Man Cô Nhi Hồ Điệp Seba
Chương 3 - Chương 3
Tôi gả chồng.
Thật sự không nghĩ tới có một ngày mình lại đi gả chồng… còn gả chồng ở triều Đại Minh. Nhưng đừng hỏi tôi hôn lễ như thế nào, bạn mà có khả năng đội một miếng vải đỏ lên đầu mình như người mù mà còn biết tình hình thực tế của hôn lễ thì tôi bội phục bạn. Tôi còn chưa học được cách đột phá cảnh giới cao nhất của thiên nguyên… Bao giờ tôi biết sẽ nhớ live stream cho bạn xem.
Tóm lại, tôi nghiêng ngả lảo đảo để người ta dắt đi một ngày, kêu tôi làm gì thì tôi làm đó, rồi mới tới tân phòng… Xong việc.
Đúng vậy, tôi không thấy trượng phu của tôi… Trên thực tế, chàng ta căn bản không tham dự. Cũng không phải là chàng ta trốn khỏi đám cưới. “Trốn” thì đúng là không sai, nhưng thứ chàng ta đang trốn là lệnh đuổi bắt của Diêm La Vương. Chuyện này làm tôi cảm thấy thân thiết hết xảy, có lẽ là bạn cùng hội cùng thuyền đây.
Khởi đầu tốt. Ít nhất tôi đã bắt đầu có cảm giác thân thiết với chàng ta.
Nghe nói trượng phu tôi là một người rất yếu ớt, từ nhỏ sức khỏe đã không tốt. Lớn lên thì khỏe lên chút chút … Nhưng bất hạnh là lại gặp tai nạn. Tóm lại, chàng ta bị bắt phải cắt chi. Ở niên đại này thì cắt chi chẳng khác gì cái chết, huống chi lại là một người có sức khỏe kém. Cho nên chàng ta phải cưới vợ gấp, gọi văn hoa là để xung hỉ.
Nếu cưới vợ mà phòng ngừa được nhiễm trùng thì phải trao ngay giải Nobel Y học mới đúng.
Lúc tôi được gả vào, đúng ngay lúc chàng ta đang hấp hối. Bác sĩ nói sống hay chết, phải để xem tối nay. Tôi? Tôi cảm thấy khá ổn mà. Nếu chàng ta sống sót, thì dù một kẻ tàn phế dễ cáu hay gắt, anh ta cũng chẳng đánh được tôi. Tính tình tốt, thì tôi có thể làm bạn với chàng ta, lá lành đùm lá rách. Nếu chàng ta chết đi, thì vừa hay tôi được ở lại đây làm một quả phụ ăn không uống không giả vờ bi thương. Chỉ cần đừng có xớ rớ gì vào chân tôi (may mắn thời đại này rất tiên tiến không có quấn chân), thì chuyện gì cũng thương lượng được cả.
Tôi quả là rất hiền hoà.
Nhưng cái cô nàng “Lâm Man Cô” kia hình như lại không phải vậy. Nha đầu của cô ta nói cô ta “cực kì có chủ kiến” (tôi thấy khá chắc là thời kì phản nghịch chứ gì?). Khi biết sắp bị gả cho Tam công tử gần chết hơn gần sống nhà họ Vương, cô ta bèn đòi sống đòi chết. Đầu tiên là tuyệt thực (thảo nào lại bị đói đến mức gầy như cây đũa, hại tôi về sau ăn uống bù đau cả dạ dày), rồi mới thắt cổ.
Đương nhiên còn có mấy tin đồn nhảm nhí sau lưng tôi, đều bắt nạt tôi không giỏi nói tiếng ở đây. Nhưng tai tôi rất thính, chỉ là miệng lưỡi không linh hoạt lắm thôi (nằm trên giường bệnh cũng chỉ luyện được tai). Cũng có phải tiếng Anh đâu, hệ ngôn ngữ tương đồng, tôi xem phim truyền hình đến độ có thể nghe được người Quảng Đông đối thoại, nhìn vậy là biết tôi là thiên tài ngôn ngữ cỡ nào (tuy rằng hé miệng thì không nói nên lời dù chỉ một câu). Tôi nghe lén rồi đưa đến kết luận cuối cùng, cái cô nàng Lâm Man Cô này là một tiểu thư mũi nhọn của thời đại, đấu tranh vì tự do yêu đương. Về phần đối tượng yêu đương của cô ta ấy mà, hình như là một kẻ hát tuồng.
Nhưng thôi, chuyện đấy cũng chẳng liên quan gì tới tôi.
Là một người bị bệnh từ nhỏ đến lớn, tôi biết thứ quan trọng nhất của đời người chính là “sức khỏe”, thứ quan trọng thứ hai chính là “sức khỏe”, thứ quan trọng thứ ba… vẫn là “sức khỏe”.
Tôi rầu chuyện thân thể bệnh tật làm liên lụy đến người nhà, gánh nặng tình thân trên lưng quá nặng, đã rất mệt mỏi rồi, làm gì còn tâm tư nghĩ tới tình yêu. Cũng không phải tôi chưa từng thử. Khoảng thời gian tôi khỏe mạnh nhất, tôi cũng từng có một mối tình nho nhỏ. Sau khi biết được bệnh tình của tôi, đối phương cực kỳ quả quyết, nhanh chóng quyết định lập tức thu binh rút về, rất có phong độ đại tướng. Tôi đánh giá rất cao sự quyết đoán của anh ta, cũng không tức giận. Tội gì phải để cả nhà cùng buồn đau đến chết cơ chứ…
Tôi là kiểu thanh niên lạc quan đang đau đến phát điên vẫn có thể xem TV cười ha ha, mẹ tôi hay bảo tôi là đứa vô tâm. Tôi ghét mấy thứ gió thảm mưa sầu, làm như đời người chưa đủ ngắn vậy, còn có thời gian để lãng phí cho chuyện khóc sướt mướt…
(Hay lắm, tôi lại lạc đề xa 800 dặm rồi.)
Tóm lại, tôi ôm tâm trạng sung sướng gả vào nhà họ Vương, ngoại trừ hơi bất mãn với cái đám cưới dài dòng này ra thì cái gì cũng tốt. Được cho ăn cho uống, có thể chạy có thể nhảy, chồng sẽ không đánh mình (muốn đánh cũng không nổi), cái phiếu cơm dài hạn này trông có vẻ không tồi.
Hơn nữa người nhà họ Vương đối xử với tôi cực tốt, vô cùng khách khí và thêm cả chút thương hại. Xem ra tôi có thể thoải mái tới mức hô mưa gọi gió đây.
Đêm động phòng hoa chúc, ngoại trừ lúc xoay người bị cái gối sứ đập cho hai lần nên tôi hơi tức ── thật không hiểu nổi sao người xưa lại khoái nằm trên cái loại gối dễ đập vỡ đầu mình này được, siêu nguy hiểu ── tôi bèn để nó lên bàn, thì tôi rất an tâm yên giấc tới bình minh.
Ngày hôm sau lúc tôi đi bái kiến chị dâu cả dâu thứ về, họ đã lập tức thay gối trúc cho tôi rồi. Nhìn xem người ta tốt biết bao, có người nhà tốt như vậy, tôi thật sự không có gì không hài lòng.
***
Chị dâu cả Cố thị là người cáng đáng gia đình. Nhà họ Vương không có mẹ chồng, trưởng bối lớn nhất trong nhà là người chị dâu cả này.
Vừa thấy chị tôi đã có thiện cảm, chị là một nhân vật có hình tượng như Vương Hi Phượng. Lúc xem Hồng Lâu Mộng tôi thích cô ấy nhất, loại người này phô hết những gì lợi hại nhất ra mặt, dễ ứng phó. Tôi sợ nhất là kiểu người mặt ngoài dịu dàng săn sóc, rồi lại ngầm đi mách lẻo chuyện không hay như mấy cô y tá, cho nên tôi cực kì thích Vương tiểu thư Hi Phượng dứt khoát.
Bởi vì có thiện cảm, nên tôi hành lễ với chị ấy cũng cực kì thân thiết. Nghe thấy món tiếng địa phương rách nát, còn chêm cả tiếng phổ thông của tôi, chị cười, “Muội muội ở nhà đều nói tiếng phổ thông à?”
Tôi gãi gãi đầu, “Muội nghe hiểu được hết… Nhưng nói thì không sõi lắm.”
“Tỷ thì ngược lại, tiếng phổ thông tỷ nghe hiểu hết, nhưng tỷ nói không sõi.” Chị che miệng nở nụ cười, “Không sao, nhà mình cũng không có quy củ gì lớn lắm, nói chêm cũng được, dần dà rồi sẽ biết.” Chị khẽ thở dài, “Muội muội, muội quả là ngôi sao may mắn. Chẳng thế mà muội vừa gả vào Tam thúc đã đỡ hơn hẳn. Đại phu nói, qua mấy ngày nữa là ổn định rồi… Tỷ bận việc, không để ý được, muội cứ đề đạt với tỷ. Thiếu cái gì, nói với tỷ, bà tử nha đầu không nghe lời, kể tỷ nghe. Nếu không gặp được tỷ, muội nói với Hạnh Nhi cũng được nhé.”
Chị trầm mặt, “Hạnh Nhi, nghe chưa?”
Một cô gái xinh đẹp cạnh đó nắm tay đặt sau lưng kính lạy, “Dạ, phu nhân.” Hạnh Nhi cười cười với tôi, “Tam phu nhân, xin cô ra lệnh.”
Tôi hoảng hốt, đứng dậy khom lưng, kết quả phu nhân và nha đầu đều cười. “Sao phải đối xử với một đứa nha đầu như thế. Tam muội muội dù gì cũng còn nhỏ.”
…Là quá nhỏ ấy chứ, mười bốn tuổi đã bị gả vào đây để xung hỉ. Nhưng cũng khoa trương thật, mười bốn tuổi đã yêu đương với con hát, quả là có bản lĩnh. Tính ra ở tuổi đấy tôi mới là học sinh cấp hai… Quá có bản lĩnh. Người ta đã yêu đương tuyệt thực thắt cổ, còn tôi đang làm gì…
Về sau tôi đi gặp chị dâu thứ, chị ta làm tôi chán muốn chết. Chị ta cứ khảy đàn mãi, chẳng nói lời nào, tôi nghe mà buồn ngủ. Chị ta nói chuyện nhẹ nhàng chậm rãi, rất có hiệu quả thôi miên. Tôi phải dựng lỗ tai mới nghe rõ chị ta nói gì, ấy mới thấy chị ta nói nhỏ tới mức nào. Chị ta hỏi tôi đã đọc những sách gì rồi, tôi nói thẳng chỉ biết mặt được mấy chữ. Chị ta lại hỏi tôi có hiểu cầm kỳ thư họa không, tôi trả lời chị ta cái gì tôi cũng không biết.
Không bao lâu sau lời lẽ không hợp, đến một câu cũng ngại nói thêm với nhau. Chị ta phát hiện tôi không phải là người đồng đạo thạo nghề, liền cúi đầu đánh đàn. Tôi ngồi không nổi nữa, nha đầu Bạch Quyên đi cùng tôi vô cùng nhạy bén, “Nhị phu nhân, tam phu nhân dậy sớm hơi váng đầu. Con nghĩ là đường xá quá mệt mỏi ạ.”
“Vậy tỷ không giữ muội lại ăn cơm nữa.” Chị ta nhàn nhạt đáp, “Tam muội muội về cẩn thận nhé.”
Tôi vội đứng dậy cáo từ, Bạch Quyên quả thật quá thông minh lanh lợi, về sau tôi nhất định phải giúp cô ấy tăng lương mới được.
Bạch Quyên rất thạo việc, chuyện gì cũng không cần tôi nhọc lòng, cá tính lại hoạt bát, chẳng mấy mà hai chúng tôi đã quen thân.
“Lời đồn đãi đúng là không thể tin.” Cô ấy cười, “Tam phu nhân ngoại trừ nói năng không lưu loát lắm, thì đúng là rất dễ ở chung, em quả thực không ngờ đấy.”
“Nói quá rồi nói quá rồi.” Tôi thả lỏng hoàn toàn. “Nhà họ Vương là một gia đình tốt, tôi gả đến đây mới là phúc của tôi.”
Cô ấy kinh ngạc nhướng mày, giọng điệu mềm mại đi một chút, “Tam công tử nhất định sẽ khỏe thôi, phu nhân yên tâm.”
Đáy lòng tôi thấy buồn cười, tam phu nhân mười bốn tuổi. “Ở hiền sẽ gặp lành thôi.” Tôi cười tủm tỉm.
Mãi đến ba ngày sau, tôi mới thấy được ông xã vắng mặt của mình… Nói chàng ta là “ông xã” thì đúng là gọi thế hơi già.
Tôi đã nhìn thấy anh cả và anh thứ nhà họ Vương cách tấm mành. Đẹp trai, tuấn tú, thảo nào mà bao nhiêu là vợ lớn vợ nhỏ, có lẽ người ta chủ động tới dâng hiến đây. Cảnh đẹp ý vui thật sự, nhưng những anh đẹp trai trên TV tôi còn chẳng mơ mộng hoang đường, mơ lắm thì ngã đau, nữa là các anh đẹp trai thời cổ.
Chồng đẹp trai thì khó giữ, mà tôi thì lại lười.
Chờ khi tôi nhìn thấy phu quân của tôi, lòng tôi yên tâm hẳn. Mặt mày đoan chính, không lệch lạc chỗ nào. Gương mặt mang theo vẻ tái nhợt vì bệnh, khiến tôi cảm thấy thật thân thiết. Tôi tưởng chàng ta phải đau đớn muốn chết mới đúng, ngờ đâu vẻ mặt vẫn thờ ơ. Có tính nhẫn nại, tôi thích.
Hơn nữa đôi mắt chàng giống như nai con dịu dàng trong sáng, thoạt nhìn không giống kẻ sẽ đánh vợ.
Nói một cách đơn giản, thì đây là một anh đẹp trai gầy gò (hơi tâng bốc một tí), mắt một mí, lông mày mảnh nhưng đen. Đôi môi hơi mỏng có lẽ là điểm sáng duy nhất, khiến cho người ta không khắc sâu ấn tượng, nhìn chung là ôn hòa.
Không tồi, cho qua. Ít nhất có thể bồi dưỡng được tình nghĩa bạn chung phòng bệnh.
Chàng ta ngẩng đầu nhìn về phía tôi, gương mặt tái nhợt bỗng hơi ửng hồng, vẻ mặt vẫn nhàn nhạt, gật gật đầu với tôi.
Tôi cười cười với chàng ta. Không thấy ghế tựa đâu, tôi bèn ngồi ở mép giường. Ai dè lại khiến mọi người hít vào đầy kinh ngạc.
Hở? Chẳng lẽ tôi không nên ngồi sao? Thăm bệnh mà không cho ghế dựa, lẽ nào muốn tôi đứng?
Chàng ta rũ mi mắt, giọng nói suy yếu dịu dàng, “… Nương tử, từ từ đợi ta thay thuốc đã. Nàng xem…?”
“Ai đổi thuốc cho chàng vậy?” Tôi tận lực nói bằng giọng thân thiết nhất. Đùa à, tôi là cô gái vàng trong làng đau ốm đấy! “Tôi có thể giúp chàng mà.”
Chàng ta ngạc nhiên mở lớn đôi mắt. “Miệng vết thương không đẹp…”
“Miệng vết thương đương nhiên là khó coi rồi.” Tôi cười cười cổ vũ chàng ta, “Nhưng tôi không sợ, chàng yên tâm. Những chuyện chăm nom cơ bản thế này tôi vẫn hiểu một chút.” Đây gọi là lâu bệnh thành lương y đấy, không phải nói khoác đâu.
Đại phu vừa thay thuốc còn vừa nhìn tôi, vẻ mặt kì quái. Tôi cũng không cảm thấy đáng sợ ở chỗ nào… Tôi có thể vừa ăn cơm vừa xem CSI, cái chuyện cắt chân mọn này… chẳng thấm vào đâu. Tôi đứng cạnh đấy nấu khăn vải, gắp ra bằng đũa để nguội rồi mới đưa cho đại phu. Ánh mắt lão nhìn tôi như nhìn người ngoài hành tinh vậy.
“Tam phu nhân, thế này…?”
“Tránh bị nhiễm khuẩn… ý tôi là, tà độc.” Tôi cố gắng hết sức phiên dịch cho lão hiểu, “Sau khi nấu lên rồi, những thứ không tốt sẽ biến mất hết. Dùng để lau miệng vết thương thì sẽ đỡ bị… ờm… sinh mủ?”
Lão nhìn tôi chằm chằm trong chốc lát, tôi cũng nhìn lão, hai người mắt to trừng mắt nhỏ. “Tay lão phu cũng phải nấu lên à?” Lão chỉ vào nồi.
“…Không cần đâu.” Tôi bắt đầu thấy hơi cạn lời, “Ông dùng cồn… Tôi nghĩ rượu cũng được. Tiêu độc trên miệng vết thương bằng cồn… ý tôi nói là rượu mạnh cũng không tồi.”
“Tam phu nhân hiểu y thuật ư?”
Tôi cắn môi không dám bật cười, câu này miễn cưỡng dùng thì vẫn hợp. “Hiểu sơ sơ ạ.”
Tuy rằng không cho là đúng, nhưng đại phu vẫn làm theo kiến nghị của tôi. Tôi đoán chuyện như vậy là do nhà họ Vương chi rất nhiều tiền cho thuốc thang, của cho là của nợ mà lị.
Nhưng kể cả sau khi băng bó xong cái chân bị thương, Tam công tử vẫn nhìn tôi mãi.
Tôi cười với chàng ta, thật ra lại là nụ cười cam tâm tình nguyện. Cái đấy phải đau muốn chết đó, vụ cắt chân ấy! Lúc trước khi bệnh của tôi còn sớm, bác sĩ cũng đề nghị cắt chân thử xem, nhưng tôi thà chết cũng phải chối từ. Gẫy ngón tay thôi tôi đã gào vỡ trời sụt đất, chứ đừng nói là cưa mất một chân.
Nhưng chàng ta chưa từng hé răng, chỉ là hơi thở nặng nề thêm một chút. Đây là sự nhẫn nại mạnh mẽ rất riêng của những người bị bệnh lâu năm, cũng đủ cứng cỏi.
Chần chờ một chút, chàng ta cũng cong cong khóe miệng, mỉm cười với tôi.
Thật sự không nghĩ tới có một ngày mình lại đi gả chồng… còn gả chồng ở triều Đại Minh. Nhưng đừng hỏi tôi hôn lễ như thế nào, bạn mà có khả năng đội một miếng vải đỏ lên đầu mình như người mù mà còn biết tình hình thực tế của hôn lễ thì tôi bội phục bạn. Tôi còn chưa học được cách đột phá cảnh giới cao nhất của thiên nguyên… Bao giờ tôi biết sẽ nhớ live stream cho bạn xem.
Tóm lại, tôi nghiêng ngả lảo đảo để người ta dắt đi một ngày, kêu tôi làm gì thì tôi làm đó, rồi mới tới tân phòng… Xong việc.
Đúng vậy, tôi không thấy trượng phu của tôi… Trên thực tế, chàng ta căn bản không tham dự. Cũng không phải là chàng ta trốn khỏi đám cưới. “Trốn” thì đúng là không sai, nhưng thứ chàng ta đang trốn là lệnh đuổi bắt của Diêm La Vương. Chuyện này làm tôi cảm thấy thân thiết hết xảy, có lẽ là bạn cùng hội cùng thuyền đây.
Khởi đầu tốt. Ít nhất tôi đã bắt đầu có cảm giác thân thiết với chàng ta.
Nghe nói trượng phu tôi là một người rất yếu ớt, từ nhỏ sức khỏe đã không tốt. Lớn lên thì khỏe lên chút chút … Nhưng bất hạnh là lại gặp tai nạn. Tóm lại, chàng ta bị bắt phải cắt chi. Ở niên đại này thì cắt chi chẳng khác gì cái chết, huống chi lại là một người có sức khỏe kém. Cho nên chàng ta phải cưới vợ gấp, gọi văn hoa là để xung hỉ.
Nếu cưới vợ mà phòng ngừa được nhiễm trùng thì phải trao ngay giải Nobel Y học mới đúng.
Lúc tôi được gả vào, đúng ngay lúc chàng ta đang hấp hối. Bác sĩ nói sống hay chết, phải để xem tối nay. Tôi? Tôi cảm thấy khá ổn mà. Nếu chàng ta sống sót, thì dù một kẻ tàn phế dễ cáu hay gắt, anh ta cũng chẳng đánh được tôi. Tính tình tốt, thì tôi có thể làm bạn với chàng ta, lá lành đùm lá rách. Nếu chàng ta chết đi, thì vừa hay tôi được ở lại đây làm một quả phụ ăn không uống không giả vờ bi thương. Chỉ cần đừng có xớ rớ gì vào chân tôi (may mắn thời đại này rất tiên tiến không có quấn chân), thì chuyện gì cũng thương lượng được cả.
Tôi quả là rất hiền hoà.
Nhưng cái cô nàng “Lâm Man Cô” kia hình như lại không phải vậy. Nha đầu của cô ta nói cô ta “cực kì có chủ kiến” (tôi thấy khá chắc là thời kì phản nghịch chứ gì?). Khi biết sắp bị gả cho Tam công tử gần chết hơn gần sống nhà họ Vương, cô ta bèn đòi sống đòi chết. Đầu tiên là tuyệt thực (thảo nào lại bị đói đến mức gầy như cây đũa, hại tôi về sau ăn uống bù đau cả dạ dày), rồi mới thắt cổ.
Đương nhiên còn có mấy tin đồn nhảm nhí sau lưng tôi, đều bắt nạt tôi không giỏi nói tiếng ở đây. Nhưng tai tôi rất thính, chỉ là miệng lưỡi không linh hoạt lắm thôi (nằm trên giường bệnh cũng chỉ luyện được tai). Cũng có phải tiếng Anh đâu, hệ ngôn ngữ tương đồng, tôi xem phim truyền hình đến độ có thể nghe được người Quảng Đông đối thoại, nhìn vậy là biết tôi là thiên tài ngôn ngữ cỡ nào (tuy rằng hé miệng thì không nói nên lời dù chỉ một câu). Tôi nghe lén rồi đưa đến kết luận cuối cùng, cái cô nàng Lâm Man Cô này là một tiểu thư mũi nhọn của thời đại, đấu tranh vì tự do yêu đương. Về phần đối tượng yêu đương của cô ta ấy mà, hình như là một kẻ hát tuồng.
Nhưng thôi, chuyện đấy cũng chẳng liên quan gì tới tôi.
Là một người bị bệnh từ nhỏ đến lớn, tôi biết thứ quan trọng nhất của đời người chính là “sức khỏe”, thứ quan trọng thứ hai chính là “sức khỏe”, thứ quan trọng thứ ba… vẫn là “sức khỏe”.
Tôi rầu chuyện thân thể bệnh tật làm liên lụy đến người nhà, gánh nặng tình thân trên lưng quá nặng, đã rất mệt mỏi rồi, làm gì còn tâm tư nghĩ tới tình yêu. Cũng không phải tôi chưa từng thử. Khoảng thời gian tôi khỏe mạnh nhất, tôi cũng từng có một mối tình nho nhỏ. Sau khi biết được bệnh tình của tôi, đối phương cực kỳ quả quyết, nhanh chóng quyết định lập tức thu binh rút về, rất có phong độ đại tướng. Tôi đánh giá rất cao sự quyết đoán của anh ta, cũng không tức giận. Tội gì phải để cả nhà cùng buồn đau đến chết cơ chứ…
Tôi là kiểu thanh niên lạc quan đang đau đến phát điên vẫn có thể xem TV cười ha ha, mẹ tôi hay bảo tôi là đứa vô tâm. Tôi ghét mấy thứ gió thảm mưa sầu, làm như đời người chưa đủ ngắn vậy, còn có thời gian để lãng phí cho chuyện khóc sướt mướt…
(Hay lắm, tôi lại lạc đề xa 800 dặm rồi.)
Tóm lại, tôi ôm tâm trạng sung sướng gả vào nhà họ Vương, ngoại trừ hơi bất mãn với cái đám cưới dài dòng này ra thì cái gì cũng tốt. Được cho ăn cho uống, có thể chạy có thể nhảy, chồng sẽ không đánh mình (muốn đánh cũng không nổi), cái phiếu cơm dài hạn này trông có vẻ không tồi.
Hơn nữa người nhà họ Vương đối xử với tôi cực tốt, vô cùng khách khí và thêm cả chút thương hại. Xem ra tôi có thể thoải mái tới mức hô mưa gọi gió đây.
Đêm động phòng hoa chúc, ngoại trừ lúc xoay người bị cái gối sứ đập cho hai lần nên tôi hơi tức ── thật không hiểu nổi sao người xưa lại khoái nằm trên cái loại gối dễ đập vỡ đầu mình này được, siêu nguy hiểu ── tôi bèn để nó lên bàn, thì tôi rất an tâm yên giấc tới bình minh.
Ngày hôm sau lúc tôi đi bái kiến chị dâu cả dâu thứ về, họ đã lập tức thay gối trúc cho tôi rồi. Nhìn xem người ta tốt biết bao, có người nhà tốt như vậy, tôi thật sự không có gì không hài lòng.
***
Chị dâu cả Cố thị là người cáng đáng gia đình. Nhà họ Vương không có mẹ chồng, trưởng bối lớn nhất trong nhà là người chị dâu cả này.
Vừa thấy chị tôi đã có thiện cảm, chị là một nhân vật có hình tượng như Vương Hi Phượng. Lúc xem Hồng Lâu Mộng tôi thích cô ấy nhất, loại người này phô hết những gì lợi hại nhất ra mặt, dễ ứng phó. Tôi sợ nhất là kiểu người mặt ngoài dịu dàng săn sóc, rồi lại ngầm đi mách lẻo chuyện không hay như mấy cô y tá, cho nên tôi cực kì thích Vương tiểu thư Hi Phượng dứt khoát.
Bởi vì có thiện cảm, nên tôi hành lễ với chị ấy cũng cực kì thân thiết. Nghe thấy món tiếng địa phương rách nát, còn chêm cả tiếng phổ thông của tôi, chị cười, “Muội muội ở nhà đều nói tiếng phổ thông à?”
Tôi gãi gãi đầu, “Muội nghe hiểu được hết… Nhưng nói thì không sõi lắm.”
“Tỷ thì ngược lại, tiếng phổ thông tỷ nghe hiểu hết, nhưng tỷ nói không sõi.” Chị che miệng nở nụ cười, “Không sao, nhà mình cũng không có quy củ gì lớn lắm, nói chêm cũng được, dần dà rồi sẽ biết.” Chị khẽ thở dài, “Muội muội, muội quả là ngôi sao may mắn. Chẳng thế mà muội vừa gả vào Tam thúc đã đỡ hơn hẳn. Đại phu nói, qua mấy ngày nữa là ổn định rồi… Tỷ bận việc, không để ý được, muội cứ đề đạt với tỷ. Thiếu cái gì, nói với tỷ, bà tử nha đầu không nghe lời, kể tỷ nghe. Nếu không gặp được tỷ, muội nói với Hạnh Nhi cũng được nhé.”
Chị trầm mặt, “Hạnh Nhi, nghe chưa?”
Một cô gái xinh đẹp cạnh đó nắm tay đặt sau lưng kính lạy, “Dạ, phu nhân.” Hạnh Nhi cười cười với tôi, “Tam phu nhân, xin cô ra lệnh.”
Tôi hoảng hốt, đứng dậy khom lưng, kết quả phu nhân và nha đầu đều cười. “Sao phải đối xử với một đứa nha đầu như thế. Tam muội muội dù gì cũng còn nhỏ.”
…Là quá nhỏ ấy chứ, mười bốn tuổi đã bị gả vào đây để xung hỉ. Nhưng cũng khoa trương thật, mười bốn tuổi đã yêu đương với con hát, quả là có bản lĩnh. Tính ra ở tuổi đấy tôi mới là học sinh cấp hai… Quá có bản lĩnh. Người ta đã yêu đương tuyệt thực thắt cổ, còn tôi đang làm gì…
Về sau tôi đi gặp chị dâu thứ, chị ta làm tôi chán muốn chết. Chị ta cứ khảy đàn mãi, chẳng nói lời nào, tôi nghe mà buồn ngủ. Chị ta nói chuyện nhẹ nhàng chậm rãi, rất có hiệu quả thôi miên. Tôi phải dựng lỗ tai mới nghe rõ chị ta nói gì, ấy mới thấy chị ta nói nhỏ tới mức nào. Chị ta hỏi tôi đã đọc những sách gì rồi, tôi nói thẳng chỉ biết mặt được mấy chữ. Chị ta lại hỏi tôi có hiểu cầm kỳ thư họa không, tôi trả lời chị ta cái gì tôi cũng không biết.
Không bao lâu sau lời lẽ không hợp, đến một câu cũng ngại nói thêm với nhau. Chị ta phát hiện tôi không phải là người đồng đạo thạo nghề, liền cúi đầu đánh đàn. Tôi ngồi không nổi nữa, nha đầu Bạch Quyên đi cùng tôi vô cùng nhạy bén, “Nhị phu nhân, tam phu nhân dậy sớm hơi váng đầu. Con nghĩ là đường xá quá mệt mỏi ạ.”
“Vậy tỷ không giữ muội lại ăn cơm nữa.” Chị ta nhàn nhạt đáp, “Tam muội muội về cẩn thận nhé.”
Tôi vội đứng dậy cáo từ, Bạch Quyên quả thật quá thông minh lanh lợi, về sau tôi nhất định phải giúp cô ấy tăng lương mới được.
Bạch Quyên rất thạo việc, chuyện gì cũng không cần tôi nhọc lòng, cá tính lại hoạt bát, chẳng mấy mà hai chúng tôi đã quen thân.
“Lời đồn đãi đúng là không thể tin.” Cô ấy cười, “Tam phu nhân ngoại trừ nói năng không lưu loát lắm, thì đúng là rất dễ ở chung, em quả thực không ngờ đấy.”
“Nói quá rồi nói quá rồi.” Tôi thả lỏng hoàn toàn. “Nhà họ Vương là một gia đình tốt, tôi gả đến đây mới là phúc của tôi.”
Cô ấy kinh ngạc nhướng mày, giọng điệu mềm mại đi một chút, “Tam công tử nhất định sẽ khỏe thôi, phu nhân yên tâm.”
Đáy lòng tôi thấy buồn cười, tam phu nhân mười bốn tuổi. “Ở hiền sẽ gặp lành thôi.” Tôi cười tủm tỉm.
Mãi đến ba ngày sau, tôi mới thấy được ông xã vắng mặt của mình… Nói chàng ta là “ông xã” thì đúng là gọi thế hơi già.
Tôi đã nhìn thấy anh cả và anh thứ nhà họ Vương cách tấm mành. Đẹp trai, tuấn tú, thảo nào mà bao nhiêu là vợ lớn vợ nhỏ, có lẽ người ta chủ động tới dâng hiến đây. Cảnh đẹp ý vui thật sự, nhưng những anh đẹp trai trên TV tôi còn chẳng mơ mộng hoang đường, mơ lắm thì ngã đau, nữa là các anh đẹp trai thời cổ.
Chồng đẹp trai thì khó giữ, mà tôi thì lại lười.
Chờ khi tôi nhìn thấy phu quân của tôi, lòng tôi yên tâm hẳn. Mặt mày đoan chính, không lệch lạc chỗ nào. Gương mặt mang theo vẻ tái nhợt vì bệnh, khiến tôi cảm thấy thật thân thiết. Tôi tưởng chàng ta phải đau đớn muốn chết mới đúng, ngờ đâu vẻ mặt vẫn thờ ơ. Có tính nhẫn nại, tôi thích.
Hơn nữa đôi mắt chàng giống như nai con dịu dàng trong sáng, thoạt nhìn không giống kẻ sẽ đánh vợ.
Nói một cách đơn giản, thì đây là một anh đẹp trai gầy gò (hơi tâng bốc một tí), mắt một mí, lông mày mảnh nhưng đen. Đôi môi hơi mỏng có lẽ là điểm sáng duy nhất, khiến cho người ta không khắc sâu ấn tượng, nhìn chung là ôn hòa.
Không tồi, cho qua. Ít nhất có thể bồi dưỡng được tình nghĩa bạn chung phòng bệnh.
Chàng ta ngẩng đầu nhìn về phía tôi, gương mặt tái nhợt bỗng hơi ửng hồng, vẻ mặt vẫn nhàn nhạt, gật gật đầu với tôi.
Tôi cười cười với chàng ta. Không thấy ghế tựa đâu, tôi bèn ngồi ở mép giường. Ai dè lại khiến mọi người hít vào đầy kinh ngạc.
Hở? Chẳng lẽ tôi không nên ngồi sao? Thăm bệnh mà không cho ghế dựa, lẽ nào muốn tôi đứng?
Chàng ta rũ mi mắt, giọng nói suy yếu dịu dàng, “… Nương tử, từ từ đợi ta thay thuốc đã. Nàng xem…?”
“Ai đổi thuốc cho chàng vậy?” Tôi tận lực nói bằng giọng thân thiết nhất. Đùa à, tôi là cô gái vàng trong làng đau ốm đấy! “Tôi có thể giúp chàng mà.”
Chàng ta ngạc nhiên mở lớn đôi mắt. “Miệng vết thương không đẹp…”
“Miệng vết thương đương nhiên là khó coi rồi.” Tôi cười cười cổ vũ chàng ta, “Nhưng tôi không sợ, chàng yên tâm. Những chuyện chăm nom cơ bản thế này tôi vẫn hiểu một chút.” Đây gọi là lâu bệnh thành lương y đấy, không phải nói khoác đâu.
Đại phu vừa thay thuốc còn vừa nhìn tôi, vẻ mặt kì quái. Tôi cũng không cảm thấy đáng sợ ở chỗ nào… Tôi có thể vừa ăn cơm vừa xem CSI, cái chuyện cắt chân mọn này… chẳng thấm vào đâu. Tôi đứng cạnh đấy nấu khăn vải, gắp ra bằng đũa để nguội rồi mới đưa cho đại phu. Ánh mắt lão nhìn tôi như nhìn người ngoài hành tinh vậy.
“Tam phu nhân, thế này…?”
“Tránh bị nhiễm khuẩn… ý tôi là, tà độc.” Tôi cố gắng hết sức phiên dịch cho lão hiểu, “Sau khi nấu lên rồi, những thứ không tốt sẽ biến mất hết. Dùng để lau miệng vết thương thì sẽ đỡ bị… ờm… sinh mủ?”
Lão nhìn tôi chằm chằm trong chốc lát, tôi cũng nhìn lão, hai người mắt to trừng mắt nhỏ. “Tay lão phu cũng phải nấu lên à?” Lão chỉ vào nồi.
“…Không cần đâu.” Tôi bắt đầu thấy hơi cạn lời, “Ông dùng cồn… Tôi nghĩ rượu cũng được. Tiêu độc trên miệng vết thương bằng cồn… ý tôi nói là rượu mạnh cũng không tồi.”
“Tam phu nhân hiểu y thuật ư?”
Tôi cắn môi không dám bật cười, câu này miễn cưỡng dùng thì vẫn hợp. “Hiểu sơ sơ ạ.”
Tuy rằng không cho là đúng, nhưng đại phu vẫn làm theo kiến nghị của tôi. Tôi đoán chuyện như vậy là do nhà họ Vương chi rất nhiều tiền cho thuốc thang, của cho là của nợ mà lị.
Nhưng kể cả sau khi băng bó xong cái chân bị thương, Tam công tử vẫn nhìn tôi mãi.
Tôi cười với chàng ta, thật ra lại là nụ cười cam tâm tình nguyện. Cái đấy phải đau muốn chết đó, vụ cắt chân ấy! Lúc trước khi bệnh của tôi còn sớm, bác sĩ cũng đề nghị cắt chân thử xem, nhưng tôi thà chết cũng phải chối từ. Gẫy ngón tay thôi tôi đã gào vỡ trời sụt đất, chứ đừng nói là cưa mất một chân.
Nhưng chàng ta chưa từng hé răng, chỉ là hơi thở nặng nề thêm một chút. Đây là sự nhẫn nại mạnh mẽ rất riêng của những người bị bệnh lâu năm, cũng đủ cứng cỏi.
Chần chờ một chút, chàng ta cũng cong cong khóe miệng, mỉm cười với tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Webtruyen.com
Tác giả :
Hồ Điệp Seba