Mộng Đổi Đời
Chương 8
Ngày nào cũng thế, Uông Hòe đều ngồi trên xe lăn nhìn ra ngoài cổng làng xa xa. Nhìn mãi rồi quen, cây phong bên cổng làng như biến thành một tấm ảnh màu dán chặt trong đầu ông ta. Nhắm mắt lại, Uông Hòe vẫn có thể tả được hình dáng của tán cây, sự phân bố các cành cây và ngay cả những chiếc lá rậm rịt ra làm sao. Ông lo Uông Trường Xích không có tiền ăn nên đã nhờ chú Hai đến bưu điện thôn gửi đi năm trăm đồng. Gửi xong, chú Hai đem biên lai gửi tiền đưa cho Uông Hòe, ông cất kỹ vào trong túi áo ngực, lúc không có việc gì làm, ông lại lôi ra ngắm nghía, tưởng như tờ biên lai chính là bài thi của Uông Trường Xích được thầy giáo cho một trăm điểm vậy. Ngoài lúc ăn cơm, thời gian còn lại trong ngày ông đều dành cho việc trông ngóng. Gã hàng xóm du thú du thực lắm điều Lưu Bách Điều thường đến nhà Uông Hòe để hút thuốc. Tuy mục đích chính là xin thuốc hút nhưng gã lắm điều này lại không trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà lúc nào cũng mào đầu:
- Anh Hòe à, anh đang nhìn gì thế?
- Nhìn Trường Xích.
- Xa thế anh có nhìn thấy không?
- Rõ như đang ở trước mắt.
- Nó đang làm gì?
- Ôn thi.
- Học hành ra sao?
- Nhất lớp.
- Nếu em có một đứa con có khí chất như vậy, ngày nào em cũng mời mọi người.
Lúc ấy, có đến tám chính phần mười là Uông Hòe sẽ moi gói thuốc lá ra và tự đốt một điếu thuốc đưa cho Lưu Bách Điều. Hai người vừa hút thuốc vừa tán gẫu về Uông Trường Xích. Không dưới ba lần, Lưu Bách Điều nói rằng gã nằm mơ thấy Uông Trường Xích làm quan lớn, dùng một chiếc máy bay đưa Uông Hòe và Lưu Song Cúc về thành phố lớn. Lúc ấy Uông Hòe thường cười toe toét nói, dùng máy bay thì có vẻ hơi phóng đại, nhưng dùng xe con thì rất có thể.
- Đến lúc ấy thì anh Hòe mỗi tháng có thể cho thằng em này một túi thuốc lá đấy nhỉ?
- Một túi thuốc đáng giá cục cứt gì! Tao sẽ bảo nó cho hẳn mày một con đường quốc lộ!
- Em không mua được xe hơi đâu, cho đường quốc lộ chẳng ích gì, chi bằng một túi thuốc lá thì thực tế hơn.
Nghe vậy, Uông Hòe liền lấy gói thuốc ra đưa cả cho Lưu Bách Điều, nói là thôi thì tao cho mày trước vậy. Lưu Bách Điều giả vờ từ chối, Uông Hòe nổi cơn tức, quát!
- Mày coi thường người ta quá! Không phải là cả một gói thuốc hay sao?
Lúc này gã lắm chuyện mới cười hi hi và cầm lấy.
Những gã lắm điều trong thôn họ Lưu, họ Trương, họ Vương tất tần tật nếu muốn hút thuốc hoặc uống rượu gạo của Uông Hòe đều sử dụng chiêu thức này, lúc nào cũng bắt đầu từ việc tán dương Uông Trường Xích đến tận mây xanh. Chỉ cần tán dương Uông Trường Xích là Uông Hòe dù có nghe đến hàng trăm lần những câu nói giống nhau nhưng vẫn không chán, lúc nào cũng cười toét đến tận mang tai. Lưu Song Cúc nghe được từ nhiều người những lời chế giễu sau lưng là Uông Hòe bị hâm, bị khùng, bèn nói lại với chồng, Uông Hòe cười ngây ngô, nói:
- Chuyện này cũng giống như việc tụng kinh thôi, tụng nhiều lần thì thần tiên sẽ bảo hộ thôi. Tại sao trong những lần tế lễ người ta thường cầu xin đại cát đại lợi? Tại sao trên cửa nhà lại treo mấy chữ “mở cửa thấy niềm vui”, “bước chân khỏi nhà là có tài lộc”? Những việc này với chuyện tán dương thằng Xích là cùng một đạo lý với nhau.
Mỗi ngày, Uông Hòe thấp hương ba lần trên bàn thờ gia tiên. Khi thấp hương, ông không cầu xin cho sống lưng mình chuyển biến tốt, chỉ khấn nguyện cho Uông Trường Xích thi đỗ đại học, tương lai sẽ làm quan lớn. Có khi đang ngủ, Uông Hòe bỗng cười khanh khách và tỉnh giấc, nguyên nhân chủ yếu là vì nằm mơ thấy Uông Trường Xích làm đến huyện trưởng. Ngày hôm sau, hễ có ai đến xin thuốc hút hoặc xin uống rượu là Uông Hòe lại đem những gì mình thấy trong mơ kể lại không biết bao nhiêu lần. Do vậy mà cánh đàn ông trong thôn chạy đi chạy lại tuyên truyền cho nhau và họ luân phiên đến chỗ Uông Hòe để nghe, để hút và để uống. Những lúc ấy, Uông Hòe quên hẳn cái sống lưng bị đau, quên hẳn những chuyện không may và nhục nhã của mình, làm như những gì thấy trong mộng đã biến thành sự thật, thậm chí cho dù tạm thời chưa phải là sự thật đi chăng nữa, ông vẫn tin rằng chẳng chóng thì chầy nó cũng sẽ trở thành sự thật.
Cây phong đầu cổng làng đang từ từ thay đổi, tán lá đã điểm thưa thớt những đốm màu vàng nhạt. Người khác có thể không nhìn thấy, chỉ có Uông Hòe ngày nào cũng nhìn nên mới có những phát hiện tinh tế và mẫn cảm ấy. Chiều tối hôm ấy, nhân viên bưu điện về làng cầm theo biên lai gửi tiền mà trước đó chú Hai đã gửi đi đưa cho Uông Hòe, trên đó ghi rõ dòng chữ “Không có người nhận”. Uông Hòe cầm lấy tờ biên lai xem đi xem lại. Địa chỉ không sai sót, họ tên cũng chẳng nhầm lẫn, vậy vấn đề chỉ có một: Uông Trường Xích đã bốc hơi! Những hy vọng của Uông Hòe trong chớp mắt đã tắt ngấm, thân hình ông mềm oặt giống hệt sợi miến đã được nấu chín. Không thấy cây phong đầu làng, không thấy cả mái ngói nhà chú Hai… Trời đất trong phút chốc bỗng tối sầm, tối đến độ xòe bàn tay trước mặt không đếm được năm ngón tay. Không có sao trời, không có ánh lửa, thậm chí không có bất kỳ một âm thanh nào. Lưu Song Cúc gọi í ới vào ăn cơm, Uông Hòe cũng chẳng nghe. Lưu Song Cúc đẩy Uông Hòe vào trong nhà, đôi mắt ông thất than nhìn bóng đèn điện, biết lúc nào thì bóng đèn mới sáng. Lưu Song Cúc nói, không phải là bóng đèn đang sáng đấy sao? Uông Hòe bảo Lưu Song Cúc đóng cửa, lôi tờ biên lai ra nói:
- Nhất định ngày mai bà phải đi lên thị trấn huyện, không được chậm trễ một khắc nào.
Lưu Song Cúc dán mắt vào bốn chữ “không có người nhận” trên biên lai, nghĩ lại cảnh một mình vò võ trên đồng ruộng, một mình quán xuyến công việc gia đình, đêm cũng như ngày chỉ một đôi chân chạy cuống cuồng, bất giác cảm thấy tủi thân, khóc nấc lên. Uông Hòe nói:
- Bà cứ khóc như thế thì thằng lắm điều Lưu Bách Điều nghe thấy. Thằng này nghe thấy thì cả thôn này nghe thấy.
Lưu Song Cúc cố nén tiếng khóc, vừa nấc vừa nói:
- Có cần phải mang chút gì theo để cho nó ăn không?
- Nếu có mang gì theo cho đồ trứng thối ấy thì nên mang cái roi!
Nửa đêm, Uông Hòe gọi Lưu Song Cúc dậy.
- Ông định làm gì thế?
- Không ngủ được, ngồi dậy có lẽ sẽ dễ chịu hơn.
Lưu Song Cúc đỡ Uông Hòe vào xe lăn rồi vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Uông Hòe lăn xe rời khỏi buồng ngủ, vào nhà bếp. Xộc vào mũi ông là mùi vị của hạt cơm thừa rau cặn. Ông mở nắp nồi cơm, nói rơi xuống đất kêu lên chát chúa. Uông Hòe cúi người nhặt nhưng cúi mãi vẫn không với tới. Ông gắng sức vươn dài cánh tay phải, chiếc đòn vắt ngang của chiếc xe lăn ép vào hông ông đau điếng, hai ngón tay chỉ đụng được vào vành của chiếc nắp nồi. Ngón tay động đậy định kẹp lấy thì chiếc nắp lại trượt về phía trước, chiếc xe lăn cũng lao theo. Uông Hòe cố gắng thêm lần nữa, vươn cánh tay phải tiếp tục nhặt lấy chiếc nắp, hai ngón lại đụng vào vành nắp. Hai đầu ngón tay thay phiên nhau khều khều, cuối cùng thì cũng kẹp được vào vành nắp, định nhấc lên nhưng… “xoẹt” một tiếng, chiếc nắp lại trượt ra xa. Uông Hòe không chịu thua, lần thứ rồi lần thứ tư… khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông mới nhặt được chiến nắp nồi lên. Ngay lúc ấy, một niềm vi dâng tràn lan toàn thân Uông Hòe. Ông giơ cao chiếc nắp quá đầu, tâm trạng hưng phấn giống như đang giơ cao chiếc huy chương vàng Olympic vậy. Chiến đấu với chiếc nắp nồi gần một tiếng đồng hồ, ông đã tạm thời xóa được bốn chữ “không có người nhận” trong đầu óc mình.
Sáng sớm hôm sau, Lưu Song Cúc vào nhà bếp mới phát hiện Uông Hòe đang ngoẹo đầu trên xe lăn ngủ ngon lành. Trước mặt ông là một đĩa trứng gà đã luộc chín và một đĩa khoai lang. Lưu Song Cúc kêu lên đầy kinh ngạc:
- Trời ơi! Sao ông lại có thể làm được việc này?
Uông Hòe bị tiếng kêu của Lưu Song Cúc làm cho tỉnh giấc, đôi mắt vẫn kèm nhèm, hấp háy.
- Không phải tối qua ông nói là phải mang gì cho nó ăn à?
- Có lẽ chúng ta đã trách nhầm nó chăng? Có thể nó đã đi ôn tập ở trường số 2, cũng có thể nó bị người ta khinh thường rồi. Dù sao thì tôi cũng cần đi với bà vào thị trấn.
- Bộ dạng ông như vậy thì đi làm sao?
- Sẽ nghĩ ra cách thôi.
Cả hai người không nỡ ăn trứng gà, chỉ gặm qua loa mấy củ khoai. Uông Hòe nhờ Lưu Bách Điều và Vương Đông buộc hai bên chiếc xe lăn hai chiếc gậy trúc rồi xuất phát ngay sau đó. Lưu Song Cúc mang túi đi phía trước, Vương Đông và Lưu Bách Điều khiêng Uông Hòe đi sau. Họ lách ca lách cách đi qua con đê, qua khúc quanh nhà họ Long, đi qua đập chứa nước, đến khi mồ hôi đổ ra ướt đầm đìa đầu tóc thì mới ra đến quốc lộ. Chờ hơn hai tiếng đồng hồ mới nhìn thấy một chiếc xe khách. Họ khiêng cả Uông Hòe lẫn chiếc xe lăn lên xe. Chiếc xe rống lên những tiếng kêu dài rồi chạy đi, một đám khói bụi bốc lên từ sau xe. Xe chạy qua một khúc quanh, nhìn qua cửa kính, Uông Hòe thấy Lưu Bách Điều và Vương Đông bị bao phủ trong làn khói bụi dày đặc, ngay cả con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn lên núi cũng bị che lấp.
- Anh Hòe à, anh đang nhìn gì thế?
- Nhìn Trường Xích.
- Xa thế anh có nhìn thấy không?
- Rõ như đang ở trước mắt.
- Nó đang làm gì?
- Ôn thi.
- Học hành ra sao?
- Nhất lớp.
- Nếu em có một đứa con có khí chất như vậy, ngày nào em cũng mời mọi người.
Lúc ấy, có đến tám chính phần mười là Uông Hòe sẽ moi gói thuốc lá ra và tự đốt một điếu thuốc đưa cho Lưu Bách Điều. Hai người vừa hút thuốc vừa tán gẫu về Uông Trường Xích. Không dưới ba lần, Lưu Bách Điều nói rằng gã nằm mơ thấy Uông Trường Xích làm quan lớn, dùng một chiếc máy bay đưa Uông Hòe và Lưu Song Cúc về thành phố lớn. Lúc ấy Uông Hòe thường cười toe toét nói, dùng máy bay thì có vẻ hơi phóng đại, nhưng dùng xe con thì rất có thể.
- Đến lúc ấy thì anh Hòe mỗi tháng có thể cho thằng em này một túi thuốc lá đấy nhỉ?
- Một túi thuốc đáng giá cục cứt gì! Tao sẽ bảo nó cho hẳn mày một con đường quốc lộ!
- Em không mua được xe hơi đâu, cho đường quốc lộ chẳng ích gì, chi bằng một túi thuốc lá thì thực tế hơn.
Nghe vậy, Uông Hòe liền lấy gói thuốc ra đưa cả cho Lưu Bách Điều, nói là thôi thì tao cho mày trước vậy. Lưu Bách Điều giả vờ từ chối, Uông Hòe nổi cơn tức, quát!
- Mày coi thường người ta quá! Không phải là cả một gói thuốc hay sao?
Lúc này gã lắm chuyện mới cười hi hi và cầm lấy.
Những gã lắm điều trong thôn họ Lưu, họ Trương, họ Vương tất tần tật nếu muốn hút thuốc hoặc uống rượu gạo của Uông Hòe đều sử dụng chiêu thức này, lúc nào cũng bắt đầu từ việc tán dương Uông Trường Xích đến tận mây xanh. Chỉ cần tán dương Uông Trường Xích là Uông Hòe dù có nghe đến hàng trăm lần những câu nói giống nhau nhưng vẫn không chán, lúc nào cũng cười toét đến tận mang tai. Lưu Song Cúc nghe được từ nhiều người những lời chế giễu sau lưng là Uông Hòe bị hâm, bị khùng, bèn nói lại với chồng, Uông Hòe cười ngây ngô, nói:
- Chuyện này cũng giống như việc tụng kinh thôi, tụng nhiều lần thì thần tiên sẽ bảo hộ thôi. Tại sao trong những lần tế lễ người ta thường cầu xin đại cát đại lợi? Tại sao trên cửa nhà lại treo mấy chữ “mở cửa thấy niềm vui”, “bước chân khỏi nhà là có tài lộc”? Những việc này với chuyện tán dương thằng Xích là cùng một đạo lý với nhau.
Mỗi ngày, Uông Hòe thấp hương ba lần trên bàn thờ gia tiên. Khi thấp hương, ông không cầu xin cho sống lưng mình chuyển biến tốt, chỉ khấn nguyện cho Uông Trường Xích thi đỗ đại học, tương lai sẽ làm quan lớn. Có khi đang ngủ, Uông Hòe bỗng cười khanh khách và tỉnh giấc, nguyên nhân chủ yếu là vì nằm mơ thấy Uông Trường Xích làm đến huyện trưởng. Ngày hôm sau, hễ có ai đến xin thuốc hút hoặc xin uống rượu là Uông Hòe lại đem những gì mình thấy trong mơ kể lại không biết bao nhiêu lần. Do vậy mà cánh đàn ông trong thôn chạy đi chạy lại tuyên truyền cho nhau và họ luân phiên đến chỗ Uông Hòe để nghe, để hút và để uống. Những lúc ấy, Uông Hòe quên hẳn cái sống lưng bị đau, quên hẳn những chuyện không may và nhục nhã của mình, làm như những gì thấy trong mộng đã biến thành sự thật, thậm chí cho dù tạm thời chưa phải là sự thật đi chăng nữa, ông vẫn tin rằng chẳng chóng thì chầy nó cũng sẽ trở thành sự thật.
Cây phong đầu cổng làng đang từ từ thay đổi, tán lá đã điểm thưa thớt những đốm màu vàng nhạt. Người khác có thể không nhìn thấy, chỉ có Uông Hòe ngày nào cũng nhìn nên mới có những phát hiện tinh tế và mẫn cảm ấy. Chiều tối hôm ấy, nhân viên bưu điện về làng cầm theo biên lai gửi tiền mà trước đó chú Hai đã gửi đi đưa cho Uông Hòe, trên đó ghi rõ dòng chữ “Không có người nhận”. Uông Hòe cầm lấy tờ biên lai xem đi xem lại. Địa chỉ không sai sót, họ tên cũng chẳng nhầm lẫn, vậy vấn đề chỉ có một: Uông Trường Xích đã bốc hơi! Những hy vọng của Uông Hòe trong chớp mắt đã tắt ngấm, thân hình ông mềm oặt giống hệt sợi miến đã được nấu chín. Không thấy cây phong đầu làng, không thấy cả mái ngói nhà chú Hai… Trời đất trong phút chốc bỗng tối sầm, tối đến độ xòe bàn tay trước mặt không đếm được năm ngón tay. Không có sao trời, không có ánh lửa, thậm chí không có bất kỳ một âm thanh nào. Lưu Song Cúc gọi í ới vào ăn cơm, Uông Hòe cũng chẳng nghe. Lưu Song Cúc đẩy Uông Hòe vào trong nhà, đôi mắt ông thất than nhìn bóng đèn điện, biết lúc nào thì bóng đèn mới sáng. Lưu Song Cúc nói, không phải là bóng đèn đang sáng đấy sao? Uông Hòe bảo Lưu Song Cúc đóng cửa, lôi tờ biên lai ra nói:
- Nhất định ngày mai bà phải đi lên thị trấn huyện, không được chậm trễ một khắc nào.
Lưu Song Cúc dán mắt vào bốn chữ “không có người nhận” trên biên lai, nghĩ lại cảnh một mình vò võ trên đồng ruộng, một mình quán xuyến công việc gia đình, đêm cũng như ngày chỉ một đôi chân chạy cuống cuồng, bất giác cảm thấy tủi thân, khóc nấc lên. Uông Hòe nói:
- Bà cứ khóc như thế thì thằng lắm điều Lưu Bách Điều nghe thấy. Thằng này nghe thấy thì cả thôn này nghe thấy.
Lưu Song Cúc cố nén tiếng khóc, vừa nấc vừa nói:
- Có cần phải mang chút gì theo để cho nó ăn không?
- Nếu có mang gì theo cho đồ trứng thối ấy thì nên mang cái roi!
Nửa đêm, Uông Hòe gọi Lưu Song Cúc dậy.
- Ông định làm gì thế?
- Không ngủ được, ngồi dậy có lẽ sẽ dễ chịu hơn.
Lưu Song Cúc đỡ Uông Hòe vào xe lăn rồi vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Uông Hòe lăn xe rời khỏi buồng ngủ, vào nhà bếp. Xộc vào mũi ông là mùi vị của hạt cơm thừa rau cặn. Ông mở nắp nồi cơm, nói rơi xuống đất kêu lên chát chúa. Uông Hòe cúi người nhặt nhưng cúi mãi vẫn không với tới. Ông gắng sức vươn dài cánh tay phải, chiếc đòn vắt ngang của chiếc xe lăn ép vào hông ông đau điếng, hai ngón tay chỉ đụng được vào vành của chiếc nắp nồi. Ngón tay động đậy định kẹp lấy thì chiếc nắp lại trượt về phía trước, chiếc xe lăn cũng lao theo. Uông Hòe cố gắng thêm lần nữa, vươn cánh tay phải tiếp tục nhặt lấy chiếc nắp, hai ngón lại đụng vào vành nắp. Hai đầu ngón tay thay phiên nhau khều khều, cuối cùng thì cũng kẹp được vào vành nắp, định nhấc lên nhưng… “xoẹt” một tiếng, chiếc nắp lại trượt ra xa. Uông Hòe không chịu thua, lần thứ rồi lần thứ tư… khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông mới nhặt được chiến nắp nồi lên. Ngay lúc ấy, một niềm vi dâng tràn lan toàn thân Uông Hòe. Ông giơ cao chiếc nắp quá đầu, tâm trạng hưng phấn giống như đang giơ cao chiếc huy chương vàng Olympic vậy. Chiến đấu với chiếc nắp nồi gần một tiếng đồng hồ, ông đã tạm thời xóa được bốn chữ “không có người nhận” trong đầu óc mình.
Sáng sớm hôm sau, Lưu Song Cúc vào nhà bếp mới phát hiện Uông Hòe đang ngoẹo đầu trên xe lăn ngủ ngon lành. Trước mặt ông là một đĩa trứng gà đã luộc chín và một đĩa khoai lang. Lưu Song Cúc kêu lên đầy kinh ngạc:
- Trời ơi! Sao ông lại có thể làm được việc này?
Uông Hòe bị tiếng kêu của Lưu Song Cúc làm cho tỉnh giấc, đôi mắt vẫn kèm nhèm, hấp háy.
- Không phải tối qua ông nói là phải mang gì cho nó ăn à?
- Có lẽ chúng ta đã trách nhầm nó chăng? Có thể nó đã đi ôn tập ở trường số 2, cũng có thể nó bị người ta khinh thường rồi. Dù sao thì tôi cũng cần đi với bà vào thị trấn.
- Bộ dạng ông như vậy thì đi làm sao?
- Sẽ nghĩ ra cách thôi.
Cả hai người không nỡ ăn trứng gà, chỉ gặm qua loa mấy củ khoai. Uông Hòe nhờ Lưu Bách Điều và Vương Đông buộc hai bên chiếc xe lăn hai chiếc gậy trúc rồi xuất phát ngay sau đó. Lưu Song Cúc mang túi đi phía trước, Vương Đông và Lưu Bách Điều khiêng Uông Hòe đi sau. Họ lách ca lách cách đi qua con đê, qua khúc quanh nhà họ Long, đi qua đập chứa nước, đến khi mồ hôi đổ ra ướt đầm đìa đầu tóc thì mới ra đến quốc lộ. Chờ hơn hai tiếng đồng hồ mới nhìn thấy một chiếc xe khách. Họ khiêng cả Uông Hòe lẫn chiếc xe lăn lên xe. Chiếc xe rống lên những tiếng kêu dài rồi chạy đi, một đám khói bụi bốc lên từ sau xe. Xe chạy qua một khúc quanh, nhìn qua cửa kính, Uông Hòe thấy Lưu Bách Điều và Vương Đông bị bao phủ trong làn khói bụi dày đặc, ngay cả con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn lên núi cũng bị che lấp.
Tác giả :
Đông Tây