Mất Tư Cách Làm Người
Chương 4
Hay là nhờ đàn bà, hay nhờ rượu? Nhưng trên hết là nhờ thiếu thốn tiền bạc mà tôi mới học được kỹ năng đó. Tôi nghĩ rằng cho dù hãi sợ nhưng bất cứ ở đâu nếu ta có thể hòa đồng và trải nghiệm cùng với những túy khách, nam nữ hầu bàn trong những quán cà phê lớn thì may ra cái tâm bị truy đuổi không dứt của mình sẽ an định chút nào chăng. Vì vậy tôi mang mười yên, bước vào một quán cà phê lớn ở Ginza, mỉm cười nói với một nữ phục vụ:
“Anh chỉ mang mười yên. Tùy em định liệu cho”.
“Anh không cần phải lo đâu ạ”.
Giọng nói của nàng nghe ra ở vùng Kansai. Và kỳ diệu thay giọng nói ấy đã trấn áp được cơn sợ run rẩy trong tâm hồn tôi. Tất nhiên không phải là vì câu nói không cần phải lo lắng đến tiền bạc nữa mà bởi vì tôi cảm giác như thể ở bên người này mình chẳng cần phải bận tâm gì. Tôi uống rượu. Bởi vì cảm thấy yên tâm với người con gái này nên tôi chẳng có ý muốn diễn hề gì nữa mà cứ thế thể hiện ra nỗi sầu thảm cùng với bản tính trầm ngâm ít nói của mình. Tôi cứ im lặng mà uống.
“Anh có thích mấy món này không?”
Nàng đặt trước mặt tôi rất nhiều món ăn rồi nói. Tôi lắc đầu.
“Vậy anh chỉ uống rượu thôi à? Em cũng muốn uống
Đó là một đêm thu lạnh lẽo. Theo lời Tsuneko (tôi nhớ tên nàng là vậy nhưng giờ ký ức đã mờ phai nên không chắc lắm. Ngay cả cái tên của người con gái cùng tự sát với mình mà cũng không còn nhớ nữa) tôi đến một quán sushi ở đằng sau khu Ginza, vừa ăn những miếng sushi dở tệ vừa chờ nàng. (tên nàng thì tôi quên mà không hiểu sao cái vị sushi dở tệ ấy thì tôi lại nhớ. Rồi ông chủ quán đầu trọc, mặt như con rắn ráo cứ lúc lắc cái cổ vừa nắm sushi làm ra vẻ như ta đây giỏi lắm cứ còn y nguyên trong trí nhớ. Đến những năm sau này, khi đi tàu điện bất chợt gặp một gương mặt quen quen, rồi sau khi cố nhớ mới nhận ra là giống ông chủ quán sushi khi xưa và mỉm cười khổ sở. Hiện tại tên và gương mặt người con gái ấy đã quá xa xăm trong ký ức điêu tàn, mà chỉ có miếng sushi và gương mặt ông chủ quán là còn in trong trí nhớ phải chăng là vì sự dở tệ của nó đã cho tôi cảm giác khốn cùng và lạnh lẽo khi ấy. Tôi từ xưa được người ta dẫn đến những quán sushi thượng hạng mà ăn chưa một lần nào thấy ngon. Chắc tại vì miếng sushi lớn quá. Tôi cứ nghĩ rằng miếng sushi lớn bằng ngón tay cái thì làm sao mà nắm cho chặt được).
Nàng thuê nhà ở tầng hai một cửa hiệu đồ gỗ. Tôi chẳng giấu giếm cái buồn u uất của mình một chút nào. Vừa lấy tay chống cằm như thể che một cái răng bị sưng đau, tôi vừa uống trà. Tư thế đó có lẽ làm nàng thương cảm. Tsuneko là người đàn bà cho ta cảm giác hoàn toàn cô độc như thể một cơn gió lạnh luôn thổi quanh thân nàng, để những lá khô vàng rơi loạn vũ.
Chúng tôi vừa nằm vừa nói chuyện. Nàng nói nàng lớn hơn tôi hai ba tuổi gì đó, quê ở Hiroshima rồi thì “em đã có chồng rồi đấy, chồng em làm thợ cắt tóc ở Hiroshima. Mùa xuân năm ngoái hai chúng em cùng bỏ nhà lên Tokyo nhưng chồng em không chịu làm việc đàng hoàng, đi lừa đảo người ta bị bắt bỏ tù rồi. Em mỗi ngày đều vào thăm nhưng thôi từ ngày mai em chẳng vào nữa”. Nàng cứ tỉ tê như vậy nhưng vì tôi chẳng bao giờ có hứng thú nghe con gái nói chuyện về mình cả, có lẽ tại cách nói của các nàng dở quá chăng, tức là các nàng cứ lan man không có một trọng tâm nào cả thành ra tôi chỉ nghe thoáng qua tai rồi thôi, như nước đổ đầu vịt vậy.
“Em cô đơn lắm. Đối với tôi, chỉ một câu nói này đã đủ gây cho tôi một nỗi niềm thông cảm hơn hơn ngàn câu tỉ tê tâm sự của các nàng rồi nhưng vẫn thấy kỳ quái là chưa một lần nào nghe các nàng thốt lên câu ấy cả. Tuy nhiên, dù cho Tsuneko không nói tiếng “em cô đơn” thì sự cô độc đáng sợ vô ngôn của nàng dường như tỏa ra một dòng khí lưu khắp thân hình nàng và khi ghì sát hình hài ấy, thân hình tôi cũng được dòng khí lưu bao bọc rồi tan chảy cùng với nỗi u uất của tôi. Hai thân hình thoát ra khỏi nỗi bất an sợ hãi như hai chiếc lá khô im lặng nằm trên tảng đá dưới đáy nước sâu.
Khác hoàn toàn với cảm giác yên tâm và ngủ ngon trong bầu ngực ấm của mấy em gái điếm ngu độn (chắc tại vì mấy em gái này tươi vui), một đêm ái ân cùng với vợ người tù lừa đảo này, tôi hạnh phúc (cái từ đao to búa lớn này, nói ra không có một ý nào mỉa mai mà hoàn toàn mang ý khẳng định. Trong tập ghi chép này, tôi sẽ không dùng lại từ này lần nào với ý nghĩa nghiêm túc như vậy nữa) và hoàn toàn tự do.
Tuy nhiên, tôi với Tsuneko chỉ có một đêm duy nhất ấy mà thôi. Sáng hôm sau, mở bừng mắt tỉnh dậy, tôi lại trở thành tên hề khinh bạc thuở nào. Một kẻ yếu ớt sợ hãi ngay chính cả hạnh phúc. Tôi bị thương bởi lớp bông gòn. Hạnh phúc sẽ làm tôi bị tổn thương. Và trong lúc còn chưa bị thương tích gì, phải mau chóng giương lên lớp khói hỏa mù của thằng hề kia mà nói lời chia tay cho sớm.
“Câu nói “tiền hết thì tình cũng phai” theo anh là cần giải thích ngược lại. Không phải là hết tiền thì sẽ bị gái bỏ rơi đâu. Thằng đàn ông khi hết tiền tự nhiên ý khí tiêu trầm, trở nên vô dụng, không còn sức mà cười nữa. Rồi hắn trở nên tuyệt vọng và cuối cùng rũ bỏ đàn bà. Cho nên ý nghĩ câu này là đàn ông hóa cuồng vì hết tiền, lắc qua lắc lại đến khi ruồng bỏ được đàn bà. Nếu em tra cứu trong từ điển Kanazawa thì nghĩa còn thảm hơn nữa đấy. Anh quá hiểu rõ tâm trạng này mà”.
Tôi nhớ chắc là khi mình nói ra câu ngu ngốc ấy, Tsuneko đã bật cười. Tôi sợ ở lâu sẽ nguy hiểm nên vội vàng chuồn đi cho nhanh, không kịp cả rửa mặt. Nhưng câu nói bất chợt “tiền hết thì tình cũng phai” không ngờ lại ứng nghiệm đối với đời tôi đến mãi sau này.
Rồi đến cả tháng sau, tôi cũng chẳng gặp lại người ân nhân trong đêm ấy. Chia tay em rồi ngày tháng trôi qua, niềm vui nhạt nhòa, cái ân ngắn ngủi ấy đã thành đáng sợ, trở thành ràng buộc, đã truy bức tôi. Cái khoản tiền ở quán cà phê khi ấy Tsuneko đã thanh toán giùm tôi cũng làm tôi cảm thấy nặng nề. Rồi tôi thấy cả Tsuneko, con gái người chủ trọ và cô gái trường cao đẳng nữ đều chỉ là những người con gái uy hiếp tôi mà thôi. Mặc dù xa lánh nhưng việc Tsuneko vẫn đeo đẳng trong lòng. Hơn nữa, việc gặp lại người con gái đã cùng mình ân ái sẽ làm tôi trở nên giận dữ. Vì sự khó khăn trong cách hành xử khi gặp mặt nên tôi xa lánh khu Ginza. Tuy nhiên không phải vì tôi xảo quyệt gì khi chối từ sự khó ăn nói khi gặp mặt mà bởi vì tôi thấy đàn bà khi ân ái và khi thức dậy vào buổi sáng hoàn toàn khác biệt. Họ sống một cách hoàn hảo trong hai thế giới hoàn toàn khác hẳn nhau như thể quên mất là có thế giới kia vậy. Mà tôi thì chẳng thể nào quen được điều này.
Vào cuối tháng mười một, tôi cùng Horiki đi uống rượu ở một quán lề đường khu Kanda. Cái gã bạn xấu này cứ muốn đi uống tiếp tăng hai dù biết tôi chẳng có tiền. Gã cứ van nài “uống nữa, uống nữa đi”. Lúc đó, tôi đã chuếnh choáng say nên nổi hùng khí.
“Nếu vậy, tao dẫn mày đến vương quốc của mộng mơ. Đúng một chốn nhục lâm tửu trì”.
“Quán cà phê á?”.
“Đúng”.
“Vậy thì đi thôi”.
Hai chúng tôi quyết định vậy rồi đi đón tàu điện. Horiki cao hứng:
“Tao thèm khát đàn bà lắm rồi. Này, hôn mấy em phục vụ cũng được chứ nhỉ?”.
Tôi chẳng ưa cái thói lè nhè của Horiki lúc say rượu như vậy. Horiki cũng biết vậy nên càng ra sức lải nhải.
“Này, tao sẽ hôn đấy. Tao chắc sẽ hôn em gái ngồi cạnh tao cho mày xem. Được đấy nhỉ?”.
“Không vấn đề gì”.
“Cám ơn nhiều nhé. Thực sự tao thèm đàn bà quá”.
Chúng tôi xuống tàu ở khu phố thứ tư Ginza, vào một quán cà phê lớn có đầy đủ “nhục lâm tửu trì” mà không có một xu dính túi chỉ nhờ vào mối liên hệ duy nhất với Tsuneko mà thôi. Tôi và Hiroki vào một phòng trống, ngồi đối diện nhau. Tsuneko cùng với một nữ phục vụ khác bước vào ngồi kế bên tôi. Tsuneko thì ngồi cạnh Horiki. Vì ngồi đối diện nhau nên tôi choáng váng khi Tsuneko bị đè ra hôn.
Tôi không cảm thấy tiếc nuối gì cả. Ngay từ đầu, tôi đã không có ham muốn chiếm hữu, mà cho dù có chút gì tiếc nuối, tôi cũng chẳng có khí lực cạnh tranh với người để chủ trương quyền sỡ hữu. Sau đó, có lần tôi chỉ giương mắt đứng nhìn vợ mình bị người ta làm nhục thôi.
Tôi không muốn dính dáng một chút nào với những chuyện tranh giành của nhân gian. Tôi sợ bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã đó. Tsuneko và tôi chỉ là tình một đêm. Nàng đâu thuộc về tôi. Cảm giác tiếc nuối là không thể nào có được. Nhưng sao tôi vẫn kinh ngạc đến đờ đẫn cả người ra.
Bởi vì tôi chợt thấy thương xót Tsuneko đang bị Horiki hôn cuồng bạo trước mắt tôi. Tsuneko bị Horiki hạ nhục như thế chắc phải chia tay với mình rồi, nhưng tôi không đủ dũng khí ngăn cản Tsuneko. Tuy một thoáng ngắn ngủi kinh ngạc trước sự bất hạnh của Tsuneko nhưng rồi tôi cũng cam chịu, nghĩ mọi chuyện vậy là xong rồi. Vừa nhìn gương mặt của Horiki và Tsuneko, tôi vừa cười ngớ ngẩn.
Tuy nhiên, sự tình lại diễn ra ngoài mức định liệu.
“Thôi đủ rồi”. Horiki bĩu môi nói.
“Ngay cả tao cũng không thèm con bé bần tiện nà
Tôi gần như á khẩu. Hai tay khoanh lại, nhìn chằm chằm vào Tsuneko, tôi cười khổ sở.
“Mang rượu đến đi. Anh không có tiền”.
Tôi thì thầm với Tsuneko. Tôi muốn lần này được tắm trong rượu. Theo con mắt người đời, Tsuneko là một cô gái rách rưới nghèo hèn không đáng được một tửu khách ôm hôn. Tôi cảm thấy mình vừa bị tát một cú như trời giáng. Tôi uống rượu, uống như chưa bao giờ được uống trong đời. Chếnh choáng men cay, mỗi lần tôi đứa mắt nhìn Tsuneko, hai đứa mỉm cười buồn bã. Dù như Horiki nói, nàng chỉ là một cô gái mệt mỏi và nghèo hèn, nhưng mối cảm tình mà nàng dành cho kẻ không xu dính túi này (đến bây giờ tôi vẫn nghĩ sự cách biệt giàu nghèo là một chủ đề muôn thuở của kịch và phim ảnh), chính mối cảm thương đó đã làm cho tôi lần đầu tiên từ khi sinh ra biết cảm giác yêu tươi sáng (dù chỉ chút ít thôi) là như thế nào. Tôi ói mửa, rồi chẳng còn biết trời đất gì nữa. Uống rượu say sưa đến đánh mất cả bản thân mình như vậy là lần đầu tiên trong đời tôi.
Khi mở mắt ra tôi thấy Tsuneko đang ngồi bên gối. Tôi đã qua đêm trong phòng của nàng trên tầng hai tiệm đồ gỗ.
“Lần trước anh nói những gì “tiền hết thì tình cũng phai”, em cứ nghĩ là anh đùa. Anh làm thật luôn. Anh không đến nữa. Cần gì phải làm quá như vậy. Em đi làm nuôi anh không được sao?”
“Không được”.
Rồi nàng nằm xuống cạnh tôi. Đến sáng từ đầu tiên mà nàng nói là khỏi miệng là “chết”. Nàng đã quá mệt mỏi với con người, tôi cứ nghĩ đến nỗi sợ con người, sự phiền toái của thế gian, tiền bạc, hoạt động tổ chức, gái gú và trường học là không còn thiết tha gì cuộc sống nữa nên nhanh chóng đồng ý ngay với dự định của nàng.
Tuy nhiên lúc đó tôi cũng cảm giác rằng cái câu nói “cùng chết” là không thể. Trong đó có chút gì nghe như “đi chơi” vậy.
Sáng hôm đó, hai người chúng tôi đi dạo loanh quanh ở khu Asakura. Chúng tôi vào một quán giải khát uống sữa tươi.
“Lần này anh trả đi”.
Tôi đứng dậy, lấy cái ví đựng tiền trong túi áo kimono. Chỉ còn ba đồng tiền lẻ. Tôi thấy buồn thảm hơn là nhục nhã. Ngay lập tức trong tâm trí tôi hiện lên căn phòng trọ hoang lương ở Tiên Du quán, tất cả đều bị đem đi cầm cố, chỉ còn lại quần áo và chăn màn mà thôi. Ngoài ra có thêm một cái áo kimono chim cò đang mặc cùng với một cái áo dạ. Đó là hiện thực cuộc đời tôi. Vì vậy tôi mới quyết ý là mình không thể nào tiếp tục sống được nữa.
Thấy vẻ khó xử của tôi, Tsuneko cũng đứng dậy nhìn vào chiếc ví tôi cầm.
“Chỉ còn lại vậy thôi hả anh?”.
Lời nói của nàng vô tình mà làm tôi đau tận xương cốt. Đau đớn vì đó là giọng nói của người con gái lần đầu tôi yêu. Chỉ vậy thôi hả anh. Về căn bản ba xu lẻ không thể gọi là tiền được. Tôi cảm thấy một nỗi nhục nhã lớn nhất trong đời. Một nỗi nhục khiến tôi không thể nào sống nổi. Cuối cùng tôi không thể thoát ra khỏi việc làm một cậu ấm của một gia đình giàu có. Và lúc đó, thực sự là tôi quyết ý muốn chết.
Đêm đó chúng tôi cùng nhảy xuống biển Kamakura. Tsuneko cởi dây lưng kimono, xếp lại ngay ngắn đặt trên tảng đá và nói rằng đây là chiếc dây lưng nàng mượn của bạn. Tôi cũng cởi chiếc áo khoác ngoài, xếp lại để cùng chỗ rồi hai chúng tôi trầm mình.
Nhưng nàng thì chết, chỉ có tôi là được cứu.
Vụ việc được đăng tải rùm beng trên báo chí bởi vì tôi là học sinh trường cao đẳng, và hơn nữa vì danh tiếng của cha tôi đã tạo cho bản tin thêm phần giá tr
Tôi được đưa về một bệnh viện ven biển. Một người bà con hộc tốc từ quê chạy lên thăm tôi và lo thu xếp mọi chuyện. Trước khi về, người này có cho tôi biết là vì vụ việc này mà toàn gia đình tôi cực kỳ giận dữ, nhất là cha tôi và có thể tôi sẽ bị toàn họ hàng từ tuyệt. Nhưng tôi chỉ nhớ Tsuneko của tôi đã chết và khóc thổn thức không thôi. Bởi vì người con gái quê mùa ấy là người duy nhất mà tôi yêu thương cho đến bây giờ.
Cô con gái chủ trọ gửi cho tôi một bức thư dài với năm mươi bài tanka. Năm mươi bài, bài nào cũng bắt đầu bằng câu rất chi là dị hợm “hãy sống vì em nhé”. Với lại trong phòng bệnh tôi nằm các cô y tá đến chơi trò chuyện vui vẻ. Có cô còn nắm tay tôi thật chặt trước khi ra về. Các bác sĩ phát hiện phổi trái tôi có vết. Điều đó thật may cho tôi. Vì ít lâu sau tôi được đưa từ bệnh viện về sở cảnh sát để điều tra với tội danh “hỗ trợ tự sát” nhưng do là bệnh nhân, tôi được đặc cách nằm phòng bảo hộ đặc biệt.
Vào đêm khuya, căn phòng kế bên chỗ tôi, một viên cảnh sát già canh gác nhẹ nhàng mở cửa phòng tôi và nói:
“Này”.
“Có lạnh không? Sang đây sưởi ấm đi”.
Cố tình làm ra vẻ buồn bã, tôi bước vào phòng canh, ngồi sát bên lò sưởi cho ấm.
“Chắc là đang nhớ người yêu đã chết phải không?”.
“Vâng ạ”.
Tôi trả lời với giọng nhỏ như sắp đứt hơi.
“Chà, cái đó người ta gọi là thế thái nhân tình đấy
Rồi ông ta bất chợt cao giọng.
“Thế cậu bắt đầu quen cô ta trong trường hợp nào?”.
Giọng nói của ông trang nghiêm như thẩm phán. Ông xem tôi như con ông, trong đêm thu dài không có gì để làm, đứng ra làm nhiệm vụ điều tra tôi, muốn lôi kéo tôi nhớ lại đoạn đời dơ bẩn cũ. Tôi nhanh chóng hiểu ngay điều đó và cố gắng để khỏi phải bật cười. Mặc dù tôi biết rõ những câu hỏi điều tra “không chính thức” này không trả lời cũng được nhưng vì cũng muốn gợi hứng cho đêm thu lạnh lẽo này, hơn nữa tôi nhanh chóng hiểu rằng vị cảnh sát đứng ra điều tra mình biết đâu liên quan đến việc quyết định tội trạng nặng nhẹ của tôi thì sao. Thế là ngoài mặt tôi tỏ ra thành ý tin tưởng rồi “tường thuật” lại câu chuyện, tùy hứng gia giảm vào sao đủ để làm hài lòng cái sự hiếu kỳ của ông ta.
“Ừ, đại khái thì tôi hiểu rồi đấy. Những người trả lời thành thật chúng tôi đều mở lượng khoan hồng”.
“Cám ơn ông nhiều ạ. Vậy trăm sự xin nhờ ông ạ”.
Tôi đã diễn kịch đến mức siêu thần nhập hóa. Tuy vậy, cái diễn xuất này không giúp được tôi một chút nào.
Sáng hôm sau, tôi được gọi lên phòng cảnh sát trưởng. Lần này là hỏi cung chính thức.
Ngay khi cửa mở, tôi bước vào phòng cảnh sát trưởng.
“Một cậu thanh niên đẹp trai đây. Vụ việc này không phải lỗi ở nơi cậu mà là do mẹ cậu đã sinh ra một đứa con tuấn tú như thế này”.
Cảnh sát trưởng là một người còn trẻ, có vẻ như xuất thân đại học ra, nước da ngăm đen. Đột nhiên bị nói như vậy, tôi chỉ thấy thống khổ như mình là kẻ tật nguyền xấu xí, trên mặt có gắn một vết chàm đỏ chiếm cả nửa khuôn mặt vậy.
Cuộc hỏi cung của vị cảnh sát trưởng giống như một tuyển thủ nhu đạo hay kiếm đạo này thật đơn giản rõ ràng, so với cuộc “điều tra” trong bí mật của vị cảnh sát già đêm nọ chuyên tập trung hỏi về tình ái nam nữ thì thật xa cách một trời một vực.
Khi hỏi cung xong xuôi, vị cảnh sát trưởng vừa viết báo cáo gửi cho Viện công tố vừa nói với tôi.
“Phải chăm lo cho sức khỏe mình chứ? Nghe nói cậu ho ra máu hả?”.
Buổi sáng đó tôi họ rất nhiều. Thường mỗi lần bị ho, tôi đều lấy khăn che miệng nhưng lần này trên chiếc khăn tay có lốm đốm vết máu như mưa đá vậy. Nhưng không phải máu trào từ họng tôi mà do đêm qua tôi nặn cái mụn nhỏ dưới tai, máu đã in trên cái khăn tay đó. Nhưng tôi cảm thấy mình không nói rõ ra điều này thì sẽ có lợi hơn nên chỉ cụp mắt xuống, đáp bừa.
“Dạ vâng ạ”.
Cảnh sát trưởng viết xong báo cáo, nói với tôi:
“Vụ việc của cậu có khởi tố hay không là tùy vào bên Viện công tố quyết định. Cậu nên điện báo hay gọi điện thoại về nhà, nhờ người hôm nay đến Viện công tố Yokohama xoay xở đi. Chắc cậu cũng có ai đó làm người bảo hộ hay bảo lãnh chứ nhỉ?”.
Tôi nhớ ra có một người đồng hương thường xuyên ghé thăm căn nhà của cha tôi ở Tokyo. Ông ta tên Shibuda còn độc thân, chừng bốn mươi tuổi, người mập chắc, đang kinh doanh một tiệm đồ cổ, thường xuyên nịnh hót bợ đỡ cha tôi, còn làm người bảo lãnh cho tôi ở trường học nữa. Đặc biệt mắt của ông này đặc biệt giống loài cá bơn nên cha tôi thường gọi là “ông cá bơn” và tôi cũng gọi
Tôi mượn quyển danh bạ điện thoại của cảnh sát, tìm thấy số điện thoại nhà ông cá bơn liền điện thoại đến nhờ vả ông ta đến Viện công tố Yokohama giùm cho. Nghe thế ông ta lập tức thay đổi giọng nói quyền uy như thể một người nào khác hẳn vậy nhưng cuối cùng ông ta cũng nhận lời.
“Này, mau khử trùng cái điện thoại đi. Thằng nhỏ ho ra máu đấy”.
Sau khi tôi trở về phòng bảo hộ, vẫn còn nghe giọng nói sang sảng của vị cảnh sát trưởng nói với nhân viên của mình như vậy.
Đến quá trưa, tôi bị trói lại bằng sợi dây thừng nhỏ, tuy bên ngoài có chiếc áo khoác che đi nhưng đầu dây trói lại bị một cảnh sát trẻ nắm rất chặt, rồi hai người chúng tôi lên tàu điện đi về Yokohama.
Thế nhưng tôi chẳng cảm thấy bất an chút nào cả. Đến bây giờ, ngồi viết lại những dòng này, tôi vẫn nhớ cái phòng bảo hộ của cảnh sát, nhớ vị cảnh sát già, như thế nào nhỉ? Bị trói như một thằng tội phạm mà ngược lại tôi còn cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái ung dung nữa chứ.
Tuy nhiên trong số những kỷ niệm đáng nhớ thời kỳ này, có một lỗi lầm bi thảm suốt đời tôi không bao giờ quên được, mỗi lần nhớ lại vẫn toát mồ hôi đầm đìa. Đó là khi tôi bị lấy khẩu cung trong một căn phòng âm u ở Viện công tố. Ủy viên công tố chừng trên dưới bốn mươi tuổi, là mẫu người điềm tĩnh, khoan thai (nói tôi đẹp trai thì cũng được nhưng cái đẹp này mang vết tà dâm, còn gương mặt của vị công tố này thật đoan chính, cho ta cảm giác của người thông minh đĩnh ngộ). Thế là tôi chẳng đề phòng gì, cứ thao thao tường thuật lại. Rồi đột nhiên nổi cơn ho, tôi lấy chiếc khăn tay trong túi áo và chợt nhìn thấy mấy vết máu loang. Tôi nghĩ cơn ho chắc sẽ giúp ích cho mình được gì đây nên tâm cơ nổi lòng ti tiện, nên cố gắng ho khù khù hù hụ cho thật lớn và thảm thương, lấy khăn tay che miệng và liếc nhìn gương mặt của vị công tố.
“Này, đang giả vờ đấy hả
Anh ta hỏi với một nụ cười mỉm.
Toát hết cả mồ hôi lạnh. Không phải, bây giờ nhớ lại tôi còn muốn nhảy cẫng lên. So với thời trung học, bị thằng Takeichi ngu ngốc nói “mày cố tình, cố tình” đâm lén sau lưng, mang nỗi thống khổ thì cái thất bại này nếu nói là thê thảm hơn nữa cũng không phải là quá lời. Đây là lần thất bại lớn thứ hai trong đời diễn kịch của tôi. Đến mức tôi nghĩ rằng chẳng thà chịu mười năm tù còn hơn phải chịu đựng cái nụ cười bình thản đầy khinh miệt của vị ủy viên công tố kia.
Tôi được miễn khởi tố. Với tâm trạng buồn bã, chán nản cuộc đời này, tôi ngồi trên chiếc ghế đá nơi Viện công tố, chờ ông cá bơn đến bảo lãnh về. Từ cửa sổ lớn phía sau lưng, tôi thấy bầu trời chiều đang xuống cùng lũ vịt trời bay về tựa như hình chữ “nữ” vậy.
“Anh chỉ mang mười yên. Tùy em định liệu cho”.
“Anh không cần phải lo đâu ạ”.
Giọng nói của nàng nghe ra ở vùng Kansai. Và kỳ diệu thay giọng nói ấy đã trấn áp được cơn sợ run rẩy trong tâm hồn tôi. Tất nhiên không phải là vì câu nói không cần phải lo lắng đến tiền bạc nữa mà bởi vì tôi cảm giác như thể ở bên người này mình chẳng cần phải bận tâm gì. Tôi uống rượu. Bởi vì cảm thấy yên tâm với người con gái này nên tôi chẳng có ý muốn diễn hề gì nữa mà cứ thế thể hiện ra nỗi sầu thảm cùng với bản tính trầm ngâm ít nói của mình. Tôi cứ im lặng mà uống.
“Anh có thích mấy món này không?”
Nàng đặt trước mặt tôi rất nhiều món ăn rồi nói. Tôi lắc đầu.
“Vậy anh chỉ uống rượu thôi à? Em cũng muốn uống
Đó là một đêm thu lạnh lẽo. Theo lời Tsuneko (tôi nhớ tên nàng là vậy nhưng giờ ký ức đã mờ phai nên không chắc lắm. Ngay cả cái tên của người con gái cùng tự sát với mình mà cũng không còn nhớ nữa) tôi đến một quán sushi ở đằng sau khu Ginza, vừa ăn những miếng sushi dở tệ vừa chờ nàng. (tên nàng thì tôi quên mà không hiểu sao cái vị sushi dở tệ ấy thì tôi lại nhớ. Rồi ông chủ quán đầu trọc, mặt như con rắn ráo cứ lúc lắc cái cổ vừa nắm sushi làm ra vẻ như ta đây giỏi lắm cứ còn y nguyên trong trí nhớ. Đến những năm sau này, khi đi tàu điện bất chợt gặp một gương mặt quen quen, rồi sau khi cố nhớ mới nhận ra là giống ông chủ quán sushi khi xưa và mỉm cười khổ sở. Hiện tại tên và gương mặt người con gái ấy đã quá xa xăm trong ký ức điêu tàn, mà chỉ có miếng sushi và gương mặt ông chủ quán là còn in trong trí nhớ phải chăng là vì sự dở tệ của nó đã cho tôi cảm giác khốn cùng và lạnh lẽo khi ấy. Tôi từ xưa được người ta dẫn đến những quán sushi thượng hạng mà ăn chưa một lần nào thấy ngon. Chắc tại vì miếng sushi lớn quá. Tôi cứ nghĩ rằng miếng sushi lớn bằng ngón tay cái thì làm sao mà nắm cho chặt được).
Nàng thuê nhà ở tầng hai một cửa hiệu đồ gỗ. Tôi chẳng giấu giếm cái buồn u uất của mình một chút nào. Vừa lấy tay chống cằm như thể che một cái răng bị sưng đau, tôi vừa uống trà. Tư thế đó có lẽ làm nàng thương cảm. Tsuneko là người đàn bà cho ta cảm giác hoàn toàn cô độc như thể một cơn gió lạnh luôn thổi quanh thân nàng, để những lá khô vàng rơi loạn vũ.
Chúng tôi vừa nằm vừa nói chuyện. Nàng nói nàng lớn hơn tôi hai ba tuổi gì đó, quê ở Hiroshima rồi thì “em đã có chồng rồi đấy, chồng em làm thợ cắt tóc ở Hiroshima. Mùa xuân năm ngoái hai chúng em cùng bỏ nhà lên Tokyo nhưng chồng em không chịu làm việc đàng hoàng, đi lừa đảo người ta bị bắt bỏ tù rồi. Em mỗi ngày đều vào thăm nhưng thôi từ ngày mai em chẳng vào nữa”. Nàng cứ tỉ tê như vậy nhưng vì tôi chẳng bao giờ có hứng thú nghe con gái nói chuyện về mình cả, có lẽ tại cách nói của các nàng dở quá chăng, tức là các nàng cứ lan man không có một trọng tâm nào cả thành ra tôi chỉ nghe thoáng qua tai rồi thôi, như nước đổ đầu vịt vậy.
“Em cô đơn lắm. Đối với tôi, chỉ một câu nói này đã đủ gây cho tôi một nỗi niềm thông cảm hơn hơn ngàn câu tỉ tê tâm sự của các nàng rồi nhưng vẫn thấy kỳ quái là chưa một lần nào nghe các nàng thốt lên câu ấy cả. Tuy nhiên, dù cho Tsuneko không nói tiếng “em cô đơn” thì sự cô độc đáng sợ vô ngôn của nàng dường như tỏa ra một dòng khí lưu khắp thân hình nàng và khi ghì sát hình hài ấy, thân hình tôi cũng được dòng khí lưu bao bọc rồi tan chảy cùng với nỗi u uất của tôi. Hai thân hình thoát ra khỏi nỗi bất an sợ hãi như hai chiếc lá khô im lặng nằm trên tảng đá dưới đáy nước sâu.
Khác hoàn toàn với cảm giác yên tâm và ngủ ngon trong bầu ngực ấm của mấy em gái điếm ngu độn (chắc tại vì mấy em gái này tươi vui), một đêm ái ân cùng với vợ người tù lừa đảo này, tôi hạnh phúc (cái từ đao to búa lớn này, nói ra không có một ý nào mỉa mai mà hoàn toàn mang ý khẳng định. Trong tập ghi chép này, tôi sẽ không dùng lại từ này lần nào với ý nghĩa nghiêm túc như vậy nữa) và hoàn toàn tự do.
Tuy nhiên, tôi với Tsuneko chỉ có một đêm duy nhất ấy mà thôi. Sáng hôm sau, mở bừng mắt tỉnh dậy, tôi lại trở thành tên hề khinh bạc thuở nào. Một kẻ yếu ớt sợ hãi ngay chính cả hạnh phúc. Tôi bị thương bởi lớp bông gòn. Hạnh phúc sẽ làm tôi bị tổn thương. Và trong lúc còn chưa bị thương tích gì, phải mau chóng giương lên lớp khói hỏa mù của thằng hề kia mà nói lời chia tay cho sớm.
“Câu nói “tiền hết thì tình cũng phai” theo anh là cần giải thích ngược lại. Không phải là hết tiền thì sẽ bị gái bỏ rơi đâu. Thằng đàn ông khi hết tiền tự nhiên ý khí tiêu trầm, trở nên vô dụng, không còn sức mà cười nữa. Rồi hắn trở nên tuyệt vọng và cuối cùng rũ bỏ đàn bà. Cho nên ý nghĩ câu này là đàn ông hóa cuồng vì hết tiền, lắc qua lắc lại đến khi ruồng bỏ được đàn bà. Nếu em tra cứu trong từ điển Kanazawa thì nghĩa còn thảm hơn nữa đấy. Anh quá hiểu rõ tâm trạng này mà”.
Tôi nhớ chắc là khi mình nói ra câu ngu ngốc ấy, Tsuneko đã bật cười. Tôi sợ ở lâu sẽ nguy hiểm nên vội vàng chuồn đi cho nhanh, không kịp cả rửa mặt. Nhưng câu nói bất chợt “tiền hết thì tình cũng phai” không ngờ lại ứng nghiệm đối với đời tôi đến mãi sau này.
Rồi đến cả tháng sau, tôi cũng chẳng gặp lại người ân nhân trong đêm ấy. Chia tay em rồi ngày tháng trôi qua, niềm vui nhạt nhòa, cái ân ngắn ngủi ấy đã thành đáng sợ, trở thành ràng buộc, đã truy bức tôi. Cái khoản tiền ở quán cà phê khi ấy Tsuneko đã thanh toán giùm tôi cũng làm tôi cảm thấy nặng nề. Rồi tôi thấy cả Tsuneko, con gái người chủ trọ và cô gái trường cao đẳng nữ đều chỉ là những người con gái uy hiếp tôi mà thôi. Mặc dù xa lánh nhưng việc Tsuneko vẫn đeo đẳng trong lòng. Hơn nữa, việc gặp lại người con gái đã cùng mình ân ái sẽ làm tôi trở nên giận dữ. Vì sự khó khăn trong cách hành xử khi gặp mặt nên tôi xa lánh khu Ginza. Tuy nhiên không phải vì tôi xảo quyệt gì khi chối từ sự khó ăn nói khi gặp mặt mà bởi vì tôi thấy đàn bà khi ân ái và khi thức dậy vào buổi sáng hoàn toàn khác biệt. Họ sống một cách hoàn hảo trong hai thế giới hoàn toàn khác hẳn nhau như thể quên mất là có thế giới kia vậy. Mà tôi thì chẳng thể nào quen được điều này.
Vào cuối tháng mười một, tôi cùng Horiki đi uống rượu ở một quán lề đường khu Kanda. Cái gã bạn xấu này cứ muốn đi uống tiếp tăng hai dù biết tôi chẳng có tiền. Gã cứ van nài “uống nữa, uống nữa đi”. Lúc đó, tôi đã chuếnh choáng say nên nổi hùng khí.
“Nếu vậy, tao dẫn mày đến vương quốc của mộng mơ. Đúng một chốn nhục lâm tửu trì”.
“Quán cà phê á?”.
“Đúng”.
“Vậy thì đi thôi”.
Hai chúng tôi quyết định vậy rồi đi đón tàu điện. Horiki cao hứng:
“Tao thèm khát đàn bà lắm rồi. Này, hôn mấy em phục vụ cũng được chứ nhỉ?”.
Tôi chẳng ưa cái thói lè nhè của Horiki lúc say rượu như vậy. Horiki cũng biết vậy nên càng ra sức lải nhải.
“Này, tao sẽ hôn đấy. Tao chắc sẽ hôn em gái ngồi cạnh tao cho mày xem. Được đấy nhỉ?”.
“Không vấn đề gì”.
“Cám ơn nhiều nhé. Thực sự tao thèm đàn bà quá”.
Chúng tôi xuống tàu ở khu phố thứ tư Ginza, vào một quán cà phê lớn có đầy đủ “nhục lâm tửu trì” mà không có một xu dính túi chỉ nhờ vào mối liên hệ duy nhất với Tsuneko mà thôi. Tôi và Hiroki vào một phòng trống, ngồi đối diện nhau. Tsuneko cùng với một nữ phục vụ khác bước vào ngồi kế bên tôi. Tsuneko thì ngồi cạnh Horiki. Vì ngồi đối diện nhau nên tôi choáng váng khi Tsuneko bị đè ra hôn.
Tôi không cảm thấy tiếc nuối gì cả. Ngay từ đầu, tôi đã không có ham muốn chiếm hữu, mà cho dù có chút gì tiếc nuối, tôi cũng chẳng có khí lực cạnh tranh với người để chủ trương quyền sỡ hữu. Sau đó, có lần tôi chỉ giương mắt đứng nhìn vợ mình bị người ta làm nhục thôi.
Tôi không muốn dính dáng một chút nào với những chuyện tranh giành của nhân gian. Tôi sợ bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã đó. Tsuneko và tôi chỉ là tình một đêm. Nàng đâu thuộc về tôi. Cảm giác tiếc nuối là không thể nào có được. Nhưng sao tôi vẫn kinh ngạc đến đờ đẫn cả người ra.
Bởi vì tôi chợt thấy thương xót Tsuneko đang bị Horiki hôn cuồng bạo trước mắt tôi. Tsuneko bị Horiki hạ nhục như thế chắc phải chia tay với mình rồi, nhưng tôi không đủ dũng khí ngăn cản Tsuneko. Tuy một thoáng ngắn ngủi kinh ngạc trước sự bất hạnh của Tsuneko nhưng rồi tôi cũng cam chịu, nghĩ mọi chuyện vậy là xong rồi. Vừa nhìn gương mặt của Horiki và Tsuneko, tôi vừa cười ngớ ngẩn.
Tuy nhiên, sự tình lại diễn ra ngoài mức định liệu.
“Thôi đủ rồi”. Horiki bĩu môi nói.
“Ngay cả tao cũng không thèm con bé bần tiện nà
Tôi gần như á khẩu. Hai tay khoanh lại, nhìn chằm chằm vào Tsuneko, tôi cười khổ sở.
“Mang rượu đến đi. Anh không có tiền”.
Tôi thì thầm với Tsuneko. Tôi muốn lần này được tắm trong rượu. Theo con mắt người đời, Tsuneko là một cô gái rách rưới nghèo hèn không đáng được một tửu khách ôm hôn. Tôi cảm thấy mình vừa bị tát một cú như trời giáng. Tôi uống rượu, uống như chưa bao giờ được uống trong đời. Chếnh choáng men cay, mỗi lần tôi đứa mắt nhìn Tsuneko, hai đứa mỉm cười buồn bã. Dù như Horiki nói, nàng chỉ là một cô gái mệt mỏi và nghèo hèn, nhưng mối cảm tình mà nàng dành cho kẻ không xu dính túi này (đến bây giờ tôi vẫn nghĩ sự cách biệt giàu nghèo là một chủ đề muôn thuở của kịch và phim ảnh), chính mối cảm thương đó đã làm cho tôi lần đầu tiên từ khi sinh ra biết cảm giác yêu tươi sáng (dù chỉ chút ít thôi) là như thế nào. Tôi ói mửa, rồi chẳng còn biết trời đất gì nữa. Uống rượu say sưa đến đánh mất cả bản thân mình như vậy là lần đầu tiên trong đời tôi.
Khi mở mắt ra tôi thấy Tsuneko đang ngồi bên gối. Tôi đã qua đêm trong phòng của nàng trên tầng hai tiệm đồ gỗ.
“Lần trước anh nói những gì “tiền hết thì tình cũng phai”, em cứ nghĩ là anh đùa. Anh làm thật luôn. Anh không đến nữa. Cần gì phải làm quá như vậy. Em đi làm nuôi anh không được sao?”
“Không được”.
Rồi nàng nằm xuống cạnh tôi. Đến sáng từ đầu tiên mà nàng nói là khỏi miệng là “chết”. Nàng đã quá mệt mỏi với con người, tôi cứ nghĩ đến nỗi sợ con người, sự phiền toái của thế gian, tiền bạc, hoạt động tổ chức, gái gú và trường học là không còn thiết tha gì cuộc sống nữa nên nhanh chóng đồng ý ngay với dự định của nàng.
Tuy nhiên lúc đó tôi cũng cảm giác rằng cái câu nói “cùng chết” là không thể. Trong đó có chút gì nghe như “đi chơi” vậy.
Sáng hôm đó, hai người chúng tôi đi dạo loanh quanh ở khu Asakura. Chúng tôi vào một quán giải khát uống sữa tươi.
“Lần này anh trả đi”.
Tôi đứng dậy, lấy cái ví đựng tiền trong túi áo kimono. Chỉ còn ba đồng tiền lẻ. Tôi thấy buồn thảm hơn là nhục nhã. Ngay lập tức trong tâm trí tôi hiện lên căn phòng trọ hoang lương ở Tiên Du quán, tất cả đều bị đem đi cầm cố, chỉ còn lại quần áo và chăn màn mà thôi. Ngoài ra có thêm một cái áo kimono chim cò đang mặc cùng với một cái áo dạ. Đó là hiện thực cuộc đời tôi. Vì vậy tôi mới quyết ý là mình không thể nào tiếp tục sống được nữa.
Thấy vẻ khó xử của tôi, Tsuneko cũng đứng dậy nhìn vào chiếc ví tôi cầm.
“Chỉ còn lại vậy thôi hả anh?”.
Lời nói của nàng vô tình mà làm tôi đau tận xương cốt. Đau đớn vì đó là giọng nói của người con gái lần đầu tôi yêu. Chỉ vậy thôi hả anh. Về căn bản ba xu lẻ không thể gọi là tiền được. Tôi cảm thấy một nỗi nhục nhã lớn nhất trong đời. Một nỗi nhục khiến tôi không thể nào sống nổi. Cuối cùng tôi không thể thoát ra khỏi việc làm một cậu ấm của một gia đình giàu có. Và lúc đó, thực sự là tôi quyết ý muốn chết.
Đêm đó chúng tôi cùng nhảy xuống biển Kamakura. Tsuneko cởi dây lưng kimono, xếp lại ngay ngắn đặt trên tảng đá và nói rằng đây là chiếc dây lưng nàng mượn của bạn. Tôi cũng cởi chiếc áo khoác ngoài, xếp lại để cùng chỗ rồi hai chúng tôi trầm mình.
Nhưng nàng thì chết, chỉ có tôi là được cứu.
Vụ việc được đăng tải rùm beng trên báo chí bởi vì tôi là học sinh trường cao đẳng, và hơn nữa vì danh tiếng của cha tôi đã tạo cho bản tin thêm phần giá tr
Tôi được đưa về một bệnh viện ven biển. Một người bà con hộc tốc từ quê chạy lên thăm tôi và lo thu xếp mọi chuyện. Trước khi về, người này có cho tôi biết là vì vụ việc này mà toàn gia đình tôi cực kỳ giận dữ, nhất là cha tôi và có thể tôi sẽ bị toàn họ hàng từ tuyệt. Nhưng tôi chỉ nhớ Tsuneko của tôi đã chết và khóc thổn thức không thôi. Bởi vì người con gái quê mùa ấy là người duy nhất mà tôi yêu thương cho đến bây giờ.
Cô con gái chủ trọ gửi cho tôi một bức thư dài với năm mươi bài tanka. Năm mươi bài, bài nào cũng bắt đầu bằng câu rất chi là dị hợm “hãy sống vì em nhé”. Với lại trong phòng bệnh tôi nằm các cô y tá đến chơi trò chuyện vui vẻ. Có cô còn nắm tay tôi thật chặt trước khi ra về. Các bác sĩ phát hiện phổi trái tôi có vết. Điều đó thật may cho tôi. Vì ít lâu sau tôi được đưa từ bệnh viện về sở cảnh sát để điều tra với tội danh “hỗ trợ tự sát” nhưng do là bệnh nhân, tôi được đặc cách nằm phòng bảo hộ đặc biệt.
Vào đêm khuya, căn phòng kế bên chỗ tôi, một viên cảnh sát già canh gác nhẹ nhàng mở cửa phòng tôi và nói:
“Này”.
“Có lạnh không? Sang đây sưởi ấm đi”.
Cố tình làm ra vẻ buồn bã, tôi bước vào phòng canh, ngồi sát bên lò sưởi cho ấm.
“Chắc là đang nhớ người yêu đã chết phải không?”.
“Vâng ạ”.
Tôi trả lời với giọng nhỏ như sắp đứt hơi.
“Chà, cái đó người ta gọi là thế thái nhân tình đấy
Rồi ông ta bất chợt cao giọng.
“Thế cậu bắt đầu quen cô ta trong trường hợp nào?”.
Giọng nói của ông trang nghiêm như thẩm phán. Ông xem tôi như con ông, trong đêm thu dài không có gì để làm, đứng ra làm nhiệm vụ điều tra tôi, muốn lôi kéo tôi nhớ lại đoạn đời dơ bẩn cũ. Tôi nhanh chóng hiểu ngay điều đó và cố gắng để khỏi phải bật cười. Mặc dù tôi biết rõ những câu hỏi điều tra “không chính thức” này không trả lời cũng được nhưng vì cũng muốn gợi hứng cho đêm thu lạnh lẽo này, hơn nữa tôi nhanh chóng hiểu rằng vị cảnh sát đứng ra điều tra mình biết đâu liên quan đến việc quyết định tội trạng nặng nhẹ của tôi thì sao. Thế là ngoài mặt tôi tỏ ra thành ý tin tưởng rồi “tường thuật” lại câu chuyện, tùy hứng gia giảm vào sao đủ để làm hài lòng cái sự hiếu kỳ của ông ta.
“Ừ, đại khái thì tôi hiểu rồi đấy. Những người trả lời thành thật chúng tôi đều mở lượng khoan hồng”.
“Cám ơn ông nhiều ạ. Vậy trăm sự xin nhờ ông ạ”.
Tôi đã diễn kịch đến mức siêu thần nhập hóa. Tuy vậy, cái diễn xuất này không giúp được tôi một chút nào.
Sáng hôm sau, tôi được gọi lên phòng cảnh sát trưởng. Lần này là hỏi cung chính thức.
Ngay khi cửa mở, tôi bước vào phòng cảnh sát trưởng.
“Một cậu thanh niên đẹp trai đây. Vụ việc này không phải lỗi ở nơi cậu mà là do mẹ cậu đã sinh ra một đứa con tuấn tú như thế này”.
Cảnh sát trưởng là một người còn trẻ, có vẻ như xuất thân đại học ra, nước da ngăm đen. Đột nhiên bị nói như vậy, tôi chỉ thấy thống khổ như mình là kẻ tật nguyền xấu xí, trên mặt có gắn một vết chàm đỏ chiếm cả nửa khuôn mặt vậy.
Cuộc hỏi cung của vị cảnh sát trưởng giống như một tuyển thủ nhu đạo hay kiếm đạo này thật đơn giản rõ ràng, so với cuộc “điều tra” trong bí mật của vị cảnh sát già đêm nọ chuyên tập trung hỏi về tình ái nam nữ thì thật xa cách một trời một vực.
Khi hỏi cung xong xuôi, vị cảnh sát trưởng vừa viết báo cáo gửi cho Viện công tố vừa nói với tôi.
“Phải chăm lo cho sức khỏe mình chứ? Nghe nói cậu ho ra máu hả?”.
Buổi sáng đó tôi họ rất nhiều. Thường mỗi lần bị ho, tôi đều lấy khăn che miệng nhưng lần này trên chiếc khăn tay có lốm đốm vết máu như mưa đá vậy. Nhưng không phải máu trào từ họng tôi mà do đêm qua tôi nặn cái mụn nhỏ dưới tai, máu đã in trên cái khăn tay đó. Nhưng tôi cảm thấy mình không nói rõ ra điều này thì sẽ có lợi hơn nên chỉ cụp mắt xuống, đáp bừa.
“Dạ vâng ạ”.
Cảnh sát trưởng viết xong báo cáo, nói với tôi:
“Vụ việc của cậu có khởi tố hay không là tùy vào bên Viện công tố quyết định. Cậu nên điện báo hay gọi điện thoại về nhà, nhờ người hôm nay đến Viện công tố Yokohama xoay xở đi. Chắc cậu cũng có ai đó làm người bảo hộ hay bảo lãnh chứ nhỉ?”.
Tôi nhớ ra có một người đồng hương thường xuyên ghé thăm căn nhà của cha tôi ở Tokyo. Ông ta tên Shibuda còn độc thân, chừng bốn mươi tuổi, người mập chắc, đang kinh doanh một tiệm đồ cổ, thường xuyên nịnh hót bợ đỡ cha tôi, còn làm người bảo lãnh cho tôi ở trường học nữa. Đặc biệt mắt của ông này đặc biệt giống loài cá bơn nên cha tôi thường gọi là “ông cá bơn” và tôi cũng gọi
Tôi mượn quyển danh bạ điện thoại của cảnh sát, tìm thấy số điện thoại nhà ông cá bơn liền điện thoại đến nhờ vả ông ta đến Viện công tố Yokohama giùm cho. Nghe thế ông ta lập tức thay đổi giọng nói quyền uy như thể một người nào khác hẳn vậy nhưng cuối cùng ông ta cũng nhận lời.
“Này, mau khử trùng cái điện thoại đi. Thằng nhỏ ho ra máu đấy”.
Sau khi tôi trở về phòng bảo hộ, vẫn còn nghe giọng nói sang sảng của vị cảnh sát trưởng nói với nhân viên của mình như vậy.
Đến quá trưa, tôi bị trói lại bằng sợi dây thừng nhỏ, tuy bên ngoài có chiếc áo khoác che đi nhưng đầu dây trói lại bị một cảnh sát trẻ nắm rất chặt, rồi hai người chúng tôi lên tàu điện đi về Yokohama.
Thế nhưng tôi chẳng cảm thấy bất an chút nào cả. Đến bây giờ, ngồi viết lại những dòng này, tôi vẫn nhớ cái phòng bảo hộ của cảnh sát, nhớ vị cảnh sát già, như thế nào nhỉ? Bị trói như một thằng tội phạm mà ngược lại tôi còn cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái ung dung nữa chứ.
Tuy nhiên trong số những kỷ niệm đáng nhớ thời kỳ này, có một lỗi lầm bi thảm suốt đời tôi không bao giờ quên được, mỗi lần nhớ lại vẫn toát mồ hôi đầm đìa. Đó là khi tôi bị lấy khẩu cung trong một căn phòng âm u ở Viện công tố. Ủy viên công tố chừng trên dưới bốn mươi tuổi, là mẫu người điềm tĩnh, khoan thai (nói tôi đẹp trai thì cũng được nhưng cái đẹp này mang vết tà dâm, còn gương mặt của vị công tố này thật đoan chính, cho ta cảm giác của người thông minh đĩnh ngộ). Thế là tôi chẳng đề phòng gì, cứ thao thao tường thuật lại. Rồi đột nhiên nổi cơn ho, tôi lấy chiếc khăn tay trong túi áo và chợt nhìn thấy mấy vết máu loang. Tôi nghĩ cơn ho chắc sẽ giúp ích cho mình được gì đây nên tâm cơ nổi lòng ti tiện, nên cố gắng ho khù khù hù hụ cho thật lớn và thảm thương, lấy khăn tay che miệng và liếc nhìn gương mặt của vị công tố.
“Này, đang giả vờ đấy hả
Anh ta hỏi với một nụ cười mỉm.
Toát hết cả mồ hôi lạnh. Không phải, bây giờ nhớ lại tôi còn muốn nhảy cẫng lên. So với thời trung học, bị thằng Takeichi ngu ngốc nói “mày cố tình, cố tình” đâm lén sau lưng, mang nỗi thống khổ thì cái thất bại này nếu nói là thê thảm hơn nữa cũng không phải là quá lời. Đây là lần thất bại lớn thứ hai trong đời diễn kịch của tôi. Đến mức tôi nghĩ rằng chẳng thà chịu mười năm tù còn hơn phải chịu đựng cái nụ cười bình thản đầy khinh miệt của vị ủy viên công tố kia.
Tôi được miễn khởi tố. Với tâm trạng buồn bã, chán nản cuộc đời này, tôi ngồi trên chiếc ghế đá nơi Viện công tố, chờ ông cá bơn đến bảo lãnh về. Từ cửa sổ lớn phía sau lưng, tôi thấy bầu trời chiều đang xuống cùng lũ vịt trời bay về tựa như hình chữ “nữ” vậy.
Tác giả :
Dazai Osamu