Mộng Chiếu
Chương 2 Thủ trạc
Tiếng "loạt soạt" nhẹ của mép váy quét lên nền gạch bóng. Trên hành lang rộng thênh thang là hai nữ nhân đang rảo bước, một người dáng dấp thấp bé mảnh khảnh, sắc mặt yếu ớt tiều tụy. Bước chân nàng thong thả toát lên khí chất của một thiên kim thế gian.
Một người theo sau là nữ nhân ăn vận đơn giản, tóc chẻ ngôi giữa búi gọn sau đầu. Nàng ta bưng theo một chiếc khay gỗ, trên khay còn đặt một chiếc hộp mạ vàng chạm khắc rất tinh xảo.
Uyển Nhi nắm chặt khay gỗ, giọng nàng hơi run: "Tiểu thư đến đó...nô tì sợ lão gia sẽ làm khó người...".
Nhiếp Tư Mặc khẽ liếc nhìn thị nữ kia, khoé mắt nàng hơi cong, nhẹ giọng nói: "Ngươi lo lắng gì chứ, ta và phụ thân tuy có chút hiềm khích nhưng cũng là cha con. Người làm con như ta sao có thể vì thế mà vô tâm được".
Uyển Nhi nghe vậy chỉ biết cắn răng mà im lặng. Nhiếp Tư Mặc biết Uyển Nhi cũng vì lo cho nàng nên sinh uất hận trong lòng. Uyển Nhi hơn nàng hai tuổi, nàng ta bắt đầu vào phủ để hầu hạ nàng là lúc năm sáu tuổi. Suốt những năm hầu hạ bên tiểu chủ tử, nàng ta là người chứng kiến tất cả những ấm ức, sự bạc bẽo mà tiểu chủ tử phải gánh chịu. Đau lòng hơn cả là những tổn thương ấy đều đến từ chính những người cùng máu mủ của tiểu thư.
Không biết từ bao giờ Uyển Nhi đã con tiểu thư như muội muội của mình, chứng kiến nàng khổ sở, trong lòng nàng ta cũng đau theo.
Nhưng lực bất tòng tâm.
Bệnh của tiểu thư không đơn thuần.
Đó là bệnh nan y.
Không chỉ một mà là ba bốn thứ bệnh.
Ở cái độ tuổi mười bốn ấy đáng ra sẽ là một tiểu cô nương xinh đẹp rạng ngời, vô lo vô nghĩ thì nàng lại chỉ quanh quẩn chốn khuê với bốn bức tường kín mà bầu bạn với thuốc đắng.
Trong phòng lớn là người nam nhân trung niên, dáng dấp cao manh, y phục là dạng áo viên lĩnh xanh thẫm, đai lưng khảm ngọc quý. Dáng vẻ người này vô cung uy nghiêm chỉnh tề. Ông ta chính là Nhiếp Hoằng- chủ nhân của biệt phủ này, trưởng tử của lão thái gia Nhiếp thị.
Phòng ốc chỉnh trang, chính giữa là hai chiếc ghế gỗ chạm khắc hình chim hạc mây lành đặt cách nhau bởi một cái bàn.
Nghe lời kia của tên nô bộc, lão trầm ngâm một lát, vẻ mặt lạnh lẽo nói: "Cho vào".
Nô bộc cúi đầu rồi mở cửa chính cho tiểu thư. Nhiếp Tư Mặc nhấc vạt áo, bước lên bậc thềm rồi quỳ xuống, thị nữ Uyển Nhi cũng cúi người xuống:
"Nữ nhi tham kiến phụ thân".
"Đã lâu nữ nhi chưa đến thỉnh an phụ thân nên..."
"Ta vẫn khoẻ".
Đối mặt với sự thờ ơ kia, nàng gượng cười nói: "Phụ thân vẫn khoẻ như vậy là tiểu nữ vui rồi, nay tiểu nữ có chuẩn bị chút nhân sâm để tâm bổ cho người".
Nói rồi nàng khẽ đưa mắt nhìn Uyển Nhi bên cạnh, thấy vậy nàng ta mới tiến lên vài bước, đưa lên chiếc khay gỗ đặt hộp mà vàng. Nô bộc đi tới nhận lấy chiếc khay rồi lui về. Lúc này Nhiếp Hoằng chắp tay sau lưng, nói:
"Còn việc gì nữa không? Nếu chỉ có vậy thì lui về đi".
Đối với sự thờ ơ của phụ thân, Nhiếp Tư Mặc có chụt cứng họng, nàng ngập ngừng đáp: "Vậy tiểu nữ lui trước, phụ thân nghỉ ngơi ạ".
Uyển Nhi đỡ tiểu chủ tử đứng dậy rồi rời đi. Thấy nàng mới ra ngoài một chút thôi mà đã mệt mỏi như vậy Uyển Nhi lại thấy thật muộn phiền, nàng ta khẽ thở dài nói:
"Hay là để mai rồi hẵng đi, nô tì thấy tiểu thư mệt rồi, trở về phòng nghỉ ngơi đã".
Nhiếp Tư Mặc hơi cau mày đáp: "Đến cả ngươi cũng coi ta như người sắp chết sao? Những chuyện khác ta có thể làm ngơ nhưng sinh thần của mẫu thân thì nhất định phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Chuẩn bị xe ngựa đi".
Uyển Nhi chỉ biết gất đầu đáp vâng rồi đi chuẩn bị theo lời tiểu chủ tử.
...
Phố xá kinh thành mỗi lúc càng thêm náo nhiệt.
Xe ngựa của tam tiểu thư Nhiếp thị chạy dọc theo con phố huyên náo. Đi được một đoạn thì dừng lại trước toàn nhà cao bốn tầng trông rất trang trọng, trên biển hiệu đề ba chữ "Nguyệt Hoa Lâu".
Uyển Nhi đỡ tiểu chủ tử xuống, Nhiếp Tư Mặc đội chiếc mũ rèm trắng mỏng nhẹ chậm rãi bước xuống xe ngựa.
Ánh mắt nàng dán lên tấm bảng hiệu của lâu rồi quay sang Uyển Nhi nói: "Vào đây lựa một món cho mẫu thân".
Đoạn nàng chậm rãi bước vào cùng thị nữ. Nguyệt Hoa Lâu là một trong những nơi sa hoa bậc nhất kinh thành. Là nơi hội tụ của các thương nhân buôn bán phục sức đắt đỏ, từng món hàng ở đây đều được chế tác bởi thợ lành nghề, chất liệu là cống phẩm của các nước Tây Vực nên món hàng nào cũng rất tinh xảo và kì công.
Chỉ có giới quý tộc và thế gia mới đủ khả năng để mua những món hàng ở đây, người bình thường ít nhất phải làm việc cật lực ba năm may ra mới đủ khả năng.
Kiến trúc của toà lâu nguy nga tráng lệ, không ngoa khi nói nơi này chỉ thua kém mỗi cung điện của hoàng đế.
Nhiếp Tư Mặc đưa mắt quét một lượt xung quanh rồi rũ mắt khẽ thở dài. Những món ở đây đều quá đỗi tầm thường, không có gì đặc biệt so với phục sức mà mẫu thân nàng dùng.
Để mà nói về địa vị của Nhiếp thị thì cũng phải thuộc hàng trên cả thế gia, cơ nghiệp gây dựng tích lũy nhiều đời mà thành. Năm đời làm thượng quan đường triều, con cháu nếu không giữ quyền cao chức trọng trong triều thì cũng làm công to việc lớn. Vật dụng trong nhà luôn phải là thượng phẩm, quà tặng cho phu nhân Nhiếp thị đâu thể tầm thường được?
Uyển Nhi thấy tiểu chủ tử có vẻ không mấy thích thú mà để mắt đến những thứ đồ lấp lánh xung quanh, liền gặng hỏi:
"Tiểu thư... không có món nào ưng ý sao?".
Nhiếp Tư Mặc chỉ thờ ơ đáp: "Chất liệu quý hiếm nhưng kiểu dáng không có gì đặc biệt, ra ngoài chọn bừa cũng được mấy món tương tự".
Nhiếp tiểu thư trước nay là người không câu nệ tiểu tiết, nàng tiêu sài khá tiết kiệm. Nếu để so sánh với con em Nhiếp thị thì nàng cũng coi là giản di. Nhưng hễ có việc liên quan đến cha mẹ hay các ca ca thì nàng nhất định phải chuẩn bị thật chu đáo. Và lần này cũng không ngoại lệ.
Đi được một lúc lâu bỗng nàng dừng lại, ánh mắt nàng dán chặt lên chiếc thủ trạc bằng vàng khảm đá tinh xảo đựng trong hộp gỗ khắc hình hạc bay.
Trưởng quầy là người Hồ nhưng lại nói tiếng rất thạo, lão thấy nàng đã nhìn trúng chiếc trạc ấy liền nhanh nhảy tiếp chuyện:
"Ấy, vị cô nương này thật có mắt nhìn nha. Thủ trạc này làm hoàn toàn bằng vàng nguyên chất, trên đó còn chạm khắc hình hoa mẫu đơn nhỏ rất chi tiết. Không những vậy đâu, cô nương nhìn xem trên đó còn khảm đá hồng ngọc và hổ phác khai thác ở Tây Vực". Vừa nói lão vừa chỉ vào chiếc trạc kia.
Nhiếp Tư Mặc chỉ gật gù, thấy nàng như còn do dự, lão trưởng quầy bèn nói tiếp: "Ta thấy cô nương ăn mặc sang trọng thế này chắc cũng phải thuộc hàng thế gia. Chiếc trạc này rất hợp với bàn tay trắc trẻo của cô. Hoặc dùng để làm quà chắc chắn người được tặng sẽ rất thích". Đoạn hắn ghé nào tai nàng nói: "Đây là bản giới hạn, cô nương có đi đâu cũng không tìm thấy cái thứ hai đâu".
Nhiếp Tư Mặc cười nhạt hỏi: "Bao nhiêu?"
Lão trưởng quầy mừng rỡ giơ ba ngón tay đáp: "Ba mươi lượng bạc".
Nàng đưa mắt nhìn Uyển Nhi, thấy vậy nàng ta lấy ra số bạc rương ứng đặt lên.
Trưởng quầy hớn hở gom lại bạc rồi gói lại hàng đưa cho Uyển Nhi: "Nhị vị đi thong thả, cô nương lần sau nhớ đến mua nhé".
...
Trên đường phố người người tấp nập chen lấn nhau, hai kiện bộc theo sau bảo vệ cho tiểu thư. Uyển Nhi nhìn chiếc hộp được gói ghém kĩ lưỡng trong khăn thêu kim tuyến vàng, trong lòng có chút rầu rĩ nó:
"Tiểu thư à, ta thấy số tiền ba lượng là quá đắt. Người chưa bao giờ 'vung tay quá trán' như vậy".
Nhiếp Tư Mặc cười thầm đáp: "Đúng là trước nay ta không tiêu nhiều tiền như thế. Nhưng là sinh thần của mẫu thân một năm chỉ có một lần thì sao phải tiếc. Với lại ngươi cũng biết Nguyệt Hoa Lâu này lập ra cũng phải hơn năm năm rồi, họ phục vụ rất nhiều tôn thất trong cung, sao mà dám bán đồ không tốt".
"Khụ khụ!...Khụ...Khụ!"
Uyển Nhi hớt hải đưa cho tiểu thư chiếc khăn tay, đỡ láy nàng rồi nói: "Có phải người thấy choáng không, để nô tì cho người đi quay lại xe ngựa lấy thuốc!".
Nhiếp Tư Mặc giơ tay ra hiệu cho hai tên kiện bộ đứng lại, giọng nàng khàn đặc nói: "Không cần đâu...chỉ là bị lạnh thôi..."
Nhìn qua lớn rèm mỏng của mũ cũng có thể thoáng thấy được sắc mặt trắng bệch của nàng.
Nàng quay sang Uyển Nhi cười nói: "Đi mua ít bánh quế hoa rồi về".
...
Mùi thơm ngọt toả ra từ "Phẩm Hương Các". Nhìn vào bên trong thấy được người người đang tất bật làm việc. Người thì nhào bột, người thì thổi lửa, người thì xay nhuyễn nguyên liệu...nỗi người một việc.
Nhiếp Tư Mặc đi đến chỗ ông chủ, nàng vén mũ rèm lên cười nói: "Ông chủ! Là ta đây".
Người đàn ông chừng sáu mươi tuổi dáng người cao mặc y phục bằng vải bố hơi ngả vàng nghe thấy tiếng nàng liền quay lại mỉm cười:
"Là Nhiếp tiểu thư sao, người đến mua bánh quế hoa đúng không".
"Dạ, làm phiền ông chủ chuẩn bị cho ta một phần".
Vừa gói ghém bánh vào hộp gỗ ông vừa hỏi: "Sức khỏe tiểu thư dạo này thế nào".
"...Ta vẫn ổn". Nàng ngập ngừng một lát rồi mới nói.
Ông chủ đưa hộ gỗ cho nàng rồi nói: "Người vẫn ổn thì tốt. Cho ta gửi lời hỏi thăm đến phu nhân nhé".
Nàng đặt tiền lên tay ông chủ rồi vui vẻ cáo từ: "Ta biết rồi, chúc ông chủ buôn may bán đắt".
"Tiểu thư đi thong thả".