Máu Lạnh
Chương 9
Câu trả lời
Người trẻ tuổi tên là Floyd Wells, hắn ta thấp và gần như không có cằm. Hắn đã toan thử nhiều nghề, làm lính, chăn nuôi, thợ cơ khí, ăn trộm, cái nghề cuối này đã kiếm về cho hắn một bản án từ ba đến năm năm ở nhà tù Bang Kansas. Tối thứ Ba, 17 tháng Mười một năm 1959, hắn đang nằm dài trong xà lim với một cặp tai nghe rađiô quàng qua đầu. Hắn nghe bản tin, nhưng tiếng nói của phát thanh viên và sự tẻ nhạt của các sự kiện trong ngày (“Thủ tướng Konrad Adenauer đến Luân Đôn hôm nay để hội đàm với Thủ tướng Harold Macmillan… Tổng thống Eisenhower dành bảy mươi phút nói chuyện với Tiến sĩ T. Keith Glennan về những vấn đề vũ trụ và ngân sách thăm dò vũ trụ”) đang ru hắn thiu thiu. Cơn chập chờn lập tức biến tan khi hắn nghe, “Các viên chức điều tra vụ thảm sát ghê gớm bốn người của gia đình Herbert W. Clutter đã kêu gọi dân chúng cung cấp bất cứ thông tin nào có thể giúp giải quyết được vụ án không mò ra phương hướng này. Người ta phát hiện ra Clutter, vợ ông và hai đứa con dưới mười chín tuổi của họ bị giết trong trang trại gần Garden City sớm Chủ nhật vừa qua. Tất cả đều bị trói, dán miệng và bị bắn xuyên qua đầu bằng một khẩu súng ngắn nòng 12 ly. Các viên chức điều tra thừa nhận họ không tìm ra được động cơ của vụ án, vụ được Logan Sanford, Giám đốc Cục Điều tra Bang Kansas, nói là tàn ác nhất trong lịch sử của Kansas. Clutter, một nhà trồng lúa mì nổi tiếng, trước đây từng được Eisenhower đề bạt vào Sở Tín dụng Nông thôn Liên bang...”
Wells bàng hoàng. Như sau này cuối cùng hắn mô tả phản ứng của mình, hắn “khó lòng tin nổi”. Nhưng hắn có đủ lý do để tin như thế, vì hắn không những biết gia đình bị giết mà còn biết rất rõ ai đã giết họ nữa.
Chuyện bắt đầu từ trước đây đã lâu - mười một năm rồi, vào mùa thu năm 1948, khi Wells mười chín tuổi. Hắn “kiểu như đi lang thang khắp nơi, gặp gì làm nấy”, như hắn kể lại. “Rồi thế nào đó, tôi lại thấy mình ở đấy, miền Tây Kansas. Gần biên giới Colorado. Tôi đang săn việc làm, hỏi tứ tung thì được biết có lẽ người ta đang cần thuê nhân công ở Trại Lũng Sông ngoài kia - ông ta, ông Clutter ấy, gọi cái chỗ đó của ông ta như vậy. Quả nhiên, ông ta nhận tôi. Tôi ở đó đâu chừng một năm - đại khái là hết cả mùa đông đó - và tôi ra đi thì chỉ là vì tôi cảm thấy bị bó chân bó cẳng, kiểu như vậy thôi. Muốn xê dịch. Không phải vì cãi cọ gì với ông Clutter. Ông ta đối xử với tôi tốt, giống như với mọi người làm việc cho ông ta; chẳng hạn, nếu như mình có cạn tiền chút ít trước kỳ lương thì ông ấy cũng luôn luôn chìa ra cho mình năm mười đồng. Lương ông ấy trả hậu, và nếu mình xứng đáng, ông ấy sẽ nhanh nhảu thưởng cho mình ngay. Sự thật là tôi thích ông Clutter hơn bất cứ ai tôi đã gặp. Cả gia đình ấy nữa. Bà Clutter và bốn đứa con. Khi tôi biết họ, hai đứa trẻ nhất, hai đứa bị giết ấy - Nancy và thằng con trai đeo kính - hãy còn bé tẹo, năm sáu tuổi gì đó. Hai đứa kia - là Beverly, một đứa gái nữa tôi không nhớ tên - thì đã học cấp III. Một gia đình tốt đẹp, thật sự tốt đẹp. Tôi không bao giờ quên họ. Khi tôi rời đó đi là vào khoảng năm 1949. Tôi lấy vợ, tôi ly dị, quân đội thuê tôi, việc khác xảy đến, thời gian trôi đi, ông có thể nói vậy, và năm 1959 - tháng Sáu, 1959, mười năm từ khi tôi gặp ông Clutter lần cuối - tôi bị đưa đến Lansing. Vì phá cửa vào nhà kho thiết bị dụng cụ. Thiết bị điện. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu, mình muốn sở hữu mấy cái máy xén cỏ bằng điện. Không phải để bán. Tôi đang định mở một dịch vụ cho thuê máy xén cỏ. Bằng cách đó, ngẫm mà xem, tôi sẽ có công việc nho nhỏ thường xuyên của riêng tôi. Dĩ nhiên chẳng đi đến đâu hết - trừ việc xơi một hạn tù ba đến năm năm. Nếu không bị vậy thì tôi đã chẳng gặp Dick bao giờ, và có lẽ ông Clutter cũng sẽ chẳng phải ở trong mồ. Nhưng tôi lại ở đó. Ở nhà tù đó đấy. Rồi thành ra gặp Dick.
Hắn là đứa đầu tiên tôi ở cùng xà lim. Chúng tôi chung xà lim có đến một tháng. Tháng Sáu và một phần tháng Bảy. Hắn đang sắp hết cái án ba đến năm năm - vào tháng Tám, là nhờ có lời hứa danh dự không tái phạm. Hắn nói một lô về những cái hắn định làm khi ra. Bảo là có khi hắn đi Nevada không chừng, đến một trong những thị trấn căn cứ tên lửa ở đấy, mua lấy một bộ lính cho thành ra một sĩ quan không quân. Như vậy hắn có thể xài được trót lọt những tấm séc giả mạo nom ngoài cứ y như thật vậy. Hắn đã nói với tôi cái ý như vậy. (Nhưng bản thân tôi không nghĩ đến cái đó nhiều. Hắn thông minh, tôi không phủ nhận, nhưng hắn trông không giống. Chả giống sĩ quan không quân tí nào cả.) Nhiều lần khác, hắn nói đến Perry, người bạn kia của hắn. Một thằng cha lai da đỏ mà hắn từng chung xà lim. Và những vụ lớn hắn và Perry có chể chơi khi hai đứa lại đi với nhau. Tôi chưa bao giờ gặp cha Perry ấy. Chưa bao giờ thấy mặt. Hắn ra đã ra khỏi Lansing, được thả vì hứa đanh dự. Nhưng Dick luôn nói, nếu có dịp vào cầu lớn thật sự thì hắn có thể trông cậy Perry Smith cùng làm với hắn.
Tôi không nhớ chính xác ông Clutter được nhắc đến lần đầu tiên như thế nào. Chắc là trong khi chúng tôi bàn công việc với nhau, các loại việc khác nhau mà chúng tôi đã làm. Dick, hắn là thợ cơ khí xe hơi được đào tạo, phần lớn là hắn toàn làm việc đó. Chỉ có một lần hắn nhận lái xe cứu thương của bệnh viện. Hắn phét lác dữ về việc đó lắm. Về các hộ lý, về tất cả các trò hắn đã làm với các cô ấy ở đằng sau xe. Chẳng biết sao tôi lại bảo hắn tôi làm một năm ở một đồn điền lúa mì to lắm tại miền Tây Kansas. Cho ông Clutter. Hắn muốn biết ông Clutter có giàu không. Có, tôi nói. Có, ông ta giàu. Tôi nói, thực tế là có lần ông Clutter đã bảo tôi ông ấy từng tống khứ đi mười nghìn đô la trong có một tuần. Ý là đôi khi ông phải tốn tới mười nghìn đô la một tuần để cho công việc chạy. Sau đó, Dick không ngừng hỏi han về gia đình ấy. Họ có bao nhiêu người? Bây giờ mấy đứa con bao nhiêu tuổi? Đi đến nhà ấy chính xác thì như thế nào? Nhà cửa được bố trí ra sao? Ông Clutter có cái két sắt nào không? Tói không chối việc này - tôi bảo hắn là ông ấy có két. Vì hình như tôi nhớ có một cái đại loại như cái phòng con con, hay két sắt, hay một cái gì đó ở ngay đằng sau bàn giấy trong gian ông Clutter dùng làm văn phòng. Điều sau đó tôi biết là Dick nói đến chuyện giết ông Clutter. Nói hắn và Perry sẽ đi đến đấy và ăn trộm ở chỗ đấy, và chúng sẽ giết hết mọi nhân chứng - cả gia đình nhà Clutter và bất cứ ai có mặt quanh đó. Hắn tả đến chục lần với tôi hắn sẽ làm chuyện đó như thế nào, hắn và Perry sẽ trói họ lại và bắn họ chết như thế nào. Tôi bảo hắn, ‘Dick, cậu mà làm chuyện ấy thì sẽ chẳng bao giờ thoát đâu.’ Nhưng tôi không thể trung thực mà nói rằng tôi đã cố thuyết phục hắn thôi đi. Vì tôi chẳng hề tin lấy một phút là hắn sẽ làm thật. Tôi nghĩ hắn nói mồm thế thôi. Như hàng bao nhiêu thứ như vậy mà ông có thể nghe ở Lansing. Ta toàn nghe cái thứ như vậy thôi: thằng cha nào đấy sẽ làm gì khi nó ra tù - trấn lột, trộm cắp, vân vân. Chẳng là gì cả, phần lớn chỉ là huênh hoang thôi. Không ai lấy làm thật cả. Chính vì vậy mà khi nghe qua đài tôi thật khó lòng tin được. Dù thế nào nó vẫn đã xảy ra. Đúng hệt như Dick nói sẽ làm như thế.”
Đó là chuyện của Floyd Wells, tuy rằng còn phải lâu nữa hắn mới nói ra. Hắn sợ, vì nếu những tên tù khác nghe thấy hắn hớt lẻo với người gác tù thì đời hắn, như hắn nói, “sẽ không đáng giá bằng một con sói đồng cỏ chết.” Một tuần trôi qua. Hắn mở rađiô, hắn theo dõi các bài tường thuật báo chí - và trong một bài hắn đọc thấy rằng, một tờ báo ở Kansas, tờ Tin tức Hutchinson, đang treo thưởng một nghìn đô cho bất cứ tin nào đưa tới việc bắt và xử án thủ phạm hoặc các thủ phạm vụ án mạng nhà Clutter. Một món lý thú đó; nó gần như đã gợi hứng cho Wells nói. Nhưng hắn vẫn quá sợ, và cái sợ của hắn không chỉ là vì những tù nhân khác. Biết đâu các nhà chức trách lại sẽ kết tội hắn đã dính líu đến vụ án. Muốn gì thì hắn cũng là người đã dẫn Dick đến cửa nhà Clutter; chắc chắn người ta sẽ tuyên bố là hắn đã biết trước ý đồ của Dick. Dù người ta nhìn việc này như thế nào thì tình cảnh của hắn cũng là quái lạ, các lý do của hắn đều là đáng ngờ. Cho nên hắn chẳng nói gì hết, và hơn mười ngày nữa trôi đi. Tháng Chạp thay thế tháng Mười một, và những người đang điều tra vụ án, theo như những bài tường thuật báo chí ngày càng ngắn gọn đi (đài phát thanh đã thôi không nhắc đến đề tài này nữa), thì vẫn còn ngơ ngác, rốt cuộc vẫn không có đầu mối gì, giống như vào buổi sáng phát hiện ra vụ án mà thôi.
Nhưng hắn biết. Hiện giờ, bị dằn vặt bởi một nhu cầu “phải nói với một ai”, hắn đã tâm sự với một người tù khác. “Một người bạn đặc biệt. Một người theo đạo Cơ đốc. Loại người rất sùng đạo. Hắn hỏi tôi, ‘Được, cậu định làm gì nào, Floyd?’ Tôi nói, ‘À, tớ chẳng rõ phải làm gì hết - cậu nghĩ tớ nên thế nào?’ Đúng, hắn hết lòng muốn tôi trở thành người tử tế. Rằng hắn không nghĩ tôi lại có thể sống với một cái chuyện như thế - trong đầu. Và hắn bảo tôi có thể nói mà không sợ ai - trong này nghĩ rằng tôi là người nói. Bảo là hắn sẽ giúp cho. Thế là hôm sau hắn báo cáo với phó quản giáo - bảo rằng tôi muốn được ‘gọi ra’. Bảo người này là nếu ông ta gọi tôi lên văn phòng ông ta vì cớ này cớ nọ, thì có thể tôi sẽ bảo với ông ta kẻ giết nhà Clutter là ai. Quả nhiên, ông phó quản giáo cho gọi tôi. Tôi hoảng, nhưng tôi liền nhớ đến ông Clutter, ông không bao giờ xử tệ với tôi, lễ Nôen ông đã cho tôi một cái ví con trong đó có với năm chục đô la. Tôi nói với ông phó quản giáo. Rồi tôi nói cả với ông quản giáo. Và trong khi tôi còn ngồi ở đấy, ngồi chính ở ngay trong văn phòng quản giáo, ông ta nhấc điện thoại lên...”
Người mà văn phòng quản giáo gọi điện đến là Logan Sanford. Sanford nghe, gác máy, ra mấy cái lệnh rồi tự mình gọi điện cho Alvin Dewey. Tối đó, khi Dewey rời văn phòng ở Tòa án tại Garden City, ông mang theo về nhà một chiếc phong bì.
Khi Dewey về đến nhà, Marie đang ở trong bếp chuẩn bị bữa tối. Ông vừa ló mặt, bà đã kể một thôi một hồi các chuyện gớm ghê xảy ra trong nhà. Con mèo Pete đã đánh con chó Tây Ban Nha tai quạt lông xù sống ở bên kia đường, bây giờ thì hình như một mắt của con chó bị thương nặng. Và Paul, thằng con lên chín, trèo cây bị ngã. Nó còn sống được là nhờ có phép màu. Rồi thằng mười hai tuổi, trùng tên với Dewey, đã vào sân đốt rác cháy đùng đùng khiến hàng xóm hết hồn. Một ai đó - bà không rõ tên - đã gọi sở Cứu hỏa.
Trong khi bà vợ tả lại những câu chuyện không vui đó, Dewey rót hai tách cà phê. Đang nói, thình lình Marie ngừng lại nhìn ông đăm đăm. Mặt ông đỏ bừng, bà có thể nói rằng ông đang phấn khích. Bà nói, “Alvin. Ôi cưng. Có tin tốt phải không?” Không đáp, ông đưa cho bà cái phong bì. Tay bà ướt; bà lau khô, ngồi vào bàn ăn, uống cà phê, mở phong bì lấy ra những tấm ảnh chụp một người trẻ tuổi tóc vàng và một người trẻ tuổi tóc đen da ngăm - những tấm ảnh cảnh sát chụp làm “căn cước”. Đi kèm các tấm ảnh là hai bộ hồ sơ viết theo kiểu nửa mã hóa. Hồ sơ của người tóc vàng viết:
HICKOCK, RICHARD EUGENE (WM) 28. KBI 97 093; FBI 859 273A. Địa chỉ: Edgerton, Kansas. Ngày sinh 6-6-31. Nơi sinh: K.C., Kans. Chiều cao: 1m78. Cân nặng: 85 kg. Tóc: vàng. Mắt: lam. Tạng người: vạm vỡ. Đồng phạm: Ruddy. Nghề: thợ sơn xe. Tội phạm: lừa đảo & chiếm đoạt tài sản, séc giả. Thả theo lời hứa danh dự: 13-8-59. Do: K.C.K Nam.
Hồ sơ thứ hai viết:
SMITH, PERRY EDWARD (WM) 27-59. Nơi sinh: Nevada. Chiều cao: 1m63. Cân nặng: 70 kg. Tóc: nâu sẫm. Tội phạm: Đột nhập bất hợp pháp. Bị bắt: (để trống). Bởi: (để trống). Quyết định: Gửi đến Nhà tù Bang Kansas từ Phillips Co., 13-3-56, 5-10 năm. Tiếp nhận: 14-3-56. Tha theo lời hứa danh dự: 6-7-1959.
Marie xem các ảnh chụp thẳng và nghiêng của Smith: một bộ mặt ngạo nghễ, dữ dằn, nhưng không hoàn toàn, hẳn vì nó còn có một nét tế nhị đặc biệt; môi và mũi có vẻ thanh, và bà nghĩ đôi mắt, với cái vẻ mơ màng, ươn ướt của chúng, nom khá là đẹp - đúng hơn là đẹp theo lối diễn viên, truyền cảm. Truyền cảm, và một cái gì hơn thế: “hèn hạ”. Tuy không hèn hạ, không “tội ác” một cách gớm ghiếc như mắt của Hickock, Richard Eugene. Bị đôi mắt của Hickock nhìn trừng trừng, Marie chợt nhớ lại một sự cố thời bé - về một con linh miêu bà đã có lần trông thấy bị mắc bẫy, và tuy bà muốn thả nó ra nhưng đôi mắt mèo, rực lên vì đau và bởi hằn thù, đã hút mất hết tình thương của bà đi mà trút đầy kinh hoàng vào người bà như thế nào. “Họ là ai đấy?” Marie hỏi.
Dewey kể lại cho bà câu chuyện Floyd Wells, và cuối chuyện ông nói, “Ngộ thật. Ba tuần qua, đây là cái góc độ chúng ta tập trung vào. Dò tìm bất cứ ai đã làm việc ở nhà Clutter. Bây giờ hóa ra thành như thế này thì đúng mình gặp may thật. Nhưng ít ngày nữa chúng ta sẽ sờ được đến cái tay Wells này. Thì ra hắn ở trong tù. Lúc đó chúng ta sẽ nắm được sự thật. Trời đất, đúng thế đấy.”
“Có thể không phải là sự thật,” Marie nói. Dewey và mười tám người phụ tá đã theo đuổi hàng trăm đầu mối dẫn tới những chỗ trời ơi đất hỡi, bà muốn nhắc ông cẩn thận đừng để bị thêm một lần thất vọng nữa, vì bà lo cho sức khỏe của ông. Tình hình đầu óc ông không ổn; ông xanh xao, ông hút những sáu chục điếu thuốc một ngày.
“Đúng. Có thể không,” Dewey nói. “Nhưng anh có một linh cảm.”
Giọng ông làm bà chú ý; bà lại nhìn vào những bộ mặt ở trên bàn ăn. “Nghĩ đến hắn xem,” bà nói, đặt một ngón tay vào tấm ảnh chụp thẳng của người trẻ tuổi tóc vàng. Nghĩ đến đôi mắt này xem. Đang xói vào anh này.” Đoạn bà đẩy các tấm ảnh vào lại trong phong bì. “Giá anh đừng để em xem có phải tốt không.”
Cũng tối hôm đó, muộn hơn, một người đàn bà khác, trong một căn bếp khác, đặt chiếc bít tất bà đang mang sang bên, gỡ cặp kính gọng dẻo ra, đưa nó lên ngang tầm người khách, nói, “Ông Nye, tôi mong ông tìm ra nó. Vì chính nó. Chúng tôi có hai đứa con trai, nó là thằng cả. Chúng tôi yêu nó. Nhưng... Ôi, tôi đã hiểu ra. Tôi đã hiểu ra là nó sẽ lại cuốn gói. Bỏ đi. Chẳng một lời với bố và em. Trừ phi nó lại mắc míu một lần nữa. Cái gì khiến nó làm như vậy? Tại sao chứ?” Bà liếc qua gian phòng nhỏ bé sưởi bằng lò than, nhìn vào một người gầy hốc hác nằm co ro trên chiếc ghế bập bềnh - Walter Hickock, chồng bà và bố của Richard Eugene. Ông có đôi mắt lờ đờ đầy vẻ thất bại và hai bàn tay thô ráp; khi ông nói, giọng ông nghe như có vẻ ít được dùng đến.
“Chẳng có gì không ổn xảy ra với con trai tôi chứ, ông Nye,” ông Hickock nói. “Một vận động viên xuất sắc - luôn ở trong đội bóng của trường. Bóng rổ! Bòng chày! Bóng bầu dục! Dick luôn là cầu thủ ngôi sao. Học cũng khá giỏi nữa, luôn đạt điểm A ở nhiều môn. Sử. Vẽ kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp trung học - tháng Sáu 1949 - nó muốn vào cao đẳng. Học làm kỹ sư. Nhưng chúng tôi không đủ khả năng. Nói trắng ra là không có tiền. Chẳng bao giờ có nổi đồng tiền. Trại chúng tôi đây, chỉ có bốn mươi tư mẫu Anh - chúng tôi chật vật mới kiếm được cái sinh nhai. Tôi ngờ là Dick bực, không được đi học cao đẳng mà. Việc đầu tiên nó làm là tại đường sắt Santa Fe, ở Kansas City. Một tuần bảy mươi lăm đô. Nó cho thế là đã đủ để lấy vợ; vậy là nó cưới Carol. Con này chưa đủ mười sáu; bản thân nó thì chưa đủ mười chín. Tôi nghĩ chẳng bao giờ lại có được sự tốt lành trong việc cưới vợ cưới chồng như vậy. Không, cho cả hai.”
Bà Hickock, một người đàn bà mập mạp, với khuôn mặt tròn, dịu dàng, không bị cảnh quần quật tối ngày làm tiều tụy đi, trách ông. “Ba thằng bé quý hóa, cháu nội ta đấy thôi - không từ cái vụ cưới nhau ấy mà có thì từ cái gì. Mà Carol là một đứa con gái đáng yêu. Nó chẳng có gì phải trách cả.”
Ông Hickock nói tiếp, “Nó và con Carol thuê một căn nhà kha khá rộng, mua một cái xe khá oách - chúng suốt đời nợ. Ngay cả khi Dick kiếm được nhiều tiền hơn nhờ lái xe cứu thương. Sau đó Công ty Markl Buick, một công ty lớn ở Kansas City thuê nó. Làm thợ cơ khí và thợ sơn xe. Nhưng nó và Carol sống cao quá, cứ sắm những thứ chúng đáng lẽ chẳng kiếm đâu ra tiền sắm, thế nên Dick đâm ra làm séc giả. Tôi vẫn nghĩ lý do để nó bắt đầu làm mấy trò quái ấy là có liên quan đến vụ đâm xe. Chấn động cả đầu óc nó. Sau đó, nó không còn là thằng con trai ngày trước nữa. Cờ bạc, viết séc giả. Trước đó tôi chưa thấy nó làm những chuyện như thế bao giờ. Và cùng lúc nó bập phải đứa con gái kia. Cái đứa làm cho nó ly dị Carol để lấy làm vợ thứ hai ấy.”
Bà Hickock nói, “Dick không thể không làm thế. Ông cứ nhớ lại xem con Margaret Edna làm nó mê mệt thế nào.”
“Một người đàn bà thích anh thì tức là anh phải mắc câu sao?” ông Hickock nói. “Chậc, ông Nye ạ, tôi hy vọng ông hiểu nó cũng nhiều như chúng tôi. Tại sao thằng con chúng tôi lại phải vào tù. Bị giam mười bảy tháng, mà chung quy cũng chỉ vì nó mượn một khẩu súng săn. Của nhà người hàng xóm ở đây. Nó không có ý ăn cắp, cái điều mà không ai nói thì tôi chẳng coi ra gì cả. Và chuyện đó tàn hại nó. Khi ra khỏi nhà tù Lansing, nó là một người xa lạ hoàn toàn với tôi. Mình không thể trò chuyện với nó. Tất cả thế giới này đều chống lại Dick Hickock - nó hình dung vậy đó, Ngay cả đến cọn vợ thứ hai cũng bỏ nó - làm đơn ly dị lúc nó còn trong tù. Sau này, nó có vẻ đã ổn định. Làm việc cho tiệm sửa xe Bob Sands, ở mạn trên Olathe. Sống ở đây với chúng tôi, đi ngủ sớm, không làm gì vi phạm lời hứa. Ông Nye à, tôi nói ông nghe, tôi chẳng sống được bao lâu nữa đâu, với cái bệnh ung thư này, thằng Dick nó biết đấy - ít nhất, nó cũng biết là tôi bệnh - chưa đến một tháng trước đây, ngay trước khi nó bỏ đi, nó bảo tôi, ‘Bố, bố là một ông già rất tốt với con. Con sẽ chẳng làm cái gì cho bố khổ nữa đâu.’ Nó có ý như vậy thật. Thằng này có nhiều cái tốt ở trong người nó. Nếu như ông từng thấy nó ở trên sân bóng bầu dục, nếu như ông đã thấy nó đùa với đám con nó thì ông sẽ chẳng nghi tôi đâu. Trời, tôi cầu Chúa có thể bảo cho tôi hay. Vì tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”
Bà vợ ông nói, “Tôi biết,” bà bắt đầu mạng lại bít tất và buộc phải ngừng tay vì nước mắt tràn ra. “Cái thằng bạn của nó kìa. Chuyện xảy ra là thế đấy.”
Người khách, đặc vụ K.B.I. Harold Nye, bận ngoáy vội vào cuốn sổ tốc ký - một cuốn sổ tay đầy những kết quả của một ngày dài bỏ ra thăm dò những lời buộc tội của Floyd Wells. Đến nay, những sự việc xác định được đã chứng minh câu chuyện Floyd Wells kể là thuyết phục nhất. Ngày 20 tháng Mười một, nghi phạm Richard Eugene Hickock đã làm một chuyến mua bán bốc trời ở Kansas City trong đó hắn đã cho lọt được không dưới “bảy tấm séc giả”. Nye đã thẩm vấn tất cả các nạn nhân từng trình báo - nhân viên bán camera, rađiô, ti vi. Ông chủ tiệm vàng bạc, người bán hàng ở cửa hàng may mặc - và ở mỗi chỗ, khi ông đưa cho nhân chứng xem ảnh của Hickock và Perry Edward Smith, ông luôn luôn nhận dạng được Hickock là tác giả của những tấm séc giả, Perry là tên tòng phạm “im lìm” của hắn. (Một đại lý bán hàng chán nản nói, “Hắn [Hickock] hành động. Một cha nói rất ngọt, rất thuyết phục. Thằng kia - tôi nghĩ nó có thể là người nước ngoài, người Mexico - không bao giờ mở miệng.”)
Sau đó, Nye lái xe đến làng ngoại ô Olathe, ở đây ông phỏng vấn người chủ cuối cùng của Hickock, ông chủ tiệm sửa xe Bod Sands. “Vâng, anh ta có dạo làm ở đây,” ông Sands nói. “Từ tháng Tám cho tới - à phải, tôi không còn thấy anh ta nữa sau ngày 19 tháng Mười một, hoặc có thể là ngày 20. Anh ta bỏ đi chẳng bảo tôi gì sất. Cứ thế chuồn thôi - tôi không biết đi đâu, bố anh ta cũng chẳng biết. Ngạc nhiên ư? À, có chứ. Có, tôi ngạc nhiên. Chúng tôi làm việc thân mật lắm. Dick là loại người có cái kiểu riêng của mình, ông biết đấy. Anh ta có thể rất đáng mến. Một dạo anh ta quen đến chơi nhà tôi. Sự thật là trước khi anh ta bỏ đi, chúng tôi có mời ít người tới, một liên hoan nho nhỏ, và Dick đã mang bạn tới, người này là một anh chàng ở Nevada đang đến thăm anh ta, tên là Perry Smith. Anh ta chơi ghi ta hay lắm. Anh ta chơi ghi ta và hát mấy bài, rồi anh ta và Dick giúp vui cho mọi người bằng một màn cử tạ. Perry Smith, người bé nhỏ, không cao hơn mét rưỡi là mấy, thế nhưng có thể nhấc nổi cả một con ngựa. Không, họ nom không có vẻ căng thẳng gì, cả hai. Tôi dám nói họ rất vui vẻ chơi đùa là đằng khác ấy chứ. Ngày giờ chính xác à? Chắc chắn tôi nhớ chứ. Ngày 13. Thứ Sáu, 13 tháng Mười một.” Từ đấy Nye cho xe lên phía Bắc, dọc những con đường nông thôn thô sơ. Khi đến gần trại của Hickock, ông đỗ lại ở nhiều trại hàng xóm, bề ngoài là hỏi đường, thực ra là thăm dò về kẻ tình nghi. Vợ một chủ trại nói, “Dick Hickock! Đừng nói với tôi về Dick Hickock! Nếu mà tôi gặp phải con quỷ ấy! Ăn cắp? Ăn cắp cả đến mắt người chết nữa đấy! Nhưng mẹ hắn ta, bà Eunice, lại là người tốt. Tốt bụng vô cùng ấy. Bố hắn ta cũng vậy. Cả hai người đều thật thà, lương thiện. Dick sẽ còn vào tù nhiều đến mức ông cũng chẳng tính ra nổi đâu, có điều quanh đây người ta không muốn tố cáo. Vì kính trọng bố mẹ đẻ ra hắn.”
Bóng chiều buông xuống khi Nye gõ cửa căn nhà trại bốn buồng đã bị thời gian làm cho xám xịt của Walter Hickock. Tựa như nó đã từng chờ đợi một cuộc viếng thăm thế này. Ông Hickock mời nhà thám tử vào trong bếp và bà Hickock mời ông cà phê. Có lẽ nếu họ biết được mục đích thật sự của người khách đến đây thì sự chiêu đãi kia sẽ bớt lịch sự đi và thêm dè dặt. Nhưng họ không biết, và trong hàng mấy giờ ba người ngồi trò chuyện, cái tên Clutter lẫn chữ án mạng đều không được nhắc tới. Ông bố bà mẹ chấp nhận cái điều Nye đưa ra là ông lùng tìm con trai họ vì hắn đã vi phạm lời hứa không tái phạm và có gian lận về tài chính.
“Một buổi tối Dick mang hắn [Perry] về nhà và bảo chúng tôi hắn là một người bạn vừa mới xuống chuyến xe buýt từ Las Vegas đến, nó muốn biết hắn có thể ngủ ở nhà, nán lại ít lâu được không,” bà Hickock nói. “Không, thưa ông, tôi không muốn cho hắn vào nhà. Nhìn qua tôi thấy ngay hắn là cái thứ gì. Với cái mùi nước hoa của hắn. Rồi cái loại dầu bôi tóc. Rõ như ban ngày là Dick đã gặp hắn ở đâu. Theo điều kiện tha do lời hứa không tái phạm, nó đã được bảo ban là không được kết bè với bất cứ ai nó gặp ở trên đó [ở Lansing]. Tôi có nhắc nhở Dick, nhưng nó không nghe. Nó tìm một cái buồng cho bạn nó ở khách sạn Olathe, ở Olathe, rồi sau cứ rảnh lại đến với hắn. Có lần hai đứa đi du lịch cuối tuần. Ông Nye à, chắc chắn như ông hiện đang ngồi đây đây, Perry Smith chính là kẻ đã xúi giục nó viết séc giả đấy.”
Nye gập quyển sổ tay và cất bút vào túi, kể cả hai bàn tay bởi chúng đang run lên vì kích động. “Về Du lịch cuối tuần à. Họ đã đi đâu?”
“Fort Scott,” ông Hickock nói, nêu tên một thị trấn ở Kansas. “Theo như tôi hiểu thì Perry Smith có một người chị sống ở Fort Scott. Nghe đâu bà ấy giữ một món tiền của hắn ta. Đâu như một nghìn rưởi đô la. Đó là lý do chính mà hắn tới Kansas, tới để lấy lại tiền gửi người chị. Thế nên Dick đánh xe chở hắn xuống dưới đó. Chỉ đi một đêm thôi, về nhà trước trưa Chủ nhật. Kịp bữa tối Chủ nhật.”
“Tôi rõ rồi,” Nye nói. “Một chuyến đi suốt đêm. Có nghĩa là họ rời đây đi vào lúc nào đó ngày thứ Bảy. Có phải thứ Bảy, ngày 14 tháng Mười một không?”
Ông già nói phải.
“Và quay về ngày Chủ nhật, 15 tháng Mười một?”
“Trưa Chủ nhật.”
Nye làm tính nhẩm và phấn khởi vì cái kết luận vừa có được trong quãng thời gian hai mươi, hoăc hai mươi tư giờ, hai kẻ tình nghi đã làm một chuyến suốt ngày đêm hơn tám trăm dặm đường và, trong quá trình đó, giết bốn người.
“Bây giờ thì, ông Hickock này,” Nye nói. “Hôm Chủ nhật, khi con trai ông về, anh ta có đi một mình không? Hay Perry Smith cùng về?”
“Không, có một mình. Nó nói đã để Perry ở khách sạn Olathe.”
Bình thường vốn có giọng mũi sắc khiến kẻ khác phải e dè, Nye cố nói cho ra một âm sắc dịu chùng, một giọng hờ hững dễ làm người ta tin cậy. “Ông bà có nhớ - anh ta có cái gì khác thường để ông bà ngạc nhiên không?”
“Gì cơ?”
“Con ông ba ấy.”
“Khi nào chứ?”
“Khi ở Fort Scort quay về.”
Ông Hickock nghĩ ngợi. Rồi nói, “Xem vẻ như vẫn vậy. Ngay sau khi nó vào nhà thì chúng tôi ngồi xuống ăn cơm. Nó đói dữ. Tôi chưa đọc kinh tạ Chúa xong nó đã bắt đầu lấy thức ăn vào đầy đĩa rồi. Tôi để ý chuyện đó, bèn nói, ‘Dick, mày nuốt nhanh thế này thì cùi chỏ mày hoạt động không kịp với mày đâu. Định ăn hết phần của cả nhà đấy hả?’ Dĩ nhiên lúc nào nó cũng là đứa ăn khỏe. Rau dầm giấm. Nó có thể ăn cả một thẫu rau dầm giấm.”
“Sau bữa tối anh ấy làm gì?”
“Ngủ vùi,” ông Hickock nói, và có vẻ như hơi sửng sốt về câu trả lời của chính mình. “Gục ngủ ngay. Và tôi nghĩ ông có thể coi điều đó là khác thường được đấy. Chúng tôi cùng quây quần ngồi xem bóng rổ. Trên ti vi. Tôi, Dick và thằng con trai kia của chúng tôi, David. Chả mấy chốc Dick đã ngáy như cái cưa điện, tôi liền bảo thằng em nó, ‘Lạy Chúa, tao không bao giờ nghĩ tao còn sống đến ngày thấy Dick nó thà ngủ chứ không xem bóng rổ.’ Thế mà ngủ đấy. Ngủ một lèo đến hết trận đấu. Chỉ thức dậy vừa đủ để ăn ít món nguội bữa đêm rồi ngay sau đó lại lên giường luôn.”
Bà Hickock xâu chỉ vào kim mạng; chồng bà dập dinh cái ghế bập bênh và mút mút một cái tẩu không châm. Con mắt được huấn luyện của người thám tử đi lướt quanh gian phòng xoàng xĩnh nhưng được quét dọn lau chùi. Trong góc nhà, một khẩu súng dựng vào tường; ông đã để ý thấy nó từ trước. Đứng dậy, với tay lấy khẩu súng, ông nói, “Ông có hay bắn không, ông Hickock?”
“Súng của nó đấy. Của Dick. Nó và David một dạo hay đi bắn. Chủ yếu là săn thỏ.”
Đó là khẩu súng nòng 12 ly nhãn Savage (Man dại), Model 300; cảnh đàn trĩ bay được chạm trổ tinh vi trang hoàng trên cái báng.
“Dick có cái này bao lâu rồi?”
Câu hỏi làm bà Hickock nổi đóa. “Khẩu súng này giá trên một trăm đô la. Dick mua trả góp đấy, giờ cửa hàng không chịu lấy lại, tuy mua chưa tới một tháng và mới chỉ dùng có một lần - đầu tháng Mười một, lúc nó với David đi Grinnell bắn trĩ. Nó lấy tên chúng tôi đứng ra mua - bố nó để chúng nó làm như vậy - cho nên chúng tôi phải chịu trách nhiệm trả, mà ông nghĩ xem, Walter ốm đau thế này, mọi cái chúng tôi đều thiếu thốn thế này, mọi cái chúng tôi phải làm mà chẳng...” Bà nín thở, tựa như gắng ghìm một cơn nấc. “Ông không dùng cà phê nữa ư, ông Nye? Không phiền gì đâu mà.”
Nye dựng lại khẩu súng vào tường, rời tay ra khỏi nó, mặc dù cảm thấy chắc chắn nó là thứ vũ khí đã giết cả nhà Clutter. “Cảm ơn bà, đã muộn rồi, tôi còn phải đi Topeka,” ông nói, đoạn xem quyển sổ tay, “Giờ tôi sẽ phải đi suốt tới đó, xem liệu có đi thẳng một lèo được không đây. Perry Smith đến Kansas thứ Năm ngày 12 tháng Mười một. Con ông bà nói người ấy đến để lấy một khoản tiền gửi người chị cư ngụ tại Fort Scott. Thứ Bảy ấy, hai người lái xe đi Fort Scort, họ ở lại cả đêm ở đó - tôi đồ là họ ở nhà người chị?”
Ông Hickock nói, “Không. Chúng không tìm ra bà ta. Hình như đã chuyển đi rồi.”
Nye mỉm cười. “Nhưng họ cũng ở xa đây suốt đêm hôm ấy. Và trong cả tuần sau đó - tức là từ ngày 15 tới ngày 21! Dick tiếp tục gặp người bạn Perry Smith của mình, hay nếu không thì, như ông biết đấy, vẫn giữ lề thói cũ, sống ở nhà và đi làm ngày ngày. Ngày 21 thì anh ấy biến mất, cả Perry Smith. Và từ đó ông bà không nghe thấy gì về anh ấy nữa? Anh ấy không viết gì cho ông bà ư?”
“Nó sợ viết,” bà Hickock nói. “Xấu hổ và sợ.”
“Xấu hổ?”
“Về cái việc nó làm ấy. Về việc nó lại làm khổ chúng tôi. Còn sợ thì là vì nghĩ chúng tôi sẽ không tha thứ. Như chúng tôi vẫn luôn luôn tha thứ. Và sẽ còn tha thứ. Ông có con không, ông Nye?”
Nye gật.
“Vậy ông biết chuyện đó nó như thế nào rồi đấy.”
“Thêm một câu nữa thôi. Ông bà liệu may ra có biết con trai ông bà đi đâu không?”
“Ông mở một tấm bản đồ ra,” ông Hickock nói, “trỏ ngón tay vào, có thể ở chỗ đó đấy.”
Chiều một lúc lâu rồi, người lái xe, một người bán hàng rong cỡ trung tuần, tên là Bell, đã mệt. Ông muốn dừng lại ngủ một chặp. Nhưng chỉ còn cách nơi định đến - Omaha, Nebraska, trụ sở của công ty đóng gói thịt lớn mà ông làm việc - có trăm dặm nữa thôi. Công ty này cấm người bán hàng của công ty cho người lạ đi nhờ xe, nhưng ông Bell thường không tuân theo, đặc biệt là khi ông chán hoặc buồn ngủ, cho nên khi trông thấy hai người trẻ tuổi đứng bên đường, ông liền hãm ngay xe lại.
Họ có vẻ như “những chàng trai O.K”. Người cao hơn, kiểu lỏng khỏng với bộ tóc húi cua màu vàng bẩn và cử chỉ lễ độ, nhoẻn một nụ cười kết thân; người cùng đi, loại “còi”, cầm một cái kèn harmonica trong tay phải, tay trái xách một va li rơm căng phồng, nom cũng “khá tử tế”, nhan nhát nhưng dễ mến. Muốn gì thì ông Bell cũng hoàn toàn không biết ý đồ của hai vị khách nhờ xe, là siết họng ông bằng thắt lưng rồi lấy xe lấy tiền, lấy mạng ông xong sẽ giấu kín ông trong một nấm mồ giữa đồng cỏ, ông đang mừng là có bạn đường, có người để trò chuyện, giữ ông tỉnh ngủ cho tới Omaha.
Ông tự giới thiệu rồi hỏi tên hai người. Anh thanh niên vồn vã cùng ngồi hàng ghế đầu với ông nói mình là Dick. “Và đây là Perry,” hắn nói, liếc về phía Perry ngồi ở ngay sau.
“Tôi có thể đưa hai cậu đến tận Omaha.”
Dick nói, “Thưa ông. Xin cảm ơn. Omaha chính là nơi bọn tôi đang định đến. Hy vọng tìm ra được công việc gì.”
Họ đang tìm công việc gì nhỉ? Ông Bell nghĩ mình có thể giúp đỡ được.
Dick nói, “Tôi là thợ sơn xe hạng nhất. Cả thợ cơ khí. Tôi quen làm ra tiền thật sự. Bồ tôi đây và tôi, chúng tôi định đi xuống vùng Mexico Cổ. Ý chúng tôi là đến sống ở đó. Nhưng khốn kiếp, họ chẳng trả lương gì hết. Người da trắng không có gì để mà sống nổi.”
A, Mexico! Ông Bell giải thích rằng mình đã qua tuần trăng mật ở Cuernavaca. “Chúng tôi luôn muốn quay lại đó. Nhưng khó lòng đi đâu được khi mà mình có những năm đứa trẻ.”
Song như sau này kể lại, Perry đã nghĩ, năm đứa con - à, hỏng quá. Rồi nghe Dick ba hoa chích chòe khoe khoang, bắt đầu tả ra “những cuộc chinh phục trái tim” của hắn ở Mexico, Perry nghĩ sao nó “quái đản” thế, “mắc chứng duy ngã độc tôn” vậy. Tưởng tượng mà xem, nó cứ ra sức trộ cái kẻ mình sắp giết, một con người không được sống thêm mười phút nữa kể từ giờ - nếu như cái kế hoạch hắn và Dick dựng lên diễn ra êm thắm. Mà sao lại không êm thắm được? Sự bố trí thật là lý tưởng - đúng như điều chúng tìm kiếm suốt ba ngày phải bỏ ra để đi từ California tới Nevada và qua Nevada rồi Wyoming mà vào Nebraska bằng cách ké nhờ xe dọc đường. Nhưng cho tới lúc này, một nạn nhân thích hợp đã lọt khỏi tay chúng. Ông Bell là người đầu tiên coi bộ giàu có, lái xe một mình, nhận cho chúng đi nhờ xe. Các chủ xe khác đều hoặc tài xế xe tải hoặc lính tráng - và có lần, hai thằng da đen đấu quyền Anh lấy giải lái một chiếc Cadillac màu tím nhạt. Nhưng ông Bell thì hoàn hảo đây. Perry sờ vào trong túi của chiếc áo gió bằng da hắn đang mặc. Cái túi ụ lên bởi bình thuốc aspirin Bayer và một hòn đá nhọn hoắt, to bằng quả đấm bọc trong chiếc khăn tay sợi bông màu vàng của cao bồi. Hắn cởi thắt lưng, một chiếc thắt lưng Navajo, khóa bạc và có khảm các hạt ngọc lam; hắn lấy thắt lưng ra, uốn uốn thử, đặt lên ngang đầu gối. Hắn chờ. Hắn nhìn đồng cỏ Nebraska lướt qua, đùa với chiếc kèn harmonica - dạo lên một điệu rồi chơi, chờ Dick nói ra câu báo hiệu hành động đã hẹn trước với nhau: “Kìa, Perry, đưa cho mình que diêm.” Lúc đó, Dick được giả định sẽ nắm lấy tay lái, còn Perry vung chiếc mùi soa bọc hòn đá lên nện kịch vào đầu người bán hàng - “cho nó vỡ toác ra”. Sau đó, dọc một lề đường vắng lặng nào đó, chiếc thắt lưng có khảm hạt ngọc lam kia sẽ được dùng đến.
Nhưng hiện giờ Dick và con người đã bị khép án vẫn đang trao đổi những câu chuyện tục tĩu với nhau. Tiếng họ cười làm Perry cáu; hắn đặc biệt không ưa tiếng cười ha há của ông Bell - những tiếng sủa nồng nhiệt nghe rất giống với tiếng cười của Tex John Smith, bố Perry. Nhớ đến tiếng cuời của bố, hắn càng căng cái đầu; đầu hắn nhức, gối hắn đau. Hắn nhai ba viên aspirin rồi nuốt chửng. Giê-su ơi! Có khi hắn nôn ra hay ngất xỉu tới nơi; hắn cảm thấy nếu như Dick cứ hoãn hoài buổi “liên hoan” thì hắn sẽ nôn là cái chắc. Ánh trăng mờ đục, đường thẳng băng, chẳng có một nóc nhà lẫn bóng người nào trước mắt - chẳng gì hết ngoài mặt đất bị mùa đông lột trơ lột trụi và sẫm màu như sắt miếng. Đến lúc rồi đây, ngay bây giờ. Hắn nhìn chằm chằm vào Dick, tựa hồ truyền đi cái ý nghĩ này, và một vài dấu hiệu nho nhỏ - một mí mắt động đậy, mấy giọt mồ hôi ở ria mép - đang bảo hắn là Dick cũng đã đi tới kết luận tương tự rồi.
Nhưng khi Dick lên tiếng nữa thì gã chỉ lại tương ra một câu đùa mà thôi. “Có câu đố thế này. Giữa một chuyến vào buồng tắm với một chuyến ra nghĩa địa thì sự giống nhau là ở đâu?” Hắn cười. “Chịu thua chưa?”
“Chịu.”
“Khi ông đã phải đi là cứ phải đi thôi!”
Ông Bell sủa.
“Này, Perry, đưa cho mình que diêm.”
Nhưng đúng lúc Perry giơ tay lên, và hòn đá đang trên đà sắp giáng xuống thì một cái dị thường xảy ra - cái sau này Perry gọi là “một kỳ tích con mẹ nó”. Kỳ tích đó là sự xuất hiện thình lình của người đi nhờ xe thứ ba, một người lính da đen mà ông bán hàng từ thiện đã đỗ lại cho lên. “Kìa, thật là duyên làm sao,” ông nói trong khi người cứu mạng ông chạy tới chiếc xe. “Đã đi là cứ phải đi thôi!”
Người trẻ tuổi tên là Floyd Wells, hắn ta thấp và gần như không có cằm. Hắn đã toan thử nhiều nghề, làm lính, chăn nuôi, thợ cơ khí, ăn trộm, cái nghề cuối này đã kiếm về cho hắn một bản án từ ba đến năm năm ở nhà tù Bang Kansas. Tối thứ Ba, 17 tháng Mười một năm 1959, hắn đang nằm dài trong xà lim với một cặp tai nghe rađiô quàng qua đầu. Hắn nghe bản tin, nhưng tiếng nói của phát thanh viên và sự tẻ nhạt của các sự kiện trong ngày (“Thủ tướng Konrad Adenauer đến Luân Đôn hôm nay để hội đàm với Thủ tướng Harold Macmillan… Tổng thống Eisenhower dành bảy mươi phút nói chuyện với Tiến sĩ T. Keith Glennan về những vấn đề vũ trụ và ngân sách thăm dò vũ trụ”) đang ru hắn thiu thiu. Cơn chập chờn lập tức biến tan khi hắn nghe, “Các viên chức điều tra vụ thảm sát ghê gớm bốn người của gia đình Herbert W. Clutter đã kêu gọi dân chúng cung cấp bất cứ thông tin nào có thể giúp giải quyết được vụ án không mò ra phương hướng này. Người ta phát hiện ra Clutter, vợ ông và hai đứa con dưới mười chín tuổi của họ bị giết trong trang trại gần Garden City sớm Chủ nhật vừa qua. Tất cả đều bị trói, dán miệng và bị bắn xuyên qua đầu bằng một khẩu súng ngắn nòng 12 ly. Các viên chức điều tra thừa nhận họ không tìm ra được động cơ của vụ án, vụ được Logan Sanford, Giám đốc Cục Điều tra Bang Kansas, nói là tàn ác nhất trong lịch sử của Kansas. Clutter, một nhà trồng lúa mì nổi tiếng, trước đây từng được Eisenhower đề bạt vào Sở Tín dụng Nông thôn Liên bang...”
Wells bàng hoàng. Như sau này cuối cùng hắn mô tả phản ứng của mình, hắn “khó lòng tin nổi”. Nhưng hắn có đủ lý do để tin như thế, vì hắn không những biết gia đình bị giết mà còn biết rất rõ ai đã giết họ nữa.
Chuyện bắt đầu từ trước đây đã lâu - mười một năm rồi, vào mùa thu năm 1948, khi Wells mười chín tuổi. Hắn “kiểu như đi lang thang khắp nơi, gặp gì làm nấy”, như hắn kể lại. “Rồi thế nào đó, tôi lại thấy mình ở đấy, miền Tây Kansas. Gần biên giới Colorado. Tôi đang săn việc làm, hỏi tứ tung thì được biết có lẽ người ta đang cần thuê nhân công ở Trại Lũng Sông ngoài kia - ông ta, ông Clutter ấy, gọi cái chỗ đó của ông ta như vậy. Quả nhiên, ông ta nhận tôi. Tôi ở đó đâu chừng một năm - đại khái là hết cả mùa đông đó - và tôi ra đi thì chỉ là vì tôi cảm thấy bị bó chân bó cẳng, kiểu như vậy thôi. Muốn xê dịch. Không phải vì cãi cọ gì với ông Clutter. Ông ta đối xử với tôi tốt, giống như với mọi người làm việc cho ông ta; chẳng hạn, nếu như mình có cạn tiền chút ít trước kỳ lương thì ông ấy cũng luôn luôn chìa ra cho mình năm mười đồng. Lương ông ấy trả hậu, và nếu mình xứng đáng, ông ấy sẽ nhanh nhảu thưởng cho mình ngay. Sự thật là tôi thích ông Clutter hơn bất cứ ai tôi đã gặp. Cả gia đình ấy nữa. Bà Clutter và bốn đứa con. Khi tôi biết họ, hai đứa trẻ nhất, hai đứa bị giết ấy - Nancy và thằng con trai đeo kính - hãy còn bé tẹo, năm sáu tuổi gì đó. Hai đứa kia - là Beverly, một đứa gái nữa tôi không nhớ tên - thì đã học cấp III. Một gia đình tốt đẹp, thật sự tốt đẹp. Tôi không bao giờ quên họ. Khi tôi rời đó đi là vào khoảng năm 1949. Tôi lấy vợ, tôi ly dị, quân đội thuê tôi, việc khác xảy đến, thời gian trôi đi, ông có thể nói vậy, và năm 1959 - tháng Sáu, 1959, mười năm từ khi tôi gặp ông Clutter lần cuối - tôi bị đưa đến Lansing. Vì phá cửa vào nhà kho thiết bị dụng cụ. Thiết bị điện. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu, mình muốn sở hữu mấy cái máy xén cỏ bằng điện. Không phải để bán. Tôi đang định mở một dịch vụ cho thuê máy xén cỏ. Bằng cách đó, ngẫm mà xem, tôi sẽ có công việc nho nhỏ thường xuyên của riêng tôi. Dĩ nhiên chẳng đi đến đâu hết - trừ việc xơi một hạn tù ba đến năm năm. Nếu không bị vậy thì tôi đã chẳng gặp Dick bao giờ, và có lẽ ông Clutter cũng sẽ chẳng phải ở trong mồ. Nhưng tôi lại ở đó. Ở nhà tù đó đấy. Rồi thành ra gặp Dick.
Hắn là đứa đầu tiên tôi ở cùng xà lim. Chúng tôi chung xà lim có đến một tháng. Tháng Sáu và một phần tháng Bảy. Hắn đang sắp hết cái án ba đến năm năm - vào tháng Tám, là nhờ có lời hứa danh dự không tái phạm. Hắn nói một lô về những cái hắn định làm khi ra. Bảo là có khi hắn đi Nevada không chừng, đến một trong những thị trấn căn cứ tên lửa ở đấy, mua lấy một bộ lính cho thành ra một sĩ quan không quân. Như vậy hắn có thể xài được trót lọt những tấm séc giả mạo nom ngoài cứ y như thật vậy. Hắn đã nói với tôi cái ý như vậy. (Nhưng bản thân tôi không nghĩ đến cái đó nhiều. Hắn thông minh, tôi không phủ nhận, nhưng hắn trông không giống. Chả giống sĩ quan không quân tí nào cả.) Nhiều lần khác, hắn nói đến Perry, người bạn kia của hắn. Một thằng cha lai da đỏ mà hắn từng chung xà lim. Và những vụ lớn hắn và Perry có chể chơi khi hai đứa lại đi với nhau. Tôi chưa bao giờ gặp cha Perry ấy. Chưa bao giờ thấy mặt. Hắn ra đã ra khỏi Lansing, được thả vì hứa đanh dự. Nhưng Dick luôn nói, nếu có dịp vào cầu lớn thật sự thì hắn có thể trông cậy Perry Smith cùng làm với hắn.
Tôi không nhớ chính xác ông Clutter được nhắc đến lần đầu tiên như thế nào. Chắc là trong khi chúng tôi bàn công việc với nhau, các loại việc khác nhau mà chúng tôi đã làm. Dick, hắn là thợ cơ khí xe hơi được đào tạo, phần lớn là hắn toàn làm việc đó. Chỉ có một lần hắn nhận lái xe cứu thương của bệnh viện. Hắn phét lác dữ về việc đó lắm. Về các hộ lý, về tất cả các trò hắn đã làm với các cô ấy ở đằng sau xe. Chẳng biết sao tôi lại bảo hắn tôi làm một năm ở một đồn điền lúa mì to lắm tại miền Tây Kansas. Cho ông Clutter. Hắn muốn biết ông Clutter có giàu không. Có, tôi nói. Có, ông ta giàu. Tôi nói, thực tế là có lần ông Clutter đã bảo tôi ông ấy từng tống khứ đi mười nghìn đô la trong có một tuần. Ý là đôi khi ông phải tốn tới mười nghìn đô la một tuần để cho công việc chạy. Sau đó, Dick không ngừng hỏi han về gia đình ấy. Họ có bao nhiêu người? Bây giờ mấy đứa con bao nhiêu tuổi? Đi đến nhà ấy chính xác thì như thế nào? Nhà cửa được bố trí ra sao? Ông Clutter có cái két sắt nào không? Tói không chối việc này - tôi bảo hắn là ông ấy có két. Vì hình như tôi nhớ có một cái đại loại như cái phòng con con, hay két sắt, hay một cái gì đó ở ngay đằng sau bàn giấy trong gian ông Clutter dùng làm văn phòng. Điều sau đó tôi biết là Dick nói đến chuyện giết ông Clutter. Nói hắn và Perry sẽ đi đến đấy và ăn trộm ở chỗ đấy, và chúng sẽ giết hết mọi nhân chứng - cả gia đình nhà Clutter và bất cứ ai có mặt quanh đó. Hắn tả đến chục lần với tôi hắn sẽ làm chuyện đó như thế nào, hắn và Perry sẽ trói họ lại và bắn họ chết như thế nào. Tôi bảo hắn, ‘Dick, cậu mà làm chuyện ấy thì sẽ chẳng bao giờ thoát đâu.’ Nhưng tôi không thể trung thực mà nói rằng tôi đã cố thuyết phục hắn thôi đi. Vì tôi chẳng hề tin lấy một phút là hắn sẽ làm thật. Tôi nghĩ hắn nói mồm thế thôi. Như hàng bao nhiêu thứ như vậy mà ông có thể nghe ở Lansing. Ta toàn nghe cái thứ như vậy thôi: thằng cha nào đấy sẽ làm gì khi nó ra tù - trấn lột, trộm cắp, vân vân. Chẳng là gì cả, phần lớn chỉ là huênh hoang thôi. Không ai lấy làm thật cả. Chính vì vậy mà khi nghe qua đài tôi thật khó lòng tin được. Dù thế nào nó vẫn đã xảy ra. Đúng hệt như Dick nói sẽ làm như thế.”
Đó là chuyện của Floyd Wells, tuy rằng còn phải lâu nữa hắn mới nói ra. Hắn sợ, vì nếu những tên tù khác nghe thấy hắn hớt lẻo với người gác tù thì đời hắn, như hắn nói, “sẽ không đáng giá bằng một con sói đồng cỏ chết.” Một tuần trôi qua. Hắn mở rađiô, hắn theo dõi các bài tường thuật báo chí - và trong một bài hắn đọc thấy rằng, một tờ báo ở Kansas, tờ Tin tức Hutchinson, đang treo thưởng một nghìn đô cho bất cứ tin nào đưa tới việc bắt và xử án thủ phạm hoặc các thủ phạm vụ án mạng nhà Clutter. Một món lý thú đó; nó gần như đã gợi hứng cho Wells nói. Nhưng hắn vẫn quá sợ, và cái sợ của hắn không chỉ là vì những tù nhân khác. Biết đâu các nhà chức trách lại sẽ kết tội hắn đã dính líu đến vụ án. Muốn gì thì hắn cũng là người đã dẫn Dick đến cửa nhà Clutter; chắc chắn người ta sẽ tuyên bố là hắn đã biết trước ý đồ của Dick. Dù người ta nhìn việc này như thế nào thì tình cảnh của hắn cũng là quái lạ, các lý do của hắn đều là đáng ngờ. Cho nên hắn chẳng nói gì hết, và hơn mười ngày nữa trôi đi. Tháng Chạp thay thế tháng Mười một, và những người đang điều tra vụ án, theo như những bài tường thuật báo chí ngày càng ngắn gọn đi (đài phát thanh đã thôi không nhắc đến đề tài này nữa), thì vẫn còn ngơ ngác, rốt cuộc vẫn không có đầu mối gì, giống như vào buổi sáng phát hiện ra vụ án mà thôi.
Nhưng hắn biết. Hiện giờ, bị dằn vặt bởi một nhu cầu “phải nói với một ai”, hắn đã tâm sự với một người tù khác. “Một người bạn đặc biệt. Một người theo đạo Cơ đốc. Loại người rất sùng đạo. Hắn hỏi tôi, ‘Được, cậu định làm gì nào, Floyd?’ Tôi nói, ‘À, tớ chẳng rõ phải làm gì hết - cậu nghĩ tớ nên thế nào?’ Đúng, hắn hết lòng muốn tôi trở thành người tử tế. Rằng hắn không nghĩ tôi lại có thể sống với một cái chuyện như thế - trong đầu. Và hắn bảo tôi có thể nói mà không sợ ai - trong này nghĩ rằng tôi là người nói. Bảo là hắn sẽ giúp cho. Thế là hôm sau hắn báo cáo với phó quản giáo - bảo rằng tôi muốn được ‘gọi ra’. Bảo người này là nếu ông ta gọi tôi lên văn phòng ông ta vì cớ này cớ nọ, thì có thể tôi sẽ bảo với ông ta kẻ giết nhà Clutter là ai. Quả nhiên, ông phó quản giáo cho gọi tôi. Tôi hoảng, nhưng tôi liền nhớ đến ông Clutter, ông không bao giờ xử tệ với tôi, lễ Nôen ông đã cho tôi một cái ví con trong đó có với năm chục đô la. Tôi nói với ông phó quản giáo. Rồi tôi nói cả với ông quản giáo. Và trong khi tôi còn ngồi ở đấy, ngồi chính ở ngay trong văn phòng quản giáo, ông ta nhấc điện thoại lên...”
Người mà văn phòng quản giáo gọi điện đến là Logan Sanford. Sanford nghe, gác máy, ra mấy cái lệnh rồi tự mình gọi điện cho Alvin Dewey. Tối đó, khi Dewey rời văn phòng ở Tòa án tại Garden City, ông mang theo về nhà một chiếc phong bì.
Khi Dewey về đến nhà, Marie đang ở trong bếp chuẩn bị bữa tối. Ông vừa ló mặt, bà đã kể một thôi một hồi các chuyện gớm ghê xảy ra trong nhà. Con mèo Pete đã đánh con chó Tây Ban Nha tai quạt lông xù sống ở bên kia đường, bây giờ thì hình như một mắt của con chó bị thương nặng. Và Paul, thằng con lên chín, trèo cây bị ngã. Nó còn sống được là nhờ có phép màu. Rồi thằng mười hai tuổi, trùng tên với Dewey, đã vào sân đốt rác cháy đùng đùng khiến hàng xóm hết hồn. Một ai đó - bà không rõ tên - đã gọi sở Cứu hỏa.
Trong khi bà vợ tả lại những câu chuyện không vui đó, Dewey rót hai tách cà phê. Đang nói, thình lình Marie ngừng lại nhìn ông đăm đăm. Mặt ông đỏ bừng, bà có thể nói rằng ông đang phấn khích. Bà nói, “Alvin. Ôi cưng. Có tin tốt phải không?” Không đáp, ông đưa cho bà cái phong bì. Tay bà ướt; bà lau khô, ngồi vào bàn ăn, uống cà phê, mở phong bì lấy ra những tấm ảnh chụp một người trẻ tuổi tóc vàng và một người trẻ tuổi tóc đen da ngăm - những tấm ảnh cảnh sát chụp làm “căn cước”. Đi kèm các tấm ảnh là hai bộ hồ sơ viết theo kiểu nửa mã hóa. Hồ sơ của người tóc vàng viết:
HICKOCK, RICHARD EUGENE (WM) 28. KBI 97 093; FBI 859 273A. Địa chỉ: Edgerton, Kansas. Ngày sinh 6-6-31. Nơi sinh: K.C., Kans. Chiều cao: 1m78. Cân nặng: 85 kg. Tóc: vàng. Mắt: lam. Tạng người: vạm vỡ. Đồng phạm: Ruddy. Nghề: thợ sơn xe. Tội phạm: lừa đảo & chiếm đoạt tài sản, séc giả. Thả theo lời hứa danh dự: 13-8-59. Do: K.C.K Nam.
Hồ sơ thứ hai viết:
SMITH, PERRY EDWARD (WM) 27-59. Nơi sinh: Nevada. Chiều cao: 1m63. Cân nặng: 70 kg. Tóc: nâu sẫm. Tội phạm: Đột nhập bất hợp pháp. Bị bắt: (để trống). Bởi: (để trống). Quyết định: Gửi đến Nhà tù Bang Kansas từ Phillips Co., 13-3-56, 5-10 năm. Tiếp nhận: 14-3-56. Tha theo lời hứa danh dự: 6-7-1959.
Marie xem các ảnh chụp thẳng và nghiêng của Smith: một bộ mặt ngạo nghễ, dữ dằn, nhưng không hoàn toàn, hẳn vì nó còn có một nét tế nhị đặc biệt; môi và mũi có vẻ thanh, và bà nghĩ đôi mắt, với cái vẻ mơ màng, ươn ướt của chúng, nom khá là đẹp - đúng hơn là đẹp theo lối diễn viên, truyền cảm. Truyền cảm, và một cái gì hơn thế: “hèn hạ”. Tuy không hèn hạ, không “tội ác” một cách gớm ghiếc như mắt của Hickock, Richard Eugene. Bị đôi mắt của Hickock nhìn trừng trừng, Marie chợt nhớ lại một sự cố thời bé - về một con linh miêu bà đã có lần trông thấy bị mắc bẫy, và tuy bà muốn thả nó ra nhưng đôi mắt mèo, rực lên vì đau và bởi hằn thù, đã hút mất hết tình thương của bà đi mà trút đầy kinh hoàng vào người bà như thế nào. “Họ là ai đấy?” Marie hỏi.
Dewey kể lại cho bà câu chuyện Floyd Wells, và cuối chuyện ông nói, “Ngộ thật. Ba tuần qua, đây là cái góc độ chúng ta tập trung vào. Dò tìm bất cứ ai đã làm việc ở nhà Clutter. Bây giờ hóa ra thành như thế này thì đúng mình gặp may thật. Nhưng ít ngày nữa chúng ta sẽ sờ được đến cái tay Wells này. Thì ra hắn ở trong tù. Lúc đó chúng ta sẽ nắm được sự thật. Trời đất, đúng thế đấy.”
“Có thể không phải là sự thật,” Marie nói. Dewey và mười tám người phụ tá đã theo đuổi hàng trăm đầu mối dẫn tới những chỗ trời ơi đất hỡi, bà muốn nhắc ông cẩn thận đừng để bị thêm một lần thất vọng nữa, vì bà lo cho sức khỏe của ông. Tình hình đầu óc ông không ổn; ông xanh xao, ông hút những sáu chục điếu thuốc một ngày.
“Đúng. Có thể không,” Dewey nói. “Nhưng anh có một linh cảm.”
Giọng ông làm bà chú ý; bà lại nhìn vào những bộ mặt ở trên bàn ăn. “Nghĩ đến hắn xem,” bà nói, đặt một ngón tay vào tấm ảnh chụp thẳng của người trẻ tuổi tóc vàng. Nghĩ đến đôi mắt này xem. Đang xói vào anh này.” Đoạn bà đẩy các tấm ảnh vào lại trong phong bì. “Giá anh đừng để em xem có phải tốt không.”
Cũng tối hôm đó, muộn hơn, một người đàn bà khác, trong một căn bếp khác, đặt chiếc bít tất bà đang mang sang bên, gỡ cặp kính gọng dẻo ra, đưa nó lên ngang tầm người khách, nói, “Ông Nye, tôi mong ông tìm ra nó. Vì chính nó. Chúng tôi có hai đứa con trai, nó là thằng cả. Chúng tôi yêu nó. Nhưng... Ôi, tôi đã hiểu ra. Tôi đã hiểu ra là nó sẽ lại cuốn gói. Bỏ đi. Chẳng một lời với bố và em. Trừ phi nó lại mắc míu một lần nữa. Cái gì khiến nó làm như vậy? Tại sao chứ?” Bà liếc qua gian phòng nhỏ bé sưởi bằng lò than, nhìn vào một người gầy hốc hác nằm co ro trên chiếc ghế bập bềnh - Walter Hickock, chồng bà và bố của Richard Eugene. Ông có đôi mắt lờ đờ đầy vẻ thất bại và hai bàn tay thô ráp; khi ông nói, giọng ông nghe như có vẻ ít được dùng đến.
“Chẳng có gì không ổn xảy ra với con trai tôi chứ, ông Nye,” ông Hickock nói. “Một vận động viên xuất sắc - luôn ở trong đội bóng của trường. Bóng rổ! Bòng chày! Bóng bầu dục! Dick luôn là cầu thủ ngôi sao. Học cũng khá giỏi nữa, luôn đạt điểm A ở nhiều môn. Sử. Vẽ kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp trung học - tháng Sáu 1949 - nó muốn vào cao đẳng. Học làm kỹ sư. Nhưng chúng tôi không đủ khả năng. Nói trắng ra là không có tiền. Chẳng bao giờ có nổi đồng tiền. Trại chúng tôi đây, chỉ có bốn mươi tư mẫu Anh - chúng tôi chật vật mới kiếm được cái sinh nhai. Tôi ngờ là Dick bực, không được đi học cao đẳng mà. Việc đầu tiên nó làm là tại đường sắt Santa Fe, ở Kansas City. Một tuần bảy mươi lăm đô. Nó cho thế là đã đủ để lấy vợ; vậy là nó cưới Carol. Con này chưa đủ mười sáu; bản thân nó thì chưa đủ mười chín. Tôi nghĩ chẳng bao giờ lại có được sự tốt lành trong việc cưới vợ cưới chồng như vậy. Không, cho cả hai.”
Bà Hickock, một người đàn bà mập mạp, với khuôn mặt tròn, dịu dàng, không bị cảnh quần quật tối ngày làm tiều tụy đi, trách ông. “Ba thằng bé quý hóa, cháu nội ta đấy thôi - không từ cái vụ cưới nhau ấy mà có thì từ cái gì. Mà Carol là một đứa con gái đáng yêu. Nó chẳng có gì phải trách cả.”
Ông Hickock nói tiếp, “Nó và con Carol thuê một căn nhà kha khá rộng, mua một cái xe khá oách - chúng suốt đời nợ. Ngay cả khi Dick kiếm được nhiều tiền hơn nhờ lái xe cứu thương. Sau đó Công ty Markl Buick, một công ty lớn ở Kansas City thuê nó. Làm thợ cơ khí và thợ sơn xe. Nhưng nó và Carol sống cao quá, cứ sắm những thứ chúng đáng lẽ chẳng kiếm đâu ra tiền sắm, thế nên Dick đâm ra làm séc giả. Tôi vẫn nghĩ lý do để nó bắt đầu làm mấy trò quái ấy là có liên quan đến vụ đâm xe. Chấn động cả đầu óc nó. Sau đó, nó không còn là thằng con trai ngày trước nữa. Cờ bạc, viết séc giả. Trước đó tôi chưa thấy nó làm những chuyện như thế bao giờ. Và cùng lúc nó bập phải đứa con gái kia. Cái đứa làm cho nó ly dị Carol để lấy làm vợ thứ hai ấy.”
Bà Hickock nói, “Dick không thể không làm thế. Ông cứ nhớ lại xem con Margaret Edna làm nó mê mệt thế nào.”
“Một người đàn bà thích anh thì tức là anh phải mắc câu sao?” ông Hickock nói. “Chậc, ông Nye ạ, tôi hy vọng ông hiểu nó cũng nhiều như chúng tôi. Tại sao thằng con chúng tôi lại phải vào tù. Bị giam mười bảy tháng, mà chung quy cũng chỉ vì nó mượn một khẩu súng săn. Của nhà người hàng xóm ở đây. Nó không có ý ăn cắp, cái điều mà không ai nói thì tôi chẳng coi ra gì cả. Và chuyện đó tàn hại nó. Khi ra khỏi nhà tù Lansing, nó là một người xa lạ hoàn toàn với tôi. Mình không thể trò chuyện với nó. Tất cả thế giới này đều chống lại Dick Hickock - nó hình dung vậy đó, Ngay cả đến cọn vợ thứ hai cũng bỏ nó - làm đơn ly dị lúc nó còn trong tù. Sau này, nó có vẻ đã ổn định. Làm việc cho tiệm sửa xe Bob Sands, ở mạn trên Olathe. Sống ở đây với chúng tôi, đi ngủ sớm, không làm gì vi phạm lời hứa. Ông Nye à, tôi nói ông nghe, tôi chẳng sống được bao lâu nữa đâu, với cái bệnh ung thư này, thằng Dick nó biết đấy - ít nhất, nó cũng biết là tôi bệnh - chưa đến một tháng trước đây, ngay trước khi nó bỏ đi, nó bảo tôi, ‘Bố, bố là một ông già rất tốt với con. Con sẽ chẳng làm cái gì cho bố khổ nữa đâu.’ Nó có ý như vậy thật. Thằng này có nhiều cái tốt ở trong người nó. Nếu như ông từng thấy nó ở trên sân bóng bầu dục, nếu như ông đã thấy nó đùa với đám con nó thì ông sẽ chẳng nghi tôi đâu. Trời, tôi cầu Chúa có thể bảo cho tôi hay. Vì tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”
Bà vợ ông nói, “Tôi biết,” bà bắt đầu mạng lại bít tất và buộc phải ngừng tay vì nước mắt tràn ra. “Cái thằng bạn của nó kìa. Chuyện xảy ra là thế đấy.”
Người khách, đặc vụ K.B.I. Harold Nye, bận ngoáy vội vào cuốn sổ tốc ký - một cuốn sổ tay đầy những kết quả của một ngày dài bỏ ra thăm dò những lời buộc tội của Floyd Wells. Đến nay, những sự việc xác định được đã chứng minh câu chuyện Floyd Wells kể là thuyết phục nhất. Ngày 20 tháng Mười một, nghi phạm Richard Eugene Hickock đã làm một chuyến mua bán bốc trời ở Kansas City trong đó hắn đã cho lọt được không dưới “bảy tấm séc giả”. Nye đã thẩm vấn tất cả các nạn nhân từng trình báo - nhân viên bán camera, rađiô, ti vi. Ông chủ tiệm vàng bạc, người bán hàng ở cửa hàng may mặc - và ở mỗi chỗ, khi ông đưa cho nhân chứng xem ảnh của Hickock và Perry Edward Smith, ông luôn luôn nhận dạng được Hickock là tác giả của những tấm séc giả, Perry là tên tòng phạm “im lìm” của hắn. (Một đại lý bán hàng chán nản nói, “Hắn [Hickock] hành động. Một cha nói rất ngọt, rất thuyết phục. Thằng kia - tôi nghĩ nó có thể là người nước ngoài, người Mexico - không bao giờ mở miệng.”)
Sau đó, Nye lái xe đến làng ngoại ô Olathe, ở đây ông phỏng vấn người chủ cuối cùng của Hickock, ông chủ tiệm sửa xe Bod Sands. “Vâng, anh ta có dạo làm ở đây,” ông Sands nói. “Từ tháng Tám cho tới - à phải, tôi không còn thấy anh ta nữa sau ngày 19 tháng Mười một, hoặc có thể là ngày 20. Anh ta bỏ đi chẳng bảo tôi gì sất. Cứ thế chuồn thôi - tôi không biết đi đâu, bố anh ta cũng chẳng biết. Ngạc nhiên ư? À, có chứ. Có, tôi ngạc nhiên. Chúng tôi làm việc thân mật lắm. Dick là loại người có cái kiểu riêng của mình, ông biết đấy. Anh ta có thể rất đáng mến. Một dạo anh ta quen đến chơi nhà tôi. Sự thật là trước khi anh ta bỏ đi, chúng tôi có mời ít người tới, một liên hoan nho nhỏ, và Dick đã mang bạn tới, người này là một anh chàng ở Nevada đang đến thăm anh ta, tên là Perry Smith. Anh ta chơi ghi ta hay lắm. Anh ta chơi ghi ta và hát mấy bài, rồi anh ta và Dick giúp vui cho mọi người bằng một màn cử tạ. Perry Smith, người bé nhỏ, không cao hơn mét rưỡi là mấy, thế nhưng có thể nhấc nổi cả một con ngựa. Không, họ nom không có vẻ căng thẳng gì, cả hai. Tôi dám nói họ rất vui vẻ chơi đùa là đằng khác ấy chứ. Ngày giờ chính xác à? Chắc chắn tôi nhớ chứ. Ngày 13. Thứ Sáu, 13 tháng Mười một.” Từ đấy Nye cho xe lên phía Bắc, dọc những con đường nông thôn thô sơ. Khi đến gần trại của Hickock, ông đỗ lại ở nhiều trại hàng xóm, bề ngoài là hỏi đường, thực ra là thăm dò về kẻ tình nghi. Vợ một chủ trại nói, “Dick Hickock! Đừng nói với tôi về Dick Hickock! Nếu mà tôi gặp phải con quỷ ấy! Ăn cắp? Ăn cắp cả đến mắt người chết nữa đấy! Nhưng mẹ hắn ta, bà Eunice, lại là người tốt. Tốt bụng vô cùng ấy. Bố hắn ta cũng vậy. Cả hai người đều thật thà, lương thiện. Dick sẽ còn vào tù nhiều đến mức ông cũng chẳng tính ra nổi đâu, có điều quanh đây người ta không muốn tố cáo. Vì kính trọng bố mẹ đẻ ra hắn.”
Bóng chiều buông xuống khi Nye gõ cửa căn nhà trại bốn buồng đã bị thời gian làm cho xám xịt của Walter Hickock. Tựa như nó đã từng chờ đợi một cuộc viếng thăm thế này. Ông Hickock mời nhà thám tử vào trong bếp và bà Hickock mời ông cà phê. Có lẽ nếu họ biết được mục đích thật sự của người khách đến đây thì sự chiêu đãi kia sẽ bớt lịch sự đi và thêm dè dặt. Nhưng họ không biết, và trong hàng mấy giờ ba người ngồi trò chuyện, cái tên Clutter lẫn chữ án mạng đều không được nhắc tới. Ông bố bà mẹ chấp nhận cái điều Nye đưa ra là ông lùng tìm con trai họ vì hắn đã vi phạm lời hứa không tái phạm và có gian lận về tài chính.
“Một buổi tối Dick mang hắn [Perry] về nhà và bảo chúng tôi hắn là một người bạn vừa mới xuống chuyến xe buýt từ Las Vegas đến, nó muốn biết hắn có thể ngủ ở nhà, nán lại ít lâu được không,” bà Hickock nói. “Không, thưa ông, tôi không muốn cho hắn vào nhà. Nhìn qua tôi thấy ngay hắn là cái thứ gì. Với cái mùi nước hoa của hắn. Rồi cái loại dầu bôi tóc. Rõ như ban ngày là Dick đã gặp hắn ở đâu. Theo điều kiện tha do lời hứa không tái phạm, nó đã được bảo ban là không được kết bè với bất cứ ai nó gặp ở trên đó [ở Lansing]. Tôi có nhắc nhở Dick, nhưng nó không nghe. Nó tìm một cái buồng cho bạn nó ở khách sạn Olathe, ở Olathe, rồi sau cứ rảnh lại đến với hắn. Có lần hai đứa đi du lịch cuối tuần. Ông Nye à, chắc chắn như ông hiện đang ngồi đây đây, Perry Smith chính là kẻ đã xúi giục nó viết séc giả đấy.”
Nye gập quyển sổ tay và cất bút vào túi, kể cả hai bàn tay bởi chúng đang run lên vì kích động. “Về Du lịch cuối tuần à. Họ đã đi đâu?”
“Fort Scott,” ông Hickock nói, nêu tên một thị trấn ở Kansas. “Theo như tôi hiểu thì Perry Smith có một người chị sống ở Fort Scott. Nghe đâu bà ấy giữ một món tiền của hắn ta. Đâu như một nghìn rưởi đô la. Đó là lý do chính mà hắn tới Kansas, tới để lấy lại tiền gửi người chị. Thế nên Dick đánh xe chở hắn xuống dưới đó. Chỉ đi một đêm thôi, về nhà trước trưa Chủ nhật. Kịp bữa tối Chủ nhật.”
“Tôi rõ rồi,” Nye nói. “Một chuyến đi suốt đêm. Có nghĩa là họ rời đây đi vào lúc nào đó ngày thứ Bảy. Có phải thứ Bảy, ngày 14 tháng Mười một không?”
Ông già nói phải.
“Và quay về ngày Chủ nhật, 15 tháng Mười một?”
“Trưa Chủ nhật.”
Nye làm tính nhẩm và phấn khởi vì cái kết luận vừa có được trong quãng thời gian hai mươi, hoăc hai mươi tư giờ, hai kẻ tình nghi đã làm một chuyến suốt ngày đêm hơn tám trăm dặm đường và, trong quá trình đó, giết bốn người.
“Bây giờ thì, ông Hickock này,” Nye nói. “Hôm Chủ nhật, khi con trai ông về, anh ta có đi một mình không? Hay Perry Smith cùng về?”
“Không, có một mình. Nó nói đã để Perry ở khách sạn Olathe.”
Bình thường vốn có giọng mũi sắc khiến kẻ khác phải e dè, Nye cố nói cho ra một âm sắc dịu chùng, một giọng hờ hững dễ làm người ta tin cậy. “Ông bà có nhớ - anh ta có cái gì khác thường để ông bà ngạc nhiên không?”
“Gì cơ?”
“Con ông ba ấy.”
“Khi nào chứ?”
“Khi ở Fort Scort quay về.”
Ông Hickock nghĩ ngợi. Rồi nói, “Xem vẻ như vẫn vậy. Ngay sau khi nó vào nhà thì chúng tôi ngồi xuống ăn cơm. Nó đói dữ. Tôi chưa đọc kinh tạ Chúa xong nó đã bắt đầu lấy thức ăn vào đầy đĩa rồi. Tôi để ý chuyện đó, bèn nói, ‘Dick, mày nuốt nhanh thế này thì cùi chỏ mày hoạt động không kịp với mày đâu. Định ăn hết phần của cả nhà đấy hả?’ Dĩ nhiên lúc nào nó cũng là đứa ăn khỏe. Rau dầm giấm. Nó có thể ăn cả một thẫu rau dầm giấm.”
“Sau bữa tối anh ấy làm gì?”
“Ngủ vùi,” ông Hickock nói, và có vẻ như hơi sửng sốt về câu trả lời của chính mình. “Gục ngủ ngay. Và tôi nghĩ ông có thể coi điều đó là khác thường được đấy. Chúng tôi cùng quây quần ngồi xem bóng rổ. Trên ti vi. Tôi, Dick và thằng con trai kia của chúng tôi, David. Chả mấy chốc Dick đã ngáy như cái cưa điện, tôi liền bảo thằng em nó, ‘Lạy Chúa, tao không bao giờ nghĩ tao còn sống đến ngày thấy Dick nó thà ngủ chứ không xem bóng rổ.’ Thế mà ngủ đấy. Ngủ một lèo đến hết trận đấu. Chỉ thức dậy vừa đủ để ăn ít món nguội bữa đêm rồi ngay sau đó lại lên giường luôn.”
Bà Hickock xâu chỉ vào kim mạng; chồng bà dập dinh cái ghế bập bênh và mút mút một cái tẩu không châm. Con mắt được huấn luyện của người thám tử đi lướt quanh gian phòng xoàng xĩnh nhưng được quét dọn lau chùi. Trong góc nhà, một khẩu súng dựng vào tường; ông đã để ý thấy nó từ trước. Đứng dậy, với tay lấy khẩu súng, ông nói, “Ông có hay bắn không, ông Hickock?”
“Súng của nó đấy. Của Dick. Nó và David một dạo hay đi bắn. Chủ yếu là săn thỏ.”
Đó là khẩu súng nòng 12 ly nhãn Savage (Man dại), Model 300; cảnh đàn trĩ bay được chạm trổ tinh vi trang hoàng trên cái báng.
“Dick có cái này bao lâu rồi?”
Câu hỏi làm bà Hickock nổi đóa. “Khẩu súng này giá trên một trăm đô la. Dick mua trả góp đấy, giờ cửa hàng không chịu lấy lại, tuy mua chưa tới một tháng và mới chỉ dùng có một lần - đầu tháng Mười một, lúc nó với David đi Grinnell bắn trĩ. Nó lấy tên chúng tôi đứng ra mua - bố nó để chúng nó làm như vậy - cho nên chúng tôi phải chịu trách nhiệm trả, mà ông nghĩ xem, Walter ốm đau thế này, mọi cái chúng tôi đều thiếu thốn thế này, mọi cái chúng tôi phải làm mà chẳng...” Bà nín thở, tựa như gắng ghìm một cơn nấc. “Ông không dùng cà phê nữa ư, ông Nye? Không phiền gì đâu mà.”
Nye dựng lại khẩu súng vào tường, rời tay ra khỏi nó, mặc dù cảm thấy chắc chắn nó là thứ vũ khí đã giết cả nhà Clutter. “Cảm ơn bà, đã muộn rồi, tôi còn phải đi Topeka,” ông nói, đoạn xem quyển sổ tay, “Giờ tôi sẽ phải đi suốt tới đó, xem liệu có đi thẳng một lèo được không đây. Perry Smith đến Kansas thứ Năm ngày 12 tháng Mười một. Con ông bà nói người ấy đến để lấy một khoản tiền gửi người chị cư ngụ tại Fort Scott. Thứ Bảy ấy, hai người lái xe đi Fort Scort, họ ở lại cả đêm ở đó - tôi đồ là họ ở nhà người chị?”
Ông Hickock nói, “Không. Chúng không tìm ra bà ta. Hình như đã chuyển đi rồi.”
Nye mỉm cười. “Nhưng họ cũng ở xa đây suốt đêm hôm ấy. Và trong cả tuần sau đó - tức là từ ngày 15 tới ngày 21! Dick tiếp tục gặp người bạn Perry Smith của mình, hay nếu không thì, như ông biết đấy, vẫn giữ lề thói cũ, sống ở nhà và đi làm ngày ngày. Ngày 21 thì anh ấy biến mất, cả Perry Smith. Và từ đó ông bà không nghe thấy gì về anh ấy nữa? Anh ấy không viết gì cho ông bà ư?”
“Nó sợ viết,” bà Hickock nói. “Xấu hổ và sợ.”
“Xấu hổ?”
“Về cái việc nó làm ấy. Về việc nó lại làm khổ chúng tôi. Còn sợ thì là vì nghĩ chúng tôi sẽ không tha thứ. Như chúng tôi vẫn luôn luôn tha thứ. Và sẽ còn tha thứ. Ông có con không, ông Nye?”
Nye gật.
“Vậy ông biết chuyện đó nó như thế nào rồi đấy.”
“Thêm một câu nữa thôi. Ông bà liệu may ra có biết con trai ông bà đi đâu không?”
“Ông mở một tấm bản đồ ra,” ông Hickock nói, “trỏ ngón tay vào, có thể ở chỗ đó đấy.”
Chiều một lúc lâu rồi, người lái xe, một người bán hàng rong cỡ trung tuần, tên là Bell, đã mệt. Ông muốn dừng lại ngủ một chặp. Nhưng chỉ còn cách nơi định đến - Omaha, Nebraska, trụ sở của công ty đóng gói thịt lớn mà ông làm việc - có trăm dặm nữa thôi. Công ty này cấm người bán hàng của công ty cho người lạ đi nhờ xe, nhưng ông Bell thường không tuân theo, đặc biệt là khi ông chán hoặc buồn ngủ, cho nên khi trông thấy hai người trẻ tuổi đứng bên đường, ông liền hãm ngay xe lại.
Họ có vẻ như “những chàng trai O.K”. Người cao hơn, kiểu lỏng khỏng với bộ tóc húi cua màu vàng bẩn và cử chỉ lễ độ, nhoẻn một nụ cười kết thân; người cùng đi, loại “còi”, cầm một cái kèn harmonica trong tay phải, tay trái xách một va li rơm căng phồng, nom cũng “khá tử tế”, nhan nhát nhưng dễ mến. Muốn gì thì ông Bell cũng hoàn toàn không biết ý đồ của hai vị khách nhờ xe, là siết họng ông bằng thắt lưng rồi lấy xe lấy tiền, lấy mạng ông xong sẽ giấu kín ông trong một nấm mồ giữa đồng cỏ, ông đang mừng là có bạn đường, có người để trò chuyện, giữ ông tỉnh ngủ cho tới Omaha.
Ông tự giới thiệu rồi hỏi tên hai người. Anh thanh niên vồn vã cùng ngồi hàng ghế đầu với ông nói mình là Dick. “Và đây là Perry,” hắn nói, liếc về phía Perry ngồi ở ngay sau.
“Tôi có thể đưa hai cậu đến tận Omaha.”
Dick nói, “Thưa ông. Xin cảm ơn. Omaha chính là nơi bọn tôi đang định đến. Hy vọng tìm ra được công việc gì.”
Họ đang tìm công việc gì nhỉ? Ông Bell nghĩ mình có thể giúp đỡ được.
Dick nói, “Tôi là thợ sơn xe hạng nhất. Cả thợ cơ khí. Tôi quen làm ra tiền thật sự. Bồ tôi đây và tôi, chúng tôi định đi xuống vùng Mexico Cổ. Ý chúng tôi là đến sống ở đó. Nhưng khốn kiếp, họ chẳng trả lương gì hết. Người da trắng không có gì để mà sống nổi.”
A, Mexico! Ông Bell giải thích rằng mình đã qua tuần trăng mật ở Cuernavaca. “Chúng tôi luôn muốn quay lại đó. Nhưng khó lòng đi đâu được khi mà mình có những năm đứa trẻ.”
Song như sau này kể lại, Perry đã nghĩ, năm đứa con - à, hỏng quá. Rồi nghe Dick ba hoa chích chòe khoe khoang, bắt đầu tả ra “những cuộc chinh phục trái tim” của hắn ở Mexico, Perry nghĩ sao nó “quái đản” thế, “mắc chứng duy ngã độc tôn” vậy. Tưởng tượng mà xem, nó cứ ra sức trộ cái kẻ mình sắp giết, một con người không được sống thêm mười phút nữa kể từ giờ - nếu như cái kế hoạch hắn và Dick dựng lên diễn ra êm thắm. Mà sao lại không êm thắm được? Sự bố trí thật là lý tưởng - đúng như điều chúng tìm kiếm suốt ba ngày phải bỏ ra để đi từ California tới Nevada và qua Nevada rồi Wyoming mà vào Nebraska bằng cách ké nhờ xe dọc đường. Nhưng cho tới lúc này, một nạn nhân thích hợp đã lọt khỏi tay chúng. Ông Bell là người đầu tiên coi bộ giàu có, lái xe một mình, nhận cho chúng đi nhờ xe. Các chủ xe khác đều hoặc tài xế xe tải hoặc lính tráng - và có lần, hai thằng da đen đấu quyền Anh lấy giải lái một chiếc Cadillac màu tím nhạt. Nhưng ông Bell thì hoàn hảo đây. Perry sờ vào trong túi của chiếc áo gió bằng da hắn đang mặc. Cái túi ụ lên bởi bình thuốc aspirin Bayer và một hòn đá nhọn hoắt, to bằng quả đấm bọc trong chiếc khăn tay sợi bông màu vàng của cao bồi. Hắn cởi thắt lưng, một chiếc thắt lưng Navajo, khóa bạc và có khảm các hạt ngọc lam; hắn lấy thắt lưng ra, uốn uốn thử, đặt lên ngang đầu gối. Hắn chờ. Hắn nhìn đồng cỏ Nebraska lướt qua, đùa với chiếc kèn harmonica - dạo lên một điệu rồi chơi, chờ Dick nói ra câu báo hiệu hành động đã hẹn trước với nhau: “Kìa, Perry, đưa cho mình que diêm.” Lúc đó, Dick được giả định sẽ nắm lấy tay lái, còn Perry vung chiếc mùi soa bọc hòn đá lên nện kịch vào đầu người bán hàng - “cho nó vỡ toác ra”. Sau đó, dọc một lề đường vắng lặng nào đó, chiếc thắt lưng có khảm hạt ngọc lam kia sẽ được dùng đến.
Nhưng hiện giờ Dick và con người đã bị khép án vẫn đang trao đổi những câu chuyện tục tĩu với nhau. Tiếng họ cười làm Perry cáu; hắn đặc biệt không ưa tiếng cười ha há của ông Bell - những tiếng sủa nồng nhiệt nghe rất giống với tiếng cười của Tex John Smith, bố Perry. Nhớ đến tiếng cuời của bố, hắn càng căng cái đầu; đầu hắn nhức, gối hắn đau. Hắn nhai ba viên aspirin rồi nuốt chửng. Giê-su ơi! Có khi hắn nôn ra hay ngất xỉu tới nơi; hắn cảm thấy nếu như Dick cứ hoãn hoài buổi “liên hoan” thì hắn sẽ nôn là cái chắc. Ánh trăng mờ đục, đường thẳng băng, chẳng có một nóc nhà lẫn bóng người nào trước mắt - chẳng gì hết ngoài mặt đất bị mùa đông lột trơ lột trụi và sẫm màu như sắt miếng. Đến lúc rồi đây, ngay bây giờ. Hắn nhìn chằm chằm vào Dick, tựa hồ truyền đi cái ý nghĩ này, và một vài dấu hiệu nho nhỏ - một mí mắt động đậy, mấy giọt mồ hôi ở ria mép - đang bảo hắn là Dick cũng đã đi tới kết luận tương tự rồi.
Nhưng khi Dick lên tiếng nữa thì gã chỉ lại tương ra một câu đùa mà thôi. “Có câu đố thế này. Giữa một chuyến vào buồng tắm với một chuyến ra nghĩa địa thì sự giống nhau là ở đâu?” Hắn cười. “Chịu thua chưa?”
“Chịu.”
“Khi ông đã phải đi là cứ phải đi thôi!”
Ông Bell sủa.
“Này, Perry, đưa cho mình que diêm.”
Nhưng đúng lúc Perry giơ tay lên, và hòn đá đang trên đà sắp giáng xuống thì một cái dị thường xảy ra - cái sau này Perry gọi là “một kỳ tích con mẹ nó”. Kỳ tích đó là sự xuất hiện thình lình của người đi nhờ xe thứ ba, một người lính da đen mà ông bán hàng từ thiện đã đỗ lại cho lên. “Kìa, thật là duyên làm sao,” ông nói trong khi người cứu mạng ông chạy tới chiếc xe. “Đã đi là cứ phải đi thôi!”
Tác giả :
Truman Capote