Mọi Điều Ta Chưa Nói
Chương 9
... Julia tròn mười tám tuổi vào ngày đầu tiên của tháng Chín năm 1989. Và để mừng sinh nhật, cô đã rời bỏ trường college nơi Anthony ghi danh cho cô, để tham dự một chương trình trao đổi quốc tế một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực bố cô đã chọn. Tiền tiết kiệm mấy năm vừa qua nhờ làm gia sư, mấy tháng trước nhờ làm người mẫu chui trong các phòng thực hành của khoa nghệ thuật hình họa, tiền ăn được của các bạn chơi trong vafi ván bài hăng say, phụ thêm vào suất học bổng rốt cuộc cô đã giành được. Phải nhờ đến sự tiếp tay của viên thư ký của Anthony Walsh thì Julia mới có thể giành được nó mà không bị ban chủ nhiệm khoa bác đơn khi xét đến khối tài sản của bố cô. Wallace đã miễn cưỡng và với rất nhiều câu kiểu như “Thưa cô, cô bảo tôi làm gì thế này, nếu bố cô biết chuyện”, chấp nhận ký vào mẫu chứng thực rằng, từ lâu nay, chủ của ông không còn chu cấp cho các nhu cầu của con gái nữa. Và khi trình ra những giấy chứng nhận để làm việc, Julia đã thuyết phục được phòng tài vụ của trường đại học.
Một tấm hộ chiếu lấy lại được trong chuyến thăm ngắn ngủi và huyên náo tại ngôi nhà bố cô đang sống trên Đại lộ Công viên, một tiếng sập cửa mạnh và Julia ngồi lên một chiếc xe bus chạy thẳng hướng sân bay JFK, hạ cánh xuống Paris lúc sáng sớm ngày mồng 6 tháng Mười năm 1989,
Một căn phòng ký túc mà cô bất ngờ gặp lại. Chiếc bàn bằng gỗ kê sát cửa sổ, với quang cảnh độc nhất vô nhị hướng ra mái của Đài Thiên văn; chiếc ghế sắt tây, cây đèn sót lại từ thế kỷ trước; chiếc giường với những tấm trải hơi thô ráp, nhưng tỏa ra mùi thơm dễ chịu, hai cô bạn cùng tầng, tên họ vẫn bị cầm tù trong quá khứ. Đại lộ Saint-Michel cô vẫn thả bộ mỗi ngày để đến trường Mỹ thuật. Tiệm cà phê nằm ở góc đại lộ Arago và những người ngồi ở quầy vừa hút thuốc vừa uống thứ cà phê pha lẫn rượu cô nhắc vào buổi sáng. Giấc mơ độc lập của cô đã thành hiện thực và không một anh chàng ve vãn nào có thể phá rối được chuyện học của cô. Từ tối đến sáng rồi từ sáng tới tối, Julia vẽ. Cô đã ngồi thử gần như hết những băng ghế trong vườn hoa Luxembourg, dọc ngang khắp các lối đi, nằm dài trên những bãi cỏ có biển cấp giẫm lên, để quan sát trên đó dáng đi vụng về của những chú chim, những kẻ duy nhất được phép đặt chân lên cỏ. Tháng Mười trôi qua, và mở đầu của mùa thu đầu tiên của cô tại Paris đã bị bôi xóa trong những ngày đầu tiên âm u của tháng Mười một.
Trong quán cà phê Arago, một tối như mọi tối khác, các sinh viên trường Sorbonne thảo luận hăng say về tình hình chiến sự tại Đức. Từ đầu tháng Chín, hàng nghìn người Đông Đức đã vượt biên giới với Hungary để cố vượt sang phía Tây. Hôm qua, một triệu người Đông Đức đã diễu hành biểu tình trên các đường phố Berlin.
- Đúng là một sự kiện lịch sử! một người trong số họ kêu lên.
Cậu ta là Antoine.
Và một đống kỷ niệm sống lại trong ký ức của cô.
- Phải đến đó thôi, một người đề xuất.
Cậu này là Mathias. Em còn nhớ, cậu ta hút thuốc suốt ngày, nổi khùng vì chuyện không đâu, nói liên mồm và khi chẳng còn gì để nói, cậu ta hát lầm rầm. Em chưa từng gặp ai sợ sự yên lặng đến thế.
Một nhóm người được hình thành. Một chiếc ô tô sẽ xuất phát ngay trong đêm đó, thẳng hướng biên giới với Đức. Thay phiên nhau cầm lái, họ sẽ đến Berlin tầm mười hai giờ trưa.
Điều gì đã xui khiến Julia giơ tay giữa quán cà phê Arago vào tối hôm đó? Sức mạnh nào đã dẫn cô tới ngồi vào bàn của đám sinh viên Sorbonne?
- Tôi có thể đi cùng các bạn không? Cô hỏi khi tiến lại gần họ.
Em còn nhớ rõ từng từ một.
- Tôi biết lái xe và tôi đã ngủ cả ngày hôm nay rồi.
Em đã nói dối.
- Tôi có thể lái xe hàng giờ liền.
Antoine hỏi ý kiến cử tọa. Là Antoine hay Mathias nhỉ? Có quan trọng gì đâu bởi vì sự biểu quyết – gần như đa số - đã sát nhập cô vào sự nghiệp hào hùng sắp diễn ra.
- Một cô gái người Mỹ, ta phải cho họ thấy điều này! Mathias thêm vào trong khi Antoine hãy còn lưỡng lự.
Rồi anh vừa giơ tay vừa kết luận:
- Ngày nào đó, khi trở về nước, cô ấy sẽ làm chứng cho thiện cảm của người Pháp đối với tất cả những cuộc cách mạng đang được tiến hành.
Người ta dịch ghế ra, Julia đã ngồi giữa những người bạn mới. Một lát sau, họ ôm hôn nhau trên đại lộ Arago, những nụ hôn tặng cho những gương mặt mà cô không quen biết, nhưng vì cô tham gia vào chuyến đi cần phải nói lời tạm biệt với những người ở lại Paris. Cả nghìn kilomet phải vượt qua, không có thời gian để lần chần. Đêm ngày mồng 7 tháng Mười một ấy, khi ngược dòng sông Seine dọc theo bờ kè Bercy, Julia không một giây nào ngờ được rằng cô đang vĩnh biệt Paris và sẽ không bao giờ thấy lại mái của Đài Thiên văn từ khung cửa sổ phòng ký túc của mình nữa.
Senlis, Compiègne, Amiens, Cambrai, bao nhiêu cái tên bí ẩn ghi trên những bảng chỉ đường lần lượt diễu qua trước mắt cô là chừng ấy thành phố còn xa lạ.
Trước nửa đêm, họ cho xe chạy về hướng biên giới Bỉ, Julia bắt đầu cầm lái từ Valenciennes.
Ở biên giới, các nhân viên hải quan ngạc nhiên vì tấm hộ chiếu Mỹ mà Julia xuất trình cho họ, nhưng tấm thẻ sinh viên đại học Mỹ thuật thay cho giấy thông hành và chuyến đi lại tiếp tục.
Mathias hát không ngừng khiến Antoine phát cáu, nhưng em thì bắt đầu cố gắng nhớ lời bài hát mà không phải lúc nào em cũng hiểu được, và chuyện ấy giữ em tỉnh táo.
Cái ý nghĩ ấy khiến Julia bật cười và những kỷ niệm khác dồn dập kéo đến. Điểm dừng chân đầu tiên tại bại đỗ dọc theo xa lộ. Sau khi đếm tiền đem theo; cả bọn đã chọn bánh mỳ que kèm vài lát giăm bông. Một chai Coca-Cola được mua để chào mừng cô, cuối cùng cô chỉ uống được một ngụm.
Những người bạn đồng hành nói quá nhanh và nhiều câu cô không tài nào hiểu nổi. Chính cô, người cứ ngỡ rằng sáu năm học tiếng Pháp hầu như đã biến cô thành người thông thạo hai ngôn ngữ. Tại sao bố lại muốn em học thứ tiếng này nhỉ? Có phải để tưởng nhớ quãng thời gian vài tháng sống tại Montréal không? Nhưng đã phải tiếp tục lên đường rồi.
Sau Mons, họ đã rẽ nhầm đường tại ngã tư La Louvière. Chuyến đi qua Bruxelles trở thành một cuộc phiêu lưu. Bên đó người ta cũng nói tiếng Pháp, nhưng với một ngữ điệu khiến cho tiếng Pháp trở nên dễ hiểu hơn đối với một người Mỹ ngay cả khi nhiều thành ngữ cô hoàn toàn chưa được biết. Và tại sao chuyện đó lại khiến Mathias cười nhiều đến vậy, khi một người qua đường lịch sự chỉ cho họ đường dẫn đến Liège. Antoine thực hiện lại những tính toán, phải đi vòng sẽ khiến họ mất hơn một giờ đường và Mathias năn nỉ họ hãy tăng tốc. Cuộc cách mạng sẽ không đợi họ. Một điểm mới trên bản đồ, quay trở lại ngay lập tức, đường phía Bắc sẽ quá dài, họ sẽ đi bằng đường phía Nam, theo hướng Düseldorf.
Nhưng trước tiên phải vượt qua tỉnh Brabant thuộc vùng Flandré. Ở đây, tiếng Pháp bị xóa sổ. Xứ sở mới kỳ lạ làm sao, người ta nói ba thứ tiếng kahsc nhau đến thế với khoảng cách chỉ vài cây số! “Xứ sở của phim hoạt hình và sự hóm hỉnh” Mathias đã trả lời trong khi truyền đạt với Julia mệnh lệnh tăng tốc hơn nữa. Khi tới gần Liège, hai mí mắt cô trĩu xuống, và chiếc ô tô lạng đi một cách đáng lo ngại.
Phải dừng lại trên làn đường dành cho trường hợp khẩn cấp để tĩnh tâm lại, lời quở trách của Antoine và cách ly ra băng ghế sau.
Hình phạt không gây đau đớn, Julia không bao giờ nhớ được chuyến qua đồn biên phòng Tây Đức. Mathias, người có giấy thông hành ngoại giao nhờ có bố làm đại sứ, đã dỗ dành nhân viên hải quan để vào cái giờ muộn này người ta không đánh thức cô chị cùng cha khác mẹ của mình dậy. Cô ấy vừa đến từ châu Mỹ.
Cảm thông, nhân viên hải quan bằng lòng xem xét những giấy tờ còn lại trong hộc đựng găng.
Khi Julia lại mở mắt ra, họ đã tới Dortmund. Với sự nhất trí chỉ trừ một phiếu – vì người ta đâu có hỏi ý kiến cô -, một trạm dừng chân – bữa sáng trong một quán cà phê thích hợp – đã được bỏ phiếu thông qua. Đó là buổi sáng ngày mồng 8 tháng Mười một và là lần đầu tiên trong đời, Julia thức dậy trên lãnh thổ Đức. Hôm sau, thế giới mà cô hằng biết cho tới thời điểm đó sẽ hoàn toàn đảo lộn, cuốn cuộc đời thiếu nữ của cô vào một hành trình không định trước.
Qua Bielefeld rồi, họ tiến gần đến Hanovre, Julia lại cầm lái. Antoine muốn phản đối, nhưng cả anh lẫn Mathias đều không còn đủ tỉnh táo để lái xe trong khi Berlin vẫn còn xa. Hai bạn đồng hành nhanh chóng ngủ thiếp đi và Julia rốt cuộc cũng tận hưởng được vài giây phút yên tĩnh ngắn ngủi. Lúc bấy giờ họ đã đến gần Helmstedt. Ở đây đường đi sẽ nguy hiểm hơn. Phía trước họ là những hàng rào dây thép gai ấn định biên giới của Đông Đức. Mathias mở hé một mắt và ra lệnh cho Julia nhanh chóng tấp vào vệ đường.
Nhiệm vụ được phân công, Miathias phải cầm lái, Antoine ngồi đằng trước còn Julia xuống ngồi ghế sau. Hộ chiếu ngoại giao của anh sẽ là câu thần chú để thuyết phục các nhân viên hải quan để họ tiếp tục lên đường. “Tổng diễn tập” Mathias ra chỉ thị. Không hé một lời nào về mục đích thực sự của họ. Khi người ta hỏi họ mục đích chuyến đi đến RDA[3], Mathias sẽ đáp rằng anh đến thăm bố anh, nhà ngoại giao đang làm việc tại Berlin, Julia sẽ lợi dụng quốc tịch Mỹ của cô, bố cô cũng sẽ trở thành viên chức làm việc tại Berlin. “Thế còn tôi?” Antoine hỏi. “Còn cậu sẽ ngậm miệng lại?” Mathias đáp và lại cho xe khởi động.
[3] Viết tắt của République Démocratique Allemande: Cộng hòa Dân chủ Đức.
Bên phải, một cánh rừng lãnh sam rậm rạp viền theo con đường. Ở bìa rừng hiện ra những khối tối thẫm của đồn biên phòng. Khu vực này rộng đến mức trông giống như một nhà ga liên vận. Chiếc ô tô lách vào giữa hai xe tải. Một viên sĩ quan ra hiệu cho họ đổi làn đường. Mathias không còn mỉm cười nữa.
Vượt qua các ngọn cây mất hút về phía xa, hai cây cột cổng có trang bị đèn chiếu mọc lên ở cả hai bên. Ngay bên dưới là bốn chòi canh. Một tấm biển ghi rõ “Marienborn, Border Check-point” nhô ra trên những cánh cổng có chăng lưới sắt đóng lại sau mỗi lần có một xe đi qua.
Tại trạm kiểm soát đầu tiên, người ta buộc họ mở cốp xe. Người ta tiến hành lục soát túi đeo của Antoine và Mathias, và Julia nhận ra là cô không mang theo bất cứ đồ đạc nào cả. Mệnh lệnh mới là tiến lên, xa hơn một quãng; họ buộc phải đi qua một hành lang hai bên là những lán trại bằng tôn múi màu trắng, nơi những tấm thẻ căn cước đến lượt chúng sẽ được kiểm tra. Một sĩ quan lệnh cho Mathias tấp vào lề và đi theo anh ta. Antoine lẩm nhẩm rằng chuyến đi này là một hành động thuần túy điên rồ, rằng ngay từ đầu anh đã nói vậy và Mathias nhắc anh nhớ những quân lệnh đã được thông qua trước khi lại ngồi vào sau tay lái. Bằng ánh mắt, Julia hỏi anh điều anh chờ đợi ở cô. Mathias đã cầm hộ chiếu của bọn em, em vẫn còn nhớ như in. Cậu ấy đi theo nhân viên hải quan. Em cùng Antoine đã đợi cậu ấy và ngay cả khi không có ai khác ngoài bọn em dưới cái khung nhà bằng kim loại toát lên vẻ sầu thảm đó, bọn em cũng không hé nửa lời, tuân thủ quân lệnh từng li từng tí. Và rồi Mathias lại xuất hiện, một quân nhân đi theo cậu ấy. Người lính trẻ nhìn bọn em hết người này đến người kia. Anh ta trả lại ba tấm hộ chiếu cho Mathias và ra hiệu cho cậu ấy đi qua. Em chưa bao giờ thấy sợ như thế, chưa bao giờ cảm nhận cái thứ cảm giác xâm nhập này đang lẩn vào dưới da thịt và khiến ta lạnh thấu đến tận xương tủy. Chiếc ô tô chạy chầm chậm, cho tới trạm kiểm soát kế tiếp và một lần nữa dừng lại dưới một khung nhà sơ sài rộng mênh mông, nơi tất cả lại bắt đầu. Mathias lại đi về phía những lán trại khác và cuối cùng, khi cậu ấy quay lại với nụ cười trên môi, bọn em hiểu rằng lần này đường tới Berlin đã được thông suốt. Cấm không được rời xa lộ chừng nào chưa tới đích.
* * *
Cơn gió nhẹ thổi trên lối đi dạo nơi bến cảng cũ của Montréal khiến Julia rùng mình. Nhưng mắt cô vẫn đóng đinh trên nét mặt người đàn ông được vẽ bằng chì than, một gương mặt hiện lên từ một thời đại khác, trên một tấm toan trắng hơn nhiều so với những tấm tôn múi của lán trại được dựng lên nơi biên giới chia cắt nước Đức ngày trước.
* * *
Trong lúc đó em đang trên đường tiến về phía anh. Bọn em vẫn vô tư lự và anh vẫn còn sống.
Mathias phải mất đến hơn một tiếng đồng hồ sau mới trở lại là người hay hát. Ngoại trừ vài chiếc xe tải, những phương tiện vận chuyển duy nhất mà họ đi ngược chiều hoặc vượt lên trước là những chiếc Trabant[4]. Như thể dân chúng ở đất nước này muốn sở hữu cùng một loại ô tô, để không bao giờ đua tranh với ô tô của nước láng giềng. Ô tô của họ gây ấn tượng mạnh, chiếc Peugeor 504 lướt đi kiêu hãnh trên xa lộ của RDA; không một người lái xe nào là không nhìn nó với vẻ thán phục khi bị nó vượt lên trước.
[4] Mẫu xe hơi cổ được chế tạo bởi hãng Zwickau, rất phổ biến tại Đông Đức trong nửa sau thế kỷ XX.
Tới Schermen, Theessen, Köpernitz, qua Magdeburg và cuối cùng là Postdam; Berlin chỉ còn cách năm mươi cây số. Antoine muốn là người cầm lái khi họ vào đến vùng ngoại ô, anh bày tỏ mong muốn đó chẳng khác nào ra lệnh. Julia cười phá lên, nhắc lại rằng chính những người đồng hương của cô đã giải phóng thành phố này cách đây đã gần bốn mươi lăm năm.
- Và giờ họ vẫn ở đó! Antoine đáp ngay với giọng gay gắt.
- Cùng với người Pháp các anh! Julia cũng xẵng giọng bẻ lại.
- Hai người làm tôi phát ngán rồi đấy! Mathias kết luận.
Và một lần nữa, họ câm lặng cho đến đường biên giới tiếp ở cửa ngõ của một hòn đảo nhỏ thuộc phía Tây lọt trong phần lãnh thổ Đông Đức; họ không nói lời nào, cho đến khi vào thành phố nơi Mathias đột nhiên hô lên: Ich Bin ein Berliner[5]!
[5] Tiếng Đức: Tôi là người Berlin.
Một tấm hộ chiếu lấy lại được trong chuyến thăm ngắn ngủi và huyên náo tại ngôi nhà bố cô đang sống trên Đại lộ Công viên, một tiếng sập cửa mạnh và Julia ngồi lên một chiếc xe bus chạy thẳng hướng sân bay JFK, hạ cánh xuống Paris lúc sáng sớm ngày mồng 6 tháng Mười năm 1989,
Một căn phòng ký túc mà cô bất ngờ gặp lại. Chiếc bàn bằng gỗ kê sát cửa sổ, với quang cảnh độc nhất vô nhị hướng ra mái của Đài Thiên văn; chiếc ghế sắt tây, cây đèn sót lại từ thế kỷ trước; chiếc giường với những tấm trải hơi thô ráp, nhưng tỏa ra mùi thơm dễ chịu, hai cô bạn cùng tầng, tên họ vẫn bị cầm tù trong quá khứ. Đại lộ Saint-Michel cô vẫn thả bộ mỗi ngày để đến trường Mỹ thuật. Tiệm cà phê nằm ở góc đại lộ Arago và những người ngồi ở quầy vừa hút thuốc vừa uống thứ cà phê pha lẫn rượu cô nhắc vào buổi sáng. Giấc mơ độc lập của cô đã thành hiện thực và không một anh chàng ve vãn nào có thể phá rối được chuyện học của cô. Từ tối đến sáng rồi từ sáng tới tối, Julia vẽ. Cô đã ngồi thử gần như hết những băng ghế trong vườn hoa Luxembourg, dọc ngang khắp các lối đi, nằm dài trên những bãi cỏ có biển cấp giẫm lên, để quan sát trên đó dáng đi vụng về của những chú chim, những kẻ duy nhất được phép đặt chân lên cỏ. Tháng Mười trôi qua, và mở đầu của mùa thu đầu tiên của cô tại Paris đã bị bôi xóa trong những ngày đầu tiên âm u của tháng Mười một.
Trong quán cà phê Arago, một tối như mọi tối khác, các sinh viên trường Sorbonne thảo luận hăng say về tình hình chiến sự tại Đức. Từ đầu tháng Chín, hàng nghìn người Đông Đức đã vượt biên giới với Hungary để cố vượt sang phía Tây. Hôm qua, một triệu người Đông Đức đã diễu hành biểu tình trên các đường phố Berlin.
- Đúng là một sự kiện lịch sử! một người trong số họ kêu lên.
Cậu ta là Antoine.
Và một đống kỷ niệm sống lại trong ký ức của cô.
- Phải đến đó thôi, một người đề xuất.
Cậu này là Mathias. Em còn nhớ, cậu ta hút thuốc suốt ngày, nổi khùng vì chuyện không đâu, nói liên mồm và khi chẳng còn gì để nói, cậu ta hát lầm rầm. Em chưa từng gặp ai sợ sự yên lặng đến thế.
Một nhóm người được hình thành. Một chiếc ô tô sẽ xuất phát ngay trong đêm đó, thẳng hướng biên giới với Đức. Thay phiên nhau cầm lái, họ sẽ đến Berlin tầm mười hai giờ trưa.
Điều gì đã xui khiến Julia giơ tay giữa quán cà phê Arago vào tối hôm đó? Sức mạnh nào đã dẫn cô tới ngồi vào bàn của đám sinh viên Sorbonne?
- Tôi có thể đi cùng các bạn không? Cô hỏi khi tiến lại gần họ.
Em còn nhớ rõ từng từ một.
- Tôi biết lái xe và tôi đã ngủ cả ngày hôm nay rồi.
Em đã nói dối.
- Tôi có thể lái xe hàng giờ liền.
Antoine hỏi ý kiến cử tọa. Là Antoine hay Mathias nhỉ? Có quan trọng gì đâu bởi vì sự biểu quyết – gần như đa số - đã sát nhập cô vào sự nghiệp hào hùng sắp diễn ra.
- Một cô gái người Mỹ, ta phải cho họ thấy điều này! Mathias thêm vào trong khi Antoine hãy còn lưỡng lự.
Rồi anh vừa giơ tay vừa kết luận:
- Ngày nào đó, khi trở về nước, cô ấy sẽ làm chứng cho thiện cảm của người Pháp đối với tất cả những cuộc cách mạng đang được tiến hành.
Người ta dịch ghế ra, Julia đã ngồi giữa những người bạn mới. Một lát sau, họ ôm hôn nhau trên đại lộ Arago, những nụ hôn tặng cho những gương mặt mà cô không quen biết, nhưng vì cô tham gia vào chuyến đi cần phải nói lời tạm biệt với những người ở lại Paris. Cả nghìn kilomet phải vượt qua, không có thời gian để lần chần. Đêm ngày mồng 7 tháng Mười một ấy, khi ngược dòng sông Seine dọc theo bờ kè Bercy, Julia không một giây nào ngờ được rằng cô đang vĩnh biệt Paris và sẽ không bao giờ thấy lại mái của Đài Thiên văn từ khung cửa sổ phòng ký túc của mình nữa.
Senlis, Compiègne, Amiens, Cambrai, bao nhiêu cái tên bí ẩn ghi trên những bảng chỉ đường lần lượt diễu qua trước mắt cô là chừng ấy thành phố còn xa lạ.
Trước nửa đêm, họ cho xe chạy về hướng biên giới Bỉ, Julia bắt đầu cầm lái từ Valenciennes.
Ở biên giới, các nhân viên hải quan ngạc nhiên vì tấm hộ chiếu Mỹ mà Julia xuất trình cho họ, nhưng tấm thẻ sinh viên đại học Mỹ thuật thay cho giấy thông hành và chuyến đi lại tiếp tục.
Mathias hát không ngừng khiến Antoine phát cáu, nhưng em thì bắt đầu cố gắng nhớ lời bài hát mà không phải lúc nào em cũng hiểu được, và chuyện ấy giữ em tỉnh táo.
Cái ý nghĩ ấy khiến Julia bật cười và những kỷ niệm khác dồn dập kéo đến. Điểm dừng chân đầu tiên tại bại đỗ dọc theo xa lộ. Sau khi đếm tiền đem theo; cả bọn đã chọn bánh mỳ que kèm vài lát giăm bông. Một chai Coca-Cola được mua để chào mừng cô, cuối cùng cô chỉ uống được một ngụm.
Những người bạn đồng hành nói quá nhanh và nhiều câu cô không tài nào hiểu nổi. Chính cô, người cứ ngỡ rằng sáu năm học tiếng Pháp hầu như đã biến cô thành người thông thạo hai ngôn ngữ. Tại sao bố lại muốn em học thứ tiếng này nhỉ? Có phải để tưởng nhớ quãng thời gian vài tháng sống tại Montréal không? Nhưng đã phải tiếp tục lên đường rồi.
Sau Mons, họ đã rẽ nhầm đường tại ngã tư La Louvière. Chuyến đi qua Bruxelles trở thành một cuộc phiêu lưu. Bên đó người ta cũng nói tiếng Pháp, nhưng với một ngữ điệu khiến cho tiếng Pháp trở nên dễ hiểu hơn đối với một người Mỹ ngay cả khi nhiều thành ngữ cô hoàn toàn chưa được biết. Và tại sao chuyện đó lại khiến Mathias cười nhiều đến vậy, khi một người qua đường lịch sự chỉ cho họ đường dẫn đến Liège. Antoine thực hiện lại những tính toán, phải đi vòng sẽ khiến họ mất hơn một giờ đường và Mathias năn nỉ họ hãy tăng tốc. Cuộc cách mạng sẽ không đợi họ. Một điểm mới trên bản đồ, quay trở lại ngay lập tức, đường phía Bắc sẽ quá dài, họ sẽ đi bằng đường phía Nam, theo hướng Düseldorf.
Nhưng trước tiên phải vượt qua tỉnh Brabant thuộc vùng Flandré. Ở đây, tiếng Pháp bị xóa sổ. Xứ sở mới kỳ lạ làm sao, người ta nói ba thứ tiếng kahsc nhau đến thế với khoảng cách chỉ vài cây số! “Xứ sở của phim hoạt hình và sự hóm hỉnh” Mathias đã trả lời trong khi truyền đạt với Julia mệnh lệnh tăng tốc hơn nữa. Khi tới gần Liège, hai mí mắt cô trĩu xuống, và chiếc ô tô lạng đi một cách đáng lo ngại.
Phải dừng lại trên làn đường dành cho trường hợp khẩn cấp để tĩnh tâm lại, lời quở trách của Antoine và cách ly ra băng ghế sau.
Hình phạt không gây đau đớn, Julia không bao giờ nhớ được chuyến qua đồn biên phòng Tây Đức. Mathias, người có giấy thông hành ngoại giao nhờ có bố làm đại sứ, đã dỗ dành nhân viên hải quan để vào cái giờ muộn này người ta không đánh thức cô chị cùng cha khác mẹ của mình dậy. Cô ấy vừa đến từ châu Mỹ.
Cảm thông, nhân viên hải quan bằng lòng xem xét những giấy tờ còn lại trong hộc đựng găng.
Khi Julia lại mở mắt ra, họ đã tới Dortmund. Với sự nhất trí chỉ trừ một phiếu – vì người ta đâu có hỏi ý kiến cô -, một trạm dừng chân – bữa sáng trong một quán cà phê thích hợp – đã được bỏ phiếu thông qua. Đó là buổi sáng ngày mồng 8 tháng Mười một và là lần đầu tiên trong đời, Julia thức dậy trên lãnh thổ Đức. Hôm sau, thế giới mà cô hằng biết cho tới thời điểm đó sẽ hoàn toàn đảo lộn, cuốn cuộc đời thiếu nữ của cô vào một hành trình không định trước.
Qua Bielefeld rồi, họ tiến gần đến Hanovre, Julia lại cầm lái. Antoine muốn phản đối, nhưng cả anh lẫn Mathias đều không còn đủ tỉnh táo để lái xe trong khi Berlin vẫn còn xa. Hai bạn đồng hành nhanh chóng ngủ thiếp đi và Julia rốt cuộc cũng tận hưởng được vài giây phút yên tĩnh ngắn ngủi. Lúc bấy giờ họ đã đến gần Helmstedt. Ở đây đường đi sẽ nguy hiểm hơn. Phía trước họ là những hàng rào dây thép gai ấn định biên giới của Đông Đức. Mathias mở hé một mắt và ra lệnh cho Julia nhanh chóng tấp vào vệ đường.
Nhiệm vụ được phân công, Miathias phải cầm lái, Antoine ngồi đằng trước còn Julia xuống ngồi ghế sau. Hộ chiếu ngoại giao của anh sẽ là câu thần chú để thuyết phục các nhân viên hải quan để họ tiếp tục lên đường. “Tổng diễn tập” Mathias ra chỉ thị. Không hé một lời nào về mục đích thực sự của họ. Khi người ta hỏi họ mục đích chuyến đi đến RDA[3], Mathias sẽ đáp rằng anh đến thăm bố anh, nhà ngoại giao đang làm việc tại Berlin, Julia sẽ lợi dụng quốc tịch Mỹ của cô, bố cô cũng sẽ trở thành viên chức làm việc tại Berlin. “Thế còn tôi?” Antoine hỏi. “Còn cậu sẽ ngậm miệng lại?” Mathias đáp và lại cho xe khởi động.
[3] Viết tắt của République Démocratique Allemande: Cộng hòa Dân chủ Đức.
Bên phải, một cánh rừng lãnh sam rậm rạp viền theo con đường. Ở bìa rừng hiện ra những khối tối thẫm của đồn biên phòng. Khu vực này rộng đến mức trông giống như một nhà ga liên vận. Chiếc ô tô lách vào giữa hai xe tải. Một viên sĩ quan ra hiệu cho họ đổi làn đường. Mathias không còn mỉm cười nữa.
Vượt qua các ngọn cây mất hút về phía xa, hai cây cột cổng có trang bị đèn chiếu mọc lên ở cả hai bên. Ngay bên dưới là bốn chòi canh. Một tấm biển ghi rõ “Marienborn, Border Check-point” nhô ra trên những cánh cổng có chăng lưới sắt đóng lại sau mỗi lần có một xe đi qua.
Tại trạm kiểm soát đầu tiên, người ta buộc họ mở cốp xe. Người ta tiến hành lục soát túi đeo của Antoine và Mathias, và Julia nhận ra là cô không mang theo bất cứ đồ đạc nào cả. Mệnh lệnh mới là tiến lên, xa hơn một quãng; họ buộc phải đi qua một hành lang hai bên là những lán trại bằng tôn múi màu trắng, nơi những tấm thẻ căn cước đến lượt chúng sẽ được kiểm tra. Một sĩ quan lệnh cho Mathias tấp vào lề và đi theo anh ta. Antoine lẩm nhẩm rằng chuyến đi này là một hành động thuần túy điên rồ, rằng ngay từ đầu anh đã nói vậy và Mathias nhắc anh nhớ những quân lệnh đã được thông qua trước khi lại ngồi vào sau tay lái. Bằng ánh mắt, Julia hỏi anh điều anh chờ đợi ở cô. Mathias đã cầm hộ chiếu của bọn em, em vẫn còn nhớ như in. Cậu ấy đi theo nhân viên hải quan. Em cùng Antoine đã đợi cậu ấy và ngay cả khi không có ai khác ngoài bọn em dưới cái khung nhà bằng kim loại toát lên vẻ sầu thảm đó, bọn em cũng không hé nửa lời, tuân thủ quân lệnh từng li từng tí. Và rồi Mathias lại xuất hiện, một quân nhân đi theo cậu ấy. Người lính trẻ nhìn bọn em hết người này đến người kia. Anh ta trả lại ba tấm hộ chiếu cho Mathias và ra hiệu cho cậu ấy đi qua. Em chưa bao giờ thấy sợ như thế, chưa bao giờ cảm nhận cái thứ cảm giác xâm nhập này đang lẩn vào dưới da thịt và khiến ta lạnh thấu đến tận xương tủy. Chiếc ô tô chạy chầm chậm, cho tới trạm kiểm soát kế tiếp và một lần nữa dừng lại dưới một khung nhà sơ sài rộng mênh mông, nơi tất cả lại bắt đầu. Mathias lại đi về phía những lán trại khác và cuối cùng, khi cậu ấy quay lại với nụ cười trên môi, bọn em hiểu rằng lần này đường tới Berlin đã được thông suốt. Cấm không được rời xa lộ chừng nào chưa tới đích.
* * *
Cơn gió nhẹ thổi trên lối đi dạo nơi bến cảng cũ của Montréal khiến Julia rùng mình. Nhưng mắt cô vẫn đóng đinh trên nét mặt người đàn ông được vẽ bằng chì than, một gương mặt hiện lên từ một thời đại khác, trên một tấm toan trắng hơn nhiều so với những tấm tôn múi của lán trại được dựng lên nơi biên giới chia cắt nước Đức ngày trước.
* * *
Trong lúc đó em đang trên đường tiến về phía anh. Bọn em vẫn vô tư lự và anh vẫn còn sống.
Mathias phải mất đến hơn một tiếng đồng hồ sau mới trở lại là người hay hát. Ngoại trừ vài chiếc xe tải, những phương tiện vận chuyển duy nhất mà họ đi ngược chiều hoặc vượt lên trước là những chiếc Trabant[4]. Như thể dân chúng ở đất nước này muốn sở hữu cùng một loại ô tô, để không bao giờ đua tranh với ô tô của nước láng giềng. Ô tô của họ gây ấn tượng mạnh, chiếc Peugeor 504 lướt đi kiêu hãnh trên xa lộ của RDA; không một người lái xe nào là không nhìn nó với vẻ thán phục khi bị nó vượt lên trước.
[4] Mẫu xe hơi cổ được chế tạo bởi hãng Zwickau, rất phổ biến tại Đông Đức trong nửa sau thế kỷ XX.
Tới Schermen, Theessen, Köpernitz, qua Magdeburg và cuối cùng là Postdam; Berlin chỉ còn cách năm mươi cây số. Antoine muốn là người cầm lái khi họ vào đến vùng ngoại ô, anh bày tỏ mong muốn đó chẳng khác nào ra lệnh. Julia cười phá lên, nhắc lại rằng chính những người đồng hương của cô đã giải phóng thành phố này cách đây đã gần bốn mươi lăm năm.
- Và giờ họ vẫn ở đó! Antoine đáp ngay với giọng gay gắt.
- Cùng với người Pháp các anh! Julia cũng xẵng giọng bẻ lại.
- Hai người làm tôi phát ngán rồi đấy! Mathias kết luận.
Và một lần nữa, họ câm lặng cho đến đường biên giới tiếp ở cửa ngõ của một hòn đảo nhỏ thuộc phía Tây lọt trong phần lãnh thổ Đông Đức; họ không nói lời nào, cho đến khi vào thành phố nơi Mathias đột nhiên hô lên: Ich Bin ein Berliner[5]!
[5] Tiếng Đức: Tôi là người Berlin.
Tác giả :
Marc Levy