Martin Eden
Chương 40
"Quá hạn" vẫn còn bị nằm lãng quên trên mặt bàn. Tất cả bản thảo của gã gửi đi đều quay trở về nằm dưới gầm bàn. Chỉ có một tập bản thảo hãy còn gửi đi, đó là tập "Phù du" của Brissenden. Chiếc xe đạp và bộ quần áo đen của gã lại nằm ở hiệu cầm đồ, người chủ hiệu cho thuê máy chữ lại thúc tiền. Gã đang đi tìm một phương hướng mới và cho đến khi phương hướng đó được tìm ra, cuộc sống của gã phải ngừng lại đã.
Sau bao nhiêu tuần lễ, điều mà gã chờ đợi đã đến. Gã đã gặp Ruth ở ngoài phố. Đúng thế, nàng đi cùng với cậu em, Norman; đúng thế, họ cố lờ gã đi, và Norman còn định gạt gã sang một bên.
"Nếu anh còn dính dáng với chị tôi, tôi sẽ gọi cảnh sát." Norman dọa. "Chị tôi không muốn nói chuyện với anh, và sự nài ép của anh là một sự sỉ nhục."
"Nếu anh muốn, anh cứ việc đi gọi cảnh sát, lần này thì tên anh sẽ được đăng lên báo đấy." Martin trả lời một cách dữ tợn. "Thôi, bây giờ thì hãy tránh ra, và đi mà gọi cảnh sát đi, nếu anh muốn. Tôi sẽ cứ nói chuyện với Ruth." Và gã nói với nàng: "Anh muốn chính môi em nói ra."
Nàng tái mặt và run run, nhưng rồi nàng trấn tĩnh lại được và nhìn gã vẻ dò hỏi.
"Câu hỏi mà anh viết trong thư." Gã nói ngay.
Norman tỏ vẻ sốt ruột, nhưng Martin đưa mắt nhìn nhanh một cái để ngăn anh chàng lại.
Ruth lắc đầu.
"Có phải đó là ý muốn tự nguyện của em không?" Gã hỏi.
"Chính thế," nàng nói nhỏ, giọng cứng rắn và rành rọt. "Đó là ý muốn tự nguyện của tôi. Anh làm mất danh dự của tôi đến nỗi tôi xấu hổ khi gặp mặt bạn bè. Tôi biết họ đang bàn tán về tôi. Đó là tất cả những điều tôi có thể nói với anh. Anh làm cho tôi vô cùng khổ sở, tôi không bao giờ muốn nhìn mặt anh nữa."
"Bạn bè! Những lời bàn tán! Những bài báo láo toét! Chắc chắn rằng những thứ đó không thể nào mạnh hơn tình yêu được. Tôi chỉ có thể tin rằng cô không hề bao giờ yêu tôi cả."
Một nét ửng hồng xua tan vẻ nhợt nhạt trên mặt nàng.
"Sau tất cả những sự việc đã xảy ra ư?" Nàng nói yếu ớt. "Martin, anh không biết anh đang nói gì. Tôi không phải là một người bình thường đâu!"
"Anh thấy đấy, chị tôi không muốn dính dáng gì với anh nữa." Norman nói tuột ra, rồi kéo chị bước đi.
Martin đứng sang bên, nhường chỗ cho hai chị em họ đi; bất giác gã thọc tay vào túi áo ngoài tìm thuốc lá và cuộn giấy nâu không có ở đó.
Đường về Bắc Oakland rất xa, nhưng mãi đến khi bước chân lên bậc thềm, vào đến trong buồng, gã mới biết là mình đã đi hết con đường ấy. Gã thấy mình ngồi trên thành giường, nhìn ngơ ngác xung quanh như một kẻ mộng du bừng tỉnh dậy. Gã thấy tập "Quá hạn" nằm trên bàn, gã kéo ghế lại, giơ tay với lấy chiếc bút. Trong bản chất gã có sự thôi thúc logic đã làm gì thì hoàn thành cho xong. Và đây là một cái gì chưa được hoàn thành. Vì phải hoàn thành một việc khác nên việc này đã bị tạm gác lại. Bây giớ thì cái việc khác kia đã xong rồi, gã sẽ dốc lực làm việc này cho đến khi xong. Sau đó, sẽ làm gì, gã cũng chưa biết. Gã chỉ biết rằng giai đoạn khủng hoảng cao độ nhất của đời gã đã đến. Một giai đoạn đã đạt tới và gã đã hoàn thành nó theo kiểu của một người công nhân. Gã không nghĩ gì nữa về tương lai. Chẳng bao lâu rồi gã sẽ thấy nó diễn ra trước mắt gã. Nó là gì cũng không hệ trọng. Giờ đây dường như không có gì là hệ trọng cả.
Năm ngày liền, gã miệt mài viết, không đi đâu, không gặp ai, ăn uống rất ít. Sáng ngày thứ sáu, người đưa thư mang lại cho gã một bức thư mỏng của người chủ bút tờ "Parthenon". Nhìn qua gã biết rằng "Phù du" đã được chấp nhận. "Chúng tôi đã đưa bài thơ nhờ ông Cartwright Bruce đọc," người chủ bút viết tiếp, "ông ta rất khen bài thơ đó, khiến chúng tôi nhất định sẽ đăng nó. Trong niềm sung sướng được đăng bài thơ, chúng tôi cũng xin báo cho ông biết rằng chúng tôi sẽ xếp nó vào số tháng tám, bài của tháng bảy đã xếp xong cả rồi. Xin ông vui lòng chuyển hộ niềm sung sướng và lời cảm ơn của chúng tôi tới ông Brissenden. Xin ông gửi cho qua bưu điện tấm ảnh và tiểu sử sơ lược của ông ấy. Nếu ông chưa hài lòng với số tiền nhuận bút của chúng tôi, xin ông làm ơn điện cho chúng tôi và cho chúng tôi biết ông thấy giá nào là thích đáng?"
Vì số tiền nhuận bút của họ trả là ba trăm năm mươi đô la, nên Martin thấy không cần phải đánh điện nữa. Nhưng còn có sự đồng ý của Brissenden. Phải, cuối cùng gã đã nghĩ đúng. Đã có một ông chủ bút của một tờ tạp chí hiểu thế nào là một bài thơ chân chính khi ông ta đọc bài thơ đó. Và tiền thù lao họ trả cũng hậu, dù đây là một bài của thế kỷ. Còn đối với Cartwright Bruce, Martin biết ông ta là một nhà phê bình độc nhất mà Brissenden phần nào vẫn tôn trọng.
Martin đi xe điện xuống phố, và trong khi ngắm nhìn những ngôi nhà, những ngã tư đường phố lướt qua, gã thấy một niềm tiếc nuối rằng cả thành công của bạn và cả điềm báo hiệu sự thắng lợi của gã cũng không làm cho gã phấn khởi mạnh nữa. Nhà phê bình độc nhất ở Mỹ khen ngợi bài thơ, sự khẳng định của gã cho rằng những bài hay có thể tin tưởng được các tạp chí đăng chứng tỏ là đúng. Nhưng nhiệt tình đã mất hết sức bật trong gã, rồi gã thấy mình lại nóng lòng muốn lại thăm Brissenden hơn là đem đến cho bạn tin tức tốt lành này. Tờ "Parthenon" nhận bài thơ đã làm gã nhớ ra rằng năm ngày miệt mài với "Quá hạn," gã đã không nhận được tin tức nào của Brissenden, thậm chí cũng không hề nghĩ tới bạn nữa. Lần đầu tiên Martin cảm thấy mình ở trong một trạng thái mê mụ, và gã cảm thấy xấu hổ vì đã quên bạn. Nhưng ngay cả sự xấu hổ nữa cũng không còn bừng lên mãnh liệt. Gã đã chai đá với mọi xúc cảm, trừ xúc cảm nghệ thuật trong khi gã viết tập "Quá hạn." Đối với tất cả những việc khác, gã như người trong mộng. Ngay cả bây giờ đây gã cũng vẫn như người trong mộng. Tất cả cuộc sống trong đó, xe điện đang chạy rầm rầm, vùn vụt, hình như lúc này cũng xa lắc xa lơ, không thực chút nào, và gã cũng sẽ không quan tâm, không choáng váng, nếu như cái tháp chuông nhà thờ xây bằng đá kia có bỗng dưng đổ sụp xuống tan tành ngay trên đầu gã đi nữa.
Đến khách sạn, gã chạy vội lên buồng của Brissenden, rồi lại vội chạy xuống. Căn buồng rỗng không. Không còn đồ đạc hành lý gì trong đó cả.
"Ông Brissenden có để lại địa chỉ không?" Gã hỏi viên quản lý đang tò mò nhìn gã một lát.
"Ông không nghe tin tức gì sao?" Người kia hỏi.
Martin lắc đầu.
"Sao, báo nào chẳng đăng tin về chuyện này. Người ta tìm thấy ông ta chết ở trên giường. Tự tử - một phát đạn qua sọ."
"Đã chôn cất chưa?" Martin nghe giọng nói của mình dường như là của một người nào khác, từ một nơi rất xa xôi vọng về hỏi câu đó.
"Không có chuyện chôn cất. Sau khi thẩm tra xong, tử thi được cho xuống tàu, chuyển ngay về miền đông. Những luật sư do gia đình ông ta mướn đã thu xếp việc này."
"Chắc họ làm nhanh lắm!" Martin nói.
"Ồ, tôi cũng không rõ. Cách đây năm ngày rồi."
"Cách đây năm ngày?"
"Vâng, cách đây năm ngày."
"Ối!" Martin thốt lên rồi quay gót bước ra.
Đến góc phố, gã bước vào "Phòng điện báo phía Tây" đánh điện cho tờ "Parthenon" bảo họ cứ cho in bài thơ. Trong túi gã chỉ còn năm xu để đi xe điện về nên gã đánh điện theo lối bên nhận trả tiền.
Về đến phòng của mình, gã lại bắt tay vào viết. Ngày nối ngày, đêm tiếp đêm trôi qua, gã vẫn ngồi trên bàn cắm cúi viết. Gã không bước chân đi đâu, trừ những lúc phải ra hiệu cầm đồ, gã không vận động gì cả, ăn lấy lệ khi đói và có cái để mà nấu ăn và cũng nhịn một cách rất đều đặn khi không có cái gì để nấu. Truyện đã rất dày, chương nọ tiếp chương kia, thế mà gã vẫn muốn phát triển đoạn mở đầu để làm tăng thêm sức mạnh của nó, tuy viết thế thì phải thêm đến hai vạn từ. Không phải là có một sự khẩn thiết gì buộc gã phải viết truyện này hoàn hảo, nhưng nguyên tắc sáng tác nghệ thuật của gã bắt gã phải làm hoàn hảo. Gã cứ tiếp tục làm việc như trong cơn mê sảng, tách rời một cách kỳ lạ với thế giới xung quanh; gã thấy mình như một bóng ma thông tỏ đường lối giữa những cái bẫy văn học của cuộc sống quá khứ của gã. Gã nhớ hình như có người đã nói rằng bóng ma là linh hồn của một người đã chết, nhưng lại không đủ trí suy xét để biết rằng mình đã chết; gã ngừng lại một phút để tự hỏi, không biết có phải gã đã chết thật rồi, mà không biết rằng mình đã chết không.
Rồi đến cái ngày mà tập "Quá hạn" được viết xong. Nhân viên của hiệu cho thuê máy chữ đến đòi máy, anh ta ngồi trên giường, còn Martin thì ngồi trên chiếc ghế độc nhất, đánh nốt những trang cuối của chương cuối cùng. "HẾT". Gã đánh chữ hoa ở cuối truyện, và đối với gã, nó cũng thật là hết. Gã ngắm chiếc máy chữ được mang ra khỏi cửa với một cảm giác nhẹ nhõm, rồi gã trèo lên nằm dài trên giường. Gã bị lả đi vì đói. Ba mươi sáu tiếng đồng hồ qua, không một chút thức ăn gì vào trong miệng, nhưng gã không nghĩ tới điều đó. Gã nằm ngửa, mắt nhắm nghiền, không nghĩ gì cả, trong khi cơn bàng hoàng hoàng, sự mê mụ cứ dần dần dâng lên ứ đầy, bịt chặt lấy nhận thức của gã. Nửa như mê sảng, gã cất giọng đọc to những vần thơ vô danh mà Brissenden vẫn thích đọc cho gã nghe. Chị Maria lo lắng đứng nghe ở ngoài cửa, chị kinh hoàng thấy giọng đọc đều đều của gã. Bản thân những lời đó đối với chị không có nghĩa gì. Nhưng cái việc gã ngâm những lời đó lên đối với chị có nhiều ý nghĩa. "Ta đã hát xong lời ca" là điệp khúc của bài thơ.
"Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống
Bài hát, câu ca bây giờ đã hết
Nó bay xa như những chiếc bóng nhẹ nhàng
Bay trong những vòm cây tím ngắt
Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống
Xưa kia ta đã cao tiếng hát
Như những con họa mi buổi sớm
Hót trong những bụi cây đẫm sương
Bây giờ ta lặng câm
Như con chim khuyên mệt mỏi
Trong cổ họng ta không còn lời ca
Ta đã hát hết rồi
Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống bên ta."
Maria không thể chịu được lâu nữa, chị vội quay về bếp lò, múc đầy "súp" vào bát, lấy muôi vét ở trong nồi ra rất nhiều thịt thái nhỏ và rau.
Martin nhỏm dậy, ngồi lên và bắt đầu ăn, cứ húp được một thìa gã lại an ủi chị Maria rằng gã không nói mê đâu và cũng không ốm sốt gì cả.
Sau khi chị Maria đi rồi, gã ngồi buồn bã ở thành giường, hai vai thõng xuống, gã ngơ ngác nhìn quanh với cặp mắt lờ đờ không thấy gì hết, mãi đến khi tờ giấy bọc rách của tờ tạp chí gửi đến từ buổi sáng mà vẫn còn nằm nguyên chưa được bóc ra, làm lóe lên một tia sáng trong trí óc tối đặc của gã. Đó là tờ "Parthenon," gã nghĩ như vậy, tờ "Parthenon" số tháng tám, và hẳn là phải có bài "Phù du." "Giá mà Brissenden còn ở đây mà nhìn thấy nhỉ?"
Lật giở từng trang tờ tạp chí, bỗng gã dừng lại. "Phù du" đã được đăng, với cái đầu đề lộng lẫy, mép bài thơ được trình bày theo kiểu Beardsley, một bên đầu bài thơ là ảnh của Brissenden, một bên là ảnh của Ngài John Value, đại sứ Anh. Trong lời nói đầu của tòa soạn có trích dẫn lời của Ngài John Value nói rằng ở Mỹ không có nhà thơ, và tờ "Parthenon" đã đăng bài "Phù du" như muốn nói: "Thưa Ngài John Value, ngài hãy xem đây!" Cartwright Bruce được coi là nhà phê bình lớn nhất nước Mỹ, và người ta đã trích dẫn câu ông nói cho rằng "Phù du" là một bài thơ lớn nhất từ xưa đến nay ở Mỹ. Và cuối cùng lới nói đầu của người chủ bút kết luận như thế này:
"Chúng tôi chưa có những nhận định đầy đủ về giá trị của bài thơ "Phù du," có lẽ không bao giờ chúng tôi có thể làm được việc đó. Nhưng chúng tôi đã đọc đi đọc lại bài thơ và ngạc nhiên trước những từ và cách sắp xếp của nó, chúng tôi tự hỏi không hiểu ông Brissenden đã làm thế nào mà viết được những từ đó, làm thế nào mà có thể ghép chúng lại với nhau một cách chặt chẽ như vậy." Tiếp theo là đến bài thơ.
"Briss ơi, anh chết như thế là hay lắm anh ạ." Martin lẩm bẩm và để tờ báo lọt giữa hai đầu gối rơi xuống sàn.
Sự tầm thường, sự rẻ tiền của sự việc làm gã buồn nôn, nhưng Martin nhận thấy một cách thờ ơ không chút cảm xúc rằng sự buồn nôn ấy cũng không lấy gì làm ghê gớm lắm. Gã mong mình có thể nổi giận, nhưng gã không còn đủ nghị lực để mà nổi giận nữa. Gã đã quá tê dại mất rồi. Máu của gã đã quá đông lại, không bốc lên được theo với sự bực bội dâng tràn lên như nước thủy triều. Xét cho cùng thì có hề gì cơ chứ? Nó cũng như tất cả những cái khác mà Brissenden đã lên án trong xã hội tư bản. "Tội nghiệp cho Briss!" Martin tự nhủ. "Anh ấy sẽ không bao giờ tha thứ ình."
Cố gắng đứng dậy, gã với lấy cái hộp trước kia vẫn dùng để đựng giấy đánh máy. Lục lọi một lúc, gã lôi ra mười một bài thơ bạn đã viết. Gã xé ngang xé dọc những bài thơ đó rồi vứt vào sọt rác. Gã làm việc đó uể oải, khi đã xé xong, gã ngồi trên thành giường, đưa mắt nhìn vào khoảng không về phía trước.
Gã ngồi như thế bao lâu, gã cũng không biết nữa, mãi đến khi, qua cặp mắt không nhìn thấy gì của gã, gã bỗng thấy một đường chân trời dài trắng muốt. Kỳ lạ. Nhưng khi ngắm nhìn đường chân trời ngày một rõ ra, gã thấy, đó là một giải đá ngầm san hô bốc hơi lên trong những đợt sóng bạc đầu của Thái bình dương.
Rồi, gã thấy nhấp nhô trên sóng một chiếc thuyền con, một chiếc thuyền có móc chèo. Ở đằng mũi, gã trông thấy một chàng trai trẻ, mặt đen bóng, trông như một thiên thần với một mảnh vải đỏ thẫm quấn ngang hông đang khua mái chèo lấp lánh trên mặt nước. Martin nhận ra chàng ta. Đó là Moti, con út của tù trưởng Tati và đây là Tahiti; xa hơn giải san hô bốc hơi kia là mảnh đất tươi đẹp của Papara và căn nhà bằng cỏ gần cửa sông của người tù trưởng. Ngày đã tàn và Moti đánh cá trở về. Chàng đang chờ một đợt sóng lớn xô tới để gối sóng vượt qua dãy đá ngầm. Rồi Martin thấy mình cũng ngồi phía trước con thuyền đó, như gã vẫn thường ngồi khi xưa khua mái chèo và chỉ đợi Moti nói một tiếng là chèo thuyền lao đi như điên khi những đợt sóng lớn như một bức tường màu ngọc lam dựng đứng lên sau lưng họ. Rồi, gã không còn là người đứng nhìn nữa, mà chính gã ở trên con thuyền, Moti hét lên, cả hai đều cố sống cố chết chèo như bay, trên mặt dốc của đợt sóng màu ngọc lam đang lao đi. Dưới thuyền, nước sôi réo lên như máy hơi nước, sóng bắn tung tóe đầy trời, chỉ nghe thấy thấy những tiếng rú, tiếng rít, tiếng gầm âm vang, và chiếc thuyền con lại trôi đi trên mặt vịnh êm ả. Moti cười lớn, và lắc rũ cho những giọt nước mặn rơi khỏi mắt, và cả hai cùng chèo về phía bờ bể do san hô tạo thành, nơi những bức tường bằng cỏ của ngôi nhà của Tati, qua những cành lá dứa sáng lóe lên như vàng trong ánh mặt trời tà.
Bức tranh nhạt dần, và trước mặt gã trải ra cái cảnh hỗn độn của gian phòng bẩn thỉu gã ở. Gã cố gắng một cách vô vọng hình dung lại cái cảnh Tahiti. Gã biết có những bài ca, câu hát cất lên giữa những hàng cây, và các cô gái đang nhảy múa dưới trăng, nhưng gã không làm sao có thể hình dung lại được. Gã chỉ nhìn thấy cái bàn viết bừa bộn, cái khoảng trống nơi trước kia để chiếc máy chữ, cái ô cửa kính không ai lau chùi. Gã nhắm mắt lại, rên lên một tiếng và ngủ thiếp đi.
Sau bao nhiêu tuần lễ, điều mà gã chờ đợi đã đến. Gã đã gặp Ruth ở ngoài phố. Đúng thế, nàng đi cùng với cậu em, Norman; đúng thế, họ cố lờ gã đi, và Norman còn định gạt gã sang một bên.
"Nếu anh còn dính dáng với chị tôi, tôi sẽ gọi cảnh sát." Norman dọa. "Chị tôi không muốn nói chuyện với anh, và sự nài ép của anh là một sự sỉ nhục."
"Nếu anh muốn, anh cứ việc đi gọi cảnh sát, lần này thì tên anh sẽ được đăng lên báo đấy." Martin trả lời một cách dữ tợn. "Thôi, bây giờ thì hãy tránh ra, và đi mà gọi cảnh sát đi, nếu anh muốn. Tôi sẽ cứ nói chuyện với Ruth." Và gã nói với nàng: "Anh muốn chính môi em nói ra."
Nàng tái mặt và run run, nhưng rồi nàng trấn tĩnh lại được và nhìn gã vẻ dò hỏi.
"Câu hỏi mà anh viết trong thư." Gã nói ngay.
Norman tỏ vẻ sốt ruột, nhưng Martin đưa mắt nhìn nhanh một cái để ngăn anh chàng lại.
Ruth lắc đầu.
"Có phải đó là ý muốn tự nguyện của em không?" Gã hỏi.
"Chính thế," nàng nói nhỏ, giọng cứng rắn và rành rọt. "Đó là ý muốn tự nguyện của tôi. Anh làm mất danh dự của tôi đến nỗi tôi xấu hổ khi gặp mặt bạn bè. Tôi biết họ đang bàn tán về tôi. Đó là tất cả những điều tôi có thể nói với anh. Anh làm cho tôi vô cùng khổ sở, tôi không bao giờ muốn nhìn mặt anh nữa."
"Bạn bè! Những lời bàn tán! Những bài báo láo toét! Chắc chắn rằng những thứ đó không thể nào mạnh hơn tình yêu được. Tôi chỉ có thể tin rằng cô không hề bao giờ yêu tôi cả."
Một nét ửng hồng xua tan vẻ nhợt nhạt trên mặt nàng.
"Sau tất cả những sự việc đã xảy ra ư?" Nàng nói yếu ớt. "Martin, anh không biết anh đang nói gì. Tôi không phải là một người bình thường đâu!"
"Anh thấy đấy, chị tôi không muốn dính dáng gì với anh nữa." Norman nói tuột ra, rồi kéo chị bước đi.
Martin đứng sang bên, nhường chỗ cho hai chị em họ đi; bất giác gã thọc tay vào túi áo ngoài tìm thuốc lá và cuộn giấy nâu không có ở đó.
Đường về Bắc Oakland rất xa, nhưng mãi đến khi bước chân lên bậc thềm, vào đến trong buồng, gã mới biết là mình đã đi hết con đường ấy. Gã thấy mình ngồi trên thành giường, nhìn ngơ ngác xung quanh như một kẻ mộng du bừng tỉnh dậy. Gã thấy tập "Quá hạn" nằm trên bàn, gã kéo ghế lại, giơ tay với lấy chiếc bút. Trong bản chất gã có sự thôi thúc logic đã làm gì thì hoàn thành cho xong. Và đây là một cái gì chưa được hoàn thành. Vì phải hoàn thành một việc khác nên việc này đã bị tạm gác lại. Bây giớ thì cái việc khác kia đã xong rồi, gã sẽ dốc lực làm việc này cho đến khi xong. Sau đó, sẽ làm gì, gã cũng chưa biết. Gã chỉ biết rằng giai đoạn khủng hoảng cao độ nhất của đời gã đã đến. Một giai đoạn đã đạt tới và gã đã hoàn thành nó theo kiểu của một người công nhân. Gã không nghĩ gì nữa về tương lai. Chẳng bao lâu rồi gã sẽ thấy nó diễn ra trước mắt gã. Nó là gì cũng không hệ trọng. Giờ đây dường như không có gì là hệ trọng cả.
Năm ngày liền, gã miệt mài viết, không đi đâu, không gặp ai, ăn uống rất ít. Sáng ngày thứ sáu, người đưa thư mang lại cho gã một bức thư mỏng của người chủ bút tờ "Parthenon". Nhìn qua gã biết rằng "Phù du" đã được chấp nhận. "Chúng tôi đã đưa bài thơ nhờ ông Cartwright Bruce đọc," người chủ bút viết tiếp, "ông ta rất khen bài thơ đó, khiến chúng tôi nhất định sẽ đăng nó. Trong niềm sung sướng được đăng bài thơ, chúng tôi cũng xin báo cho ông biết rằng chúng tôi sẽ xếp nó vào số tháng tám, bài của tháng bảy đã xếp xong cả rồi. Xin ông vui lòng chuyển hộ niềm sung sướng và lời cảm ơn của chúng tôi tới ông Brissenden. Xin ông gửi cho qua bưu điện tấm ảnh và tiểu sử sơ lược của ông ấy. Nếu ông chưa hài lòng với số tiền nhuận bút của chúng tôi, xin ông làm ơn điện cho chúng tôi và cho chúng tôi biết ông thấy giá nào là thích đáng?"
Vì số tiền nhuận bút của họ trả là ba trăm năm mươi đô la, nên Martin thấy không cần phải đánh điện nữa. Nhưng còn có sự đồng ý của Brissenden. Phải, cuối cùng gã đã nghĩ đúng. Đã có một ông chủ bút của một tờ tạp chí hiểu thế nào là một bài thơ chân chính khi ông ta đọc bài thơ đó. Và tiền thù lao họ trả cũng hậu, dù đây là một bài của thế kỷ. Còn đối với Cartwright Bruce, Martin biết ông ta là một nhà phê bình độc nhất mà Brissenden phần nào vẫn tôn trọng.
Martin đi xe điện xuống phố, và trong khi ngắm nhìn những ngôi nhà, những ngã tư đường phố lướt qua, gã thấy một niềm tiếc nuối rằng cả thành công của bạn và cả điềm báo hiệu sự thắng lợi của gã cũng không làm cho gã phấn khởi mạnh nữa. Nhà phê bình độc nhất ở Mỹ khen ngợi bài thơ, sự khẳng định của gã cho rằng những bài hay có thể tin tưởng được các tạp chí đăng chứng tỏ là đúng. Nhưng nhiệt tình đã mất hết sức bật trong gã, rồi gã thấy mình lại nóng lòng muốn lại thăm Brissenden hơn là đem đến cho bạn tin tức tốt lành này. Tờ "Parthenon" nhận bài thơ đã làm gã nhớ ra rằng năm ngày miệt mài với "Quá hạn," gã đã không nhận được tin tức nào của Brissenden, thậm chí cũng không hề nghĩ tới bạn nữa. Lần đầu tiên Martin cảm thấy mình ở trong một trạng thái mê mụ, và gã cảm thấy xấu hổ vì đã quên bạn. Nhưng ngay cả sự xấu hổ nữa cũng không còn bừng lên mãnh liệt. Gã đã chai đá với mọi xúc cảm, trừ xúc cảm nghệ thuật trong khi gã viết tập "Quá hạn." Đối với tất cả những việc khác, gã như người trong mộng. Ngay cả bây giờ đây gã cũng vẫn như người trong mộng. Tất cả cuộc sống trong đó, xe điện đang chạy rầm rầm, vùn vụt, hình như lúc này cũng xa lắc xa lơ, không thực chút nào, và gã cũng sẽ không quan tâm, không choáng váng, nếu như cái tháp chuông nhà thờ xây bằng đá kia có bỗng dưng đổ sụp xuống tan tành ngay trên đầu gã đi nữa.
Đến khách sạn, gã chạy vội lên buồng của Brissenden, rồi lại vội chạy xuống. Căn buồng rỗng không. Không còn đồ đạc hành lý gì trong đó cả.
"Ông Brissenden có để lại địa chỉ không?" Gã hỏi viên quản lý đang tò mò nhìn gã một lát.
"Ông không nghe tin tức gì sao?" Người kia hỏi.
Martin lắc đầu.
"Sao, báo nào chẳng đăng tin về chuyện này. Người ta tìm thấy ông ta chết ở trên giường. Tự tử - một phát đạn qua sọ."
"Đã chôn cất chưa?" Martin nghe giọng nói của mình dường như là của một người nào khác, từ một nơi rất xa xôi vọng về hỏi câu đó.
"Không có chuyện chôn cất. Sau khi thẩm tra xong, tử thi được cho xuống tàu, chuyển ngay về miền đông. Những luật sư do gia đình ông ta mướn đã thu xếp việc này."
"Chắc họ làm nhanh lắm!" Martin nói.
"Ồ, tôi cũng không rõ. Cách đây năm ngày rồi."
"Cách đây năm ngày?"
"Vâng, cách đây năm ngày."
"Ối!" Martin thốt lên rồi quay gót bước ra.
Đến góc phố, gã bước vào "Phòng điện báo phía Tây" đánh điện cho tờ "Parthenon" bảo họ cứ cho in bài thơ. Trong túi gã chỉ còn năm xu để đi xe điện về nên gã đánh điện theo lối bên nhận trả tiền.
Về đến phòng của mình, gã lại bắt tay vào viết. Ngày nối ngày, đêm tiếp đêm trôi qua, gã vẫn ngồi trên bàn cắm cúi viết. Gã không bước chân đi đâu, trừ những lúc phải ra hiệu cầm đồ, gã không vận động gì cả, ăn lấy lệ khi đói và có cái để mà nấu ăn và cũng nhịn một cách rất đều đặn khi không có cái gì để nấu. Truyện đã rất dày, chương nọ tiếp chương kia, thế mà gã vẫn muốn phát triển đoạn mở đầu để làm tăng thêm sức mạnh của nó, tuy viết thế thì phải thêm đến hai vạn từ. Không phải là có một sự khẩn thiết gì buộc gã phải viết truyện này hoàn hảo, nhưng nguyên tắc sáng tác nghệ thuật của gã bắt gã phải làm hoàn hảo. Gã cứ tiếp tục làm việc như trong cơn mê sảng, tách rời một cách kỳ lạ với thế giới xung quanh; gã thấy mình như một bóng ma thông tỏ đường lối giữa những cái bẫy văn học của cuộc sống quá khứ của gã. Gã nhớ hình như có người đã nói rằng bóng ma là linh hồn của một người đã chết, nhưng lại không đủ trí suy xét để biết rằng mình đã chết; gã ngừng lại một phút để tự hỏi, không biết có phải gã đã chết thật rồi, mà không biết rằng mình đã chết không.
Rồi đến cái ngày mà tập "Quá hạn" được viết xong. Nhân viên của hiệu cho thuê máy chữ đến đòi máy, anh ta ngồi trên giường, còn Martin thì ngồi trên chiếc ghế độc nhất, đánh nốt những trang cuối của chương cuối cùng. "HẾT". Gã đánh chữ hoa ở cuối truyện, và đối với gã, nó cũng thật là hết. Gã ngắm chiếc máy chữ được mang ra khỏi cửa với một cảm giác nhẹ nhõm, rồi gã trèo lên nằm dài trên giường. Gã bị lả đi vì đói. Ba mươi sáu tiếng đồng hồ qua, không một chút thức ăn gì vào trong miệng, nhưng gã không nghĩ tới điều đó. Gã nằm ngửa, mắt nhắm nghiền, không nghĩ gì cả, trong khi cơn bàng hoàng hoàng, sự mê mụ cứ dần dần dâng lên ứ đầy, bịt chặt lấy nhận thức của gã. Nửa như mê sảng, gã cất giọng đọc to những vần thơ vô danh mà Brissenden vẫn thích đọc cho gã nghe. Chị Maria lo lắng đứng nghe ở ngoài cửa, chị kinh hoàng thấy giọng đọc đều đều của gã. Bản thân những lời đó đối với chị không có nghĩa gì. Nhưng cái việc gã ngâm những lời đó lên đối với chị có nhiều ý nghĩa. "Ta đã hát xong lời ca" là điệp khúc của bài thơ.
"Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống
Bài hát, câu ca bây giờ đã hết
Nó bay xa như những chiếc bóng nhẹ nhàng
Bay trong những vòm cây tím ngắt
Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống
Xưa kia ta đã cao tiếng hát
Như những con họa mi buổi sớm
Hót trong những bụi cây đẫm sương
Bây giờ ta lặng câm
Như con chim khuyên mệt mỏi
Trong cổ họng ta không còn lời ca
Ta đã hát hết rồi
Ta đã hát xong lời ca
Đàn kia để xuống bên ta."
Maria không thể chịu được lâu nữa, chị vội quay về bếp lò, múc đầy "súp" vào bát, lấy muôi vét ở trong nồi ra rất nhiều thịt thái nhỏ và rau.
Martin nhỏm dậy, ngồi lên và bắt đầu ăn, cứ húp được một thìa gã lại an ủi chị Maria rằng gã không nói mê đâu và cũng không ốm sốt gì cả.
Sau khi chị Maria đi rồi, gã ngồi buồn bã ở thành giường, hai vai thõng xuống, gã ngơ ngác nhìn quanh với cặp mắt lờ đờ không thấy gì hết, mãi đến khi tờ giấy bọc rách của tờ tạp chí gửi đến từ buổi sáng mà vẫn còn nằm nguyên chưa được bóc ra, làm lóe lên một tia sáng trong trí óc tối đặc của gã. Đó là tờ "Parthenon," gã nghĩ như vậy, tờ "Parthenon" số tháng tám, và hẳn là phải có bài "Phù du." "Giá mà Brissenden còn ở đây mà nhìn thấy nhỉ?"
Lật giở từng trang tờ tạp chí, bỗng gã dừng lại. "Phù du" đã được đăng, với cái đầu đề lộng lẫy, mép bài thơ được trình bày theo kiểu Beardsley, một bên đầu bài thơ là ảnh của Brissenden, một bên là ảnh của Ngài John Value, đại sứ Anh. Trong lời nói đầu của tòa soạn có trích dẫn lời của Ngài John Value nói rằng ở Mỹ không có nhà thơ, và tờ "Parthenon" đã đăng bài "Phù du" như muốn nói: "Thưa Ngài John Value, ngài hãy xem đây!" Cartwright Bruce được coi là nhà phê bình lớn nhất nước Mỹ, và người ta đã trích dẫn câu ông nói cho rằng "Phù du" là một bài thơ lớn nhất từ xưa đến nay ở Mỹ. Và cuối cùng lới nói đầu của người chủ bút kết luận như thế này:
"Chúng tôi chưa có những nhận định đầy đủ về giá trị của bài thơ "Phù du," có lẽ không bao giờ chúng tôi có thể làm được việc đó. Nhưng chúng tôi đã đọc đi đọc lại bài thơ và ngạc nhiên trước những từ và cách sắp xếp của nó, chúng tôi tự hỏi không hiểu ông Brissenden đã làm thế nào mà viết được những từ đó, làm thế nào mà có thể ghép chúng lại với nhau một cách chặt chẽ như vậy." Tiếp theo là đến bài thơ.
"Briss ơi, anh chết như thế là hay lắm anh ạ." Martin lẩm bẩm và để tờ báo lọt giữa hai đầu gối rơi xuống sàn.
Sự tầm thường, sự rẻ tiền của sự việc làm gã buồn nôn, nhưng Martin nhận thấy một cách thờ ơ không chút cảm xúc rằng sự buồn nôn ấy cũng không lấy gì làm ghê gớm lắm. Gã mong mình có thể nổi giận, nhưng gã không còn đủ nghị lực để mà nổi giận nữa. Gã đã quá tê dại mất rồi. Máu của gã đã quá đông lại, không bốc lên được theo với sự bực bội dâng tràn lên như nước thủy triều. Xét cho cùng thì có hề gì cơ chứ? Nó cũng như tất cả những cái khác mà Brissenden đã lên án trong xã hội tư bản. "Tội nghiệp cho Briss!" Martin tự nhủ. "Anh ấy sẽ không bao giờ tha thứ ình."
Cố gắng đứng dậy, gã với lấy cái hộp trước kia vẫn dùng để đựng giấy đánh máy. Lục lọi một lúc, gã lôi ra mười một bài thơ bạn đã viết. Gã xé ngang xé dọc những bài thơ đó rồi vứt vào sọt rác. Gã làm việc đó uể oải, khi đã xé xong, gã ngồi trên thành giường, đưa mắt nhìn vào khoảng không về phía trước.
Gã ngồi như thế bao lâu, gã cũng không biết nữa, mãi đến khi, qua cặp mắt không nhìn thấy gì của gã, gã bỗng thấy một đường chân trời dài trắng muốt. Kỳ lạ. Nhưng khi ngắm nhìn đường chân trời ngày một rõ ra, gã thấy, đó là một giải đá ngầm san hô bốc hơi lên trong những đợt sóng bạc đầu của Thái bình dương.
Rồi, gã thấy nhấp nhô trên sóng một chiếc thuyền con, một chiếc thuyền có móc chèo. Ở đằng mũi, gã trông thấy một chàng trai trẻ, mặt đen bóng, trông như một thiên thần với một mảnh vải đỏ thẫm quấn ngang hông đang khua mái chèo lấp lánh trên mặt nước. Martin nhận ra chàng ta. Đó là Moti, con út của tù trưởng Tati và đây là Tahiti; xa hơn giải san hô bốc hơi kia là mảnh đất tươi đẹp của Papara và căn nhà bằng cỏ gần cửa sông của người tù trưởng. Ngày đã tàn và Moti đánh cá trở về. Chàng đang chờ một đợt sóng lớn xô tới để gối sóng vượt qua dãy đá ngầm. Rồi Martin thấy mình cũng ngồi phía trước con thuyền đó, như gã vẫn thường ngồi khi xưa khua mái chèo và chỉ đợi Moti nói một tiếng là chèo thuyền lao đi như điên khi những đợt sóng lớn như một bức tường màu ngọc lam dựng đứng lên sau lưng họ. Rồi, gã không còn là người đứng nhìn nữa, mà chính gã ở trên con thuyền, Moti hét lên, cả hai đều cố sống cố chết chèo như bay, trên mặt dốc của đợt sóng màu ngọc lam đang lao đi. Dưới thuyền, nước sôi réo lên như máy hơi nước, sóng bắn tung tóe đầy trời, chỉ nghe thấy thấy những tiếng rú, tiếng rít, tiếng gầm âm vang, và chiếc thuyền con lại trôi đi trên mặt vịnh êm ả. Moti cười lớn, và lắc rũ cho những giọt nước mặn rơi khỏi mắt, và cả hai cùng chèo về phía bờ bể do san hô tạo thành, nơi những bức tường bằng cỏ của ngôi nhà của Tati, qua những cành lá dứa sáng lóe lên như vàng trong ánh mặt trời tà.
Bức tranh nhạt dần, và trước mặt gã trải ra cái cảnh hỗn độn của gian phòng bẩn thỉu gã ở. Gã cố gắng một cách vô vọng hình dung lại cái cảnh Tahiti. Gã biết có những bài ca, câu hát cất lên giữa những hàng cây, và các cô gái đang nhảy múa dưới trăng, nhưng gã không làm sao có thể hình dung lại được. Gã chỉ nhìn thấy cái bàn viết bừa bộn, cái khoảng trống nơi trước kia để chiếc máy chữ, cái ô cửa kính không ai lau chùi. Gã nhắm mắt lại, rên lên một tiếng và ngủ thiếp đi.
Tác giả :
Jack London