Man Cô Nhi Hồ Điệp Seba
Chương 23 - Chương 23
Ở xã hội nam tôn nữ ti, giữ nghiêm lễ giáo này, lời tuyên ngôn của tân khoa đứng đầu bảng nhà tôi rất có lực sát thương, cũng khiến thanh danh của chàng giảm xuống không ít.
Về phần họ bàn tán cụ thể tỉ mỉ thế nào, một người phụ nữ đã kết hôn ở trong nhà cao cửa rộng như tôi làm sao biết được, chỉ mơ hồ nghe được mấy câu. Có người nói chàng sợ vợ như sợ cọp, có kẻ bảo tôi giữ chồng cực kì tàn nhẫn, lời nói khó nghe nhất là tôi không biết rèn luyện khuôn phép đàn bà, cả ngày chỉ muốn xuất đầu lộ diện, Tiên Tâm sợ tôi nên đành phải thuận theo vân vân…
Tuy rằng chẳng dính dáng chút nào đến sự thật, nhưng lời mời đã giảm xuống bằng không. Vốn dĩ tôi còn thấy hơi được an ủi, nhưng tôi lại quên khuấy mất Chu đại nhân…
Chu đại nhân vừa biết tin tức này là mừng rỡ như điên. Ông ta đã thấy mặt tôi, biết tại sao Tiên Tâm lại giở mẹo này, bèn hoả tốc gửi thiệp mời tới.
Tôi hơi tươi tỉnh hơn chút, chính bởi lần này còn tính là người quen… Ít nhất từng gặp qua một lần rồi mà? Hát karaoke tí thôi, clb diễn viên nghiệp dư ấy mà! Đây có hề chi…
Chu đại nhân còn chạy đến tận cửa đích thân nghênh đón, cười như hoa nở. Tôi biết ngoại trừ lần chàng mở miệng hát hai câu trước mặt Chu đại nhân bên ấy, thì về sau Tiên Tâm rất kiên trì làm một nhà thanh nhạc rụt rè trước mặt những người khác, chưa từng hát thêm lần nào.
Tôi vừa mới xuống xe ngựa, cái mặt béo tròn tròn của Chu đại nhân đã hiện ra. Ông ta nâng Tiên Tâm dậy, dường như không phải nâng người mà là nâng vật báu từ trên trời rớt xuống vậy, “Tiên Tâm lão đệ, đa lễ làm gì, đa lễ làm gì! Nào mời phu nhân, hôm nay lạnh thật đấy…” Họ nâng mỗi người chúng tôi lên một chiếc kiệu đi vào.
Vừa thấy bàn tiệc, hình như hầu hết đều là người quen, chỉ có hai ba gương mặt mới, tôi an tâm hẳn. Theo thông lệ karaoke thời Đại Minh, cứ phải ăn no uống kĩ đã, rồi mới mở giọng cho xuôi cơm. Nhưng nó xa hoa hơn nhiều so với thế kỷ 21. Thế kỷ 21 chỉ có thể mở beat, chứ chỗ này là cả một ban nhạc lớn, lại còn hát live, đấy bạn xem…
Nhưng bữa cơm này tôi lại quên khuấy mất bài học lần trước, rất chậm tiêu bóc vỏ tôm cho Tiên Tâm, lựa rau thơm (chàng không ăn món này, chậc chậc, đúng là đổ quỷ kén ăn…). Chàng cũng toàn đòi ăn đồ ăn trên đũa của tôi, uống rượu trong ly trên tay tôi (trên thực tế là uống hộ tôi, tôi rất ghét uống rượu). Bọn Chu đại nhân thật ra lại rất trấn tĩnh, có vẻ nhìn mãi quen rồi, chỉ ồn ào ầm ĩ. Mấy gương mặt mới kia nhìn mà ngây người, rượu đổ hết cả lên quần áo…
Chưa từng thấy người khác yêu đương à?!
Tiên Tâm cực kỳ bình tĩnh, thâm tình chân thành lấy khăn tay lụa của tôi, lau… hạt cơm bên miệng tôi. Kết quả tôi lại nghe được tiếng hút khí quen thuộc, nhưng không có được sự bình tĩnh đè nén như của nhà họ Vương, tiếng lớn hơn nhiều.
Tôi đã sớm chết lặng. Nóng đi, nóng tiếp đi, bạn đã từng thấy con lợn chết nào nhảy dựng lên kêu nồi nước sôi nóng quá chưa?
Có lẽ phản ứng của mọi người khiến chàng cực kỳ vui vẻ (?), không cần người ta mời mọc dăm bảy lần, chàng đã cất giọng ca vàng rất tự nhiên. Bài nào nên hát bài nào không nên chàng cũng đều hát hết, quả thật sắp thành “Concert độc nhất vô nhị của Vương Tiên Tâm”. Người nghe như si như say, liên tục trầm trồ khen ngợi, hoan hô như sấm dậy.
Tôi cũng rất say mê, nhưng liên tục đổ mồ hôi lạnh. Chàng hát hết mấy bài “Vương Chiêu Quân” và “Nguyệt Cầm” tôi dạy rồi… May mắn mọi người đều đã uống say ngà ngà, không để ý đến giai điệu quái dị. Càng may hơn là chàng còn chút lý trí, không thì chàng mà rống bài “One night in Bắc Kinh” thì không biết tôi phải giải thích làm sao…
(Vương Chiêu Quân – Trần Tuyết Ngưng hát. Link Vietsub.
Nguyệt Cầm: Nhạc dân gian Đài Loan năm 1980. Link nghe.
One night in Bắc Kinh – Hoắc Tôn hát. Link Vietsub.)
Vừa ăn vừa hát hai canh giờ, khách và chủ đều vui vầy. Tiên Tâm đã thỏa lòng làm ca sĩ, khách khí hỏi Chu đại nhân, có thể đi dạo trong vườn được không. “Vợ dại ngày ngày ở nhà mệt nhọc (?), tôi vẫn luôn muốn đưa nàng ấy ra ngoài giải sầu…”
“Hai người các đệ quả là khiến người khác ghen tị!” Chu đại nhân cười ha ha, “Mọi người cũng đã rượu đủ cơm no, không bằng cùng đi bộ tiêu thực chút nhé? Cái vườn nhỏ tồi tàn rách nát này của ta, vẫn có mấy chỗ xem được.”
Sự khiêm tốn của người Trung Quốc thật là quá khoa trương, làm tôi nhầm lẫn hết cả. Cái này mà gọi là vườn tồi tàn rách nát, thì vườn nhà chúng tôi là cái vũng lầy mất thôi. Hai mắt tôi xem mãi mà không hết, rộng lớn vĩ đại tinh xảo lả lướt, tôi quả thật không tìm ra được từ nào để miêu tả… Đẹp quá rồi!
Trong cái thời tiết quái quỷ này, đến cả sen khô lá rụng cũng thành phong cảnh cổ xưa, nhìn cảnh sắc lý thú độc đáo này mà xem!
Tiên Tâm ngồi trên xe lăn để tôi đẩy. Chàng vừa chỉ điểm núi sông, để tôi chú ý nguyệt động gì đó, tranh sinh hoạt này kia, đá giả núi các loại, rồi cả ngũ hành bát quái… vừa phụ họa với Chu đại nhân và nhóm bạn hơn hớn của họ, thường thường đọc một bài thơ, cực kỳ có tiêu chuẩn văn hóa.
(Nguyệt động: là một động thiên nhiên có vùng nước bên trong, nước dâng nước cạn theo thủy triều nên gọi là Nguyệt động – động trăng.)
Dạo tới khuya, mười chỗ dừng chân trong vườn vẫn chưa dạo hết được hai chỗ. Chu đại nhân cực kỳ nhiệt tình mời chúng tôi đi tiếp, Tiên Tâm mỉm cười nhận lấy một lá diệp đỏ mà chàng vừa mới xin Chu đại nhân, sửa sang lại một thoáng, rồi bảo tôi khom lưng để chàng cài lên tóc mai tôi.
… Bây giờ tôi mới biết, không chỉ có thanh thiếu niên ở thế kỉ 21 hay huýt sáo trầm trồ, mà các chú trung niên ở Triều Đại Minh cũng xuýt xoa cực kỳ hăng say…
Cuộc “họp báo của nhà thanh nhạc và du ngoạn nghệ thuật làm vườn Trung Hoa” này đã kết thúc trong bầu không khí tràn trề văn hoa. Tuy rằng tôi không nói gì, cũng không ca hát, nhưng tôi cảm thấy cái linh hồn tục tằng của mình cũng cao sang lên không ít, bỗng thấy mình cũng hơi có văn hóa hơn hẳn.
“Vui vẻ không?” Tiên Tâm nhìn tôi ôm cánh tay chàng ríu ra ríu rít, cưng chiều hỏi.
“Vui vẻ, cực kỳ vui vẻ.” Tôi rất vui, “Trước đây em rất thích xem 『 Tám ngàn dặm đường mây và trăng 』… Đó là một chương trình TV, em đã từng giải thích với chàng rồi… Không ngờ nhìn tận mắt còn đẹp hơn trên TV không biết mấy vạn lần. Các chàng còn giỏi hơn nhiều cái anh bình luận viên kia đó! Ho ra thơ thở ra văn được ngay, giỏi quá đi ~”
(Tám ngàn dặm đường mây và trăng: chương trình đầu tiên của Đài Loan để giới thiệu phong thổ dân tình của TQ đại lục. Chiếu từ năm 1989, tổng cộng chiếu 6 năm.)
Chàng cười khẽ, ôm bả vai tôi, nhẹ nhàng cọ mặt tôi.
“Chuyện làm em vui hơn nữa là hôm nay chàng không cố ý mắng em, dỗi em.” Tôi nói ào ào mà không suy nghĩ.
Toàn thân chàng cứng đờ, “… Ta có ư?”
Chết rồi. Tôi đã làm gì thế này? Sao lại nói thành lời như vậy chứ? Rõ ràng biết là tâm chàng mỏng như tóc, kiểu gì cũng sẽ cân nhắc lại thật cẩn thận mà. “Cái đấy cũng không thể trách chàng được,” tôi vội nghĩ cách cứu vãn, “Dầu gì bây giờ chàng đã thi đậu công danh, là chủ gia đình… chủ gia đình trong sân nhà mình. Chàng ngại làm nũng với em, đành phải liều mạng trêu em, em hiểu…”
Chàng xoay mặt tôi qua, tinh tế nhìn đôi mắt tôi. Trong chiếc xe tối tăm, đôi mắt chàng cực kỳ cực kỳ sáng, cất giấu nỗi khiếp sợ tràn đầy.
… Chàng mới hai mươi tuổi, nhiều lắm mới chỉ là sinh viên năm 2, năm 3. Vẫn là một đứa trẻ mới lớn. Khi chàng sinh bệnh thì ăn vạ, thi đậu công danh rồi lại kiêu ngạo (chỉ đối với tôi thôi = =), chỉ là kiểu một cậu nhóc vội vã chứng minh với vợ mình, anh là người lớn rồi, anh có thể bảo vệ em, em phải nghe anh, anh không bắt nạt em em phải nghe anh, mà anh bắt nạt em em cũng phải nghe anh. Nhưng chàng lại rất bất an, cứ muốn vợ bảo đảm nhất định yêu chàng, rất muốn được làm nũng như thời còn đau ốm, nhưng lại không dám, cảm thấy rất mất mặt.
Thật ra tôi hiểu.
Đời trước tôi bệnh lâu như vậy, từng gặp rất nhiều cố vấn tâm lý. Bệnh lâu nhàm chán, tôi cũng gặm mấy quyển tâm lý học rồi tranh cãi với họ, có lúc dai quá còn khiến người ta nước mắt ròng ròng chạy đi. Còn cả mấy cách thức kia nữa, đo lường lòng người, hiểu rõ suy nghĩ. Quả thật làm vậy có thể thăm dò được phần lớn lòng người.
Nhưng tôi biết thì biết, lại rất không thích lấy những cách thức đấy ra chơi đùa.
Là một người từng đối mặt với chuyện sống chết sát sườn, rất nhiều chuyện tôi đã nghĩ thông suốt rồi. Những khuôn sáo ấy căn bản không có giá trị tồn tại, cá nhân tôi võ đoán nghĩ như thế. Ít nhất là không có giá trị đối với tôi. Tôi cảm thấy những cái đó không có tác dụng gì, chỉ tăng thêm chướng ngại mà thôi. Con người vẫn luôn quay lại với bản tính cũ, dùng cảm giác của mình nhiều hơn, nên ít dùng mấy cái khuôn phép vô dụng ấy đi thì hơn.
Càng đơn giản càng tốt, đặc biệt là chuyện tình cảm.
Tôi rất yêu Tiên Tâm, chàng cũng rất yêu tôi. Chàng thông minh bình tĩnh, chỉ là không có chút kinh nghiệm nào trong tình yêu. Cho nên chàng nếm thử, làm thử… rất theo bản năng. Hơn nữa chàng lớn lên trong quan niệm nam tôn nữ ti đã ăn sâu bén rễ, cho nên sẽ thấy bối rối và tranh đấu. Chàng sẽ đưa tôi đi dạo phố, sẽ đưa tôi gặp khách dù va chạm lễ giáo, nhưng chàng đang tranh đấu với suy nghĩ của chính mình và bộc lộ nó ra một cách vô thức.
Tôi nghĩ cách nói suy nghĩ của mình cho chàng nghe, xe ngựa đã dừng ở cửa từ lâu, nhưng chàng không cho tôi xuống xe, cứ bắt tôi phải nói hết mới được xuống.
“Tiên Tâm, chàng không phải là người ở chỗ em, những thứ như nam nữ bình đẳng đương nhiên chàng không cho là đúng, em cũng sẽ không hơn thua chuyện này với chàng.” Tôi nói rất thản nhiên, “Em chỉ biết là, em rất yêu chàng, còn chàng cũng đã cố gắng hết sức để đối xử với em thật tốt. Em rất thỏa mãn… Là em không có đầu óc, tại sao đột nhiên lại vọt ra câu này, khiến chàng không vui…”
Chàng không nói gì, chỉ là ánh mắt càng lúc càng dịu dàng, dịu dàng và rơm rớm. Thật chậm rãi, chàng vùi đầu ở cổ tôi, như khi chàng bị cơn đau chi ma dằn vặt, khụt khịt chôn đầu trong hõm cổ tôi.
Tôi ôm siết lưng chàng, chàng cũng ôm chặt vai tôi.
“Bé shota?” Chàng chôn ở cổ tôi, bập bõm nói.
Tôi gật gật đầu.
“Đại tướng quân?”
Tôi cũng gật gật đầu.
“Ta cứ bắt nạt nàng mãi thì phải làm sao đây?” Chàng hỏi mơ hồ.
“Thì chịu thôi.” Tôi thở dài, “Dù sao em đã tìm ra được thực đơn mới rồi. Em có thể khiêu chiến khiến chàng ăn đến bát thứ hai hẵng còn thấy đói.”
Chàng cười khẽ, giọng nói hơi không vững, “Lâm Lang, nương tử. Ta vui sướng không nói nên lời, nhưng lòng ta lại rất đau…”
“Đó là bởi vì chàng quá yêu em. Không sao, em biết mà, không phải em đã tiếp nhận rất hào phóng rồi sao? Không cần cảm ơn en, chúng ta là ai chứ? Đâu cần khách sáo thế làm gì?”
Ngày đó lúc Tiên Tâm xuống xe ngựa, chàng không dùng nạng, mà để tôi đẩy chàng trên xe lăn. Chàng cười tới mức khàn cả giọng, tôi lại rất trấn tĩnh.
Chẳng có cách nào, người nhà họ Vương dễ cười vậy đấy. Yêu chàng thì đến cả khuyết điểm của chàng cũng yêu, cả cái khuyết tật trong gien này, tôi cũng tha thứ cho chàng.
Về phần họ bàn tán cụ thể tỉ mỉ thế nào, một người phụ nữ đã kết hôn ở trong nhà cao cửa rộng như tôi làm sao biết được, chỉ mơ hồ nghe được mấy câu. Có người nói chàng sợ vợ như sợ cọp, có kẻ bảo tôi giữ chồng cực kì tàn nhẫn, lời nói khó nghe nhất là tôi không biết rèn luyện khuôn phép đàn bà, cả ngày chỉ muốn xuất đầu lộ diện, Tiên Tâm sợ tôi nên đành phải thuận theo vân vân…
Tuy rằng chẳng dính dáng chút nào đến sự thật, nhưng lời mời đã giảm xuống bằng không. Vốn dĩ tôi còn thấy hơi được an ủi, nhưng tôi lại quên khuấy mất Chu đại nhân…
Chu đại nhân vừa biết tin tức này là mừng rỡ như điên. Ông ta đã thấy mặt tôi, biết tại sao Tiên Tâm lại giở mẹo này, bèn hoả tốc gửi thiệp mời tới.
Tôi hơi tươi tỉnh hơn chút, chính bởi lần này còn tính là người quen… Ít nhất từng gặp qua một lần rồi mà? Hát karaoke tí thôi, clb diễn viên nghiệp dư ấy mà! Đây có hề chi…
Chu đại nhân còn chạy đến tận cửa đích thân nghênh đón, cười như hoa nở. Tôi biết ngoại trừ lần chàng mở miệng hát hai câu trước mặt Chu đại nhân bên ấy, thì về sau Tiên Tâm rất kiên trì làm một nhà thanh nhạc rụt rè trước mặt những người khác, chưa từng hát thêm lần nào.
Tôi vừa mới xuống xe ngựa, cái mặt béo tròn tròn của Chu đại nhân đã hiện ra. Ông ta nâng Tiên Tâm dậy, dường như không phải nâng người mà là nâng vật báu từ trên trời rớt xuống vậy, “Tiên Tâm lão đệ, đa lễ làm gì, đa lễ làm gì! Nào mời phu nhân, hôm nay lạnh thật đấy…” Họ nâng mỗi người chúng tôi lên một chiếc kiệu đi vào.
Vừa thấy bàn tiệc, hình như hầu hết đều là người quen, chỉ có hai ba gương mặt mới, tôi an tâm hẳn. Theo thông lệ karaoke thời Đại Minh, cứ phải ăn no uống kĩ đã, rồi mới mở giọng cho xuôi cơm. Nhưng nó xa hoa hơn nhiều so với thế kỷ 21. Thế kỷ 21 chỉ có thể mở beat, chứ chỗ này là cả một ban nhạc lớn, lại còn hát live, đấy bạn xem…
Nhưng bữa cơm này tôi lại quên khuấy mất bài học lần trước, rất chậm tiêu bóc vỏ tôm cho Tiên Tâm, lựa rau thơm (chàng không ăn món này, chậc chậc, đúng là đổ quỷ kén ăn…). Chàng cũng toàn đòi ăn đồ ăn trên đũa của tôi, uống rượu trong ly trên tay tôi (trên thực tế là uống hộ tôi, tôi rất ghét uống rượu). Bọn Chu đại nhân thật ra lại rất trấn tĩnh, có vẻ nhìn mãi quen rồi, chỉ ồn ào ầm ĩ. Mấy gương mặt mới kia nhìn mà ngây người, rượu đổ hết cả lên quần áo…
Chưa từng thấy người khác yêu đương à?!
Tiên Tâm cực kỳ bình tĩnh, thâm tình chân thành lấy khăn tay lụa của tôi, lau… hạt cơm bên miệng tôi. Kết quả tôi lại nghe được tiếng hút khí quen thuộc, nhưng không có được sự bình tĩnh đè nén như của nhà họ Vương, tiếng lớn hơn nhiều.
Tôi đã sớm chết lặng. Nóng đi, nóng tiếp đi, bạn đã từng thấy con lợn chết nào nhảy dựng lên kêu nồi nước sôi nóng quá chưa?
Có lẽ phản ứng của mọi người khiến chàng cực kỳ vui vẻ (?), không cần người ta mời mọc dăm bảy lần, chàng đã cất giọng ca vàng rất tự nhiên. Bài nào nên hát bài nào không nên chàng cũng đều hát hết, quả thật sắp thành “Concert độc nhất vô nhị của Vương Tiên Tâm”. Người nghe như si như say, liên tục trầm trồ khen ngợi, hoan hô như sấm dậy.
Tôi cũng rất say mê, nhưng liên tục đổ mồ hôi lạnh. Chàng hát hết mấy bài “Vương Chiêu Quân” và “Nguyệt Cầm” tôi dạy rồi… May mắn mọi người đều đã uống say ngà ngà, không để ý đến giai điệu quái dị. Càng may hơn là chàng còn chút lý trí, không thì chàng mà rống bài “One night in Bắc Kinh” thì không biết tôi phải giải thích làm sao…
(Vương Chiêu Quân – Trần Tuyết Ngưng hát. Link Vietsub.
Nguyệt Cầm: Nhạc dân gian Đài Loan năm 1980. Link nghe.
One night in Bắc Kinh – Hoắc Tôn hát. Link Vietsub.)
Vừa ăn vừa hát hai canh giờ, khách và chủ đều vui vầy. Tiên Tâm đã thỏa lòng làm ca sĩ, khách khí hỏi Chu đại nhân, có thể đi dạo trong vườn được không. “Vợ dại ngày ngày ở nhà mệt nhọc (?), tôi vẫn luôn muốn đưa nàng ấy ra ngoài giải sầu…”
“Hai người các đệ quả là khiến người khác ghen tị!” Chu đại nhân cười ha ha, “Mọi người cũng đã rượu đủ cơm no, không bằng cùng đi bộ tiêu thực chút nhé? Cái vườn nhỏ tồi tàn rách nát này của ta, vẫn có mấy chỗ xem được.”
Sự khiêm tốn của người Trung Quốc thật là quá khoa trương, làm tôi nhầm lẫn hết cả. Cái này mà gọi là vườn tồi tàn rách nát, thì vườn nhà chúng tôi là cái vũng lầy mất thôi. Hai mắt tôi xem mãi mà không hết, rộng lớn vĩ đại tinh xảo lả lướt, tôi quả thật không tìm ra được từ nào để miêu tả… Đẹp quá rồi!
Trong cái thời tiết quái quỷ này, đến cả sen khô lá rụng cũng thành phong cảnh cổ xưa, nhìn cảnh sắc lý thú độc đáo này mà xem!
Tiên Tâm ngồi trên xe lăn để tôi đẩy. Chàng vừa chỉ điểm núi sông, để tôi chú ý nguyệt động gì đó, tranh sinh hoạt này kia, đá giả núi các loại, rồi cả ngũ hành bát quái… vừa phụ họa với Chu đại nhân và nhóm bạn hơn hớn của họ, thường thường đọc một bài thơ, cực kỳ có tiêu chuẩn văn hóa.
(Nguyệt động: là một động thiên nhiên có vùng nước bên trong, nước dâng nước cạn theo thủy triều nên gọi là Nguyệt động – động trăng.)
Dạo tới khuya, mười chỗ dừng chân trong vườn vẫn chưa dạo hết được hai chỗ. Chu đại nhân cực kỳ nhiệt tình mời chúng tôi đi tiếp, Tiên Tâm mỉm cười nhận lấy một lá diệp đỏ mà chàng vừa mới xin Chu đại nhân, sửa sang lại một thoáng, rồi bảo tôi khom lưng để chàng cài lên tóc mai tôi.
… Bây giờ tôi mới biết, không chỉ có thanh thiếu niên ở thế kỉ 21 hay huýt sáo trầm trồ, mà các chú trung niên ở Triều Đại Minh cũng xuýt xoa cực kỳ hăng say…
Cuộc “họp báo của nhà thanh nhạc và du ngoạn nghệ thuật làm vườn Trung Hoa” này đã kết thúc trong bầu không khí tràn trề văn hoa. Tuy rằng tôi không nói gì, cũng không ca hát, nhưng tôi cảm thấy cái linh hồn tục tằng của mình cũng cao sang lên không ít, bỗng thấy mình cũng hơi có văn hóa hơn hẳn.
“Vui vẻ không?” Tiên Tâm nhìn tôi ôm cánh tay chàng ríu ra ríu rít, cưng chiều hỏi.
“Vui vẻ, cực kỳ vui vẻ.” Tôi rất vui, “Trước đây em rất thích xem 『 Tám ngàn dặm đường mây và trăng 』… Đó là một chương trình TV, em đã từng giải thích với chàng rồi… Không ngờ nhìn tận mắt còn đẹp hơn trên TV không biết mấy vạn lần. Các chàng còn giỏi hơn nhiều cái anh bình luận viên kia đó! Ho ra thơ thở ra văn được ngay, giỏi quá đi ~”
(Tám ngàn dặm đường mây và trăng: chương trình đầu tiên của Đài Loan để giới thiệu phong thổ dân tình của TQ đại lục. Chiếu từ năm 1989, tổng cộng chiếu 6 năm.)
Chàng cười khẽ, ôm bả vai tôi, nhẹ nhàng cọ mặt tôi.
“Chuyện làm em vui hơn nữa là hôm nay chàng không cố ý mắng em, dỗi em.” Tôi nói ào ào mà không suy nghĩ.
Toàn thân chàng cứng đờ, “… Ta có ư?”
Chết rồi. Tôi đã làm gì thế này? Sao lại nói thành lời như vậy chứ? Rõ ràng biết là tâm chàng mỏng như tóc, kiểu gì cũng sẽ cân nhắc lại thật cẩn thận mà. “Cái đấy cũng không thể trách chàng được,” tôi vội nghĩ cách cứu vãn, “Dầu gì bây giờ chàng đã thi đậu công danh, là chủ gia đình… chủ gia đình trong sân nhà mình. Chàng ngại làm nũng với em, đành phải liều mạng trêu em, em hiểu…”
Chàng xoay mặt tôi qua, tinh tế nhìn đôi mắt tôi. Trong chiếc xe tối tăm, đôi mắt chàng cực kỳ cực kỳ sáng, cất giấu nỗi khiếp sợ tràn đầy.
… Chàng mới hai mươi tuổi, nhiều lắm mới chỉ là sinh viên năm 2, năm 3. Vẫn là một đứa trẻ mới lớn. Khi chàng sinh bệnh thì ăn vạ, thi đậu công danh rồi lại kiêu ngạo (chỉ đối với tôi thôi = =), chỉ là kiểu một cậu nhóc vội vã chứng minh với vợ mình, anh là người lớn rồi, anh có thể bảo vệ em, em phải nghe anh, anh không bắt nạt em em phải nghe anh, mà anh bắt nạt em em cũng phải nghe anh. Nhưng chàng lại rất bất an, cứ muốn vợ bảo đảm nhất định yêu chàng, rất muốn được làm nũng như thời còn đau ốm, nhưng lại không dám, cảm thấy rất mất mặt.
Thật ra tôi hiểu.
Đời trước tôi bệnh lâu như vậy, từng gặp rất nhiều cố vấn tâm lý. Bệnh lâu nhàm chán, tôi cũng gặm mấy quyển tâm lý học rồi tranh cãi với họ, có lúc dai quá còn khiến người ta nước mắt ròng ròng chạy đi. Còn cả mấy cách thức kia nữa, đo lường lòng người, hiểu rõ suy nghĩ. Quả thật làm vậy có thể thăm dò được phần lớn lòng người.
Nhưng tôi biết thì biết, lại rất không thích lấy những cách thức đấy ra chơi đùa.
Là một người từng đối mặt với chuyện sống chết sát sườn, rất nhiều chuyện tôi đã nghĩ thông suốt rồi. Những khuôn sáo ấy căn bản không có giá trị tồn tại, cá nhân tôi võ đoán nghĩ như thế. Ít nhất là không có giá trị đối với tôi. Tôi cảm thấy những cái đó không có tác dụng gì, chỉ tăng thêm chướng ngại mà thôi. Con người vẫn luôn quay lại với bản tính cũ, dùng cảm giác của mình nhiều hơn, nên ít dùng mấy cái khuôn phép vô dụng ấy đi thì hơn.
Càng đơn giản càng tốt, đặc biệt là chuyện tình cảm.
Tôi rất yêu Tiên Tâm, chàng cũng rất yêu tôi. Chàng thông minh bình tĩnh, chỉ là không có chút kinh nghiệm nào trong tình yêu. Cho nên chàng nếm thử, làm thử… rất theo bản năng. Hơn nữa chàng lớn lên trong quan niệm nam tôn nữ ti đã ăn sâu bén rễ, cho nên sẽ thấy bối rối và tranh đấu. Chàng sẽ đưa tôi đi dạo phố, sẽ đưa tôi gặp khách dù va chạm lễ giáo, nhưng chàng đang tranh đấu với suy nghĩ của chính mình và bộc lộ nó ra một cách vô thức.
Tôi nghĩ cách nói suy nghĩ của mình cho chàng nghe, xe ngựa đã dừng ở cửa từ lâu, nhưng chàng không cho tôi xuống xe, cứ bắt tôi phải nói hết mới được xuống.
“Tiên Tâm, chàng không phải là người ở chỗ em, những thứ như nam nữ bình đẳng đương nhiên chàng không cho là đúng, em cũng sẽ không hơn thua chuyện này với chàng.” Tôi nói rất thản nhiên, “Em chỉ biết là, em rất yêu chàng, còn chàng cũng đã cố gắng hết sức để đối xử với em thật tốt. Em rất thỏa mãn… Là em không có đầu óc, tại sao đột nhiên lại vọt ra câu này, khiến chàng không vui…”
Chàng không nói gì, chỉ là ánh mắt càng lúc càng dịu dàng, dịu dàng và rơm rớm. Thật chậm rãi, chàng vùi đầu ở cổ tôi, như khi chàng bị cơn đau chi ma dằn vặt, khụt khịt chôn đầu trong hõm cổ tôi.
Tôi ôm siết lưng chàng, chàng cũng ôm chặt vai tôi.
“Bé shota?” Chàng chôn ở cổ tôi, bập bõm nói.
Tôi gật gật đầu.
“Đại tướng quân?”
Tôi cũng gật gật đầu.
“Ta cứ bắt nạt nàng mãi thì phải làm sao đây?” Chàng hỏi mơ hồ.
“Thì chịu thôi.” Tôi thở dài, “Dù sao em đã tìm ra được thực đơn mới rồi. Em có thể khiêu chiến khiến chàng ăn đến bát thứ hai hẵng còn thấy đói.”
Chàng cười khẽ, giọng nói hơi không vững, “Lâm Lang, nương tử. Ta vui sướng không nói nên lời, nhưng lòng ta lại rất đau…”
“Đó là bởi vì chàng quá yêu em. Không sao, em biết mà, không phải em đã tiếp nhận rất hào phóng rồi sao? Không cần cảm ơn en, chúng ta là ai chứ? Đâu cần khách sáo thế làm gì?”
Ngày đó lúc Tiên Tâm xuống xe ngựa, chàng không dùng nạng, mà để tôi đẩy chàng trên xe lăn. Chàng cười tới mức khàn cả giọng, tôi lại rất trấn tĩnh.
Chẳng có cách nào, người nhà họ Vương dễ cười vậy đấy. Yêu chàng thì đến cả khuyết điểm của chàng cũng yêu, cả cái khuyết tật trong gien này, tôi cũng tha thứ cho chàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Webtruyen.com
Tác giả :
Hồ Điệp Seba