Máu Lạnh
Chương 7
Dick chờ, ăn vài cái kẹo dẻo hạt đậu, sốt ruột rồ máy, bấm còi. Có thể hắn đã đánh giá sai tính cách Perry chăng? Cái thằng Perry, trong cả lũ, đang lên một cơn “sôi máu” thình lình chăng? Một năm trước, khi gặp nhau lần đầu tiên, hắn đã nghĩ Perry là “một tên tử tế” - nếu không có lúc hơi “phét lác về mình”, “đa sầu đa cảm” và “quá ư mơ mộng”. Hắn mến nhưng không coi Perry là một cái gì đáng vun đắp đặc biệt, cho đến hôm Perry tả lại một vụ giết người, kể lại đơn giản rằng “chẳng vì cái khỉ gì” mà hắn đã giết một người da màu như thế nào ở Las Vegas - đánh cho đến chết bằng một cái xích xe đạp. Câu chuyện nâng cái nhìn của hắn về Perry Bé Bỏng lên; hắn bắt đầu nhìn thấy nhiều cái hơn ở Perry, và, giống như Willie-Jay, tuy vì những lý do khác nhau, dần dần hắn quả quyết rằng Perry có những phẩm chất khác thường và đắt giá. Nhiều kẻ sát nhân, hoặc những kẻ khoe từng giết người hoặc có ý muốn giết người đã đi vào Lansing; nhưng Dick bắt đầu đinh ninh rằng Perry chính là của hiếm kia, “một tên sát nhân thiên bẩm” - tuyệt đối lành mạnh, nhưng vô ý thức, có khả năng làm nên những án mạng lì lợm nhất, không chút ghê tay, có hoặc không có động cơ gì hết. Lý thuyết của Dick là một năng khiếu như thế có thể được khai thác có lợi, dưới sự xét duyệt của hắn. Đi tới kết luận này, hắn đã giở trò tán Perry, phỉnh hắn - chẳng hạn nói rằng mình tin tất cả mấy cái chuyện kho tàng chôn giấu, chia sẻ khát vọng sục tìm bờ biển và niềm thích thú cảng biển, những cái chẳng hề hấp dẫn Dick, Dick mong muốn “một cuộc sống chỉn chu có công ăn việc làm, một ngôi nhà, một con ngựa để cưỡi, một chiếc xe hơi mới và “nhiều nhiều bồ nhí tóc vàng”. Nhưng quan trọng là Perry không nghi ngờ điều đó - không nghi ngờ cho đến khi sau này, với năng khiếu của mình, Perry đã giúp tham vọng của Dick thành sự thật. Nhưng có lẽ chính Dick đã tính sai, đã bị lừa; nếu thế - nếu rốt cuộc Perry chỉ là “một tên du côn tầm thường” - thì “cuộc kết bè” sẽ chấm dứt, những tháng bày mưu tính kế coi như mất toi, chẳng còn gì để làm ngoài việc quay gót chuồn. Cái đó chắc không xảy ra; Dick quay lại trạm xăng.
Cửa nhà vệ sinh đàn ông vẫn cài chặt. Hắn đập mạnh: “Nhân danh Chúa, Perry ơi!”
“Một phút nữa.”
“Sao vậy? Cậu ốm à?”
Perry bám lấy gờ chậu rửa kéo mình đứng lên. Chân hắn run rẩy; chỗ đầu gối đau làm hắn toát cả mồ hôi. Hắn lau mặt bằng giấy vệ sinh. Hắn mở chốt cửa rồi nói, “O.K. Nào, đi!”
Phòng ngủ của Nancy là phòng bé nhất, có sắc thái nhất trong nhà - có dáng vẻ con gái, nhẹ bay như váy ngắn vũ nữ ba lê. Tường, trần và mọi thứ khác, trừ một bàn giấy và một bàn viết, đều màu hồng, lam hoặc trắng. Cái giường trắng và hồng, xếp những gối lam, bị một con gấu bông lớn màu hồng và trắng chế ngự - một giải thưởng mà Bobby giật được ở chợ phiên hạt trong trò chơi bắn súng. Một bảng tin bằng gỗ bần, sơn hồng, treo trên một bàn phấn viền trắng; những bông hoa dành dành khô, thứ sót lại của vài nhành hoa gài trên ngực áo, được buộc vào đó, rồi thì những thiệp cũ, mẩu báo cắt, các ảnh chụp thằng cháu bé và Susan Kidwell, Bobby Rupp, Bobby chụp khi đang làm hàng chục hành động - vung gậy bóng chày, rê bóng rổ, lái máy kéo, lội sông, mặc quần tắm ở đầu hồ McKinney (ra xa hết mức cậu ta dám, vì cậu ta không biết bơi). Có cả ảnh cô và Bobby chụp chung. Trong đó, cô thích nhất bức chụp hai người ngồi trong ánh sáng loang lổ bóng lá cây giữa những thứ còn lại của bữa picnic và nhìn nhau với cái vẻ như đùa cợt đầy thú vị, tuy không cười. Các ảnh khác chụp những con ngựa con mèo nay đã chết nhưng không bị lãng quên - như “Boobs tội nghiệp”, chết mới đây và một cách bí ẩn nhất (cô ngờ là bị đánh bả), để ngập bàn làm việc của cô.
Nancy bao giờ cũng là người cuối cùng trong nhà đi nghỉ; như cô đã có lần nói với người bạn và là cô giáo dạy nữ công, bà Polly Stringer, những giờ nửa đêm là “thì giờ dành cho một mình em và vô dụng”. Lúc đó cô mới đi cho hết cái lệ bộ giữ gìn sắc đẹp, nghi thức tẩy da, thoa kem, vào tối thứ Bảy thì còn thêm cả gội đầu, Đêm nay, sấy khô và chải mượt tóc, buộc tóc vào một băng vải ga mỏng xong, cô lấy ra quần áo cô định mặc đi nhà thờ sáng hôm sau: tất ni lông, giày đen, một chiếc váy bằng vải nhung đỏ - cái váy cô thích nhất vì chính cô may lấy. Đó là cái váy cô mặc lúc đem chôn.
Trước khi đọc kinh, cô luôn ghi vào nhật ký ít việc xảy ra (“Mùa hè đây rồi. Mãi mãi, tôi hy vọng. Susan đến và chúng tôi cưỡi con Babe xuống sông. Susan thổi sáo, Đom đóm”) và một sự bộc phát hãn hữu (“Tôi yêu anh ấy, yêu”). Đó là một quyển nhật ký ghi suốt năm năm trời; trong bốn năm của cuộc đời nó không ngày nào cô quên ghi, tuy mức huy hoàng của vài sự kiện (đám cưới Eveanna, ngày sinh đứa cháu trai) và nỗi sầu muộn của những sự kiện khác (“Cuộc cãi cọ đầu tiên THẬT SỰ của cô với Bobby”- một trang đúng là hoen ố nước mắt) đã khiến cô chiếm đoạt mất chỗ vốn dành cho tương lai. Một loại màu mực khác chỉ rõ mỗi năm: 1956 màu lục còn 1957 là một dải băng đỏ, năm sau được thay bằng màu oải hương nhạt, còn giờ, 1959, cô đã quyết định cho nó màu lam trang trọng. Nhưng giống như trong mọi dịp biểu thị, cô vẫn tiếp tục vụng về nắn nót chữ viết, cho nó ngả sang phải hoặc sang trái, cho nó tròn hay nhọn, lòng thòng dính nhau hay có râu móc - tựa như cô đang nói: “Đây là Nancy ư? Hay cái này? Hay cái kia? Cái nào là tôi?” (Một lần bà Riggs, cô giáo tiếng Anh trả lại bài văn của cô với một lời bình bằng chữ tháu: “Tốt. Nhưng tại sao lại viết thành ba kiểu chữ thế này?” Nancy đã trả lời: “Vì em chưa đủ trưởng thành để thành người có kiểu chữ viết riêng.) Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây cô tiến bộ lên dần, cô đã viết những dòng sau đây với nét chữ bắt đầu cho thấy đang dần có sự chững chạc trưởng thành, “Jolene K. đến và tôi đã bảo em làm bánh anh đào như thế nào. Tập nhạc với Roxie. Bobby ở đây và chúng tôi xem ti vi. Về lúc mười một giờ.”
“Đây rồi, đây rồi, phải là nó đây rồi, nhà trường này, gara xe hơi này, bây giờ thì rẽ xuống phía Nam nào.” Với Perry thì tựa như Dick đang lẩm nhẩm những câu thần chú líu ríu. Chúng rời xa lộ, phóng nhanh qua Holcomb vắng ngắt, băng qua đường xe lửa Santa Fe. “Ngân hàng, chắc phải là ngân hàng, bây giờ ta rẽ về phía Tây - thấy mấy cái cây không? Đây, chắc là đây.” Đèn pha xe mở lối giữa những cây du Tàu ở hai bên; những đùm lá ké bị gió thổi rụng hấp tấp lăn ngang qua. Dick tắt đèn xe, đi chậm lại, và dừng cho tới khi mắt hắn đã quen với bóng đêm có trăng chiếu sáng. Lúc này, chiếc xe đang bò lên phía trước.
Holcomb ở cách mười hai dặm về phía Đông của ranh giới múi giờ miền núi, một hoàn cảnh gây ra đôi điều khó chịu rầy rà bởi như thế có nghĩa là vào bảy giờ buổi sáng, còn mùa đông thì vào tám giờ hay muộn hơn, trời vẫn còn tối và sao, nếu có, vẫn còn đang lấp lánh - như chúng đang lấp lánh lúc này khi hai đứa con trai nhà Vic Irsik đến làm tạp dịch sáng Chủ nhật. Nhưng chín giờ, lúc hai đứa đã làm xong việc - khi đang làm chúng không nhận thấy có gì khác thường - thì mặt trời mọc, đem lại một ngày khác nữa của mùa săn trĩ đang kỳ hoàn hảo.
Khi hai đứa rời đò mà chạy trên con đường vào nhà, chúng vẫy một chiếc xe hơi đang đi tới, và một cô gái vẫy trả lại. Cô là bạn học cùng lớp của Nancy Clutter, tên cũng là Nancy - Nancy Ewalt. Cô là con một của người lái chiếc xe, ông Clarence Ewalt, một chủ trại tuổi trung tuần trồng củ cải đường. Ông Ewalt, bản thân không phải là người mộ đạo, vợ ông cũng vậy, nhưng mỗi Chủ nhật ông lại thả con gái xuống Trại Lũng Sông để cô đi cùng với nhà Clutter đến lễ ở nhà thờ Giám lý tại Garden City. Cách thu xếp này tránh cho ông phải “làm hai chuyến đi về thị trấn”. Ông có thói quen chờ cho tới khi con gái đã được nhận vào nhà an toàn. Là cô gái sành ăn mặc với dáng vẻ của ngôi sao màn bạc, một vẻ mặt như người đeo kính cận, nghiêm trang, và kiểu đi lê rón rén ngón chân, Nancy băng qua bãi cỏ và bấm chuông cửa trước. Ngôi nhà có bốn cửa vào, thấy gọi mãi không ai thưa, cô đi sang cửa cạnh đó - cửa vào phòng làm việc của ông Clutter. Ở đây cửa hé mở một phần; cô mở rộng thêm một ít - đủ để biết chắc là phòng làm việc chỉ đầy bóng tối và bóng tối - nhưng cô nghĩ nhà Clutter sẽ không thích lối “nhào thẳng vào” của mình. Cô đập, bấm chuông rồi cuối cùng thì đi vòng ra đằng sau nhà. Gara ở đây, cô để ý thấy cả hai chiếc xe đều ở trong: hai chiếc Chevrolet kiểu du lịch. Điều đó có nghĩa là họ phải ở nhà. Tuy vậy, sau khi bấm chuông cánh cửa thứ ba, cửa dẫn vào “phòng dụng cụ”, và cửa thứ tư, cửa nhà bếp mà vẫn không ăn thua, cô liền quay lại với bố. Bố cô nói, “Có lẽ còn ngủ cả.”
“Nhưng không thể thế được. Bố có hình dung được là bác Clutter mà bỏ lễ nhà thờ không? Chỉ cốt để ngủ thôi ư?”
“Thế thì đi. Chúng ta sẽ xuống Sở Thầy Cô. Susan chắc phải biết có chuyện gì.”
Sở Thầy Cô, đối diện với ngôi trường hiện đại, là một tòa nhà quá thời, buồn tẻ đến nhói lòng. Hai chục phòng có lẻ của nó được ngăn ra thành những căn hộ chiếu cố dành cho các giáo viên không tìm ra được hay không được cấp chỗ ở khác. Nhưng Susan Kidwell và bà mẹ đã xoay xở để biến xấu thành đẹp, tạo nên được một không khí đàng hoàng trong căn hộ của mình - ba buồng nơi tầng trệt. Không thể ngờ được gian phòng khách bé như vậy lại chứa được - ngoài những thứ để ngồi - một đàn organ, một piano, cả một vườn những chậu nở đầy hoa, và thường còn có một con chó con lao vọt ra cùng một con mèo to lơ mơ ngủ. Vào buổi sáng Chủ nhật, Susan đứng ở cửa sổ gian phòng này nhìn xuống đường phố. Cô là một thiếu nữ cao, lờ lững, với khuôn mặt trái xoan xanh xao và đôi mắt đẹp màu xám pha lam nhạt; hai bàn tay cô khác người - ngón dài, mềm mại, sang quý một cách bồn chồn. Cô đã ăn mặc để đi lễ nhà thờ, và lúc này đang chờ chiếc Chevrolet của nhà Clutter, vì cô cũng thế, luôn luôn đi lễ với sự trông nom của nhà Clutter. Thế nhưng chỉ có bố con nhà Ewalts đến kể cho nghe câu chuyện kỳ quặc họ vừa gặp.
Nhưng Susan không thể giải thích, cả mẹ cô cũng thế, bà nói, “Nếu có thay đổi gì, tôi tin chắc là đằng ấy sẽ gọi điện. Susan, sao con không gọi lại đi? Họ có thể đang ngủ - mẹ cho là như vậy.”
“Vậy nên tôi gọi,” Susan nói, trong lời khai vào một ngày sau này. “Tôi gọi đến nhà và để cho chuông réo - ít ra là tôi đã có cảm tưởng chuông réo - ô, có đến một phút hay hơn. Không ai trả lời, cho nên ông Ewalt gợi ý là chúng tôi đi đến nhà ấy thử ‘đánh thức họ dậy xem’. Nhưng khi tôi tới đó tôi lại không muốn gọi. Vào trong nhà. Tôi sờ sợ, không hiểu tại sao, vì chuyện sợ kiểu này không xảy ra với tôi bao giờ cả - vâng, một cái gì như sợ nhưng chưa từng xảy ra. Nhưng mặt trời rực rỡ lắm, mọi vật nom đều tươi sáng và yên tĩnh. Thế rồi tôi nhìn thấy hai chiếc xe ở đó, cả chiếc xe hàng Coyote cũ kỹ của Kenyon. Ông Ewalt mặc quần áo lao động; ủng ông có bùn; ông cảm thấy mình ăn mặc không nghiêm chỉnh để đi gọi nhà Clutter. Nhất là vì ông chưa từng. Chưa từng vào nhà, ý tôi nói như thế. Cuối cùng, Nancy nói sẽ cùng tôi vào. Chúng tôi đi vòng ra cửa bếp, và dĩ nhiên là nó không khóa; người duy nhất quanh đây khóa cửa là bà Helm, gia đình đây thì không. Chúng tôi vào và tôi thấy ngay là nhà Clutter không ăn điểm tâm; không có đĩa, chẳng có gì trên lò. Rồi tôi để ý thấy một cái lạ: ví tiền của Nancy. Nó nằm trên sàn nhà, mở thế này. Chúng tôi đi ngang qua phòng ăn và dừng lại ở chân cầu thang. Buồng của Nancy ở ngay trên đầu. Tôi gọi tên Nancy và bắt đầu lên gác, Nancy Ewalt theo sau. Tiếng chân chúng tôi làm tôi sợ hơn bất cứ thứ gì, chúng quá to mà mọi cái khác thì lại đều quá im lặng. Cửa buồng Nancy mở. Rèm cửa không kéo, buồng đầy ánh nắng. Tôi không nhớ mình đã hét lên. Nancy Ewalt nói là tôi hét - hét, hét mãi hét mãi. Tôi chỉ nhớ con gấu bông Teddy của Nancy cứ trừng trừng nhìn tôi. Và Nancy. Và chạy...”
Trong lúc đó, ông Ewalt quyết định có lẽ không nên để hai cô con gái vào trong nhà một mình. Ông đang ra khỏi xe tìm hai cô thì nghe thấy tiếng hét, nhưng ông chưa kịp tới ngôi nhà, hai cô đã chạy đến với ông. Con gái ông kêu to lên, “Nancy chết rồi!” và nhào vào tay ông. “Bố ơi, thật mà! Nancy chết rồi!”
Susan quay sang Nancy Ewalt. “Không, không chết. Đừng nói thế. Đừng nói liều. Chỉ chảy máu cam thôi. Bạn ấy luôn bị chảy máu cam, chảy ghê lắm, và chỉ thế thôi.”
“Có nhiều máu quá. Có máu ở trên tường. Cậu chưa nhìn thấy hết đâu.”
“Tôi không hiểu đầu đuôi ra sao,” ông Ewalt sau đó làm chứng. “Tôi đã nghĩ có lẽ cô bé bị thương. Tôi thấy hình như việc phải làm trước tiên là gọi xe cứu thương. Cô Kidwell - là Susan ấy - bảo tôi là có một cái điện thoại ở trong bếp. Tôi tìm nó, đúng ở chỗ cô ấy nói. Nhưng ống nói đã tuột khỏi máy và khi tôi nhặt nó lên thì tôi thấy dây điện bị cắt mất rồi.”
Larry Hendricks, thầy giáo dạy tiếng Anh, hai mươi bảy tuổi, sống ở tầng thượng của Sở Thầy Cô. Ông muốn viết, nhưng căn hộ của ông không phải là sào huyệt lý tưởng cho một người muốn thành tác giả. Nó nhỏ hơn căn hộ nhà Kidwell, và, hơn thế, ông chia sẻ nó với một người vợ, ba đứa con cùng một cái ti vi hoạt động thường trực ngày đêm. (“Đó là cách duy nhất để giữ cho bọn trẻ yên.”) Tuy chưa được in, Hendricks trẻ tuổi, một cựu thủy thủ dáng đàn ông quê Oklahoma hút tẩu để ria và có một lọn tóc đen bất trị, ít nhất nom cũng có vẻ văn vẻ - trên thực tế, trông rất giống những bức ảnh thời trẻ của nhà văn ông ngưỡng mộ nhất, Ernest Hemingway. Để phụ thêm vào đồng lương thầy giáo, ông lái xe buýt của nhà trường.
“Đôi khi tôi chạy xe tới sáu chục dặm một ngày,” ông nói với một chỗ quen biết. “Thành ra chẳng còn được mấy thì giờ để viết. Trừ Chủ nhật. Hôm ấy, hôm Chủ nhật đó, 15 tháng Mười một, tôi ngồi ở trên này, trong căn hộ, lục xem giấy tờ. Phần lớn ý tưởng cho các truyện tôi viết là tôi lấy ra ở báo - ông biết không? Đúng. Ti vi đang mở và đám trẻ nhộn nhịp, nhưng ngay cả như thế nữa tôi vẫn nghe được những tiếng nói. Ở bên dưới. Dưới nhà bà Kidwell. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó lại dính dáng đến tôi, vì tôi mới về đây - tôi chỉ vừa đến Holcomb lúc khai trường. Nhưng khi Shirley vợ tôi - đang phơi quần áo bên ngoài - chạy bổ vào nói, ‘Cưng ơi, tốt hơn là anh xuống nhà đi. Họ đang lên cơn kích động la hét kia kìa.’ Hai cô gái, chà, họ kích động thật. Susan không bao giờ thôi hét. Sẽ không bao giờ, lại còn hỏi tôi à. Và bà Kidwell tội nghiệp. Sức khỏe bà ấy không tốt, bà ấy vốn dĩ thần kinh dễ căng thẳng mà. Bà ấy cứ nói đi nói lại - nhưng mãi sau tôi mới hiểu bà ấy muốn nói gì - bà cứ nói đi nói lại, ‘Ôi, Bonnie, Bonnie, xảy ra chuyện gì thế? Bà vui như thế, bà bảo tôi là khỏi hết rồi, bà nói bà chẳng còn ốm lại bao giờ nữa!’ Nói như thế đấy. Ngay ông Ewalt cũng đâm kinh hoảng chưa từng thấy ở một người như ông ấy. Ông gọi điện tới văn phòng cảnh sát trưởng - cảnh sát trưởng của Garden City - bảo với họ rằng ‘có một trục trặc rất ư cơ bản ở nhà Clutter đằng kia’. Cảnh sát trưởng hứa đến tức thì, và ông Ewalt bảo tốt, ông ấy sẽ gặp cảnh sát trưởng trên xa lộ. Shirley xuống nhà ngồi với các bà các cô, cố làm cho họ bình tĩnh lại - làm như ai cũng có thể làm được vậy. Và tôi đi với ông Ewalt - đi xe với ông ấy ra xa lộ chờ cảnh sát trưởng Robinson. Trên đường đi, ông ấy kể cho tôi nghe việc đã xảy ra. Khi kể tới chỗ dây điện bị cắt, tôi liền nghĩ ngay, à à, và quyết định là tốt nhất phải giữ cho con mắt mở to. Ghi nhớ mọi chi tiết. Phòng trường hợp tôi được gọi ra làm chứng ở tòa.
Ông cảnh sát trưởng đến; lúc đó chín giờ ba mươi lăm - tôi xem đồng hồ mà. Ông Ewalt vẫy ông ấy đi theo xe chúng tôi, và chúng tôi lái ra đến nhà Clutter. Trước đấy tôi chưa đến đó bao giờ, chỉ nhìn từ xa. Dĩ nhiên tôi quen gia đình họ. Kenyon học ở lớp tiếng Anh năm thứ hai của tôi và tôi đã đạo diễn cho Nancy diễn trong vở Tom Sawyer. Nhưng đó là những đứa trẻ ngoại lệ, khiêm tốn, ông không thể biết là chúng con nhà giàu và sống ở trong một ngôi nhà lớn như vậy đâu - cây cối, bãi cỏ, mọi thứ đều được trông nom, chăm sóc là thế. Sau khi chúng tôi tới đó và ông cảnh sát trưởng đã nghe chuyện ông Ewalt kể, ông liền gọi bộ đàm cho văn phòng bảo đưa thêm lực lượng tăng cường cùng một xe cứu thương đến. Nói ‘Có một tai họa nào đó.’ Rồi chúng tôi vào nhà, cả ba chúng tôi. Qua nhà bếp thấy một cái ví nữ nằm trên sàn, và điện thoại ở chỗ dây bị cắt Ông cảnh sát trưởng đeo súng lục ở hông, và khi chúng tôi bắt đầu lên gác, đi đến phòng Nancy, tôi để ý thấy ông đặt tay vào khẩu súng, sẵn sàng rút ra.
Đúng, hết sức tồi tệ. Cô gái tuyệt vời đó - nhưng ông sẽ chẳng bao giờ còn biết cô ấy thế nào đâu. Cô ấy bị bắn vào sau đầu bằng súng có lẽ chỉ cách có năm phân. Cô ấy nằm nghiêng, quay mặt vào tường và tường vấy máu. Chăn được kéo lên ngang vai cô ấy. Cảnh sát trưởng Robinson kéo nó xuống và chúng tôi thấy cô ấy mặc áo choàng tắm, bộ pijama, bít tất và dép lê - giống như là, bất kể chuyện kia xảy ra lúc nào, cô ấy hãy còn chưa lên giường. Tay cô ấy bị trói quặt sau lưng, cô chân cũng bị cột lại với nhau bằng loại dây thường thấy ở các cửa chớp kéo lên xuống ấy. Ông cảnh sát trưởng nói, ‘Đây là Nancy Clutter?’ - ông chưa bao giờ thấy cô ấy. Và tôi nói, ‘Vâng, vâng, là Nancy đấy.’
Chúng tôi lui vào trong gian sảnh, nhìn quanh. Tất cả các cửa khác đều đóng. Chúng tôi mở một cửa, thì ra đó là phòng tắm. Chỗ này có một cái gì là lạ. Tôi cho là vì chiếc ghế dựa - một loại ghế phòng ăn, nom như bị lạc chỗ trong phòng tắm. Mở cửa tiếp, chúng tôi đều nghĩ chắc là buồng của Kenyon. Một lô đồ đạc con trai vứt rải rác xung quanh. Và tôi nhận ra đôi kính của Kenyon - nhìn thấy nó trên giá sách cạnh giường. Nhưng giường trống không, tuy nom vẻ đã có người ngủ ở đó rồi. Thế là chúng tôi đi ra tận đầu gian sảnh, cái cửa cuối cùng, và tại đó chúng tôi thấy bà Clutter. Bà bị trói. Nhưng khác là tay lại ở đằng trước, thành ra nom bà như đang cầu nguyện, và bà đang cầm trong một bàn tay, đang nắm, một chiếc khăn tay. Hay miếng giấy vệ sinh? Sợi thừng ở cổ tay bà chạy xuống cổ chân, cổ chân cũng bị trói vào nhau, rồi chạy tiếp đến gầm giường và buộc vào cái ván kê chân - một ngón làm có nghệ thuật, rất rắc rối. Cứ nghĩ xem phải mất bao lâu để làm như thế! Mà bà thì nằm đấy, khiếp không còn hồn vía. Đúng, bà có đeo vài đồ kim hoàn, hai chiếc nhẫn - cái này là một lý do khiến tại sao tôi lại không tính ăn trộm là một động cơ - và một váy dài, một váy ngủ màu trắng cùng bít tất trắng. Miệng bà ấy bị dán băng dính nhưng bà ấy bị súng dí sát vào bên đầu mà bắn, và phát súng - cái va đập - đã làm cho miếng băng dính bong ra. Mắt bà ấy mở. Mở to. Tựa như bà ấy vẫn nhìn vào tên giết người. Vì bà chắc là phải nhìn nó làm chuyện kia - nhắm bắn. Chẳng ai nói gì. Chúng tôi đều bàng hoàng. Tôi nhớ ông cảnh sát trưởng cứ nhìn quanh để xem có thể tìm ra được cái vỏ đạn không. Nhưng kẻ làm cái việc này lạnh lùng và thạo như thế thì chắc chắn không để lại dấu tích gì.
Dĩ nhiên, chúng tôi thầm hỏi ông Clutter đâu? Và Kenyon? Cảnh sát trưởng nói, ‘Chúng ta thử xuống dưới nhà xem.’ Chỗ đầu tiên chúng tôi thử tìm là phòng ngủ - chính là phòng ông Clutter vẫn ngủ. Ga trải giường bị giật tanh bành, phía chân giường có một cái túi con với một mớ danh thiếp lộn xộn thòi ra ngoài, giống như có ai đã lục lọi để tìm một cái gì đặc biệt - một cái thư, một văn tự nợ, ai biết chứ? Trong ví không có tiền không có nghĩa là vốn dĩ không có tiền hay tiền đã bị lấy. Đây là túi của ông Clutter, mà ông ấy thì không bao giờ mang tiền mặt. Ngay tôi đây mới về Holcomb có hai tháng cũng còn biết chuyện ấy nữa là. Tôi còn biết là cả ông Clutter lẫn Kenyon đều chẳng thấy cái quỷ gì nếu không đeo kính. Mà kính của ông ấy lại ở trên bàn giấy. Cho nên tôi nghĩ, dù nó ở đâu thì cũng không phải tự nó muốn đến đó. Chúng tôi nhìn khắp, trật tự đâu vẫn vào đấy như thường - không dấu vết vật lộn, không bừa bộn. Trừ văn phòng, điện thoại bị đặt ra ngoài đế và dây bị cắt như trong bếp. Cảnh sát trưởng Robinson tìm ra mấy khẩu súng trong tủ tường, ngửi xem có phải vừa mới bắn không. Ông ta bảo là không, và - tôi chưa thấy ai bối rối hơn ông ta lúc đó - rồi ông ta nói, ‘Herb có thể ở chỗ quỷ nào chứ nhỉ?’ Vừa lúc đó nghe có tiếng chân. Từ dưới tầng hầm đi lên. ‘Ai đó?’ ông cảnh sát trưởng nói, có vẻ như sẵn sàng bắn. Một người nói, ‘Tôi đây, Wendle.’ Té ra là Wendle Meier, phó cảnh sát trưởng. Vẻ như ông đến mà không thấy chúng tôi nên xuống xem xét ở dưới tầng hầm. Cảnh sát trưởng bảo ông - và giọng thấy xót xa: ‘Wendle - tôi chả hiểu thế nào cả. Có hai cái xác ở trên kia.’ ‘Được,’ ông Wendle nói, ‘Một cái nữa dưới kia.’ Thế là chúng tôi theo ông ấy xuống tầng hầm. Hoặc phòng giải trí, tôi đoán là nó được gọi như thế. Không tối - có những cửa sổ để ánh sáng tha hồ lọt vào. Kenyon ở đầu đằng kia, nằm trên đi văng. Cậu bị bịt miệng bằng băng dính, bị trói tay trói chân, như bà mẹ - cũng cái quy trình tinh vi đó, dây đi từ tay xuống chân, cuối cùng buộc vào một chỗ kê tay của cái đi văng. Chả hiểu sao cậu ấy ám ảnh tôi nhất, Kenyon ấy. Tôi không nghĩ ấy là bởi cậu là người dễ nhận ra nhất, người giống bản thân mình nhất mặc dù cậu bị bắn thẳng vào mặt, kê sát đầu bắn. Cậu mặc áo dệt kim và quần jean màu lam, chân trần - tựa như mặc vội, vớ được cái gì xỏ cái ấy. Đầu kê trên hai cái gối, làm như chúng đệm vào cho dễ bắn hơn.
Rồi cảnh sát trưởng nói, ‘Chỗ kia đi đâu?’ Ý nói đến một cửa nữa của tầng hầm. Ông dẫn đường, nhưng bên trong tối quá không nhìn thấy cả bàn tay mình cho đến khi ông Ewalt tìm ra chỗ bấm đèn. Đây là gian lò sưởi, rất ấm. Quanh vùng, người ta đặt một lò chạy bằng ga và bơm ga từ dưới đất lên. Không mất bao tiền nên vì thế nhà nào cũng cực ấm. Tôi nhìn vào ông Clutter, và không tài nào dám nhìn lại. Tôi biết là bắn gần sát sạt thì không làm cho máu chảy nhiều. Và tôi không lầm. Ông đã bị bắn y như Kenyon - khẩu súng chĩa thẳng vào mặt. Nhưng chắc trước khi bị bắn ông đã chết. Hay, nói thế nào cũng là đang chết. Vì cổ họng ông đã bị cắt. Ông mặc bộ pijama kẻ sọc - độc có thế. Miệng ông bị dán băng dính; băng dính quấn vòng quanh hết đầu ông. Hai cổ chân ông bị trói lại với nhau, nhưng hai tay thì không - hay đúng hơn, ông đã xoay xở được, có trời biết làm sao, có thể trong cơn thịnh nộ hay đau đớn, ông đã rứt đứt thừng trói tay ông. Ông nằm sõng soài ở trước lò sưởi. Trên một cái thùng các tông to vẻ như được cố ý đặt ở đấy. Một cái thùng nệm. Cảnh sát trưởng nói, ‘Xem kìa, Wendle.’ Cái mà ông trỏ vào là một vết chân máu. Trên cái thùng nệm. Một nửa vết chân đằng gót với những vòng tròn - hai lỗ hổng ở giữa như hai con mắt. Rồi một người trong chúng tôi - ông Ewalt? Tôi không nhớ - chỉ vào một cái khác. Một thứ tôi không thể đưa ra khỏi tâm trí tôi được. Ở trên đầu có một đường ống dẫn ga và cột vào đó, lủng lẳng ở đó, là một sợi thừng - loại thừng tên giết người đã dùng. Rõ ràng là có một lúc ông Clutter đã bị trói ở đây, tay bị treo lên rồi lại cắt xuống. Nhưng tại sao? Để tra tấn ông? Tôi không nghĩ chúng ta sẽ có lúc nào biết được. Biết ai làm, hay tại sao, hay điều gì đã xảy ra ở nhà này cái đêm hôm ấy.
Một lúc sau ngôi nhà bắt đầu đầy người. Xe cứu thương tới, rồi người điều tra án mạng và cha Giám lý, một nhiếp ảnh viên của cảnh sát, lính cảnh vệ của bang, người ở đài phát thanh và báo chí. Ôi, rất đông. Họ phần lớn bị gọi đi trong khi đang lễ ở nhà thờ, ứng xử tuồng như vẫn đang ở đấy. Rất im lặng. Thầm thì. Tựa như không ai tin được chuyện này. Một cảnh vệ của bang hỏi tôi có công việc gì ở đây không, nếu không thì tốt hơn là tôi đi đi. Bên ngoài, trên thảm cỏ, tôi thấy ông phó cảnh sát trưởng đang nói chuyện với một người đàn ông - Alfred Stoecklein, người làm mướn. Hình như ông này ở cách nhà Clutter không tới trăm mét, không có gì ngăn giữa ông ta với những người của gia đình Clutter, trừ một nhà kho. Nhưng ông ta đang nói đến chỗ ông ta không nghe thấy một tiếng động nào, ông ta nói, ‘Cho tới năm phút vừa rồi, khi một đứa con tôi chạy vào bảo là ông cảnh sát trưởng đang ở đây tôi mới biết có chuyện, trước thì chả biết tí gì. Bà ấy và tôi đêm qua đên hai giờ mới ngủ, cứ ngồi lên nằm xuống suốt, vì chúng tôi có một cháu bé bị ốm. Nhưng cái duy nhất chúng tôi nghe thấy, quãng mười rưỡi hay mười một giờ kém mười lăm, tôi nghe thấy một chiếc xe hơi lái đi, liền nhận xét với bà nhà tôi: ‘Bob Rupp đi đấy.’ Tôi bắt đầu đi bộ về nhà, và trên đường, khoảng lưng chừng rặng cây du Tàu, tôi trông thấy con chó già Collie của Kenyon, nom sợ hãi. Đứng đấy, đuôi quặp giữa hai chân, chẳng sủa cũng chẳng cựa quậy. Nhìn thấy con chó - không hiểu sao lại làm cho tôi lại cảm thấy. Tôi đã quá choáng váng, quá tê dại, không thể cảm nhận nổi đầy đủ sự ghê tởm của chuyện đó. Sự đau đớn. Sự kinh hoàng. Họ đã chết. Toàn gia. Những người tử tế, tốt bụng, những người tôi biết - mà bị giết. Ông phải tin là thế, vì nó đúng như thế.”
Cứ hai tư giờ một lần có tám đoàn xe lửa chở khách không đỗ chạy vù qua Holcomb. Trong đó, hai chuyến đưa thư đến và lấy thư đi - một việc mà, như người trông coi nhiệt thành giải thích, có cái khía cạnh tài tình của nó. “Vâng thưa ngài, ngài phải cảnh giác. Các tàu đó đi qua đây, đôi khi chơi tới một trăm dặm một giờ. Chỉ gió của nó thôi cũng đủ cho các ngài hạ đài. Và các bao thư ấy mà bay ra thì hãy lo cho cái mạng mình đi! Khác nào đóng vai cản đối phương trong bóng bầu dục vậy chứ: Ình! Ình! ÌNH! Nhớ lấy là không phải tôi đang than vãn. Đây là công việc trung thực, công việc của chính phủ, và nó giữ cho tôi trẻ mãi.” Bưu tá viên của Holcomb, bà Sadie Truitt - hay Mẹ Truitt, như người thị trấn đây gọi - trông đúng là trẻ hơn tuổi thật vốn đã tới bảy lăm. Một góa phụ thấp đậm, phong sương, đi giày múa ba lê, đeo băng đô và ủng cao bồi (“Những của dễ chịu nhất mà bạn có thể quàng vào chân, mềm như cái lông chim ấy”), Mẹ Truitt là người bản địa Holcomb cao tuổi nhất. “Thời của họ, chúng tôi gọi chỗ này là Sherlock. Rồi cái người lạ mặt kia đến. Bằng cái tên Holcomb. Một thằng cha trồng lấy gỗ, cái tay vừa nói ấy. Kiếm được tiền, thế là quyết định chỗ này phải mang tên của chả. Rồi mau chóng chả đã làm gì nào? Bán đi. Chuyển đến California. Không phải là chúng tôi. Tôi sinh ra ở đây, các con tôi sinh ra ở đây. Chúng! Tôi! Ở! Đây!” Một người con của Mẹ là bà Myrtle Clare, bà này lại chính là bà chánh bưu điện sở tại. “Có điều, đừng có mà nghĩ đó là cách tôi kiếm lấy địa vị này từ chính phủ. Con Myrtle còn chẳng muốn tôi có địa vị nữa cơ. Nhưng ấy là một nghề mình phải chạy lấy. Nó đến với bất kỳ ai đặt giá thấp nhất. Và tôi luôn đặt thế - thấp đến nỗi ngay cả xe ủi cũng nhòm trộm qua được. Ha ha! Cái này chắc là làm bọn trẻ cáu đây. Nhiều cậu muốn làm người trông coi thư tín, vâng, thưa ngài. Nhưng tôi không biết khi mà tuyết cao bằng ông già Primo Carnera và gió thổi tím tái hết cả người lên rồi mấy cái bao thư kia nó vút bay đến - Ú! Uỳnh! - thì chúng sẽ thích đến đâu.”
Trong nghề của Mẹ Truitt, Chủ nhật là ngày làm việc như bất kỳ ngày nào khác. Ngày 15 tháng Mười một, đang chờ chuyến mười giờ ba mươi hai chạy về phía Tây thì bà ngạc nhiên thấy hai xe cứu thương băng qua đường - rồi quay về hướng nhà Clutter. Chuyện này đã khiến bà làm một việc trước kia chưa từng làm - bỏ nhiệm vụ. Các bao thư rơi xuống đâu cứ để đấy, đấy là cái tin mà chắc Myrt phải nghe thấy tức thì.
Dân Holcomb gọi bưu điện của họ là “Tòa nhà Liên bang,” cái tên có vẻ như khá là quá thực chất để được giao cho một cái nhà một tầng bụi bặm đáng bỏ đi. Trần dột, ván nhà phồng lên, các thùng thư không bao giờ đóng, bóng đèn bị vỡ, đồng hồ thì chết. “Vâng, thì đáng xấu hổ,” người phụ nữ chủ trì ở đây, một người rất chi oai vệ, có phần độc đáo, cay cảy, đã tán thành như vậy. “Nhưng tem thư thì vẫn ổn, đúng không? Dẫu sao thì tôi quan tâm cái gì đây? Phần của tôi, ở cái chỗ này, rất thoải mái dễ chịu mà. Tôi có ghế xích đu, có lò sưởi đẹp đốt củi, có bình pha cà phê và có nhiều cái để đọc.”
Bà Clare là gương mặt nổi tiếng nhất ở hạt Finney. Tiếng tăm của bà không phải mới nảy ra từ công việc hiện nay của bà mà là từ công việc trước kia - chủ nhà hàng khiêu vũ, một hiện thân không đi đôi với cái vẻ ngoài của bà. Bà là một phụ nữ dữ tướng, hay mặc quần, áo sơ mi len, đi ủng cao bồi, tóc đỏ, tính tình hơn hớn, tuổi tác của bà không bao giờ được tiết lộ (“Với tôi cái này là để biết, còn với ông thì là để đoán”) nhưng ý kiến của bà thì nhanh chóng được tiết lộ, phần lớn được công bố với cái giọng có độ cao và sự sắc gọt như giọng gà trống. Cho đến năm 1955, bà và ông chồng quá cố mở Nhà hàng Khiêu vũ Holcomb, một doanh vụ mà nhờ tính độc nhất của nó ở khu này đã lôi cuốn một lượng khách uống cừ nhảy đẹp từ trăm dặm quanh vùng đến, những vị khách mà lối ứng xử thi thoảng lôi cuốn sự quan tâm của cảnh sát trưởng. “Chúng tôi đã có những giờ phút căng thẳng đấy, đúng,” bà Clare hồi tưởng lại. “Một số cậu con trai chân vòng kiềng ở hạt này, chỉ cần bà cho chúng uống các thứ cháy họng là chúng liền giống da đỏ ngay - thấy cái gì là muốn lột da đầu cái đó. Dĩ nhiên, chúng tôi chỉ bán những thứ hợp pháp, không bao giờ bán của cấm. Mà dù có hợp pháp cũng không bán đâu. Chồng tôi, ông Homer Clare, không chịu được trò đó; tôi cũng vậy. Một hôm, Homer Clare - ông qua đời trước đây bảy tháng mười hai ngày, sau ca mổ năm giờ đồng hồ ở Oregon - ông bảo tôi, ‘Myrt ơi, cả đời chúng ta sống trong địa ngục thì nay chúng ta sẽ chết trên thiên đường.’ Hôm sau chúng tôi đóng cửa nhà nhảy. Tôi chẳng bao giờ tiếc vì đã làm thế. Ô, lúc đầu tôi có nhớ lúc mình còn là con cú đêm ấy - những điệu nhạc, sự vui vầy hội hè. Nhưng nay Homer đi rồi, tôi đúng là vui khi được làm việc ở đây, tại Tòa nhà Liên bang. Ngồi một lúc. Nhâm nhi một ly cà phê.”
Đúng ra, sáng Chủ nhật ấy, bà Clare vừa rót ở bình cà phê mới pha ra một ly cho mình thì Mẹ Truitt quay lại.
“Myrt!” bà nói, nhưng không nói tiếp được nữa vì còn phải thở. “Myrt, có hai xe cứu thương đến nhà Clutter.” Con gái bà nói, “Chuyến mười giờ ba hai phút ở đâu?”
“Xe cứu thương chứ. Đến nhà Clutter.”
“Kìa, thì đã sao? Chỉ là chuyện Bonnie thôi. Lại lên cơn. Chuyến mười giờ ba hai phút ở đâu?”
Mẹ Truitt ngồi phịch xuống; đã biết câu trả lời như thường lệ, Myrt đang thưởng thức đoạn cuối. Rồi Mẹ bật ra một ý. “Nhưng mà Myrt, nếu là Bonnie thì sao lại những hai xe cứu thương?”
Một câu hỏi sắc nhạy, bà Clare, vốn là người hâm mộ logic, tuy hay dẫn giải logic theo kiểu hơi kỳ cục, buộc phải thừa nhận vậy. Bà nói sẽ điện thoại cho bà Helm. “Mabel sẽ biết,” bà nói.
Cô con gái nói chuyện với bà Helm lâu tới vài phút, làm cho Mẹ Truitt hết sức bồn chồn, bởi Mẹ không nghe được gì ngoài các câu trả lời tiếng một khó hiểu của con gái. Tệ hơn, khi đặt máy, cô con gái không buồn làm nguôi cơn tò mò của bà lão; thay vì vậy nó lại lầm lì uống hết cà phê, đi ra bàn làm việc, đóng dấu một chồng thư.
“Myrt,” Mẹ Truitt nói. “Vì Chúa, Mabel nói gì vậy hả?”
“Con đâu có ngạc nhiên,” bà Clare nói. “Khi mẹ nghĩ Herb Clutter đã bỏ cả đời ra cập rập hấp tấp như thế nào, lao vào đấy lấy thư từ mà chẳng bao giờ chào-và-cảm-ơn-mày-chó-nhé được cho một tiếng, lao đi nháo nhào như con gà nhép cứ nhô đầu ra - đến câu lạc bộ, trông coi mọi sự, nhận những việc này việc nọ mà có lẽ người khác ước ao. Thì nay xem kia - ông ta lãnh đủ rồi. Thôi, từ nay không còn phải cập rập hấp tấp nữa.”
“Sao hả, Myrt? Ông ấy sao lại không còn phải gì gì nữa?”
Bà Clare cao giọng lên. “VÌ RẰNG ÔNG ẤY CHẾT MẤT RỒI. Cả Bonnie nữa. Cả Nancy. Cả cậu con trai. Ai đấy bắn họ.”
“Myrt, đừng nói những điều như thế đi. Ai bắn họ?”
Vẫn không ngừng đóng dấu tem thư, bà Clare đáp, “Cái người đàn ông trên máy bay. Cái người mà Herb kiện là đã đâm máy bay xuống cây ăn quả của ông ấy. Nếu không phải hắn ta thì có lẽ là mẹ đấy. Hay một ai đó qua phố. Hàng xóm tất cả đều là rắn đuôi chuông hết. Tụi đầu gấu đang tìm cơ hội để đập cửa vào mặt mẹ. Cả thế giới này đều thế cả. Mẹ biết như thế mà.”
“Mẹ không biết,” Mẹ Truitt nói, đưa tay lên tai. “Mẹ không biết chuyện gì như thế.”
“Bọn đầu gấu.”
“Myrt, mẹ sợ.”
“Sợ cái gì? Khi giờ của cụ đến thì nó đến thôi. Nước mắt cũng không cứu được cụ đâu.” Bà quan sát thấy mẹ mình bắt đầu nhỏ vài giọt nước mắt. “Khi Homer chết, tôi đã khóc cạn hết nước mắt trong người và cạn cả đau buồn nữa. Nếu có đứa nào xổng ra ở quanh đây mà muốn cắt cổ tôi thì tôi chúc nó may mắn. Cái đó hỏi có khác gì cơ chứ? Trong vĩnh hằng thì như nhau hết mà. Xin hãy nhớ: nếu một con chim đem cát, từng hạt từng hạt một qua đại dương, thì đến lúc nó mang hết được cát sang bờ bên kia mới chỉ là bắt đầu của vĩnh hằng. Vậy cụ hãy xì mũi đi nào.”
Cái tin ghê gớm, được tuyên cáo từ băng ghế nhà thờ, được truyền đi trên đường dây điện thoại, lan khắp nơi bằng trạm phát thanh của Garden City. KIUL (“Một thảm kịch, không thể tin nổi và gây sốc vượt mọi lời nói, đã giáng vào bốn thành viên của gia đình Herb Clutter khuya đêm thứ Bảy hay sớm hôm nay. Cái chết tàn khốc và không có động cơ rõ ràng...”), làm cho ở người nhận tin trung bình một phản ứng gần với phản ứng của Mẹ Truitt hơn là của bà Clare: sửng sốt, ngả sang rụng rời; một cảm giác kinh hoàng cạn cợt bị những dòng chảy lạnh lẽo của nỗi sợ cá nhân mau chóng làm cho sâu hoắm.
Quán cà phê Hartman, có bốn bàn đóng thô và một quầy ăn trưa, có thể thỏa mãn chỉ một phần các lời đồn đại đầy khiếp đảm, phần lớn của đám đàn ông, những người mong muốn tụ bạ ở đây. Chủ quán, bà Bess Hartman, một người da thịt ít ỏi, một phụ nữ không đến nỗi rồ với mái tóc màu vàng lẫn muối tiêu ốp bồng, cặp mắt sáng xanh đầy quyền thế, là chị em họ của bà chánh bưu điện Clare, người mà bà Hartman có thể sánh bằng ở phong cách hồn nhiên vô tư, có lẽ còn vượt hơn. “Một vài người nói tôi là một con chim già dày dạn, nhưng chắc chắn chuyện của nhà Clutter có làm cho tôi chao đảo,” về sau bà nói với một người bạn thế. “Tưởng tượng mà xem, có ai giở trò láu cá như thế chứ! Cái lúc tôi nghe chuyện, khi mọi người đổ vào đây nói đủ các thứ chuyện kỳ quặc ấy, tôi liền nghĩ ngay đến Bonnie. Dĩ nhiên thế là dớ dẩn, nhưng chúng ta không biết sự tình, và nhiều người nghĩ rằng có thể - nếu tính đến các cơn cớ của bà ấy. Bây giờ chúng ta không biết nghĩ gì đây. Chắc đây là giết vì thù hằn. Do một kẻ biết cả trong lẫn ngoài của nhà này. Nhưng ai thù ghét nhà Clutter? Tôi chưa nghe thấy một lời nào chống lại họ bao giờ; gia đình nào cũng nên được lòng người như nhà ấy, và nếu đôi khi chuyện như thế này xảy ra cả với họ thì còn ai an toàn nữa đây, tôi hỏi bà? Một ông già ngồi đây sáng Chủ nhật ấy, ông ấy vạch đúng ra vấn đề, cái lý do khiến không ai ngủ được; ông ấy nói, ‘Tất cả những người chúng ta có ở tận chốn này đều là bạn bè chúng ta. Không có gì khác.’ Ở mặt nào đó, đây là chỗ tồi tệ nhất của vụ án. Đáng sợ dường nào khi hàng xóm không thể nhìn nhau mà không có chút ngạc nhiên! Vâng, sống với nhau mà như thế là gay; nhưng nếu như có bao giờ họ tìm ra kẻ làm chuyện này thì tôi dám chắc lúc đó kẻ ngạc nhiên hơn cả bản thân bọn giết người lại chính là chúng ta đấy.”
Bà Bob Johnson, vợ của đại lý Bảo hiểm Nhân thọ New York, là một tay bếp xuất sắc, nhưng bữa tối Chủ nhật bà chuẩn bị mà không được ăn - ít nhất là không được ăn lúc nó còn nóng - vì đúng lúc chồng bà cắm nĩa vào con trĩ rán thì ông nhận được điện thoại của một người bạn. “Và đó,” ông nhớ lại, khá rầu rĩ, “là lần đầu tiên tôi nghe nói tới vụ ở Holcomb. Tôi không tin nổi. Tôi không thể cho phép mình tin. Trời, tôi cá ngân phiếu của Clutter ở ngay trong túi tôi đây. Một mẩu giấy đáng giá tám chục nghìn đô la. Nếu cái điều tôi đã nghe là đúng. Nhưng tôi nghĩ, không thể đúng được, chắc đã có sai lầm gì đây, những chuyện như thế chưa từng xảy ra, ông không thể vừa lúc nãy bán một món bảo hiểm lớn cho một người mà lúc sau người ấy đã chết. Bị giết. Nghĩa là bồi thường kép. Tôi không biết làm thế nào. Tôi gọi người quản lý của văn phòng chúng tôi ở Wichita. Bảo ông ta là tôi đã có tấm ngân phiếu nhưng chưa kịp làm đủ thủ tục, vậy xin cho ý kiến. Đúng, đây là một tình huống tế nhị. Rõ là về pháp lý chúng tôi không buộc phải trả. Nhưng về luân lý lại là chuyện khác. Dĩ nhiên chúng tôi quyết định làm theo luân lý.”
Hai người được hưởng nhờ thái độ cao quý này - Eveanna Jarchow và cô em gái Beverly, hai người kế thừa duy nhất bất động sản của bố họ - chỉ trong vài giờ sau phát hiện đáng sợ kia đã trên đường tới Garden City, Beverly đi từ Winfield, Kansas, cô đang thăm chồng chưa cưới của cô ở đấy, còn Eveanna từ nhà cô ở Núi Carroll, Illinois. Dần dần, theo thời gian, những người khác trong họ hàng được báo tin, trong đó có bố ông Clutter, hai anh trai ông, Arthur và Clarence và em gái, bà Harry Nelson, đều ở Larned, Kansas, và người em gái thứ hai, bà Elaine Selsor, ở Palatka, Florida. Còn cả bố mẹ của Bonnie Clutter, ông bà Arthur B. Fox, sống ở Pasadena, California, cùng ba anh em trai của bà - Harold ở Visalia, California, Howard ở Oregon, Illinois, và Glenn ở Kansas City, Kansas. Quả tình, phần lớn những người có trong danh sách khách dự lễ Tạ ơn của nhà Clutter đều đã được hoặc gọi điện thoại hoặc gửi điện tín và đa số đã lên đường ngay để có một cuộc gặp mặt gia đình không phải quanh một tấm ván rên rỉ mà là ở bên mộ một đám tang hàng loạt.
Ở Sở Thầy Cô, Wilma Kidwell buộc phải dằn mình để kiềm chế đứa con gái, vì Susan, mắt húp híp, khốn khổ bởi những cơn quằn mình nôn ọe, cứ cãi, không chịu nghe can gián mà cứ nài rằng con phải đi - phải chạy - ba dặm đến trại nhà Rupp. “Mẹ không thấy ư, mẹ?” em nói. “Nếu Bobby nghe thấy chuyện đó thì sao? Cậu ấy yêu Nancy. Con với cậu ấy cả hai đều yêu. Con phải là người báo cho cậu ấy.”
Nhưng Bobby đã biết. Trên đường về nhà, ông Ewalt đã dừng lại ở trang trại nhà Rupp mà chuyện trò với Johnny Rupp bạn ông, bố của tám đứa con trong đó Bobby là thứ ba. Hai ông cùng đi vào nhà ngủ - một tòa nhà tách ra khỏi nhà chính của trại vốn quá bé không đủ chỗ cho tất cả con cái ông Rupp cùng ở. Bọn con trai sống ở nhà ngủ, đám con gái ở “nhà trên”. Hai ông thấy Bobby đang chuẩn bị giường ngủ. Cậu nghe ông Ewalt, không hỏi han gì, rồi cảm ơn ông đã tới. Sau đó cậu ra đứng ở ngoài, dưới nắng. Cơ ngơi nhà Rupp ở trên một quả đồi nhô lên cao, một chỗ đất bằng bày ra trống trải, ở đó cậu có thể nhìn thấy đất đã thu hoạch loa lóa sáng của Trại Lũng Sông. Khung cảnh làm cho cậu mải mê có lẽ đến một tiếng đồng hồ. Những người toan giúp cậu khuây khỏa đều uổng công. Chuông báo bữa tối reo, mẹ cậu gọi cậu vào - gọi đến nỗi cuối cùng bố cậu nói, “Thôi. Cứ để con nó ở một mình.”
Larry, chú em, cũng từ chối nghe theo tiếng chuông triệu hồi. Cậu lượn quanh Bobby, không thể giúp đỡ nhưng muốn giúp đỡ, dù cho ông anh đã bảo “Đi đi”. Sau đó, khi anh cậu thôi đứng mà bắt đầu đi xuống con đường và tắt ngang cánh đồng đến Holcomb thì Larry theo anh. “Hê, Bobby. Nghe này. Nếu chúng ta đi đến đâu đó thì sao lại không đi bằng xe?” Anh cậu không trả lời. Cậu đang đi có mục đích, thật ra là chạy, nhưng Larry bám theo không khó. Tuy mới mười bốn, cậu đã cao hơn anh, ngực nở hơn, chân cẳng dài hơn. Dù có đủ loại bằng khen về thể thao, Bobby đúng hơn vẫn ở dưới tầm cỡ trung bình - rắn chắc nhưng mảnh khảnh, một chàng trai thanh tú với khuôn mặt dẹp, cởi mở ân cần. “Hê, Bobby. Nghe đây. Họ không cho anh gặp chị ấy đâu. Không được cái gì đâu.” Bobby quay lại cậu em, nói, “Đi về, về nhà.” Cậu em rớt lại sau, rồi đi theo cách một quãng. Tuy là nhiệt độ của mùa bầu bí, ngày vẫn chói lọi, cả hai cậu đều mồ hôi mồ kê khi đến gần một rào chắn do lính cảnh vệ bang dựng lên ở lối vào Trại Lũng Sông. Nhiều bạn bè của gia đình Clutter, cả người lạ ở khắp hạt Finney tụ tập ở chỗ này, song không ai được phép qua rào chắn, nhưng ngay sau khi hai anh em Bobby đến đó thì nó được nhấc vụt lên để cho xe cứu thương ra, bốn xe, số xe cuối cùng đã được yêu cầu đến để mang các nạn nhân đi, và một xe của văn phòng cảnh sát trưởng chở đầy người - những người mà chính lúc đó vẫn đang nhắc tới cái tên Bobby Rupp. Vì Bobby, như sau này cậu được biết, là nghi phạm chính của họ.
Ở cửa sổ phòng khách nhỏ của mình, Susan Kidwell nhìn đám người màu trắng lướt qua, dõi theo mãi cho tới khi nó rẽ ở góc phố và bụi của con phố không lát đá dễ dàng tung bay lên đã rơi xuống lại. Cô vẫn còn đang ngắm cảnh này thì Bobby, bị chú em cao to che mất, trở thành một phần của cảnh kia, run rẩy đi lại phía cô. Cô đi ra cổng nhà gặp cậu. Cô nói, “Mình rất muốn báo cho cậu.” Bobby bắt đầu khóc. Larry vẩn vơ ở trong sân Sở Thầy Cô, tựa vào một cái cây. Cậu không nhớ được mình đã từng thấy Bobby khóc bao giờ chưa, và cậu không muốn thấy, nên cúi đầu xuống.
Xa tít tận thị trấn Olathe, trong một phòng khách sạn có những tấm mành cửa sổ làm ánh nắng giữa trưa tối lại, Perry đang ngủ, một chiếc rađiô xách tay rì rầm bên cạnh hắn. Hắn chỉ tụt ủng ra, còn quần áo chẳng buồn cởi. Hắn nằm úp sấp ngang giường, tuồng như giấc ngủ là vũ khí đã quật ngã hắn. Đôi ủng, màu đen, khóa bạc, ngâm trong chậu rửa đầy nước ấm giờ đã nhờ nhờ hồng.
Về phía Bắc ít dặm, trong gian bếp vui mắt của một trang trại khiêm nhường, Dick đang ngon bữa tối Chủ nhật. Những người khác - mẹ, bố, em trai hắn - đều không nhận thấy điều gì khác thường trong cung cách hắn. Buổi trưa về đến nhà, hắn hôn mẹ, sẵn sàng trả lời những câu hỏi bố đặt ra liên quan tới chuyến đi mà hắn nói là hết đêm để đến Fort Scott, rồi ngồi xuống ăn, vẻ hoàn toàn vẫn là cái Tôi thường ngày của hắn. Khi xong bữa, ba người đàn ông vào phòng khách để xem trận bóng rổ trên ti vi. Buổi phát hình vừa bắt đầu, ông bố đã ngạc nhiên thấy Dick ngáy; lúc đó ông nhận xét với đứa em Dick rằng ông không bao giờ nghĩ mình sẽ sống đến ngày thấy Dick ngủ mà không xem bóng rổ. Dĩ nhiên, ông không hiểu là Dick mệt đến nhường nào, không hiểu là, trong nhiều việc làm khác của nó, thằng con đang ngủ chập chờn kia của ông đã lái xe hơn tám trăm dặm trong vòng hai mươi tư giờ vừa qua.
Chú thích
* * *
[1] Ông xếp chỉ huy, tiếng Tây Ban Nha
[2] Tổng lượng cồn trong loại bia đó là 3,2%.
[3] Tiếng Tây Ban Nha. Nghĩa là “Được. Tôi hiểu.”
[4] Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1953 - 1963.
Cửa nhà vệ sinh đàn ông vẫn cài chặt. Hắn đập mạnh: “Nhân danh Chúa, Perry ơi!”
“Một phút nữa.”
“Sao vậy? Cậu ốm à?”
Perry bám lấy gờ chậu rửa kéo mình đứng lên. Chân hắn run rẩy; chỗ đầu gối đau làm hắn toát cả mồ hôi. Hắn lau mặt bằng giấy vệ sinh. Hắn mở chốt cửa rồi nói, “O.K. Nào, đi!”
Phòng ngủ của Nancy là phòng bé nhất, có sắc thái nhất trong nhà - có dáng vẻ con gái, nhẹ bay như váy ngắn vũ nữ ba lê. Tường, trần và mọi thứ khác, trừ một bàn giấy và một bàn viết, đều màu hồng, lam hoặc trắng. Cái giường trắng và hồng, xếp những gối lam, bị một con gấu bông lớn màu hồng và trắng chế ngự - một giải thưởng mà Bobby giật được ở chợ phiên hạt trong trò chơi bắn súng. Một bảng tin bằng gỗ bần, sơn hồng, treo trên một bàn phấn viền trắng; những bông hoa dành dành khô, thứ sót lại của vài nhành hoa gài trên ngực áo, được buộc vào đó, rồi thì những thiệp cũ, mẩu báo cắt, các ảnh chụp thằng cháu bé và Susan Kidwell, Bobby Rupp, Bobby chụp khi đang làm hàng chục hành động - vung gậy bóng chày, rê bóng rổ, lái máy kéo, lội sông, mặc quần tắm ở đầu hồ McKinney (ra xa hết mức cậu ta dám, vì cậu ta không biết bơi). Có cả ảnh cô và Bobby chụp chung. Trong đó, cô thích nhất bức chụp hai người ngồi trong ánh sáng loang lổ bóng lá cây giữa những thứ còn lại của bữa picnic và nhìn nhau với cái vẻ như đùa cợt đầy thú vị, tuy không cười. Các ảnh khác chụp những con ngựa con mèo nay đã chết nhưng không bị lãng quên - như “Boobs tội nghiệp”, chết mới đây và một cách bí ẩn nhất (cô ngờ là bị đánh bả), để ngập bàn làm việc của cô.
Nancy bao giờ cũng là người cuối cùng trong nhà đi nghỉ; như cô đã có lần nói với người bạn và là cô giáo dạy nữ công, bà Polly Stringer, những giờ nửa đêm là “thì giờ dành cho một mình em và vô dụng”. Lúc đó cô mới đi cho hết cái lệ bộ giữ gìn sắc đẹp, nghi thức tẩy da, thoa kem, vào tối thứ Bảy thì còn thêm cả gội đầu, Đêm nay, sấy khô và chải mượt tóc, buộc tóc vào một băng vải ga mỏng xong, cô lấy ra quần áo cô định mặc đi nhà thờ sáng hôm sau: tất ni lông, giày đen, một chiếc váy bằng vải nhung đỏ - cái váy cô thích nhất vì chính cô may lấy. Đó là cái váy cô mặc lúc đem chôn.
Trước khi đọc kinh, cô luôn ghi vào nhật ký ít việc xảy ra (“Mùa hè đây rồi. Mãi mãi, tôi hy vọng. Susan đến và chúng tôi cưỡi con Babe xuống sông. Susan thổi sáo, Đom đóm”) và một sự bộc phát hãn hữu (“Tôi yêu anh ấy, yêu”). Đó là một quyển nhật ký ghi suốt năm năm trời; trong bốn năm của cuộc đời nó không ngày nào cô quên ghi, tuy mức huy hoàng của vài sự kiện (đám cưới Eveanna, ngày sinh đứa cháu trai) và nỗi sầu muộn của những sự kiện khác (“Cuộc cãi cọ đầu tiên THẬT SỰ của cô với Bobby”- một trang đúng là hoen ố nước mắt) đã khiến cô chiếm đoạt mất chỗ vốn dành cho tương lai. Một loại màu mực khác chỉ rõ mỗi năm: 1956 màu lục còn 1957 là một dải băng đỏ, năm sau được thay bằng màu oải hương nhạt, còn giờ, 1959, cô đã quyết định cho nó màu lam trang trọng. Nhưng giống như trong mọi dịp biểu thị, cô vẫn tiếp tục vụng về nắn nót chữ viết, cho nó ngả sang phải hoặc sang trái, cho nó tròn hay nhọn, lòng thòng dính nhau hay có râu móc - tựa như cô đang nói: “Đây là Nancy ư? Hay cái này? Hay cái kia? Cái nào là tôi?” (Một lần bà Riggs, cô giáo tiếng Anh trả lại bài văn của cô với một lời bình bằng chữ tháu: “Tốt. Nhưng tại sao lại viết thành ba kiểu chữ thế này?” Nancy đã trả lời: “Vì em chưa đủ trưởng thành để thành người có kiểu chữ viết riêng.) Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây cô tiến bộ lên dần, cô đã viết những dòng sau đây với nét chữ bắt đầu cho thấy đang dần có sự chững chạc trưởng thành, “Jolene K. đến và tôi đã bảo em làm bánh anh đào như thế nào. Tập nhạc với Roxie. Bobby ở đây và chúng tôi xem ti vi. Về lúc mười một giờ.”
“Đây rồi, đây rồi, phải là nó đây rồi, nhà trường này, gara xe hơi này, bây giờ thì rẽ xuống phía Nam nào.” Với Perry thì tựa như Dick đang lẩm nhẩm những câu thần chú líu ríu. Chúng rời xa lộ, phóng nhanh qua Holcomb vắng ngắt, băng qua đường xe lửa Santa Fe. “Ngân hàng, chắc phải là ngân hàng, bây giờ ta rẽ về phía Tây - thấy mấy cái cây không? Đây, chắc là đây.” Đèn pha xe mở lối giữa những cây du Tàu ở hai bên; những đùm lá ké bị gió thổi rụng hấp tấp lăn ngang qua. Dick tắt đèn xe, đi chậm lại, và dừng cho tới khi mắt hắn đã quen với bóng đêm có trăng chiếu sáng. Lúc này, chiếc xe đang bò lên phía trước.
Holcomb ở cách mười hai dặm về phía Đông của ranh giới múi giờ miền núi, một hoàn cảnh gây ra đôi điều khó chịu rầy rà bởi như thế có nghĩa là vào bảy giờ buổi sáng, còn mùa đông thì vào tám giờ hay muộn hơn, trời vẫn còn tối và sao, nếu có, vẫn còn đang lấp lánh - như chúng đang lấp lánh lúc này khi hai đứa con trai nhà Vic Irsik đến làm tạp dịch sáng Chủ nhật. Nhưng chín giờ, lúc hai đứa đã làm xong việc - khi đang làm chúng không nhận thấy có gì khác thường - thì mặt trời mọc, đem lại một ngày khác nữa của mùa săn trĩ đang kỳ hoàn hảo.
Khi hai đứa rời đò mà chạy trên con đường vào nhà, chúng vẫy một chiếc xe hơi đang đi tới, và một cô gái vẫy trả lại. Cô là bạn học cùng lớp của Nancy Clutter, tên cũng là Nancy - Nancy Ewalt. Cô là con một của người lái chiếc xe, ông Clarence Ewalt, một chủ trại tuổi trung tuần trồng củ cải đường. Ông Ewalt, bản thân không phải là người mộ đạo, vợ ông cũng vậy, nhưng mỗi Chủ nhật ông lại thả con gái xuống Trại Lũng Sông để cô đi cùng với nhà Clutter đến lễ ở nhà thờ Giám lý tại Garden City. Cách thu xếp này tránh cho ông phải “làm hai chuyến đi về thị trấn”. Ông có thói quen chờ cho tới khi con gái đã được nhận vào nhà an toàn. Là cô gái sành ăn mặc với dáng vẻ của ngôi sao màn bạc, một vẻ mặt như người đeo kính cận, nghiêm trang, và kiểu đi lê rón rén ngón chân, Nancy băng qua bãi cỏ và bấm chuông cửa trước. Ngôi nhà có bốn cửa vào, thấy gọi mãi không ai thưa, cô đi sang cửa cạnh đó - cửa vào phòng làm việc của ông Clutter. Ở đây cửa hé mở một phần; cô mở rộng thêm một ít - đủ để biết chắc là phòng làm việc chỉ đầy bóng tối và bóng tối - nhưng cô nghĩ nhà Clutter sẽ không thích lối “nhào thẳng vào” của mình. Cô đập, bấm chuông rồi cuối cùng thì đi vòng ra đằng sau nhà. Gara ở đây, cô để ý thấy cả hai chiếc xe đều ở trong: hai chiếc Chevrolet kiểu du lịch. Điều đó có nghĩa là họ phải ở nhà. Tuy vậy, sau khi bấm chuông cánh cửa thứ ba, cửa dẫn vào “phòng dụng cụ”, và cửa thứ tư, cửa nhà bếp mà vẫn không ăn thua, cô liền quay lại với bố. Bố cô nói, “Có lẽ còn ngủ cả.”
“Nhưng không thể thế được. Bố có hình dung được là bác Clutter mà bỏ lễ nhà thờ không? Chỉ cốt để ngủ thôi ư?”
“Thế thì đi. Chúng ta sẽ xuống Sở Thầy Cô. Susan chắc phải biết có chuyện gì.”
Sở Thầy Cô, đối diện với ngôi trường hiện đại, là một tòa nhà quá thời, buồn tẻ đến nhói lòng. Hai chục phòng có lẻ của nó được ngăn ra thành những căn hộ chiếu cố dành cho các giáo viên không tìm ra được hay không được cấp chỗ ở khác. Nhưng Susan Kidwell và bà mẹ đã xoay xở để biến xấu thành đẹp, tạo nên được một không khí đàng hoàng trong căn hộ của mình - ba buồng nơi tầng trệt. Không thể ngờ được gian phòng khách bé như vậy lại chứa được - ngoài những thứ để ngồi - một đàn organ, một piano, cả một vườn những chậu nở đầy hoa, và thường còn có một con chó con lao vọt ra cùng một con mèo to lơ mơ ngủ. Vào buổi sáng Chủ nhật, Susan đứng ở cửa sổ gian phòng này nhìn xuống đường phố. Cô là một thiếu nữ cao, lờ lững, với khuôn mặt trái xoan xanh xao và đôi mắt đẹp màu xám pha lam nhạt; hai bàn tay cô khác người - ngón dài, mềm mại, sang quý một cách bồn chồn. Cô đã ăn mặc để đi lễ nhà thờ, và lúc này đang chờ chiếc Chevrolet của nhà Clutter, vì cô cũng thế, luôn luôn đi lễ với sự trông nom của nhà Clutter. Thế nhưng chỉ có bố con nhà Ewalts đến kể cho nghe câu chuyện kỳ quặc họ vừa gặp.
Nhưng Susan không thể giải thích, cả mẹ cô cũng thế, bà nói, “Nếu có thay đổi gì, tôi tin chắc là đằng ấy sẽ gọi điện. Susan, sao con không gọi lại đi? Họ có thể đang ngủ - mẹ cho là như vậy.”
“Vậy nên tôi gọi,” Susan nói, trong lời khai vào một ngày sau này. “Tôi gọi đến nhà và để cho chuông réo - ít ra là tôi đã có cảm tưởng chuông réo - ô, có đến một phút hay hơn. Không ai trả lời, cho nên ông Ewalt gợi ý là chúng tôi đi đến nhà ấy thử ‘đánh thức họ dậy xem’. Nhưng khi tôi tới đó tôi lại không muốn gọi. Vào trong nhà. Tôi sờ sợ, không hiểu tại sao, vì chuyện sợ kiểu này không xảy ra với tôi bao giờ cả - vâng, một cái gì như sợ nhưng chưa từng xảy ra. Nhưng mặt trời rực rỡ lắm, mọi vật nom đều tươi sáng và yên tĩnh. Thế rồi tôi nhìn thấy hai chiếc xe ở đó, cả chiếc xe hàng Coyote cũ kỹ của Kenyon. Ông Ewalt mặc quần áo lao động; ủng ông có bùn; ông cảm thấy mình ăn mặc không nghiêm chỉnh để đi gọi nhà Clutter. Nhất là vì ông chưa từng. Chưa từng vào nhà, ý tôi nói như thế. Cuối cùng, Nancy nói sẽ cùng tôi vào. Chúng tôi đi vòng ra cửa bếp, và dĩ nhiên là nó không khóa; người duy nhất quanh đây khóa cửa là bà Helm, gia đình đây thì không. Chúng tôi vào và tôi thấy ngay là nhà Clutter không ăn điểm tâm; không có đĩa, chẳng có gì trên lò. Rồi tôi để ý thấy một cái lạ: ví tiền của Nancy. Nó nằm trên sàn nhà, mở thế này. Chúng tôi đi ngang qua phòng ăn và dừng lại ở chân cầu thang. Buồng của Nancy ở ngay trên đầu. Tôi gọi tên Nancy và bắt đầu lên gác, Nancy Ewalt theo sau. Tiếng chân chúng tôi làm tôi sợ hơn bất cứ thứ gì, chúng quá to mà mọi cái khác thì lại đều quá im lặng. Cửa buồng Nancy mở. Rèm cửa không kéo, buồng đầy ánh nắng. Tôi không nhớ mình đã hét lên. Nancy Ewalt nói là tôi hét - hét, hét mãi hét mãi. Tôi chỉ nhớ con gấu bông Teddy của Nancy cứ trừng trừng nhìn tôi. Và Nancy. Và chạy...”
Trong lúc đó, ông Ewalt quyết định có lẽ không nên để hai cô con gái vào trong nhà một mình. Ông đang ra khỏi xe tìm hai cô thì nghe thấy tiếng hét, nhưng ông chưa kịp tới ngôi nhà, hai cô đã chạy đến với ông. Con gái ông kêu to lên, “Nancy chết rồi!” và nhào vào tay ông. “Bố ơi, thật mà! Nancy chết rồi!”
Susan quay sang Nancy Ewalt. “Không, không chết. Đừng nói thế. Đừng nói liều. Chỉ chảy máu cam thôi. Bạn ấy luôn bị chảy máu cam, chảy ghê lắm, và chỉ thế thôi.”
“Có nhiều máu quá. Có máu ở trên tường. Cậu chưa nhìn thấy hết đâu.”
“Tôi không hiểu đầu đuôi ra sao,” ông Ewalt sau đó làm chứng. “Tôi đã nghĩ có lẽ cô bé bị thương. Tôi thấy hình như việc phải làm trước tiên là gọi xe cứu thương. Cô Kidwell - là Susan ấy - bảo tôi là có một cái điện thoại ở trong bếp. Tôi tìm nó, đúng ở chỗ cô ấy nói. Nhưng ống nói đã tuột khỏi máy và khi tôi nhặt nó lên thì tôi thấy dây điện bị cắt mất rồi.”
Larry Hendricks, thầy giáo dạy tiếng Anh, hai mươi bảy tuổi, sống ở tầng thượng của Sở Thầy Cô. Ông muốn viết, nhưng căn hộ của ông không phải là sào huyệt lý tưởng cho một người muốn thành tác giả. Nó nhỏ hơn căn hộ nhà Kidwell, và, hơn thế, ông chia sẻ nó với một người vợ, ba đứa con cùng một cái ti vi hoạt động thường trực ngày đêm. (“Đó là cách duy nhất để giữ cho bọn trẻ yên.”) Tuy chưa được in, Hendricks trẻ tuổi, một cựu thủy thủ dáng đàn ông quê Oklahoma hút tẩu để ria và có một lọn tóc đen bất trị, ít nhất nom cũng có vẻ văn vẻ - trên thực tế, trông rất giống những bức ảnh thời trẻ của nhà văn ông ngưỡng mộ nhất, Ernest Hemingway. Để phụ thêm vào đồng lương thầy giáo, ông lái xe buýt của nhà trường.
“Đôi khi tôi chạy xe tới sáu chục dặm một ngày,” ông nói với một chỗ quen biết. “Thành ra chẳng còn được mấy thì giờ để viết. Trừ Chủ nhật. Hôm ấy, hôm Chủ nhật đó, 15 tháng Mười một, tôi ngồi ở trên này, trong căn hộ, lục xem giấy tờ. Phần lớn ý tưởng cho các truyện tôi viết là tôi lấy ra ở báo - ông biết không? Đúng. Ti vi đang mở và đám trẻ nhộn nhịp, nhưng ngay cả như thế nữa tôi vẫn nghe được những tiếng nói. Ở bên dưới. Dưới nhà bà Kidwell. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó lại dính dáng đến tôi, vì tôi mới về đây - tôi chỉ vừa đến Holcomb lúc khai trường. Nhưng khi Shirley vợ tôi - đang phơi quần áo bên ngoài - chạy bổ vào nói, ‘Cưng ơi, tốt hơn là anh xuống nhà đi. Họ đang lên cơn kích động la hét kia kìa.’ Hai cô gái, chà, họ kích động thật. Susan không bao giờ thôi hét. Sẽ không bao giờ, lại còn hỏi tôi à. Và bà Kidwell tội nghiệp. Sức khỏe bà ấy không tốt, bà ấy vốn dĩ thần kinh dễ căng thẳng mà. Bà ấy cứ nói đi nói lại - nhưng mãi sau tôi mới hiểu bà ấy muốn nói gì - bà cứ nói đi nói lại, ‘Ôi, Bonnie, Bonnie, xảy ra chuyện gì thế? Bà vui như thế, bà bảo tôi là khỏi hết rồi, bà nói bà chẳng còn ốm lại bao giờ nữa!’ Nói như thế đấy. Ngay ông Ewalt cũng đâm kinh hoảng chưa từng thấy ở một người như ông ấy. Ông gọi điện tới văn phòng cảnh sát trưởng - cảnh sát trưởng của Garden City - bảo với họ rằng ‘có một trục trặc rất ư cơ bản ở nhà Clutter đằng kia’. Cảnh sát trưởng hứa đến tức thì, và ông Ewalt bảo tốt, ông ấy sẽ gặp cảnh sát trưởng trên xa lộ. Shirley xuống nhà ngồi với các bà các cô, cố làm cho họ bình tĩnh lại - làm như ai cũng có thể làm được vậy. Và tôi đi với ông Ewalt - đi xe với ông ấy ra xa lộ chờ cảnh sát trưởng Robinson. Trên đường đi, ông ấy kể cho tôi nghe việc đã xảy ra. Khi kể tới chỗ dây điện bị cắt, tôi liền nghĩ ngay, à à, và quyết định là tốt nhất phải giữ cho con mắt mở to. Ghi nhớ mọi chi tiết. Phòng trường hợp tôi được gọi ra làm chứng ở tòa.
Ông cảnh sát trưởng đến; lúc đó chín giờ ba mươi lăm - tôi xem đồng hồ mà. Ông Ewalt vẫy ông ấy đi theo xe chúng tôi, và chúng tôi lái ra đến nhà Clutter. Trước đấy tôi chưa đến đó bao giờ, chỉ nhìn từ xa. Dĩ nhiên tôi quen gia đình họ. Kenyon học ở lớp tiếng Anh năm thứ hai của tôi và tôi đã đạo diễn cho Nancy diễn trong vở Tom Sawyer. Nhưng đó là những đứa trẻ ngoại lệ, khiêm tốn, ông không thể biết là chúng con nhà giàu và sống ở trong một ngôi nhà lớn như vậy đâu - cây cối, bãi cỏ, mọi thứ đều được trông nom, chăm sóc là thế. Sau khi chúng tôi tới đó và ông cảnh sát trưởng đã nghe chuyện ông Ewalt kể, ông liền gọi bộ đàm cho văn phòng bảo đưa thêm lực lượng tăng cường cùng một xe cứu thương đến. Nói ‘Có một tai họa nào đó.’ Rồi chúng tôi vào nhà, cả ba chúng tôi. Qua nhà bếp thấy một cái ví nữ nằm trên sàn, và điện thoại ở chỗ dây bị cắt Ông cảnh sát trưởng đeo súng lục ở hông, và khi chúng tôi bắt đầu lên gác, đi đến phòng Nancy, tôi để ý thấy ông đặt tay vào khẩu súng, sẵn sàng rút ra.
Đúng, hết sức tồi tệ. Cô gái tuyệt vời đó - nhưng ông sẽ chẳng bao giờ còn biết cô ấy thế nào đâu. Cô ấy bị bắn vào sau đầu bằng súng có lẽ chỉ cách có năm phân. Cô ấy nằm nghiêng, quay mặt vào tường và tường vấy máu. Chăn được kéo lên ngang vai cô ấy. Cảnh sát trưởng Robinson kéo nó xuống và chúng tôi thấy cô ấy mặc áo choàng tắm, bộ pijama, bít tất và dép lê - giống như là, bất kể chuyện kia xảy ra lúc nào, cô ấy hãy còn chưa lên giường. Tay cô ấy bị trói quặt sau lưng, cô chân cũng bị cột lại với nhau bằng loại dây thường thấy ở các cửa chớp kéo lên xuống ấy. Ông cảnh sát trưởng nói, ‘Đây là Nancy Clutter?’ - ông chưa bao giờ thấy cô ấy. Và tôi nói, ‘Vâng, vâng, là Nancy đấy.’
Chúng tôi lui vào trong gian sảnh, nhìn quanh. Tất cả các cửa khác đều đóng. Chúng tôi mở một cửa, thì ra đó là phòng tắm. Chỗ này có một cái gì là lạ. Tôi cho là vì chiếc ghế dựa - một loại ghế phòng ăn, nom như bị lạc chỗ trong phòng tắm. Mở cửa tiếp, chúng tôi đều nghĩ chắc là buồng của Kenyon. Một lô đồ đạc con trai vứt rải rác xung quanh. Và tôi nhận ra đôi kính của Kenyon - nhìn thấy nó trên giá sách cạnh giường. Nhưng giường trống không, tuy nom vẻ đã có người ngủ ở đó rồi. Thế là chúng tôi đi ra tận đầu gian sảnh, cái cửa cuối cùng, và tại đó chúng tôi thấy bà Clutter. Bà bị trói. Nhưng khác là tay lại ở đằng trước, thành ra nom bà như đang cầu nguyện, và bà đang cầm trong một bàn tay, đang nắm, một chiếc khăn tay. Hay miếng giấy vệ sinh? Sợi thừng ở cổ tay bà chạy xuống cổ chân, cổ chân cũng bị trói vào nhau, rồi chạy tiếp đến gầm giường và buộc vào cái ván kê chân - một ngón làm có nghệ thuật, rất rắc rối. Cứ nghĩ xem phải mất bao lâu để làm như thế! Mà bà thì nằm đấy, khiếp không còn hồn vía. Đúng, bà có đeo vài đồ kim hoàn, hai chiếc nhẫn - cái này là một lý do khiến tại sao tôi lại không tính ăn trộm là một động cơ - và một váy dài, một váy ngủ màu trắng cùng bít tất trắng. Miệng bà ấy bị dán băng dính nhưng bà ấy bị súng dí sát vào bên đầu mà bắn, và phát súng - cái va đập - đã làm cho miếng băng dính bong ra. Mắt bà ấy mở. Mở to. Tựa như bà ấy vẫn nhìn vào tên giết người. Vì bà chắc là phải nhìn nó làm chuyện kia - nhắm bắn. Chẳng ai nói gì. Chúng tôi đều bàng hoàng. Tôi nhớ ông cảnh sát trưởng cứ nhìn quanh để xem có thể tìm ra được cái vỏ đạn không. Nhưng kẻ làm cái việc này lạnh lùng và thạo như thế thì chắc chắn không để lại dấu tích gì.
Dĩ nhiên, chúng tôi thầm hỏi ông Clutter đâu? Và Kenyon? Cảnh sát trưởng nói, ‘Chúng ta thử xuống dưới nhà xem.’ Chỗ đầu tiên chúng tôi thử tìm là phòng ngủ - chính là phòng ông Clutter vẫn ngủ. Ga trải giường bị giật tanh bành, phía chân giường có một cái túi con với một mớ danh thiếp lộn xộn thòi ra ngoài, giống như có ai đã lục lọi để tìm một cái gì đặc biệt - một cái thư, một văn tự nợ, ai biết chứ? Trong ví không có tiền không có nghĩa là vốn dĩ không có tiền hay tiền đã bị lấy. Đây là túi của ông Clutter, mà ông ấy thì không bao giờ mang tiền mặt. Ngay tôi đây mới về Holcomb có hai tháng cũng còn biết chuyện ấy nữa là. Tôi còn biết là cả ông Clutter lẫn Kenyon đều chẳng thấy cái quỷ gì nếu không đeo kính. Mà kính của ông ấy lại ở trên bàn giấy. Cho nên tôi nghĩ, dù nó ở đâu thì cũng không phải tự nó muốn đến đó. Chúng tôi nhìn khắp, trật tự đâu vẫn vào đấy như thường - không dấu vết vật lộn, không bừa bộn. Trừ văn phòng, điện thoại bị đặt ra ngoài đế và dây bị cắt như trong bếp. Cảnh sát trưởng Robinson tìm ra mấy khẩu súng trong tủ tường, ngửi xem có phải vừa mới bắn không. Ông ta bảo là không, và - tôi chưa thấy ai bối rối hơn ông ta lúc đó - rồi ông ta nói, ‘Herb có thể ở chỗ quỷ nào chứ nhỉ?’ Vừa lúc đó nghe có tiếng chân. Từ dưới tầng hầm đi lên. ‘Ai đó?’ ông cảnh sát trưởng nói, có vẻ như sẵn sàng bắn. Một người nói, ‘Tôi đây, Wendle.’ Té ra là Wendle Meier, phó cảnh sát trưởng. Vẻ như ông đến mà không thấy chúng tôi nên xuống xem xét ở dưới tầng hầm. Cảnh sát trưởng bảo ông - và giọng thấy xót xa: ‘Wendle - tôi chả hiểu thế nào cả. Có hai cái xác ở trên kia.’ ‘Được,’ ông Wendle nói, ‘Một cái nữa dưới kia.’ Thế là chúng tôi theo ông ấy xuống tầng hầm. Hoặc phòng giải trí, tôi đoán là nó được gọi như thế. Không tối - có những cửa sổ để ánh sáng tha hồ lọt vào. Kenyon ở đầu đằng kia, nằm trên đi văng. Cậu bị bịt miệng bằng băng dính, bị trói tay trói chân, như bà mẹ - cũng cái quy trình tinh vi đó, dây đi từ tay xuống chân, cuối cùng buộc vào một chỗ kê tay của cái đi văng. Chả hiểu sao cậu ấy ám ảnh tôi nhất, Kenyon ấy. Tôi không nghĩ ấy là bởi cậu là người dễ nhận ra nhất, người giống bản thân mình nhất mặc dù cậu bị bắn thẳng vào mặt, kê sát đầu bắn. Cậu mặc áo dệt kim và quần jean màu lam, chân trần - tựa như mặc vội, vớ được cái gì xỏ cái ấy. Đầu kê trên hai cái gối, làm như chúng đệm vào cho dễ bắn hơn.
Rồi cảnh sát trưởng nói, ‘Chỗ kia đi đâu?’ Ý nói đến một cửa nữa của tầng hầm. Ông dẫn đường, nhưng bên trong tối quá không nhìn thấy cả bàn tay mình cho đến khi ông Ewalt tìm ra chỗ bấm đèn. Đây là gian lò sưởi, rất ấm. Quanh vùng, người ta đặt một lò chạy bằng ga và bơm ga từ dưới đất lên. Không mất bao tiền nên vì thế nhà nào cũng cực ấm. Tôi nhìn vào ông Clutter, và không tài nào dám nhìn lại. Tôi biết là bắn gần sát sạt thì không làm cho máu chảy nhiều. Và tôi không lầm. Ông đã bị bắn y như Kenyon - khẩu súng chĩa thẳng vào mặt. Nhưng chắc trước khi bị bắn ông đã chết. Hay, nói thế nào cũng là đang chết. Vì cổ họng ông đã bị cắt. Ông mặc bộ pijama kẻ sọc - độc có thế. Miệng ông bị dán băng dính; băng dính quấn vòng quanh hết đầu ông. Hai cổ chân ông bị trói lại với nhau, nhưng hai tay thì không - hay đúng hơn, ông đã xoay xở được, có trời biết làm sao, có thể trong cơn thịnh nộ hay đau đớn, ông đã rứt đứt thừng trói tay ông. Ông nằm sõng soài ở trước lò sưởi. Trên một cái thùng các tông to vẻ như được cố ý đặt ở đấy. Một cái thùng nệm. Cảnh sát trưởng nói, ‘Xem kìa, Wendle.’ Cái mà ông trỏ vào là một vết chân máu. Trên cái thùng nệm. Một nửa vết chân đằng gót với những vòng tròn - hai lỗ hổng ở giữa như hai con mắt. Rồi một người trong chúng tôi - ông Ewalt? Tôi không nhớ - chỉ vào một cái khác. Một thứ tôi không thể đưa ra khỏi tâm trí tôi được. Ở trên đầu có một đường ống dẫn ga và cột vào đó, lủng lẳng ở đó, là một sợi thừng - loại thừng tên giết người đã dùng. Rõ ràng là có một lúc ông Clutter đã bị trói ở đây, tay bị treo lên rồi lại cắt xuống. Nhưng tại sao? Để tra tấn ông? Tôi không nghĩ chúng ta sẽ có lúc nào biết được. Biết ai làm, hay tại sao, hay điều gì đã xảy ra ở nhà này cái đêm hôm ấy.
Một lúc sau ngôi nhà bắt đầu đầy người. Xe cứu thương tới, rồi người điều tra án mạng và cha Giám lý, một nhiếp ảnh viên của cảnh sát, lính cảnh vệ của bang, người ở đài phát thanh và báo chí. Ôi, rất đông. Họ phần lớn bị gọi đi trong khi đang lễ ở nhà thờ, ứng xử tuồng như vẫn đang ở đấy. Rất im lặng. Thầm thì. Tựa như không ai tin được chuyện này. Một cảnh vệ của bang hỏi tôi có công việc gì ở đây không, nếu không thì tốt hơn là tôi đi đi. Bên ngoài, trên thảm cỏ, tôi thấy ông phó cảnh sát trưởng đang nói chuyện với một người đàn ông - Alfred Stoecklein, người làm mướn. Hình như ông này ở cách nhà Clutter không tới trăm mét, không có gì ngăn giữa ông ta với những người của gia đình Clutter, trừ một nhà kho. Nhưng ông ta đang nói đến chỗ ông ta không nghe thấy một tiếng động nào, ông ta nói, ‘Cho tới năm phút vừa rồi, khi một đứa con tôi chạy vào bảo là ông cảnh sát trưởng đang ở đây tôi mới biết có chuyện, trước thì chả biết tí gì. Bà ấy và tôi đêm qua đên hai giờ mới ngủ, cứ ngồi lên nằm xuống suốt, vì chúng tôi có một cháu bé bị ốm. Nhưng cái duy nhất chúng tôi nghe thấy, quãng mười rưỡi hay mười một giờ kém mười lăm, tôi nghe thấy một chiếc xe hơi lái đi, liền nhận xét với bà nhà tôi: ‘Bob Rupp đi đấy.’ Tôi bắt đầu đi bộ về nhà, và trên đường, khoảng lưng chừng rặng cây du Tàu, tôi trông thấy con chó già Collie của Kenyon, nom sợ hãi. Đứng đấy, đuôi quặp giữa hai chân, chẳng sủa cũng chẳng cựa quậy. Nhìn thấy con chó - không hiểu sao lại làm cho tôi lại cảm thấy. Tôi đã quá choáng váng, quá tê dại, không thể cảm nhận nổi đầy đủ sự ghê tởm của chuyện đó. Sự đau đớn. Sự kinh hoàng. Họ đã chết. Toàn gia. Những người tử tế, tốt bụng, những người tôi biết - mà bị giết. Ông phải tin là thế, vì nó đúng như thế.”
Cứ hai tư giờ một lần có tám đoàn xe lửa chở khách không đỗ chạy vù qua Holcomb. Trong đó, hai chuyến đưa thư đến và lấy thư đi - một việc mà, như người trông coi nhiệt thành giải thích, có cái khía cạnh tài tình của nó. “Vâng thưa ngài, ngài phải cảnh giác. Các tàu đó đi qua đây, đôi khi chơi tới một trăm dặm một giờ. Chỉ gió của nó thôi cũng đủ cho các ngài hạ đài. Và các bao thư ấy mà bay ra thì hãy lo cho cái mạng mình đi! Khác nào đóng vai cản đối phương trong bóng bầu dục vậy chứ: Ình! Ình! ÌNH! Nhớ lấy là không phải tôi đang than vãn. Đây là công việc trung thực, công việc của chính phủ, và nó giữ cho tôi trẻ mãi.” Bưu tá viên của Holcomb, bà Sadie Truitt - hay Mẹ Truitt, như người thị trấn đây gọi - trông đúng là trẻ hơn tuổi thật vốn đã tới bảy lăm. Một góa phụ thấp đậm, phong sương, đi giày múa ba lê, đeo băng đô và ủng cao bồi (“Những của dễ chịu nhất mà bạn có thể quàng vào chân, mềm như cái lông chim ấy”), Mẹ Truitt là người bản địa Holcomb cao tuổi nhất. “Thời của họ, chúng tôi gọi chỗ này là Sherlock. Rồi cái người lạ mặt kia đến. Bằng cái tên Holcomb. Một thằng cha trồng lấy gỗ, cái tay vừa nói ấy. Kiếm được tiền, thế là quyết định chỗ này phải mang tên của chả. Rồi mau chóng chả đã làm gì nào? Bán đi. Chuyển đến California. Không phải là chúng tôi. Tôi sinh ra ở đây, các con tôi sinh ra ở đây. Chúng! Tôi! Ở! Đây!” Một người con của Mẹ là bà Myrtle Clare, bà này lại chính là bà chánh bưu điện sở tại. “Có điều, đừng có mà nghĩ đó là cách tôi kiếm lấy địa vị này từ chính phủ. Con Myrtle còn chẳng muốn tôi có địa vị nữa cơ. Nhưng ấy là một nghề mình phải chạy lấy. Nó đến với bất kỳ ai đặt giá thấp nhất. Và tôi luôn đặt thế - thấp đến nỗi ngay cả xe ủi cũng nhòm trộm qua được. Ha ha! Cái này chắc là làm bọn trẻ cáu đây. Nhiều cậu muốn làm người trông coi thư tín, vâng, thưa ngài. Nhưng tôi không biết khi mà tuyết cao bằng ông già Primo Carnera và gió thổi tím tái hết cả người lên rồi mấy cái bao thư kia nó vút bay đến - Ú! Uỳnh! - thì chúng sẽ thích đến đâu.”
Trong nghề của Mẹ Truitt, Chủ nhật là ngày làm việc như bất kỳ ngày nào khác. Ngày 15 tháng Mười một, đang chờ chuyến mười giờ ba mươi hai chạy về phía Tây thì bà ngạc nhiên thấy hai xe cứu thương băng qua đường - rồi quay về hướng nhà Clutter. Chuyện này đã khiến bà làm một việc trước kia chưa từng làm - bỏ nhiệm vụ. Các bao thư rơi xuống đâu cứ để đấy, đấy là cái tin mà chắc Myrt phải nghe thấy tức thì.
Dân Holcomb gọi bưu điện của họ là “Tòa nhà Liên bang,” cái tên có vẻ như khá là quá thực chất để được giao cho một cái nhà một tầng bụi bặm đáng bỏ đi. Trần dột, ván nhà phồng lên, các thùng thư không bao giờ đóng, bóng đèn bị vỡ, đồng hồ thì chết. “Vâng, thì đáng xấu hổ,” người phụ nữ chủ trì ở đây, một người rất chi oai vệ, có phần độc đáo, cay cảy, đã tán thành như vậy. “Nhưng tem thư thì vẫn ổn, đúng không? Dẫu sao thì tôi quan tâm cái gì đây? Phần của tôi, ở cái chỗ này, rất thoải mái dễ chịu mà. Tôi có ghế xích đu, có lò sưởi đẹp đốt củi, có bình pha cà phê và có nhiều cái để đọc.”
Bà Clare là gương mặt nổi tiếng nhất ở hạt Finney. Tiếng tăm của bà không phải mới nảy ra từ công việc hiện nay của bà mà là từ công việc trước kia - chủ nhà hàng khiêu vũ, một hiện thân không đi đôi với cái vẻ ngoài của bà. Bà là một phụ nữ dữ tướng, hay mặc quần, áo sơ mi len, đi ủng cao bồi, tóc đỏ, tính tình hơn hớn, tuổi tác của bà không bao giờ được tiết lộ (“Với tôi cái này là để biết, còn với ông thì là để đoán”) nhưng ý kiến của bà thì nhanh chóng được tiết lộ, phần lớn được công bố với cái giọng có độ cao và sự sắc gọt như giọng gà trống. Cho đến năm 1955, bà và ông chồng quá cố mở Nhà hàng Khiêu vũ Holcomb, một doanh vụ mà nhờ tính độc nhất của nó ở khu này đã lôi cuốn một lượng khách uống cừ nhảy đẹp từ trăm dặm quanh vùng đến, những vị khách mà lối ứng xử thi thoảng lôi cuốn sự quan tâm của cảnh sát trưởng. “Chúng tôi đã có những giờ phút căng thẳng đấy, đúng,” bà Clare hồi tưởng lại. “Một số cậu con trai chân vòng kiềng ở hạt này, chỉ cần bà cho chúng uống các thứ cháy họng là chúng liền giống da đỏ ngay - thấy cái gì là muốn lột da đầu cái đó. Dĩ nhiên, chúng tôi chỉ bán những thứ hợp pháp, không bao giờ bán của cấm. Mà dù có hợp pháp cũng không bán đâu. Chồng tôi, ông Homer Clare, không chịu được trò đó; tôi cũng vậy. Một hôm, Homer Clare - ông qua đời trước đây bảy tháng mười hai ngày, sau ca mổ năm giờ đồng hồ ở Oregon - ông bảo tôi, ‘Myrt ơi, cả đời chúng ta sống trong địa ngục thì nay chúng ta sẽ chết trên thiên đường.’ Hôm sau chúng tôi đóng cửa nhà nhảy. Tôi chẳng bao giờ tiếc vì đã làm thế. Ô, lúc đầu tôi có nhớ lúc mình còn là con cú đêm ấy - những điệu nhạc, sự vui vầy hội hè. Nhưng nay Homer đi rồi, tôi đúng là vui khi được làm việc ở đây, tại Tòa nhà Liên bang. Ngồi một lúc. Nhâm nhi một ly cà phê.”
Đúng ra, sáng Chủ nhật ấy, bà Clare vừa rót ở bình cà phê mới pha ra một ly cho mình thì Mẹ Truitt quay lại.
“Myrt!” bà nói, nhưng không nói tiếp được nữa vì còn phải thở. “Myrt, có hai xe cứu thương đến nhà Clutter.” Con gái bà nói, “Chuyến mười giờ ba hai phút ở đâu?”
“Xe cứu thương chứ. Đến nhà Clutter.”
“Kìa, thì đã sao? Chỉ là chuyện Bonnie thôi. Lại lên cơn. Chuyến mười giờ ba hai phút ở đâu?”
Mẹ Truitt ngồi phịch xuống; đã biết câu trả lời như thường lệ, Myrt đang thưởng thức đoạn cuối. Rồi Mẹ bật ra một ý. “Nhưng mà Myrt, nếu là Bonnie thì sao lại những hai xe cứu thương?”
Một câu hỏi sắc nhạy, bà Clare, vốn là người hâm mộ logic, tuy hay dẫn giải logic theo kiểu hơi kỳ cục, buộc phải thừa nhận vậy. Bà nói sẽ điện thoại cho bà Helm. “Mabel sẽ biết,” bà nói.
Cô con gái nói chuyện với bà Helm lâu tới vài phút, làm cho Mẹ Truitt hết sức bồn chồn, bởi Mẹ không nghe được gì ngoài các câu trả lời tiếng một khó hiểu của con gái. Tệ hơn, khi đặt máy, cô con gái không buồn làm nguôi cơn tò mò của bà lão; thay vì vậy nó lại lầm lì uống hết cà phê, đi ra bàn làm việc, đóng dấu một chồng thư.
“Myrt,” Mẹ Truitt nói. “Vì Chúa, Mabel nói gì vậy hả?”
“Con đâu có ngạc nhiên,” bà Clare nói. “Khi mẹ nghĩ Herb Clutter đã bỏ cả đời ra cập rập hấp tấp như thế nào, lao vào đấy lấy thư từ mà chẳng bao giờ chào-và-cảm-ơn-mày-chó-nhé được cho một tiếng, lao đi nháo nhào như con gà nhép cứ nhô đầu ra - đến câu lạc bộ, trông coi mọi sự, nhận những việc này việc nọ mà có lẽ người khác ước ao. Thì nay xem kia - ông ta lãnh đủ rồi. Thôi, từ nay không còn phải cập rập hấp tấp nữa.”
“Sao hả, Myrt? Ông ấy sao lại không còn phải gì gì nữa?”
Bà Clare cao giọng lên. “VÌ RẰNG ÔNG ẤY CHẾT MẤT RỒI. Cả Bonnie nữa. Cả Nancy. Cả cậu con trai. Ai đấy bắn họ.”
“Myrt, đừng nói những điều như thế đi. Ai bắn họ?”
Vẫn không ngừng đóng dấu tem thư, bà Clare đáp, “Cái người đàn ông trên máy bay. Cái người mà Herb kiện là đã đâm máy bay xuống cây ăn quả của ông ấy. Nếu không phải hắn ta thì có lẽ là mẹ đấy. Hay một ai đó qua phố. Hàng xóm tất cả đều là rắn đuôi chuông hết. Tụi đầu gấu đang tìm cơ hội để đập cửa vào mặt mẹ. Cả thế giới này đều thế cả. Mẹ biết như thế mà.”
“Mẹ không biết,” Mẹ Truitt nói, đưa tay lên tai. “Mẹ không biết chuyện gì như thế.”
“Bọn đầu gấu.”
“Myrt, mẹ sợ.”
“Sợ cái gì? Khi giờ của cụ đến thì nó đến thôi. Nước mắt cũng không cứu được cụ đâu.” Bà quan sát thấy mẹ mình bắt đầu nhỏ vài giọt nước mắt. “Khi Homer chết, tôi đã khóc cạn hết nước mắt trong người và cạn cả đau buồn nữa. Nếu có đứa nào xổng ra ở quanh đây mà muốn cắt cổ tôi thì tôi chúc nó may mắn. Cái đó hỏi có khác gì cơ chứ? Trong vĩnh hằng thì như nhau hết mà. Xin hãy nhớ: nếu một con chim đem cát, từng hạt từng hạt một qua đại dương, thì đến lúc nó mang hết được cát sang bờ bên kia mới chỉ là bắt đầu của vĩnh hằng. Vậy cụ hãy xì mũi đi nào.”
Cái tin ghê gớm, được tuyên cáo từ băng ghế nhà thờ, được truyền đi trên đường dây điện thoại, lan khắp nơi bằng trạm phát thanh của Garden City. KIUL (“Một thảm kịch, không thể tin nổi và gây sốc vượt mọi lời nói, đã giáng vào bốn thành viên của gia đình Herb Clutter khuya đêm thứ Bảy hay sớm hôm nay. Cái chết tàn khốc và không có động cơ rõ ràng...”), làm cho ở người nhận tin trung bình một phản ứng gần với phản ứng của Mẹ Truitt hơn là của bà Clare: sửng sốt, ngả sang rụng rời; một cảm giác kinh hoàng cạn cợt bị những dòng chảy lạnh lẽo của nỗi sợ cá nhân mau chóng làm cho sâu hoắm.
Quán cà phê Hartman, có bốn bàn đóng thô và một quầy ăn trưa, có thể thỏa mãn chỉ một phần các lời đồn đại đầy khiếp đảm, phần lớn của đám đàn ông, những người mong muốn tụ bạ ở đây. Chủ quán, bà Bess Hartman, một người da thịt ít ỏi, một phụ nữ không đến nỗi rồ với mái tóc màu vàng lẫn muối tiêu ốp bồng, cặp mắt sáng xanh đầy quyền thế, là chị em họ của bà chánh bưu điện Clare, người mà bà Hartman có thể sánh bằng ở phong cách hồn nhiên vô tư, có lẽ còn vượt hơn. “Một vài người nói tôi là một con chim già dày dạn, nhưng chắc chắn chuyện của nhà Clutter có làm cho tôi chao đảo,” về sau bà nói với một người bạn thế. “Tưởng tượng mà xem, có ai giở trò láu cá như thế chứ! Cái lúc tôi nghe chuyện, khi mọi người đổ vào đây nói đủ các thứ chuyện kỳ quặc ấy, tôi liền nghĩ ngay đến Bonnie. Dĩ nhiên thế là dớ dẩn, nhưng chúng ta không biết sự tình, và nhiều người nghĩ rằng có thể - nếu tính đến các cơn cớ của bà ấy. Bây giờ chúng ta không biết nghĩ gì đây. Chắc đây là giết vì thù hằn. Do một kẻ biết cả trong lẫn ngoài của nhà này. Nhưng ai thù ghét nhà Clutter? Tôi chưa nghe thấy một lời nào chống lại họ bao giờ; gia đình nào cũng nên được lòng người như nhà ấy, và nếu đôi khi chuyện như thế này xảy ra cả với họ thì còn ai an toàn nữa đây, tôi hỏi bà? Một ông già ngồi đây sáng Chủ nhật ấy, ông ấy vạch đúng ra vấn đề, cái lý do khiến không ai ngủ được; ông ấy nói, ‘Tất cả những người chúng ta có ở tận chốn này đều là bạn bè chúng ta. Không có gì khác.’ Ở mặt nào đó, đây là chỗ tồi tệ nhất của vụ án. Đáng sợ dường nào khi hàng xóm không thể nhìn nhau mà không có chút ngạc nhiên! Vâng, sống với nhau mà như thế là gay; nhưng nếu như có bao giờ họ tìm ra kẻ làm chuyện này thì tôi dám chắc lúc đó kẻ ngạc nhiên hơn cả bản thân bọn giết người lại chính là chúng ta đấy.”
Bà Bob Johnson, vợ của đại lý Bảo hiểm Nhân thọ New York, là một tay bếp xuất sắc, nhưng bữa tối Chủ nhật bà chuẩn bị mà không được ăn - ít nhất là không được ăn lúc nó còn nóng - vì đúng lúc chồng bà cắm nĩa vào con trĩ rán thì ông nhận được điện thoại của một người bạn. “Và đó,” ông nhớ lại, khá rầu rĩ, “là lần đầu tiên tôi nghe nói tới vụ ở Holcomb. Tôi không tin nổi. Tôi không thể cho phép mình tin. Trời, tôi cá ngân phiếu của Clutter ở ngay trong túi tôi đây. Một mẩu giấy đáng giá tám chục nghìn đô la. Nếu cái điều tôi đã nghe là đúng. Nhưng tôi nghĩ, không thể đúng được, chắc đã có sai lầm gì đây, những chuyện như thế chưa từng xảy ra, ông không thể vừa lúc nãy bán một món bảo hiểm lớn cho một người mà lúc sau người ấy đã chết. Bị giết. Nghĩa là bồi thường kép. Tôi không biết làm thế nào. Tôi gọi người quản lý của văn phòng chúng tôi ở Wichita. Bảo ông ta là tôi đã có tấm ngân phiếu nhưng chưa kịp làm đủ thủ tục, vậy xin cho ý kiến. Đúng, đây là một tình huống tế nhị. Rõ là về pháp lý chúng tôi không buộc phải trả. Nhưng về luân lý lại là chuyện khác. Dĩ nhiên chúng tôi quyết định làm theo luân lý.”
Hai người được hưởng nhờ thái độ cao quý này - Eveanna Jarchow và cô em gái Beverly, hai người kế thừa duy nhất bất động sản của bố họ - chỉ trong vài giờ sau phát hiện đáng sợ kia đã trên đường tới Garden City, Beverly đi từ Winfield, Kansas, cô đang thăm chồng chưa cưới của cô ở đấy, còn Eveanna từ nhà cô ở Núi Carroll, Illinois. Dần dần, theo thời gian, những người khác trong họ hàng được báo tin, trong đó có bố ông Clutter, hai anh trai ông, Arthur và Clarence và em gái, bà Harry Nelson, đều ở Larned, Kansas, và người em gái thứ hai, bà Elaine Selsor, ở Palatka, Florida. Còn cả bố mẹ của Bonnie Clutter, ông bà Arthur B. Fox, sống ở Pasadena, California, cùng ba anh em trai của bà - Harold ở Visalia, California, Howard ở Oregon, Illinois, và Glenn ở Kansas City, Kansas. Quả tình, phần lớn những người có trong danh sách khách dự lễ Tạ ơn của nhà Clutter đều đã được hoặc gọi điện thoại hoặc gửi điện tín và đa số đã lên đường ngay để có một cuộc gặp mặt gia đình không phải quanh một tấm ván rên rỉ mà là ở bên mộ một đám tang hàng loạt.
Ở Sở Thầy Cô, Wilma Kidwell buộc phải dằn mình để kiềm chế đứa con gái, vì Susan, mắt húp híp, khốn khổ bởi những cơn quằn mình nôn ọe, cứ cãi, không chịu nghe can gián mà cứ nài rằng con phải đi - phải chạy - ba dặm đến trại nhà Rupp. “Mẹ không thấy ư, mẹ?” em nói. “Nếu Bobby nghe thấy chuyện đó thì sao? Cậu ấy yêu Nancy. Con với cậu ấy cả hai đều yêu. Con phải là người báo cho cậu ấy.”
Nhưng Bobby đã biết. Trên đường về nhà, ông Ewalt đã dừng lại ở trang trại nhà Rupp mà chuyện trò với Johnny Rupp bạn ông, bố của tám đứa con trong đó Bobby là thứ ba. Hai ông cùng đi vào nhà ngủ - một tòa nhà tách ra khỏi nhà chính của trại vốn quá bé không đủ chỗ cho tất cả con cái ông Rupp cùng ở. Bọn con trai sống ở nhà ngủ, đám con gái ở “nhà trên”. Hai ông thấy Bobby đang chuẩn bị giường ngủ. Cậu nghe ông Ewalt, không hỏi han gì, rồi cảm ơn ông đã tới. Sau đó cậu ra đứng ở ngoài, dưới nắng. Cơ ngơi nhà Rupp ở trên một quả đồi nhô lên cao, một chỗ đất bằng bày ra trống trải, ở đó cậu có thể nhìn thấy đất đã thu hoạch loa lóa sáng của Trại Lũng Sông. Khung cảnh làm cho cậu mải mê có lẽ đến một tiếng đồng hồ. Những người toan giúp cậu khuây khỏa đều uổng công. Chuông báo bữa tối reo, mẹ cậu gọi cậu vào - gọi đến nỗi cuối cùng bố cậu nói, “Thôi. Cứ để con nó ở một mình.”
Larry, chú em, cũng từ chối nghe theo tiếng chuông triệu hồi. Cậu lượn quanh Bobby, không thể giúp đỡ nhưng muốn giúp đỡ, dù cho ông anh đã bảo “Đi đi”. Sau đó, khi anh cậu thôi đứng mà bắt đầu đi xuống con đường và tắt ngang cánh đồng đến Holcomb thì Larry theo anh. “Hê, Bobby. Nghe này. Nếu chúng ta đi đến đâu đó thì sao lại không đi bằng xe?” Anh cậu không trả lời. Cậu đang đi có mục đích, thật ra là chạy, nhưng Larry bám theo không khó. Tuy mới mười bốn, cậu đã cao hơn anh, ngực nở hơn, chân cẳng dài hơn. Dù có đủ loại bằng khen về thể thao, Bobby đúng hơn vẫn ở dưới tầm cỡ trung bình - rắn chắc nhưng mảnh khảnh, một chàng trai thanh tú với khuôn mặt dẹp, cởi mở ân cần. “Hê, Bobby. Nghe đây. Họ không cho anh gặp chị ấy đâu. Không được cái gì đâu.” Bobby quay lại cậu em, nói, “Đi về, về nhà.” Cậu em rớt lại sau, rồi đi theo cách một quãng. Tuy là nhiệt độ của mùa bầu bí, ngày vẫn chói lọi, cả hai cậu đều mồ hôi mồ kê khi đến gần một rào chắn do lính cảnh vệ bang dựng lên ở lối vào Trại Lũng Sông. Nhiều bạn bè của gia đình Clutter, cả người lạ ở khắp hạt Finney tụ tập ở chỗ này, song không ai được phép qua rào chắn, nhưng ngay sau khi hai anh em Bobby đến đó thì nó được nhấc vụt lên để cho xe cứu thương ra, bốn xe, số xe cuối cùng đã được yêu cầu đến để mang các nạn nhân đi, và một xe của văn phòng cảnh sát trưởng chở đầy người - những người mà chính lúc đó vẫn đang nhắc tới cái tên Bobby Rupp. Vì Bobby, như sau này cậu được biết, là nghi phạm chính của họ.
Ở cửa sổ phòng khách nhỏ của mình, Susan Kidwell nhìn đám người màu trắng lướt qua, dõi theo mãi cho tới khi nó rẽ ở góc phố và bụi của con phố không lát đá dễ dàng tung bay lên đã rơi xuống lại. Cô vẫn còn đang ngắm cảnh này thì Bobby, bị chú em cao to che mất, trở thành một phần của cảnh kia, run rẩy đi lại phía cô. Cô đi ra cổng nhà gặp cậu. Cô nói, “Mình rất muốn báo cho cậu.” Bobby bắt đầu khóc. Larry vẩn vơ ở trong sân Sở Thầy Cô, tựa vào một cái cây. Cậu không nhớ được mình đã từng thấy Bobby khóc bao giờ chưa, và cậu không muốn thấy, nên cúi đầu xuống.
Xa tít tận thị trấn Olathe, trong một phòng khách sạn có những tấm mành cửa sổ làm ánh nắng giữa trưa tối lại, Perry đang ngủ, một chiếc rađiô xách tay rì rầm bên cạnh hắn. Hắn chỉ tụt ủng ra, còn quần áo chẳng buồn cởi. Hắn nằm úp sấp ngang giường, tuồng như giấc ngủ là vũ khí đã quật ngã hắn. Đôi ủng, màu đen, khóa bạc, ngâm trong chậu rửa đầy nước ấm giờ đã nhờ nhờ hồng.
Về phía Bắc ít dặm, trong gian bếp vui mắt của một trang trại khiêm nhường, Dick đang ngon bữa tối Chủ nhật. Những người khác - mẹ, bố, em trai hắn - đều không nhận thấy điều gì khác thường trong cung cách hắn. Buổi trưa về đến nhà, hắn hôn mẹ, sẵn sàng trả lời những câu hỏi bố đặt ra liên quan tới chuyến đi mà hắn nói là hết đêm để đến Fort Scott, rồi ngồi xuống ăn, vẻ hoàn toàn vẫn là cái Tôi thường ngày của hắn. Khi xong bữa, ba người đàn ông vào phòng khách để xem trận bóng rổ trên ti vi. Buổi phát hình vừa bắt đầu, ông bố đã ngạc nhiên thấy Dick ngáy; lúc đó ông nhận xét với đứa em Dick rằng ông không bao giờ nghĩ mình sẽ sống đến ngày thấy Dick ngủ mà không xem bóng rổ. Dĩ nhiên, ông không hiểu là Dick mệt đến nhường nào, không hiểu là, trong nhiều việc làm khác của nó, thằng con đang ngủ chập chờn kia của ông đã lái xe hơn tám trăm dặm trong vòng hai mươi tư giờ vừa qua.
Chú thích
* * *
[1] Ông xếp chỉ huy, tiếng Tây Ban Nha
[2] Tổng lượng cồn trong loại bia đó là 3,2%.
[3] Tiếng Tây Ban Nha. Nghĩa là “Được. Tôi hiểu.”
[4] Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1953 - 1963.
Tác giả :
Truman Capote