ đó Cố Minh Tịch bắt đầu cuộc sống “đi làm” của mình, ngày nào cũng đi sớm về muộn, giữa buổi về bệnh viện ăn trưa với mẹ.
Chắc chắn mới đầu cậu chưa thể quen ngay với việc ngồi lang bạt trên cầu vượt, không chỉ cảm thấy hồi hộp mà nhiều hơn là xấu hổ. Thậm chí cậu không dám ngẩng mặt lên nhìn mọi người, chỉ cần chặt lấy bút vẽ hết bức tranh này đến bức tranh khác. Hầu hết mọi người đi qua cậu đều có những bước chân hối hả, chỉ thỉnh thoảng mới có người dừng bước trước gian hàng, cậu thấp thỏm ngước lên nhìn đối phương một cái rồi vội vàng cúi xuống ngay tức thì.
Sáng đầu tiên cậu không bán được một bức tranh nào. Người đàn ông đan những con vật bằng tre nứa họ Thành, mọi người gọi anh ta là Thành Đại Pháo. Thành Đại Pháo bèn nói với Cố Minh Tịch: “Tiểu Cố, cậu nhút nhát quá, như thế thì làm sao mà kiếm được tiền, chúng ta không ăn cắp ăn trộm mà dựa vào khả năng của mình để kiếm miếng ăn, có gì phải xấu hổ chứ?! Nếu có khách vào xem, cậu phải đon đả chào mời người ta!”
Cố Minh Tịch hỏi: “Chào mời như thế nào ạ?”
“Thì nói là anh ơi, chị ơi, mua tranh cho em đi ạ, trả bao nhiêu tùy anh chị. Anh chị mua về cho trẻ con ở nhà.”
Cố Minh Tịch chau mày, “Trả bao nhiêu tùy anh chị?”
“Dĩ nhiên, nếu không thì sao? Cậu tưởng người ta đến xem vì thấy tranh của cậu đẹp sao?” Thành Đại Pháo ném con ếch vừa đan xong về phía Cố Minh Tịch: “Thôi được, lát nữa có người tới anh sẽ chào mời cho chú xem.”
Buổi chiều, một người mẹ trẻ dẫn con gái đi qua cầu vượt. Cô bé bị thu hút bởi những con thú nhỏ của Thành Đại Pháo, liền ngồi trước quầy hàng của anh ta theo dõi một cách mê mẩn. Người mẹ trẻ không vội vàng nên bảo Thành Đại Pháo đan cho con gái mình một chú thỏ. Sau khi nhận tiền, Thành Đại Pháo chỉ sang Cố Minh Tịch ngồi cạnh và nói: “Phải mất năm phút mới làm xong, hay là hai mẹ con sang xem thử tranh của cậu bé này đi, cậu bé hoàn cảnh nhưng vẽ tranh rất đẹp.”
Cố Minh Tịch đã vẽ được vài bức tranh bằng màu nước, đa số là hình con vật và cây cối với nét vẽ ưa nhìn cùng màu sắc tươi sáng. Người mẹ trẻ nhìn tay áo trống không của cậu và hỏi: “Bao nhiêu tiền một bức tranh?”
Cố Minh Tịch thực ra không thể thốt ra câu “Chị muốn trả bao nhiêu cũng được”, liền ngẩng lên nhìn chị ta và cất giọng khe khẽ: “Bức nhỏ 15 nghìn, bức to 30 nghìn ạ.”
“Vậy cho tôi mua một bức.” Người mẹ trẻ trả cho Cố Minh Tịch 15 nghìn. Chân phải đang bận cầm bút, Cố Minh Tịch đành phải đưa chân trái ra nhận tiền, cậu cẩn thận để không chạm vào tay người phụ nữ. Sau đó người mẹ trẻ cất giọng gọi con gái mình: “Con ơi, sang chỗ anh này chọn tranh đi nào!”
Cô bé hồ hởi chạy sang chỗ Cố Minh Tịch chọn bức tranh vẽ một chú sóc nhỏ. Cô bé nở nụ cười thật tươi với cậu: “Anh ơi, bạn sóc này xinh quá!”
Cố Minh Tịch cũng cười: “Em thích là anh vui rồi!”
Đây là món tiền đầu tiên cậu kiếm được. Dần dần Cố Minh Tịch trở nên tự tin hơn, thấy có người tới xem cậu cũng thử chào đón họ.
Thực ra cậu cũng hiểu rằng những lời Thành Đại Pháo nói không sai, người ta dừng bước không phải vì tranh của cậu vẽ đẹp thế nào mà chẳng qua họ thấy cậu là người tàn tật, cảm thấy cậu rất đáng thương mà thôi.
Trước đây Cố Minh Tịch luôn tỏ ra bình thản trước vẻ mặt thương hại của người lạ. Cậu biết là bản thân không thể thay đổi suy nghĩ của người khác, tình hình cậu thế nào chỉ cần nhìn là biết ngay. Mọi người thương hại cậu là lẽ thường tình.
Cậu có lòng tự tôn, mong nhận được sự tôn trọng của người khác nhưng xã hội Trung Quốc đã có sẵn định kiến là địa vị của người tàn tật luôn thấp hơn người bình thường. Cố Minh Tịch chỉ là một cá nhân nhỏ bé, cậu không thể thay đổi điều gì, điều cậu có thể làm chỉ là giữ vững nguyên tắc của bản thân và sống cho thật tốt.
Đúng như dự đoán của Thành Đại Pháo, mỗi ngày Cố Minh Tịch có thể kiếm được tới 600 nghìn đồng bởi vì cậu thường gặp được những người hào phóng bỏ ra 150 nghìn, thậm chí là 300 nghìn để mua một bức tranh. Cố Minh Tịch dù có muốn trả tiền thừa thì đối phương cũng không nhận mà nói: “Cậu cứ giữ lại mà mua thuốc màu.”
Thỉnh thoảng Cố Minh Tịch dừng bút nghỉ ngơi một lúc, cầu vượt không có mái che, cậu dựa lưng vào lan can rồi ngước lên nhìn bầu trời cao.
Bầu trời trong thành phố không xanh lắm mà lại mờ ảo, đến cả mây cũng không được trắng. Từng bầy chim bay qua đầu cậu làm Cố Minh Tịch nghĩ tới Bàng Sảnh, bây giờ cô đang làm gì nhỉ?
Lúc nghĩ đến cô, cậu liền nhờ Thành Đại Pháo chỉ cho cách đan tre thành những con vật nhỏ. Thành Đại Pháo biết tạo hình con cua, một con cua màu xanh lá cây có hai cái càng mập mạp làm Cố Minh Tịch rất thích.
Cậu đan bằng chân nên dù có làm thế nào trông cũng không được đẹp, không phải cậu không đủ kiên nhẫn thế nhưng dùng ngón chân tỉ mỉ đan từng chiếc lá vào với nhau, trong khi Thành Đại Pháo chỉ cần vài phút là có thể làm ra một con cua thì Cố Minh Tịch có làm cả ngày cũng chẳng xong. Thế nhưng cậu rất thích, lúc nào cũng mỉm cười nhìn con cua mới xong một nửa đó.
Sau khi phẫu thuật Lý Hàm còn phải trải qua ba đợt điều trị hóa chất, phải ở lại thành phố S đến tận tháng năm. Cố Minh Tịch cũng mở hàng trên cây cầu trong ba tháng đó một cách không mấy đều đặn.
Trong ba tháng này, cậu gặp phải một vài phiền phức như quản lý thành phố không cho bán hàng trên cầu, bị trộm ăn cắp tiền, người qua đường gây khó dễ và cả sự chật vật khi gặp mưa bất ngờ.
Thế nhưng cũng trong ba tháng này những người và việc khiến cậu thấy ấm lòng lại nhiều hơn. Đa số con người sống trên đời đều tốt bụng, Cố Minh Tịch đã không còn nghĩ đến mục đích của họ khi mua tranh cho mình nữa. Dù sao đối với cậu, ý nghĩa của số tiền vài triệu thu nhập mỗi tháng là để cho hai mẹ con có thể sống thoải mái hơn một chút.
Đa số những người mua tranh sau khi trả tiền xong sẽ chọn lựa thật kỹ bức tranh mà mình yêu thích hoặc đợi Cố Minh Tịch vẽ rồi cầm về. Nhưng một số ít người nói là mua tranh nhưng sau khi trả tiền thì lại đi luôn, Cố Minh Tịch có gọi họ cũng không quay lại.
Một lần cậu gọi một người đàn ông trẻ lại: “Anh ơi, anh quên cầm tranh về ạ.”
Người đó quay lại nói: “Thôi, tôi không cần đâu.”
Cố Minh Tịch đứng dậy trả lời: “Nếu anh không lấy tranh thì em trả lại tiền cho anh ạ. Em đi bán tranh chứ không đi ăn xin!”
Người kia tỏ vẻ khó chịu, “Cậu này làm sao thế!” Thấy Cố Minh Tịch định nói tiếp, anh ta xua tay vẻ mất kiên nhẫn, “Thôi thôi cậu đừng nói gì nữa, tôi đang vội, cậu đưa tranh cho tôi đi!”
Anh ta vơ bừa một bức rồi quay người bỏ đi, Cố Minh Tịch nhìn theo bóng dáng anh ta, lúc đi tới đầu cầu, anh ta giơ tay lên quẳng bức tranh kia đi.
Bức tranh được gió đưa xuống dưới chân cầu rồi chầm chậm hạ cánh xuống khu vực dành cho người đi bộ bên dưới. Đúng lúc có người đi tới đó, ông cúi xuống nhặt bức tranh lên rồi nhìn thật kỹ sau đó ngước mắt nhìn lên cầu vượt.
Từ Song Hoa cầm bức tranh trên tay thong thả đi tới trước mặt Cố Minh Tịch. Ông cúi xuống nhìn chàng trai trẻ không có tay đang vẽ tranh bằng chân. Cố Minh Tịch ngước lên nhìn ông, nở nụ cười ngại ngùng và nói: “Chú xem tranh của cháu đi ạ, nếu chú thích thì chọn một bức, giá rẻ thôi ạ.”
Từ Song Hoa năm nay gần năm mươi, vóc dáng trung bình, các nét trên gương mặt không mấy nổi bật, rất đỗi bình thường. Ông không lên tiếng, chỉ đứng cạnh nhìn Cố Minh Tịch vẽ tranh.
Cố Minh Tịch đã quen với việc bị người ngoài nhìn như thế, cậu tập trung vẽ vời, thoắt cái hai chú mèo đứng cạnh nhau đã hiện ra dưới ngòi bút của cậu với màu sắc tươi sáng.
Lúc cậu dùng chân rửa bút, Từ Song Hoa mới lên tiếng: “Cậu bé từng học vẽ à?”
Cố Minh Tịch ngước lên rồi gật đầu: “Vâng, cháu có học vài năm ạ.”
“Mấy năm?”
“Gần mười năm, cháu bắt đầu học từ năm chín tuổi.”
“Bây giờ cậu bao nhiêu tuổi?”
“Cháu 21 ạ.”
Từ Song Hoa nhìn lại bức tranh trong tay mình rồi hỏi: “Đây là nét bút của những bài dự thi, cậu là sinh viên khoa mỹ thuật à?”
“Ồ, không ạ.” Mặc dù người này rất lãnh đạm nhưng Cố Minh Tịch lại cảm thấy không cần phải dè chừng ông, cậu trả lời: “Hồi cấp một cháu học ở cung thiếu nhi, lên cấp hai thì đi theo một người thầy, đa số học sinh của thầy giáo cháu đều là sinh viên khoa mỹ thuật nên nét vẽ của cháu mới có hình bóng của bài thi.”
“Tại sao cậu không học đại học?” Vừa hỏi Từ Song Hoa vừa ngồi vào chiếu như Cố Minh Tịch, ông khoanh chân nói tiếp: “Vì gia đình hoàn cảnh quá à?”
Cố Minh Tịch khẽ nói: “Cháu đang tạm xin nghỉ học. Mẹ bị bệnh nên cháu phải chăm sóc mẹ.”
“Bố cậu đâu?”
“Bố cháu sống ở thành phố khác, bố mẹ cháu ly hôn.”
“Cậu tên gì?”
“Cháu tên là Cố Minh Tịch.”
Sau đó Từ Song Hoa không nói gì nữa và Cố Minh Tịch cũng không chủ động lên tiếng. Cậu tiếp tục trải giấy ra bảng vẽ, Từ Song Hoa thì lặng lẽ ngồi bên cạnh theo dõi Cố Minh Tịch vẽ.
Cứ ngồi thế suốt hai giờ đồng hồ, cuối cùng Từ Song Hoa không nói gì mà đứng dậy bỏ đi.
Mấy ngày sau đó Cố Minh Tịch thường xuyên nhìn thấy người đàn ông trung niên này, họ không nói chuyện gì với nhau, người đó chỉ đứng bên cạnh cậu hoặc ngồi dưới đất nhìn cậu vẽ hết bức tranh này tới bức tranh khác.
Rồi một hôm Từ Song Hoa nói: “Tiểu Cố, cậu thu dọn đồ đạc đi. Tôi đưa cậu đến chỗ này.”
Đã bao ngày trôi qua mà ông lại chỉ nói với Cố Minh Tịch một câu như vậy, nếu là người khác chắc chắn sẽ không đồng ý nhưng Cố Minh Tịch chỉ thoáng phân vân rồi bắt đầu dọn dẹp đồ đạc của mình.
Cậu đeo bảng vẽ lên vai nên khi đeo ba lô lên không khỏi hơi khó một chút. Từ Song Hoa liền tới giúp đỡ, Cố Minh Tịch nói: “Cảm ơn chú ạ.”
Từ Song Hoa bình thản đáp: “Không có gì. Đi thôi, xe tôi ở dưới kia.”
Cố Minh Tịch hoàn toàn không ngờ Từ Song Hoa lại đưa cậu tới một trường đại học về mỹ thuật tạo hình nổi tiếng ở thành phố S. Cậu lại càng không ngờ người đàn ông với bề ngoài rất đỗi bình thường này lại là Từ Song Hoa.
“Thầy là thầy Từ Song Hoa ạ?” Cố Minh Tịch thực sự rất kinh ngạc. Từ Song Hoa là một họa sĩ nổi tiếng trong nước, là giáo sư thỉnh giảng của trường đại học Mỹ thuật thành phố S. Khi được tiếp xúc với một nhân vật cấp đại sư như vậy, Cố Minh Tịch không khỏi kích động.
Từ Song Hoa nở nụ cười hiếm hoi rồi nói: “Cậu biết tôi à?”
“Thầy giáo em thường nhắc đến thầy ạ.” Đôi mắt Cố Minh Tịch sáng như sao trời, “Thầy Từ, thầy đưa em tới đây là…”
“Tôi muốn xem căn bản của cậu.”Từ Song Hoa nói, “Có một lớp năm thứ nhất sẽ vẽ mô phỏng tượng thạch cao vào tiết học tiếp theo, cậu thử tới vẽ cùng chúng xem sao.”
Cứ thế Cố Minh Tịch được dẫn đi vẽ mô phỏng tượng thạch cao một cách hoàn toàn bất ngờ. Đã nhiều năm cậu không vẽ tượng, bây giờ lại ngồi giữa rất nhiều sinh viên chuyên ngành, cậu thấy hết sức hồi hộp. Cuối cùng cậu vẽ không tốt.
Cố Minh Tịch có thể nhận ra sự thất vọng trong mắt Từ Song Hoa, cậu cũng biết mình vẽ rất tệ. Từ Song Hoa không đưa ra bất cứ lời nhận xét nào, chỉ lẳng lặng lái xe đưa Cố Minh Tịch quay về cầu vượt.
Lúc dừng xe, Từ Song Hoa nói với Cố Minh Tịch: “Mặc dù tôi là thầy giáo ở trường mỹ thuật nhưng những sinh viên đó chỉ là sinh viên chứ không phải học sinh của tôi. Đến nay tôi mới chỉ nhận ba học trò, một người đã mở phòng tranh ở Thượng Hải, một người đi du học ở Đức còn một người thì sang Mỹ xây dựng sự nghiệp. Tôi nhận học trò không qua kiểm tra nghiên cứu nhiều, tôi không cần những thủ tục phiền phức đó mà chỉ coi trọng duyên phận và thiên phú mà thôi.”
Thế rồi ông hướng tầm mắt về phía Cố Minh Tịch: “Tiểu Cố, tôi và cậu có duyên nhưng xin lỗi vì thiên phú của cậu chưa đủ.”
Cố Minh Tịch xuống xe đeo bảng vẽ đứng bên đường nhìn chiếc xe xa dần của Từ Song Hoa.
Cậu đã không còn là thằng nhóc mười tuổi, Cố Minh Tịch biết có lẽ mình đã gặp được cơ hội đổi đời nhưng chính cái không ganh đua của mình đã làm cậu mất nó. Cố Minh Tịch thầm nghĩ bức tranh vẽ tượng vừa rồi không thể hiện đúng trình độ của cậu, vì vậy cậu không nên từ bỏ một cách dễ dàng mà phải cố giành lấy một cơ hội nữa.
Cố Minh Tịch thích vẽ tranh. Năm xưa không thi vào trường Mỹ thuật là vì thành tích các môn văn hóa của cậu quá tốt. Nếu muốn thi đỗ trường chuyên về Mỹ thuật hàng đầu thì Cố Minh Tịch cần tập trung chuẩn bị ít nhất một năm mà cuối cùng còn không dám chắc chắn là có thể đỗ được hay không. Nếu chẳng may không đỗ thì các môn văn hóa cũng bị bê trễ và sẽ không thể làm gì được.
Nhờ cơ duyên gặp được Từ Song Hoa, Cố Minh Tịch chợt cảm thấy cuộc đời mình có thêm một hướng đi mới. Sau một đêm nằm ở nhà suy nghĩ, cậu quyết tâm phải thuyết phục Từ Song Hoa cho bằng được.
Cố Minh Tịch không mở hàng bán tranh trên cầu nữa, ngày nào cậu cũng tới đại học mỹ thuật S, chầu trực ở cửa văn phòng của Từ Song Hoa, chờ suốt cả một ngày.
Từ Song Hoa là giáo sư thỉnh giảng nên rất ít khi có mặt ở trường. Tự nhiên lại nhìn thấy Cố Minh Tịch khiến ông lấy làm ngạc nhiên, bỗng dưng lại thấy ác cảm.
Vừa nhìn thấy Từ Song Hoa, Cố Minh Tịch liền đi theo ông, cậu đeo bảng vẽ trên lưng, nói: “Thầy Từ, em có mang tới một vài bức phác thảo em vẽ ở nhà, thầy xem giúp em nhé?”
“Tôi đã xem phác thảo của cậu rồi.” Từ Song Hoa nói mà không quay lại nhưng Cố Minh Tịch vẫn bám theo ông: “Thầy Từ, lần trước em vẽ không tốt là vì đã lâu rồi em không…”
Từ Song Hoa ngắt lời cậu: “Nếu thực sự có thiên phú thì dù sau mấy chục năm không vẽ vẫn có thể vẽ ra được những tác phẩm tuyệt vời!”
“Thầy Từ...”
Từ Song Hoa bất ngờ dừng bước quay lại nhìn Cố Minh Tịch. Mấy tháng dãi nắng dầm mưa ở cầu vượt đã làm da cậu đen nhẻm đen nhèm nhưng đôi mắt vẫn cứ sáng ngời. Môi cậu khô khốc đến bong da, Từ Song Hoa chau mày hỏi: “Cậu tới đây bao lâu rồi?”
Cố Minh Tịch trả lời: “Một ngày ạ.”
“Đã ăn gì chưa?”
Cố Minh Tịch lắc đầu rồi lại gật đầu: “Em có mang bánh mì theo, buổi trưa em ăn rồi ạ.”
“Còn đi vệ sinh, cậu tự đi được không?”
Cố Minh Tịch khẽ nói: “Em uống ít nước đi là được.”
“Vớ vẩn!” Từ Song Hoa nổi giận, “Cố Minh Tịch, đừng để tôi trông thấy cậu lần nữa!”
Ông giận đến nỗi muốn phẩy tay áo bỏ đi. Cố Minh Tịch đứng đó ngơ ngác nhìn theo bóng ông.
Vài ngày sau Từ Song Hoa lại nhìn thấy Cố Minh Tịch bên ngoài phòng làm việc của mình, cậu mỉm cười nói: “Thầy Từ, em đã mang cả công cụ của em tới đây, em có thể tự đi vệ sinh nhưng rất mất thời gian và phiền phức. Em cũng mang theo nước, hôm nay em đã uống rất nhiều nước.”
“...”Từ Song Hoa: “Công cụ gì vậy?”
“Không cần giúp đỡ ạ.” Cố Minh Tịch mỉm cười, “Là một cây gãi lưng.”
Hai người đứng nói chuyện ngoài cửa. Một lát sau Từ Song Hoa nói: “Tiểu Cố, cậu đừng làm vậy nữa, tôi không phải con gái, có bám dai hay chai mặt cũng vô dụng thôi.”
Cố Minh Tịch không cười nữa, cậu nói: “Thầy Từ, em thực lòng muốn làm học trò của thầy!”
“Tại sao?”
“Em...” Cố Minh Tịch bình thản đáp: “Em không có tay nên không tìm được việc làm. Em đã tự vấn bản thân xem sau này có thể làm được những công việc gì, em không thể bán tranh ở cầu vượt cả đời được, em thích vẽ tranh, mong sẽ được là học trò của thầy để thực sự học được cách vẽ vời, sau này sẽ kiếm tiền bằng những kiến thức đó.”
Cậu nói rất chân thành nhưng Từ Song Hoa chỉ nói: “Tôi không phải nhà từ thiện.”
Sắc mặt Cố Minh Tịch lập tức thay đổi. Lồng ngực phập phồng một lúc, sau đó cậu khẽ nói: “Thầy Từ, thầy có thể cho em một cơ hội nữa được không ạ?”
Lúc này một thầy giáo hớt hải chạy tới, nhìn thấy Từ Song Hoa liền nói: “Thầy Từ, tôi có chuyện này muốn bàn bạc với thầy, hôm nay người mẫu của tiết vẽ vật thể bị ốm đột xuất không tới được. Trong một chốc một lát cũng chẳng tìm được người mẫu nào thay thế cả. Thầy xem có cần phải thay đổi môn học không?”
Từ Song Hoa đưa mắt nhìn thầy giáo kia rồi chuyển sang nhìn Cố Minh Tịch bên cạnh, sau đó bất ngờ nói: “Tôi nghĩ là một cơ thể không trọn vẹn sẽ tác động rất lớn tới thị giác của con người. Đám nhóc kia hẳn đã chán vẽ những ông lão nhăn nheo lắm rồi, biết đâu chuyển sang một người mẫu trẻ tuổi lại khiến chúng nảy sinh cảm hứng sáng tác mãnh liệt?”
Thế rồi ông nhìn Cố Minh Tịch với nụ cười như có như không: “Tôi có thể cho cậu một cơ hội nữa, cậu đồng ý không?”
***
Lúc đứng ngoài cửa phòng vẽ, trống ngực Cố Minh Tịch cứ đánh thùm thụp.
Cuối cùng cậu đẩy cửa phòng bằng bả vai rồi thong thả đi vào.
Trong phòng vẽ có chừng hơn hai chục sinh viên, đều đang chuẩn bị dụng cụ vẽ vật thể trước giá vẽ của mình. Một người nào đó ngước lên và nhìn thấy Cố Minh Tịch, vẻ kinh ngạc lộ rõ trong ánh mắt.
Một chàng trai trẻ? Thật đáng ngạc nhiên.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau khi chiếc áo choàng tắm trên người Cố Minh Tịch bị cởi ra. Thậm chí trong phòng vẽ còn vang lên những tiếng hô đầy kinh ngạc.
Trên người Cố Minh Tịch chỉ có độc một chiếc quần lót tam giác màu xám, hơn hai mươi chiếc giá vẽ vây quanh cậu, ánh nắng buổi chiều lọt vào trong qua cửa sổ phòng vẽ, hắt lên người cậu.
Vô vàn những hạt bụi nhỏ đang bay lượn trong ánh nắng, Cố Minh Tịch lặng lẽ đứng giữa phòng vẽ tranh. Cậu cúi đầu thật thấp, lồng ngực phập phồng dữ dội, một lát sau Cố Minh Tịch nhắm mắt lại, thế rồi sau khi mở ra, vẻ kiên định đã lộ rõ trong đáy mắt. Cậu thong thả ngẩng cao đầu, đứng thẳng lưng, thả lỏng vai.
Cậu chưa bao giờ để lộ bả vai khuyết tật của mình trước mặt nhiều người lạ đến vậy. Nơi xương bị chặt đứt có những vết sẹo mà người thường rất hiếm khi được thấy. Chỉ cần khẽ cử động bả vai là hai đầu vai tròn tròn đó cũng sẽ chuyển động theo, xương dưới da cũng lắc lư thật nhẹ, phần da bị khâu lại dưới nách bị kéo căng chầm chậm run rẩy.
Cố Minh Tịch bây giờ rất gầy, da ở mặt, cổ và đầu gối đen thui nhưng da trên người và ở đùi thì lại trắng trẻo. Hai màu đen trắng đối lập rõ ràng trên cơ thể cậu, thoạt nhìn rất buồn cười.
Cậu có một đôi chân dài và khỏe khoắn, có vòng eo thon và cặp môi cong, vai cậu rất rộng nhưng không có cơ ngực vạm vỡ, thậm chí để ý kỹ còn nhìn được cả xương sườn trồi ra.
Cố Minh Tịch sở hữu một gương mặt sáng sủa với các nét rõ ràng và ưa nhìn. Ánh mắt cậu bình thản đến không một gợn sóng, dường như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của hơn hai mươi người đang có mặt trong căn phòng này.
Từ Song Hoa không yêu cầu Cố Minh Tịch phải tạo dáng đặc biệt, cậu không có tay nên khó mà thể hiện tạo ra những tư thế đẹp đẽ. Từ Song Hoa chỉ bảo Cố Minh Tịch đứng đó, chàng trai trẻ từ đầu đến cuối chỉ ngẩng cao đầu và ưỡn ngực, đứng thẳng tắp như thân cây, cậu phóng tầm mắt về nơi xa xăm, không biết nhìn theo hướng nào. Dưới sự chỉ đạo của Từ Song Hoa và tiếng bút vẽ sột soạt, Cố Minh Tịch để trần đứng suốt một tiết học.
Hết giờ, Từ Song Hoa tận tay mặc áo choàng tắm lên cho cậu, ông vỗ vai chàng trai trẻ và nói: “Được lắm cậu nhóc!”
Ra khỏi trường mỹ thuật, Cố Minh Tịch tự nhiên không muốn đi xe bus về, cậu đứng ngẩn ngơ trên vỉa hè rất lâu rồi bất ngờ nhìn thấy một bốt điện thoại công cộng ở ngay cổng trường.
Ma xui quỷ khiến thế nào Cố Minh Tịch lại đi vào đó, ngồi xuống ghế rồi dùng má và vai kẹp lấy ống nghe, sau đó mới cúi xuống ấn một dãy số điện thoại đã thuộc nằm lòng từ lâu bằng môi.
Cậu không nhấc ống nghe lên mà cúi đầu xuống mặt bàn, ghé sát tai vào ống nghe.
Điện thoại nhanh chóng được kết nối, tiếng Bàng Sảnh vang lên ở đầu dây bên kia: “Alo ai đấy ạ?”
Cố Minh Tịch không lên tiếng, đến cả nhịp thở cũng rất khẽ khàng. Bàng Sảnh lại hỏi: “Alo?”
Vài giây sau cô nói: “Cố Minh Tịch, có phải anh đó không?”
“…”
“Cố Minh Tịch! Cố Minh Tịch, em biết là anh! Cố Minh Tịch!” Giọng cô run rẩy chứa đựng tiếng nghẹn ngào: “Cố Minh Tịch, Cố Minh Tịch anh không được cúp máy! Anh đang ở đâu vậy?! Đây là đầu số ở đâu? Anh không ở tỉnh Z sao? Tại sao phải trốn tránh em chứ? Rốt cuộc anh đã gặp phải chuyện gì? Tháng chín anh có quay lại trường nữa không?”
“…”
Cuối cùng cô cũng lấy lại bình tĩnh, dịu dàng nói: “Cố Minh Tịch, anh nghe em nói đây, em biết là trong thời gian này có lẽ anh sống không được tốt mà em lại chẳng thể giúp đỡ được gì. Nếu thấy khó chịu quá anh cứ gọi điện cho em, anh không nói gì cũng được, em sẽ nói để anh nghe, nếu anh không cúp máy em sẽ không bao giờ cúp máy trước. Cố Minh Tịch, anh chỉ cần cho em biết là anh vẫn còn sống, được không?”
Cậu thầm trả lời trong lòng: Được.
Thế rồi cậu cúp máy ngay lập tức.
Bàng Sảnh vội vàng gọi lại thì có người nhấc máy: “Đây là điện thoại công cộng… Thành phố S… Người vừa gọi điện thoại à? Ồ, người ta đi rồi… Không có tay? Cô đang nói vớ vẩn gì thế, cô đã gặp bao nhiêu người không có tay chứ?”
Tác giả :
Hàm Yên