Mở To Đôi Mắt Xinh Đẹp Của Em
Chương 30: Trí tuệ Trung Quốc toàn thắng: Mở to đôi mắt Trung Quốc xinh đẹp
Ngày 12 tháng Tư. Sở dĩ Tuyết Nhung chọn nó là vì hai năm trước đúng vào ngày này mẹ cô đã từ giã cõi đời. Bất luận là ở Trung Quốc hay ở Mỹ, đối với Tuyết Nhung, ngày 12 tháng Tư đều là ngày khủng khiếp nhất. Vậy nên, bây giờ, cô muốn ngày 12 tháng Tư lại càng trở nên có ý nghĩa hơn với mình.
Mặc dù vào thời điểm này, tuyết lạnh đã không còn hiện hữu khắp nơi, nhưng Tuyết Nhung vẫn cảm thấy được cái lạnh run người từ những cơn gió thổi về từ những cánh đồng phương xa. Sáng sớm, khi mặt trời ló dạng, trời đất vẫn còn mờ mịt, xế chiều khi mặt trời lặn, ánh hoàng hôn lại lặng lẽ thở dài. Bởi vì nơi Tuyết Nhung sống là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây nước Mỹ, một thành phố nằm ẩn mình ven hồ Mi-chi-gân với thời tiết nóng lạnh thất thường.
Chính trên mảnh đất này, Tuyết Nhung sẽ dùng trí tuệ của mình để làm nên một bộ phim để đời và hay ho hơn cả những bộ phim của Hollywood. Đầu tiên, cô thuê một phòng tầng bảy của khách sạn cao nhất nằm ở khu trung tâm thành phố. Phía dưới căn phòng là một bãi đỗ xe công cộng rộng rãi và có nhiều người qua lại. Ngày 12 tháng Tư đúng vào thứ Hai, tất cả các công ty đều làm việc, nên người đi làm rất đông. Thành phố nhỏ này vì thế cũng trở nên hối hả, bận rộn hơn.
Mười một giờ, Tuyết Nhung bắt đầu chuẩn bị những bước cuối cùng. Trong đầu cô nghĩ, từ khi quen biết nhau đến giờ, cô và Lancer đã cùng nhau làm bao nhiêu chuyện được truyền hình trực tiếp: Lần thứ nhất là ở quán cà phê Starbucks, lần thứ hai là ở nhà hàng Red Lobster đúng vào ngày Lễ Tình nhân, lần thứ ba là ở “Đường hầm tình yêu” của Las Vegas… Những kỉ niệm cả đời không thể quên ấy bây giờ chỉ khiến trái tim cô như bị xát muối, chua xót và đau đớn vô cùng. Lancer chính là người đạo diễn tất cả những trò đó khi cô hoàn toàn không biết gì. Vậy thì bây giờ, đến lượt cô làm đạo diễn. Cô khoác lên mình một chiếc váy trơn màu đen kiểu Trung Quốc. Đó chính là chiếc váy cô đã mặc trong đám trang của mẹ, và vẫn luôn mang theo bên mình như một món đồ kỉ niệm. Vì đã lâu không mặc tới nên chiếc váy có vẻ hơi cũ, thoang thoảng mùi ẩm mốc. Nhưng đó lại chính là cảm giác cô muốn có bây giờ. Cô ngồi lên chiếc bàn giấy đối diện với cửa kính, để mái tóc đuôi gà bay lòa xòa trên vai, khuôn mặt không hề trang điểm.
Mười hai giờ. Giờ dùng bữa trưa của người Mỹ. Tuyết Nhung dùng máy tính gửi một bức thư tuyệt mệnh cho giới báo chí.
“Tôi, Đinh Tuyết Nhung, một phụ nữ trẻ tuổi người Trung Quốc đã bị tòa án đối xử bất công trong quá trình tiến hành ly hôn với chồng tôi. Để đòi lại công bằng, tôi yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Tư pháp liên bang Mỹ. Nếu không đạt được ý nguyện, tôi sẽ tìm đến cái chết.”
Sau đó, Tuyết Nhung cầm theo cây đàn của mình, đi ra ban công. Bên cạnh cô là một tấm bảng chữ được làm tạm bằng gỗ, phía trên viết một hàng chữ lớn màu đen:
Yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp đến gặp, yêu cầu thay đổi luật ly hôn không công bằng.
Phía dưới nổi bật hai hàng chữ đen rất đậm:
Không công bằng, nguyện sẽ chết.
Sự xuất hiện của Tuyết Nhung ở vị trí bắt mắt nhất của ban công đã thu hút được sự chú ý của một vài người đang đứng ở bãi đỗ xe dưới lầu. Bọn họ chỉ chỉ trỏ trỏ, rồi tò mò bán tán hỏi han nhau. Hành động của họ đã thu hút thêm sự chú ý của những người qua đường. Quả nhiên có người đã gọi điện cho cảnh sát. Chỉ vài phút sau, hai xe cảnh sát đã hú còi inh ỏi lao đến, nhanh chóng tiếp cận bãi đỗ xe. Cảnh sát gấp rút xếp thành vòng cảnh giới, vây xung quanh tòa nhà. Lúc này, xe tác nghiệp của phóng viên cũng đã tới. Bọn họ lập tức ngăn đám cảnh sát lại, nói trong bức thư tuyệt mệnh mà Tuyết Nhung gửi cho giới báo chí trước đó đã viết, nếu cảnh sát có bất cứ hành động quá khích nào, ví dụ như đạp cửa xông vào phòng thì cô sẽ lập tức nhảy lầu tự sát. Bọn họ cũng nói với cảnh sát, đây là một người vừa gặp phải cú sốc tinh thần rất lớn, một phụ nữ Trung Quốc bị chồng nhẫn tâm ruồng bỏ, cô ấy chỉ yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Tư pháp, mong nhận được sự quan tâm và đồng cảm của dư luận.
Tin tức này lập tức truyền đến tai những người đứng xung quanh. Thì ra đó là một cô gái đáng thương, kết hôn mới chưa được một năm vậy mà đã bị chồng đòi ly hôn đúng vào ngày đầu tiên của năm mới. Rồi đến tận buổi tối tòa án đưa ra phán quyết ly hôn, cô ấy mới phát hiện ra chồng mình đã sớm đi theo một người con gái khác. Đúng là một cô gái đáng thương! Nghe nói đó còn là một thiên tài vĩ cầm, chỉ vì kết hôn với một gã đàn ông mà từ bỏ cả nghiệp học và tiền đồ xán lạn ở phía trước. Nghe nói gã đó là con trai của một gia đình rất giàu có ở Las Vegas. Haizzz, lấy ai không lấy, sao lại lấy mấy tên công tử nhà giàu đó làm gì?
Đúng thế, kẻ đang đứng trên lầu bây giờ là một phụ nữ Trung Quốc bị chồng ức hiếp, bị tòa án xem thường, đã chịu nhiều oan ức, giờ có oan phải rửa.
Lúc này, hồ Mi-chi-gân đã nổi sóng. Gió không ngừng thốc vào mặt Tuyết Nhung, thổi những lọn tóc rối tung và vạt váy nhàu nát, thổi cho khuôn mặt cô càng trở nên tiều tụy. Cô thất thần nhìn vẻ mặt hồ phía xa, khuôn mặt đẫm lệ. Hình ảnh một cô gái xinh đẹp, yếu ớt như một ngọn nến trong gió, mong manh như sương khói đã làm động lòng tất cả mọi người. Một cô gái rơi vào tình cảnh như thế này, thì còn đáng thương hơn cả đáng thương, đáng để cảm thông hơn cả cảm thông.
Mỹ là một dân tộc như thế. Nếu bạn và họ cùng ở trên một vạch xuất phát, thì họ chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của bạn. Họ không thể không dành vị trí thứ nhất, không thể không thắng bạn. Thậm chí để đạt được mục đích của mình, họ có thể đánh lén bạn trên đường đua. Song, khi đã trở thành kẻ chiến thắng, họ sẽ quay đầu lại, đỡ người vừa bị ngã, hoặc cố gắng kéo họ đứng dậy. Đó chính là người Mỹ! Nhìn thấy cô gái tuyệt vọng đang đứng trên ban công, họ chẳng thể đến bên đỡ cô ta, cũng chẳng thể kéo cô ta đứng dậy. Việc duy nhất mà họ có thể làm được là đứng im một chỗ, lặng lẽ giúp đỡ cô gái đáng thương nọ bằng những ánh mắt quan tâm.
Tuyết Nhung chốc lại đưa tay lên vuốt lại mái tóc bị gió thổi rối tung, chốc lại lau những giọt nước mắt lăn dài trên má. Người đến mỗi lúc một đông, tiếng bàn tán mỗi lúc một lớn: “Đúng thế! Thật sự quá bất công mà! Tại sao lại ức hiếp một cô gái yếu đuối như thế chứ? Nghe nói sau khi phát hiện chồng mình ngoại tình, cô ấy mới kháng án, yêu cầu tòa án xét xử lại vụ ly hôn của mình, nhưng tòa án lại vứt vụ việc đó một bên! Tại sao lại như thế được kia chứ! Cái tên công tử khốn khiếp kia là ai vậy? Sống ở đâu? Còn Bộ trưởng Tư pháp thì sao? Liệu cảnh sát có liên lạc với ông ta không nhỉ? Đúng thế, phải đến nói chuyện với người ta mới đúng chứ! Ít nhất cũng phải xuất đầu lộ diện chứ!”
Đương nhiên, cảnh tượng này đã trở thành một chủ đề nóng hổi để báo chí mặc sức xào xáo. Một cô gái Trung Quốc xinh đẹp bị một công tử nức tiếng giàu có bỏ rơi một cách vô tình. Giờ đây, người đứng trên ban công không phải là nàng Juliet đang chìm đắm trong hạnh phúc và hương vị ngọt ngào của tình yêu, mà là Tuyết Nhung yếu ớt mà mong manh như ngọn nến trước gió. Cô bé Lọ lem và hoàng tử bạch mã đã rời khỏi lâu đài hạnh phúc tưởng tượng, để bước ra thế giới hiện thực trần trụi và xấu xa. Tên công tử đào hoa kia có mới nới cũ, đùa giỡn với tình cảm của con gái. Đối với người Mỹ, từ tổng thống đến dân thường đều coi chuyện này là bình thường. Nhưng sở dĩ dư luận bất bình là vì Lancer là đàn ông, mà lại làm những việc quá tuyệt tình, quá bẩn thỉu, như lời những người đứng xem xung quanh nói: “Tên đó thật quá đốn mạt, nếu đã yêu kẻ khác thì tại sao không nói thẳng cho vợ mình biết, lại lừa dối và ức hiếp cô ấy, đổ hết mọi lỗi lầm cho người ta, rồi sau đó lại đá người ta đi đúng vào ngày đầu tiên của năm mới? Lén lút thì cũng đã lén lút rồi, sai thì cũng sai rồi, sao lại làm cả chuyện đáng kinh tởm đến thế, nhất định phải ép người phụ nữ yếu đuối kia đến bước đường cùng mới thôi? Như thế mà là đàn ông sao, loại người này phải dạy dỗ cho một trận mới được!”
Báo chí đương nhiên không bỏ qua cảm tưởng của người dân, lập tức tung những phát biểu này lên mạng và truyền đi không sót một chữ. Một trang mạng có tầm ảnh hưởng lớn còn đưa ra một cuộc trắc nghiệm ý dân: “Bạn có ủng hộ hành động phản kháng quyết liệt này của Đinh Tuyết Nhung không?” Có 58% số người tam gia ủng hộ. “Bạn có cho rằng cô ấy thực sự bị tòa án đối xử bất công chứ?” 83% số người tham gia cho rằng như vậy. “Bạn có đồng ý với yêu cầu thay đổi luật ly hôn không?” 91% phụ nữ và 27% đàn ông đồng ý. “Bạn cho rằng Bộ trưởng Tư pháp sẽ xuất hiện chứ?” 49% người nghĩ ông ta không đến.
Những người kéo đến bãi đỗ xe mỗi lúc một đông. Không lâu sau, họ đã đứng chật kín mấy con đường dưới khách sạn. Những chiếc xe tác nghiệp báo chí cũng ùn ùn đi đến. Tại bãi cỏ phía dưới, những chảo ăng ten phục vụ truyền hình trực tiếp mọc lên như nấm. Thấy sự việc mỗi lúc một ồn ào, cảnh sát bắt đầu dùng loa nói với Tuyết Nhung. Họ nói Bộ trưởng Tư pháp đã ở đây, khuyên cô hãy từ bỏ hành động nguy hiểm, coi thường sinh mạng của bản thân, trở lại phòng khách sạn để đối thoại trực tiếp với quan chức chính phủ. Nhưng ngay lập tức, họ đã bị Tuyết Nhung lắc đầu từ chối. Cô nghĩ nếu chỉ đôi co với đám quan chức địa phương thì liệu có tác dụng gì kia chứ?
Vài cảnh sát khắp người trang bị vũ trang không đả động đến lời can ngăn của báo chí, tiếp tục tiến vào trong khách sạn, leo lên phòng của Tuyết Nhung, định đạp cửa xông vào. Thấy vậy, cô liền hét lớn: “Tất cả cảnh sát phải rời khỏi đây, nếu không, tôi sẽ nhảy lầu tự sát ngay trước mặt các người!” Cô ôm đàn, nhấc một chân ra ngoài lan can, người cũng nghiêng ra bên ngoài.
“Trời đất ơi!” Những người phía dưới kêu lên sợ hãi. “Mấy tên cảnh sát đáng chết! Tại sao lại kích động một cô gái đáng thương như vậy? Các người muốn ép chết cô ấy hay sao? Cảnh sát trưởng đúng là đồ bỏ đi! Thu thuế của chúng ta mà chẳng làm được gì ra hồn! Thật mất mặt quá! Từ chức đi cho xong! Thực sự không còn cách nào nữa sao? Lão già thối Bộ trưởng Tư pháp sao vẫn chưa chịu lộ diện? Nếu hôm nay xảy ra án mạng, thử xem đám quan chức ở Washington ăn nói với chúng ta thế nào?”
Dưới áp lực của dư luận, cảnh sát trưởng đành phải ra lệnh cho người của mình rút về.
Lúc này đã là ba giờ chiều. Những người đứng quanh mỗi lúc một sốt ruột. Máy quay của đài truyền hình không ngừng quay lướt trên đầu đám đông, giống như đang quay những thước phim chân thực của bộ phim Holywood.
Lúc này, Tuyết Nhung đã thay một tấm bảng khác:
Nếu sáu giờ chiều Bộ trưởng Tư pháp vẫn không đến, tôi sẽ kết thúc cuộc đời mình!
Đám người mỗi lúc một náo loạn. Giờ đây, sự chờ đợi căng thẳng và dài lê thê khiến dân chúng càng ngày càng bị kích động. Tất cả các kênh tin tức chính trên truyền hình Mỹ đều đã dừng phát chương trình hiện tại để truyền hình trực tiếp vụ tự sát của Đinh Tuyết Nhung. Các chương trình thi nhau dự đoán kết cục của vụ việc này, phân tích mức ảnh hưởng của nó với xã hội và luật pháp Mỹ. Bọn họ cũng bàn luận xem Tuyết Nhung làm vậy có phi pháp hay không? Nếu phi pháp mà cô ấy lại tự sát thì sẽ bị liệt vào tội gì? Ngược lại, nếu sống thì sẽ phạm tội gì? Ai nấy đều cho rằng, so với hành động giết người rồi tự sát vẫn thường gặp trong xã hội ngày nay, việc làm của Tuyết Nhung vẫn có thể coi là hiền lành. Cô ấy không hại người khác, cũng không có hành động bạo lực, cô ấy chỉ cần một cuộc nói chuyện hòa bình, để đưa ra một yêu cầu hòa bình. Thậm chí, có rất nhiều bác sĩ tâm lý đã được mời lên truyền hình, để bình luận về trạng thái tinh thần của Tuyết Nhung tại hiện trường. Mọi người đều muốn biết rõ, Tuyết Nhung liệu có mắc chứng bệnh tâm thần mà y học truyền thống đã định nghĩa hay chỉ là một người bình thường đang đấu tranh với bất công xã hội?
Năm rưỡi. Thông điệp tự sát của Tuyết Nhung chỉ còn nửa tiếng cuối cùng. Trải qua năm tiếng căng thẳng và lo lắng tột độ, cô gần như kiệt sức, sắp không thể đứng vững. Cô mệt mỏi tựa người vào lan can, miệng thở hổn hển, mái tóc bị gió thổi xơ xác, rối thành từng cục. Cô cảm thấy đầu mình quay cuồng, mắt bắt đầu mờ dần, tai ù đi không còn nghe rõ những âm thanh xung quanh. Cảnh vật cũng dần biến sắc, bầu trời trên cao bỗng biến thành màu vàng, mặt hồ phía xa cũng biến thành màu vàng, đám người phía dưới cũng màu vàng, thậm chí những chiếc chảo ăng ten trắng xóa như nấm dưới bãi cỏ cũng biến thành màu vàng. Trán và lưng của cô bắt đầu đổ mồ hôi lạnh, hai chân run rẩy, như thể sắp bị hạ đường huyết.
Bộ trưởng Tư pháp vẫn chưa xuất hiện, vốn đã không thể xuất hiện! Trong lúc hoang mang và sợ hãi, Tuyết Nhung cảm nhận thấy một sự thật đáng sợ mà cô đã dự liệu từ trước: Bộ trưởng Tư pháp sẽ không xuất hiện. Nếu ông ta không đến, thì cô sẽ phải làm sao đây? Mồ hôi của cô đổ ra mỗi lúc một nhiều trên trán và sau lưng. Tuyết Nhung nhìn đồng hồ. Chiếc đồng hồ mẹ đã tặng cho cô vào sinh nhật lúc mười sáu tuổi giờ đang từ từ tiến về phía số mười hai. Kim giây cứ nhích thêm một chút thì trái tim cô lại càng sợ hãi thêm một phần. Lúc này, niềm tin của cô cũng bắt đầu bị lung lay. Có lẽ cô đã phán đoán sai, mặc dù Mỹ là một quốc gia coi trọng nhân đạo và nhân quyền, nhưng chắc Bộ trưởng Tư pháp sẽ không vì thế mà bị thuyết phục trước hành động quá khích của một phụ nữ bình thường. Trước khi quyết định lấy cái chết ra để thể hiện ý nguyện của mình, Tuyết Nhung đã cho rằng, Bộ trưởng Tư pháp không thể không đến, nhất định phải đến, vì ông ta chắc chắn sẽ không gánh chịu nổi hậu quả của việc một phụ nữ đã tự sát vì không được gặp được mình. Nếu theo cách đó, cô nghĩ nếu ông ta không đích thân đến, hoặc do một lý do nào đó mà không đến được, thì cũng sẽ dùng một phương thức nào đó để liên lạc và nói chuyện trực tiếp với mình, dù cô không đoán được đó sẽ là phương thức nào. Song dù có không đoán được, nhưng cô vẫn sẽ đạt được mục đích của mình.
Tuyết Nhung hoàn toàn không thể ngờ mình sẽ chết vì suy nghĩ đó. Thực ra, ý niệm về một cái chết chưa từng lóe lên trong đầu cô dù chỉ một phút. Giờ đây, lòng cô đang rối như tơ vò, rối đến mức ngộp thở. Nếu như ông ta thực sự không đến, thì cô sẽ phải làm sao? Sẽ quay trở lại phòng, hay sẽ nhảy xuống từ đây? Sẽ sống? Hay sẽ chết? Cô đang đứng trước một câu hỏi khó khăn đến mức khiến người ta phải run rẩy sợ hãi. Nếu nhảy từ tầng bảy xuống, mặc dù đội cứu hộ đã đặt sẵn đệm hơi an toàn phía dưới, nhưng tỉ lệ sống sót thấp hơn thiệt mạng rất nhiều. Tuyết Nhung khẽ rùng mình, liệu cô có đủ dũng khí để làm chuyện đó không? Nhưng nếu quay trở lại phòng thì sao? Vậy thì chẳng nghi ngờ gì nữa, cô sẽ lập tức trở thành trò cười cho thiên hạ. Thôi thì bị người đời chế giễu cười nhạo còn có thể chịu được, nhưng ngay cả lý tưởng và sự thỉnh cầu của cô rồi cũng sẽ bị coi là thứ rác rưởi đáng hất xuống mười tám tầng địa ngục. Cô đến nước Mỹ chỉ để hứng chịu những chuyện này sao? Từ nay về sau, cô sẽ phải sống cảnh trốn chui trốn lủi hay sao? Nghĩ đến đây, Tuyết Nhung lập tức lắc đầu. Không, kiểu sống hèn nhát như thế nhất định không phải là của Đinh Tuyết Nhung! Lòng cô chợt nghĩ: nếu sống còn khó hơn chết, nếu sống còn không bằng chết, vậy thì thà chết đi còn hơn, chết chẳng có gì đáng sợ!
Thì ra khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, người ta sẽ có suy nghĩ này. Một khi vượt qua được suy nghĩ này, thì cái chết không còn đáng sợ nữa, mà sẽ trở thành sự giải thoát cuối cùng cho mọi nỗi đau khổ của con người. Tuyết Nhung đứng thẳng người, đau đớn nhìn ra khoảng trời đất mênh mang. Lúc này, không gian như càng thêm vàng vọt, càng thêm mơ hồ, càng thêm xa vời vợi. Hồng trần là đây sao? Chỗ nào ở đây là hồng trần? Trước mặt cô rõ ràng chỉ toàn là khổ đau. Có lẽ nhân gian này giờ không còn chỗ dung thân cho cô nữa. Cuộc đời cô chắc chỉ được đến ngày hôm nay, không còn gì đáng để lưu luyến, không còn gì đáng để đấu tranh. Cô đã mệt mỏi, đã nhìn thấu tất cả rồi, đã đến lúc để ra đi rồi!
Tuyết Nhung bắt đầu dùng điện thoại gửi tin nhắn cuối cùng cho báo chí và đài truyền hình:
Xin các người đừng làm phiền tôi. Sau khi tôi kéo hết bản nhạc cuối cùng của cuộc đời, tất cả sẽ kết thúc.
Cô đưa những ngón tay thon dài lên, vuốt lại mái tóc bị gió thổi rối tung. Nước mắt cô giờ đã cạn, chỉ còn lại nét dịu dàng từ trong đáy mắt.
Ánh hoàng hôn ảm đạm chiếu hắt lên mặt hồ Mi-chi-gân mênh mang. Lúc này, những cơn gió làm sóng nước gợn lăn tăn, làm rối những mái tóc dài của Tuyết Nhung đã ngừng thổi. Chúng khe khẽ lướt trên mặt hồ phía xa, im lặng lắng nghe tiếng đàn của cô. Giai điệu bi thương của bài hát “Green sleeves” ngân vang. Từng nốt từng nốt nhạc như bay bổng khắp không gian:
Tình tôi tan nát
Than ôi yêu người yêu mãi
Nhưng sao mà như mất anh rồi
Tình tôi say đắm đã lâu
Hỡi người yêu dấu
Đã cho được gần nhau
Ai người sẽ tới
Nghe tôi kể chuyện xa xôi
Người ơi không nhớ đến tôi
Tôi càng như thương nhớ
Thương yêu hình bóng cũ xa vời
Người ơi như đã thoát ly tôi
Tôi càng như trói
Thân tôi vào người mà thôi
Chiếc áo ấy có đôi vai
Xanh màu xanh ân ái
Xanh như một hạnh phúc lâu dài
Hỡi hỡi chiếc áo tươi.
Tiếng đàn ai oán bi thương nói lên nỗi lòng buồn thương của một người con gái đẹp. Tiếng đàn yếu ớt lơ lửng trên mặt hồ, xao động khắp không gian, chạm vào nỗi niềm thương cảm trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người, khiến ai nấy đều bùi ngùi xúc động.
“Nhung Nhi!”
Một tiếng hét tuyệt vọng vang lên, cắt ngang tiếng vĩ cầm của Tuyết Nhung. Cây vĩ cầm trong tay cô bỗng ngưng lại trên cung đàn.
“Không được, không được làm thế!” Đó là Ngô Vũ. Sau khi vô tình đọc được tin trên mạng, anh đã lao như bay đến đây. Lúc này, hai tay Ngô Vũ đang ôm lấy đầu, tim đau đớn không thể thốt nên lời.
Tuyết Nhung muốn khóc, nhưng nước mắt đã cạn. Tại sao trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, anh lại khiến em vương vấn thế gian này? Ngô Vũ à, giờ em phải nói xin lỗi anh, hãy để em làm một vì sao nhỏ bé trên bầu trời của anh. Tuyết Nhung kiệt sức buông tay, cây vĩ cầm cũng theo đó mà rơi xuống phía dưới.
“Á!” Tất cả hét lên kinh hãi, rồi ngay sau đó bầu không khí im lặng chết chóc bao trùm khắp nơi.
Đúng vào khoảnh khắc Tuyết Nhung ôm đàn định nhảy xuống, phía bắc bỗng vang lên tiếng ầm ầm của động cơ trực thăng.
“Ngài Koknar đã đến! Cô gái ơi, cô được cứu rồi!” Cảnh sát nói với Tuyết Nhung qua loa phóng thanh.
Đám đông bắt đầu reo hò, vỗ tay, tán tụng và cầu nguyện không ngớt.
Tuyết Nhung buông đàn, kiệt sức dựa người vào tường, ánh mắt thẫn thờ, toàn thân mềm nhũn. Lúc này, đầu cô hoàn toàn trống rỗng. Chỉ có một giọng nói xa xăm đang thì thầm bên tai cô: “Đinh Tuyết Nhung, cuối cùng mày cũng được hồi sinh rồi!”
Rất nhanh, dưới sự bảo vệ của một vài cảnh sát, Bộ trưởng Tư pháp Koknar đã đến căn phòng nối với lan can nơi Tuyết Nhung đứng. Khi chỉ còn cách cô vài bước, ông ta thận trọng đứng lại, lịch sự chìa tay về phía cô, nói: “Chào cô, tôi là Frank Koknar. Tôi có thể bắt tay cô được không?” Bộ trưởng Tư pháp là một người rất cẩn thận. Sở dĩ ông ta làm vậy là để xác minh xem có xảy ra chuyện ngoài ý muốn khi tiếp cận với cô gái này hay không?
Tuyết Nhung lưỡng lự giây lát, sau đó miễn cưỡng đứng dậy, chìa tay về phía ông ta. Cùng lúc đó, cô cảm thấy những mạch máu đã đông cứng trong người mình cũng bắt đầu hoạt động trở lại.
Bắt tay xong, Koknar nói với Tuyết Nhung: “Xin lỗi vì tôi không thể đến sớm hơn vì bận một cuộc họp quan trọng ở Nam Califonia. Mặc dù sau khi nhận được thông báo, tôi đã cố gắng đến đây nhanh nhất có thể, nhưng cũng phải mất vài tiếng đồng hồ quý giá mới bay được đến đây, vô cùng xin lỗi cô!”
“Cảm ơn!” Giọng Tuyết Nhung đã khản đặc. Cô chỉ nghẹn ngào nói được hai tiếng, sau đó không thể thốt lên được lời nào nữa.
“Chuyện của cô tôi đã nghe được đại thể. Bây giờ, cô hãy nói cho tôi biết, tại sao cô lại muốn gặp tôi? Cô định nói với tôi những gì?”
“Ngài Koknar, tôi muốn hỏi ngài, nếu một người bị bệnh thì phải làm sao?”
Mày của viên Bộ trưởng Tư pháp hơi nhếch lên. Rõ ràng ông ta không dự liệu trước được mình sẽ phải trả lời một câu hỏi như thế này. “Phải đi gặp bác sĩ.” Ông ta buột miệng nói.
“Vậy có nghĩa là, nếu bị bệnh thì phải đi gặp bác sĩ, vậy bác sĩ chắc sẽ không nhìn thấy người chết mà không cứu chứ?”
“Đương nhiên là không rồi!” Ngài Koknar trả lời một cách chắc chắn.
“Vậy một cuộc hôn nhân có kẻ thứ ba xen vào liệu có giống một bệnh nhân bị bệnh ung thư không? Nếu vậy thì ta phải làm gì?” Tuyết Nhung vẫn mềm dẻo hỏi.
“Đương nhiên phải đi gặp bác sĩ.” Ngài Koknar nhún vai.
“Vậy đầu tiên bác sĩ sẽ cắt khối u ác tính đó đi, rồi sau đó sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân đúng không?”
“Theo như kiến thức thông thường thì đúng là vậy.” Ngài Koknar đáp.
“Nếu vậy giờ tôi xin ngài hãy vì lòng nhân đạo mà cứu giúp cuộc hôn nhân của tôi, đồng thời trừng phạt kẻ thứ ba đã xen vào hạnh phúc của gia đình tôi!” Tuyết Nhung gắng sức nói.
“Xin lỗi, tôi không có cách nào để cứu vãn cuộc hôn nhân giúp cô. Theo luật pháp Mỹ, tôi không có quyền lật lại vụ án đã được tòa án phúc thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng.” Ông ta còn nói thêm: “Đó là do hiến pháp Mỹ quy định, tôi không thể vi phạm.”
“Nhưng ngài có thể thay đổi hiến pháp bằng sự nỗ lực của mình. Đó là thứ hiến pháp không công bằng với phụ nữ. Mặc dù cuộc hôn nhân của tôi đã bị kết án tử hình, không thể lật lại nữa, nhưng tôi vẫn tin rằng ngài hoàn toàn có khả năng cứu vãn những cuộc hôn nhân khác, cứu những người phụ nữ yếu đuối không có khả năng bảo vệ mình.” Thấy viên Bộ trưởng Tư pháp có vẻ không có thành ý, Tuyết Nhung lại ôm lấy đàn, đi đến bên thành lan can, một lần nữa thể hiện quyết tâm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Đám phóng viên và tất cả những người có mặt ở đó đều cho rằng cuộc nói chuyện đã thất bại, Tuyết Nhung lại chuẩn bị nhảy lầu, nên la ó ầm ĩ. Dư luận đều nghiêng về phía Tuyết Nhung với sự cảm thông sâu sắc dành cho cô gái yếu ớt mong manh. Ngay cả phía cảnh sát cũng bắt đầu nói lớn: “Bộ trưởng Koknar, xin ngài chú ý một chút, cô gái đó là một bệnh nhân! Cô ấy là một bệnh nhân! Đừng kích động cô ấy thêm nữa!”
Nhưng chỉ có người đang đứng mặt đối mặt với Tuyết Nhung – Bộ trưởng Tư pháp Mỹ mới biết rõ, cô gái nhỏ bé này không phải là một bệnh nhân tâm thần. Ngược lại, cô ấy chính là một nữ phát ngôn viên có cái đầu tỉnh táo hơn bất kỳ ai ở đây.
“Được rồi.” Ngài Koknar liếc nhìn đám đông phấn khích ở phía dưới, hai mày nhăn lại, như thể đã đưa ra được quyết định cuối cùng: “Vậy cô hãy nói chúng ta phải làm gì mới cắt bỏ được khối u của cuộc hôn nhân này?”
“Đầu tiên giống như các bác sĩ, phải coi kẻ thứ ba như một khối u ác cần phải phẫu thuật cắt bỏ; sau đó phải ban hành lệnh cưỡng chế đối với kẻ ngoại tình và kẻ thứ ba, không cho phép họ được lén lút gặp nhau trong vòng ít nhất một năm; đồng thời, yêu cầu kẻ ngoại tình phải cùng bạn đời tìm đến các trung tâm tư vấn hôn nhân, giúp anh ta có thêm cơ hội quay trở về với gia đình, hàn gắn lại hôn nhân.”
Cuộc đối thoại này được tất cả các phóng viên thu âm trực tiếp, không để sót một từ nào. Bất luận là khán giả, thính giả, hay những người đọc được thông tin qua mạng internet đều lặng người đi trước những lời nói của Tuyết Nhung. Giọng nói của cô như một cơn sóng thần, mà đợt sóng sau lại to và dữ dội hơn đợt trước. Những con sóng ồ ạt lao tới, bao trùm lên khắp nước Mỹ, quét qua hàng triệu gia đình.
“Thứ hai, ly hôn không được vượt khỏi ranh giới pháp luật, những người muốn ly hôn cũng không thể xa rời pháp luật. Đối với những kẻ ngoại tình và kẻ thứ ba xen vào hôn nhân của người khác phải có hình phạt thích đáng và nghiêm khắc, nên dựa vào mức độ phá hoại để định ra một mức phạt tiền tương ứng; cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những kẻ đã cảnh cáo mà không chịu sửa đổi hoặc có những hành vi xấu xa… Thứ ba, pháp luật cũng nên bảo vệ quyền lợi của những phụ nữ trẻ trong quá trình ly hôn. Bởi vì những tổn thương mà việc ly hôn gây ra cho họ rất lớn, có thể khiến cho họ bị xã hội kỳ thị khi có ý định yêu lại hoặc tái hôn.”
Sắc mặt của ngài Koknar ngày càng trở nên trầm tư và nghiêm túc: “Nếu cô đồng ý với tôi là sẽ không tìm đến cái chết nữa, thì tôi sẽ xây dựng một đề án chính thức dựa trên những gợi ý của cô, sau đó giao lại cho các bộ ngành có liên quan thảo luận và nghiên cứu. Xin hãy tin ở tôi, tôi nhất định sẽ đem đến cho cô một đáp án thỏa đáng nhất.”
Tuyết Nhung lặng lẽ gật đầu.
Khi ngài Koknar quay người bước đi, Tuyết Nhung liền hét lên từ phía sau: “Trên thế giới này có rất nhiều nơi mà ở đó chúng tôi chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng sự bất công. Nhưng chúng tôi đến quốc gia này cũng chỉ vì một lý tưởng duy nhất: chúng tôi muốn có sự công bằng, và nơi đây cho chúng tôi sự công bằng!”
Ngài Koknar dừng bước, khóe mắt cay cay: “Đúng vậy, ở đất nước xinh đẹp này, các bạn nhất định sẽ đạt được lý tưởng đó.”
Sau đó, Tuyết Nhung ngã rạp xuống đất. Bất chấp sự ngăn cản của cảnh sát, Ngô Vũ lao đến ôm cô vào lòng. Tuyết Nhung nhắm hờ mắt, thều thào nói với anh: “Em thắng rồi!”
Một tuần sau đó, Tuyết Nhung được ra viện.
Hôm đó, ngay sau khi cuộc phản kháng bằng cách tự sát kết thúc, Tuyết Nhung lập tức được xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Cô bị giám hộ 24 tiếng, để các bác sĩ bảo đảm chắc chắn cô sẽ không có ý định tự sát nữa. Phía bệnh viện đã phái những bác sĩ giỏi nhất đến chuẩn đoán và chữa trị cho cô. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của Tuyết Nhung. Khi lên kế hoạch cho vụ tự sát, mặc dù không hiểu rõ lắm về luật pháp Mỹ nhưng theo những gì được biết, cô đoán mình có thể sẽ phải trả giá. Cô nghĩ sau khi sự việc kết thúc, cô có thể sẽ bị cảnh sát dẫn đi, hơn nữa có thể bị khép vào tội “gây ảnh hưởng đến công chúng” hoặc “gây mất trật tự công cộng”, bị khởi tố và phải ngồi tù một thời gian. Nhưng bây giờ, không biết có phải luật pháp Mỹ khoan dung đối với những người có ý định tự sát hay đang mở cho cô một lối thoát hay không, mà sau một tuần nằm viện, không ai truy cứu vụ việc của cô. Nghe nói sau khi tiến hành bàn bạc đánh giá tình trạng tinh thần của cô, các bác sĩ nhất loạt cho rằng, do gặp phải cú sốc tinh thần lớn sau ly hôn dẫn đến việc mất thăng bằng tâm lý nên cô mới có hành động quá khích như vậy. Để đảm bảo sự an toàn tính mạng và tránh việc cô lại muốn tự sát, mỗi tuần Tuyết Nhung phải đến bệnh viện điều trị tâm lý một lần.
Vì Tuyết Nhung lại một lần nữa trở thành nhân vật của công chúng, thành tâm điểm của báo chí, nên vào ngày cô ra viện, phóng viên các báo đài lũ lượt kéo đến, đứng đầy ngoài bệnh viện. Trước khi Tuyết Nhung xuất hiện, Ngô Vũ và Tim đã đặt một chiếc bàn và một hòm quyên góp ở trước cửa. Tim còn cầm micro, tuyên bố với đám báo giới đang đứng vây quanh đó rằng sẽ thành lập một hiệp hội giáo dục phụ nữ tự bảo vệ mình trong hôn nhân dưới danh nghĩa của Tuyết Nhung. Hiệp hội này sẽ triển khai các hoạt động vận động hành lang với chính phủ và cơ quan giáo dục các cấp, nhằm đạt được các mục đích sau: Một, thực hiện việc giáo dục hôn nhân từ bậc mẫu giáo; Hai, thêm những môn học bắt buộc về hôn nhân gia đinh vào các tiết học của các học sinh cấp hai, cấp ba và sinh viên đại học: Ba, trước khi kết hôn, nam nữ phải trải qua một cuộc kiểm tra, nếu đạt đủ điều kiện mới được cấp giấy đăng kí kết hôn; Bốn, chính phủ và cơ quan lập pháp phải sửa đổi luật hôn nhân hiện hành để bảo vệ quyền lợi của những người kết hôn khi còn trẻ; Năm, tăng tính ràng buộc trong hôn nhân thông qua luật pháp, nếu ai cố tình vi phạm khế ước hôn nhân sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc; Sáu, chính phủ nên rót vốn thành lập một tổ chức chuyên khai thác và nghiên cứu các bài giảng về hôn nhân và gia đình.
Việc làm này đã được báo chí đưa tin hết sức chi tiết và sinh động. Từ một người bình thường, Tuyết Nhung đã trở thành một hiện tượng, từ một phụ nữ chỉ biết gào thét trong vô vọng trở thành một trào lưu tư tưởng mới.
Chiếc hòm quyên góp đặt trên bàn đã chật ních. Ngô Vũ phải mau chóng tìm một chiếc hộp giấy khác để thay vào. Sau đó, người ta lại lũ lượt nhét tiền vào.
Cuối cùng Tuyết Nhung cũng xuất hiện. Thấy vậy, đám nhà báo phóng viên ùn ùn kéo đến, vây quanh cô:
“Cô Đinh Tuyết Nhung, tại sao cô lại muốn tự sát?”
“Cô thực sự muốn tự sát hay là muốn thu hút sự quan tâm của dư luận mới làm việc đó?”
“Cô đã đạt được mục đích của mình chưa?”
“Mục đích của cô khi làm như vậy là để khơi dậy một cuộc đấu tranh nam nữ trên khắp nước Mỹ phải không?”
…
Một loạt những câu hỏi sắc bén được đặt ra. Nhưng Tuyết Nhung vẫn bình tĩnh trả lời: “Trong vài tháng ly hôn, đã nhiều lần tôi muốn chết. Tôi cảm thấy một phụ nữ trẻ như tôi đã bị đối xử bất công trong quốc gia này. Tôi đã gọi điện cho các bạn, mong ai đó sẽ nghe được lời kêu cứu của mình, nhưng không một ai để tâm đến tôi, cũng chẳng có ai chìa tay về phía tôi. Tôi nghĩ, ngoài mình ra, không biết còn bao nhiêu phụ nữ trẻ nữa cũng đang chịu cảnh như tôi. Vậy là có một giọng nói thôi thúc tôi phải làm một việc gì đó để cứu lấy mình, cứu lấy những người phụ nữ đang tuyệt vọng và đau khổ trong hôn nhân. Lúc đó, tôi chỉ có thể nghĩ đến việc lấy cái chết ra để thể hiện ý nguyện của mình. Hôm đứng trên lan can đó, lúc mới bắt đầu, tôi không hề có ý định sẽ chết. Nhưng vào phút cuối cùng, tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng. Lúc đó, tôi nghĩ thà chết để mọi người nghe thấy tiếng nói của mình còn hơn. Cuối cùng thì cũng có ngày hôm nay, tiếng nói của tôi đã được mọi người nghe thấy. Tôi tin đây không phải là sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh nam nữ, mà là sự khởi đầu cho một cuộc vận động những người phụ nữ tự bảo vệ chính mình. Tôi cũng tin những người đàn ông có lương tâm trên thế giới này nhất định sẽ ủng hộ hoạt động này, từ đó sẽ có những nhận thức đúng đắn! Hôm nay, tôi đã đạt được mục đích của mình. Mặc dù bây giờ vẫn đau buồn vì cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình, nhưng tôi cũng thấy vui vì mình học được một bài học quý báu từ trong những bất hạnh. Cảm ơn mọi người đã cho tôi một cơ hội, thực sự cảm ơn mọi người!”
Tuyết Nhung cúi gập người, cảm ơn công chúng đã lắng nghe những lời nói của mình. Khi ngẩng đầu lên, đôi mắt to tròn của cô đã ngấn đầy nước mắt. Cô khẽ lấy tay vuốt đi những giọt lệ vương lại trên má.
A, cô gái Trung Quốc, cuối cùng cô cũng đã mở to đôi mắt Trung Quốc xinh đẹp của mình rồi!
Mặc dù vào thời điểm này, tuyết lạnh đã không còn hiện hữu khắp nơi, nhưng Tuyết Nhung vẫn cảm thấy được cái lạnh run người từ những cơn gió thổi về từ những cánh đồng phương xa. Sáng sớm, khi mặt trời ló dạng, trời đất vẫn còn mờ mịt, xế chiều khi mặt trời lặn, ánh hoàng hôn lại lặng lẽ thở dài. Bởi vì nơi Tuyết Nhung sống là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây nước Mỹ, một thành phố nằm ẩn mình ven hồ Mi-chi-gân với thời tiết nóng lạnh thất thường.
Chính trên mảnh đất này, Tuyết Nhung sẽ dùng trí tuệ của mình để làm nên một bộ phim để đời và hay ho hơn cả những bộ phim của Hollywood. Đầu tiên, cô thuê một phòng tầng bảy của khách sạn cao nhất nằm ở khu trung tâm thành phố. Phía dưới căn phòng là một bãi đỗ xe công cộng rộng rãi và có nhiều người qua lại. Ngày 12 tháng Tư đúng vào thứ Hai, tất cả các công ty đều làm việc, nên người đi làm rất đông. Thành phố nhỏ này vì thế cũng trở nên hối hả, bận rộn hơn.
Mười một giờ, Tuyết Nhung bắt đầu chuẩn bị những bước cuối cùng. Trong đầu cô nghĩ, từ khi quen biết nhau đến giờ, cô và Lancer đã cùng nhau làm bao nhiêu chuyện được truyền hình trực tiếp: Lần thứ nhất là ở quán cà phê Starbucks, lần thứ hai là ở nhà hàng Red Lobster đúng vào ngày Lễ Tình nhân, lần thứ ba là ở “Đường hầm tình yêu” của Las Vegas… Những kỉ niệm cả đời không thể quên ấy bây giờ chỉ khiến trái tim cô như bị xát muối, chua xót và đau đớn vô cùng. Lancer chính là người đạo diễn tất cả những trò đó khi cô hoàn toàn không biết gì. Vậy thì bây giờ, đến lượt cô làm đạo diễn. Cô khoác lên mình một chiếc váy trơn màu đen kiểu Trung Quốc. Đó chính là chiếc váy cô đã mặc trong đám trang của mẹ, và vẫn luôn mang theo bên mình như một món đồ kỉ niệm. Vì đã lâu không mặc tới nên chiếc váy có vẻ hơi cũ, thoang thoảng mùi ẩm mốc. Nhưng đó lại chính là cảm giác cô muốn có bây giờ. Cô ngồi lên chiếc bàn giấy đối diện với cửa kính, để mái tóc đuôi gà bay lòa xòa trên vai, khuôn mặt không hề trang điểm.
Mười hai giờ. Giờ dùng bữa trưa của người Mỹ. Tuyết Nhung dùng máy tính gửi một bức thư tuyệt mệnh cho giới báo chí.
“Tôi, Đinh Tuyết Nhung, một phụ nữ trẻ tuổi người Trung Quốc đã bị tòa án đối xử bất công trong quá trình tiến hành ly hôn với chồng tôi. Để đòi lại công bằng, tôi yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Tư pháp liên bang Mỹ. Nếu không đạt được ý nguyện, tôi sẽ tìm đến cái chết.”
Sau đó, Tuyết Nhung cầm theo cây đàn của mình, đi ra ban công. Bên cạnh cô là một tấm bảng chữ được làm tạm bằng gỗ, phía trên viết một hàng chữ lớn màu đen:
Yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp đến gặp, yêu cầu thay đổi luật ly hôn không công bằng.
Phía dưới nổi bật hai hàng chữ đen rất đậm:
Không công bằng, nguyện sẽ chết.
Sự xuất hiện của Tuyết Nhung ở vị trí bắt mắt nhất của ban công đã thu hút được sự chú ý của một vài người đang đứng ở bãi đỗ xe dưới lầu. Bọn họ chỉ chỉ trỏ trỏ, rồi tò mò bán tán hỏi han nhau. Hành động của họ đã thu hút thêm sự chú ý của những người qua đường. Quả nhiên có người đã gọi điện cho cảnh sát. Chỉ vài phút sau, hai xe cảnh sát đã hú còi inh ỏi lao đến, nhanh chóng tiếp cận bãi đỗ xe. Cảnh sát gấp rút xếp thành vòng cảnh giới, vây xung quanh tòa nhà. Lúc này, xe tác nghiệp của phóng viên cũng đã tới. Bọn họ lập tức ngăn đám cảnh sát lại, nói trong bức thư tuyệt mệnh mà Tuyết Nhung gửi cho giới báo chí trước đó đã viết, nếu cảnh sát có bất cứ hành động quá khích nào, ví dụ như đạp cửa xông vào phòng thì cô sẽ lập tức nhảy lầu tự sát. Bọn họ cũng nói với cảnh sát, đây là một người vừa gặp phải cú sốc tinh thần rất lớn, một phụ nữ Trung Quốc bị chồng nhẫn tâm ruồng bỏ, cô ấy chỉ yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Tư pháp, mong nhận được sự quan tâm và đồng cảm của dư luận.
Tin tức này lập tức truyền đến tai những người đứng xung quanh. Thì ra đó là một cô gái đáng thương, kết hôn mới chưa được một năm vậy mà đã bị chồng đòi ly hôn đúng vào ngày đầu tiên của năm mới. Rồi đến tận buổi tối tòa án đưa ra phán quyết ly hôn, cô ấy mới phát hiện ra chồng mình đã sớm đi theo một người con gái khác. Đúng là một cô gái đáng thương! Nghe nói đó còn là một thiên tài vĩ cầm, chỉ vì kết hôn với một gã đàn ông mà từ bỏ cả nghiệp học và tiền đồ xán lạn ở phía trước. Nghe nói gã đó là con trai của một gia đình rất giàu có ở Las Vegas. Haizzz, lấy ai không lấy, sao lại lấy mấy tên công tử nhà giàu đó làm gì?
Đúng thế, kẻ đang đứng trên lầu bây giờ là một phụ nữ Trung Quốc bị chồng ức hiếp, bị tòa án xem thường, đã chịu nhiều oan ức, giờ có oan phải rửa.
Lúc này, hồ Mi-chi-gân đã nổi sóng. Gió không ngừng thốc vào mặt Tuyết Nhung, thổi những lọn tóc rối tung và vạt váy nhàu nát, thổi cho khuôn mặt cô càng trở nên tiều tụy. Cô thất thần nhìn vẻ mặt hồ phía xa, khuôn mặt đẫm lệ. Hình ảnh một cô gái xinh đẹp, yếu ớt như một ngọn nến trong gió, mong manh như sương khói đã làm động lòng tất cả mọi người. Một cô gái rơi vào tình cảnh như thế này, thì còn đáng thương hơn cả đáng thương, đáng để cảm thông hơn cả cảm thông.
Mỹ là một dân tộc như thế. Nếu bạn và họ cùng ở trên một vạch xuất phát, thì họ chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của bạn. Họ không thể không dành vị trí thứ nhất, không thể không thắng bạn. Thậm chí để đạt được mục đích của mình, họ có thể đánh lén bạn trên đường đua. Song, khi đã trở thành kẻ chiến thắng, họ sẽ quay đầu lại, đỡ người vừa bị ngã, hoặc cố gắng kéo họ đứng dậy. Đó chính là người Mỹ! Nhìn thấy cô gái tuyệt vọng đang đứng trên ban công, họ chẳng thể đến bên đỡ cô ta, cũng chẳng thể kéo cô ta đứng dậy. Việc duy nhất mà họ có thể làm được là đứng im một chỗ, lặng lẽ giúp đỡ cô gái đáng thương nọ bằng những ánh mắt quan tâm.
Tuyết Nhung chốc lại đưa tay lên vuốt lại mái tóc bị gió thổi rối tung, chốc lại lau những giọt nước mắt lăn dài trên má. Người đến mỗi lúc một đông, tiếng bàn tán mỗi lúc một lớn: “Đúng thế! Thật sự quá bất công mà! Tại sao lại ức hiếp một cô gái yếu đuối như thế chứ? Nghe nói sau khi phát hiện chồng mình ngoại tình, cô ấy mới kháng án, yêu cầu tòa án xét xử lại vụ ly hôn của mình, nhưng tòa án lại vứt vụ việc đó một bên! Tại sao lại như thế được kia chứ! Cái tên công tử khốn khiếp kia là ai vậy? Sống ở đâu? Còn Bộ trưởng Tư pháp thì sao? Liệu cảnh sát có liên lạc với ông ta không nhỉ? Đúng thế, phải đến nói chuyện với người ta mới đúng chứ! Ít nhất cũng phải xuất đầu lộ diện chứ!”
Đương nhiên, cảnh tượng này đã trở thành một chủ đề nóng hổi để báo chí mặc sức xào xáo. Một cô gái Trung Quốc xinh đẹp bị một công tử nức tiếng giàu có bỏ rơi một cách vô tình. Giờ đây, người đứng trên ban công không phải là nàng Juliet đang chìm đắm trong hạnh phúc và hương vị ngọt ngào của tình yêu, mà là Tuyết Nhung yếu ớt mà mong manh như ngọn nến trước gió. Cô bé Lọ lem và hoàng tử bạch mã đã rời khỏi lâu đài hạnh phúc tưởng tượng, để bước ra thế giới hiện thực trần trụi và xấu xa. Tên công tử đào hoa kia có mới nới cũ, đùa giỡn với tình cảm của con gái. Đối với người Mỹ, từ tổng thống đến dân thường đều coi chuyện này là bình thường. Nhưng sở dĩ dư luận bất bình là vì Lancer là đàn ông, mà lại làm những việc quá tuyệt tình, quá bẩn thỉu, như lời những người đứng xem xung quanh nói: “Tên đó thật quá đốn mạt, nếu đã yêu kẻ khác thì tại sao không nói thẳng cho vợ mình biết, lại lừa dối và ức hiếp cô ấy, đổ hết mọi lỗi lầm cho người ta, rồi sau đó lại đá người ta đi đúng vào ngày đầu tiên của năm mới? Lén lút thì cũng đã lén lút rồi, sai thì cũng sai rồi, sao lại làm cả chuyện đáng kinh tởm đến thế, nhất định phải ép người phụ nữ yếu đuối kia đến bước đường cùng mới thôi? Như thế mà là đàn ông sao, loại người này phải dạy dỗ cho một trận mới được!”
Báo chí đương nhiên không bỏ qua cảm tưởng của người dân, lập tức tung những phát biểu này lên mạng và truyền đi không sót một chữ. Một trang mạng có tầm ảnh hưởng lớn còn đưa ra một cuộc trắc nghiệm ý dân: “Bạn có ủng hộ hành động phản kháng quyết liệt này của Đinh Tuyết Nhung không?” Có 58% số người tam gia ủng hộ. “Bạn có cho rằng cô ấy thực sự bị tòa án đối xử bất công chứ?” 83% số người tham gia cho rằng như vậy. “Bạn có đồng ý với yêu cầu thay đổi luật ly hôn không?” 91% phụ nữ và 27% đàn ông đồng ý. “Bạn cho rằng Bộ trưởng Tư pháp sẽ xuất hiện chứ?” 49% người nghĩ ông ta không đến.
Những người kéo đến bãi đỗ xe mỗi lúc một đông. Không lâu sau, họ đã đứng chật kín mấy con đường dưới khách sạn. Những chiếc xe tác nghiệp báo chí cũng ùn ùn đi đến. Tại bãi cỏ phía dưới, những chảo ăng ten phục vụ truyền hình trực tiếp mọc lên như nấm. Thấy sự việc mỗi lúc một ồn ào, cảnh sát bắt đầu dùng loa nói với Tuyết Nhung. Họ nói Bộ trưởng Tư pháp đã ở đây, khuyên cô hãy từ bỏ hành động nguy hiểm, coi thường sinh mạng của bản thân, trở lại phòng khách sạn để đối thoại trực tiếp với quan chức chính phủ. Nhưng ngay lập tức, họ đã bị Tuyết Nhung lắc đầu từ chối. Cô nghĩ nếu chỉ đôi co với đám quan chức địa phương thì liệu có tác dụng gì kia chứ?
Vài cảnh sát khắp người trang bị vũ trang không đả động đến lời can ngăn của báo chí, tiếp tục tiến vào trong khách sạn, leo lên phòng của Tuyết Nhung, định đạp cửa xông vào. Thấy vậy, cô liền hét lớn: “Tất cả cảnh sát phải rời khỏi đây, nếu không, tôi sẽ nhảy lầu tự sát ngay trước mặt các người!” Cô ôm đàn, nhấc một chân ra ngoài lan can, người cũng nghiêng ra bên ngoài.
“Trời đất ơi!” Những người phía dưới kêu lên sợ hãi. “Mấy tên cảnh sát đáng chết! Tại sao lại kích động một cô gái đáng thương như vậy? Các người muốn ép chết cô ấy hay sao? Cảnh sát trưởng đúng là đồ bỏ đi! Thu thuế của chúng ta mà chẳng làm được gì ra hồn! Thật mất mặt quá! Từ chức đi cho xong! Thực sự không còn cách nào nữa sao? Lão già thối Bộ trưởng Tư pháp sao vẫn chưa chịu lộ diện? Nếu hôm nay xảy ra án mạng, thử xem đám quan chức ở Washington ăn nói với chúng ta thế nào?”
Dưới áp lực của dư luận, cảnh sát trưởng đành phải ra lệnh cho người của mình rút về.
Lúc này đã là ba giờ chiều. Những người đứng quanh mỗi lúc một sốt ruột. Máy quay của đài truyền hình không ngừng quay lướt trên đầu đám đông, giống như đang quay những thước phim chân thực của bộ phim Holywood.
Lúc này, Tuyết Nhung đã thay một tấm bảng khác:
Nếu sáu giờ chiều Bộ trưởng Tư pháp vẫn không đến, tôi sẽ kết thúc cuộc đời mình!
Đám người mỗi lúc một náo loạn. Giờ đây, sự chờ đợi căng thẳng và dài lê thê khiến dân chúng càng ngày càng bị kích động. Tất cả các kênh tin tức chính trên truyền hình Mỹ đều đã dừng phát chương trình hiện tại để truyền hình trực tiếp vụ tự sát của Đinh Tuyết Nhung. Các chương trình thi nhau dự đoán kết cục của vụ việc này, phân tích mức ảnh hưởng của nó với xã hội và luật pháp Mỹ. Bọn họ cũng bàn luận xem Tuyết Nhung làm vậy có phi pháp hay không? Nếu phi pháp mà cô ấy lại tự sát thì sẽ bị liệt vào tội gì? Ngược lại, nếu sống thì sẽ phạm tội gì? Ai nấy đều cho rằng, so với hành động giết người rồi tự sát vẫn thường gặp trong xã hội ngày nay, việc làm của Tuyết Nhung vẫn có thể coi là hiền lành. Cô ấy không hại người khác, cũng không có hành động bạo lực, cô ấy chỉ cần một cuộc nói chuyện hòa bình, để đưa ra một yêu cầu hòa bình. Thậm chí, có rất nhiều bác sĩ tâm lý đã được mời lên truyền hình, để bình luận về trạng thái tinh thần của Tuyết Nhung tại hiện trường. Mọi người đều muốn biết rõ, Tuyết Nhung liệu có mắc chứng bệnh tâm thần mà y học truyền thống đã định nghĩa hay chỉ là một người bình thường đang đấu tranh với bất công xã hội?
Năm rưỡi. Thông điệp tự sát của Tuyết Nhung chỉ còn nửa tiếng cuối cùng. Trải qua năm tiếng căng thẳng và lo lắng tột độ, cô gần như kiệt sức, sắp không thể đứng vững. Cô mệt mỏi tựa người vào lan can, miệng thở hổn hển, mái tóc bị gió thổi xơ xác, rối thành từng cục. Cô cảm thấy đầu mình quay cuồng, mắt bắt đầu mờ dần, tai ù đi không còn nghe rõ những âm thanh xung quanh. Cảnh vật cũng dần biến sắc, bầu trời trên cao bỗng biến thành màu vàng, mặt hồ phía xa cũng biến thành màu vàng, đám người phía dưới cũng màu vàng, thậm chí những chiếc chảo ăng ten trắng xóa như nấm dưới bãi cỏ cũng biến thành màu vàng. Trán và lưng của cô bắt đầu đổ mồ hôi lạnh, hai chân run rẩy, như thể sắp bị hạ đường huyết.
Bộ trưởng Tư pháp vẫn chưa xuất hiện, vốn đã không thể xuất hiện! Trong lúc hoang mang và sợ hãi, Tuyết Nhung cảm nhận thấy một sự thật đáng sợ mà cô đã dự liệu từ trước: Bộ trưởng Tư pháp sẽ không xuất hiện. Nếu ông ta không đến, thì cô sẽ phải làm sao đây? Mồ hôi của cô đổ ra mỗi lúc một nhiều trên trán và sau lưng. Tuyết Nhung nhìn đồng hồ. Chiếc đồng hồ mẹ đã tặng cho cô vào sinh nhật lúc mười sáu tuổi giờ đang từ từ tiến về phía số mười hai. Kim giây cứ nhích thêm một chút thì trái tim cô lại càng sợ hãi thêm một phần. Lúc này, niềm tin của cô cũng bắt đầu bị lung lay. Có lẽ cô đã phán đoán sai, mặc dù Mỹ là một quốc gia coi trọng nhân đạo và nhân quyền, nhưng chắc Bộ trưởng Tư pháp sẽ không vì thế mà bị thuyết phục trước hành động quá khích của một phụ nữ bình thường. Trước khi quyết định lấy cái chết ra để thể hiện ý nguyện của mình, Tuyết Nhung đã cho rằng, Bộ trưởng Tư pháp không thể không đến, nhất định phải đến, vì ông ta chắc chắn sẽ không gánh chịu nổi hậu quả của việc một phụ nữ đã tự sát vì không được gặp được mình. Nếu theo cách đó, cô nghĩ nếu ông ta không đích thân đến, hoặc do một lý do nào đó mà không đến được, thì cũng sẽ dùng một phương thức nào đó để liên lạc và nói chuyện trực tiếp với mình, dù cô không đoán được đó sẽ là phương thức nào. Song dù có không đoán được, nhưng cô vẫn sẽ đạt được mục đích của mình.
Tuyết Nhung hoàn toàn không thể ngờ mình sẽ chết vì suy nghĩ đó. Thực ra, ý niệm về một cái chết chưa từng lóe lên trong đầu cô dù chỉ một phút. Giờ đây, lòng cô đang rối như tơ vò, rối đến mức ngộp thở. Nếu như ông ta thực sự không đến, thì cô sẽ phải làm sao? Sẽ quay trở lại phòng, hay sẽ nhảy xuống từ đây? Sẽ sống? Hay sẽ chết? Cô đang đứng trước một câu hỏi khó khăn đến mức khiến người ta phải run rẩy sợ hãi. Nếu nhảy từ tầng bảy xuống, mặc dù đội cứu hộ đã đặt sẵn đệm hơi an toàn phía dưới, nhưng tỉ lệ sống sót thấp hơn thiệt mạng rất nhiều. Tuyết Nhung khẽ rùng mình, liệu cô có đủ dũng khí để làm chuyện đó không? Nhưng nếu quay trở lại phòng thì sao? Vậy thì chẳng nghi ngờ gì nữa, cô sẽ lập tức trở thành trò cười cho thiên hạ. Thôi thì bị người đời chế giễu cười nhạo còn có thể chịu được, nhưng ngay cả lý tưởng và sự thỉnh cầu của cô rồi cũng sẽ bị coi là thứ rác rưởi đáng hất xuống mười tám tầng địa ngục. Cô đến nước Mỹ chỉ để hứng chịu những chuyện này sao? Từ nay về sau, cô sẽ phải sống cảnh trốn chui trốn lủi hay sao? Nghĩ đến đây, Tuyết Nhung lập tức lắc đầu. Không, kiểu sống hèn nhát như thế nhất định không phải là của Đinh Tuyết Nhung! Lòng cô chợt nghĩ: nếu sống còn khó hơn chết, nếu sống còn không bằng chết, vậy thì thà chết đi còn hơn, chết chẳng có gì đáng sợ!
Thì ra khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, người ta sẽ có suy nghĩ này. Một khi vượt qua được suy nghĩ này, thì cái chết không còn đáng sợ nữa, mà sẽ trở thành sự giải thoát cuối cùng cho mọi nỗi đau khổ của con người. Tuyết Nhung đứng thẳng người, đau đớn nhìn ra khoảng trời đất mênh mang. Lúc này, không gian như càng thêm vàng vọt, càng thêm mơ hồ, càng thêm xa vời vợi. Hồng trần là đây sao? Chỗ nào ở đây là hồng trần? Trước mặt cô rõ ràng chỉ toàn là khổ đau. Có lẽ nhân gian này giờ không còn chỗ dung thân cho cô nữa. Cuộc đời cô chắc chỉ được đến ngày hôm nay, không còn gì đáng để lưu luyến, không còn gì đáng để đấu tranh. Cô đã mệt mỏi, đã nhìn thấu tất cả rồi, đã đến lúc để ra đi rồi!
Tuyết Nhung bắt đầu dùng điện thoại gửi tin nhắn cuối cùng cho báo chí và đài truyền hình:
Xin các người đừng làm phiền tôi. Sau khi tôi kéo hết bản nhạc cuối cùng của cuộc đời, tất cả sẽ kết thúc.
Cô đưa những ngón tay thon dài lên, vuốt lại mái tóc bị gió thổi rối tung. Nước mắt cô giờ đã cạn, chỉ còn lại nét dịu dàng từ trong đáy mắt.
Ánh hoàng hôn ảm đạm chiếu hắt lên mặt hồ Mi-chi-gân mênh mang. Lúc này, những cơn gió làm sóng nước gợn lăn tăn, làm rối những mái tóc dài của Tuyết Nhung đã ngừng thổi. Chúng khe khẽ lướt trên mặt hồ phía xa, im lặng lắng nghe tiếng đàn của cô. Giai điệu bi thương của bài hát “Green sleeves” ngân vang. Từng nốt từng nốt nhạc như bay bổng khắp không gian:
Tình tôi tan nát
Than ôi yêu người yêu mãi
Nhưng sao mà như mất anh rồi
Tình tôi say đắm đã lâu
Hỡi người yêu dấu
Đã cho được gần nhau
Ai người sẽ tới
Nghe tôi kể chuyện xa xôi
Người ơi không nhớ đến tôi
Tôi càng như thương nhớ
Thương yêu hình bóng cũ xa vời
Người ơi như đã thoát ly tôi
Tôi càng như trói
Thân tôi vào người mà thôi
Chiếc áo ấy có đôi vai
Xanh màu xanh ân ái
Xanh như một hạnh phúc lâu dài
Hỡi hỡi chiếc áo tươi.
Tiếng đàn ai oán bi thương nói lên nỗi lòng buồn thương của một người con gái đẹp. Tiếng đàn yếu ớt lơ lửng trên mặt hồ, xao động khắp không gian, chạm vào nỗi niềm thương cảm trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người, khiến ai nấy đều bùi ngùi xúc động.
“Nhung Nhi!”
Một tiếng hét tuyệt vọng vang lên, cắt ngang tiếng vĩ cầm của Tuyết Nhung. Cây vĩ cầm trong tay cô bỗng ngưng lại trên cung đàn.
“Không được, không được làm thế!” Đó là Ngô Vũ. Sau khi vô tình đọc được tin trên mạng, anh đã lao như bay đến đây. Lúc này, hai tay Ngô Vũ đang ôm lấy đầu, tim đau đớn không thể thốt nên lời.
Tuyết Nhung muốn khóc, nhưng nước mắt đã cạn. Tại sao trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, anh lại khiến em vương vấn thế gian này? Ngô Vũ à, giờ em phải nói xin lỗi anh, hãy để em làm một vì sao nhỏ bé trên bầu trời của anh. Tuyết Nhung kiệt sức buông tay, cây vĩ cầm cũng theo đó mà rơi xuống phía dưới.
“Á!” Tất cả hét lên kinh hãi, rồi ngay sau đó bầu không khí im lặng chết chóc bao trùm khắp nơi.
Đúng vào khoảnh khắc Tuyết Nhung ôm đàn định nhảy xuống, phía bắc bỗng vang lên tiếng ầm ầm của động cơ trực thăng.
“Ngài Koknar đã đến! Cô gái ơi, cô được cứu rồi!” Cảnh sát nói với Tuyết Nhung qua loa phóng thanh.
Đám đông bắt đầu reo hò, vỗ tay, tán tụng và cầu nguyện không ngớt.
Tuyết Nhung buông đàn, kiệt sức dựa người vào tường, ánh mắt thẫn thờ, toàn thân mềm nhũn. Lúc này, đầu cô hoàn toàn trống rỗng. Chỉ có một giọng nói xa xăm đang thì thầm bên tai cô: “Đinh Tuyết Nhung, cuối cùng mày cũng được hồi sinh rồi!”
Rất nhanh, dưới sự bảo vệ của một vài cảnh sát, Bộ trưởng Tư pháp Koknar đã đến căn phòng nối với lan can nơi Tuyết Nhung đứng. Khi chỉ còn cách cô vài bước, ông ta thận trọng đứng lại, lịch sự chìa tay về phía cô, nói: “Chào cô, tôi là Frank Koknar. Tôi có thể bắt tay cô được không?” Bộ trưởng Tư pháp là một người rất cẩn thận. Sở dĩ ông ta làm vậy là để xác minh xem có xảy ra chuyện ngoài ý muốn khi tiếp cận với cô gái này hay không?
Tuyết Nhung lưỡng lự giây lát, sau đó miễn cưỡng đứng dậy, chìa tay về phía ông ta. Cùng lúc đó, cô cảm thấy những mạch máu đã đông cứng trong người mình cũng bắt đầu hoạt động trở lại.
Bắt tay xong, Koknar nói với Tuyết Nhung: “Xin lỗi vì tôi không thể đến sớm hơn vì bận một cuộc họp quan trọng ở Nam Califonia. Mặc dù sau khi nhận được thông báo, tôi đã cố gắng đến đây nhanh nhất có thể, nhưng cũng phải mất vài tiếng đồng hồ quý giá mới bay được đến đây, vô cùng xin lỗi cô!”
“Cảm ơn!” Giọng Tuyết Nhung đã khản đặc. Cô chỉ nghẹn ngào nói được hai tiếng, sau đó không thể thốt lên được lời nào nữa.
“Chuyện của cô tôi đã nghe được đại thể. Bây giờ, cô hãy nói cho tôi biết, tại sao cô lại muốn gặp tôi? Cô định nói với tôi những gì?”
“Ngài Koknar, tôi muốn hỏi ngài, nếu một người bị bệnh thì phải làm sao?”
Mày của viên Bộ trưởng Tư pháp hơi nhếch lên. Rõ ràng ông ta không dự liệu trước được mình sẽ phải trả lời một câu hỏi như thế này. “Phải đi gặp bác sĩ.” Ông ta buột miệng nói.
“Vậy có nghĩa là, nếu bị bệnh thì phải đi gặp bác sĩ, vậy bác sĩ chắc sẽ không nhìn thấy người chết mà không cứu chứ?”
“Đương nhiên là không rồi!” Ngài Koknar trả lời một cách chắc chắn.
“Vậy một cuộc hôn nhân có kẻ thứ ba xen vào liệu có giống một bệnh nhân bị bệnh ung thư không? Nếu vậy thì ta phải làm gì?” Tuyết Nhung vẫn mềm dẻo hỏi.
“Đương nhiên phải đi gặp bác sĩ.” Ngài Koknar nhún vai.
“Vậy đầu tiên bác sĩ sẽ cắt khối u ác tính đó đi, rồi sau đó sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân đúng không?”
“Theo như kiến thức thông thường thì đúng là vậy.” Ngài Koknar đáp.
“Nếu vậy giờ tôi xin ngài hãy vì lòng nhân đạo mà cứu giúp cuộc hôn nhân của tôi, đồng thời trừng phạt kẻ thứ ba đã xen vào hạnh phúc của gia đình tôi!” Tuyết Nhung gắng sức nói.
“Xin lỗi, tôi không có cách nào để cứu vãn cuộc hôn nhân giúp cô. Theo luật pháp Mỹ, tôi không có quyền lật lại vụ án đã được tòa án phúc thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng.” Ông ta còn nói thêm: “Đó là do hiến pháp Mỹ quy định, tôi không thể vi phạm.”
“Nhưng ngài có thể thay đổi hiến pháp bằng sự nỗ lực của mình. Đó là thứ hiến pháp không công bằng với phụ nữ. Mặc dù cuộc hôn nhân của tôi đã bị kết án tử hình, không thể lật lại nữa, nhưng tôi vẫn tin rằng ngài hoàn toàn có khả năng cứu vãn những cuộc hôn nhân khác, cứu những người phụ nữ yếu đuối không có khả năng bảo vệ mình.” Thấy viên Bộ trưởng Tư pháp có vẻ không có thành ý, Tuyết Nhung lại ôm lấy đàn, đi đến bên thành lan can, một lần nữa thể hiện quyết tâm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Đám phóng viên và tất cả những người có mặt ở đó đều cho rằng cuộc nói chuyện đã thất bại, Tuyết Nhung lại chuẩn bị nhảy lầu, nên la ó ầm ĩ. Dư luận đều nghiêng về phía Tuyết Nhung với sự cảm thông sâu sắc dành cho cô gái yếu ớt mong manh. Ngay cả phía cảnh sát cũng bắt đầu nói lớn: “Bộ trưởng Koknar, xin ngài chú ý một chút, cô gái đó là một bệnh nhân! Cô ấy là một bệnh nhân! Đừng kích động cô ấy thêm nữa!”
Nhưng chỉ có người đang đứng mặt đối mặt với Tuyết Nhung – Bộ trưởng Tư pháp Mỹ mới biết rõ, cô gái nhỏ bé này không phải là một bệnh nhân tâm thần. Ngược lại, cô ấy chính là một nữ phát ngôn viên có cái đầu tỉnh táo hơn bất kỳ ai ở đây.
“Được rồi.” Ngài Koknar liếc nhìn đám đông phấn khích ở phía dưới, hai mày nhăn lại, như thể đã đưa ra được quyết định cuối cùng: “Vậy cô hãy nói chúng ta phải làm gì mới cắt bỏ được khối u của cuộc hôn nhân này?”
“Đầu tiên giống như các bác sĩ, phải coi kẻ thứ ba như một khối u ác cần phải phẫu thuật cắt bỏ; sau đó phải ban hành lệnh cưỡng chế đối với kẻ ngoại tình và kẻ thứ ba, không cho phép họ được lén lút gặp nhau trong vòng ít nhất một năm; đồng thời, yêu cầu kẻ ngoại tình phải cùng bạn đời tìm đến các trung tâm tư vấn hôn nhân, giúp anh ta có thêm cơ hội quay trở về với gia đình, hàn gắn lại hôn nhân.”
Cuộc đối thoại này được tất cả các phóng viên thu âm trực tiếp, không để sót một từ nào. Bất luận là khán giả, thính giả, hay những người đọc được thông tin qua mạng internet đều lặng người đi trước những lời nói của Tuyết Nhung. Giọng nói của cô như một cơn sóng thần, mà đợt sóng sau lại to và dữ dội hơn đợt trước. Những con sóng ồ ạt lao tới, bao trùm lên khắp nước Mỹ, quét qua hàng triệu gia đình.
“Thứ hai, ly hôn không được vượt khỏi ranh giới pháp luật, những người muốn ly hôn cũng không thể xa rời pháp luật. Đối với những kẻ ngoại tình và kẻ thứ ba xen vào hôn nhân của người khác phải có hình phạt thích đáng và nghiêm khắc, nên dựa vào mức độ phá hoại để định ra một mức phạt tiền tương ứng; cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những kẻ đã cảnh cáo mà không chịu sửa đổi hoặc có những hành vi xấu xa… Thứ ba, pháp luật cũng nên bảo vệ quyền lợi của những phụ nữ trẻ trong quá trình ly hôn. Bởi vì những tổn thương mà việc ly hôn gây ra cho họ rất lớn, có thể khiến cho họ bị xã hội kỳ thị khi có ý định yêu lại hoặc tái hôn.”
Sắc mặt của ngài Koknar ngày càng trở nên trầm tư và nghiêm túc: “Nếu cô đồng ý với tôi là sẽ không tìm đến cái chết nữa, thì tôi sẽ xây dựng một đề án chính thức dựa trên những gợi ý của cô, sau đó giao lại cho các bộ ngành có liên quan thảo luận và nghiên cứu. Xin hãy tin ở tôi, tôi nhất định sẽ đem đến cho cô một đáp án thỏa đáng nhất.”
Tuyết Nhung lặng lẽ gật đầu.
Khi ngài Koknar quay người bước đi, Tuyết Nhung liền hét lên từ phía sau: “Trên thế giới này có rất nhiều nơi mà ở đó chúng tôi chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng sự bất công. Nhưng chúng tôi đến quốc gia này cũng chỉ vì một lý tưởng duy nhất: chúng tôi muốn có sự công bằng, và nơi đây cho chúng tôi sự công bằng!”
Ngài Koknar dừng bước, khóe mắt cay cay: “Đúng vậy, ở đất nước xinh đẹp này, các bạn nhất định sẽ đạt được lý tưởng đó.”
Sau đó, Tuyết Nhung ngã rạp xuống đất. Bất chấp sự ngăn cản của cảnh sát, Ngô Vũ lao đến ôm cô vào lòng. Tuyết Nhung nhắm hờ mắt, thều thào nói với anh: “Em thắng rồi!”
Một tuần sau đó, Tuyết Nhung được ra viện.
Hôm đó, ngay sau khi cuộc phản kháng bằng cách tự sát kết thúc, Tuyết Nhung lập tức được xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Cô bị giám hộ 24 tiếng, để các bác sĩ bảo đảm chắc chắn cô sẽ không có ý định tự sát nữa. Phía bệnh viện đã phái những bác sĩ giỏi nhất đến chuẩn đoán và chữa trị cho cô. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của Tuyết Nhung. Khi lên kế hoạch cho vụ tự sát, mặc dù không hiểu rõ lắm về luật pháp Mỹ nhưng theo những gì được biết, cô đoán mình có thể sẽ phải trả giá. Cô nghĩ sau khi sự việc kết thúc, cô có thể sẽ bị cảnh sát dẫn đi, hơn nữa có thể bị khép vào tội “gây ảnh hưởng đến công chúng” hoặc “gây mất trật tự công cộng”, bị khởi tố và phải ngồi tù một thời gian. Nhưng bây giờ, không biết có phải luật pháp Mỹ khoan dung đối với những người có ý định tự sát hay đang mở cho cô một lối thoát hay không, mà sau một tuần nằm viện, không ai truy cứu vụ việc của cô. Nghe nói sau khi tiến hành bàn bạc đánh giá tình trạng tinh thần của cô, các bác sĩ nhất loạt cho rằng, do gặp phải cú sốc tinh thần lớn sau ly hôn dẫn đến việc mất thăng bằng tâm lý nên cô mới có hành động quá khích như vậy. Để đảm bảo sự an toàn tính mạng và tránh việc cô lại muốn tự sát, mỗi tuần Tuyết Nhung phải đến bệnh viện điều trị tâm lý một lần.
Vì Tuyết Nhung lại một lần nữa trở thành nhân vật của công chúng, thành tâm điểm của báo chí, nên vào ngày cô ra viện, phóng viên các báo đài lũ lượt kéo đến, đứng đầy ngoài bệnh viện. Trước khi Tuyết Nhung xuất hiện, Ngô Vũ và Tim đã đặt một chiếc bàn và một hòm quyên góp ở trước cửa. Tim còn cầm micro, tuyên bố với đám báo giới đang đứng vây quanh đó rằng sẽ thành lập một hiệp hội giáo dục phụ nữ tự bảo vệ mình trong hôn nhân dưới danh nghĩa của Tuyết Nhung. Hiệp hội này sẽ triển khai các hoạt động vận động hành lang với chính phủ và cơ quan giáo dục các cấp, nhằm đạt được các mục đích sau: Một, thực hiện việc giáo dục hôn nhân từ bậc mẫu giáo; Hai, thêm những môn học bắt buộc về hôn nhân gia đinh vào các tiết học của các học sinh cấp hai, cấp ba và sinh viên đại học: Ba, trước khi kết hôn, nam nữ phải trải qua một cuộc kiểm tra, nếu đạt đủ điều kiện mới được cấp giấy đăng kí kết hôn; Bốn, chính phủ và cơ quan lập pháp phải sửa đổi luật hôn nhân hiện hành để bảo vệ quyền lợi của những người kết hôn khi còn trẻ; Năm, tăng tính ràng buộc trong hôn nhân thông qua luật pháp, nếu ai cố tình vi phạm khế ước hôn nhân sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc; Sáu, chính phủ nên rót vốn thành lập một tổ chức chuyên khai thác và nghiên cứu các bài giảng về hôn nhân và gia đình.
Việc làm này đã được báo chí đưa tin hết sức chi tiết và sinh động. Từ một người bình thường, Tuyết Nhung đã trở thành một hiện tượng, từ một phụ nữ chỉ biết gào thét trong vô vọng trở thành một trào lưu tư tưởng mới.
Chiếc hòm quyên góp đặt trên bàn đã chật ních. Ngô Vũ phải mau chóng tìm một chiếc hộp giấy khác để thay vào. Sau đó, người ta lại lũ lượt nhét tiền vào.
Cuối cùng Tuyết Nhung cũng xuất hiện. Thấy vậy, đám nhà báo phóng viên ùn ùn kéo đến, vây quanh cô:
“Cô Đinh Tuyết Nhung, tại sao cô lại muốn tự sát?”
“Cô thực sự muốn tự sát hay là muốn thu hút sự quan tâm của dư luận mới làm việc đó?”
“Cô đã đạt được mục đích của mình chưa?”
“Mục đích của cô khi làm như vậy là để khơi dậy một cuộc đấu tranh nam nữ trên khắp nước Mỹ phải không?”
…
Một loạt những câu hỏi sắc bén được đặt ra. Nhưng Tuyết Nhung vẫn bình tĩnh trả lời: “Trong vài tháng ly hôn, đã nhiều lần tôi muốn chết. Tôi cảm thấy một phụ nữ trẻ như tôi đã bị đối xử bất công trong quốc gia này. Tôi đã gọi điện cho các bạn, mong ai đó sẽ nghe được lời kêu cứu của mình, nhưng không một ai để tâm đến tôi, cũng chẳng có ai chìa tay về phía tôi. Tôi nghĩ, ngoài mình ra, không biết còn bao nhiêu phụ nữ trẻ nữa cũng đang chịu cảnh như tôi. Vậy là có một giọng nói thôi thúc tôi phải làm một việc gì đó để cứu lấy mình, cứu lấy những người phụ nữ đang tuyệt vọng và đau khổ trong hôn nhân. Lúc đó, tôi chỉ có thể nghĩ đến việc lấy cái chết ra để thể hiện ý nguyện của mình. Hôm đứng trên lan can đó, lúc mới bắt đầu, tôi không hề có ý định sẽ chết. Nhưng vào phút cuối cùng, tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng. Lúc đó, tôi nghĩ thà chết để mọi người nghe thấy tiếng nói của mình còn hơn. Cuối cùng thì cũng có ngày hôm nay, tiếng nói của tôi đã được mọi người nghe thấy. Tôi tin đây không phải là sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh nam nữ, mà là sự khởi đầu cho một cuộc vận động những người phụ nữ tự bảo vệ chính mình. Tôi cũng tin những người đàn ông có lương tâm trên thế giới này nhất định sẽ ủng hộ hoạt động này, từ đó sẽ có những nhận thức đúng đắn! Hôm nay, tôi đã đạt được mục đích của mình. Mặc dù bây giờ vẫn đau buồn vì cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình, nhưng tôi cũng thấy vui vì mình học được một bài học quý báu từ trong những bất hạnh. Cảm ơn mọi người đã cho tôi một cơ hội, thực sự cảm ơn mọi người!”
Tuyết Nhung cúi gập người, cảm ơn công chúng đã lắng nghe những lời nói của mình. Khi ngẩng đầu lên, đôi mắt to tròn của cô đã ngấn đầy nước mắt. Cô khẽ lấy tay vuốt đi những giọt lệ vương lại trên má.
A, cô gái Trung Quốc, cuối cùng cô cũng đã mở to đôi mắt Trung Quốc xinh đẹp của mình rồi!
Tác giả :
Liễu Uyển Hồng