Mất Tư Cách Làm Người
Chương 1: Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn
Tôi không dự tưởng được cuộc sống của một con người. Tôi được sinh ra ở một làng quê phía đông bắc nên mãi cho đến khi đã khôn lớn tôi mới được nhìn thấy tàu lửa lần đầu tiên. Tôi leo lên leo xuống cái cầu vượt nơi ga dừng, hoàn toàn không hay biết nó được làm để cho người ta băng ngang qua đường ray. Tôi đơn thuần chỉ xem cái cầu đó như một sự làm duyên làm dáng được lắp đặt giữa cái sân ga như một khu vui chơi của ngoại quốc mà thôi và thưởng thức sự phức tạp của nó. Tôi đã nghĩ như thế trong một thời gian dài. Tôi leo lên leo xuống cái cầu đó, xem đó là một trò vui tân kỳ, và cho rằng đây là một trong những dịch vụ hay nhất của ngành đường sắt. Mãi về sau khi phát hiện cái cầu đó chỉ là một loại cầu thang tiện dụng dành cho du khách băng ngang qua đường ray mà thôi thì tôi mất hẳn sự hứng thú.
Và khi còn nhỏ, khi xem bức ảnh chụp tàu điện ngầm trong một quyển sách tranh, tôi không xem đó như là một phương tiện giao thông tiện dụng cần thiết mà chỉ nghĩ rằng đi tàu điện ngầm so với đi tàu lửa thì đúng là một trò chơi thú vị hơn nhiều.
Thuở nhỏ tôi thường đau yếu bệnh tật, thường nằm trên giường bệnh. Và tôi nghĩ rằng đệm, chăn chiếu gối chỉ là những vật trang trí chán ngắt, chẳng thú vị gì. Phải đến lúc gần hai mươi tuổi, tôi mới ngạc nhiên nhận ra đó là những vật dụng cần thiết hàng ngày. Và sự tẻ ngắt của cuộc sống cần kiệm của con người đã làm tôi vô cùng buồn chán.
Tôi cũng chưa từng biết đói ăn là như thế nào. Tất nhiên điều này không có nghĩa là tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình đầy đủ cái ăn cái mặc, hoàn toàn không có ý nghĩa ngu ngốc như thế. Điều tôi muốn nói là tôi hoàn toàn không biết cái cảm giác “đói bụng” là thế nào cả. Nói nghe thì có vẻ kỳ lạ chứ thực tình cho dù đói bụng đi chăng nữa tôi cũng chẳng nhận ra. Hồi học cấp một, cấp hai, mỗi lần tan học về nhà, những người xung quanh lại hỏi thế nào, đói bụng nhỉ, lũ chúng tôi còn nhớ rõ mỗi lần từ trường về nhà là đói nẫu ra đấy, cậu dùng đậu nành ngọt nhé, hay bánh trứng, có cả bánh mì nữa đấy. Cứ làm nhặng xị cả lên. Thế là tôi được dịp phát huy tinh thần làm nũng cố hữu của mình cũng lẩm bẩm đói bụng lắm rồi cũng thảy vào miệng chừng mười hạt đậu nành ngọt nhưng thực tình tôi chẳng hiểu một tí gì về cảm giác đói cả. Dĩ nhiên tôi cũng ăn nhiều nhưng tôi hầu như không nhớ được là mình đã ăn gì vào lúc đói. Tôi đã ăn nhiều thứ được cho là hiếm và quý thời bấy giờ. Tôi cũng ăn nhiều thứ hào hoa xa xỉ. Khi đến nhà người khác, tôi hầu như ăn hết những thứ người ta mời, dù đôi khi phải gắng sức. Và thực sự khi tôi còn nhỏ, thời gian khổ sở nhất đối với tôi là giờ ăn cơm của gia đình.
Gia đình tôi ở quê có khoảng chừng mười người. Đến bữa ăn mọi người ngồi thành hai bên đối diện nhau, thức ăn bày ở giữa. Tôi là con út dĩ nhiên phải ngồi ở chỗ cuối cùng. Và cái cảnh cả chục người im lặng ngồi ăn trong căn phòng âm u lặng lẽ mà mỗi lần nhớ đến tôi đều cảm thấy nổi da gà. Nhà tôi là một gia đình nhà quê thuần túy nên những món ăn thường chỉ xoàng xĩnh, quanh đi quẩn lại có mấy món mà thôi. Những thức ăn hiếm quý hay xa xỉ không thể nào với đến được. Và càng ngày tôi càng sợ cái giờ ăn uống ấy. Ngồi ở cuối căn phòng tăm tối thâm nghiêm, lùa từng chút cơm vào miệng, cố nuốt xuống, người tôi run cầm cập vì lạnh. Tôi tự hỏi tại sao người ta phải ăn mỗi ngày ba bữa chứ, khi ăn mọi người có cần làm vẻ mặt nghiêm túc như vậy không, cứ làm như thể là một loại nghi lễ nào đó không bằng. Cứ mỗi ngày ba bận, vào thời gian quy định, mọi người lại tập họp lại trong một căn phòng tù mù, sắp xếp đưa lên các món ăn theo đúng thứ tự, dù không muốn ăn cũng phải im lặng cúi đầu mà nhai nuốt. Thậm chí có lúc tôi còn nghĩ rằng hình như mọi người có lẽ đang tập trung cầu nguyện cho những hồn ma đang lảng vảng trong nhà thì phải.
Cái cây thì sẽ chết, đối với tôi chỉ là lời hù dọa vớ vẩn mà thôi. Cái niềm tin đó (cho đến bây giờ bản thân tôi vẫn thấy vậy) lúc nào cũng làm cho tôi cảm thấy bất an và khủng hoảng. Vì con người không ăn sẽ chết, chính vì vậy phải làm việc và phải ăn cơm, đối với bản thân tôi thật là nan giải, khó hiểu và không có câu nói nào gây cho tôi cảm giác bị cưỡng bách uy hiếp đến như thế.
Có nghĩa là cho đến tận bây giờ hình như tôi vẫn chưa hiểu công việc của con người là như thế nào. Và nỗi bất an rằng quan niệm về hạnh phúc của mình hoàn toàn khác với quan niệm về hạnh phúc của tất thảy nhân gian làm tôi trằn trọc, rên rỉ thậm chí phát cuồng lên từng đêm. Vậy thì, mình có thật sự hạnh phúc không nhỉ?
Từ khi còn nhỏ, đã có rất nhiều lần người ta nói tôi là kẻ hạnh phúc may mắn nhưng tôi thì lúc nào cũng cảm thấy mình đang ở địa ngục vậy. Ngược lại tôi thấy những người bảo tôi là may mắn hạnh phúc còn an lạc hạnh phúc hơn tôi gấp bội lần. Thậm chí tôi còn nghĩ mình phải mang vác mười khối khổ lụy trên vai mà chỉ cần cho người kế bên gánh lấy một khối thôi thì cũng đã đủ để lấy đi mạng sống của họ rồi.
Có nghĩa là tôi không hiểu. Quả thực tôi không thể đoán định được mức độ, tính chất nỗi đau khổ của những người xung quanh. Có những nỗi khổ đau thực tế, chẳng hạn như nỗi khổ đau chỉ cần ăn cơm là giải quyết được. Nhưng cũng có nỗi khổ đau tận cùng của lửa địa ngục A tỳ thảm khốc đến độ có thể thổi bay đi mười khối khổ lụy của tôi thì tôi thực tình không hiểu. Nếu đã khổ đến mức như thế, tại sao họ lại không tự sát, không phát điên, lại còn hứng thú bàn luận chính trị, không tuyệt vọng mà vẫn còn tiếp tục chiến đấu vì cuộc sống? Như vậy họ có đau khổ thật không? Trở thành người theo chủ nghĩa vị kỷ, hơn thế xem việc đó là đương nhiên, và phải chăng họ chưa một lần nào nghi ngờ chính bản thân mình? Nếu như thế thì vui quá còn gì? Nhưng con người tất cả đều như thế chăng, đều đầy đủ như vậy à? Tôi cũng chẳng biết nữa. Tối ngủ thảnh thơi, sáng dậy sảng khoái, đêm qua họ đã mơ thấy những gì, vừa đi trên đường họ vừa suy nghĩ đến cái gì kia? Tiền bạc à? Lẽ nào chỉ đơn giản như thế? Mặc dù tôi đã từng nghe qua cái triết lý là con người sống để mà ăn nhưng sống vì tiền thì quả thật tôi chưa từng nghe qua. Nếu như thế… không phải… mình không thể biết được. Càng suy nghĩ tôi càng không hiểu và càng trở nên sợ hãi và bất an như thể mình đã hoàn toàn thay đổi. Tôi hầu như không thể nói chuyện được với những người xung quanh. Tôi không biết mình nên nói cái gì và nói như thế
Và cái mà tôi đã suy nghĩ ra là một anh hề.
Đó là hành động tìm kiếm tình yêu cuối cùng của tôi đối với con người. Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không.
Mà ngay từ nhỏ, đối với người trong gia đình, tôi cũng không thể nào hiểu được họ khổ đau thế nào, suy nghĩ ra làm sao nữa mà chỉ thuần túy có một nỗi hãi sợ đến mức không thể nào chịu đựng và rồi khả năng diễn vai anh hề của tôi do đó mà giỏi giang lên. Có nghĩa là tôi không biết từ lúc nào nữa đã trở thành một đứa trẻ không nói ra một lời nào thật lòng cả.
Khi nhìn lại tấm hình chụp chung với gia đình thuở đó, trong khi mọi người làm ra vẻ mặt nghiêm trang thì chỉ có một mình tôi mỉm cười với một vẻ mặt gian tà. Đó cũng lại là một vai hề buồn trong cuộc đời thơ ấu của tôi.
Hơn nữa thuở đó dù bị cha mẹ nói năng gì tôi cũng chưa lần nào trả lời cả. Dù chỉ là một câu nói đùa nhẹ, đối với tôi cũng cảm thấy bị chấn động mạnh như sấm nổ bên tai, thiếu điều muốn phát điên nên đừng nói đến việc trả lời, tôi còn xem lời nói đùa đó như một chân lý vĩnh hằng vậy. Và tôi còn nghĩ rằng vì mình không có đủ sức lực để làm theo chân lý ấy nên chắc là không thể nào sống chung với loài người được nữa. Vì thế tôi không thể tranh cãi cũng không thể tự mình biện giải được. Bị người ta nói xấu, tôi lại tưởng lời nói xấu ấy là thực, âm thầm nhận chịu sự công kích và trong tâm tư thì cảm thấy sợ hãi đến mức phát điên lên.
Có lẽ là không ai có thể cảm thấy dễ chịu khi bị chỉ trích hay giận dữ cả nhưng tôi thì thấy khuôn mặt con người giận dữ thể hiện bản tính động vật còn đáng sợ hơn cả sư tử, cá sấu hay khủng long nữa. Thường thì người ta che giấu được bản tính ấy đi, nhưng vào dịp nào đó, chẳng hạn như con bò đang nằm ngủ lặng lẽ trên thảo nguyên bỗng dùng cái đuôi đập chết con mòng hút máu ngay bụng, bản tính giận dữ của con người trong lúc vô tình tôi đều hoảng hồn dựng hết tóc gáy và khi nghĩ rằng cái bản tính này là một phần tư cách sống của con người tôi lại hầu như cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng.
Đối với con người lúc nào tôi cũng sợ run cầm cập, tôi lại không chút nào tự tin về hành vi cử chỉ của mình với tư cách là một con người. Thành ra tôi tự chôn giấu nỗi đau khổ của mình trong một cái hộp nơi đáy tim, cố gắng không để lộ ra sự thống khổ và căng thẳng một chút nào, dưới vẻ mặt tươi cười ngây thơ vô tội và vai diễn chú hề tài ba của tôi cuối cùng cũng đã được hoàn thành.
Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì cũng được nhưng chỉ cần làm cho người ta cười thì cho dù tôi có ở bên ngoài “cuộc sống” của tha nhân thì họ chắc cũng chẳng thèm để ý đến. Mà tốt nhất là không được làm vướng mắt họ, phải trở nên vô hình như gió như bầu trời vậy. Nhờ vai diễn hề, tôi chọc cười mọi người trong gia đình. Ngay cả đối với những người hầu cận, tôi cũng ráng sức mà diễn vì tôi cảm thấy họ đáng sợ và không thể hiểu được hơn cả những người trong gia đình tôi.
Vào mùa hè, tôi mặc chiếc áo len lông cừu đỏ bên dưới lớp áo yukata đi ra ngoài hành lang mà chọc cười mọi người. Ngay người anh cả nghiêm nghị ít khi cười của tôi mà cũng phải bật cười và nói với tôi vô cùng dịu dàng:
“Yochan à, nó không hợp với em lắm đâu”.
Dĩ nhiên tôi không phải là kẻ biến thái đến mức không hề biết nóng lạnh rồi mặc áo len lông cừu dày đi ra ngoài đường giữa mùa hè. Tôi chỉ lấy cái tất dài của chị tôi rồi xỏ tay vào, che giấu dưới lớp áo yukata, chỉ để chừa ra ngoài cổ tay áo một ít cho mọi người tưởng là tôi đang mặc áo len mà thôi.
Cha tôi là người hay đi công cán ở Tokyo nên ông có một ngôi nhà ở khu Sakuragi, Ueno. Cứ khoảng dăm bữa nửa tháng ông lại lên ở ngôi nhà đó. Và cứ mỗi lần trở về ông lại mua rất nhiều quà cho những người trong gia đình, thậm chí cho những người bà con thích nữa, như thể đó là thú vui của cha tôi.
Lần nào cũng vậy, đêm trước khi ông lên Tokyo, ông đều triệu tập các con đến phòng khách, vừa cười vừa hỏi chúng lần này về muốn mua quà gì, rồi lần lượt ghi những ước muốn của lũ trẻ vào quyển sổ tay. Những lần mà cha tôi tỏ ra thân thiện với những đứa con mình như thế này thật hiếm.
“Thế còn Yozo thì sao nào?”
Nhưng tôi lại cứ chỉ im lặng như mọi lần.
Ngay khi được hỏi là muốn gì thì tôi lập tức lại chẳng muốn gì nữa cả. Tôi nghĩ rằng cái gì mà chẳng được, đâu có thứ gì làm cho tôi vui đâu. Với lại những thứ người ta cho dù không hợp với sở thích mình đi nữa, mình cũng đâu thể nào mà chối từ. Không thể nào nói thẳng ra điều mình ghét, hơn nữa những thứ mình thích thì cứ thưởng thức lén lút như một thằng ăn trộm, tôi phải chịu nỗi khổ đau và sợ hãi không thể nào nói hết. Có nghĩa là tôi cũng chẳng đủ sức lực để mà chọn một trong hai thứ nữa. Điều này tôi nghĩ về sau đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng của cái gọi là “một cuộc đời đầy hổ thẹn” của chính bản thân tôi.
Thấy tôi im lặng, do dự và bất an, vẻ mặt cha tôi có vẻ cau lại một chút.
“Con thích gì nào? Một quyển sách nhé. Hay để cha mua cho con một cái mặt nạ sư tử ở Asakusa để múa lân ngày tết mà chơi. Chỗ này cũng có bán những mặt nạ sư tử dành cho trẻ em đội chơi đấy. Con không thích hay sao?”.
Bị nói là “không thích hay sao” thí đúng là không ổn rồi. Câu trả lời của anh hề không thể thốt ra khỏi miệng được. Còn vai diễn chú hề hoàn toàn thất bại.
“Con nghĩ là một quyển sách là được đấy”, anh cả tôi nói với vẻ nghiêm túc.
“Vậy à?
Cha tôi dừng bút viết, mất hứng và gấp quyển sổ lại.
Thất bại rồi, tôi đã làm cha nổi giận, sự phục thù của cha chắc chắn sẽ đáng sợ lắm đây. Tôi đã phạm một sai lầm không thể nào cứu vãn. Đêm đó, vùi mình trong chăn, tôi vừa suy nghĩ vừa run cầm cập. Rồi tôi lặng lẽ trở ra phòng khách, mở cái ngắn kéo để quyển sổ ghi chép mà cha tôi lúc nãy đã để vào, lấy quyển sổ ra, lật giở lung tung, xem những chỗ ghi chép của cha tôi về việc mua quà rồi lấy cây bút chì gắn bên quyển sổ liếm liếm, ghi vào chữ “mặt nạ sư tử” rồi về phòng ngủ thiếp đi. Tôi thực sự chẳng thích cái mặt nạ sư tử ấy một chút nào cả. Ngược lại, tôi thích có một quyển sách hơn. Nhưng tôi nhận ra là cha muốn mua cho tôi cái mặt nạ sư tử đó và để chiều theo ý ông, cũng để làm lành với cha tôi nữa nên tôi đã dám mạo hiểm lén lút vào phòng khách giữa đêm khuya như thế.
Và thủ đoạn phi thường này của tôi đã thành công đúng như dự liệu. Khi cha tôi từ Tokyo trở về nói với mẹ tôi lớn tiếng đến nỗi chúng tôi đang ở trong phòng mình cũng nghe thấy được.
“Đến tiệm đồ chơi đó, tôi mở quyển sổ ra thì thấy ngay chỗ này có viết “mặt nạ sư tử”. Không phải chữ tôi viết. Vậy là sao đây? Tôi nghiêng đầu ngẫm nghĩ. Thì ra đây là trò đùa của thằng bé Yozo đây mà. Cái thằng bé đó khi tôi hỏi thì cứ im lặng cười tủm tỉm nhưng về sau lại thích mê cái mặt nạ sự tử đến mức không chịu được. Đúng là cái thằng bé hay thay đổi. Cứ mãi giả vờ rồi viết vào đây. Nếu đã thích như thế thì cứ nói ra một tiếng cho rồi. Ở trước cửa tiệm đồ chơi, tôi cứ buồn cười mãi. Bà mau mau gọi thằng bé Yozo ra đây nào”.
Một lần khác, tôi lại tụ tập những người hầu cận nam nữ trong nhà ở căn phòng cấu trúc theo kiểu phương Tây. Tôi bắt một anh hầu ấn phím đàn piano một cách lung tung ngẫu hứng (mặc dù nhà tôi ở quê nhưng hầu như thứ gì cũng có) rồi ứng theo nhịp điệu vô nghĩa ấy, tôi nhảy một điệu vũ Ấn Độ chọc cười mọi người. Người anh thứ mới lấy máy hình chụp cảnh tôi khiêu vũ. Khi nhìn vào tấm hình đó, từ khe hở của tấm váy tôi mặc (vốn là một mảnh vải hoa sặc sỡ dùng để gói quà) lòi ra con chim nhỏ xíu của tôi khiến mọi người lại cười lăn cười bò. Đối với tôi mà nói, đó có lẽ lại là một thành công ngoài sức tưởng tượng
Mỗi tháng tôi đều có trong tay hơn mười quyển tạp chí thiếu niên mới phát hành cùng với rất nhiều sách vở được đặt mua về từ Tokyo và tôi cứ im lặng đọc một mình, nên rất quen thuộc với những nhận vật như tiến sĩ Mecharakuchara, tiến sĩ Biết tuốt. Ngoài ra những loại khác như truyện Quái đàm, Giảng đàm, Lạc ngữ(1), những truyện kể Edo tôi cũng đều tinh thông nên tôi không thiếu gì đề tài để chọc cười mọi người.
1. Quái đàm (kaidan), Giảng đàm (Kodan), Lạc ngữ (Rakugo): tên các loại truyện kể truyền thống ngày xưa của Nhật Bản.
Nhưng mà còn trường học nữa.
Đối với tôi, trường học là nơi tôi được mọi người tôn sùng. Quan niệm được tôn trọng lại càng làm tôi thêm sợ hãi. Có một định nghĩa của riêng tôi về khái niệm được tôn sùng là một nhân vật tưởng như tài trí vẹn toàn nhưng cuối cùng bị mọi người nhìn thấu tim đen là kẻ lừa đảo những người xung quanh. Điều này làm cho hắn vô cùng đau khổ và cảm thấy nhục nhã còn hơn cái chết. Giả sử lừa dối cả thế gian và được tôn sùng đi chăng nữa nhưng chắc hẳn có một người biết rõ và cuối cùng cũng sẽ cho cả thế gian biết sự thật. Khi biết đã bị lừa dối, lúc đó cả thế gian sẽ căm phẫn, tức giận và sẽ phục thù đến mức nào đây? Chỉ cần tưởng tượng thôi mà tóc tai tôi đã dựng đứng hết cả lên.
Tôi được cả trường tôn sùng vì khả năng của tôi hơn là vì tôi được sinh ra trong một gia đình giàu có. Từ hồi còn nhỏ tôi hay đau ốm nên thường nghỉ học một tháng, hai tháng thậm chí nghỉ học gần cả năm trời ở nhà dưỡng bệnh, thế nhưng khi tôi quay lại trường, trong tình trạng chưa khỏi hẳn bệnh và đi bằng xe kéo, nhưng kỳ thi cuối năm tôi vẫn đạt được vị trí cao hơn các bạn cùng lớp. Thậm chí lúc khỏe mạnh tôi cũng không học hành gì cả, trong giờ thầy giảng tôi toàn vẽ truyện tranh, chờ đến giờ giải lao tôi cho mấy đứa trong lớp xem, giải thích cho câu truyện và làm cho cả đám cười. Tôi toàn vẽ truyện cười như thế và cho dù bị thầy giáo chú ý nhưng tôi cũng không chừa. Bởi vì tôi biết thầy giáo cũng lén đọc những truyện tranh cười của tôi.
Một ngày nọ như thường lệ, tôi vẽ một truyện tranh hài cảnh tôi đi tiểu thất bại vào một cái bô đặt ở lối đi trên xe lửa mà mẹ dẫn tôi lên Tokyo (tuy nhiên trong chuyến lên Tokyo đó, không phải tôi không t đến cái bô là gì. Tôi cố tình vẽ như thế để nhằm biểu diễn cái ngây thơ trẻ con mà thôi). Tôi vẽ theo một lối buồn bã và tự tin rằng điều này sẽ làm thầy giáo bật cười nên tôi đi lén sau thầy lên phòng giáo viên. Ngay sau khi rời khỏi lớp, thầy lập tức chọn lấy truyện tranh của tôi trong số những truyện tranh khác của các bạn khác rồi vừa đi dọc hành lang vừa bắt đầu đọc vừa cười khúc khích. Vừa khi đi đến phòng giáo viên thì thầy đọc xong thì phải nên mặt đỏ bừng và cười phá lên. Trông thấy cảnh thầy đưa truyện tranh cho các giáo viên khác bảo đọc mau mau làm tôi vô cùng mãn nguyện.
Thật là một đứa trẻ tinh quái.
Tôi đã thành công với việc bị xem là một đứa trẻ tinh ranh. Thành ra tôi đã thoát khỏi cái sự được người khác tôn kính. Trong sổ liên lạc tất cả các môn học tôi toàn đạt điểm 10 nhưng về mặt hạnh kiểm khi thì được điểm 7, khi thì chỉ được điểm 6 và chuyện này lại là đề tài gây cười cho cả nhà. Tuy nhiên, bản tính của tôi hầu như trái ngược với đứa trẻ tinh nghịch như thế. Trong khoảng thời gian đó, tôi được đám gia nhân chỉ vẽ cho những chuyện xấu xa và tôi đã lỡ lầm phạm tội. Bây giờ nghĩ lại, đối với một đứa con nít mà làm những chuyện như vậy thật là xấu xa, đê tiện, hạ đẳng ghê gớm nhất trong các tội ác mà con người thường phạm phải. Tuy nhiên, tôi đã cam chịu. Tôi còn xem đó như là một trong những nét đặc trưng của bản tính con người và mỉm cười yếu ớt vô lực. Nếu tôi có thói quen nói sự thật, chắc tôi sẽ báo với cha mẹ tôi về những hành vi phạm tội của những con người ấy nhưng thật tình thì ngay cả tôi cũng không thể hiểu hết con người của cha mẹ mình. Đi giải thích với nhân gian ư? Tôi không mong chờ gì vào cách làm này chút nào. Dù kể với cha, kể với mẹ, với cảnh sát hay nói với chính phủ thì rốt cuộc hình như không thể nào nói hết được sự tình với những người khôn ngoan trong thế giới này được cả.
Mặc dù tôi biết rằng đó có thể là phiến diện nhưng thế nào đi nữa, giải bày với thế gian là điều vô ích, không còn cách nào khác nên tôi đành im lặng cam chịu và tiếp tục diễn vai hề của mình.
Ái chà, vậy là cậu không tin vào con người hay sao? Từ lúc nào cậu đã trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo vậy? Chắc sẽ có người mỉa mai tôi như thế, nhưng tôi cho rằng sự bất tín đối với con người đâu phải lúc nào cũng dẫn đến con đường tôn giáo. Con người, kể cả những kẻ mỉa mai tôi nữa, chẳng phải đang sống bình thản trong sự bất tín lẫn nhau mà không nghĩ gì đến Đấng Jehovah đó sao
Với lại có một chuyện xảy ra trong thời thơ ấu của tôi. Có một chính trị gia nổi tiếng của một đảng cầm quyền mà cha tôi tham gia đến diễn thuyết và tôi được những gia nhân đưa đi xem. Thính phòng chật ních người, tôi thấy có những người thân quen mật thiết với cha, họ cuồng nhiệt vỗ tay. Khi buổi diễn thuyết kết thúc, mọi người tụm năm tụm ba trên con đường về nhà phủ đầy tuyết và không ngớt lời chửi rủa. Lẩn vào trong số đó tôi nghe ra giọng nói của những người bạn thân thiết với cha tôi. Những “đồng chí” của cha tôi cứ tuôn trào những lời hằn học nào là bài phát biểu khai mạc của cha cũng dở, phần diễn thuyết của một nhân vật tiếng tăm nào đó chẳng ra làm sao. Rồi thì bọn họ ghé vào nhà tôi, tót vào phòng khách, vẻ mặt hớn hở tâng bốc với cha tôi rằng buổi diễn thuyết tối nay thật tuyệt, đại thành công. Ngay cả bọn gia nhân khi được mẹ tôi hỏi về buổi diễn thuyết thì cả bọn đều đồng thanh thản nhiên trả lời “rất thú vị ạ”. Trong khi đó trên đường về cả bọn nhao nhao là không có gì chán ngắt như buổi diễn thuyết cả.
Tuy nhiên, chuyện này chẳng qua chỉ là một ví dụ cỏn con mà thôi. Tôi nghĩ cuộc sống của con người tràn ngập với những ví dụ sống động tươi sáng về sự bất tín con người, mọi người sống trong nghi kỵ lẫn nhau, nhưng lạ ở chỗ là sự dối lừa này không hề gây bất cứ tổn thương nào và dường như họ không nhận ra là đang lừa gạt lẫn nhau. Tuy nhiên tôi chẳng có chút hứng thú nào với việc con người lừa gạt lẫn nhau. Vì bản thân tôi, cũng lừa gạt người ta từ sáng đến chiều qua cái mặt nạ thằng hề đấy thôi. Tôi chẳng mấy quan tâm đến nền tảng đạo đức gọi là chính nghĩa hay cái quái quỷ gì đó trong sách tu dưỡng tâm hồn. Đối với tôi, việc con người vừa lừa gạt lẫn nhau vừa có thể sống một cuộc sống trong sạch phiêu lãng hay vẫn tự tin mà sống, thật là nan giải. Con người đã vô tình không dạy được cho tôi cái chân lý tuyệt diệu này. Nếu hiểu ra điều đó tôi có thể sống mà đâu cần phải sợ con người đến thế và ráng sức mà diễn vai hề đến vậy. Và tôi cũng chẳng phải gặm nhấm nỗi thống khổ địa ngục từng đêm vì thấy mình quá khác biệt với loài người.
Tóm lại, việc tôi không tự thú với ai cái lỗi lầm đáng để bọn gia nhân khinh ghét ấy không xuất phát từ sự bất tín con người của tôi, lại càng không phải vì chủ nghĩa Cơ Đốc giáo gì cả mà chỉ bởi vì tôi muốn khép kín cái vỏ bọc đáng tin cậy của thằng Yozo này đối với nhân gian mà thôi. Bởi vì ngay cả cha mẹ cũng đôi khi thể hiện những hành động đối với tôi là vô cùng khó hiểu.
Và tôi cảm thấy cái nỗi niềm cô độc của mình không biết bày tỏ cùng ai về sau này đã là một nguyên nhân khiến tôi nhiều lần bị các cô gái đánh hơi ra được và lợi dụng bằng bản năng phụ nữ.
Có nghĩa là đối với những người con gái tôi là thằng đàn ông có thể giữ gìn được những bí mật tình yêu.
Và khi còn nhỏ, khi xem bức ảnh chụp tàu điện ngầm trong một quyển sách tranh, tôi không xem đó như là một phương tiện giao thông tiện dụng cần thiết mà chỉ nghĩ rằng đi tàu điện ngầm so với đi tàu lửa thì đúng là một trò chơi thú vị hơn nhiều.
Thuở nhỏ tôi thường đau yếu bệnh tật, thường nằm trên giường bệnh. Và tôi nghĩ rằng đệm, chăn chiếu gối chỉ là những vật trang trí chán ngắt, chẳng thú vị gì. Phải đến lúc gần hai mươi tuổi, tôi mới ngạc nhiên nhận ra đó là những vật dụng cần thiết hàng ngày. Và sự tẻ ngắt của cuộc sống cần kiệm của con người đã làm tôi vô cùng buồn chán.
Tôi cũng chưa từng biết đói ăn là như thế nào. Tất nhiên điều này không có nghĩa là tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình đầy đủ cái ăn cái mặc, hoàn toàn không có ý nghĩa ngu ngốc như thế. Điều tôi muốn nói là tôi hoàn toàn không biết cái cảm giác “đói bụng” là thế nào cả. Nói nghe thì có vẻ kỳ lạ chứ thực tình cho dù đói bụng đi chăng nữa tôi cũng chẳng nhận ra. Hồi học cấp một, cấp hai, mỗi lần tan học về nhà, những người xung quanh lại hỏi thế nào, đói bụng nhỉ, lũ chúng tôi còn nhớ rõ mỗi lần từ trường về nhà là đói nẫu ra đấy, cậu dùng đậu nành ngọt nhé, hay bánh trứng, có cả bánh mì nữa đấy. Cứ làm nhặng xị cả lên. Thế là tôi được dịp phát huy tinh thần làm nũng cố hữu của mình cũng lẩm bẩm đói bụng lắm rồi cũng thảy vào miệng chừng mười hạt đậu nành ngọt nhưng thực tình tôi chẳng hiểu một tí gì về cảm giác đói cả. Dĩ nhiên tôi cũng ăn nhiều nhưng tôi hầu như không nhớ được là mình đã ăn gì vào lúc đói. Tôi đã ăn nhiều thứ được cho là hiếm và quý thời bấy giờ. Tôi cũng ăn nhiều thứ hào hoa xa xỉ. Khi đến nhà người khác, tôi hầu như ăn hết những thứ người ta mời, dù đôi khi phải gắng sức. Và thực sự khi tôi còn nhỏ, thời gian khổ sở nhất đối với tôi là giờ ăn cơm của gia đình.
Gia đình tôi ở quê có khoảng chừng mười người. Đến bữa ăn mọi người ngồi thành hai bên đối diện nhau, thức ăn bày ở giữa. Tôi là con út dĩ nhiên phải ngồi ở chỗ cuối cùng. Và cái cảnh cả chục người im lặng ngồi ăn trong căn phòng âm u lặng lẽ mà mỗi lần nhớ đến tôi đều cảm thấy nổi da gà. Nhà tôi là một gia đình nhà quê thuần túy nên những món ăn thường chỉ xoàng xĩnh, quanh đi quẩn lại có mấy món mà thôi. Những thức ăn hiếm quý hay xa xỉ không thể nào với đến được. Và càng ngày tôi càng sợ cái giờ ăn uống ấy. Ngồi ở cuối căn phòng tăm tối thâm nghiêm, lùa từng chút cơm vào miệng, cố nuốt xuống, người tôi run cầm cập vì lạnh. Tôi tự hỏi tại sao người ta phải ăn mỗi ngày ba bữa chứ, khi ăn mọi người có cần làm vẻ mặt nghiêm túc như vậy không, cứ làm như thể là một loại nghi lễ nào đó không bằng. Cứ mỗi ngày ba bận, vào thời gian quy định, mọi người lại tập họp lại trong một căn phòng tù mù, sắp xếp đưa lên các món ăn theo đúng thứ tự, dù không muốn ăn cũng phải im lặng cúi đầu mà nhai nuốt. Thậm chí có lúc tôi còn nghĩ rằng hình như mọi người có lẽ đang tập trung cầu nguyện cho những hồn ma đang lảng vảng trong nhà thì phải.
Cái cây thì sẽ chết, đối với tôi chỉ là lời hù dọa vớ vẩn mà thôi. Cái niềm tin đó (cho đến bây giờ bản thân tôi vẫn thấy vậy) lúc nào cũng làm cho tôi cảm thấy bất an và khủng hoảng. Vì con người không ăn sẽ chết, chính vì vậy phải làm việc và phải ăn cơm, đối với bản thân tôi thật là nan giải, khó hiểu và không có câu nói nào gây cho tôi cảm giác bị cưỡng bách uy hiếp đến như thế.
Có nghĩa là cho đến tận bây giờ hình như tôi vẫn chưa hiểu công việc của con người là như thế nào. Và nỗi bất an rằng quan niệm về hạnh phúc của mình hoàn toàn khác với quan niệm về hạnh phúc của tất thảy nhân gian làm tôi trằn trọc, rên rỉ thậm chí phát cuồng lên từng đêm. Vậy thì, mình có thật sự hạnh phúc không nhỉ?
Từ khi còn nhỏ, đã có rất nhiều lần người ta nói tôi là kẻ hạnh phúc may mắn nhưng tôi thì lúc nào cũng cảm thấy mình đang ở địa ngục vậy. Ngược lại tôi thấy những người bảo tôi là may mắn hạnh phúc còn an lạc hạnh phúc hơn tôi gấp bội lần. Thậm chí tôi còn nghĩ mình phải mang vác mười khối khổ lụy trên vai mà chỉ cần cho người kế bên gánh lấy một khối thôi thì cũng đã đủ để lấy đi mạng sống của họ rồi.
Có nghĩa là tôi không hiểu. Quả thực tôi không thể đoán định được mức độ, tính chất nỗi đau khổ của những người xung quanh. Có những nỗi khổ đau thực tế, chẳng hạn như nỗi khổ đau chỉ cần ăn cơm là giải quyết được. Nhưng cũng có nỗi khổ đau tận cùng của lửa địa ngục A tỳ thảm khốc đến độ có thể thổi bay đi mười khối khổ lụy của tôi thì tôi thực tình không hiểu. Nếu đã khổ đến mức như thế, tại sao họ lại không tự sát, không phát điên, lại còn hứng thú bàn luận chính trị, không tuyệt vọng mà vẫn còn tiếp tục chiến đấu vì cuộc sống? Như vậy họ có đau khổ thật không? Trở thành người theo chủ nghĩa vị kỷ, hơn thế xem việc đó là đương nhiên, và phải chăng họ chưa một lần nào nghi ngờ chính bản thân mình? Nếu như thế thì vui quá còn gì? Nhưng con người tất cả đều như thế chăng, đều đầy đủ như vậy à? Tôi cũng chẳng biết nữa. Tối ngủ thảnh thơi, sáng dậy sảng khoái, đêm qua họ đã mơ thấy những gì, vừa đi trên đường họ vừa suy nghĩ đến cái gì kia? Tiền bạc à? Lẽ nào chỉ đơn giản như thế? Mặc dù tôi đã từng nghe qua cái triết lý là con người sống để mà ăn nhưng sống vì tiền thì quả thật tôi chưa từng nghe qua. Nếu như thế… không phải… mình không thể biết được. Càng suy nghĩ tôi càng không hiểu và càng trở nên sợ hãi và bất an như thể mình đã hoàn toàn thay đổi. Tôi hầu như không thể nói chuyện được với những người xung quanh. Tôi không biết mình nên nói cái gì và nói như thế
Và cái mà tôi đã suy nghĩ ra là một anh hề.
Đó là hành động tìm kiếm tình yêu cuối cùng của tôi đối với con người. Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không.
Mà ngay từ nhỏ, đối với người trong gia đình, tôi cũng không thể nào hiểu được họ khổ đau thế nào, suy nghĩ ra làm sao nữa mà chỉ thuần túy có một nỗi hãi sợ đến mức không thể nào chịu đựng và rồi khả năng diễn vai anh hề của tôi do đó mà giỏi giang lên. Có nghĩa là tôi không biết từ lúc nào nữa đã trở thành một đứa trẻ không nói ra một lời nào thật lòng cả.
Khi nhìn lại tấm hình chụp chung với gia đình thuở đó, trong khi mọi người làm ra vẻ mặt nghiêm trang thì chỉ có một mình tôi mỉm cười với một vẻ mặt gian tà. Đó cũng lại là một vai hề buồn trong cuộc đời thơ ấu của tôi.
Hơn nữa thuở đó dù bị cha mẹ nói năng gì tôi cũng chưa lần nào trả lời cả. Dù chỉ là một câu nói đùa nhẹ, đối với tôi cũng cảm thấy bị chấn động mạnh như sấm nổ bên tai, thiếu điều muốn phát điên nên đừng nói đến việc trả lời, tôi còn xem lời nói đùa đó như một chân lý vĩnh hằng vậy. Và tôi còn nghĩ rằng vì mình không có đủ sức lực để làm theo chân lý ấy nên chắc là không thể nào sống chung với loài người được nữa. Vì thế tôi không thể tranh cãi cũng không thể tự mình biện giải được. Bị người ta nói xấu, tôi lại tưởng lời nói xấu ấy là thực, âm thầm nhận chịu sự công kích và trong tâm tư thì cảm thấy sợ hãi đến mức phát điên lên.
Có lẽ là không ai có thể cảm thấy dễ chịu khi bị chỉ trích hay giận dữ cả nhưng tôi thì thấy khuôn mặt con người giận dữ thể hiện bản tính động vật còn đáng sợ hơn cả sư tử, cá sấu hay khủng long nữa. Thường thì người ta che giấu được bản tính ấy đi, nhưng vào dịp nào đó, chẳng hạn như con bò đang nằm ngủ lặng lẽ trên thảo nguyên bỗng dùng cái đuôi đập chết con mòng hút máu ngay bụng, bản tính giận dữ của con người trong lúc vô tình tôi đều hoảng hồn dựng hết tóc gáy và khi nghĩ rằng cái bản tính này là một phần tư cách sống của con người tôi lại hầu như cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng.
Đối với con người lúc nào tôi cũng sợ run cầm cập, tôi lại không chút nào tự tin về hành vi cử chỉ của mình với tư cách là một con người. Thành ra tôi tự chôn giấu nỗi đau khổ của mình trong một cái hộp nơi đáy tim, cố gắng không để lộ ra sự thống khổ và căng thẳng một chút nào, dưới vẻ mặt tươi cười ngây thơ vô tội và vai diễn chú hề tài ba của tôi cuối cùng cũng đã được hoàn thành.
Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì cũng được nhưng chỉ cần làm cho người ta cười thì cho dù tôi có ở bên ngoài “cuộc sống” của tha nhân thì họ chắc cũng chẳng thèm để ý đến. Mà tốt nhất là không được làm vướng mắt họ, phải trở nên vô hình như gió như bầu trời vậy. Nhờ vai diễn hề, tôi chọc cười mọi người trong gia đình. Ngay cả đối với những người hầu cận, tôi cũng ráng sức mà diễn vì tôi cảm thấy họ đáng sợ và không thể hiểu được hơn cả những người trong gia đình tôi.
Vào mùa hè, tôi mặc chiếc áo len lông cừu đỏ bên dưới lớp áo yukata đi ra ngoài hành lang mà chọc cười mọi người. Ngay người anh cả nghiêm nghị ít khi cười của tôi mà cũng phải bật cười và nói với tôi vô cùng dịu dàng:
“Yochan à, nó không hợp với em lắm đâu”.
Dĩ nhiên tôi không phải là kẻ biến thái đến mức không hề biết nóng lạnh rồi mặc áo len lông cừu dày đi ra ngoài đường giữa mùa hè. Tôi chỉ lấy cái tất dài của chị tôi rồi xỏ tay vào, che giấu dưới lớp áo yukata, chỉ để chừa ra ngoài cổ tay áo một ít cho mọi người tưởng là tôi đang mặc áo len mà thôi.
Cha tôi là người hay đi công cán ở Tokyo nên ông có một ngôi nhà ở khu Sakuragi, Ueno. Cứ khoảng dăm bữa nửa tháng ông lại lên ở ngôi nhà đó. Và cứ mỗi lần trở về ông lại mua rất nhiều quà cho những người trong gia đình, thậm chí cho những người bà con thích nữa, như thể đó là thú vui của cha tôi.
Lần nào cũng vậy, đêm trước khi ông lên Tokyo, ông đều triệu tập các con đến phòng khách, vừa cười vừa hỏi chúng lần này về muốn mua quà gì, rồi lần lượt ghi những ước muốn của lũ trẻ vào quyển sổ tay. Những lần mà cha tôi tỏ ra thân thiện với những đứa con mình như thế này thật hiếm.
“Thế còn Yozo thì sao nào?”
Nhưng tôi lại cứ chỉ im lặng như mọi lần.
Ngay khi được hỏi là muốn gì thì tôi lập tức lại chẳng muốn gì nữa cả. Tôi nghĩ rằng cái gì mà chẳng được, đâu có thứ gì làm cho tôi vui đâu. Với lại những thứ người ta cho dù không hợp với sở thích mình đi nữa, mình cũng đâu thể nào mà chối từ. Không thể nào nói thẳng ra điều mình ghét, hơn nữa những thứ mình thích thì cứ thưởng thức lén lút như một thằng ăn trộm, tôi phải chịu nỗi khổ đau và sợ hãi không thể nào nói hết. Có nghĩa là tôi cũng chẳng đủ sức lực để mà chọn một trong hai thứ nữa. Điều này tôi nghĩ về sau đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng của cái gọi là “một cuộc đời đầy hổ thẹn” của chính bản thân tôi.
Thấy tôi im lặng, do dự và bất an, vẻ mặt cha tôi có vẻ cau lại một chút.
“Con thích gì nào? Một quyển sách nhé. Hay để cha mua cho con một cái mặt nạ sư tử ở Asakusa để múa lân ngày tết mà chơi. Chỗ này cũng có bán những mặt nạ sư tử dành cho trẻ em đội chơi đấy. Con không thích hay sao?”.
Bị nói là “không thích hay sao” thí đúng là không ổn rồi. Câu trả lời của anh hề không thể thốt ra khỏi miệng được. Còn vai diễn chú hề hoàn toàn thất bại.
“Con nghĩ là một quyển sách là được đấy”, anh cả tôi nói với vẻ nghiêm túc.
“Vậy à?
Cha tôi dừng bút viết, mất hứng và gấp quyển sổ lại.
Thất bại rồi, tôi đã làm cha nổi giận, sự phục thù của cha chắc chắn sẽ đáng sợ lắm đây. Tôi đã phạm một sai lầm không thể nào cứu vãn. Đêm đó, vùi mình trong chăn, tôi vừa suy nghĩ vừa run cầm cập. Rồi tôi lặng lẽ trở ra phòng khách, mở cái ngắn kéo để quyển sổ ghi chép mà cha tôi lúc nãy đã để vào, lấy quyển sổ ra, lật giở lung tung, xem những chỗ ghi chép của cha tôi về việc mua quà rồi lấy cây bút chì gắn bên quyển sổ liếm liếm, ghi vào chữ “mặt nạ sư tử” rồi về phòng ngủ thiếp đi. Tôi thực sự chẳng thích cái mặt nạ sư tử ấy một chút nào cả. Ngược lại, tôi thích có một quyển sách hơn. Nhưng tôi nhận ra là cha muốn mua cho tôi cái mặt nạ sư tử đó và để chiều theo ý ông, cũng để làm lành với cha tôi nữa nên tôi đã dám mạo hiểm lén lút vào phòng khách giữa đêm khuya như thế.
Và thủ đoạn phi thường này của tôi đã thành công đúng như dự liệu. Khi cha tôi từ Tokyo trở về nói với mẹ tôi lớn tiếng đến nỗi chúng tôi đang ở trong phòng mình cũng nghe thấy được.
“Đến tiệm đồ chơi đó, tôi mở quyển sổ ra thì thấy ngay chỗ này có viết “mặt nạ sư tử”. Không phải chữ tôi viết. Vậy là sao đây? Tôi nghiêng đầu ngẫm nghĩ. Thì ra đây là trò đùa của thằng bé Yozo đây mà. Cái thằng bé đó khi tôi hỏi thì cứ im lặng cười tủm tỉm nhưng về sau lại thích mê cái mặt nạ sự tử đến mức không chịu được. Đúng là cái thằng bé hay thay đổi. Cứ mãi giả vờ rồi viết vào đây. Nếu đã thích như thế thì cứ nói ra một tiếng cho rồi. Ở trước cửa tiệm đồ chơi, tôi cứ buồn cười mãi. Bà mau mau gọi thằng bé Yozo ra đây nào”.
Một lần khác, tôi lại tụ tập những người hầu cận nam nữ trong nhà ở căn phòng cấu trúc theo kiểu phương Tây. Tôi bắt một anh hầu ấn phím đàn piano một cách lung tung ngẫu hứng (mặc dù nhà tôi ở quê nhưng hầu như thứ gì cũng có) rồi ứng theo nhịp điệu vô nghĩa ấy, tôi nhảy một điệu vũ Ấn Độ chọc cười mọi người. Người anh thứ mới lấy máy hình chụp cảnh tôi khiêu vũ. Khi nhìn vào tấm hình đó, từ khe hở của tấm váy tôi mặc (vốn là một mảnh vải hoa sặc sỡ dùng để gói quà) lòi ra con chim nhỏ xíu của tôi khiến mọi người lại cười lăn cười bò. Đối với tôi mà nói, đó có lẽ lại là một thành công ngoài sức tưởng tượng
Mỗi tháng tôi đều có trong tay hơn mười quyển tạp chí thiếu niên mới phát hành cùng với rất nhiều sách vở được đặt mua về từ Tokyo và tôi cứ im lặng đọc một mình, nên rất quen thuộc với những nhận vật như tiến sĩ Mecharakuchara, tiến sĩ Biết tuốt. Ngoài ra những loại khác như truyện Quái đàm, Giảng đàm, Lạc ngữ(1), những truyện kể Edo tôi cũng đều tinh thông nên tôi không thiếu gì đề tài để chọc cười mọi người.
1. Quái đàm (kaidan), Giảng đàm (Kodan), Lạc ngữ (Rakugo): tên các loại truyện kể truyền thống ngày xưa của Nhật Bản.
Nhưng mà còn trường học nữa.
Đối với tôi, trường học là nơi tôi được mọi người tôn sùng. Quan niệm được tôn trọng lại càng làm tôi thêm sợ hãi. Có một định nghĩa của riêng tôi về khái niệm được tôn sùng là một nhân vật tưởng như tài trí vẹn toàn nhưng cuối cùng bị mọi người nhìn thấu tim đen là kẻ lừa đảo những người xung quanh. Điều này làm cho hắn vô cùng đau khổ và cảm thấy nhục nhã còn hơn cái chết. Giả sử lừa dối cả thế gian và được tôn sùng đi chăng nữa nhưng chắc hẳn có một người biết rõ và cuối cùng cũng sẽ cho cả thế gian biết sự thật. Khi biết đã bị lừa dối, lúc đó cả thế gian sẽ căm phẫn, tức giận và sẽ phục thù đến mức nào đây? Chỉ cần tưởng tượng thôi mà tóc tai tôi đã dựng đứng hết cả lên.
Tôi được cả trường tôn sùng vì khả năng của tôi hơn là vì tôi được sinh ra trong một gia đình giàu có. Từ hồi còn nhỏ tôi hay đau ốm nên thường nghỉ học một tháng, hai tháng thậm chí nghỉ học gần cả năm trời ở nhà dưỡng bệnh, thế nhưng khi tôi quay lại trường, trong tình trạng chưa khỏi hẳn bệnh và đi bằng xe kéo, nhưng kỳ thi cuối năm tôi vẫn đạt được vị trí cao hơn các bạn cùng lớp. Thậm chí lúc khỏe mạnh tôi cũng không học hành gì cả, trong giờ thầy giảng tôi toàn vẽ truyện tranh, chờ đến giờ giải lao tôi cho mấy đứa trong lớp xem, giải thích cho câu truyện và làm cho cả đám cười. Tôi toàn vẽ truyện cười như thế và cho dù bị thầy giáo chú ý nhưng tôi cũng không chừa. Bởi vì tôi biết thầy giáo cũng lén đọc những truyện tranh cười của tôi.
Một ngày nọ như thường lệ, tôi vẽ một truyện tranh hài cảnh tôi đi tiểu thất bại vào một cái bô đặt ở lối đi trên xe lửa mà mẹ dẫn tôi lên Tokyo (tuy nhiên trong chuyến lên Tokyo đó, không phải tôi không t đến cái bô là gì. Tôi cố tình vẽ như thế để nhằm biểu diễn cái ngây thơ trẻ con mà thôi). Tôi vẽ theo một lối buồn bã và tự tin rằng điều này sẽ làm thầy giáo bật cười nên tôi đi lén sau thầy lên phòng giáo viên. Ngay sau khi rời khỏi lớp, thầy lập tức chọn lấy truyện tranh của tôi trong số những truyện tranh khác của các bạn khác rồi vừa đi dọc hành lang vừa bắt đầu đọc vừa cười khúc khích. Vừa khi đi đến phòng giáo viên thì thầy đọc xong thì phải nên mặt đỏ bừng và cười phá lên. Trông thấy cảnh thầy đưa truyện tranh cho các giáo viên khác bảo đọc mau mau làm tôi vô cùng mãn nguyện.
Thật là một đứa trẻ tinh quái.
Tôi đã thành công với việc bị xem là một đứa trẻ tinh ranh. Thành ra tôi đã thoát khỏi cái sự được người khác tôn kính. Trong sổ liên lạc tất cả các môn học tôi toàn đạt điểm 10 nhưng về mặt hạnh kiểm khi thì được điểm 7, khi thì chỉ được điểm 6 và chuyện này lại là đề tài gây cười cho cả nhà. Tuy nhiên, bản tính của tôi hầu như trái ngược với đứa trẻ tinh nghịch như thế. Trong khoảng thời gian đó, tôi được đám gia nhân chỉ vẽ cho những chuyện xấu xa và tôi đã lỡ lầm phạm tội. Bây giờ nghĩ lại, đối với một đứa con nít mà làm những chuyện như vậy thật là xấu xa, đê tiện, hạ đẳng ghê gớm nhất trong các tội ác mà con người thường phạm phải. Tuy nhiên, tôi đã cam chịu. Tôi còn xem đó như là một trong những nét đặc trưng của bản tính con người và mỉm cười yếu ớt vô lực. Nếu tôi có thói quen nói sự thật, chắc tôi sẽ báo với cha mẹ tôi về những hành vi phạm tội của những con người ấy nhưng thật tình thì ngay cả tôi cũng không thể hiểu hết con người của cha mẹ mình. Đi giải thích với nhân gian ư? Tôi không mong chờ gì vào cách làm này chút nào. Dù kể với cha, kể với mẹ, với cảnh sát hay nói với chính phủ thì rốt cuộc hình như không thể nào nói hết được sự tình với những người khôn ngoan trong thế giới này được cả.
Mặc dù tôi biết rằng đó có thể là phiến diện nhưng thế nào đi nữa, giải bày với thế gian là điều vô ích, không còn cách nào khác nên tôi đành im lặng cam chịu và tiếp tục diễn vai hề của mình.
Ái chà, vậy là cậu không tin vào con người hay sao? Từ lúc nào cậu đã trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo vậy? Chắc sẽ có người mỉa mai tôi như thế, nhưng tôi cho rằng sự bất tín đối với con người đâu phải lúc nào cũng dẫn đến con đường tôn giáo. Con người, kể cả những kẻ mỉa mai tôi nữa, chẳng phải đang sống bình thản trong sự bất tín lẫn nhau mà không nghĩ gì đến Đấng Jehovah đó sao
Với lại có một chuyện xảy ra trong thời thơ ấu của tôi. Có một chính trị gia nổi tiếng của một đảng cầm quyền mà cha tôi tham gia đến diễn thuyết và tôi được những gia nhân đưa đi xem. Thính phòng chật ních người, tôi thấy có những người thân quen mật thiết với cha, họ cuồng nhiệt vỗ tay. Khi buổi diễn thuyết kết thúc, mọi người tụm năm tụm ba trên con đường về nhà phủ đầy tuyết và không ngớt lời chửi rủa. Lẩn vào trong số đó tôi nghe ra giọng nói của những người bạn thân thiết với cha tôi. Những “đồng chí” của cha tôi cứ tuôn trào những lời hằn học nào là bài phát biểu khai mạc của cha cũng dở, phần diễn thuyết của một nhân vật tiếng tăm nào đó chẳng ra làm sao. Rồi thì bọn họ ghé vào nhà tôi, tót vào phòng khách, vẻ mặt hớn hở tâng bốc với cha tôi rằng buổi diễn thuyết tối nay thật tuyệt, đại thành công. Ngay cả bọn gia nhân khi được mẹ tôi hỏi về buổi diễn thuyết thì cả bọn đều đồng thanh thản nhiên trả lời “rất thú vị ạ”. Trong khi đó trên đường về cả bọn nhao nhao là không có gì chán ngắt như buổi diễn thuyết cả.
Tuy nhiên, chuyện này chẳng qua chỉ là một ví dụ cỏn con mà thôi. Tôi nghĩ cuộc sống của con người tràn ngập với những ví dụ sống động tươi sáng về sự bất tín con người, mọi người sống trong nghi kỵ lẫn nhau, nhưng lạ ở chỗ là sự dối lừa này không hề gây bất cứ tổn thương nào và dường như họ không nhận ra là đang lừa gạt lẫn nhau. Tuy nhiên tôi chẳng có chút hứng thú nào với việc con người lừa gạt lẫn nhau. Vì bản thân tôi, cũng lừa gạt người ta từ sáng đến chiều qua cái mặt nạ thằng hề đấy thôi. Tôi chẳng mấy quan tâm đến nền tảng đạo đức gọi là chính nghĩa hay cái quái quỷ gì đó trong sách tu dưỡng tâm hồn. Đối với tôi, việc con người vừa lừa gạt lẫn nhau vừa có thể sống một cuộc sống trong sạch phiêu lãng hay vẫn tự tin mà sống, thật là nan giải. Con người đã vô tình không dạy được cho tôi cái chân lý tuyệt diệu này. Nếu hiểu ra điều đó tôi có thể sống mà đâu cần phải sợ con người đến thế và ráng sức mà diễn vai hề đến vậy. Và tôi cũng chẳng phải gặm nhấm nỗi thống khổ địa ngục từng đêm vì thấy mình quá khác biệt với loài người.
Tóm lại, việc tôi không tự thú với ai cái lỗi lầm đáng để bọn gia nhân khinh ghét ấy không xuất phát từ sự bất tín con người của tôi, lại càng không phải vì chủ nghĩa Cơ Đốc giáo gì cả mà chỉ bởi vì tôi muốn khép kín cái vỏ bọc đáng tin cậy của thằng Yozo này đối với nhân gian mà thôi. Bởi vì ngay cả cha mẹ cũng đôi khi thể hiện những hành động đối với tôi là vô cùng khó hiểu.
Và tôi cảm thấy cái nỗi niềm cô độc của mình không biết bày tỏ cùng ai về sau này đã là một nguyên nhân khiến tôi nhiều lần bị các cô gái đánh hơi ra được và lợi dụng bằng bản năng phụ nữ.
Có nghĩa là đối với những người con gái tôi là thằng đàn ông có thể giữ gìn được những bí mật tình yêu.
Tác giả :
Dazai Osamu