Mài Giũa
Chương 56
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Trần Trác chưa đợi Tống Lãng Huy quay phim xong thì đã đi trước rồi. Cảnh quay của anh còn lại khoảng một tuần thì phim mới của Trần Trác đã bắt đầu vào đoàn.
Trước khi đi, cậu sang phim trường một chuyến xem Tống Lãng Huy đóng phim. Cái giới này dễ bị chú ý, nhưng may là đâu đâu cũng có người quen. Mấy đoàn phim gần đây đều có người quen của Trần Trác, sự xuất hiện đột ngột của cậu cũng không gây quá nhiều bất ngờ, chỉ xem như cậu hợp tác với một đạo diễn hay biên kịch nào đó hoặc tới làm khách thôi.
Cậu và đạo diễn ở đoàn phim của Tống Lãng Huy cũng là chỗ quen biết, tuy chưa từng hợp tác với nhau nhưng đã từng cùng nhận phỏng vấn nhân vật cho một tạp chí nào đó, đạo diễn cũng từng đùa với cậu là có cơ hội nhất định sẽ hợp tác. Đạo diễn thấy cậu tới cũng chỉ nghĩ là cậu đang quay phim gần đây, còn chủ động gọi Tống Lãng Huy:
– Trần Trác người ta lúc trước đứng ra bênh cậu đấy, lần này gặp nhau rồi phải cảm ơn người ta cho đàng hoàng vào.
Không ai hay mấy tiếng trước bọn họ còn nằm chung một chiếc giường, dưới lớp áo sơ mi của Tống Lãng Huy chắc vẫn còn dấu hôn của cậu. Đạo diễn vô tư giới thiệu hai người với nhau, bọn họ cảm thấy mối quan hệ bí mật này cũng kích thích phết.
Tống Lãng Huy khoái diễn kịch lắm, khách khí bắt tay với cậu:
– Đương nhiên rồi, ngưỡng mộ thầy Tiểu Trần đã lâu, cảm ơn lúc trước thầy Tiểu Trần đã giúp đỡ.
Vừa khéo cảnh quay tiếp theo tới lượt Tống Lãng Huy. Trần Trác ngồi sau máy giám sát cùng với đạo diễn, cái người mới nãy cà lơ phất phơ vừa bước vào khung hình một cái là đổi mặt xoành xoạch. Trần Trác nhớ bộ phim này Tống Lãng Huy đóng vai tội phạm vượt ngục, cảnh quay hôm nay là khoảng thời gian yên bình nhất trước khi anh phải bỏ trốn lần nữa, yên bình đến độ anh còn có tâm trạng nhặt lá rơi trong sân.
Khi Tống Lãng Huy đóng phim anh như biến thành một con người khác, Trần Trác không miêu tả được cụ thể là khác ở chỗ nào. Trong tay Trần Trác có kịch bản của cảnh quay này, khi đến lượt diễn viên khác quay, cậu cũng giả thiết nếu mình là Tống Lãng Huy thì bước tiếp theo sẽ diễn thế nào. Khán giả và truyền thông đều hay nói Trần Trác diễn xuất theo trường phái học viện, Trần Trác cũng biết trong lúc cân nhắc phim ảnh và cách diễn xuất mình đều dùng tư duy đã được huấn luyện ở trường. Còn Tống Lãng Huy thì khác, cách diễn mà Trần Trác giả thiết thậm chí còn không giống với ngữ điệu đọc thoại thực tế của Tống Lãng Huy, nhưng không ai cho rằng Tống Lãng Huy diễn không hợp lý cả.
Cách diễn của Tống Lãng Huy rất phóng khoáng và tự nhiên, Trần Trác đã hiểu được chun chút người trong phim khác ngoài đời chỗ nào rồi. Đại đa số mọi người khi đối mặt với ống kính thì ít nhiều gì cũng lúng túng, dù là diễn viên gạo cội đi nữa cũng khó tránh việc thi thoảng căng thẳng. Nhưng Tống Lãng Huy đứng trước máy quay còn tự tin hơn cả ngoài đời, nếu như nói mấy năm qua đã “mài giũa” anh thành một người trưởng thành cẩn trọng hơn, thậm chí là là thành một người có ám ảnh và nỗi sợ, thì máy quay có thể hoàn nguyên dĩ vãng không sợ trời không sợ đất của anh. Anh đã trải qua nỗi đau đớn và mất mát vô hậu trong hiện thực, nhưng lại sở hữu được một khoảng trời không bị ai quấy rầy trong thế giới phim ảnh.
Trước khi Trần Trác đi, Tống Lãng Huy tìm một phòng trang điểm trống chỗ để chào tạm biệt cậu. Đoàn phim vốn đông người, nam chính đột nhiên biến mất một lúc cũng chả ai thắc mắc gì.
Nắm tay và ôm ấp thì chưa vội, Tống Lãng Huy chỉ lo dòm Trần Trác, hỏi Trần Trác bằng giọng chờ mong xen lẫn ngại ngùng:
– Lúc nãy anh diễn thế nào?
Tuy mới nãy Trần Trác chỉ lo cảm thán về sự tự tin của anh, nhưng chỉ có bản thân Tống Lãng Huy mới biết việc diễn xuất trước mặt Trần Trác hồi hộp cỡ nào. Mức độ sợ sai thậm chí còn vượt qua cả ngày bé đóng bộ phim đầu tiên được Tống Cảnh đích thân quan sát.
Tuy ngoài đời anh không tự tin bằng trong ống kính nhưng được thêm phần chân thật và đáng yêu. Trần Trác cười anh y như con nít, sau đó chuyển thái độ nghiêm chỉnh:
– Cực kỳ tốt, ai cũng nhìn thấy lòng đam mê cháy bỏng của anh rồi.
Trần Trác nhớ tới hồi mình rút khỏi lớp đội tuyển môn vật lý, rồi nhớ có bậc tiền bối từng đánh giá về cậu là “xem đóng phim là công việc thì hoàn thành rất xuất sắc, nhưng lại không tài nào xem nó là cuộc sống được”, cậu thở dài:
– Hình như em chẳng có đam mê cháy bỏng như vậy với bất kì điều gì cả, hồi cấp ba nghe anh nói về việc đóng phim là em đã biết mình chẳng “thật lòng” gì với vật lý rồi.
Tống Lãng Huy hiểu khúc mắc đó trong lòng Trần Trác, chắc vì từ nhỏ em được nuôi nấng theo đường ngay lẽ phải, gia đình cũng nghiêm khắc, nên tự đáy lòng em luôn ngưỡng mộ và hướng tới kiểu người phá cách và sống vô tư.
Trần Trác nhìn sắc mặt nghiêm trọng của Tống Lãng Huy, không muốn để tâm sự của mình khuấy loãng giây phút sắp chia xa, toan mở miệng bảo anh đừng lo lắng thì đã nghe anh hỏi bằng giọng thương lượng đứng đắn:
– Hay là em thử đam mê cháy bỏng anh xem?
Nói xong chính anh còn không nhịn được cười, trong đôi mắt anh cũng phản chiếu nụ cười của Trần Trác.
Trần Trác chết mê vẻ đắc chí và vui vẻ này của anh.
Ở trong phòng chờ Trần Trác nhớ lại lần hai người chạm mặt nhau ở trấn phim trường. Về sau Tống Lãng Huy đã khai rằng mình cố ý chọn bộ phim này, khi đó hai người vẫn còn gắn mác bạn bè, mỗi đứa ôm một tâm sự riêng hẹn nhau đi ăn. Chuyện cũng chỉ vừa mới đây thôi mà Trần Trác lại cảm tưởng như đã qua rất lâu rồi. Phút vui luôn ngắn ngủi, dường như định lý này không đúng với hai người thì phải. Những lúc cậu ở bên Tống Lãng Huy luôn có cảm giác như thời gian bị đóng băng, dù cho là buổi chiều ngồi đọc kịch bản đợi Tống Lãng Huy về cũng khiến cậu thấy hưởng thụ.
Trước khi lên máy bay cậu nhận được tin nhắn WeChat của Tống Lãng Huy, ba từ thêm một biểu cảm trông thật tội: Anh không nỡ
Trần Trác trả lời: Em đồng ý yêu anh cháy bỏng
Tuổi hai người cộng lại hơn gấp đôi mười sáu mười bảy, thời kỳ hormone mãnh liệt nhất cũng không yêu đương cháy bỏng như bây giờ.
Thậm chí Trần Trác còn nghĩ, nếu bây giờ Giả An An quăng cho cậu một kịch bản nam chính chỉ lo yêu đương thì có lẽ cậu cũng có thể đóng vô cùng tốt.
Ngày đầu tiên Trần Trác đi, Tống Lãng Huy kết thúc cảnh quay buổi chiều thì theo thường lệ lái xe về nhà, chạy được một đoạn mới nhớ ra lại quay về đoàn. Tuần nay ngày cũng bốn năm giờ anh chạy về nhà, đến cả sắc trời chầm chập tối Tống Lãng Huy cũng quen thuộc không gì bằng. Bình thường khi anh gần về tới nhà thì mặt trời cũng đã lặn gần hết rồi.
Tống Lãng Huy ủ rũ ngay, bộ phim này quay lâu quá, sau đó chợt nhớ ban đầu vì muốn theo đuổi lại Trần Trác nên mình mới nhận bộ này. Khi đó trong lòng chỉ muốn gặp nhau thêm đôi lần, hẹn nhau ăn bữa cơm là vui lắm rồi, mà bây giờ anh chỉ thiếu điều dính như sam với Trần Trác thôi.
Phim mới của Trần Trác không lấy cảnh ở phim trường chuyên nghiệp, đạo diễn tìm một công xưởng bỏ hoang ở ngoại ô và một tòa cư xá không ai trọ. Quãng đường xe ba tiếng rưỡi mà cứ như xuyên không vậy. Cố nhiên Trần Trác biết nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một số vùng sâu vùng xa, nhưng nơi này chỉ cách thành phố sầm uất chưa tới bốn tiếng đi xe. Trần Trác nhìn bãi cỏ và cốt thép vứt đầy đất trống, cảm giác thiếu chân thực nhất thời cồn lên.
Diễn viên đều đã vào đoàn, nhưng phim vẫn chưa khởi quay ngay. Trần Trác được yêu cầu ở trong tòa cư xá kia một tuần, một tầng mười phòng chỉ có ba phòng có người ở, đều là công nhân ở nhà máy trước đây, không tìm được nơi nào thích hợp hơn nên ở đây mãi. Con em công nhân những nhà máy gần đây học trong cùng một trường tiểu học, tầng mà Trần Trác ở có một cô bé học lớp Năm, là người duy nhất trong cả khu cư xá này tò mò về đoàn phim.
Buổi sáng khi Trần Trác xuống lầu đi làm quen môi trường ở xưởng, cô bé lẳng lặng lon ton chạy theo sau. Tới một khu đất trống, Trần Trác tưởng cô nhóc muốn ký tên hay chụp ảnh gì đó, nên chủ động quay người lại hỏi:
– Bé con, em có chuyện gì à?
Cô nhóc cười lỏn lẻn, hỏi cậu:
– Anh… anh có phải ngôi sao không ạ!
Người duy nhất tò mò về đoàn phim cũng không quen biết Trần Trác. Cô bé chỉ thấy có mấy người tới ở, vác theo máy quay loanh quanh lẩn quẩn, anh trai sống cách vách nhà mình trông rất giống người trên họa báo dán trong nhà, dù cho trên họa báo đều là những minh tinh thập niên chín mươi.
Tuy trước giờ Ngữ văn không phải môn học Trần Trác yêu thích, nhưng lúc này Trần Trác cũng có thể nhớ được câu “Tại sao lương dân không ăn cháo thịt?” (*). Cậu nghĩ tới mấy phút trước mình còn đoán cô bé muốn chụp ảnh chung, cậu quá quen với cảnh người hâm mộ ở sân bay, ở phim trường, ở các đêm tiệc, cầm những cái máy ảnh chuyên nghiệp và các thiết bị đắt đỏ để chụp hình mình, dù người qua đường không phải fan mà thỉnh thoảng gặp cậu ở sân bay cũng theo bản năng móc điện thoại ra quay. Trần Trác đã quên rằng điện thoại và máy ảnh không thể là món đồ chơi mà cô bé này có thể sở hữu được.
(*) Xuất phát từ một điển tích, có năm kia nạn đói hoành hành, dân không có cả rau để ăn, sau khi nghe các đại thần tâu, hoàng đế hỏi: “Dân chúng không có ngô lót dạ, tại sao không ăn cháo thịt?”. Ý của câu này là để chỉ những người không có cái nhìn toàn diện về sự vật sự việc.
Giờ phút này cậu mới thật sự bắt đầu tiếp xúc với những mảnh đời cách cậu nghìn cây số trong kịch bản đề cập.
Đoàn phim không vội khởi quay, các diễn viên cũng chẳng hề gì. Họ không chỉ có một dự án phim này, huống hồ trong lúc đó còn có thời gian đi quay quảng cáo và tạp chí, cả nữ chính và nữ hai đều xin nghỉ để đi chụp tạp chí thời trang. Nhưng Trần Trác biết thể loại này rất khó thu hút đầu tư, đạo diễn trẻ tuổi lại không có gia đình chống lưng, không giống như loại đập tiền vô tội vạ, theo lý mà nói đáng lẽ đoàn phim này không thể nào nhàn hạ như vậy được.
Vào giờ ăn tối trong ngày quay thử đầu tiên, nhân viên ánh sáng Kỳ Tuấn đi ăn cùng lúc với Trần Trác, lúc trước cậu cũng từng hợp tác với anh ta trong một bộ phim điện ảnh. Trần Trác kềm lòng không đặng, bèn hỏi:
– Anh Kỳ ơi, với tiến độ quay phim hiện giờ của chúng ta, kinh phí chịu nổi không?
Thời tiết rét lạnh, tuy đã có máy sưởi nhưng đường ống nhiệt độ không cao, Kỳ Tuấn rít hai hơi thuốc mới trả lời:
– Có công ty đầu tư kia thấy tên ảnh đế nên góp vốn một ít, đạo diễn tự thân bỏ thêm, còn đâu đều là Hứa Minh Kiến bao trọn, thật ra nhà sản xuất và biên kịch đều là anh ta hết.
Trần Trác biết dù nhà đầu tư có xem trọng danh hiệu ảnh đế thì với một bộ phim kén khán giả như thế này bỏ vốn cũng chỉ có hạn thôi, phần lớn kinh phí và chi tiêu có thể tăng thêm trong tương lai e là đều đứng dưới tên Hứa Minh Kiến hết.
Kỳ Tuấn mới hút được nửa điếu đã dập thuốc, phóng mắt ra ngoài cửa sổ, tuy nhìn không rõ nhưng hình như đạo diễn và Hứa Minh Kiến đang bàn bạc về phim:
– Hứa Minh Kiến đúng là một tên điên, mấy năm đầu viết phim tình cảm kiếm được bộn tiền, thời đại này có còn bao nhiêu biên kịch cày được nhiều như anh ta đâu. Giờ dồn hết tiền vào bộ này, sợ là đi tong. Mà nói thật, phim này không phải dạng ăn khách, lỗ như chơi.
Buổi tối Trần Trác đi tìm Hứa Minh Kiến, anh cũng sống trong cư xá này, nhiệt độ điều hòa mở thấp hơn cả phòng Trần Trác. Khi Trần Trác tới thì anh đang nấu mì gói, thấy Trần Trác còn khoe:
– Ăn thử không? Phương pháp nấu mì anh mới học đấy, phải canh thời gian thật chuẩn, không được lố dù là một giây.
Trần Trác lắc đầu, cũng chẳng cần trải thảm lót đệm gì trước, cứ thế mà nói:
– Sư huynh ơi, em không nhận cát-xê bộ này đâu.
Xưng hô sư huynh này đã lâu không dùng rồi, vừa nhắc lại là có cảm giác ngập tràn thanh xuân.
Nụ cười trên mặt Hứa Minh Kiến tắt ngóm, cũng không xem thời gian trên đồng hồ nữa, chuyển sang vẻ mặt nghiêm túc:
– Thằng nhóc này bớt dớ dẩn đi. Em có phải đơn thương độc mã đâu, còn có cả công ty đứng phía sau kia kìa, em bảo không nhận tiền là được chắc? Phương Dĩ Minh đâu phải người làm từ thiện.
Trần Trác giải thích:
– Nếu bên công ty không cho thì tự em sẽ bù vào, lăn lộn ngành này bao nhiêu năm em vẫn có tiền tích lũy mà. Em biết anh đã bỏ một con số lớn vào đây rồi, anh cứ xem như em có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu với anh đi. Dù gì sau này em cũng chuyển sang làm sản xuất với đầu tư rồi, giờ cũng nên học hỏi trước.
Hứa Minh Kiến ngắt lời:
– Em muốn học thì đi tìm dự án nào đàng hoàng mà từ từ học, chứ học được gì từ một món hàng lỗ vốn.
Trần Trác biết còn cố hỏi:
– Vậy tại sao sư huynh biết nó lỗ vốn mà vẫn làm?
Có lẽ là đến giờ rồi nên mùi mì gói phảng phất bay ra, giống như căn hầm sực nức mùi sả và cà phê năm ấy. Hứa Minh Kiến nói:
– … Những chuyện chúng ta từng làm ở tầng hầm, anh muốn đưa chúng lên sân khấu.
Người trong đoàn kịch nếu tính cả Tống Lãng Huy cũng chỉ còn có bốn người vẫn còn lăn lộn trong ngành này. Hứa Minh Kiến tiêu tốn mấy năm để viết những kịch bản công chúng thích nhưng bản thân không ưa, Trần Trác trời xui đất khiến thế nào lại trở thành ảnh đế, người còn lại làm biên đạo cho đài truyền hình miễn cưỡng cũng xem như có liên quan tới ngành này. Còn những người khác, người có tài năng, người có đam mê, kẻ nào không có thiên phú thì cũng trăm phần nỗ lực, tất cả đều đã đi trên một con đường hoàn toàn không dính dáng gì tới kịch nghệ, thậm chí có rất nhiều người đã rời khỏi thành phố này rồi.
Làm sao mà Hứa Minh Kiến không biết tiền rót vào đây chả khác nào bát nước hắt đi, nhưng anh vẫn muốn thử, muốn biết liệu những bọt nước bắn lên có đủ sức vớt lại giấc mộng thuở xưa của anh hay không.
Thời gian mì chín đã qua từ lâu, khi Hứa Minh Kiến mở nắp thì mì đã nhũn nhão. Đương nhiên vẫn là câu “Đờ mờ” đó, anh khoát tay với Trần Trác:
– Thôi được rồi anh vẫn chưa phá sản đâu, mì gói của anh còn là hàng nhập khẩu đây này. Em mau về nghỉ ngơi sớm đi, cứ đóng phim cho tốt thì tiền của anh mới không bị lãng phí.
Khi Trần Trác gần ra đến cửa, anh lại nói:
– Hôm nào rảnh gọi cả tên ngốc nhà em tới tìm chỗ nào nốc rượu đi, có mặt anh thì người qua đường với bọn săn ảnh không phát hiện ra được hai đứa hú hí đâu.
Trần Trác tưởng buổi tối hôm nay tâm trạng mình chỉ kích động tới đây là hết rồi, khi Tống Lãng Huy gọi điện tới cậu vẫn đang nghĩ làm sao để Hứa Minh Kiến đồng ý cho cậu góp vốn.
Phim của Tống Lãng Huy đã gần đóng máy, anh gọi cho Trần Trác là vì vừa nãy anh đã ra một quyết định vô cùng khó khăn, thành ra cũng lược bỏ phần mở màn pha trò khôi hài thường ngày:
– A Trác, bộ phim điện ảnh lúc trước em từng hỏi anh, anh đã nhận rồi. Nhưng anh không đóng vai cảnh sát, mà đóng con nghiện.
Trần Trác chưa đợi Tống Lãng Huy quay phim xong thì đã đi trước rồi. Cảnh quay của anh còn lại khoảng một tuần thì phim mới của Trần Trác đã bắt đầu vào đoàn.
Trước khi đi, cậu sang phim trường một chuyến xem Tống Lãng Huy đóng phim. Cái giới này dễ bị chú ý, nhưng may là đâu đâu cũng có người quen. Mấy đoàn phim gần đây đều có người quen của Trần Trác, sự xuất hiện đột ngột của cậu cũng không gây quá nhiều bất ngờ, chỉ xem như cậu hợp tác với một đạo diễn hay biên kịch nào đó hoặc tới làm khách thôi.
Cậu và đạo diễn ở đoàn phim của Tống Lãng Huy cũng là chỗ quen biết, tuy chưa từng hợp tác với nhau nhưng đã từng cùng nhận phỏng vấn nhân vật cho một tạp chí nào đó, đạo diễn cũng từng đùa với cậu là có cơ hội nhất định sẽ hợp tác. Đạo diễn thấy cậu tới cũng chỉ nghĩ là cậu đang quay phim gần đây, còn chủ động gọi Tống Lãng Huy:
– Trần Trác người ta lúc trước đứng ra bênh cậu đấy, lần này gặp nhau rồi phải cảm ơn người ta cho đàng hoàng vào.
Không ai hay mấy tiếng trước bọn họ còn nằm chung một chiếc giường, dưới lớp áo sơ mi của Tống Lãng Huy chắc vẫn còn dấu hôn của cậu. Đạo diễn vô tư giới thiệu hai người với nhau, bọn họ cảm thấy mối quan hệ bí mật này cũng kích thích phết.
Tống Lãng Huy khoái diễn kịch lắm, khách khí bắt tay với cậu:
– Đương nhiên rồi, ngưỡng mộ thầy Tiểu Trần đã lâu, cảm ơn lúc trước thầy Tiểu Trần đã giúp đỡ.
Vừa khéo cảnh quay tiếp theo tới lượt Tống Lãng Huy. Trần Trác ngồi sau máy giám sát cùng với đạo diễn, cái người mới nãy cà lơ phất phơ vừa bước vào khung hình một cái là đổi mặt xoành xoạch. Trần Trác nhớ bộ phim này Tống Lãng Huy đóng vai tội phạm vượt ngục, cảnh quay hôm nay là khoảng thời gian yên bình nhất trước khi anh phải bỏ trốn lần nữa, yên bình đến độ anh còn có tâm trạng nhặt lá rơi trong sân.
Khi Tống Lãng Huy đóng phim anh như biến thành một con người khác, Trần Trác không miêu tả được cụ thể là khác ở chỗ nào. Trong tay Trần Trác có kịch bản của cảnh quay này, khi đến lượt diễn viên khác quay, cậu cũng giả thiết nếu mình là Tống Lãng Huy thì bước tiếp theo sẽ diễn thế nào. Khán giả và truyền thông đều hay nói Trần Trác diễn xuất theo trường phái học viện, Trần Trác cũng biết trong lúc cân nhắc phim ảnh và cách diễn xuất mình đều dùng tư duy đã được huấn luyện ở trường. Còn Tống Lãng Huy thì khác, cách diễn mà Trần Trác giả thiết thậm chí còn không giống với ngữ điệu đọc thoại thực tế của Tống Lãng Huy, nhưng không ai cho rằng Tống Lãng Huy diễn không hợp lý cả.
Cách diễn của Tống Lãng Huy rất phóng khoáng và tự nhiên, Trần Trác đã hiểu được chun chút người trong phim khác ngoài đời chỗ nào rồi. Đại đa số mọi người khi đối mặt với ống kính thì ít nhiều gì cũng lúng túng, dù là diễn viên gạo cội đi nữa cũng khó tránh việc thi thoảng căng thẳng. Nhưng Tống Lãng Huy đứng trước máy quay còn tự tin hơn cả ngoài đời, nếu như nói mấy năm qua đã “mài giũa” anh thành một người trưởng thành cẩn trọng hơn, thậm chí là là thành một người có ám ảnh và nỗi sợ, thì máy quay có thể hoàn nguyên dĩ vãng không sợ trời không sợ đất của anh. Anh đã trải qua nỗi đau đớn và mất mát vô hậu trong hiện thực, nhưng lại sở hữu được một khoảng trời không bị ai quấy rầy trong thế giới phim ảnh.
Trước khi Trần Trác đi, Tống Lãng Huy tìm một phòng trang điểm trống chỗ để chào tạm biệt cậu. Đoàn phim vốn đông người, nam chính đột nhiên biến mất một lúc cũng chả ai thắc mắc gì.
Nắm tay và ôm ấp thì chưa vội, Tống Lãng Huy chỉ lo dòm Trần Trác, hỏi Trần Trác bằng giọng chờ mong xen lẫn ngại ngùng:
– Lúc nãy anh diễn thế nào?
Tuy mới nãy Trần Trác chỉ lo cảm thán về sự tự tin của anh, nhưng chỉ có bản thân Tống Lãng Huy mới biết việc diễn xuất trước mặt Trần Trác hồi hộp cỡ nào. Mức độ sợ sai thậm chí còn vượt qua cả ngày bé đóng bộ phim đầu tiên được Tống Cảnh đích thân quan sát.
Tuy ngoài đời anh không tự tin bằng trong ống kính nhưng được thêm phần chân thật và đáng yêu. Trần Trác cười anh y như con nít, sau đó chuyển thái độ nghiêm chỉnh:
– Cực kỳ tốt, ai cũng nhìn thấy lòng đam mê cháy bỏng của anh rồi.
Trần Trác nhớ tới hồi mình rút khỏi lớp đội tuyển môn vật lý, rồi nhớ có bậc tiền bối từng đánh giá về cậu là “xem đóng phim là công việc thì hoàn thành rất xuất sắc, nhưng lại không tài nào xem nó là cuộc sống được”, cậu thở dài:
– Hình như em chẳng có đam mê cháy bỏng như vậy với bất kì điều gì cả, hồi cấp ba nghe anh nói về việc đóng phim là em đã biết mình chẳng “thật lòng” gì với vật lý rồi.
Tống Lãng Huy hiểu khúc mắc đó trong lòng Trần Trác, chắc vì từ nhỏ em được nuôi nấng theo đường ngay lẽ phải, gia đình cũng nghiêm khắc, nên tự đáy lòng em luôn ngưỡng mộ và hướng tới kiểu người phá cách và sống vô tư.
Trần Trác nhìn sắc mặt nghiêm trọng của Tống Lãng Huy, không muốn để tâm sự của mình khuấy loãng giây phút sắp chia xa, toan mở miệng bảo anh đừng lo lắng thì đã nghe anh hỏi bằng giọng thương lượng đứng đắn:
– Hay là em thử đam mê cháy bỏng anh xem?
Nói xong chính anh còn không nhịn được cười, trong đôi mắt anh cũng phản chiếu nụ cười của Trần Trác.
Trần Trác chết mê vẻ đắc chí và vui vẻ này của anh.
Ở trong phòng chờ Trần Trác nhớ lại lần hai người chạm mặt nhau ở trấn phim trường. Về sau Tống Lãng Huy đã khai rằng mình cố ý chọn bộ phim này, khi đó hai người vẫn còn gắn mác bạn bè, mỗi đứa ôm một tâm sự riêng hẹn nhau đi ăn. Chuyện cũng chỉ vừa mới đây thôi mà Trần Trác lại cảm tưởng như đã qua rất lâu rồi. Phút vui luôn ngắn ngủi, dường như định lý này không đúng với hai người thì phải. Những lúc cậu ở bên Tống Lãng Huy luôn có cảm giác như thời gian bị đóng băng, dù cho là buổi chiều ngồi đọc kịch bản đợi Tống Lãng Huy về cũng khiến cậu thấy hưởng thụ.
Trước khi lên máy bay cậu nhận được tin nhắn WeChat của Tống Lãng Huy, ba từ thêm một biểu cảm trông thật tội: Anh không nỡ
Trần Trác trả lời: Em đồng ý yêu anh cháy bỏng
Tuổi hai người cộng lại hơn gấp đôi mười sáu mười bảy, thời kỳ hormone mãnh liệt nhất cũng không yêu đương cháy bỏng như bây giờ.
Thậm chí Trần Trác còn nghĩ, nếu bây giờ Giả An An quăng cho cậu một kịch bản nam chính chỉ lo yêu đương thì có lẽ cậu cũng có thể đóng vô cùng tốt.
Ngày đầu tiên Trần Trác đi, Tống Lãng Huy kết thúc cảnh quay buổi chiều thì theo thường lệ lái xe về nhà, chạy được một đoạn mới nhớ ra lại quay về đoàn. Tuần nay ngày cũng bốn năm giờ anh chạy về nhà, đến cả sắc trời chầm chập tối Tống Lãng Huy cũng quen thuộc không gì bằng. Bình thường khi anh gần về tới nhà thì mặt trời cũng đã lặn gần hết rồi.
Tống Lãng Huy ủ rũ ngay, bộ phim này quay lâu quá, sau đó chợt nhớ ban đầu vì muốn theo đuổi lại Trần Trác nên mình mới nhận bộ này. Khi đó trong lòng chỉ muốn gặp nhau thêm đôi lần, hẹn nhau ăn bữa cơm là vui lắm rồi, mà bây giờ anh chỉ thiếu điều dính như sam với Trần Trác thôi.
Phim mới của Trần Trác không lấy cảnh ở phim trường chuyên nghiệp, đạo diễn tìm một công xưởng bỏ hoang ở ngoại ô và một tòa cư xá không ai trọ. Quãng đường xe ba tiếng rưỡi mà cứ như xuyên không vậy. Cố nhiên Trần Trác biết nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một số vùng sâu vùng xa, nhưng nơi này chỉ cách thành phố sầm uất chưa tới bốn tiếng đi xe. Trần Trác nhìn bãi cỏ và cốt thép vứt đầy đất trống, cảm giác thiếu chân thực nhất thời cồn lên.
Diễn viên đều đã vào đoàn, nhưng phim vẫn chưa khởi quay ngay. Trần Trác được yêu cầu ở trong tòa cư xá kia một tuần, một tầng mười phòng chỉ có ba phòng có người ở, đều là công nhân ở nhà máy trước đây, không tìm được nơi nào thích hợp hơn nên ở đây mãi. Con em công nhân những nhà máy gần đây học trong cùng một trường tiểu học, tầng mà Trần Trác ở có một cô bé học lớp Năm, là người duy nhất trong cả khu cư xá này tò mò về đoàn phim.
Buổi sáng khi Trần Trác xuống lầu đi làm quen môi trường ở xưởng, cô bé lẳng lặng lon ton chạy theo sau. Tới một khu đất trống, Trần Trác tưởng cô nhóc muốn ký tên hay chụp ảnh gì đó, nên chủ động quay người lại hỏi:
– Bé con, em có chuyện gì à?
Cô nhóc cười lỏn lẻn, hỏi cậu:
– Anh… anh có phải ngôi sao không ạ!
Người duy nhất tò mò về đoàn phim cũng không quen biết Trần Trác. Cô bé chỉ thấy có mấy người tới ở, vác theo máy quay loanh quanh lẩn quẩn, anh trai sống cách vách nhà mình trông rất giống người trên họa báo dán trong nhà, dù cho trên họa báo đều là những minh tinh thập niên chín mươi.
Tuy trước giờ Ngữ văn không phải môn học Trần Trác yêu thích, nhưng lúc này Trần Trác cũng có thể nhớ được câu “Tại sao lương dân không ăn cháo thịt?” (*). Cậu nghĩ tới mấy phút trước mình còn đoán cô bé muốn chụp ảnh chung, cậu quá quen với cảnh người hâm mộ ở sân bay, ở phim trường, ở các đêm tiệc, cầm những cái máy ảnh chuyên nghiệp và các thiết bị đắt đỏ để chụp hình mình, dù người qua đường không phải fan mà thỉnh thoảng gặp cậu ở sân bay cũng theo bản năng móc điện thoại ra quay. Trần Trác đã quên rằng điện thoại và máy ảnh không thể là món đồ chơi mà cô bé này có thể sở hữu được.
(*) Xuất phát từ một điển tích, có năm kia nạn đói hoành hành, dân không có cả rau để ăn, sau khi nghe các đại thần tâu, hoàng đế hỏi: “Dân chúng không có ngô lót dạ, tại sao không ăn cháo thịt?”. Ý của câu này là để chỉ những người không có cái nhìn toàn diện về sự vật sự việc.
Giờ phút này cậu mới thật sự bắt đầu tiếp xúc với những mảnh đời cách cậu nghìn cây số trong kịch bản đề cập.
Đoàn phim không vội khởi quay, các diễn viên cũng chẳng hề gì. Họ không chỉ có một dự án phim này, huống hồ trong lúc đó còn có thời gian đi quay quảng cáo và tạp chí, cả nữ chính và nữ hai đều xin nghỉ để đi chụp tạp chí thời trang. Nhưng Trần Trác biết thể loại này rất khó thu hút đầu tư, đạo diễn trẻ tuổi lại không có gia đình chống lưng, không giống như loại đập tiền vô tội vạ, theo lý mà nói đáng lẽ đoàn phim này không thể nào nhàn hạ như vậy được.
Vào giờ ăn tối trong ngày quay thử đầu tiên, nhân viên ánh sáng Kỳ Tuấn đi ăn cùng lúc với Trần Trác, lúc trước cậu cũng từng hợp tác với anh ta trong một bộ phim điện ảnh. Trần Trác kềm lòng không đặng, bèn hỏi:
– Anh Kỳ ơi, với tiến độ quay phim hiện giờ của chúng ta, kinh phí chịu nổi không?
Thời tiết rét lạnh, tuy đã có máy sưởi nhưng đường ống nhiệt độ không cao, Kỳ Tuấn rít hai hơi thuốc mới trả lời:
– Có công ty đầu tư kia thấy tên ảnh đế nên góp vốn một ít, đạo diễn tự thân bỏ thêm, còn đâu đều là Hứa Minh Kiến bao trọn, thật ra nhà sản xuất và biên kịch đều là anh ta hết.
Trần Trác biết dù nhà đầu tư có xem trọng danh hiệu ảnh đế thì với một bộ phim kén khán giả như thế này bỏ vốn cũng chỉ có hạn thôi, phần lớn kinh phí và chi tiêu có thể tăng thêm trong tương lai e là đều đứng dưới tên Hứa Minh Kiến hết.
Kỳ Tuấn mới hút được nửa điếu đã dập thuốc, phóng mắt ra ngoài cửa sổ, tuy nhìn không rõ nhưng hình như đạo diễn và Hứa Minh Kiến đang bàn bạc về phim:
– Hứa Minh Kiến đúng là một tên điên, mấy năm đầu viết phim tình cảm kiếm được bộn tiền, thời đại này có còn bao nhiêu biên kịch cày được nhiều như anh ta đâu. Giờ dồn hết tiền vào bộ này, sợ là đi tong. Mà nói thật, phim này không phải dạng ăn khách, lỗ như chơi.
Buổi tối Trần Trác đi tìm Hứa Minh Kiến, anh cũng sống trong cư xá này, nhiệt độ điều hòa mở thấp hơn cả phòng Trần Trác. Khi Trần Trác tới thì anh đang nấu mì gói, thấy Trần Trác còn khoe:
– Ăn thử không? Phương pháp nấu mì anh mới học đấy, phải canh thời gian thật chuẩn, không được lố dù là một giây.
Trần Trác lắc đầu, cũng chẳng cần trải thảm lót đệm gì trước, cứ thế mà nói:
– Sư huynh ơi, em không nhận cát-xê bộ này đâu.
Xưng hô sư huynh này đã lâu không dùng rồi, vừa nhắc lại là có cảm giác ngập tràn thanh xuân.
Nụ cười trên mặt Hứa Minh Kiến tắt ngóm, cũng không xem thời gian trên đồng hồ nữa, chuyển sang vẻ mặt nghiêm túc:
– Thằng nhóc này bớt dớ dẩn đi. Em có phải đơn thương độc mã đâu, còn có cả công ty đứng phía sau kia kìa, em bảo không nhận tiền là được chắc? Phương Dĩ Minh đâu phải người làm từ thiện.
Trần Trác giải thích:
– Nếu bên công ty không cho thì tự em sẽ bù vào, lăn lộn ngành này bao nhiêu năm em vẫn có tiền tích lũy mà. Em biết anh đã bỏ một con số lớn vào đây rồi, anh cứ xem như em có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu với anh đi. Dù gì sau này em cũng chuyển sang làm sản xuất với đầu tư rồi, giờ cũng nên học hỏi trước.
Hứa Minh Kiến ngắt lời:
– Em muốn học thì đi tìm dự án nào đàng hoàng mà từ từ học, chứ học được gì từ một món hàng lỗ vốn.
Trần Trác biết còn cố hỏi:
– Vậy tại sao sư huynh biết nó lỗ vốn mà vẫn làm?
Có lẽ là đến giờ rồi nên mùi mì gói phảng phất bay ra, giống như căn hầm sực nức mùi sả và cà phê năm ấy. Hứa Minh Kiến nói:
– … Những chuyện chúng ta từng làm ở tầng hầm, anh muốn đưa chúng lên sân khấu.
Người trong đoàn kịch nếu tính cả Tống Lãng Huy cũng chỉ còn có bốn người vẫn còn lăn lộn trong ngành này. Hứa Minh Kiến tiêu tốn mấy năm để viết những kịch bản công chúng thích nhưng bản thân không ưa, Trần Trác trời xui đất khiến thế nào lại trở thành ảnh đế, người còn lại làm biên đạo cho đài truyền hình miễn cưỡng cũng xem như có liên quan tới ngành này. Còn những người khác, người có tài năng, người có đam mê, kẻ nào không có thiên phú thì cũng trăm phần nỗ lực, tất cả đều đã đi trên một con đường hoàn toàn không dính dáng gì tới kịch nghệ, thậm chí có rất nhiều người đã rời khỏi thành phố này rồi.
Làm sao mà Hứa Minh Kiến không biết tiền rót vào đây chả khác nào bát nước hắt đi, nhưng anh vẫn muốn thử, muốn biết liệu những bọt nước bắn lên có đủ sức vớt lại giấc mộng thuở xưa của anh hay không.
Thời gian mì chín đã qua từ lâu, khi Hứa Minh Kiến mở nắp thì mì đã nhũn nhão. Đương nhiên vẫn là câu “Đờ mờ” đó, anh khoát tay với Trần Trác:
– Thôi được rồi anh vẫn chưa phá sản đâu, mì gói của anh còn là hàng nhập khẩu đây này. Em mau về nghỉ ngơi sớm đi, cứ đóng phim cho tốt thì tiền của anh mới không bị lãng phí.
Khi Trần Trác gần ra đến cửa, anh lại nói:
– Hôm nào rảnh gọi cả tên ngốc nhà em tới tìm chỗ nào nốc rượu đi, có mặt anh thì người qua đường với bọn săn ảnh không phát hiện ra được hai đứa hú hí đâu.
Trần Trác tưởng buổi tối hôm nay tâm trạng mình chỉ kích động tới đây là hết rồi, khi Tống Lãng Huy gọi điện tới cậu vẫn đang nghĩ làm sao để Hứa Minh Kiến đồng ý cho cậu góp vốn.
Phim của Tống Lãng Huy đã gần đóng máy, anh gọi cho Trần Trác là vì vừa nãy anh đã ra một quyết định vô cùng khó khăn, thành ra cũng lược bỏ phần mở màn pha trò khôi hài thường ngày:
– A Trác, bộ phim điện ảnh lúc trước em từng hỏi anh, anh đã nhận rồi. Nhưng anh không đóng vai cảnh sát, mà đóng con nghiện.
Tác giả :
Kỷ Bôi