Minh Cung Truyện
Chương 20: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt (Thượng) (Đã sửa)
ĐOẠN 3: TÁI KIẾN CỐ NHÂN (GẶP LẠI NGƯỜI XƯA)
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 20:
NGUYÊN TIÊU CHI DẠ HOA LỘNG NGUYỆT (THƯỢNG)
(Đêm tết Nguyên tiêu hoa lồng với ánh trăng)
-------------------------
Giữa ta và chàng có bao nhiêu chướng ngại, bao nhiêu hiểu lầm, bao nhiêu ngăn cách, vì thế mà suốt mười năm chẳng gặp được nhau.
Kể từ khi Trích Hoa nói với ta, chàng đã mất rồi, ta sống như một cái xác không hồn. Không biết động lòng, không biết yêu ai. Trái tim ta như đã theo linh hồn của chàng bay về thế giới bên kia.
Ta không có cách nào lý giải vì sao ta lại chỉ yêu chàng dù chúng ta mới chỉ một lần gặp gỡ.
Ánh mắt chàng, nụ cười chàng, giọng nói của chàng, ta đều nhớ cả...
Hơn hai năm sau. Năm Gia Tĩnh thứ mười một (1531).
Từ sau lần bị bệnh triền miên, Thẩm Luyện hầu như không để Nhạc Hy vào cung nữa. Song nhờ Phương Hà lén đi nghe ngóng, Nhạc Hy vẫn biết được chút ít chuyện ở hậu cung.
Trương Trích Hoa sau khi được phong hậu đã thi hành hàng loạt "tư sách" nhằm giữ yên hậu cung, đồng thời để tự bảo vệ bản thân mình. Thất bại của Trần Thái Uyển là bài học rất lớn cho Trương Trích Hoa trong việc tổ chức hậu cung. Từ khi lên ngôi, Trích Hoa bắt đầu làm thân, tạo mối quan hệ tốt với đám phi tần Văn Cung phi, Nhu Quý nhân, Tương Quý nhân nhưng nàng không đứng về phía ai cả. Trước đây, Trần Hoàng hậu đối xử với họ luôn hà khắc; vì vậy khi Trần Hoàng hậu rơi vào tình cảnh khốn cùng, bọn họ ra sức tìm cách kéo nàng ta xuống. Thế nên Trích Hoa sẽ không phạm sai lầm như Thái Uyển, ra sức lấy lòng đám phi tử của Hoàng đế.
Trương Trích Hoa còn cố ý nhắc với Hoàng đế, Tương Quý nhân và Nhu Quý nhân dù gia thế không cao quý nhưng cũng đã vào cung được mười một năm mà chưa được thăng tước vị. Hoàng đế thuận ý nàng, phong Tương Quý nhân Triệu thị thành Tương Chiêu nghi rồi sau đó là Tương tần; Nhu Quý nhân Giang thị thành Nhu Chiêu dung rồi Túc tần. Triệu thị và Giang thị đương nhiên cảm mến ân điển của Hoàng hậu, đối với Hoàng hậu cũng nể trọng hơn so với tiên hậu Trần thị. Cũng vì vậy mà hậu cung cũng khá yên ổn.
Bên cạnh đó, nàng miễn việc thỉnh an buổi sáng cho các phi tần, chỉ cần thỉnh an vào ngày mồng một, ngày mồng tám, ngày mười lăm, ngày hai mươi sáu và ngày hai mươi hai hằng tháng. Dựa vào những cách này, Trích Hoa không chỉ có được sự ủng hộ của đám phi tần hậu cung mà còn được mang tiếng là vị "hiền hậu" của Minh triều [1]. Thêm nữa, Hoàng đế vẫn chuyên sủng nàng. Đây có lẽ là những ngày tháng đẹp đẽ nhất của Trương Trích Hoa.
[1] Hiền hậu: vị hoàng hậu hiền từ.
Ngày mùng mười tháng Giêng cùng năm, trong triều có vài đại thần đề nghị; Hoàng đế đăng cơ đã mười một năm, song đến một công chúa cũng chưa có. Năm nay cũng đã giáp kỳ hạn bốn năm, họ đề nghị Gia Tĩnh xuống chiếu tuyển tú. Hoàng đế không mấy quan tâm lắm đến chuyện tuyển tú song dưới sức ép của đám đại thần, hắn miễn cưỡng phải chọn ngày mồng bốn tháng sáu làm ngày tuyển tú nữ năm nay. Trương Trích Hoa đối với việc tuyển tú đương nhiên cũng không mấy vui vẻ, nhưng cũng phải nén lặng cùng hậu cung chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt tuyển tú nửa năm nữa.
Trương Trích Hoa từng theo lời Trần Thái Uyển; cho người đến Hàng Châu, tìm Tô gia. Nàng được biết phủ đệ Tô thị đã bị cháy, vị Tô đại tiểu thư tên Tô Ngọc Thấu – chính là Thanh Tiệp dư của tiên đế - có lẽ đã chết trong đám cháy đó cùng với phụ mẫu nàng ta. Lúc nghe tin này, Trích Hoa không thấy quá bất ngờ. Dương Đình Hòa há lại để Thanh Tiệp dư của tiên đế sống sót. Vậy là lời của Trần Thái Uyển, bí mật mà Thái Uyển nói với nàng đã trở thành vô dụng. Cũng uổng công Trần Thái Uyển tốn kém tâm tư đưa gia đình nàng ta đến tận Hàng Châu lánh nạn. Ngoảnh đầu một cái, Tô Ngọc Thấu – Thanh Tiệp dư – đã không còn trên đời này.
Song Trương Hoàng hậu không tiết lộ chuyện Thanh Tiệp dư cho bất kỳ ai, kể cả Thái hậu. Thái hậu nhạy cảm với chuyện tiền nhiệm. Nếu như biết được tiên đế có hậu duệ mà lại bị Dương Đình Hòa giết từ khi còn nằm trong bào thai, Thái hậu nhất định sẽ nghi ngờ Hoàng thượng, không chừng sẽ còn làm hại đến Hoàng thượng. Bá mẫu nàng đối đầu với trượng phu, đó là điều mà Trích Hoa không muốn thấy lúc này. Dù rằng nàng đối với Hoàng đế, bốn phần là lợi dụng một chút tình cảm, thế nhưng Hoàng đế chung quy vẫn là phu quân của nàng. Hơn nữa, Tô Ngọc Thấu đã chết, Thái hậu có biết được chuyện này cũng không được chút lợi ích gì. Lúc này nàng muốn để Thái hậu an nhàn dưỡng lão ở Nhân Thọ cung, không cần phải bận tâm tới chuyện hậu cung, để người sống thanh tâm quả dục. Còn nàng, chuyện của Thanh Tiệp dư, nàng vẫn tiếp tục bí mật điều tra. Thế nhưng Hoàng hậu không biết rằng, ở Nhân Thọ cung, Thái hậu cũng không hề rỗi rãi gì. Bà vẫn âm thầm bày kế sách độc tôn, chờ đợi Nhạc Hy nhập cung vào tháng sáu năm nay.
Hậu cung mà bên ngoài lúc nào cũng yên bình, thực ra đều là đang ngấm ngầm tính kế hãm hại nhau, tranh giành, kèn cựa nhau. Mâu thuẫn ngầm giữa Hoàng hậu với tần phi, giữa trưởng bối và hậu bối, giữa kẻ có quyền và kẻ không quyền, giữa kẻ đắc sủng và kẻ thất sủng chỉ đang như mồi lửa nhen nhóm, chờ một ngày bùng lên mà thôi.
Tết Thượng nguyên năm Gia Tĩnh thứ mười một.
Khắp các đường phố huyên náo của Bắc Kinh, thương nhân treo bao nhiêu dải đèn lồng màu sắc sặc sỡ, hình thù đa dạng. Ánh sáng của đèn lồng khiến cho một mảng phố Bắc Kinh trở nên sáng rực rỡ như ban ngày.
"Nhiều đèn lồng quá, át mất cả ánh trăng!" Chu Hậu Thông buông một câu than thở. Mảnh trăng tròn vành vạnh nằm cô đơn giữa bầu trời cao thăm thẳm. Người đi đường đều để ý đến hoa đăng rực rỡ, quên đi vầng trăng trên trời.
Chu Hậu Thông cười nhạt. Ai cũng quên được, chỉ có hắn là không thể quên.
Cũng từ lâu lắm rồi, Chu Hậu Thông đã không còn được trải qua tết Thượng nguyên [2] trong dân gian. Khi xưa, còn sống ở Hưng vương phủ, mẫu phi năm nào cũng dẫn hắn đi chơi khắp các đường phố dưới chân Tử Cấm thành; sau đó sẽ mua một chiếc hoa đăng thật đẹp về treo trong phủ đệ. Thế mà cũng đã mười một năm rồi. Đường phố này chung quy vẫn vậy, chỉ khác là thân phận hắn đã đổi thay, và bên cạnh hắn cũng thiếu đi một người.
[2] Tết Thượng nguyên: tết Nguyên tiêu, tổ chức vào mười lăm tháng Giêng hằng năm. Tết này thờ Thiên quan, vị thần cai quản bầu trời.
Hôm nay hắn mặc một bộ y phục màu lam nhạt đơn giản, không có họa tiết gì. Tóc bùi bằng mảnh ngọc tử kỳ theo kiểu các thư sinh hay búi. Hắn xòe quạt giấy, trên quạt có mấy câu thơ cổ phong, là bút tích của Vương Hy Chi, càng tăng thêm dáng vẻ thư hương của hắn.
"Hoàng thượng..." Tiểu Anh Tử lẽo đẽo đi đằng sau, đến cạnh hắn thở hổn hển, "Người đi nhanh quá, nô tài mệt chết rồi." Hôm nay Tưởng Mục Anh ăn vận cũng y hệt một thư đồng.
Chu Hậu Thông dừng chân, chưa kịp nói được câu gì thì đã nghe mấy người bên đường bàn tán xôn xao.
"Xem kìa, có tên ngốc tự nhận mình là Hoàng thượng."
"Xời, phong thái thư sinh kia mà đòi sánh với thánh thượng chúng ta."
"Kẻ này từ đâu ra vậy? Dám ra đường ngang nhiên gọi Hoàng thượng này nọ. Đúng là không có mắt."
Bao nhiêu người nhìn Chu Hậu Thông bằng ánh mắt kỳ thị như thế khiến hắn buộc phải rời đi thật nhanh; chỉ hận không thể cắt đi cái lưỡi vô dụng của Tiểu Anh Tử.
Bước đi một đoạn dài đến nơi thoáng người, Chu Hậu Thông mới cầm cái cán quạt cốc vào đầu Tiểu Anh Tử. Y ôm đầu đau đớn rên rỉ: "Hoàng... Hoàng..."
Y ăn thêm một cái cốc nữa: "Hoàng cái gì mà hoàng? Ngươi, đều tại ngươi khiến trẫm bị một phen mất mặt. Trẫm đã nói từ lúc ở nhà rồi, ra đường trẫm... à không ta là Chu Trường Nguyên... Một công tử hào hoa phong nhã đầy khí chất."
Hắn cố ý nhấn mạnh, nói rõ câu "công tử hào hoa phong nhã đầy khí chất", vừa nói còn cố ý làm dáng điệu vuốt vuốt tóc để chứng thực hai chữ "khí chất" mà hắn đã nói ra.
Anh Tử vội vàng nói: "Vâng, Chu công tử, Chu thiếu gia!" Ít khi y thấy Hoàng thượng tươi vui tràn đầy sức sống như thế. Khi ở trong cung, hắn luôn nóng nảy, bảo thủ. Thấy tâm tình hắn vui vẻ, y cũng bớt đi vài phần gánh lo.
Hắn cười tốt bụng góp ý bổ sung: "Thiếu phần sau rồi. Thiếu "phong nhã hào hoa đầy khí chất" rồi!" Chu Hậu Thông lại vuốt vuốt tóc rời đi.
Vài người gần đó xúm lại bĩu môi bàn tán xì xào.
"Ê, có kẻ dở hơi giữa đường kìa."
"Phong thái khí chất? Ha ha ha, tưởng gì chứ? Hóa ra là một tên thư sinh nghèo xí!"
Chu Hậu Thông nghiến răng rời đi. Hắn là Hoàng đế, chẳng lẽ lại ngồi chấp nhặt mất chuyện lắt nhắt? Tiểu Anh Tử cũng không nhịn được, phì cười rồi nhanh chân bước theo Chu Hậu Thông.
Lần đầu tiên trong đời, Nhạc Hy được đi ra ngoài chơi vào tết Thượng nguyên. Khó lắm Tịch Thành mới xin được phụ thân cho nàng rời phủ một chuyến. Hôm nay, nàng có thể tha hồ ngắm hoa đăng, tham quan để biết đến sự diễm lệ phồn hoa của Bắc Kinh – kinh đô đại Minh hoàng triều. Thẩm Luyện khéo léo sắp xếp hai hộ vệ theo sau Phương Hà và Nhạc Hy, đi cách khoảng hai chục bước chân, vừa có thể bảo vệ nàng, vừa không giảm đi nhã hứng của nàng.
Phương Hà cười cười: "Tiểu thư, hầu hạ người nhiều năm thế, Phương Hà chưa bao giờ thấy tiểu thư vui vẻ thế này!" Phải, Nhạc Hy trong ấn tượng của Phương Hà luôn là phong thái trầm tĩnh chứ không phải dáng vẻ hoạt bát dễ thương.
Nhạc Hy vận một bộ y phục màu hồng phấn, tay cầm chiếc quạt tròn đẹp đẽ, đeo một mạng che mặt không để lộ dung nhan. Nàng không nói chẳng cười song qua đôi mắt thanh tú sắc sảo của nàng, Phương Hà nhìn rõ sự hưng phấn, lạc quan. Chủ tớ Nhạc Hy đi chậm để tiện ngắm cảnh xem đèn. Ngay bên họ có một lão bá ngồi bên sạp hàng bày rất nhiều đèn, bày thêm cả giấy mực. Giữa nơi lung linh đèn hoa nhiều sắc, nơi này lại chỉ có đèn trời [2] màu trắng khiến Nhạc Hy không khỏi hiếu kỳ. Thấy khách qua, lão bá chào mời: "Tiểu nương tử, người thân của tiểu nương tử có ai đã mất, cô hãy viết tên vào giấy, nguyện cầu thiên quang cho họ được cực lạc ở thế giới bên kia."
[2] Đèn trời: Là loại đèn do Gia Cát Lượng sáng tạo ra; bay được lên trời nhờ dòng đối lưu của không khí trong đèn (cái này mình đọc giải thích trên một trang mạng của Trung Quốc, không biết có đúng không vì mình dốt Vật lý lắm)
Thượng nguyên là lễ thờ thiên quan – vị thần cai quản bầu trời – vì thế có một số người sẽ viết điều mình ước nguyện lên đèn trời để cầu xin điều lành, giải trừ điều hạn.
Khi nghe lão bá nói vậy, trong đầu Nhạc Hy hiện lên một người – Thiên Quang. Nàng ngồi xuống, chắp bút. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến, nàng lại viết lên giấy ba chữ "Trần Thái Uyển".
Có lẽ vì vừa thương cảm, vừa ăn năn, vừa cắn rứt mà nàng treo mảnh giấy ghi tên Trần Hoàng hậu vào dưới đèn trời để cầu nguyện.
"Phiền lão bá canh Hợi thả đèn trời này lên." Giọng nàng nhỏ nhẹ.
Lão bá kia hồ hởi: "Cô nương yên tâm đi." Nói rồi lão treo chiếc đèn lồng lên giá, bên dưới phất phơ mảnh giấy ghi ba chữ đẹp đẽ kia. Nhạc Hy nhìn lên, khẽ trút một tiếng thở dài.
Nàng gửi lão bá kia một lạng bạc rồi nhanh chóng rời đi.
Phương Hà cũng thấy nhưng không dám hỏi vì sao nàng đề lên đó tên của Trần Thái Uyển.
"Một lạng bạc, một câu thơ, một lồng đèn!" Một ông chủ rao cũng rất nhiệt tình. Phương Hà kéo kéo tay áo Nhạc Hy khiến nàng chú tâm đến lời rao bán nhiệt thành của ông chủ kia. Có chút tham vọng lấy được một chiếc lồng đèn, nàng đặt một lạng bạc lên bàn, cắn bút nghĩ thơ. Nàng đã nghĩ được câu thơ về cảnh sắc quanh thành, đang định viết lên giấy thì một ý nghĩ lướt qua, nàng lại viết một câu khác:
"Tích nguyệt điểm không bạch lượng lượng
Thiên quang nhiễm gian tố minh minh."
Lạc khoản phía dưới: Y Nhiên
(Trăng sáng điểm lên không trung những đốm màu trắng. Muôn ngàn ánh quang nhuộm không gian một màu huy hoàng.)
Y Nhiên là tên chữ của Nhạc Hy. Khi nàng mới vào Thẩm phủ, mới chỉ được đặt tên thật là "Nhạc Hy". Cái tên chữ "Y Nhiên" này là do Thẩm Tịch Thành đặt cho nàng. Nàng hiểu nghĩa từ Y Nhiên, nhưng không biết Tịch Thành đặt với ý gì, chỉ dùng tên tự này từ đó.
Nhạc Hy viết xong liền nhận lấy đèn lồng rồi phất phất tay áo rời đi.
"Công tử, đợi tiểu nhân với!" Anh Tử hớt ha hớt hải chạy lẽo đẽo theo phía sau Chu Hậu Thông.
Nhìn thấy viết thơ, Chu Hậu Thông hứng thú reo lên: "Ê, Anh Tử, ngươi xem này, ở đây có viết thơ đấy."
Anh Tử chân đã mỏi, người đã mệt rã mà vẫn phải đi sau tháp tùng Chu Hậu Thông. Còn cái tên Chu Hậu Thông kia thì vẫn có thể hớn ha hớn hở như thế. Tiểu Anh Tử hận không thể lấy cả bút mực kia bôi bê bết lên mặt Chu Hậu Thông.
"Công tử, hãy viết một câu thơ đi. Một câu thơ, một lạng bạc, một đèn lồng." Giọng lão bá kia như chim hót mùa xuân, líu lo cất tiếng chào mời hắn.
Hắn định đi tới đè bút viết song lão bá kia thở dài một tiếng: "Ây, lại một nam tử nữa. Cả tối nay, chỉ có đúng một tiểu nương tử tới sạp hàng của lão. Tiếc là nữ nhi thường tình, câu thơ chẳng được mấy vẹn tròn."
Trong lòng hắn trào dâng sự hiếu kỳ về cô nương mà lão bá nói. Hắn buông bút, hỏi: "Cho ta xem thử câu thơ của cô nương kia, có được không?" Lão bá vừa nói, vừa tìm kiếm tờ giấy viết thơ của Nhạc Hy: "Hai câu không đăng đối, dùng từ cũng không hợp lắm." Lão bá đưa tờ giấy cho Chu Hậu Thông xem. Hắn xem xong, gương mặt biến sắc, vội vàng hỏi: "Lão bá, cô nương đó đi lâu chưa?"
Lão bá hơi ngạc nhiên, có phần lúng túng nói: "Vừa... vừa đi thôi! Cô nương đó mặc y phục màu hồng phấn."
Hắn vội vàng chạy đi khiến lão bá càng thêm không hiểu gì. Anh Tử đang ăn kẹo hồ lô ở sạp hàng kế bên, vừa quay sang không thấy Chu Hậu Thông đâu nữa thì sợ hãi, cuống cuồng cầm kẹo hồ lô chạy đi, hớt hải gọi: "Công tử, Chu công tử!" Làm tùy tùng của Chu Hậu Thông đúng là một cực hình.
Chu Hậu Thông chạy hết tốc lực. Viết được ra hai chữ "Thiên Quang", "Tích Nguyệt", cô nương đó phải chăng chính là nàng ấy? Thoáng thấy một bóng hồng, hắn cất tiếng gọi theo: "Y Nhiên cô nương!" Cái tên "Y Nhiên" này được lạc khoản phía dưới hai câu thơ, cho nên hắn đành gọi theo như thế.
Bước chân hai cô nương phía trước có chậm lại nhưng không dừng hẳn. Hắn định bước lên phía trước song thị nữ của cô nương áo hồng quay lại, giơ tay ngăn cản: "Công tử, cho hỏi quý danh công tử? Tại sao muốn tìm tiểu thư nhà ta?" Giọng thị nữ lạnh nhạt, từ khẩu khí đó cho thấy, thị không muốn hắn bước lên trên.
Cô nương đứng trước hắn không ngoảnh đầu, dáng vẻ lạnh lùng, băng thanh.
--------
Tết Thượng nguyên: tết Nguyên tiêu, tổ chức vào mười lăm tháng Giêng hằng năm. Tết này thờ Thiên quan, vị thần cai quản bầu trời. Ở Việt Nam, tết này cũng rất quan trọng. Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên, ngày xưa là dịp nhà vua hội họp các để thết tiệc và mời vào thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Theo sách, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù,, hoặc những nhân vật cổ trong, được yêu chuộng.
Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn (gọi là "thang viên" – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa , tương tự như lễ. xưa đã viết: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp gặp gỡ se duyên.
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 20:
NGUYÊN TIÊU CHI DẠ HOA LỘNG NGUYỆT (THƯỢNG)
(Đêm tết Nguyên tiêu hoa lồng với ánh trăng)
-------------------------
Giữa ta và chàng có bao nhiêu chướng ngại, bao nhiêu hiểu lầm, bao nhiêu ngăn cách, vì thế mà suốt mười năm chẳng gặp được nhau.
Kể từ khi Trích Hoa nói với ta, chàng đã mất rồi, ta sống như một cái xác không hồn. Không biết động lòng, không biết yêu ai. Trái tim ta như đã theo linh hồn của chàng bay về thế giới bên kia.
Ta không có cách nào lý giải vì sao ta lại chỉ yêu chàng dù chúng ta mới chỉ một lần gặp gỡ.
Ánh mắt chàng, nụ cười chàng, giọng nói của chàng, ta đều nhớ cả...
Hơn hai năm sau. Năm Gia Tĩnh thứ mười một (1531).
Từ sau lần bị bệnh triền miên, Thẩm Luyện hầu như không để Nhạc Hy vào cung nữa. Song nhờ Phương Hà lén đi nghe ngóng, Nhạc Hy vẫn biết được chút ít chuyện ở hậu cung.
Trương Trích Hoa sau khi được phong hậu đã thi hành hàng loạt "tư sách" nhằm giữ yên hậu cung, đồng thời để tự bảo vệ bản thân mình. Thất bại của Trần Thái Uyển là bài học rất lớn cho Trương Trích Hoa trong việc tổ chức hậu cung. Từ khi lên ngôi, Trích Hoa bắt đầu làm thân, tạo mối quan hệ tốt với đám phi tần Văn Cung phi, Nhu Quý nhân, Tương Quý nhân nhưng nàng không đứng về phía ai cả. Trước đây, Trần Hoàng hậu đối xử với họ luôn hà khắc; vì vậy khi Trần Hoàng hậu rơi vào tình cảnh khốn cùng, bọn họ ra sức tìm cách kéo nàng ta xuống. Thế nên Trích Hoa sẽ không phạm sai lầm như Thái Uyển, ra sức lấy lòng đám phi tử của Hoàng đế.
Trương Trích Hoa còn cố ý nhắc với Hoàng đế, Tương Quý nhân và Nhu Quý nhân dù gia thế không cao quý nhưng cũng đã vào cung được mười một năm mà chưa được thăng tước vị. Hoàng đế thuận ý nàng, phong Tương Quý nhân Triệu thị thành Tương Chiêu nghi rồi sau đó là Tương tần; Nhu Quý nhân Giang thị thành Nhu Chiêu dung rồi Túc tần. Triệu thị và Giang thị đương nhiên cảm mến ân điển của Hoàng hậu, đối với Hoàng hậu cũng nể trọng hơn so với tiên hậu Trần thị. Cũng vì vậy mà hậu cung cũng khá yên ổn.
Bên cạnh đó, nàng miễn việc thỉnh an buổi sáng cho các phi tần, chỉ cần thỉnh an vào ngày mồng một, ngày mồng tám, ngày mười lăm, ngày hai mươi sáu và ngày hai mươi hai hằng tháng. Dựa vào những cách này, Trích Hoa không chỉ có được sự ủng hộ của đám phi tần hậu cung mà còn được mang tiếng là vị "hiền hậu" của Minh triều [1]. Thêm nữa, Hoàng đế vẫn chuyên sủng nàng. Đây có lẽ là những ngày tháng đẹp đẽ nhất của Trương Trích Hoa.
[1] Hiền hậu: vị hoàng hậu hiền từ.
Ngày mùng mười tháng Giêng cùng năm, trong triều có vài đại thần đề nghị; Hoàng đế đăng cơ đã mười một năm, song đến một công chúa cũng chưa có. Năm nay cũng đã giáp kỳ hạn bốn năm, họ đề nghị Gia Tĩnh xuống chiếu tuyển tú. Hoàng đế không mấy quan tâm lắm đến chuyện tuyển tú song dưới sức ép của đám đại thần, hắn miễn cưỡng phải chọn ngày mồng bốn tháng sáu làm ngày tuyển tú nữ năm nay. Trương Trích Hoa đối với việc tuyển tú đương nhiên cũng không mấy vui vẻ, nhưng cũng phải nén lặng cùng hậu cung chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt tuyển tú nửa năm nữa.
Trương Trích Hoa từng theo lời Trần Thái Uyển; cho người đến Hàng Châu, tìm Tô gia. Nàng được biết phủ đệ Tô thị đã bị cháy, vị Tô đại tiểu thư tên Tô Ngọc Thấu – chính là Thanh Tiệp dư của tiên đế - có lẽ đã chết trong đám cháy đó cùng với phụ mẫu nàng ta. Lúc nghe tin này, Trích Hoa không thấy quá bất ngờ. Dương Đình Hòa há lại để Thanh Tiệp dư của tiên đế sống sót. Vậy là lời của Trần Thái Uyển, bí mật mà Thái Uyển nói với nàng đã trở thành vô dụng. Cũng uổng công Trần Thái Uyển tốn kém tâm tư đưa gia đình nàng ta đến tận Hàng Châu lánh nạn. Ngoảnh đầu một cái, Tô Ngọc Thấu – Thanh Tiệp dư – đã không còn trên đời này.
Song Trương Hoàng hậu không tiết lộ chuyện Thanh Tiệp dư cho bất kỳ ai, kể cả Thái hậu. Thái hậu nhạy cảm với chuyện tiền nhiệm. Nếu như biết được tiên đế có hậu duệ mà lại bị Dương Đình Hòa giết từ khi còn nằm trong bào thai, Thái hậu nhất định sẽ nghi ngờ Hoàng thượng, không chừng sẽ còn làm hại đến Hoàng thượng. Bá mẫu nàng đối đầu với trượng phu, đó là điều mà Trích Hoa không muốn thấy lúc này. Dù rằng nàng đối với Hoàng đế, bốn phần là lợi dụng một chút tình cảm, thế nhưng Hoàng đế chung quy vẫn là phu quân của nàng. Hơn nữa, Tô Ngọc Thấu đã chết, Thái hậu có biết được chuyện này cũng không được chút lợi ích gì. Lúc này nàng muốn để Thái hậu an nhàn dưỡng lão ở Nhân Thọ cung, không cần phải bận tâm tới chuyện hậu cung, để người sống thanh tâm quả dục. Còn nàng, chuyện của Thanh Tiệp dư, nàng vẫn tiếp tục bí mật điều tra. Thế nhưng Hoàng hậu không biết rằng, ở Nhân Thọ cung, Thái hậu cũng không hề rỗi rãi gì. Bà vẫn âm thầm bày kế sách độc tôn, chờ đợi Nhạc Hy nhập cung vào tháng sáu năm nay.
Hậu cung mà bên ngoài lúc nào cũng yên bình, thực ra đều là đang ngấm ngầm tính kế hãm hại nhau, tranh giành, kèn cựa nhau. Mâu thuẫn ngầm giữa Hoàng hậu với tần phi, giữa trưởng bối và hậu bối, giữa kẻ có quyền và kẻ không quyền, giữa kẻ đắc sủng và kẻ thất sủng chỉ đang như mồi lửa nhen nhóm, chờ một ngày bùng lên mà thôi.
Tết Thượng nguyên năm Gia Tĩnh thứ mười một.
Khắp các đường phố huyên náo của Bắc Kinh, thương nhân treo bao nhiêu dải đèn lồng màu sắc sặc sỡ, hình thù đa dạng. Ánh sáng của đèn lồng khiến cho một mảng phố Bắc Kinh trở nên sáng rực rỡ như ban ngày.
"Nhiều đèn lồng quá, át mất cả ánh trăng!" Chu Hậu Thông buông một câu than thở. Mảnh trăng tròn vành vạnh nằm cô đơn giữa bầu trời cao thăm thẳm. Người đi đường đều để ý đến hoa đăng rực rỡ, quên đi vầng trăng trên trời.
Chu Hậu Thông cười nhạt. Ai cũng quên được, chỉ có hắn là không thể quên.
Cũng từ lâu lắm rồi, Chu Hậu Thông đã không còn được trải qua tết Thượng nguyên [2] trong dân gian. Khi xưa, còn sống ở Hưng vương phủ, mẫu phi năm nào cũng dẫn hắn đi chơi khắp các đường phố dưới chân Tử Cấm thành; sau đó sẽ mua một chiếc hoa đăng thật đẹp về treo trong phủ đệ. Thế mà cũng đã mười một năm rồi. Đường phố này chung quy vẫn vậy, chỉ khác là thân phận hắn đã đổi thay, và bên cạnh hắn cũng thiếu đi một người.
[2] Tết Thượng nguyên: tết Nguyên tiêu, tổ chức vào mười lăm tháng Giêng hằng năm. Tết này thờ Thiên quan, vị thần cai quản bầu trời.
Hôm nay hắn mặc một bộ y phục màu lam nhạt đơn giản, không có họa tiết gì. Tóc bùi bằng mảnh ngọc tử kỳ theo kiểu các thư sinh hay búi. Hắn xòe quạt giấy, trên quạt có mấy câu thơ cổ phong, là bút tích của Vương Hy Chi, càng tăng thêm dáng vẻ thư hương của hắn.
"Hoàng thượng..." Tiểu Anh Tử lẽo đẽo đi đằng sau, đến cạnh hắn thở hổn hển, "Người đi nhanh quá, nô tài mệt chết rồi." Hôm nay Tưởng Mục Anh ăn vận cũng y hệt một thư đồng.
Chu Hậu Thông dừng chân, chưa kịp nói được câu gì thì đã nghe mấy người bên đường bàn tán xôn xao.
"Xem kìa, có tên ngốc tự nhận mình là Hoàng thượng."
"Xời, phong thái thư sinh kia mà đòi sánh với thánh thượng chúng ta."
"Kẻ này từ đâu ra vậy? Dám ra đường ngang nhiên gọi Hoàng thượng này nọ. Đúng là không có mắt."
Bao nhiêu người nhìn Chu Hậu Thông bằng ánh mắt kỳ thị như thế khiến hắn buộc phải rời đi thật nhanh; chỉ hận không thể cắt đi cái lưỡi vô dụng của Tiểu Anh Tử.
Bước đi một đoạn dài đến nơi thoáng người, Chu Hậu Thông mới cầm cái cán quạt cốc vào đầu Tiểu Anh Tử. Y ôm đầu đau đớn rên rỉ: "Hoàng... Hoàng..."
Y ăn thêm một cái cốc nữa: "Hoàng cái gì mà hoàng? Ngươi, đều tại ngươi khiến trẫm bị một phen mất mặt. Trẫm đã nói từ lúc ở nhà rồi, ra đường trẫm... à không ta là Chu Trường Nguyên... Một công tử hào hoa phong nhã đầy khí chất."
Hắn cố ý nhấn mạnh, nói rõ câu "công tử hào hoa phong nhã đầy khí chất", vừa nói còn cố ý làm dáng điệu vuốt vuốt tóc để chứng thực hai chữ "khí chất" mà hắn đã nói ra.
Anh Tử vội vàng nói: "Vâng, Chu công tử, Chu thiếu gia!" Ít khi y thấy Hoàng thượng tươi vui tràn đầy sức sống như thế. Khi ở trong cung, hắn luôn nóng nảy, bảo thủ. Thấy tâm tình hắn vui vẻ, y cũng bớt đi vài phần gánh lo.
Hắn cười tốt bụng góp ý bổ sung: "Thiếu phần sau rồi. Thiếu "phong nhã hào hoa đầy khí chất" rồi!" Chu Hậu Thông lại vuốt vuốt tóc rời đi.
Vài người gần đó xúm lại bĩu môi bàn tán xì xào.
"Ê, có kẻ dở hơi giữa đường kìa."
"Phong thái khí chất? Ha ha ha, tưởng gì chứ? Hóa ra là một tên thư sinh nghèo xí!"
Chu Hậu Thông nghiến răng rời đi. Hắn là Hoàng đế, chẳng lẽ lại ngồi chấp nhặt mất chuyện lắt nhắt? Tiểu Anh Tử cũng không nhịn được, phì cười rồi nhanh chân bước theo Chu Hậu Thông.
Lần đầu tiên trong đời, Nhạc Hy được đi ra ngoài chơi vào tết Thượng nguyên. Khó lắm Tịch Thành mới xin được phụ thân cho nàng rời phủ một chuyến. Hôm nay, nàng có thể tha hồ ngắm hoa đăng, tham quan để biết đến sự diễm lệ phồn hoa của Bắc Kinh – kinh đô đại Minh hoàng triều. Thẩm Luyện khéo léo sắp xếp hai hộ vệ theo sau Phương Hà và Nhạc Hy, đi cách khoảng hai chục bước chân, vừa có thể bảo vệ nàng, vừa không giảm đi nhã hứng của nàng.
Phương Hà cười cười: "Tiểu thư, hầu hạ người nhiều năm thế, Phương Hà chưa bao giờ thấy tiểu thư vui vẻ thế này!" Phải, Nhạc Hy trong ấn tượng của Phương Hà luôn là phong thái trầm tĩnh chứ không phải dáng vẻ hoạt bát dễ thương.
Nhạc Hy vận một bộ y phục màu hồng phấn, tay cầm chiếc quạt tròn đẹp đẽ, đeo một mạng che mặt không để lộ dung nhan. Nàng không nói chẳng cười song qua đôi mắt thanh tú sắc sảo của nàng, Phương Hà nhìn rõ sự hưng phấn, lạc quan. Chủ tớ Nhạc Hy đi chậm để tiện ngắm cảnh xem đèn. Ngay bên họ có một lão bá ngồi bên sạp hàng bày rất nhiều đèn, bày thêm cả giấy mực. Giữa nơi lung linh đèn hoa nhiều sắc, nơi này lại chỉ có đèn trời [2] màu trắng khiến Nhạc Hy không khỏi hiếu kỳ. Thấy khách qua, lão bá chào mời: "Tiểu nương tử, người thân của tiểu nương tử có ai đã mất, cô hãy viết tên vào giấy, nguyện cầu thiên quang cho họ được cực lạc ở thế giới bên kia."
[2] Đèn trời: Là loại đèn do Gia Cát Lượng sáng tạo ra; bay được lên trời nhờ dòng đối lưu của không khí trong đèn (cái này mình đọc giải thích trên một trang mạng của Trung Quốc, không biết có đúng không vì mình dốt Vật lý lắm)
Thượng nguyên là lễ thờ thiên quan – vị thần cai quản bầu trời – vì thế có một số người sẽ viết điều mình ước nguyện lên đèn trời để cầu xin điều lành, giải trừ điều hạn.
Khi nghe lão bá nói vậy, trong đầu Nhạc Hy hiện lên một người – Thiên Quang. Nàng ngồi xuống, chắp bút. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến, nàng lại viết lên giấy ba chữ "Trần Thái Uyển".
Có lẽ vì vừa thương cảm, vừa ăn năn, vừa cắn rứt mà nàng treo mảnh giấy ghi tên Trần Hoàng hậu vào dưới đèn trời để cầu nguyện.
"Phiền lão bá canh Hợi thả đèn trời này lên." Giọng nàng nhỏ nhẹ.
Lão bá kia hồ hởi: "Cô nương yên tâm đi." Nói rồi lão treo chiếc đèn lồng lên giá, bên dưới phất phơ mảnh giấy ghi ba chữ đẹp đẽ kia. Nhạc Hy nhìn lên, khẽ trút một tiếng thở dài.
Nàng gửi lão bá kia một lạng bạc rồi nhanh chóng rời đi.
Phương Hà cũng thấy nhưng không dám hỏi vì sao nàng đề lên đó tên của Trần Thái Uyển.
"Một lạng bạc, một câu thơ, một lồng đèn!" Một ông chủ rao cũng rất nhiệt tình. Phương Hà kéo kéo tay áo Nhạc Hy khiến nàng chú tâm đến lời rao bán nhiệt thành của ông chủ kia. Có chút tham vọng lấy được một chiếc lồng đèn, nàng đặt một lạng bạc lên bàn, cắn bút nghĩ thơ. Nàng đã nghĩ được câu thơ về cảnh sắc quanh thành, đang định viết lên giấy thì một ý nghĩ lướt qua, nàng lại viết một câu khác:
"Tích nguyệt điểm không bạch lượng lượng
Thiên quang nhiễm gian tố minh minh."
Lạc khoản phía dưới: Y Nhiên
(Trăng sáng điểm lên không trung những đốm màu trắng. Muôn ngàn ánh quang nhuộm không gian một màu huy hoàng.)
Y Nhiên là tên chữ của Nhạc Hy. Khi nàng mới vào Thẩm phủ, mới chỉ được đặt tên thật là "Nhạc Hy". Cái tên chữ "Y Nhiên" này là do Thẩm Tịch Thành đặt cho nàng. Nàng hiểu nghĩa từ Y Nhiên, nhưng không biết Tịch Thành đặt với ý gì, chỉ dùng tên tự này từ đó.
Nhạc Hy viết xong liền nhận lấy đèn lồng rồi phất phất tay áo rời đi.
"Công tử, đợi tiểu nhân với!" Anh Tử hớt ha hớt hải chạy lẽo đẽo theo phía sau Chu Hậu Thông.
Nhìn thấy viết thơ, Chu Hậu Thông hứng thú reo lên: "Ê, Anh Tử, ngươi xem này, ở đây có viết thơ đấy."
Anh Tử chân đã mỏi, người đã mệt rã mà vẫn phải đi sau tháp tùng Chu Hậu Thông. Còn cái tên Chu Hậu Thông kia thì vẫn có thể hớn ha hớn hở như thế. Tiểu Anh Tử hận không thể lấy cả bút mực kia bôi bê bết lên mặt Chu Hậu Thông.
"Công tử, hãy viết một câu thơ đi. Một câu thơ, một lạng bạc, một đèn lồng." Giọng lão bá kia như chim hót mùa xuân, líu lo cất tiếng chào mời hắn.
Hắn định đi tới đè bút viết song lão bá kia thở dài một tiếng: "Ây, lại một nam tử nữa. Cả tối nay, chỉ có đúng một tiểu nương tử tới sạp hàng của lão. Tiếc là nữ nhi thường tình, câu thơ chẳng được mấy vẹn tròn."
Trong lòng hắn trào dâng sự hiếu kỳ về cô nương mà lão bá nói. Hắn buông bút, hỏi: "Cho ta xem thử câu thơ của cô nương kia, có được không?" Lão bá vừa nói, vừa tìm kiếm tờ giấy viết thơ của Nhạc Hy: "Hai câu không đăng đối, dùng từ cũng không hợp lắm." Lão bá đưa tờ giấy cho Chu Hậu Thông xem. Hắn xem xong, gương mặt biến sắc, vội vàng hỏi: "Lão bá, cô nương đó đi lâu chưa?"
Lão bá hơi ngạc nhiên, có phần lúng túng nói: "Vừa... vừa đi thôi! Cô nương đó mặc y phục màu hồng phấn."
Hắn vội vàng chạy đi khiến lão bá càng thêm không hiểu gì. Anh Tử đang ăn kẹo hồ lô ở sạp hàng kế bên, vừa quay sang không thấy Chu Hậu Thông đâu nữa thì sợ hãi, cuống cuồng cầm kẹo hồ lô chạy đi, hớt hải gọi: "Công tử, Chu công tử!" Làm tùy tùng của Chu Hậu Thông đúng là một cực hình.
Chu Hậu Thông chạy hết tốc lực. Viết được ra hai chữ "Thiên Quang", "Tích Nguyệt", cô nương đó phải chăng chính là nàng ấy? Thoáng thấy một bóng hồng, hắn cất tiếng gọi theo: "Y Nhiên cô nương!" Cái tên "Y Nhiên" này được lạc khoản phía dưới hai câu thơ, cho nên hắn đành gọi theo như thế.
Bước chân hai cô nương phía trước có chậm lại nhưng không dừng hẳn. Hắn định bước lên phía trước song thị nữ của cô nương áo hồng quay lại, giơ tay ngăn cản: "Công tử, cho hỏi quý danh công tử? Tại sao muốn tìm tiểu thư nhà ta?" Giọng thị nữ lạnh nhạt, từ khẩu khí đó cho thấy, thị không muốn hắn bước lên trên.
Cô nương đứng trước hắn không ngoảnh đầu, dáng vẻ lạnh lùng, băng thanh.
--------
Tết Thượng nguyên: tết Nguyên tiêu, tổ chức vào mười lăm tháng Giêng hằng năm. Tết này thờ Thiên quan, vị thần cai quản bầu trời. Ở Việt Nam, tết này cũng rất quan trọng. Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên, ngày xưa là dịp nhà vua hội họp các để thết tiệc và mời vào thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Theo sách, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù,, hoặc những nhân vật cổ trong, được yêu chuộng.
Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn (gọi là "thang viên" – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa , tương tự như lễ. xưa đã viết: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp gặp gỡ se duyên.
Tác giả :
Trác Phương Nghiên