Mong Ước Lâu Bền
Chương 1: Thời niên thiếu ảm đạm
Tần Khả Nhi, tên ban đầu là Trịnh Khả Nhi. Vào ngày Khả Nhi ra đời, Trịnh Đại Vĩ đứng ở bên ngoài phòng phụ sản, mặt mày lập tức sa sầm, quay người bỏ đi một mạch không thèm đoái hoài gì đến vợ con khi hay tin con mình là con gái. Tần Tuyết Liên ôm cô con gái sơ sinh gầy gò và yếu ớt trong lòng, hôn lên khuôn mặt nơn nớt của con, những giọt nước lăn dài trên gò má. Đứa trẻ hình như cũng hiểu được nỗi đau khổ của mẹ liền khóc “oe oe oe”. Tiếng khóc não lòng khiến cho các bác sĩ và y tá đứng bên cạnh cũng cảm thấy xót xa.
Vì sinh mổ nên Tần Tuyết Liên phải nhập viện mất bảy ngày. Kể từ sau khi Khả Nhi ra đời, chồng và mẹ chồng cô không hề xuất hiện thêm lần nào nữa. Cũng may Tuyết Liên vốn là y tá ở bệnh viện này, lại có mối quan hệ thân thiết với các bác sĩ, y tá trong viện, cộng thêm sự đồng cảm của mọi người đối với hai mẹ con cô nên ngoài thời gian làm việc, họ thường thay phiên nhau chăm sóc cho hai mẹ con.
Ngày thứ ba sau khi sinh, bà ngoại của Khả Nhi từ dưới quê lên, mang cho con gái bát canh gà để tẩm bổ. Xoa xoa đầu cháu gái, bà khẽ thở dài: -Con bé này đúng là số khổ!
Đến ngày hai mẹ con Tuyết Liên xuất viện, nhà chồng cô cũng không có ai đến đón. Bà ngoại của Khả Nhi nói với con gái: -Chi bằng về quê với mẹ mà ở cữ!
Tuyết Liên lắc đầu đáp: -Dù sao thì Khả Nhi cũng là cốt nhục của Đại Vĩ, chẳng nhẽ anh ấy lại nhẫn tâm bỏ rơi con mình?
Vừa về đến nhà, Tuyết Liên đã thấy cửa nhà đóng chặt, gõ cửa rất lâu mà ở bên trong chẳng thấy có chút động tĩnh gì, không những thế còn làm kinh động hàng xóm xung quanh. Mấy người hàng xóm mở cửa ra, nhìn thấy Tuyết Liên liền lên tiếng chào hỏi: -A, chị Tuyết Liên ra viện rồi à? Anh Trịnh không có nhà sao? Hay là qua nhà em ngồi một lúc đi, chị còn đang ở cữ, không được ra gió đâu!
Tuyết Liên gượng cười đáp: -Không sao đâu, chắc là anh Đại Vĩ đi mua thức ăn sắp về rồi, em đứng ngoài cổng chờ một lát cũng được!
Một chị hàng xóm khác nói: -Không phải đâu, lúc nãy tôi vừa nhìn thấy chú Trịnh mà, hình như chú ấy bận làm gì ở trong nhà nên không nghe thấy cô gọi cửa. Để tôi gọi cửa giúp cho!- chị hàng xóm nhiệt tình chạy sang gõ mạnh vào cửa, vừa gõ vừa lớn tiếng gọi: Chú Trịnh, chú Trịnh ơi…Mau mở cửa cho tôi với!
Cuối cùng thì cửa cũng mở ra. Trịnh Đại Vĩ đứng ở trước cửa, miệng tươi cười nói: -Vừa nãy tôi mải hầm canh ở trong nhà, không nghe thấy tiếng gọi cửa, cám ơn các chị nhé! –Thời bấy giờ vẫn chưa có những căn nhà cao cấp như bây giờ. Nhà chồng Tuyết Liên chỉ là một căn chung cư phúc lợi được đơn vị nơi Trịnh Đại Vũ làm việc cấp cho nhân viên. Tất cả căn chung cư trong tòa nhà này đều được đơn vị cấp cho các nhân viên trong đơn vị, thế nên trên dưới, xung quanh…đều là những đồng nghiệp của Trịnh Đại Vĩ. Trịnh Đại Vĩ vì sợ làm to chuyện này sẽ mất mặt trước đồng nghiệp nên đành phải mở cửa cho vợ con vào nhà. Vừa đóng cửa lại là sắc mặt anh ta thay đổi hẳn. Trịnh Đại Vĩ gầm lên với Tuyết Liên:
-Cô còn về đây làm gì?
-Tuyết Liên vốn là một phụ nữ dịu dàng và yếu đuối, thấy chồng mắng mỏ, cô chỉ biết đứng ngây ra giữa phòng khách, những giọt nước mắt lã chã tuôn rơi, không biết phải làm thế nào. Bà ngoại Khả Nhi xót con gái liền nhẹ nhàng khuyên bảo con rể: -Đại Vĩ, Tuyết Liên còn đang ở cữ. Có chuyện gì thì để hết tháng hãy nói!- vừa nói bà vừa dìu con gái về phòng ngủ.
Vì đứng quá lâu nên Tuyết Liên cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vừa đặt được con gái xuống giường đã nghe thấy tiếng mẹ chồng đập bát đập đũa loảng xoảng ở ngoài phòng khách, cùng với đó là tiếng nói chói tai của bà:-Nhà họ Trịnh chúng ta sao mà đen đủi đến vậy, bị một kẻ chẳng ra gì khiến cho tuyệt tự tuyệt tôn. Ở quê tao mà lỡ sinh con gái đầu lòng là người ta ném hết vào rừng cho sói nó ăn rồi!.
Trịnh Đại Vĩ và Tần Tuyết Liên đều là nhân viên công chức nhà nước, theo quy định là không được phép sinh con thứ hai. Vì vậy con dâu và cháu gái đương nhiên trở thành cái gai trong mắt bà Trịnh.
Tuyết Liên mệt mỏi dựa vào thành giường, nhìn vào khuôn mặt non nớt đang chìm trong giấc ngủ của Khả Nhi. Nước mắt của cô lại thi nhau tuôi rơi. Đứa trẻ chưa đầy tháng còn chưa biết xung quanh mình đang xảy ra chuyện gì, vẫn say sưa chìm trong giấc ngủ. Bà ngoại của Khả Nhi là một bà lão nông dân hiền lành, chất phác. Điều duy nhất bà có thể làm lúc này là lặng lẽ lau nước mắt cho con gái.
Chưa đầy tháng, bà Trịnh đã hoạnh họe ép bà ngoại của Khả Nhi phải về quê. Chẳng những không chăm lo cho con dâu và cháu nội của mình, bà Trịnh còn suốt ngày hoạnh họe, mắng nhiếc Tuyết Liên. Tuyết Liên khổ sở vô cùng, đến cơm cũng không được ăn no. Mẹ đói đương nhiên lấy đâu ra sữa cho con bú, thế nên Khả Nhi khóc oe oe suốt ngày vì khát sữa.
Không chỉ có vậy, Tuyết Liên chưa ở cữ được hết tháng đã phải xuống giường làm việc nhà, phục vụ mẹ chồng và chồng mệt đến tối tăm mặt mũi, thế mà còn phải chịu đựng sự lạnh nhạt và mỉa mai của hai mẹ con họ. Đúng lúc ấy thì Tuyết Liên mắc bệnh. Thế là từ đó về sau, cứ mỗi lần thay gió trở trời là Tuyết Liên lại đau nhức toàn thân. Hết thời gian nghỉ đẻ, Tuyết Liên không thể không tiếp tục đi làm. Sau khi cho con bú và thay tã cho nó xong, Tuyết Liên rụt rè nói với mẹ chồng:
-Mẹ ơi, mẹ giúp con chăm sóc cho Khả Nhi một lúc nhé! Hết giờ làm con sẽ lập tức về nhà!
Mẹ chồng lạnh nhạt “Ừ” một tiếng. Tuyết Liên vẫn cảm thấy có chút không yên tâm, muốn trao đổi với mẹ cách chăm sóc đứa trẻ thì mẹ chồng đã bực mình gắt: -Thôi đủ rồi, chẳng qua chỉ là chăm sóc một đứa trẻ con thôi mà. Đại Vĩ do một tay tao chăm sóc từ nhỏ đến lớn, chẳng lẽ lại không biết chăm trẻ bằng mày?
Tuyết Liên thấy mẹ chồng nói vậy liền im bặt không dám lên tiếng nữa. Cô đi làm mà lòng dạ cứ thấp thỏm. Chắc là do giữa mẹ và con luôn có thần giao cách cảm, thế nên lúc đi làm Tuyết Liên luôn cảm thấy nóng ruột. Trưa hôm ấy, cô xin y tá trưởng cho nghỉ buổi chiều rồi tất tưởi chạy về nhà. Trong phòng yên ắng đến lạ thường. Bình sữa bột cô chuẩn bị cho Khả Nhi trước khi đi làm vẫn nằm yên ở trên bàn chưa ai pha. Nói một cách khác, suốt cả sáng nay Khả Nhi vẫn chưa được bú sữa. Tuyết Liên xộc thẳng vào phòng ngủ, thấy con gái đang nằm trên giường, miệng bị dán băng dính kín mít. Khuôn mặt non nớt tím tái vì ngạt thở.
Tuyết Liên hoảng hốt gỡ miếng băng dính ra khỏi miệng con gái nhưng đứa trẻ lúc này khóc không thành tiếng được nữa. Hai tay của Tuyết Liên như run lên. Cô ép bản thân mình phải thật bình tĩnh để thực hiện cấp cứu cho con. Một lúc sau, Khả Nhi cuối cùng cũng khóc được ra tiếng. Tuyết Liên thở phào nhẹ nhõm, hai chân mềm nhũn ngồi bệt xuống đất, hai tay ôm chặt lấy đứa con tội nghiệp của mình. Nỗi đau đớn bị dồn nén ở trong lòng bật ra thành tiếng khóc.
-Khóc cái gì mà khóc, ồn quá đi mất!-mẹ chồng của Tuyết Liên hùng hổ xộc vào phòng ngủ.
-Tại sao mẹ lại làm như vậy?-Tuyết Liên giơ miếng băng dính lên hỏi.
Bà Trịnh khinh khỉnh đáp: -Hừ, cái con ranh này khóc luôn mồm, ồn ào chẳng để cho ai ngủ cả!
Tuyết Liên phẫn nộ quát: -Bà nỡ làm như vậy với một đứa bé chưa đầy một trăm ngày, bà có phải là con người không vậy?
Bà Trịnh đứng ngây ra vì bất ngờ. Cô con dâu ngoan ngoãn, hiền lành thường ngày hôm nay bỗng nhiên dám chống đối lại bà. Hơn nữa đây là lần đầu tiên bà Trịnh thấy con dâu mình tức giận đến thế. Đúng lúc ấy thì Trịnh Đại Vĩ đẩy cửa bước vào, nhìn thấy cảnh tượng trước mặt liền thuận miệng hỏi một câu: -Có chuyện gì thế?
Vừa nhìn thấy con trai về, bà Trịnh liền tỏ vẻ ấm ức, ngồi bệt xuống đất vừa vỗ đùi vừa gào khóc: -Ông trời ơi, tôi đã tạo ra nghiệp chướng gì thế? Suốt nửa đời người ở góa nuôi con, khó khăn lắm mới nuôi con khôn lớn. Thế mà bây giờ tôi còn phải đi làm kẻ hầu người hạ cho chúng nó. Chẳng may hầu hạ không tốt là nó mắng, nó chửi. Tôi sống trên đời này còn có ý nghĩa gì cơ chứ? Bố Đại Vĩ ơi, ông đợi tôi với, tôi đi tìm ông đây!-nói dứt lời bà Trịnh liền lao ra cửa.
Trịnh Đại Vĩ vội vàng kéo mẹ lại rồi vung tay tát mạnh vào mặt Tuyết Liên. Cái tát như trời giáng khiến cho mặt Tuyết Liên như lệch hẳn về một bên, trên má còn hằn đủ vết năm ngón tay của Trịnh Đại Vĩ.
Tuyết Liên vẫn ôm chặt lấy đứa bé, từ từ ngoảnh mặt lại, nhìn thấy mẹ chồng đang cười đắc chí ở sau lưng Trịnh Đại Vĩ. Cô giơ miếng băng dính vẫn đang cầm trong lòng bàn tay lên trước mặt Trịnh Đại Vĩ rồi hỏi: -Anh có biết mẹ anh vừa làm cái gì không? Bà ấy dùng băng dính để dán miệng của Khả Nhi lại. Nếu như tôi không về sớm thì Khả Nhi đã chết từ lâu rồi!
Trịnh Đại Vĩ bực mình gắt: -Chết thì càng tốt! Nó chết rồi tôi có thể sinh một đứa con trai!
Tuyết Liên mặt trắng bệch ra vì kinh ngạc. Cô lạnh lùng nhìn vào người đang đứng trước mặt mình hiện giờ. Anh ta chẳng khác gì một người xa lạ! Đây chính là người đàn ông dịu dàng và tình cảm lúc còn theo đuổi cô sao? Đây là người chồng biết quan tâm chăm sóc vợ lúc hai người mới cưới sao?
Trong những năm 80 của thế kỉ 20, li hôn chẳng phải là một chuyện vẻ vang gì, đặc biệt là ở một huyện nhỏ như thế này, đâu đâu cũng có người quen, ai ai cũng có cái nhìn không tốt, không tán đồng đối với việc li hôn. Trịnh Đại Vĩ không nhắc tới chuyện li hôn là vì anh ta sợ mất mặt với mọi người và ảnh hưởng tới tiền đồ của mình. Tuyết Liên cũng không hề đả động tới việc li hôn, bởi tư tưởng bảo thủ trong cách giáo dục truyền thống đã ăn sâu vào trong tận xương tủy của cô. Bà ngoại của Khả Nhi khuyên con gái:
-Cả ngàn chiếc giày chỉ có chiếc đầu tiên là tốt nhất. Đàn bà li hôn rồi khó mà tìm được người khác! Mà cho dù có tìm được thì bố dượng liệu có thể đối xử tốt với Khả Nhi không? Trước đây Đại Vĩ đối xử với con rất tốt, bây giờ chẳng qua chỉ là nhất thời hồ đồ, thôi thì con cứ cố gắng nhịn nhục vậy! Đợi một thời gian nữa nó sẽ tỉnh ngộ thôi! Con cứ để Khả Nhi ở đây với mẹ, bao giờ nó đến tuổi đi học thì con đón nó về cũng không muộn!
Thế là đứa bé chưa đầy một trăm ngày đã bị gửi về quê cho bà ngoại chăm. Cứ đến kì nghỉ là Tuyết Liên lại đạp xe về quê thăm con gái. Bởi vì được ông bà ngoại thương yêu, bà con lối xóm lại hiền lành, chất phác nên Khả Nhi đã được sống những ngày tháng ấu thơ rất vui vẻ. Mãi cho đến 6 tuổi mà Khả Nhi vẫn chưa biết mặt bố và bà nội. Vì thế trong suy nghĩ của Khả Nhi hoàn toàn không có hai từ này. Cô bé chỉ biết đến ông bà ngoại và mẹ mà thôi.
Cho dù là xét về mức độ giáo dục hay là môi trường học tập, các trường tiểu học ở quê không thể nào sánh bằng các trường tiểu học ở trong huyện. Sau khi Khả Nhi tròn 6 tuổi, Tuyết Liên liền đón con về ở với mình và cho con đi học ở trường tiểu học trong huyện. Khả Nhi vốn đang quen sống trong tình yêu thương của ông bà ngoại, lúc nào cũng có thể ra ngoài đồng ruộng chạy nhảy, nô đùa nay bị dẫn đến một môi trường lạ lẫm, Khả Nhi lúc nào cũng cảm thấy không thoải mái. Hơn nữa lại phải đối mặt với hai người lạnh như băng đá trong căn nhà ấy, một người lúc nào cũng nhìn cô bé bằng ánh mắt khinh bỉ và căm thù, một người lúc nào cũng thờ ơ như không có sự tồn tại của cô bé khiến cho Khả Nhi không thể thích ứng với một môi trường sống quá sức lạnh lẽo, không có chút tình người này. Thế nên lúc nào có thể tránh không phải về nhà là Khả Nhi cảm thấy vui mừng lắm.
Các bạn học sinh cùng lớp ai ai cũng mong chờ đến ngày thứ sáu, nhưng Khả Nhi lại cảm thấy sợ hãi ngày thứ sáu. Một buổi chiều thứ sáu nọ, Tuyết Liên lại một lần nữa phải lôi Khả Nhi đang nhảy nhót trên sân vận động về nhà. Căn nhà vẫn lạnh lẽo và u ám y như vậy, Trịnh Đại Vĩ đang ngồi xem báo, nghe thấy vợ và con gái về nhà cũng chẳng thèm ngẩng đầu nhìn lấy một cái. Bà Trịnh đang ngồi ôm cái đài nghe tin tức, thấy Tuyết Liên và Khả Nhi vừa vào đến cửa đã liếc xéo một cái rồi bóng gió: -Cuối cùng cũng chịu về rồi à, tao còn tưởng mày định để cho mẹ con tao chết đói cơ đấy!
Tuyết Liên đã quen với việc nhịn nhục, không kịp uống cốc nước đã vội vàng xuống bếp nấu nướng. Nhưng Khả Nhi tỏ ra vô cùng bất bình nói: -Mẹ đi làm cả ngày vất vả, các người đều ngồi chơi sao không tự xuống bếp mà nấu cơm?
Bà Trịnh trợn mắt quát: -Con mất dạy, người lớn đang nói ai cho mày nói chen vào? Bà già quê mùa đó đã dạy mày thành đứa mất dạy như thế đấy hả?
Khả Nhi chẳng chút e sợ, quát lại: -Ai cho bà mắng bà ngoại của cháu!
-Tao cứ mắng đấy, đồ nhà quê, đồ ngu dốt…Mày làm gì được tao nào?
Bà ngoại là người thân yêu nhất của Khả Nhi, vì thế Khả Nhi không thể chịu được có người mắng chửi bà ngoại của mình nên bực mình quát trả: -Bà là đồ yêu quái độc ác!
-Con nghe đi, nghe thấy chưa?-bà Trịnh tức đến tím tái mặt mày, quay sang gào lên với con trai: -Bây giờ ngay cả con ranh này cũng dám mắng mẹ rồi, cái nhà này thật chẳng còn chút phép tắc nào hết!
Trịnh Đại Vĩ sa sầm mặt mày, với tay lấy cây roi mây rồi quát Khả Nhi: -Quỳ xuống!
Khả Nhi đứng yên tại chỗ, đôi mắt bướng bỉnh nhìn Trịnh Đại Vĩ.
Cái roi mây vun vút vụt xuống người Khả Nhi bé bỏng. Tuyết Liên nghe thấy chồng đang đánh con liền vội vàng từ dưới bếp chạy lên, ôm chặt lấy Khả Nhi vào lòng, lấy thân mình che chắn cho con gái khỏi những cái roi mây đang quật xuống túi bụi. Thế nhưng bàn tay của Trịnh Đại Vĩ vẫn không ngừng vung lên, trận đòn roi mây trút hết lên người Tuyết Liên. Cô cắn chặt răng không kêu lên một tiếng.
Bà Trịnh đứng ở bên cạnh thấy vậy liền hoa chân múa tay, ra sức cổ vũ con trai: -Đánh đi, đánh mạnh vào! Để xem cái con nhãi ranh ấy có còn dám cãi lại nữa không!
-Mẹ ơi, mẹ…-Khả Nhi vừa khóc vừa giãy giụa thoát khỏi vòng tay của mẹ rồi lao đến ôm chặt lấy cánh tay kia của Trịnh Đại Vĩ và cắn thật mạnh.
Trịnh Đại Vĩ đau đớn ném cái roi xuống đất rồi giáng một bạt tai xuống mặt Khả Nhi, không chỉ có vậy, anh ta còn giơ chân lên đạp cho Khả Nhi một cái bay ra xa. Khả Nhi yếu ớt bị đá va vào tường và ngã lăn ra đất.
Khả Nhi nghe thấy tiếng kêu thất thanh của mẹ: -Khả Nhi…- rồi từ từ mất đi tri giác.
Tỉnh lại ở trong bệnh viện, Khả Nhi thấy toàn thân mình bị băng bó bất động. Bác sĩ kiểm tra tỉ mỉ vết thương trên người Khả Nhi rồi nói: -Đứa bé bị thương không nhẹ đâu, không để lại di chứng gì đã là may mắn lắm rồi!
Tuyết Liên cúi xuống nhìn con gái xót xa, đôi mắt của cô đã sưng đỏ vì khóc quá nhiều. Khả Nhi cố gắng đưa bàn tay bé nhỏ của mình lên lau nước mắt cho mẹ: -Mẹ ơi, chúng ta về nhà đi! Con nhớ ông bà ngoại lắm!
-Khả Nhi…Khả Nhi của mẹ…-Tuyết Liên khóc không thành tiếng.
-Khoai lang ông ngoại nướng vừa ngọt vừa thơm. Bà ngoại còn nuôi bao nhiêu là thỏ, ngày nào con cũng cho chúng nó ăn cà rốt đấy mẹ ạ! Lâu lắm rồi không được nhìn thấy chúng. Con chó nhà anh Hắc sắp đẻ rồi mẹ ạ, anh Hắc bảo sẽ chọn một con xinh nhất cho con…-giọng nói của Khả Nhi ngày càng nhỏ đi. Cơ thể vừa làm phẫu thuật nên còn rất yếu ớt. Mi mắt của Khả Nhi từ từ khép lại, hai giọt nước mắt khẽ lăn ra từ khóe mắt của cô bé. Khả Nhi từ từ chìm sâu vào giấc ngủ.
Bác sĩ Triệu Vĩnh Niên phụ trách chữa bệnh cho Khả Nhi chính là bố của Triệu Tương Vũ, bạn học cùng lớp của Khả Nhi. Lần trước ở trường có cậu học sinh nam bày trò nhét con sâu róm vào trong túi áo của Triệu Tương Vũ làm cho cô bé khóc thét lên vì sợ nhưng lại không dám thò tay vào lấy con sâu róm đó ra. Khả Nhi từ nhỏ đã sống ở nông thôn, suốt ngày chơi đùa với bạn bè trên đồng ruộng nên không hề sợ hãi mấy con côn trùng này. Thế là Khả Nhi liền thò tay vào túi của Triệu Tương Vũ lấy con sâu róm đó ra và ném vào mặt cậu bạn trai đùa ác kia. Kể từ đó, Triệu Tương Vũ đã trở thành bạn thân kiêm “kẻ sùng bái chân thành” của Khả Nhi.
Trong thời gian Khả Nhi nằm viện, Triệu Tương Vũ thường xuyên đến bệnh viện chơi với Khả Nhi sau giờ tan học, còn mang cả vở ghi chép về cho Khả Nhi xem. Có một lần, Triệu Tương Vũ hỏi Khả Nhi: -Người đánh bạn chắc là bố dượng của bạn phải không, thế nên mới tàn nhẫn như vậy?
-Bố dượng á?-Khả Nhi không hiểu được ý nghĩa của từ này.
-Đúng thế!-Triệu Tương Vũ gật gật đầu-Bố mẹ đẻ thường đối xử với con mình rất tốt, chỉ có bố dượng, mẹ kế là độc ác thôi. Cô bé lọ lem và nàng Bạch tuyết chẳng phải đều bị mẹ kế bắt nạt hay sao?
Khả Nhi chỉ được nghe câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ mà các cụ già ở quê thường kể, thế nên chẳng biết cô bé lọ lem và nàng Bạch Tuyết là ai cả. Triệu Tương Vũ liền kể cho Khả Nhi nghe những câu chuyện cổ tích thú vị của phương tây. Kết cục của mọi câu chuyện cổ tích đều là cô gái được gả cho chàng hoàng tử đẹp trai còn kẻ độc ác sẽ bị trừng trị.
-Hóa ra lấy hoàng tử là có thể trừng phạt kẻ ác à?- Khả Nhi mừng rỡ reo lên: -A, thế thì hay quá, sau này tớ lớn tớ sẽ lấy hoàng tử!
Thực ra Khả Nhi hoàn toàn không biết hoàng tử là ai, càng không hiểu lấy hoàng tử là như thế nào, chỉ cảm thấy làm như vậy có thể trừng trị kẻ ác nên tưởng rằng đấy là một chuyện đáng vui mừng. Chính vì vậy, lí tưởng và nguyện vọng lớn lao nhất của Khả Nhi lúc còn nhỏ chính là lớn lên sẽ lấy hoàng tử.
Mặc dù đánh mắng con cái không phải là chuyện gì to tát, nhưng đánh con gãy xương và bị thương nặng như vậy lại là một chuyện hiếm thấy ở trong cái huyện nhỏ này. Ban quản lí chung cư, các thầy cô giáo trong trường, các lãnh đạo ở đơn vị của Trịnh Đại Vĩ đều bàng hoàng trước chuyện động trời này. Sau khi bị đơn vị và bà con lối xóm làm công tác tư tưởng, Trịnh Đại Vĩ và bà Trịnh không dám tiếp tục ngược đại Khả Nhi nữa. Khả Nhi vốn không phải là một đứa trẻ ngoan theo tư tưởng giáo dục truyền thống. Người nào đối xử với Khả Nhi càng tốt thì cô bé càng gần gũi với người đó, người nào đối xử với Khả Nhi càng không tốt thì cô bé càng chống đối lại. Có thể nói tính cách của Khả Nhi hoàn toàn trái ngược so với tính cách của mẹ.
Bà Trịnh và Trịnh Đại Vĩ nhiều khi bị Khả Nhi khiến cho tức điên lên nhưng lại không dám mạnh tay như lần trươc, chỉ dám đánh vài cái vào những nơi không bị lộ ra trên người Khả Nhi rồi sau đó đem cơn tức giận trút hết lên đầu Tuyết Liên. Dần dần Khả Nhi cũng nhận ra rằng, bản thân mình càng phản kháng mạnh thì mẹ mình càng bị bà nội và bố đánh chửi thậm tệ hơn. Lâu dần, Khả Nhi trở nên trầm tính, lạnh lùng không thèm phản kích những lời bóng gió, mỉa mai hay chửi mắng của bà Trịnh nữa. Đồng thời Khả Nhi cũng cố gắng hạn chế đến mức tối đa số lần xuất hiện trước mặt bà Trịnh và Trịnh Đại Vĩ.
Những ngày tháng nặng nề trôi qua trong sự nhịn nhục của Tuyết Liên. Khả Nhi cũng ngày một trưởng thành.
Làn gió mùa xuân của công cuộc cải cách mở cửa thổi đến khắp nơi trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn không chỉ mang đến cuộc sống sung túc hơn cho người dân mà còn khiến cho tư tưởng của họ trở nên cởi mở hơn. Đến đầu những năm 90 của thế kỉ này, việc li hôn không còn là vấn đề cấm kị trong cuộc sống nữa. Trịnh Đại Vĩ cũng leo được lên chức vụ cao hơn trong đơn vị. Trong làn sóng cải thiện nhà ở, anh ta đã có được một căn nhà như ý và cảm thấy vô cùng đắc chí. Người đàn bà mang thai ba tháng tên Tiểu Tam ngang nhiên vào nhà nói với mẹ con Khả Nhi:
-Đứa con trong bụng tao chắc chắn là con trai, hai mẹ con mày cút ngay ra khỏi nhà cho tao!
Tần Tuyết Liên không hề khóc lóc hay than thở, có lẽ những giày vò trong suốt 10 năm chung sống đã khiến cho cô trở nên chai sạn. Tuyết Liên bình tĩnh thu dọn hành lí, dắt tay Khả Nhi ra khỏi cửa và nói: -Khi nào phân chia tài sản xong, tôi với anh sẽ làm thủ tục li hôn.
Bà Trịnh đang bưng trà dâng lên tận miệng Tiểu Tam nghe thấy vậy liền khoanh tay trước ngực, khinh khỉnh nói: -Hứ, tiền của con trai tao làm ra, mày là cái thá gì mà đòi chia chác?
Tuyết Liên trợn mắt nhìn Trịnh Đại Vĩ đáp: -Khả Nhi ra đời đã 10 năm nay, anh chưa bỏ ra một xu nào nuôi dưỡng con, cũng chẳng chăm sóc nó được lấy một ngày, thậm chí còn thường xuyên đánh chửi nó. Tôi không cần tiền của anh, nhưng tài sản chung của hai vợ chồng nhất định tôi phải trả lại cho tôi đầy đủ!- người phụ nữ yều mềm, nhu nhược bấy lâu nay cuối cùng cũng trở nên kiên cường, không vì sự nhu nhược của mình mà không dám lên tiếng đòi hỏi cái gì để cho con gái phải chịu khổ.
Tiểu Tam lạnh lùng hừ một tiếng, bà Trịnh lớn tiếng chửi mắng, Trịnh Đại Vĩ gầm lên: “Cút” rồi đạp thẳng hai mẹ con Tuyết Liên ra khỏi cửa: -Ngoài con ranh này ra, cô đừng mong lấy được bất kì thứ gì từ cái nhà này!
Khả Nhi ngẩng cao đầu, lạnh lùng nhìn người đàn ông đang phát điên ở trước cửa. Ánh mắt của Khả Nhi khiến cho Trịnh Đại Vĩ cảm thấy nổi gai ốc, một con nhóc mới mười tuổi đầu sao ánh mắt lại đáng sợ đến như vậy?
‘Rầm”, cánh cửa đóng sập lại trước mặt mẹ con Khả Nhi. Tuyết Liên quỳ xuống ôm chặt lấy Khả Nhi bé bỏng, nước mắt rơi ướt cả áo của Khả Nhi: -Khả Nhi, mẹ xin lỗi, mẹ không thể cho con hạnh phúc, mẹ không thể cho con một gia đình hoàn chỉnh
Khả Nhi không hề khóc, vòng hai tay ôm lấy cổ mẹ, giọng nói bình thản chẳng phù hợp với lứa tuổi của cô bé chút nào:-Mẹ và ông bà ngoại chính là gia đình của con. Khi nào con lớn nhất định con sẽ bảo vệ mọi người, không ai có thể ức hiếp gia đình ta hết!
Dưới sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, Tuyết Liên đã đưa vụ li hôn này lên tòa án. Cuối cùng tòa án quyết định phân chia một nửa tài sản chung của hai vợ chồng cho Tuyết Liên. Trịnh Đại Vĩ hàng tháng phải trợ cấp 15% tiền thu nhập cho Tuyết Liên để nuôi dưỡng Khả Nhi, phải đưa đúng vào ngày 15 hàng tháng. Học phí hàng tháng và tiền thuốc men cho Khả Nhi nếu chẳng may bị bệnh tật thì mỗi bên phải gánh vác một nửa.
Vừa hay đúng lúc ấy, bệnh viện nơi Tuyết Liên làm việc đang xây dựng nhà ở cho công nhân viên, Tuyết Liên nhân cơ hội liền tập trung số tiền nhận được sau li hôn đã mua được một căn nhà nhỏ ba phòng với giá ưu đại. Tuyết Liên vui mừng đón bố mẹ ở dưới quê lên ở chung. Thế là Khả Nhi cuối cùng cũng có được một gia đình thuộc về riêng mình, một gia đình không giàu có nhưng lại thật sự ấm áp.
Còn về tiền nuôi dưỡng, tiền học phí và tiền thuốc men của Khả Nhi, Trịnh Đại Vũ chưa bao giờ chủ động gửi cho Tuyết Liên. Bản thân Tuyết Liên cũng không bao giờ đòi hỏi. Thỉnh thoảng tình cờ gặp nhau ở trên đường nhưng hai người luôn tỏ ra như người không quen biết.
Khả Nhi chững chạc hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Khả Nhi thông minh và rất hiểu chuyện. Cô bé luôn phấn đấu học tập, từ khi còn học tiểu học đến lúc lên cấp ba, kết quả học tập của Khả Nhi lúc nào cũng xếp trong tốp ba của lớp. Trong tất cả các cuộc thi học sinh giỏi, chỉ cần có Khả Nhi tham gia là nhất định sẽ có giải thương. Với thành tích học tập xuất sắc, lại ngoan ngoãn nên Khả Nhi nhanh chóng trở thành con cưng của các thầy cô giáo. Lên đến cấp ba, Khả Nhi dường như đã trở thành đối tượng trọng điểm bảo vệ của nhà trường. Triệu Tương Vũ thường nói đùa rằng: Khả Nhi được các thầy cô giáo bảo vệ và chăm sóc chẳng khác gì một con gấu trúc!
Tương Vũ và Khả Nhi đã là bạn cùng lớp suốt mười năm liền kể từ khi cả hai còn là học sinh tiểu học, ngay đến chỗ ngồi cũng được xếp ở gần nhau. Tương Vũ thành tích học tập bình thường, không cao không thấp so với các học sinh khác trong lớp, thường được xếp loại khá. Tuy nhiên độ nổi tiếng của Tương Vũ trong trường lại không hề thua kém Khả Nhi. Chủ yếu là bởi vì Tương Vũ có ngoại hình rất xinh đẹp, thuộc vào loại hoa khôi của trường, hơn nữa lại giỏi ca hát, nhảy múa, biết đọc thơ, kể chuyện, diễn thuyết..Nói chung chỉ cần là các hoạt động văn nghệ, làm người dẫn chương trình, ca hát…người đảm nhiệm tuyệt đối không phải ai khác mà chỉ có thể là Tương Vũ.
Thực ra xét về độ xinh xắn thì Khả Nhi chẳng hề thua kém Tương Vũ. Chỉ có điều, gia cảnh nhà Khả Nhi tương đối khó khăn, một mình Tần Tuyết Liên phải đi làm nuôi cả nhà bốn miệng ăn, thế nên Khả Nhi chẳng có tiền bạc dư dả để chăm chút cho “nhan sắc” của mình. Quanh năm suốt tháng cô chỉ mặc những bộ quần áo rộng thùng thình, mái tóc xõa tự nhiên. Phần lớn thời gian Khả Nhi đều dành cho việc học hành, thế nên sức sống và vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đều bị chôn vùi trong sự thật thà và trầm lắng của Khả Nhi.
Gia cảnh của Tương Vũ khá hơn nhiều so với Khả Nhi. Bố Tương Vũ giờ đã là viện trưởng của bệnh viện trung tâm trong huyện. Mẹ Tương Vũ hiện đang là cục trưởng cục công thương nghiệp của huyện. Mặc dù không phải giàu có nhưng cuộc sống của gia đình Tương Vũ có thể nói là khá giả so với các gia đình trong huyện lúc ấy. Tương Vũ rất tinh tế trong việc ăn mặc. Những bộ quần áo vừa tao nhã lại rất vừa vặn giúp cho cô ấy càng trở nên xinh đẹp hơn. Cho dù là đi đâu, vẻ đẹp của Tương Vũ cũng khiến cho người khác phải ngưỡng mộ.
Hoàn cảnh sống khác nhau, sự khác biệt trong tính cách không hề ảnh hưởng đến tình bạn của hai cô thiếu nữ. Cứ mỗi lần Tương Vũ gặp phải bài khó, Khả Nhi lại vội vàng buông sách vở xuống, nhẫn nại chỉ cách giải hoặc hướng đi cho Tương Vũ. Tương Vũ biết hoàn cảnh gia đình Khả Nhi khó khăn nên mỗi khi đi mua đồ dùng học tập đều mua gấp đôi rồi tỏ vẻ khổ sở nói với Khả Nhi: -Mình không cẩn thận nên mua quá nhiều, bỏ đi thì phí lắm! Chi bằng…cậu dùng hộ mình nhé!
Khả Nhi hiểu rõ là Tương Vũ có ý tốt nên vui vẻ nhận lấy, chưa bao giờ cô phải nói những lời cám ơn khách sáo với Tương Vũ. Mẹ của Tương Vũ là bà Trương Cương rất yêu mến Khả Nhi. Mỗi lần Khả Nhi đến nhà Tương Vũ chơi, bà thường làm cơm rất thịnh soạn để chiêu đãi Khả Nhi, cứ như thể nhà có gì ngon bà đều mang ra cho Khả Nhi ăn vậy!
Tương Vũ làm nũng nói: -Mẹ ơi, sao mẹ thiên vị thế? Con sẽ đau lòng lắm đấy!
Mẹ Tương Vũ lườm yêu con gái nói: -Lần sau con thử xếp thứ nhất cho mẹ xem nào!
-Oái…-Tương Vũ chạy đến bên cạnh bố, nũng nịu nói: -Bố nhìn kìa, con gái của bố bị chê bai rồi đấy!
Triệu Vĩnh Niên lấy đũa gõ nhẹ lên trán con gái rồi nói: -Ai bảo con, không bị chê mới lạ!-nói là nói thế thôi chứ trong mắt ông tràn ngập tình thương yêu đối với con gái.
Mẹ Tương Vũ nhìn thấy vậy liền bật cười.
Khả Nhi mỉm cười nhìn gia đình hạnh phúc của bạn, trong lòng cảm thấy thật ngưỡng mộ. Cũng là con gái như nhau nhưng bố Tương Vũ coi cô ấy như châu báu, trong khi bố của Khả Nhi lại coi con gái mình như cái gai trong mắt. Cùng là đàn ông như nhau sao tính cách của họ lại khác nhau thế nhỉ?
Kì thi đại học được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Thi đại học lúc bấy giờ chẳng khác gì đi bộ lên trời. Chính vì thế mà tháng 7 được coi là “tháng đen tối” nhất trong năm. Một tháng trước khi thi đại học, Tương Vũ bảo Khả Nhi đến nhà cô ở, một mặt để thuận tiện cho việc ôn tập của cả hai, mặt khác lại thuận tiện cho việc đi lại vì nhà của Tương Vũ ở gần trường, trong khi đó nhà của Khả Nhi lại cách trường khá xa. Nếu đến ở nhà của Tương Vũ thì hàng ngày Khả Nhi không cần phải đi lại xa xôi dưới cái nắng hè oi ả nữa. Khả Nhi vốn không muốn làm phiền gia đình Tương Vũ. Nhưng dưới sự khuyên nhủ và thuyết phục của hai mẹ con Tương Vũ, ngay cả mẹ của Khả Nhi cuối cùng cũng gật đầu đồng ý cho con đến ở nhà bạn. Khả Nhi cũng đành phải đồng ý đến ở nhà Tương Vũ và cuối tuần về nhà một lần.
Ngày thi đang cận kề trong cái nắng hè như thiêu như đốt. Gần như tất cả mọi thí sinh dự thi đều ở trong trạng thái căng thẳng chờ đợi ngày thi. Ngày nào Khả Nhi cũng ôn tập đến tận khuya. Mỗi lần cơ thể mệt mỏi rã rời, Khả Nhi lại đứng dậy ra ngoài cửa sổ, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời đầy sao, tạm thả dòng suy nghĩ trôi theo từng đám mây bồng bềnh để thư giãn tinh thần.
-Khả Nhi, cậu định thi đại học ở thành phố nào?-Tương Vũ nằm bò trên giường, nheo nheo mắt hỏi Khả Nhi.
-Bắc Kinh
-Hài, xa vậy sao?- Tương Vũ thở dài.
-Bắc kinh là một thủ đô đang được quốc tế hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả đất nước. Tớ muốn đến đó mở rộng tầm mắt!
Khả Nhi ngước mặt nhìn lên bầu trời cao rộng, hào hứng nói:
-Tương Vũ, chúng ta cùng thi nhé! Hai đứa mình lại học chung một lớp!
Tương Vũ ngáp dài một cái: -Tớ làm gì có khả năng đó, thi được vào một trường chính quy trong tỉnh là tớ đã mãn nguyện lắm rồi!
Dưới ánh đèn dịu dàng, hình bóng của Khả Nhi càng trở nên xinh đẹp. Tương Vũ nhìn chăm chăm vào cô bạn thân, khẽ khép đôi hàng mi lại, miệng lí nhí: -Khả Nhi, cậu thật là xinh đẹp! Nếu tớ là con trai, nhất định tớ sẽ lấy cậu!
-Tuyệt đối đừng có chuyện đó xảy ra!-Khả Nhi cười hi hi đáp:- Đàn ông mà xinh đẹp như cậu thì có khác gì mấy người chuyển giới ở Thái Lan đâu. Thế thì ai mà dám gả cho cậu chứ!
Vừa dứt lời thì cả cái gối to bay thẳng vào người Khả Nhi. Tương Vũ hùng hổ lao đến: -Trịnh Khả Nhi, cậu muốn chết phải không? Đã thế tớ cho cậu biết tay!
-Chẳng phải là tớ đang khen cậu xinh đẹp hay sao?-Khả Nhi vừa giải thích vừa giằng co với Tương Vũ: -Này, cậu vô lí vừa vừa thôi nhé…
Hai cô gái vật nhau một hồi lâu rồi nằm lăn ra giường cười ha ha. Có thể nói đây là một kí ức vui vẻ trong khoảng thời gian cực kì áp lực và căng thẳng của Khả Nhi.
Hai ngày thi trôi qua rất nhanh, phần lớn các thí sinh dường như vẫn chưa thể thoát ra khỏi trạng thái gồng mình lên để đối phó với kì thi thì kì thi đã kết thúc. Dòng người ào ra khỏi trường thi, những dây thần kinh đang căng như dây đàn phút chốc được giãn ra.Trên khuôn mặt mệt mỏi của các thí sinh đang hiện lên sự nhẹ nhõm và hào hứng. Còn về kết quả của kì thi ra sao thì đó lại là chuyện của tháng sau.
Vừa nhìn thấy Khả Nhi và Tương Vũ ra khỏi cổng là mẹ của Tương Vũ đã chạy đến kéo Khả Nhi vào trong chiếc xe đỗ sẵn ở bên cạnh và nói với tài xế: -Đến bệnh viện trung tâm mau!
-Dì Trương, có chuyện gì xảy ra thế?-Khả Nhi căng thẳng hỏi, một linh cảm không lành bao trùm tâm trí cô.
-Khả Nhi, cháu phải chuẩn bị tâm lí đi!- mẹ Tương Vũ ngập ngừng một lát rồi nói tiếp: -Ông ngoại của cháu lâm bệnh nặng, có khi khó mà qua khỏi được…
Hai bàn tay của Khả Nhi bất giác nắm chặt vào nhau, những ngón tay bị siết chặt đến trắng bệch ra. Ánh mắt cô đờ đẫn như chưa hiểu ra những điều mà dì Trương nói.
-Ông ngoại cháu một tháng trước đột nhiên phát bệnh, mọi người không muốn chuyện nảy ảnh hưởng đến việc thi đại học của cháu, thế nên…- dì Trương nắm lấy bàn tay lạnh giá của Khả Nhi:
-Khả Nhi, cháu phải kiên cường lên! Đừng để ông ngoại ra đi mà không yên lòng!
Khả Nhi dần dần hiểu ra mọi chuyện, chẳng trách mà mọi người đều khuyên cô đến nhà Tương Vũ ở. Chẳng trách mà mỗi lần về nhà, mọi người không nói là ông về quê thì lại bảo ông sang nhà họ hàng chơi. Nói chung mỗi lần về nhà, Khả Nhi đều không được gặp ông.
Ông ngoại của Khả Nhi đang thở hắt ra, mắt cứ dán chặt ra ngoài cửa cho đến khi Khả Nhi xông vào phòng bệnh. Gương mặt đã cứng đờ của ông hiện ra một nụ cười khó nhọc. Khả Nhi lao đến bên giường bệnh của ông ngoại, đôi môi run run: -Ông…ông ngoại ơi….
Ông ngoại cố gắng giơ tay lên chạm vào khuôn mặt của Khả Nhi. Khi bàn tay vừa chạm được vào khuôn mặt của cô cháu gái thương yêu thì đôi mắt của ông cũng từ từ khép lại.
Khả Nhi nghe thấy tiếng bác sĩ thông báo với người nhà rằng ông ngoại đã qua đời, nghe thấy tiếng bà ngoại bật khóc. Sao lại có thể như vậy được? Lúc nào Khả Nhi cũng mong ước có thể lớn thật nhanh để thi vào một trường đại học nổi tiếng, mau chóng kiếm được thật nhiều, thật nhiều tiền để cho mọi người trong gia đình có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, có thể bảo vệ người thân không bị người khác ức hiếp. Tại sao chỉ trong chớp mắt mọi thứ đã thành ra thế này rồi?
-Khả Nhi ơi…-Tương Vũ ôm chặt lấy Khả Nhi- Cậu hãy khóc đi, khóc ra được sẽ nhẹ nhàng hơn đấy!
Khả Nhi ngước đôi mắt vô hồn và mông lung nhìn ra phía xa. Trước mặt cô lúc này chỉ là một sự ảm đạm thê lương…
Một tháng sau đó, kết quả thi đại học được công bố. Với thành tích thủ khoa của khoa văn, Khả Nhi nghiễm nhiên đỗ vào một trường đại học nổi tiếng của Bắc Kinh. Tin vui này nhanh chóng xua đi không khí mất mát ảm đạm trong gia đình Khả Nhi. Bà ngoại Khả Nhi tóc đã bạc trắng, cầm tờ giấy thông báo đỗ đại học của cháu gái cười mãn nguyện: -Tốt, tốt lắm! Thế là nhà chúng ta có một nữ trạng nguyên rồi đấy! Sau này tiền đồ của cháu sẽ rộng mở lắm đây!
Tần Tuyết Liên mỉm cười sung sướng nhưng vẫn không giấu nổi sự mệt mỏi trong đôi mắt. Để chữa bệnh cho bố, Tuyết Liên đã phải chạy vạy khắp nơi, giờ còn nợ của người ta một số tiền lớn, biết phải làm thế nào để gom đủ tiền học phí và sinh hoạt phí cho Khả Nhi đây?
Khả Nhi vô tình nghe được bà ngoại và mẹ bàn nhau ở trong phòng. Bà ngoại nói: -Đem bán căn nhà cũ hai gian ở dưới quê đi con! Hài, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu tiền!
Tần Tuyết Liên lắc đầu: -Dù sao đó cũng là nơi dưỡng già của mẹ, con nghĩ tốt hơn vẫn là bán căn phòng này đi. Chúng ta chuyển về quê sống. Chi tiêu hàng ngày chắt bóp một chút là được!
Khả Nhi nghe thấy vậy liền đẩy cửa bước vào: -Con không học đại học nữa!
-Con nói cái gì vậy?-Tần Tuyết Liên đứng bật dậy.
Khả Nhi đã lớn đến như vậy rồi mà đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy mẹ mình nghiêm nghị đến thế. Khả Nhi cúi đầu, lấy hết dũng khí để nói: -Nếu như cái giá để con có thể học đại học là bà và mẹ không còn chốn dung thân, con thà không đi học nữa cho xong!
-Con nghe cho rõ đây…-Tần Tuyết Liên siết chặt hai vai của Khả Nhi, nghiêm nghị nói: -Nhà bán rồi sau này còn có thể mua lại được. Đi học chính là con đường duy nhất cho con gái xuất thân trong gia đình nghèo khó. Nếu không kiếp này của con sẽ là sự tiếp diễn nỗi khổ đau của đời mẹ. Sau này con của con cũng sẽ như vậy, cũng sẽ phải lớn lên trong gia đình nghèo khó!-Tuyết Liên vừa nói vừa khóc, nỗi đau đớn chất chứa trong lòng bao lâu nay hóa thành dòng nước mắt tuôn ra. –Khả Nhi, cuộc đời mẹ khổ lắm, cả đời này mẹ không còn mong ước nào khác, chỉ hi vọng con có thể sống tốt hơn mẹ, đừng khổ cả đời như mẹ!
Khả Nhi ôm chặt lấy mẹ, nước mắt thi nhau tuôn rơi. Bà ngoại đứng bên cạnh cũng rớt nước mắt.
Rất nhiều năm sau đó, Khả Nhi luôn nhớ đến những kí ức năm cô 18 tuổi. Ba người phụ nữ của ba thế hệ, vì cuộc sống khốn khó mà ôm nhau khóc nức nở. Cô thề với lòng mình sẽ không bao giờ để cho những người thân trong gia đình mình phải chịu khổ thêm lần nữa.
Nếu như không phải vì bất đắc dĩ thì Khả Nhi thà chết cũng không bao giờ muốn gặp lại Trịnh Đại Vĩ. Đứng trước cửa căn hộ mới mua của bố đẻ mình, Khả Nhi do dự hồi lâu mới nhấc những bước chân nặng nề đến gõ cửa. Người ra mở cửa chính là bà Trịnh. Bảy năm không gặp, bà ấy trở nên già cỗi và xanh xao đi nhiều, tóc đã bạc trắng đầu, mặc một bộ quần áo cũ rách. Bà Trịnh ngước đôi mắt mờ đục nhìn chăm chăm vào Khả Nhi, không biết người đang đứng trước mặt mình là ai.
-Bà già chết tiệt, làm cái gì mà lâu thế?-giọng nói the thé của một người đàn bà từ trong phòng vang lên, -Còn không mau đi rửa táo cho Tiểu Dũng ăn đi!
Vẻ mặt bà Trịnh hiện rõ sự hoảng hốt, run rẩy đi vào trong phòng. Khả Nhi cảm thấy thật đáng mỉa mai. Khi ngược đại hai mẹ con cô, liệu bà ta có nghĩ rằng rồi mình cũng sẽ có ngày hôm nay hay không? Ông trời quả nhiên có mắt. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy!
Khả Nhi đẩy cửa bước vào. Người đang ngồi bệ vệ trên ghế sô pha trong nhà chính là Tiểu Tam. Mụ ta đã già đi rất nhiều, khuôn mặt chảy xệ, ánh mắt sắc nhọn, trông ghê gớm chẳng khác gì bà Trịnh năm ấy: -Cô là ai? Đến đây có chuyện gì?-Tiểu Tam gườm gườm nhìn Khả Nhi từ đầu đến chân.
-Tôi là Trịnh Khả Nhi, tôi đến tìm ông Trịnh Đại Vĩ!
-À…-người đàn bà ghê gớm ấy ngoảnh đầu về phía phòng ngủ và hét lớn: -Đại Vĩ, của nợ nhà anh đến tìm này!
Trịnh Đại Vĩ mặc bộ quần áo ngủ, chậm rãi bước ra khỏi phòng ngủ. Nhìn thấy Khả Nhi, Trịnh Đại Vĩ liền ngây người ra. Mặc dù đã nhiều năm không gặp nhưng chỉ cần nhìn qua là hắn có thể nhận ra ngay đấy chính là đứa con gái bị hắn ghét bỏ bao nhiêu năm nay. Ánh mắt Trịnh Đại Vĩ lập tức trở nên sắc lạnh: -Mày đến đây làm gì?
Khả Nhi chẳng chút e sợ, thẳng thừng nói: -Tôi nhớ năm đó khi ông li hôn với mẹ tôi, tòa án đã phán quyết rằng ông phải chi trả học phí, sinh hoạt phí, và tiền thuốc men cho đến khi tôi đủ 18 tuổi. Bao năm nay ông chưa hề bỏ ra một đồng. Nhưng giờ tôi đi học cần có tiền, ông có thể thanh toán hết trong một lần không? Đợi khi nào tôi đi làm, tôi sẽ trả cả vốn lần lời cho ông!
-Ha ha…-Người đàn bà đó cười lớn- Hóa ra là mày đến tận đây để vòi tiền à…
-Mày đi học có liên quan gì đến tao? Tao một xu cũng không cho! Cút!- Trịnh Đại Vĩ đưa tay định đẩy Khả Nhi ra ngoài.
Khả Nhi lùi ra sau một bước để tránh cánh tay của hắn ta rồi nói: -Nói như thế có nghĩa là ông không muốn đưa chứ gì?
-Tao không muốn đưa đấy, mày làm gì được tao nào? Có giỏi thì gọi con mẹ của mày ra tòa kiện cáo đi! Nó mà dám kiện, tao sẽ thuê người đánh gẫy chân nó!
Khả Nhi lạnh lùng nhìn người cha khốn nạn của mình.
Lại là ánh mắt đáng sợ ấy…Trịnh Đại Vĩ hơi ngẩn người ra, trong lòng có chút e sợ.
Khả Nhi lạnh lùng hỏi: -Rốt cuộc ông có còn chút nhân tính nào không?
Trịnh Đại Vĩ hết xấu hổ liền chuyển sang phẫn nộ. Hắn vung tay tát một cái nảy lửa vào mặt Khả Nhi và gầm lên: -Cút! Mày mà còn không cút đi tao sẽ đánh chết mày!- vừa quát hắn vừa nhìn quanh tìm kiếm cây gậy để đánh Khả Nhi.
Khả Nhi ôm lấy bên mặt bị đánh đến bỏng rát của mình, ưỡn ngực ngẩng cao đầu đáp: -Ông chưa bao giờ coi tôi là máu mủ của mình, nếu đã không cần sao còn sinh ra một sinh mạng vô tội? Tôi đâu có yêu cầu ông phải sinh ra tôi?
-Mày tưởng là tao thích sinh ra cái của nợ như mày đấy à?- cuối cùng thì Trịnh Đại Vĩ cũng đã tìm ra được cái gậy cán bột. Hắn vung cao cây gậy trong tay và giáng xuống người Khả Nhi: -Cút mau, đừng để tao nhìn thấy cái mặt của mày nữa!
Khả Nhi vung tay chặn lại, cả cái gậy to đập mạnh vào cánh tay cô.Một vết bầm tím hiện lên, đau nhức tới tận xương tủy. Khả Nhi nghiến chặt răng không kêu một tiếng: -Hôm nay ông đánh đuổi tôi ra khỏi cánh cửa này, sau này chúng ta chẳng còn quan hệ gì hết. Tôi sẽ lên ban quản lí hộ tịch đổi lại họ của mình. Ông không có ý kiến gì chứ?
-Mày họ gì đâu có liên quan gì đến tao. Mày nhìn cho rõ đi, giờ tao đã có con trai rồi!-Trịnh Đại Vĩ đắc chí chỉ vào đứa con trai 7 tuổi ở sau lưng mình. Nhìn thấy bố đánh Khả Nhi, thằng bé tỏ ra vô cùng thích thú.
-Tiền của tao phải để lại cho con trai tao. Còn mày, một xu tao cũng không cho!-Trịnh Đại Vĩ lại lần nữa vung cao cây gậy:
-Cút ngay, sau này đừng để tao phải nhìn thấy mày nữa. Nếu không, tao gặp mày ở đâu là tao đánh mày ở đó!
Khả Nhi gật đầu, khuôn mặt điềm tĩnh:
-Tôi sẽ đi, chỉ cần ông viết cho tôi một tờ giấy chứng nhận giữa ông và tôi không còn quan hệ cha con nữa! Cả đời này tôi sẽ không bao giờ đến tìm ông nữa. Nếu không, tôi sẽ đến đơn vị ông làm việc để đòi tiền!
Vừa nghe Khả Nhi nhắc đến đơn vị của mình, Trịnh Đại Vĩ có hơi chột dạ. Hắn nghĩ hồi lâu rồi bỏ cái gậy xuống, lập tức viết một tờ giấy tuyên bố cắt đứt quan hệ cha con với Khả Nhi, có kí tên và đóng dấu đầy đủ.
Cầm tờ giấy đó trong tay, Khả Nhi không chút phẫn nộ. Cô cảm thấy mình thật nhục nhã vì có một người cha như vậy. Khả Nhi cẩn thận cất tờ giấy đó đi, hít một hơi thật sâu rồi trịnh trọng nói: -Kể từ ngày hôm nay, giữa tôi và ông chẳng còn chút quan hệ gì hết! Ông sống tôi chẳng phải phụng dưỡng, ông chết tôi chẳng phải chịu tang!
Về đến trước cửa nhà, Khả Nhi hít thở sâu ba lần để ổn định lại tâm trạng, nở một nụ cười thật tươi rồi mở cửa bước vào.
Có rất nhiều người đang ngồi trong phòng khách: thầy hiệu trưởng, cô chủ nhiệm, vợ chồng nhà Triệu Vĩnh Niên và Trương Cương.
-Khả Nhi, cuối cùng thì con cũng đã về!-Tần Tuyết Liên vui vẻ nói: -Mọi người đang đợi con đấy!
Không để Khả Nhi kịp chào hỏi mọi người, thầy hiệu trưởng liền đưa cho Khả Nhi một phong bì và nói: -Khả Nhi, em đã mang lại vinh quang cho nhà trường, nêu gương sáng cho các học sinh khóa dưới. Đây là phần thưởng mà nhà trường tặng cho em!
Liền sau đó, Triệu Vĩnh Niên lại đưa ra trước mặt Khả Nhi một phong bì khác và nói: -Khả Nhi, đây là một chút thành ý của các bác sĩ và y tá trong bệnh viện trung tâm. Cháu là người đầu tiên đạt thủ khoa thi đại học trong số con cái của các bác sĩ, y tá trong bệnh viện trung tâm. Mọi người ai cũng vui mừng thay cho cháu đấy!
-Khả Nhi…-Trương Cương nhét vào tay Khả Nhi một bao lì xì màu đỏ:
-Nhìn thấy con và Tương Vũ lớn lên bên nhau, cô luôn coi con như con gái của mình. Chút thành ý này của cô con đừng từ chối nhé!
Khả Nhi định nói điều gì đó nhưng cổ họng cứ như nghẹn lại.
Sau lưng Khả Nhi vang lên giọng nói thân thuộc của Tương Vũ: -Khả Nhi… Khả Nhi ơi…”, Tương Vũ vừa gọi vừa lôi cái va li to vào trong nhà: -Mẹ tớ bảo tớ đi mua mấy thứ vật dụng cần thiết để nhập trường, tớ lại vô tình mua nhiều quá, cậu giúp….
Khả Nhi nắm chặt lấy tay của Tương Vũ, khẽ nhoẻn miệng cười, mắt cô như mờ đi…Hóa ra ông trời không hề bạc đãi cô, để cho cô có thể may mắn gặp được những người tốt bụng như vậy. Cô thầm mong nhanh chóng đến một ngày cô có thể báo đáp lại lòng tốt của tất cả những người này.
Vì sinh mổ nên Tần Tuyết Liên phải nhập viện mất bảy ngày. Kể từ sau khi Khả Nhi ra đời, chồng và mẹ chồng cô không hề xuất hiện thêm lần nào nữa. Cũng may Tuyết Liên vốn là y tá ở bệnh viện này, lại có mối quan hệ thân thiết với các bác sĩ, y tá trong viện, cộng thêm sự đồng cảm của mọi người đối với hai mẹ con cô nên ngoài thời gian làm việc, họ thường thay phiên nhau chăm sóc cho hai mẹ con.
Ngày thứ ba sau khi sinh, bà ngoại của Khả Nhi từ dưới quê lên, mang cho con gái bát canh gà để tẩm bổ. Xoa xoa đầu cháu gái, bà khẽ thở dài: -Con bé này đúng là số khổ!
Đến ngày hai mẹ con Tuyết Liên xuất viện, nhà chồng cô cũng không có ai đến đón. Bà ngoại của Khả Nhi nói với con gái: -Chi bằng về quê với mẹ mà ở cữ!
Tuyết Liên lắc đầu đáp: -Dù sao thì Khả Nhi cũng là cốt nhục của Đại Vĩ, chẳng nhẽ anh ấy lại nhẫn tâm bỏ rơi con mình?
Vừa về đến nhà, Tuyết Liên đã thấy cửa nhà đóng chặt, gõ cửa rất lâu mà ở bên trong chẳng thấy có chút động tĩnh gì, không những thế còn làm kinh động hàng xóm xung quanh. Mấy người hàng xóm mở cửa ra, nhìn thấy Tuyết Liên liền lên tiếng chào hỏi: -A, chị Tuyết Liên ra viện rồi à? Anh Trịnh không có nhà sao? Hay là qua nhà em ngồi một lúc đi, chị còn đang ở cữ, không được ra gió đâu!
Tuyết Liên gượng cười đáp: -Không sao đâu, chắc là anh Đại Vĩ đi mua thức ăn sắp về rồi, em đứng ngoài cổng chờ một lát cũng được!
Một chị hàng xóm khác nói: -Không phải đâu, lúc nãy tôi vừa nhìn thấy chú Trịnh mà, hình như chú ấy bận làm gì ở trong nhà nên không nghe thấy cô gọi cửa. Để tôi gọi cửa giúp cho!- chị hàng xóm nhiệt tình chạy sang gõ mạnh vào cửa, vừa gõ vừa lớn tiếng gọi: Chú Trịnh, chú Trịnh ơi…Mau mở cửa cho tôi với!
Cuối cùng thì cửa cũng mở ra. Trịnh Đại Vĩ đứng ở trước cửa, miệng tươi cười nói: -Vừa nãy tôi mải hầm canh ở trong nhà, không nghe thấy tiếng gọi cửa, cám ơn các chị nhé! –Thời bấy giờ vẫn chưa có những căn nhà cao cấp như bây giờ. Nhà chồng Tuyết Liên chỉ là một căn chung cư phúc lợi được đơn vị nơi Trịnh Đại Vũ làm việc cấp cho nhân viên. Tất cả căn chung cư trong tòa nhà này đều được đơn vị cấp cho các nhân viên trong đơn vị, thế nên trên dưới, xung quanh…đều là những đồng nghiệp của Trịnh Đại Vĩ. Trịnh Đại Vĩ vì sợ làm to chuyện này sẽ mất mặt trước đồng nghiệp nên đành phải mở cửa cho vợ con vào nhà. Vừa đóng cửa lại là sắc mặt anh ta thay đổi hẳn. Trịnh Đại Vĩ gầm lên với Tuyết Liên:
-Cô còn về đây làm gì?
-Tuyết Liên vốn là một phụ nữ dịu dàng và yếu đuối, thấy chồng mắng mỏ, cô chỉ biết đứng ngây ra giữa phòng khách, những giọt nước mắt lã chã tuôn rơi, không biết phải làm thế nào. Bà ngoại Khả Nhi xót con gái liền nhẹ nhàng khuyên bảo con rể: -Đại Vĩ, Tuyết Liên còn đang ở cữ. Có chuyện gì thì để hết tháng hãy nói!- vừa nói bà vừa dìu con gái về phòng ngủ.
Vì đứng quá lâu nên Tuyết Liên cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vừa đặt được con gái xuống giường đã nghe thấy tiếng mẹ chồng đập bát đập đũa loảng xoảng ở ngoài phòng khách, cùng với đó là tiếng nói chói tai của bà:-Nhà họ Trịnh chúng ta sao mà đen đủi đến vậy, bị một kẻ chẳng ra gì khiến cho tuyệt tự tuyệt tôn. Ở quê tao mà lỡ sinh con gái đầu lòng là người ta ném hết vào rừng cho sói nó ăn rồi!.
Trịnh Đại Vĩ và Tần Tuyết Liên đều là nhân viên công chức nhà nước, theo quy định là không được phép sinh con thứ hai. Vì vậy con dâu và cháu gái đương nhiên trở thành cái gai trong mắt bà Trịnh.
Tuyết Liên mệt mỏi dựa vào thành giường, nhìn vào khuôn mặt non nớt đang chìm trong giấc ngủ của Khả Nhi. Nước mắt của cô lại thi nhau tuôi rơi. Đứa trẻ chưa đầy tháng còn chưa biết xung quanh mình đang xảy ra chuyện gì, vẫn say sưa chìm trong giấc ngủ. Bà ngoại của Khả Nhi là một bà lão nông dân hiền lành, chất phác. Điều duy nhất bà có thể làm lúc này là lặng lẽ lau nước mắt cho con gái.
Chưa đầy tháng, bà Trịnh đã hoạnh họe ép bà ngoại của Khả Nhi phải về quê. Chẳng những không chăm lo cho con dâu và cháu nội của mình, bà Trịnh còn suốt ngày hoạnh họe, mắng nhiếc Tuyết Liên. Tuyết Liên khổ sở vô cùng, đến cơm cũng không được ăn no. Mẹ đói đương nhiên lấy đâu ra sữa cho con bú, thế nên Khả Nhi khóc oe oe suốt ngày vì khát sữa.
Không chỉ có vậy, Tuyết Liên chưa ở cữ được hết tháng đã phải xuống giường làm việc nhà, phục vụ mẹ chồng và chồng mệt đến tối tăm mặt mũi, thế mà còn phải chịu đựng sự lạnh nhạt và mỉa mai của hai mẹ con họ. Đúng lúc ấy thì Tuyết Liên mắc bệnh. Thế là từ đó về sau, cứ mỗi lần thay gió trở trời là Tuyết Liên lại đau nhức toàn thân. Hết thời gian nghỉ đẻ, Tuyết Liên không thể không tiếp tục đi làm. Sau khi cho con bú và thay tã cho nó xong, Tuyết Liên rụt rè nói với mẹ chồng:
-Mẹ ơi, mẹ giúp con chăm sóc cho Khả Nhi một lúc nhé! Hết giờ làm con sẽ lập tức về nhà!
Mẹ chồng lạnh nhạt “Ừ” một tiếng. Tuyết Liên vẫn cảm thấy có chút không yên tâm, muốn trao đổi với mẹ cách chăm sóc đứa trẻ thì mẹ chồng đã bực mình gắt: -Thôi đủ rồi, chẳng qua chỉ là chăm sóc một đứa trẻ con thôi mà. Đại Vĩ do một tay tao chăm sóc từ nhỏ đến lớn, chẳng lẽ lại không biết chăm trẻ bằng mày?
Tuyết Liên thấy mẹ chồng nói vậy liền im bặt không dám lên tiếng nữa. Cô đi làm mà lòng dạ cứ thấp thỏm. Chắc là do giữa mẹ và con luôn có thần giao cách cảm, thế nên lúc đi làm Tuyết Liên luôn cảm thấy nóng ruột. Trưa hôm ấy, cô xin y tá trưởng cho nghỉ buổi chiều rồi tất tưởi chạy về nhà. Trong phòng yên ắng đến lạ thường. Bình sữa bột cô chuẩn bị cho Khả Nhi trước khi đi làm vẫn nằm yên ở trên bàn chưa ai pha. Nói một cách khác, suốt cả sáng nay Khả Nhi vẫn chưa được bú sữa. Tuyết Liên xộc thẳng vào phòng ngủ, thấy con gái đang nằm trên giường, miệng bị dán băng dính kín mít. Khuôn mặt non nớt tím tái vì ngạt thở.
Tuyết Liên hoảng hốt gỡ miếng băng dính ra khỏi miệng con gái nhưng đứa trẻ lúc này khóc không thành tiếng được nữa. Hai tay của Tuyết Liên như run lên. Cô ép bản thân mình phải thật bình tĩnh để thực hiện cấp cứu cho con. Một lúc sau, Khả Nhi cuối cùng cũng khóc được ra tiếng. Tuyết Liên thở phào nhẹ nhõm, hai chân mềm nhũn ngồi bệt xuống đất, hai tay ôm chặt lấy đứa con tội nghiệp của mình. Nỗi đau đớn bị dồn nén ở trong lòng bật ra thành tiếng khóc.
-Khóc cái gì mà khóc, ồn quá đi mất!-mẹ chồng của Tuyết Liên hùng hổ xộc vào phòng ngủ.
-Tại sao mẹ lại làm như vậy?-Tuyết Liên giơ miếng băng dính lên hỏi.
Bà Trịnh khinh khỉnh đáp: -Hừ, cái con ranh này khóc luôn mồm, ồn ào chẳng để cho ai ngủ cả!
Tuyết Liên phẫn nộ quát: -Bà nỡ làm như vậy với một đứa bé chưa đầy một trăm ngày, bà có phải là con người không vậy?
Bà Trịnh đứng ngây ra vì bất ngờ. Cô con dâu ngoan ngoãn, hiền lành thường ngày hôm nay bỗng nhiên dám chống đối lại bà. Hơn nữa đây là lần đầu tiên bà Trịnh thấy con dâu mình tức giận đến thế. Đúng lúc ấy thì Trịnh Đại Vĩ đẩy cửa bước vào, nhìn thấy cảnh tượng trước mặt liền thuận miệng hỏi một câu: -Có chuyện gì thế?
Vừa nhìn thấy con trai về, bà Trịnh liền tỏ vẻ ấm ức, ngồi bệt xuống đất vừa vỗ đùi vừa gào khóc: -Ông trời ơi, tôi đã tạo ra nghiệp chướng gì thế? Suốt nửa đời người ở góa nuôi con, khó khăn lắm mới nuôi con khôn lớn. Thế mà bây giờ tôi còn phải đi làm kẻ hầu người hạ cho chúng nó. Chẳng may hầu hạ không tốt là nó mắng, nó chửi. Tôi sống trên đời này còn có ý nghĩa gì cơ chứ? Bố Đại Vĩ ơi, ông đợi tôi với, tôi đi tìm ông đây!-nói dứt lời bà Trịnh liền lao ra cửa.
Trịnh Đại Vĩ vội vàng kéo mẹ lại rồi vung tay tát mạnh vào mặt Tuyết Liên. Cái tát như trời giáng khiến cho mặt Tuyết Liên như lệch hẳn về một bên, trên má còn hằn đủ vết năm ngón tay của Trịnh Đại Vĩ.
Tuyết Liên vẫn ôm chặt lấy đứa bé, từ từ ngoảnh mặt lại, nhìn thấy mẹ chồng đang cười đắc chí ở sau lưng Trịnh Đại Vĩ. Cô giơ miếng băng dính vẫn đang cầm trong lòng bàn tay lên trước mặt Trịnh Đại Vĩ rồi hỏi: -Anh có biết mẹ anh vừa làm cái gì không? Bà ấy dùng băng dính để dán miệng của Khả Nhi lại. Nếu như tôi không về sớm thì Khả Nhi đã chết từ lâu rồi!
Trịnh Đại Vĩ bực mình gắt: -Chết thì càng tốt! Nó chết rồi tôi có thể sinh một đứa con trai!
Tuyết Liên mặt trắng bệch ra vì kinh ngạc. Cô lạnh lùng nhìn vào người đang đứng trước mặt mình hiện giờ. Anh ta chẳng khác gì một người xa lạ! Đây chính là người đàn ông dịu dàng và tình cảm lúc còn theo đuổi cô sao? Đây là người chồng biết quan tâm chăm sóc vợ lúc hai người mới cưới sao?
Trong những năm 80 của thế kỉ 20, li hôn chẳng phải là một chuyện vẻ vang gì, đặc biệt là ở một huyện nhỏ như thế này, đâu đâu cũng có người quen, ai ai cũng có cái nhìn không tốt, không tán đồng đối với việc li hôn. Trịnh Đại Vĩ không nhắc tới chuyện li hôn là vì anh ta sợ mất mặt với mọi người và ảnh hưởng tới tiền đồ của mình. Tuyết Liên cũng không hề đả động tới việc li hôn, bởi tư tưởng bảo thủ trong cách giáo dục truyền thống đã ăn sâu vào trong tận xương tủy của cô. Bà ngoại của Khả Nhi khuyên con gái:
-Cả ngàn chiếc giày chỉ có chiếc đầu tiên là tốt nhất. Đàn bà li hôn rồi khó mà tìm được người khác! Mà cho dù có tìm được thì bố dượng liệu có thể đối xử tốt với Khả Nhi không? Trước đây Đại Vĩ đối xử với con rất tốt, bây giờ chẳng qua chỉ là nhất thời hồ đồ, thôi thì con cứ cố gắng nhịn nhục vậy! Đợi một thời gian nữa nó sẽ tỉnh ngộ thôi! Con cứ để Khả Nhi ở đây với mẹ, bao giờ nó đến tuổi đi học thì con đón nó về cũng không muộn!
Thế là đứa bé chưa đầy một trăm ngày đã bị gửi về quê cho bà ngoại chăm. Cứ đến kì nghỉ là Tuyết Liên lại đạp xe về quê thăm con gái. Bởi vì được ông bà ngoại thương yêu, bà con lối xóm lại hiền lành, chất phác nên Khả Nhi đã được sống những ngày tháng ấu thơ rất vui vẻ. Mãi cho đến 6 tuổi mà Khả Nhi vẫn chưa biết mặt bố và bà nội. Vì thế trong suy nghĩ của Khả Nhi hoàn toàn không có hai từ này. Cô bé chỉ biết đến ông bà ngoại và mẹ mà thôi.
Cho dù là xét về mức độ giáo dục hay là môi trường học tập, các trường tiểu học ở quê không thể nào sánh bằng các trường tiểu học ở trong huyện. Sau khi Khả Nhi tròn 6 tuổi, Tuyết Liên liền đón con về ở với mình và cho con đi học ở trường tiểu học trong huyện. Khả Nhi vốn đang quen sống trong tình yêu thương của ông bà ngoại, lúc nào cũng có thể ra ngoài đồng ruộng chạy nhảy, nô đùa nay bị dẫn đến một môi trường lạ lẫm, Khả Nhi lúc nào cũng cảm thấy không thoải mái. Hơn nữa lại phải đối mặt với hai người lạnh như băng đá trong căn nhà ấy, một người lúc nào cũng nhìn cô bé bằng ánh mắt khinh bỉ và căm thù, một người lúc nào cũng thờ ơ như không có sự tồn tại của cô bé khiến cho Khả Nhi không thể thích ứng với một môi trường sống quá sức lạnh lẽo, không có chút tình người này. Thế nên lúc nào có thể tránh không phải về nhà là Khả Nhi cảm thấy vui mừng lắm.
Các bạn học sinh cùng lớp ai ai cũng mong chờ đến ngày thứ sáu, nhưng Khả Nhi lại cảm thấy sợ hãi ngày thứ sáu. Một buổi chiều thứ sáu nọ, Tuyết Liên lại một lần nữa phải lôi Khả Nhi đang nhảy nhót trên sân vận động về nhà. Căn nhà vẫn lạnh lẽo và u ám y như vậy, Trịnh Đại Vĩ đang ngồi xem báo, nghe thấy vợ và con gái về nhà cũng chẳng thèm ngẩng đầu nhìn lấy một cái. Bà Trịnh đang ngồi ôm cái đài nghe tin tức, thấy Tuyết Liên và Khả Nhi vừa vào đến cửa đã liếc xéo một cái rồi bóng gió: -Cuối cùng cũng chịu về rồi à, tao còn tưởng mày định để cho mẹ con tao chết đói cơ đấy!
Tuyết Liên đã quen với việc nhịn nhục, không kịp uống cốc nước đã vội vàng xuống bếp nấu nướng. Nhưng Khả Nhi tỏ ra vô cùng bất bình nói: -Mẹ đi làm cả ngày vất vả, các người đều ngồi chơi sao không tự xuống bếp mà nấu cơm?
Bà Trịnh trợn mắt quát: -Con mất dạy, người lớn đang nói ai cho mày nói chen vào? Bà già quê mùa đó đã dạy mày thành đứa mất dạy như thế đấy hả?
Khả Nhi chẳng chút e sợ, quát lại: -Ai cho bà mắng bà ngoại của cháu!
-Tao cứ mắng đấy, đồ nhà quê, đồ ngu dốt…Mày làm gì được tao nào?
Bà ngoại là người thân yêu nhất của Khả Nhi, vì thế Khả Nhi không thể chịu được có người mắng chửi bà ngoại của mình nên bực mình quát trả: -Bà là đồ yêu quái độc ác!
-Con nghe đi, nghe thấy chưa?-bà Trịnh tức đến tím tái mặt mày, quay sang gào lên với con trai: -Bây giờ ngay cả con ranh này cũng dám mắng mẹ rồi, cái nhà này thật chẳng còn chút phép tắc nào hết!
Trịnh Đại Vĩ sa sầm mặt mày, với tay lấy cây roi mây rồi quát Khả Nhi: -Quỳ xuống!
Khả Nhi đứng yên tại chỗ, đôi mắt bướng bỉnh nhìn Trịnh Đại Vĩ.
Cái roi mây vun vút vụt xuống người Khả Nhi bé bỏng. Tuyết Liên nghe thấy chồng đang đánh con liền vội vàng từ dưới bếp chạy lên, ôm chặt lấy Khả Nhi vào lòng, lấy thân mình che chắn cho con gái khỏi những cái roi mây đang quật xuống túi bụi. Thế nhưng bàn tay của Trịnh Đại Vĩ vẫn không ngừng vung lên, trận đòn roi mây trút hết lên người Tuyết Liên. Cô cắn chặt răng không kêu lên một tiếng.
Bà Trịnh đứng ở bên cạnh thấy vậy liền hoa chân múa tay, ra sức cổ vũ con trai: -Đánh đi, đánh mạnh vào! Để xem cái con nhãi ranh ấy có còn dám cãi lại nữa không!
-Mẹ ơi, mẹ…-Khả Nhi vừa khóc vừa giãy giụa thoát khỏi vòng tay của mẹ rồi lao đến ôm chặt lấy cánh tay kia của Trịnh Đại Vĩ và cắn thật mạnh.
Trịnh Đại Vĩ đau đớn ném cái roi xuống đất rồi giáng một bạt tai xuống mặt Khả Nhi, không chỉ có vậy, anh ta còn giơ chân lên đạp cho Khả Nhi một cái bay ra xa. Khả Nhi yếu ớt bị đá va vào tường và ngã lăn ra đất.
Khả Nhi nghe thấy tiếng kêu thất thanh của mẹ: -Khả Nhi…- rồi từ từ mất đi tri giác.
Tỉnh lại ở trong bệnh viện, Khả Nhi thấy toàn thân mình bị băng bó bất động. Bác sĩ kiểm tra tỉ mỉ vết thương trên người Khả Nhi rồi nói: -Đứa bé bị thương không nhẹ đâu, không để lại di chứng gì đã là may mắn lắm rồi!
Tuyết Liên cúi xuống nhìn con gái xót xa, đôi mắt của cô đã sưng đỏ vì khóc quá nhiều. Khả Nhi cố gắng đưa bàn tay bé nhỏ của mình lên lau nước mắt cho mẹ: -Mẹ ơi, chúng ta về nhà đi! Con nhớ ông bà ngoại lắm!
-Khả Nhi…Khả Nhi của mẹ…-Tuyết Liên khóc không thành tiếng.
-Khoai lang ông ngoại nướng vừa ngọt vừa thơm. Bà ngoại còn nuôi bao nhiêu là thỏ, ngày nào con cũng cho chúng nó ăn cà rốt đấy mẹ ạ! Lâu lắm rồi không được nhìn thấy chúng. Con chó nhà anh Hắc sắp đẻ rồi mẹ ạ, anh Hắc bảo sẽ chọn một con xinh nhất cho con…-giọng nói của Khả Nhi ngày càng nhỏ đi. Cơ thể vừa làm phẫu thuật nên còn rất yếu ớt. Mi mắt của Khả Nhi từ từ khép lại, hai giọt nước mắt khẽ lăn ra từ khóe mắt của cô bé. Khả Nhi từ từ chìm sâu vào giấc ngủ.
Bác sĩ Triệu Vĩnh Niên phụ trách chữa bệnh cho Khả Nhi chính là bố của Triệu Tương Vũ, bạn học cùng lớp của Khả Nhi. Lần trước ở trường có cậu học sinh nam bày trò nhét con sâu róm vào trong túi áo của Triệu Tương Vũ làm cho cô bé khóc thét lên vì sợ nhưng lại không dám thò tay vào lấy con sâu róm đó ra. Khả Nhi từ nhỏ đã sống ở nông thôn, suốt ngày chơi đùa với bạn bè trên đồng ruộng nên không hề sợ hãi mấy con côn trùng này. Thế là Khả Nhi liền thò tay vào túi của Triệu Tương Vũ lấy con sâu róm đó ra và ném vào mặt cậu bạn trai đùa ác kia. Kể từ đó, Triệu Tương Vũ đã trở thành bạn thân kiêm “kẻ sùng bái chân thành” của Khả Nhi.
Trong thời gian Khả Nhi nằm viện, Triệu Tương Vũ thường xuyên đến bệnh viện chơi với Khả Nhi sau giờ tan học, còn mang cả vở ghi chép về cho Khả Nhi xem. Có một lần, Triệu Tương Vũ hỏi Khả Nhi: -Người đánh bạn chắc là bố dượng của bạn phải không, thế nên mới tàn nhẫn như vậy?
-Bố dượng á?-Khả Nhi không hiểu được ý nghĩa của từ này.
-Đúng thế!-Triệu Tương Vũ gật gật đầu-Bố mẹ đẻ thường đối xử với con mình rất tốt, chỉ có bố dượng, mẹ kế là độc ác thôi. Cô bé lọ lem và nàng Bạch tuyết chẳng phải đều bị mẹ kế bắt nạt hay sao?
Khả Nhi chỉ được nghe câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ mà các cụ già ở quê thường kể, thế nên chẳng biết cô bé lọ lem và nàng Bạch Tuyết là ai cả. Triệu Tương Vũ liền kể cho Khả Nhi nghe những câu chuyện cổ tích thú vị của phương tây. Kết cục của mọi câu chuyện cổ tích đều là cô gái được gả cho chàng hoàng tử đẹp trai còn kẻ độc ác sẽ bị trừng trị.
-Hóa ra lấy hoàng tử là có thể trừng phạt kẻ ác à?- Khả Nhi mừng rỡ reo lên: -A, thế thì hay quá, sau này tớ lớn tớ sẽ lấy hoàng tử!
Thực ra Khả Nhi hoàn toàn không biết hoàng tử là ai, càng không hiểu lấy hoàng tử là như thế nào, chỉ cảm thấy làm như vậy có thể trừng trị kẻ ác nên tưởng rằng đấy là một chuyện đáng vui mừng. Chính vì vậy, lí tưởng và nguyện vọng lớn lao nhất của Khả Nhi lúc còn nhỏ chính là lớn lên sẽ lấy hoàng tử.
Mặc dù đánh mắng con cái không phải là chuyện gì to tát, nhưng đánh con gãy xương và bị thương nặng như vậy lại là một chuyện hiếm thấy ở trong cái huyện nhỏ này. Ban quản lí chung cư, các thầy cô giáo trong trường, các lãnh đạo ở đơn vị của Trịnh Đại Vĩ đều bàng hoàng trước chuyện động trời này. Sau khi bị đơn vị và bà con lối xóm làm công tác tư tưởng, Trịnh Đại Vĩ và bà Trịnh không dám tiếp tục ngược đại Khả Nhi nữa. Khả Nhi vốn không phải là một đứa trẻ ngoan theo tư tưởng giáo dục truyền thống. Người nào đối xử với Khả Nhi càng tốt thì cô bé càng gần gũi với người đó, người nào đối xử với Khả Nhi càng không tốt thì cô bé càng chống đối lại. Có thể nói tính cách của Khả Nhi hoàn toàn trái ngược so với tính cách của mẹ.
Bà Trịnh và Trịnh Đại Vĩ nhiều khi bị Khả Nhi khiến cho tức điên lên nhưng lại không dám mạnh tay như lần trươc, chỉ dám đánh vài cái vào những nơi không bị lộ ra trên người Khả Nhi rồi sau đó đem cơn tức giận trút hết lên đầu Tuyết Liên. Dần dần Khả Nhi cũng nhận ra rằng, bản thân mình càng phản kháng mạnh thì mẹ mình càng bị bà nội và bố đánh chửi thậm tệ hơn. Lâu dần, Khả Nhi trở nên trầm tính, lạnh lùng không thèm phản kích những lời bóng gió, mỉa mai hay chửi mắng của bà Trịnh nữa. Đồng thời Khả Nhi cũng cố gắng hạn chế đến mức tối đa số lần xuất hiện trước mặt bà Trịnh và Trịnh Đại Vĩ.
Những ngày tháng nặng nề trôi qua trong sự nhịn nhục của Tuyết Liên. Khả Nhi cũng ngày một trưởng thành.
Làn gió mùa xuân của công cuộc cải cách mở cửa thổi đến khắp nơi trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn không chỉ mang đến cuộc sống sung túc hơn cho người dân mà còn khiến cho tư tưởng của họ trở nên cởi mở hơn. Đến đầu những năm 90 của thế kỉ này, việc li hôn không còn là vấn đề cấm kị trong cuộc sống nữa. Trịnh Đại Vĩ cũng leo được lên chức vụ cao hơn trong đơn vị. Trong làn sóng cải thiện nhà ở, anh ta đã có được một căn nhà như ý và cảm thấy vô cùng đắc chí. Người đàn bà mang thai ba tháng tên Tiểu Tam ngang nhiên vào nhà nói với mẹ con Khả Nhi:
-Đứa con trong bụng tao chắc chắn là con trai, hai mẹ con mày cút ngay ra khỏi nhà cho tao!
Tần Tuyết Liên không hề khóc lóc hay than thở, có lẽ những giày vò trong suốt 10 năm chung sống đã khiến cho cô trở nên chai sạn. Tuyết Liên bình tĩnh thu dọn hành lí, dắt tay Khả Nhi ra khỏi cửa và nói: -Khi nào phân chia tài sản xong, tôi với anh sẽ làm thủ tục li hôn.
Bà Trịnh đang bưng trà dâng lên tận miệng Tiểu Tam nghe thấy vậy liền khoanh tay trước ngực, khinh khỉnh nói: -Hứ, tiền của con trai tao làm ra, mày là cái thá gì mà đòi chia chác?
Tuyết Liên trợn mắt nhìn Trịnh Đại Vĩ đáp: -Khả Nhi ra đời đã 10 năm nay, anh chưa bỏ ra một xu nào nuôi dưỡng con, cũng chẳng chăm sóc nó được lấy một ngày, thậm chí còn thường xuyên đánh chửi nó. Tôi không cần tiền của anh, nhưng tài sản chung của hai vợ chồng nhất định tôi phải trả lại cho tôi đầy đủ!- người phụ nữ yều mềm, nhu nhược bấy lâu nay cuối cùng cũng trở nên kiên cường, không vì sự nhu nhược của mình mà không dám lên tiếng đòi hỏi cái gì để cho con gái phải chịu khổ.
Tiểu Tam lạnh lùng hừ một tiếng, bà Trịnh lớn tiếng chửi mắng, Trịnh Đại Vĩ gầm lên: “Cút” rồi đạp thẳng hai mẹ con Tuyết Liên ra khỏi cửa: -Ngoài con ranh này ra, cô đừng mong lấy được bất kì thứ gì từ cái nhà này!
Khả Nhi ngẩng cao đầu, lạnh lùng nhìn người đàn ông đang phát điên ở trước cửa. Ánh mắt của Khả Nhi khiến cho Trịnh Đại Vĩ cảm thấy nổi gai ốc, một con nhóc mới mười tuổi đầu sao ánh mắt lại đáng sợ đến như vậy?
‘Rầm”, cánh cửa đóng sập lại trước mặt mẹ con Khả Nhi. Tuyết Liên quỳ xuống ôm chặt lấy Khả Nhi bé bỏng, nước mắt rơi ướt cả áo của Khả Nhi: -Khả Nhi, mẹ xin lỗi, mẹ không thể cho con hạnh phúc, mẹ không thể cho con một gia đình hoàn chỉnh
Khả Nhi không hề khóc, vòng hai tay ôm lấy cổ mẹ, giọng nói bình thản chẳng phù hợp với lứa tuổi của cô bé chút nào:-Mẹ và ông bà ngoại chính là gia đình của con. Khi nào con lớn nhất định con sẽ bảo vệ mọi người, không ai có thể ức hiếp gia đình ta hết!
Dưới sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, Tuyết Liên đã đưa vụ li hôn này lên tòa án. Cuối cùng tòa án quyết định phân chia một nửa tài sản chung của hai vợ chồng cho Tuyết Liên. Trịnh Đại Vĩ hàng tháng phải trợ cấp 15% tiền thu nhập cho Tuyết Liên để nuôi dưỡng Khả Nhi, phải đưa đúng vào ngày 15 hàng tháng. Học phí hàng tháng và tiền thuốc men cho Khả Nhi nếu chẳng may bị bệnh tật thì mỗi bên phải gánh vác một nửa.
Vừa hay đúng lúc ấy, bệnh viện nơi Tuyết Liên làm việc đang xây dựng nhà ở cho công nhân viên, Tuyết Liên nhân cơ hội liền tập trung số tiền nhận được sau li hôn đã mua được một căn nhà nhỏ ba phòng với giá ưu đại. Tuyết Liên vui mừng đón bố mẹ ở dưới quê lên ở chung. Thế là Khả Nhi cuối cùng cũng có được một gia đình thuộc về riêng mình, một gia đình không giàu có nhưng lại thật sự ấm áp.
Còn về tiền nuôi dưỡng, tiền học phí và tiền thuốc men của Khả Nhi, Trịnh Đại Vũ chưa bao giờ chủ động gửi cho Tuyết Liên. Bản thân Tuyết Liên cũng không bao giờ đòi hỏi. Thỉnh thoảng tình cờ gặp nhau ở trên đường nhưng hai người luôn tỏ ra như người không quen biết.
Khả Nhi chững chạc hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Khả Nhi thông minh và rất hiểu chuyện. Cô bé luôn phấn đấu học tập, từ khi còn học tiểu học đến lúc lên cấp ba, kết quả học tập của Khả Nhi lúc nào cũng xếp trong tốp ba của lớp. Trong tất cả các cuộc thi học sinh giỏi, chỉ cần có Khả Nhi tham gia là nhất định sẽ có giải thương. Với thành tích học tập xuất sắc, lại ngoan ngoãn nên Khả Nhi nhanh chóng trở thành con cưng của các thầy cô giáo. Lên đến cấp ba, Khả Nhi dường như đã trở thành đối tượng trọng điểm bảo vệ của nhà trường. Triệu Tương Vũ thường nói đùa rằng: Khả Nhi được các thầy cô giáo bảo vệ và chăm sóc chẳng khác gì một con gấu trúc!
Tương Vũ và Khả Nhi đã là bạn cùng lớp suốt mười năm liền kể từ khi cả hai còn là học sinh tiểu học, ngay đến chỗ ngồi cũng được xếp ở gần nhau. Tương Vũ thành tích học tập bình thường, không cao không thấp so với các học sinh khác trong lớp, thường được xếp loại khá. Tuy nhiên độ nổi tiếng của Tương Vũ trong trường lại không hề thua kém Khả Nhi. Chủ yếu là bởi vì Tương Vũ có ngoại hình rất xinh đẹp, thuộc vào loại hoa khôi của trường, hơn nữa lại giỏi ca hát, nhảy múa, biết đọc thơ, kể chuyện, diễn thuyết..Nói chung chỉ cần là các hoạt động văn nghệ, làm người dẫn chương trình, ca hát…người đảm nhiệm tuyệt đối không phải ai khác mà chỉ có thể là Tương Vũ.
Thực ra xét về độ xinh xắn thì Khả Nhi chẳng hề thua kém Tương Vũ. Chỉ có điều, gia cảnh nhà Khả Nhi tương đối khó khăn, một mình Tần Tuyết Liên phải đi làm nuôi cả nhà bốn miệng ăn, thế nên Khả Nhi chẳng có tiền bạc dư dả để chăm chút cho “nhan sắc” của mình. Quanh năm suốt tháng cô chỉ mặc những bộ quần áo rộng thùng thình, mái tóc xõa tự nhiên. Phần lớn thời gian Khả Nhi đều dành cho việc học hành, thế nên sức sống và vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đều bị chôn vùi trong sự thật thà và trầm lắng của Khả Nhi.
Gia cảnh của Tương Vũ khá hơn nhiều so với Khả Nhi. Bố Tương Vũ giờ đã là viện trưởng của bệnh viện trung tâm trong huyện. Mẹ Tương Vũ hiện đang là cục trưởng cục công thương nghiệp của huyện. Mặc dù không phải giàu có nhưng cuộc sống của gia đình Tương Vũ có thể nói là khá giả so với các gia đình trong huyện lúc ấy. Tương Vũ rất tinh tế trong việc ăn mặc. Những bộ quần áo vừa tao nhã lại rất vừa vặn giúp cho cô ấy càng trở nên xinh đẹp hơn. Cho dù là đi đâu, vẻ đẹp của Tương Vũ cũng khiến cho người khác phải ngưỡng mộ.
Hoàn cảnh sống khác nhau, sự khác biệt trong tính cách không hề ảnh hưởng đến tình bạn của hai cô thiếu nữ. Cứ mỗi lần Tương Vũ gặp phải bài khó, Khả Nhi lại vội vàng buông sách vở xuống, nhẫn nại chỉ cách giải hoặc hướng đi cho Tương Vũ. Tương Vũ biết hoàn cảnh gia đình Khả Nhi khó khăn nên mỗi khi đi mua đồ dùng học tập đều mua gấp đôi rồi tỏ vẻ khổ sở nói với Khả Nhi: -Mình không cẩn thận nên mua quá nhiều, bỏ đi thì phí lắm! Chi bằng…cậu dùng hộ mình nhé!
Khả Nhi hiểu rõ là Tương Vũ có ý tốt nên vui vẻ nhận lấy, chưa bao giờ cô phải nói những lời cám ơn khách sáo với Tương Vũ. Mẹ của Tương Vũ là bà Trương Cương rất yêu mến Khả Nhi. Mỗi lần Khả Nhi đến nhà Tương Vũ chơi, bà thường làm cơm rất thịnh soạn để chiêu đãi Khả Nhi, cứ như thể nhà có gì ngon bà đều mang ra cho Khả Nhi ăn vậy!
Tương Vũ làm nũng nói: -Mẹ ơi, sao mẹ thiên vị thế? Con sẽ đau lòng lắm đấy!
Mẹ Tương Vũ lườm yêu con gái nói: -Lần sau con thử xếp thứ nhất cho mẹ xem nào!
-Oái…-Tương Vũ chạy đến bên cạnh bố, nũng nịu nói: -Bố nhìn kìa, con gái của bố bị chê bai rồi đấy!
Triệu Vĩnh Niên lấy đũa gõ nhẹ lên trán con gái rồi nói: -Ai bảo con, không bị chê mới lạ!-nói là nói thế thôi chứ trong mắt ông tràn ngập tình thương yêu đối với con gái.
Mẹ Tương Vũ nhìn thấy vậy liền bật cười.
Khả Nhi mỉm cười nhìn gia đình hạnh phúc của bạn, trong lòng cảm thấy thật ngưỡng mộ. Cũng là con gái như nhau nhưng bố Tương Vũ coi cô ấy như châu báu, trong khi bố của Khả Nhi lại coi con gái mình như cái gai trong mắt. Cùng là đàn ông như nhau sao tính cách của họ lại khác nhau thế nhỉ?
Kì thi đại học được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Thi đại học lúc bấy giờ chẳng khác gì đi bộ lên trời. Chính vì thế mà tháng 7 được coi là “tháng đen tối” nhất trong năm. Một tháng trước khi thi đại học, Tương Vũ bảo Khả Nhi đến nhà cô ở, một mặt để thuận tiện cho việc ôn tập của cả hai, mặt khác lại thuận tiện cho việc đi lại vì nhà của Tương Vũ ở gần trường, trong khi đó nhà của Khả Nhi lại cách trường khá xa. Nếu đến ở nhà của Tương Vũ thì hàng ngày Khả Nhi không cần phải đi lại xa xôi dưới cái nắng hè oi ả nữa. Khả Nhi vốn không muốn làm phiền gia đình Tương Vũ. Nhưng dưới sự khuyên nhủ và thuyết phục của hai mẹ con Tương Vũ, ngay cả mẹ của Khả Nhi cuối cùng cũng gật đầu đồng ý cho con đến ở nhà bạn. Khả Nhi cũng đành phải đồng ý đến ở nhà Tương Vũ và cuối tuần về nhà một lần.
Ngày thi đang cận kề trong cái nắng hè như thiêu như đốt. Gần như tất cả mọi thí sinh dự thi đều ở trong trạng thái căng thẳng chờ đợi ngày thi. Ngày nào Khả Nhi cũng ôn tập đến tận khuya. Mỗi lần cơ thể mệt mỏi rã rời, Khả Nhi lại đứng dậy ra ngoài cửa sổ, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời đầy sao, tạm thả dòng suy nghĩ trôi theo từng đám mây bồng bềnh để thư giãn tinh thần.
-Khả Nhi, cậu định thi đại học ở thành phố nào?-Tương Vũ nằm bò trên giường, nheo nheo mắt hỏi Khả Nhi.
-Bắc Kinh
-Hài, xa vậy sao?- Tương Vũ thở dài.
-Bắc kinh là một thủ đô đang được quốc tế hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả đất nước. Tớ muốn đến đó mở rộng tầm mắt!
Khả Nhi ngước mặt nhìn lên bầu trời cao rộng, hào hứng nói:
-Tương Vũ, chúng ta cùng thi nhé! Hai đứa mình lại học chung một lớp!
Tương Vũ ngáp dài một cái: -Tớ làm gì có khả năng đó, thi được vào một trường chính quy trong tỉnh là tớ đã mãn nguyện lắm rồi!
Dưới ánh đèn dịu dàng, hình bóng của Khả Nhi càng trở nên xinh đẹp. Tương Vũ nhìn chăm chăm vào cô bạn thân, khẽ khép đôi hàng mi lại, miệng lí nhí: -Khả Nhi, cậu thật là xinh đẹp! Nếu tớ là con trai, nhất định tớ sẽ lấy cậu!
-Tuyệt đối đừng có chuyện đó xảy ra!-Khả Nhi cười hi hi đáp:- Đàn ông mà xinh đẹp như cậu thì có khác gì mấy người chuyển giới ở Thái Lan đâu. Thế thì ai mà dám gả cho cậu chứ!
Vừa dứt lời thì cả cái gối to bay thẳng vào người Khả Nhi. Tương Vũ hùng hổ lao đến: -Trịnh Khả Nhi, cậu muốn chết phải không? Đã thế tớ cho cậu biết tay!
-Chẳng phải là tớ đang khen cậu xinh đẹp hay sao?-Khả Nhi vừa giải thích vừa giằng co với Tương Vũ: -Này, cậu vô lí vừa vừa thôi nhé…
Hai cô gái vật nhau một hồi lâu rồi nằm lăn ra giường cười ha ha. Có thể nói đây là một kí ức vui vẻ trong khoảng thời gian cực kì áp lực và căng thẳng của Khả Nhi.
Hai ngày thi trôi qua rất nhanh, phần lớn các thí sinh dường như vẫn chưa thể thoát ra khỏi trạng thái gồng mình lên để đối phó với kì thi thì kì thi đã kết thúc. Dòng người ào ra khỏi trường thi, những dây thần kinh đang căng như dây đàn phút chốc được giãn ra.Trên khuôn mặt mệt mỏi của các thí sinh đang hiện lên sự nhẹ nhõm và hào hứng. Còn về kết quả của kì thi ra sao thì đó lại là chuyện của tháng sau.
Vừa nhìn thấy Khả Nhi và Tương Vũ ra khỏi cổng là mẹ của Tương Vũ đã chạy đến kéo Khả Nhi vào trong chiếc xe đỗ sẵn ở bên cạnh và nói với tài xế: -Đến bệnh viện trung tâm mau!
-Dì Trương, có chuyện gì xảy ra thế?-Khả Nhi căng thẳng hỏi, một linh cảm không lành bao trùm tâm trí cô.
-Khả Nhi, cháu phải chuẩn bị tâm lí đi!- mẹ Tương Vũ ngập ngừng một lát rồi nói tiếp: -Ông ngoại của cháu lâm bệnh nặng, có khi khó mà qua khỏi được…
Hai bàn tay của Khả Nhi bất giác nắm chặt vào nhau, những ngón tay bị siết chặt đến trắng bệch ra. Ánh mắt cô đờ đẫn như chưa hiểu ra những điều mà dì Trương nói.
-Ông ngoại cháu một tháng trước đột nhiên phát bệnh, mọi người không muốn chuyện nảy ảnh hưởng đến việc thi đại học của cháu, thế nên…- dì Trương nắm lấy bàn tay lạnh giá của Khả Nhi:
-Khả Nhi, cháu phải kiên cường lên! Đừng để ông ngoại ra đi mà không yên lòng!
Khả Nhi dần dần hiểu ra mọi chuyện, chẳng trách mà mọi người đều khuyên cô đến nhà Tương Vũ ở. Chẳng trách mà mỗi lần về nhà, mọi người không nói là ông về quê thì lại bảo ông sang nhà họ hàng chơi. Nói chung mỗi lần về nhà, Khả Nhi đều không được gặp ông.
Ông ngoại của Khả Nhi đang thở hắt ra, mắt cứ dán chặt ra ngoài cửa cho đến khi Khả Nhi xông vào phòng bệnh. Gương mặt đã cứng đờ của ông hiện ra một nụ cười khó nhọc. Khả Nhi lao đến bên giường bệnh của ông ngoại, đôi môi run run: -Ông…ông ngoại ơi….
Ông ngoại cố gắng giơ tay lên chạm vào khuôn mặt của Khả Nhi. Khi bàn tay vừa chạm được vào khuôn mặt của cô cháu gái thương yêu thì đôi mắt của ông cũng từ từ khép lại.
Khả Nhi nghe thấy tiếng bác sĩ thông báo với người nhà rằng ông ngoại đã qua đời, nghe thấy tiếng bà ngoại bật khóc. Sao lại có thể như vậy được? Lúc nào Khả Nhi cũng mong ước có thể lớn thật nhanh để thi vào một trường đại học nổi tiếng, mau chóng kiếm được thật nhiều, thật nhiều tiền để cho mọi người trong gia đình có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, có thể bảo vệ người thân không bị người khác ức hiếp. Tại sao chỉ trong chớp mắt mọi thứ đã thành ra thế này rồi?
-Khả Nhi ơi…-Tương Vũ ôm chặt lấy Khả Nhi- Cậu hãy khóc đi, khóc ra được sẽ nhẹ nhàng hơn đấy!
Khả Nhi ngước đôi mắt vô hồn và mông lung nhìn ra phía xa. Trước mặt cô lúc này chỉ là một sự ảm đạm thê lương…
Một tháng sau đó, kết quả thi đại học được công bố. Với thành tích thủ khoa của khoa văn, Khả Nhi nghiễm nhiên đỗ vào một trường đại học nổi tiếng của Bắc Kinh. Tin vui này nhanh chóng xua đi không khí mất mát ảm đạm trong gia đình Khả Nhi. Bà ngoại Khả Nhi tóc đã bạc trắng, cầm tờ giấy thông báo đỗ đại học của cháu gái cười mãn nguyện: -Tốt, tốt lắm! Thế là nhà chúng ta có một nữ trạng nguyên rồi đấy! Sau này tiền đồ của cháu sẽ rộng mở lắm đây!
Tần Tuyết Liên mỉm cười sung sướng nhưng vẫn không giấu nổi sự mệt mỏi trong đôi mắt. Để chữa bệnh cho bố, Tuyết Liên đã phải chạy vạy khắp nơi, giờ còn nợ của người ta một số tiền lớn, biết phải làm thế nào để gom đủ tiền học phí và sinh hoạt phí cho Khả Nhi đây?
Khả Nhi vô tình nghe được bà ngoại và mẹ bàn nhau ở trong phòng. Bà ngoại nói: -Đem bán căn nhà cũ hai gian ở dưới quê đi con! Hài, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu tiền!
Tần Tuyết Liên lắc đầu: -Dù sao đó cũng là nơi dưỡng già của mẹ, con nghĩ tốt hơn vẫn là bán căn phòng này đi. Chúng ta chuyển về quê sống. Chi tiêu hàng ngày chắt bóp một chút là được!
Khả Nhi nghe thấy vậy liền đẩy cửa bước vào: -Con không học đại học nữa!
-Con nói cái gì vậy?-Tần Tuyết Liên đứng bật dậy.
Khả Nhi đã lớn đến như vậy rồi mà đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy mẹ mình nghiêm nghị đến thế. Khả Nhi cúi đầu, lấy hết dũng khí để nói: -Nếu như cái giá để con có thể học đại học là bà và mẹ không còn chốn dung thân, con thà không đi học nữa cho xong!
-Con nghe cho rõ đây…-Tần Tuyết Liên siết chặt hai vai của Khả Nhi, nghiêm nghị nói: -Nhà bán rồi sau này còn có thể mua lại được. Đi học chính là con đường duy nhất cho con gái xuất thân trong gia đình nghèo khó. Nếu không kiếp này của con sẽ là sự tiếp diễn nỗi khổ đau của đời mẹ. Sau này con của con cũng sẽ như vậy, cũng sẽ phải lớn lên trong gia đình nghèo khó!-Tuyết Liên vừa nói vừa khóc, nỗi đau đớn chất chứa trong lòng bao lâu nay hóa thành dòng nước mắt tuôn ra. –Khả Nhi, cuộc đời mẹ khổ lắm, cả đời này mẹ không còn mong ước nào khác, chỉ hi vọng con có thể sống tốt hơn mẹ, đừng khổ cả đời như mẹ!
Khả Nhi ôm chặt lấy mẹ, nước mắt thi nhau tuôn rơi. Bà ngoại đứng bên cạnh cũng rớt nước mắt.
Rất nhiều năm sau đó, Khả Nhi luôn nhớ đến những kí ức năm cô 18 tuổi. Ba người phụ nữ của ba thế hệ, vì cuộc sống khốn khó mà ôm nhau khóc nức nở. Cô thề với lòng mình sẽ không bao giờ để cho những người thân trong gia đình mình phải chịu khổ thêm lần nữa.
Nếu như không phải vì bất đắc dĩ thì Khả Nhi thà chết cũng không bao giờ muốn gặp lại Trịnh Đại Vĩ. Đứng trước cửa căn hộ mới mua của bố đẻ mình, Khả Nhi do dự hồi lâu mới nhấc những bước chân nặng nề đến gõ cửa. Người ra mở cửa chính là bà Trịnh. Bảy năm không gặp, bà ấy trở nên già cỗi và xanh xao đi nhiều, tóc đã bạc trắng đầu, mặc một bộ quần áo cũ rách. Bà Trịnh ngước đôi mắt mờ đục nhìn chăm chăm vào Khả Nhi, không biết người đang đứng trước mặt mình là ai.
-Bà già chết tiệt, làm cái gì mà lâu thế?-giọng nói the thé của một người đàn bà từ trong phòng vang lên, -Còn không mau đi rửa táo cho Tiểu Dũng ăn đi!
Vẻ mặt bà Trịnh hiện rõ sự hoảng hốt, run rẩy đi vào trong phòng. Khả Nhi cảm thấy thật đáng mỉa mai. Khi ngược đại hai mẹ con cô, liệu bà ta có nghĩ rằng rồi mình cũng sẽ có ngày hôm nay hay không? Ông trời quả nhiên có mắt. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy!
Khả Nhi đẩy cửa bước vào. Người đang ngồi bệ vệ trên ghế sô pha trong nhà chính là Tiểu Tam. Mụ ta đã già đi rất nhiều, khuôn mặt chảy xệ, ánh mắt sắc nhọn, trông ghê gớm chẳng khác gì bà Trịnh năm ấy: -Cô là ai? Đến đây có chuyện gì?-Tiểu Tam gườm gườm nhìn Khả Nhi từ đầu đến chân.
-Tôi là Trịnh Khả Nhi, tôi đến tìm ông Trịnh Đại Vĩ!
-À…-người đàn bà ghê gớm ấy ngoảnh đầu về phía phòng ngủ và hét lớn: -Đại Vĩ, của nợ nhà anh đến tìm này!
Trịnh Đại Vĩ mặc bộ quần áo ngủ, chậm rãi bước ra khỏi phòng ngủ. Nhìn thấy Khả Nhi, Trịnh Đại Vĩ liền ngây người ra. Mặc dù đã nhiều năm không gặp nhưng chỉ cần nhìn qua là hắn có thể nhận ra ngay đấy chính là đứa con gái bị hắn ghét bỏ bao nhiêu năm nay. Ánh mắt Trịnh Đại Vĩ lập tức trở nên sắc lạnh: -Mày đến đây làm gì?
Khả Nhi chẳng chút e sợ, thẳng thừng nói: -Tôi nhớ năm đó khi ông li hôn với mẹ tôi, tòa án đã phán quyết rằng ông phải chi trả học phí, sinh hoạt phí, và tiền thuốc men cho đến khi tôi đủ 18 tuổi. Bao năm nay ông chưa hề bỏ ra một đồng. Nhưng giờ tôi đi học cần có tiền, ông có thể thanh toán hết trong một lần không? Đợi khi nào tôi đi làm, tôi sẽ trả cả vốn lần lời cho ông!
-Ha ha…-Người đàn bà đó cười lớn- Hóa ra là mày đến tận đây để vòi tiền à…
-Mày đi học có liên quan gì đến tao? Tao một xu cũng không cho! Cút!- Trịnh Đại Vĩ đưa tay định đẩy Khả Nhi ra ngoài.
Khả Nhi lùi ra sau một bước để tránh cánh tay của hắn ta rồi nói: -Nói như thế có nghĩa là ông không muốn đưa chứ gì?
-Tao không muốn đưa đấy, mày làm gì được tao nào? Có giỏi thì gọi con mẹ của mày ra tòa kiện cáo đi! Nó mà dám kiện, tao sẽ thuê người đánh gẫy chân nó!
Khả Nhi lạnh lùng nhìn người cha khốn nạn của mình.
Lại là ánh mắt đáng sợ ấy…Trịnh Đại Vĩ hơi ngẩn người ra, trong lòng có chút e sợ.
Khả Nhi lạnh lùng hỏi: -Rốt cuộc ông có còn chút nhân tính nào không?
Trịnh Đại Vĩ hết xấu hổ liền chuyển sang phẫn nộ. Hắn vung tay tát một cái nảy lửa vào mặt Khả Nhi và gầm lên: -Cút! Mày mà còn không cút đi tao sẽ đánh chết mày!- vừa quát hắn vừa nhìn quanh tìm kiếm cây gậy để đánh Khả Nhi.
Khả Nhi ôm lấy bên mặt bị đánh đến bỏng rát của mình, ưỡn ngực ngẩng cao đầu đáp: -Ông chưa bao giờ coi tôi là máu mủ của mình, nếu đã không cần sao còn sinh ra một sinh mạng vô tội? Tôi đâu có yêu cầu ông phải sinh ra tôi?
-Mày tưởng là tao thích sinh ra cái của nợ như mày đấy à?- cuối cùng thì Trịnh Đại Vĩ cũng đã tìm ra được cái gậy cán bột. Hắn vung cao cây gậy trong tay và giáng xuống người Khả Nhi: -Cút mau, đừng để tao nhìn thấy cái mặt của mày nữa!
Khả Nhi vung tay chặn lại, cả cái gậy to đập mạnh vào cánh tay cô.Một vết bầm tím hiện lên, đau nhức tới tận xương tủy. Khả Nhi nghiến chặt răng không kêu một tiếng: -Hôm nay ông đánh đuổi tôi ra khỏi cánh cửa này, sau này chúng ta chẳng còn quan hệ gì hết. Tôi sẽ lên ban quản lí hộ tịch đổi lại họ của mình. Ông không có ý kiến gì chứ?
-Mày họ gì đâu có liên quan gì đến tao. Mày nhìn cho rõ đi, giờ tao đã có con trai rồi!-Trịnh Đại Vĩ đắc chí chỉ vào đứa con trai 7 tuổi ở sau lưng mình. Nhìn thấy bố đánh Khả Nhi, thằng bé tỏ ra vô cùng thích thú.
-Tiền của tao phải để lại cho con trai tao. Còn mày, một xu tao cũng không cho!-Trịnh Đại Vĩ lại lần nữa vung cao cây gậy:
-Cút ngay, sau này đừng để tao phải nhìn thấy mày nữa. Nếu không, tao gặp mày ở đâu là tao đánh mày ở đó!
Khả Nhi gật đầu, khuôn mặt điềm tĩnh:
-Tôi sẽ đi, chỉ cần ông viết cho tôi một tờ giấy chứng nhận giữa ông và tôi không còn quan hệ cha con nữa! Cả đời này tôi sẽ không bao giờ đến tìm ông nữa. Nếu không, tôi sẽ đến đơn vị ông làm việc để đòi tiền!
Vừa nghe Khả Nhi nhắc đến đơn vị của mình, Trịnh Đại Vĩ có hơi chột dạ. Hắn nghĩ hồi lâu rồi bỏ cái gậy xuống, lập tức viết một tờ giấy tuyên bố cắt đứt quan hệ cha con với Khả Nhi, có kí tên và đóng dấu đầy đủ.
Cầm tờ giấy đó trong tay, Khả Nhi không chút phẫn nộ. Cô cảm thấy mình thật nhục nhã vì có một người cha như vậy. Khả Nhi cẩn thận cất tờ giấy đó đi, hít một hơi thật sâu rồi trịnh trọng nói: -Kể từ ngày hôm nay, giữa tôi và ông chẳng còn chút quan hệ gì hết! Ông sống tôi chẳng phải phụng dưỡng, ông chết tôi chẳng phải chịu tang!
Về đến trước cửa nhà, Khả Nhi hít thở sâu ba lần để ổn định lại tâm trạng, nở một nụ cười thật tươi rồi mở cửa bước vào.
Có rất nhiều người đang ngồi trong phòng khách: thầy hiệu trưởng, cô chủ nhiệm, vợ chồng nhà Triệu Vĩnh Niên và Trương Cương.
-Khả Nhi, cuối cùng thì con cũng đã về!-Tần Tuyết Liên vui vẻ nói: -Mọi người đang đợi con đấy!
Không để Khả Nhi kịp chào hỏi mọi người, thầy hiệu trưởng liền đưa cho Khả Nhi một phong bì và nói: -Khả Nhi, em đã mang lại vinh quang cho nhà trường, nêu gương sáng cho các học sinh khóa dưới. Đây là phần thưởng mà nhà trường tặng cho em!
Liền sau đó, Triệu Vĩnh Niên lại đưa ra trước mặt Khả Nhi một phong bì khác và nói: -Khả Nhi, đây là một chút thành ý của các bác sĩ và y tá trong bệnh viện trung tâm. Cháu là người đầu tiên đạt thủ khoa thi đại học trong số con cái của các bác sĩ, y tá trong bệnh viện trung tâm. Mọi người ai cũng vui mừng thay cho cháu đấy!
-Khả Nhi…-Trương Cương nhét vào tay Khả Nhi một bao lì xì màu đỏ:
-Nhìn thấy con và Tương Vũ lớn lên bên nhau, cô luôn coi con như con gái của mình. Chút thành ý này của cô con đừng từ chối nhé!
Khả Nhi định nói điều gì đó nhưng cổ họng cứ như nghẹn lại.
Sau lưng Khả Nhi vang lên giọng nói thân thuộc của Tương Vũ: -Khả Nhi… Khả Nhi ơi…”, Tương Vũ vừa gọi vừa lôi cái va li to vào trong nhà: -Mẹ tớ bảo tớ đi mua mấy thứ vật dụng cần thiết để nhập trường, tớ lại vô tình mua nhiều quá, cậu giúp….
Khả Nhi nắm chặt lấy tay của Tương Vũ, khẽ nhoẻn miệng cười, mắt cô như mờ đi…Hóa ra ông trời không hề bạc đãi cô, để cho cô có thể may mắn gặp được những người tốt bụng như vậy. Cô thầm mong nhanh chóng đến một ngày cô có thể báo đáp lại lòng tốt của tất cả những người này.
Tác giả :
Trúc Âm