Mẹ Chồng Tôi
Chương 21
Mẹ chồng tôi thấy tôi thần người ra thì lại giục:
- Con yên tâm đi, khi kiểm tiền mẹ chắc chắn sẽ trả lại con.
Tôi hít 1 hơi thật sâu rồi nói:
- Mẹ à, con không có ý sợ mẹ không trả, chỉ là… hiện tại tiền mặt vợ chồng con chỉ có vài triệu tiền mặt thôi. Mà vợ chồng con dự định sẽ mua ít vàng mừng chú út nữa nên e rằng là không có dư mẹ ạ.
- Không sao, không có tiền mặt thì cho mẹ vay vàng cũng được.
- Vàng cưới của tụi con chú út đã vay cả rồi, đã thấy chú ấy trả đâu mà có.
Thế là ngay lập tức bà giở giọng với tôi:
- Dâu với trả con, tưởng thế nào, hoá ra nó tính toán với bố mẹ, với anh em nhà chồng từng đồng. Em nó còn lo đám cưới bù đầu mà nó lại có cái suy nghĩ đòi nợ em. Đúng là khác máu tanh lòng có sai bao giờ.
Rõ ràng là bà hỏi vay vàng vợ chồng tôi nên tôi chỉ có ý phân trần là không có, chứ nào có nửa lời đòi lại đâu mà bà bảo tôi tính toán. Bực mình tôi nói:
- Nếu mẹ muốn con không tính toán thì để con gọi điện cho chú Hùng đòi lại cái số vàng kia rồi cho mẹ vay, thế được không mẹ.
Nói rồi tôi chợt nhìn lên đồng hồ mới phát hiện ra sắp muộn giờ nên vội vàng bồng bé Thỏ ra xe, chẳng thèm bận tâm xem bà nói gì nữa. Thời gian qua tôi đã quá hiểu tính bà rồi, làm gì có chuyện đột nhiên bà tử tế với tôi nếu không có mục đích. Vậy nên có cố giải thích cũng chỉ mệt người chứ chẳng thu được kết quả gì cả, tốt nhất là cứ mặc kệ bà để sống cho nhẹ nhàng.
Có điều bà lại không nghĩ như tôi, bà hằn học kiếm cớ với tôi đủ thứ chuyện, hôm đó bố chồng tôi họp gia đinh trước đề bàn qua xem đám cưới chú út sẽ tổ chức thế nào, làm những món gì để có phương án cụ thể ngày mai còn họp họ. Tôi vừa cho quần áo vào máy giặt vừa mải trông cho con bé ị nên chưa lên kịp. Vậy là bà đứng ở trên nhà mà vọng xuống:
- Mày còn làm cái gì ở dưới đấy mà chưa lên, hay phải đợi tao đến tận nơi mời.
- Mẹ đợi con tí, con cho đồ vào máy và lau rửa cho bé thỏ đã rồi con lên.
- Có mỗi mấy cái quần áo thôi mà cũng lề mề, nhà mà đông người chắc mày lần mò đến sáng mai. Dâu với chả con, chả được cái tích sự gì.
- Con vừa rửa bát xong lại quay ra giặt đồ làm gì có ai phụ đâu mà nhanh được, hay mẹ rửa cho cháu giúp con.
- Con mày mày đi mà lo tao không hầu.
Tôi cũng chẳng buồn dây lời với bà thêm nữa, vội vàng lau rửa cho con rồi lên trên nhà, tới nơi mọi người đã đông đủ cả. Bố chồng tôi thì đang tranh thủ xem thời sự, chú út vẫn còn dở ván game, chồng tôi thì đang nhanh tay pha trà, vợ chồng chị Hương đang nói chuyện gì đó, còn mẹ chồng tôi thấy tôi quần ống thấp ống cao ở cửa thì quát:
- Ngồi vào đi còn đứng đấy mà nhìn à?
Chồng tôi có lẽ thấy bà quá đáng nên lên tiếng:
- Mẹ thì nữa, làm sao mà mẹ cứ phải đay nghiến cô ấy bằng được mẹ với vừa lòng vậy.
Tôi mỉm cười nhìn chồng sau đó ngồi xuống bên cạnh anh, cuộc họp cũng bắt đầu. Đầu tiên là ông tham khảo xem hôm đó sẽ tổ chức bao nhiêu mâm. Chú út thấy thế thì nhanh nhẩu nói:
- Cả đời con mới cưới 1 lần bố mẹ làm sao cho tươm tất thì làm, đừng để con xấu mặt với nhà gái đấy.
Mẹ chồng tôi thấy chú út nói thế thì gắt:
- Cái thằng này, ai biết được mày có lấy vợ khác không mà đã vội bảo cả đời cưới có 1 lần.
- Bà Nết, người ta thì mong cho con cái sống hạnh phúc, còn bà thì lại cứ thích cho chúng nó đổ vỡ là làm sao hả?
- Tôi nghĩ sao thì tôi nói vậy, lấy cái con dân tộc khù khờ ấy chắc gì đã hạnh phúc, rồi không khéo á, nó còn cắm cho mấy cái sừng ấy.
- Bà thôi ngay cái kiểu nói mà không nghĩ đi, tôi họp để bàn về việc tổ chức đám cưới cho con, không phải đề bà chê bai dè bỉu người khác.
Thấy ông giận bà cũng không nói gì thêm nữa, chị Hương cũng vội vàng nói để xoa dịu tình hình:
- Con tính thế này, nhà mình cũng còn mỗi thằng út nữa, nên thôi thì cố gắng làm cho nó tươm tất 1 tí. Nếu mọi người trong quê mà ra đông thì cứ dự trù làm lấy 80 mâm bố ạ.
- Hôm đấy là thứ 2 mọi người sợ không được nghỉ, làm nhiều thế em sợ dư đấy ạ.
Tôi nói xong thì mẹ chồng tôi cũng khó chịu bảo:
- Mày thì biết cái gì, phải làm to để cho nhà gái nó thấy, nó biết thân biết phận. Hương con nói đi, theo con thì nên làm những món gì.
Chồng tôi định nói gì đó nhưng thấy chị Hương nói trước nên là thôi:
- Ở quê mình đám cưới thì hay thịt lợn thịt bò nên là cũng không có gì khác nhau, hôm trước con đi ăn đám cưới đồng nghiệp có món lườn ngỗng hun khỏi ngon lắm mẹ. Ăn lạ miệng mà tính ra cũng không đắt hơn thịt bò là bao.
Bố chồng tôi thấy chị Hương gợi ý thì lấy bút ghi lại sau đó hỏi tôi:
- Nhân thấy món đấy thế nào con?
Thật ra tôi cũng không định ý kiến, vì tôi biết tôi nói gì cũng bị mẹ chồng sỉa sói, nhưng ông đã lên tiếng hỏi thì tôi đành phải trả lời:
- Món đó tuy ngon nhưng mà hơi lạ, con sợ ai không hợp sẽ không ăn được hay…
- Mày thì biết cái gì mà chê, mày ăn món đó bao giờ chưa, đừng bảo với tao mẹ mày bán thóc đi mua cho mày ăn nhé.
Chồng tôi khó chịu nói:
- Mẹ vừa phải thôi, bố hỏi thì cô ấy nêu lên ý kiến của mình chứ làm sao, mẹ làm như thể nhà mình cao quý danh vọng còn nhà cô ấy nghèo hèn lắm không bằng. Chắc gì kinh tế nhà mình đã so được với nhà cô ấy mà mẹ suốt ngày dè bỉu.
Tôi cũng nói luôn:
- Con thì chả bao giờ dám vỗ ngực khoe nhà mình giầu, con cũng không tự kiêu về bản thân mình, nhưng con dám khẳng định mẹ con luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con mà chưa 1 lần đòi hỏi phải đền đáp. Nếu là thứ con thích bán thóc chứ thậm chí bán nhà mẹ con cũng sẽ vì con mà làm, nói gì đến ba cái món lườn ngỗng kia.
Bố chồng tôi thấy thế thì đập bàn quát:
- Có thôi đi không, họp bàn hay là thích cãi nhau?
Bà thấy thế thì quay qua tôi mà lườm nguýt, tôi cũng nhìn thẳng vào mắt mà xem bà muốn gì. Có lẽ bà hiểu không thể dùng ánh mắt để đe doạ tôi nên cũng nhìn ra chỗ khác. Còn tôi ngồi thêm 1 lát rồi viện cớ cho bé Thỏ đi ngủ mà rời đi, cả đêm ấy tôi cứ cầu mong sao cho vự chồng tôi sớm tìm được nhà thuê để dời khỏi cái nơi địa ngục trần gian này.
- ----*-----*-----
Cuối cùng thì đám cưới chú út cũng tới, tiếng cười nói, tiếng nhạc giúp tôi quên hết mọi bực dọc với mẹ chồng. Nhìn Cầm cười tôi lại lo nếu tôi đi khỏi đây thì con bé sẽ lại thay tôi chịu sự hành hạ của mẹ chồng. Nhìn con bé hiền lành thế kia, liệu có biết cách mà tự bảo vệ mình hay không, còn chú út, không biết có bảo vệ Cầm giống như cái cách mà chồng tôi vẫn bảo vệ tôi hay không?
Bất giác tôi lại cảm thấy thương Cầm như thương 1 người em gái, bởi vậy cái suy nghĩ phải ở lại đây để còn giúp đỡ con bé những ngày tháng bầu bì rồi sinh đẻ mệt nhọc cứ hiện hữu trong đầu tôi.
Suy nghĩ sai lầm nhất của tôi đó là nghĩ rằng người đàn ông nào trong gia đình chồng cũng là người đàn ông của gia đình. Họ sẽ yêu thương vợ con, hết lòng bảo vệ vợ con mình. Nhưng tôi đã lầm, chồng tôi giống bố nên mới yêu thương tôi nhiều như vậy, còn chú út lại giống hệt mẹ. Ích kỷ, vô tâm, coi trọng đồng tiền hơn tình người chú đều có cả.
Cuộc hôn nhân của Cầm không có quãng thời gian đầu hạnh phúc như tôi, sau cưới Cầm chuyển về gần nhà làm việc, chú út cũng nghỉ việc để về quê xin việc cho gần vợ gần con. Nhưng chú lại không chịu đi xin việc mà mà cứ ở nhà chơi bời, chú bảo chú làm cả năm cả tháng rồi phải cho chú nghỉ ngơi. Chẳng ai biết chú muốn nghỉ đến bao giờ chỉ biết là chẳng còn bao lâu nữa Cầm sẽ sinh mà còn chưa chuẩn bị được gì.
Vàng và tiền mừng cưới của Cầm không bị mẹ chồng tôi giữ hộ, nhưng lại bị chú út bán sạch để nướng vào trò đỏ đen. Điều đáng nói ở đây là khi cả nhà trách mắng chú để mong chú nhận ra lỗi sai của bản thân thì mẹ chồng tôi lại nhất mực bênh con. Không chỉ có thế bà còn luôn miệng trách Cầm không biết bảo ban chồng, bà bảo:
- Bây giờ mày là vợ nó rồi mày phải có trách nhiệm nhắc nhở bảo ban nó, nó ngoan hay hư là do mày hết.
- Con bầu bí mệt mỏi anh ấy chẳng quan hỏi han 1 câu, ban ngày thì cắm mặt vào điện thoại, đêm đến thì đi chơi bài bạc thì mẹ bảo con làm sao?
- Tại mày không biết đường mà khuyên nhủ nó chứ sao, tối nó đi chơi mày cũng đi theo rồi ngồi bên cạnh đến bao giờ nó về thì về thử xem nó còn chơi được nữa không. Đằng này mày lại cứ bỏ mặc nó muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, sáng dậy còn không nấu cho chồng được bữa ăn sáng nó chán nó chả đi chơi.
- Anh ấy lớn rồi sắp 30 tuổi đến nơi, sắp làm bố rồi anh ấy phải tự ý thức được chứ.
Mẹ chồng tôi thấy thế thì lại gào lên:
- Nó á, 100 tuổi mày vẫn phải đi theo mà bảo ban nó biết chưa, động nói là cãi không hiểu sao ngày trước nó lại đòi cưới mày làm gì không biết nữa.
Tôi thấy bà vô lý quá nên lên tiếng:
- Bố mẹ đẻ ra chú ấy còn chả nói được thì trách sao được Cầm, em nó lại đang bầu bì những tháng cuối mệt mỏi. Đáng ra chú út mới là người phải quan tâm hỏi han đến vợ, đằng này chú ấy lấy được vợ đẹp rồi thì ỉ y, bỏ bê. Chú ấy không đi làm, đáng ra phải là người nấu đồ ăn cho vợ, đằng này mẹ lại bắt người đi làm phục vụ người nằm chơi. Mà có chơi không đâu, còn lấy tiền của vợ của con đi chơi nữa chứ.
- Nói như mày thì tao lấy vợ cho nó làm đéo gì, thà tao để nó ở vậy tao nuôi tao dậy còn hơn.
Tôi cười khẩy đáp lại:
- Con nghĩ có khi thế Cầm lại đỡ khổ đấy, lấy vợ về mà chỉ lo ăn chơi làm khổ con cái nhà người ta thì tốt nhất không nên lấy làm gì.
- Con chó này, việc của mày à mà mày xen vào, tao đang dậy con dâu tao ảnh hưởng đéo gì đến mày.
- Con không biết con là con gì, chỉ biết đang ăn cùng mâm ở cùng nhà với mẹ thôi.
Tôi biết bà đang tức lắm, nhưng lời lẽ của tôi không có câu nào vượt quá phận làm dâu nên bà cũng không có cớ mà bắt bẻ hay đổ cho tôi cái lỗi láo hốn với bố mẹ chồng. Tôi hiểu bà là người thích ăn vạ, tôi mà lỡ lời chắc chắn bà sẽ điện cho mẹ tôi mà mắng vốn. Vậy nên tôi chọn cách dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mà sâu cay đáp lại, chứ không chọn cách cãi nhau tục tĩu tay đôi với bà. Bản thân tôi cũng vô cùng ghét ai hay chửi thề, nó không chỉ khiến người nghe khó chịu mà con trực tiếp thể hiện cái văn hoá của người nói đến đâu.
Chỉ thương Cầm, ngoài khóc ra con bé chẳng biết làm gì khác, nếu tôi rơi vào hoàn cảnh của con bé chắc tôi cũng đau khổ lắm. Chồng thì chơi bời, mẹ chồng lại không thương không hiểu mà suốt ngày đay nghiến.
Chồng tôi thì hiểu và luôn bênh vực tôi nên bà biết có kể tội cũng vô ích, chỉ thương Cầm bà đặt cho đủ điều xấu, bà khóc lóc với con trai út:
- Con ơi, mẹ bảo mày bao nhiêu lần rồi, tu chí mà làm ăn, rồi còn lo cho vợ cho con. Mày không nghe cứ ham chơi để giờ vợ mày nó trách tao không biết dậy mày.
- Vợ con nó nói gì với mẹ?
- Thì nó bảo tại tao không biết dậy mày nên mày mới ăn trộm tiền vàng của nó đi chơi, rồi còn bảo là không dạy được con mà để cho con đi lấy vợ làm khổ lây sang nó. Mày đã thấy nhục chưa con, đi làm không đi ở nhà mà bám váy vợ, giờ nó khinh cho, nhục ơi là nhục.
Chẳng cần hỏi xem đúng sai phải trái thế nào ngay lập tức chú gọi vợ ra trách mắng, chú cho rằng phận dâu con mà cãi lại lời bố mẹ là hỗn hào. Dù cho bố mẹ chồng có nói sai cũng không được cãi nhau tay đôi. Cầm nói lại vài lời thì chú dở thói vũ phu ra, khi ấy tôi và chồng đang mải cho bé Thỏ ăn ở dưới bếp nên không biết. Cũng may có bố chồng tôi lên tiếng bênh vực cầm, nếu không e rằng con bé sẽ bị chồng đánh thật chứ không phải là đe doạ không đâu.
Thấy to tiếng tôi chạy lên thì chú út hùng hổ bỏ đi, chỉ có mẹ chồng tôi đang chỉ vào khuôn mặt đầy nước mắt của con dâu út mà mắng:
- Mày thấy chưa, vì mày nên nó chán nó mới bỏ đi chơi đấy, không mau mau đi tìm nó về để cho nó còn ăn cơm, đứng đấy mà khóc. Khổ thân thằng bé đến bữa cơm cũng chưa kịp ăn, vì con vợ mà phải nhịn đói ra ngoài.
- Bà có im cái mồm đi không, tại sao càng ngày bà càng không thể chấp nhận được thế hả? Con nó có sai cái gì thì bảo ban nó, nó đang bầu bì như thế kia mà bà còn thêm dầu vào lửa cho vợ chồng nó cãi nhau. Hôm nay tôi mà không có nhà thì không biết mọi chuyện còn đi đến đâu, nếu mà tôi với bà còn trẻ chắc tôi cũng phải ly dị chứ không sống nổi với cái tính ngang ngược của bà mất thôi.
Nói ròi bố chồng tôi lại dắt xe đi, thấy ông đi qua chồng tôi có giữ ông lại thì ông bảo:
- Tao đi tìm thằng Hùng về, không thì nó đem nốt cái nhà của tao đi mà đặt vào sới bạc mất thôi. Biết khổ thế này ngày xưa tao bóp mũi cho nó chết đi cho xong.
Ông đi khỏi căn nhà chỉ còn lại tiêng khóc nức nở của Cầm, tôi chứng kiến nhiều lần vợ chồng Cầm cãi nhau vì cái tật chơi bời của chú út rồi. Nhưng mà đến mức suýt đánh vợ thì đây là lần đầu, có lẽ con bé đang sốc lắm, làm sao mà không sốc cho được khi người nó gọi là mẹ chồng lại cố tình kích bác cho chồng nó đánh chửi nó cơ chứ.
Tôi chẳng biết phải khuyên cầm như thế nào, khuyên đừng buồn ư, đấy có lẽ là lời khuyên điên rồ nhất trong lúc này, còn khuyên Cầm cố chịu hay khuyên bỏ chồng thì cũng không được. Vì đấy là chuyện của vợ chồng em, người ngoài như tôi không nên xen vào.
Chỉ biết lặng lẽ lau nước mắt và ôm Cầm vào lòng, ngoài kia trời cũng đang dần tối đen vì màn đêm buông xuống. Liệu rằng cuộc đời Cầm sẽ đen tối như màn đêm không trăng kia, hay là có một vài ánh sao lấp lánh tới soi sáng cho em?
- Con yên tâm đi, khi kiểm tiền mẹ chắc chắn sẽ trả lại con.
Tôi hít 1 hơi thật sâu rồi nói:
- Mẹ à, con không có ý sợ mẹ không trả, chỉ là… hiện tại tiền mặt vợ chồng con chỉ có vài triệu tiền mặt thôi. Mà vợ chồng con dự định sẽ mua ít vàng mừng chú út nữa nên e rằng là không có dư mẹ ạ.
- Không sao, không có tiền mặt thì cho mẹ vay vàng cũng được.
- Vàng cưới của tụi con chú út đã vay cả rồi, đã thấy chú ấy trả đâu mà có.
Thế là ngay lập tức bà giở giọng với tôi:
- Dâu với trả con, tưởng thế nào, hoá ra nó tính toán với bố mẹ, với anh em nhà chồng từng đồng. Em nó còn lo đám cưới bù đầu mà nó lại có cái suy nghĩ đòi nợ em. Đúng là khác máu tanh lòng có sai bao giờ.
Rõ ràng là bà hỏi vay vàng vợ chồng tôi nên tôi chỉ có ý phân trần là không có, chứ nào có nửa lời đòi lại đâu mà bà bảo tôi tính toán. Bực mình tôi nói:
- Nếu mẹ muốn con không tính toán thì để con gọi điện cho chú Hùng đòi lại cái số vàng kia rồi cho mẹ vay, thế được không mẹ.
Nói rồi tôi chợt nhìn lên đồng hồ mới phát hiện ra sắp muộn giờ nên vội vàng bồng bé Thỏ ra xe, chẳng thèm bận tâm xem bà nói gì nữa. Thời gian qua tôi đã quá hiểu tính bà rồi, làm gì có chuyện đột nhiên bà tử tế với tôi nếu không có mục đích. Vậy nên có cố giải thích cũng chỉ mệt người chứ chẳng thu được kết quả gì cả, tốt nhất là cứ mặc kệ bà để sống cho nhẹ nhàng.
Có điều bà lại không nghĩ như tôi, bà hằn học kiếm cớ với tôi đủ thứ chuyện, hôm đó bố chồng tôi họp gia đinh trước đề bàn qua xem đám cưới chú út sẽ tổ chức thế nào, làm những món gì để có phương án cụ thể ngày mai còn họp họ. Tôi vừa cho quần áo vào máy giặt vừa mải trông cho con bé ị nên chưa lên kịp. Vậy là bà đứng ở trên nhà mà vọng xuống:
- Mày còn làm cái gì ở dưới đấy mà chưa lên, hay phải đợi tao đến tận nơi mời.
- Mẹ đợi con tí, con cho đồ vào máy và lau rửa cho bé thỏ đã rồi con lên.
- Có mỗi mấy cái quần áo thôi mà cũng lề mề, nhà mà đông người chắc mày lần mò đến sáng mai. Dâu với chả con, chả được cái tích sự gì.
- Con vừa rửa bát xong lại quay ra giặt đồ làm gì có ai phụ đâu mà nhanh được, hay mẹ rửa cho cháu giúp con.
- Con mày mày đi mà lo tao không hầu.
Tôi cũng chẳng buồn dây lời với bà thêm nữa, vội vàng lau rửa cho con rồi lên trên nhà, tới nơi mọi người đã đông đủ cả. Bố chồng tôi thì đang tranh thủ xem thời sự, chú út vẫn còn dở ván game, chồng tôi thì đang nhanh tay pha trà, vợ chồng chị Hương đang nói chuyện gì đó, còn mẹ chồng tôi thấy tôi quần ống thấp ống cao ở cửa thì quát:
- Ngồi vào đi còn đứng đấy mà nhìn à?
Chồng tôi có lẽ thấy bà quá đáng nên lên tiếng:
- Mẹ thì nữa, làm sao mà mẹ cứ phải đay nghiến cô ấy bằng được mẹ với vừa lòng vậy.
Tôi mỉm cười nhìn chồng sau đó ngồi xuống bên cạnh anh, cuộc họp cũng bắt đầu. Đầu tiên là ông tham khảo xem hôm đó sẽ tổ chức bao nhiêu mâm. Chú út thấy thế thì nhanh nhẩu nói:
- Cả đời con mới cưới 1 lần bố mẹ làm sao cho tươm tất thì làm, đừng để con xấu mặt với nhà gái đấy.
Mẹ chồng tôi thấy chú út nói thế thì gắt:
- Cái thằng này, ai biết được mày có lấy vợ khác không mà đã vội bảo cả đời cưới có 1 lần.
- Bà Nết, người ta thì mong cho con cái sống hạnh phúc, còn bà thì lại cứ thích cho chúng nó đổ vỡ là làm sao hả?
- Tôi nghĩ sao thì tôi nói vậy, lấy cái con dân tộc khù khờ ấy chắc gì đã hạnh phúc, rồi không khéo á, nó còn cắm cho mấy cái sừng ấy.
- Bà thôi ngay cái kiểu nói mà không nghĩ đi, tôi họp để bàn về việc tổ chức đám cưới cho con, không phải đề bà chê bai dè bỉu người khác.
Thấy ông giận bà cũng không nói gì thêm nữa, chị Hương cũng vội vàng nói để xoa dịu tình hình:
- Con tính thế này, nhà mình cũng còn mỗi thằng út nữa, nên thôi thì cố gắng làm cho nó tươm tất 1 tí. Nếu mọi người trong quê mà ra đông thì cứ dự trù làm lấy 80 mâm bố ạ.
- Hôm đấy là thứ 2 mọi người sợ không được nghỉ, làm nhiều thế em sợ dư đấy ạ.
Tôi nói xong thì mẹ chồng tôi cũng khó chịu bảo:
- Mày thì biết cái gì, phải làm to để cho nhà gái nó thấy, nó biết thân biết phận. Hương con nói đi, theo con thì nên làm những món gì.
Chồng tôi định nói gì đó nhưng thấy chị Hương nói trước nên là thôi:
- Ở quê mình đám cưới thì hay thịt lợn thịt bò nên là cũng không có gì khác nhau, hôm trước con đi ăn đám cưới đồng nghiệp có món lườn ngỗng hun khỏi ngon lắm mẹ. Ăn lạ miệng mà tính ra cũng không đắt hơn thịt bò là bao.
Bố chồng tôi thấy chị Hương gợi ý thì lấy bút ghi lại sau đó hỏi tôi:
- Nhân thấy món đấy thế nào con?
Thật ra tôi cũng không định ý kiến, vì tôi biết tôi nói gì cũng bị mẹ chồng sỉa sói, nhưng ông đã lên tiếng hỏi thì tôi đành phải trả lời:
- Món đó tuy ngon nhưng mà hơi lạ, con sợ ai không hợp sẽ không ăn được hay…
- Mày thì biết cái gì mà chê, mày ăn món đó bao giờ chưa, đừng bảo với tao mẹ mày bán thóc đi mua cho mày ăn nhé.
Chồng tôi khó chịu nói:
- Mẹ vừa phải thôi, bố hỏi thì cô ấy nêu lên ý kiến của mình chứ làm sao, mẹ làm như thể nhà mình cao quý danh vọng còn nhà cô ấy nghèo hèn lắm không bằng. Chắc gì kinh tế nhà mình đã so được với nhà cô ấy mà mẹ suốt ngày dè bỉu.
Tôi cũng nói luôn:
- Con thì chả bao giờ dám vỗ ngực khoe nhà mình giầu, con cũng không tự kiêu về bản thân mình, nhưng con dám khẳng định mẹ con luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con mà chưa 1 lần đòi hỏi phải đền đáp. Nếu là thứ con thích bán thóc chứ thậm chí bán nhà mẹ con cũng sẽ vì con mà làm, nói gì đến ba cái món lườn ngỗng kia.
Bố chồng tôi thấy thế thì đập bàn quát:
- Có thôi đi không, họp bàn hay là thích cãi nhau?
Bà thấy thế thì quay qua tôi mà lườm nguýt, tôi cũng nhìn thẳng vào mắt mà xem bà muốn gì. Có lẽ bà hiểu không thể dùng ánh mắt để đe doạ tôi nên cũng nhìn ra chỗ khác. Còn tôi ngồi thêm 1 lát rồi viện cớ cho bé Thỏ đi ngủ mà rời đi, cả đêm ấy tôi cứ cầu mong sao cho vự chồng tôi sớm tìm được nhà thuê để dời khỏi cái nơi địa ngục trần gian này.
- ----*-----*-----
Cuối cùng thì đám cưới chú út cũng tới, tiếng cười nói, tiếng nhạc giúp tôi quên hết mọi bực dọc với mẹ chồng. Nhìn Cầm cười tôi lại lo nếu tôi đi khỏi đây thì con bé sẽ lại thay tôi chịu sự hành hạ của mẹ chồng. Nhìn con bé hiền lành thế kia, liệu có biết cách mà tự bảo vệ mình hay không, còn chú út, không biết có bảo vệ Cầm giống như cái cách mà chồng tôi vẫn bảo vệ tôi hay không?
Bất giác tôi lại cảm thấy thương Cầm như thương 1 người em gái, bởi vậy cái suy nghĩ phải ở lại đây để còn giúp đỡ con bé những ngày tháng bầu bì rồi sinh đẻ mệt nhọc cứ hiện hữu trong đầu tôi.
Suy nghĩ sai lầm nhất của tôi đó là nghĩ rằng người đàn ông nào trong gia đình chồng cũng là người đàn ông của gia đình. Họ sẽ yêu thương vợ con, hết lòng bảo vệ vợ con mình. Nhưng tôi đã lầm, chồng tôi giống bố nên mới yêu thương tôi nhiều như vậy, còn chú út lại giống hệt mẹ. Ích kỷ, vô tâm, coi trọng đồng tiền hơn tình người chú đều có cả.
Cuộc hôn nhân của Cầm không có quãng thời gian đầu hạnh phúc như tôi, sau cưới Cầm chuyển về gần nhà làm việc, chú út cũng nghỉ việc để về quê xin việc cho gần vợ gần con. Nhưng chú lại không chịu đi xin việc mà mà cứ ở nhà chơi bời, chú bảo chú làm cả năm cả tháng rồi phải cho chú nghỉ ngơi. Chẳng ai biết chú muốn nghỉ đến bao giờ chỉ biết là chẳng còn bao lâu nữa Cầm sẽ sinh mà còn chưa chuẩn bị được gì.
Vàng và tiền mừng cưới của Cầm không bị mẹ chồng tôi giữ hộ, nhưng lại bị chú út bán sạch để nướng vào trò đỏ đen. Điều đáng nói ở đây là khi cả nhà trách mắng chú để mong chú nhận ra lỗi sai của bản thân thì mẹ chồng tôi lại nhất mực bênh con. Không chỉ có thế bà còn luôn miệng trách Cầm không biết bảo ban chồng, bà bảo:
- Bây giờ mày là vợ nó rồi mày phải có trách nhiệm nhắc nhở bảo ban nó, nó ngoan hay hư là do mày hết.
- Con bầu bí mệt mỏi anh ấy chẳng quan hỏi han 1 câu, ban ngày thì cắm mặt vào điện thoại, đêm đến thì đi chơi bài bạc thì mẹ bảo con làm sao?
- Tại mày không biết đường mà khuyên nhủ nó chứ sao, tối nó đi chơi mày cũng đi theo rồi ngồi bên cạnh đến bao giờ nó về thì về thử xem nó còn chơi được nữa không. Đằng này mày lại cứ bỏ mặc nó muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, sáng dậy còn không nấu cho chồng được bữa ăn sáng nó chán nó chả đi chơi.
- Anh ấy lớn rồi sắp 30 tuổi đến nơi, sắp làm bố rồi anh ấy phải tự ý thức được chứ.
Mẹ chồng tôi thấy thế thì lại gào lên:
- Nó á, 100 tuổi mày vẫn phải đi theo mà bảo ban nó biết chưa, động nói là cãi không hiểu sao ngày trước nó lại đòi cưới mày làm gì không biết nữa.
Tôi thấy bà vô lý quá nên lên tiếng:
- Bố mẹ đẻ ra chú ấy còn chả nói được thì trách sao được Cầm, em nó lại đang bầu bì những tháng cuối mệt mỏi. Đáng ra chú út mới là người phải quan tâm hỏi han đến vợ, đằng này chú ấy lấy được vợ đẹp rồi thì ỉ y, bỏ bê. Chú ấy không đi làm, đáng ra phải là người nấu đồ ăn cho vợ, đằng này mẹ lại bắt người đi làm phục vụ người nằm chơi. Mà có chơi không đâu, còn lấy tiền của vợ của con đi chơi nữa chứ.
- Nói như mày thì tao lấy vợ cho nó làm đéo gì, thà tao để nó ở vậy tao nuôi tao dậy còn hơn.
Tôi cười khẩy đáp lại:
- Con nghĩ có khi thế Cầm lại đỡ khổ đấy, lấy vợ về mà chỉ lo ăn chơi làm khổ con cái nhà người ta thì tốt nhất không nên lấy làm gì.
- Con chó này, việc của mày à mà mày xen vào, tao đang dậy con dâu tao ảnh hưởng đéo gì đến mày.
- Con không biết con là con gì, chỉ biết đang ăn cùng mâm ở cùng nhà với mẹ thôi.
Tôi biết bà đang tức lắm, nhưng lời lẽ của tôi không có câu nào vượt quá phận làm dâu nên bà cũng không có cớ mà bắt bẻ hay đổ cho tôi cái lỗi láo hốn với bố mẹ chồng. Tôi hiểu bà là người thích ăn vạ, tôi mà lỡ lời chắc chắn bà sẽ điện cho mẹ tôi mà mắng vốn. Vậy nên tôi chọn cách dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mà sâu cay đáp lại, chứ không chọn cách cãi nhau tục tĩu tay đôi với bà. Bản thân tôi cũng vô cùng ghét ai hay chửi thề, nó không chỉ khiến người nghe khó chịu mà con trực tiếp thể hiện cái văn hoá của người nói đến đâu.
Chỉ thương Cầm, ngoài khóc ra con bé chẳng biết làm gì khác, nếu tôi rơi vào hoàn cảnh của con bé chắc tôi cũng đau khổ lắm. Chồng thì chơi bời, mẹ chồng lại không thương không hiểu mà suốt ngày đay nghiến.
Chồng tôi thì hiểu và luôn bênh vực tôi nên bà biết có kể tội cũng vô ích, chỉ thương Cầm bà đặt cho đủ điều xấu, bà khóc lóc với con trai út:
- Con ơi, mẹ bảo mày bao nhiêu lần rồi, tu chí mà làm ăn, rồi còn lo cho vợ cho con. Mày không nghe cứ ham chơi để giờ vợ mày nó trách tao không biết dậy mày.
- Vợ con nó nói gì với mẹ?
- Thì nó bảo tại tao không biết dậy mày nên mày mới ăn trộm tiền vàng của nó đi chơi, rồi còn bảo là không dạy được con mà để cho con đi lấy vợ làm khổ lây sang nó. Mày đã thấy nhục chưa con, đi làm không đi ở nhà mà bám váy vợ, giờ nó khinh cho, nhục ơi là nhục.
Chẳng cần hỏi xem đúng sai phải trái thế nào ngay lập tức chú gọi vợ ra trách mắng, chú cho rằng phận dâu con mà cãi lại lời bố mẹ là hỗn hào. Dù cho bố mẹ chồng có nói sai cũng không được cãi nhau tay đôi. Cầm nói lại vài lời thì chú dở thói vũ phu ra, khi ấy tôi và chồng đang mải cho bé Thỏ ăn ở dưới bếp nên không biết. Cũng may có bố chồng tôi lên tiếng bênh vực cầm, nếu không e rằng con bé sẽ bị chồng đánh thật chứ không phải là đe doạ không đâu.
Thấy to tiếng tôi chạy lên thì chú út hùng hổ bỏ đi, chỉ có mẹ chồng tôi đang chỉ vào khuôn mặt đầy nước mắt của con dâu út mà mắng:
- Mày thấy chưa, vì mày nên nó chán nó mới bỏ đi chơi đấy, không mau mau đi tìm nó về để cho nó còn ăn cơm, đứng đấy mà khóc. Khổ thân thằng bé đến bữa cơm cũng chưa kịp ăn, vì con vợ mà phải nhịn đói ra ngoài.
- Bà có im cái mồm đi không, tại sao càng ngày bà càng không thể chấp nhận được thế hả? Con nó có sai cái gì thì bảo ban nó, nó đang bầu bì như thế kia mà bà còn thêm dầu vào lửa cho vợ chồng nó cãi nhau. Hôm nay tôi mà không có nhà thì không biết mọi chuyện còn đi đến đâu, nếu mà tôi với bà còn trẻ chắc tôi cũng phải ly dị chứ không sống nổi với cái tính ngang ngược của bà mất thôi.
Nói ròi bố chồng tôi lại dắt xe đi, thấy ông đi qua chồng tôi có giữ ông lại thì ông bảo:
- Tao đi tìm thằng Hùng về, không thì nó đem nốt cái nhà của tao đi mà đặt vào sới bạc mất thôi. Biết khổ thế này ngày xưa tao bóp mũi cho nó chết đi cho xong.
Ông đi khỏi căn nhà chỉ còn lại tiêng khóc nức nở của Cầm, tôi chứng kiến nhiều lần vợ chồng Cầm cãi nhau vì cái tật chơi bời của chú út rồi. Nhưng mà đến mức suýt đánh vợ thì đây là lần đầu, có lẽ con bé đang sốc lắm, làm sao mà không sốc cho được khi người nó gọi là mẹ chồng lại cố tình kích bác cho chồng nó đánh chửi nó cơ chứ.
Tôi chẳng biết phải khuyên cầm như thế nào, khuyên đừng buồn ư, đấy có lẽ là lời khuyên điên rồ nhất trong lúc này, còn khuyên Cầm cố chịu hay khuyên bỏ chồng thì cũng không được. Vì đấy là chuyện của vợ chồng em, người ngoài như tôi không nên xen vào.
Chỉ biết lặng lẽ lau nước mắt và ôm Cầm vào lòng, ngoài kia trời cũng đang dần tối đen vì màn đêm buông xuống. Liệu rằng cuộc đời Cầm sẽ đen tối như màn đêm không trăng kia, hay là có một vài ánh sao lấp lánh tới soi sáng cho em?
Tác giả :
Dạ Thảo