Ma Thổi Đèn
Quyển 8 - Chương 67: Sổ ghi chép
Chuyện này từng rộ lên một thời, người trong vùng đều xôn xao bàn tán, có người bảo Kim Điểm Hồ tiên sinh chỉ được cái hư danh, lừa Mã Lục Hà một mớ tiền to, lại chỉ cho ngưòi ta một cái hung huyệt, kết quả hại chết mấy chục mạng người nhà ông ta. Có lẽ bản thân Hồ tiên sinh cũng biết có chuyện xảy ra, nên mới dọn nhà trốn đi đâu không rõ.
Nhưng phần đông mọi người lại không nhìn nhận như vậy, mảnh đất "mũ ma" này trước sau đào được hai tám bia đá, chữ khắc bên trên hết sức rõ ràng! Nghĩ kỹ lại những câu "chôn thì phát, ở thì chết, người ngay phát, kẻ gian chết", thì không phải Kim Điểm Hồ tiên sinh chi sai huyệt nhãn, mà là Mã Lục Hà táng tận lương tâm, bao năm nay minh tranh ám đấu, lại buôn bán thuốc giả, không biết đã hại chết bao nhiêu mạng người, mấy trăm dặm quanh đây thử hỏi có ai không hận hắn ta? Có thể thấy, không thể làm những việc trái lương tâm được. Đây là ông trời muốn trừng trị cả nhà hắn, đúng như câu, trời cao có mắt, mắt thần như điện, báo ứng không sai.
Hồ tiên sinh lại dò hỏi kỹ hơn, mọi người quả nhiên đều hận nhà Mã Lục Hà thấu xương, người này lừa gạt thân thích, hãm hại dân chúng, chứa chấp đạo tặc, chuyên làm những chuyện bịa đặt hãm hại, ăn không nói có, làm cho nơi này khốn khổ vô cùng, gà chó cũng không yên, có thể nói đã khiến cho trời giận người oán. Đại đa số dân chúng đối với chuyện cả nhà người này gặp họa đều vỗ tay khen hay, cho rằng đó là "người ác người sợ trời không sợ, người thiện người bạc trời không bạc; thiện ác đáo đầu đều có báo ứng, chẳng qua chỉ sớm hay muộn mà thôi".
Còn hai mảnh bia đá đào được ở mộ tổ nhà Mã Lục Hà kia cũng rất có lai lịch, theo lời một hòa thượng già trong ngôi chùa địa phương, rất nhiều năm trước, đích thực từng có địa danh "núi Mũ Ma", mảnh đất rộng dưới chân núi từng là nơi xây miếu thành hoàng. Những ngày lễ tết, người ta đều đốt tiền giấy cho người âm ở chỗ cửa núi. Tương truyền, bia đá chôn bên dưới ngôi miếu là để cảnh cáo hậu nhân... "âm địa không bằng tâm địa", phong thủy long mạch có tốt đến mấy, củng không bằng tự mình tích đức, làm việc thiện.
Sau này, miếu thành hoàng bị hủy trong lửa chiến tranh, trải mấy trăm năm dời đổi, di tích cũ sớm đã không còn, không ngờ mảnh bia vỡ trong lòng đất đến nay vẫn còn, lại vì chuyện của nhà Mã Lục Hà mà thấy lại ánh mặt trời, để người đời biết được ý trời sâu thẳm, đạo trời khéo sắp.
Từ đó trở đi, Hồ tiên sinh cũng không dám vỗ ngực tự xưng tinh thông phong thủy địa lý gì gì nữa, rốt cuộc ông cũng hiểu được ý tứ trong những lời sư phụ nói năm xưa. Tại sao lại nói "thiên đạo không lời"? Chỉ vì ông trời không nói chuyện, nhưng cảm ứng của trời đất vẫn luôn ở trong lòng người, bất luận đắp mộ hay xây nhà, đều phải lấy tích đức làm gốc, đúng như câu "tâm là chủ khí, khí phù cho đức", trời chưa chắc đã có lòng với người, nhưng tâm ý đức hạnh của người lại thường hay cảm ứng với trời cao.
Tôi kể chuyện này cho ông chủ Lý biết, để ông hiểu được đạo phong thủy là chỉ "lẽ thiên nhân cảm ứng, đạo tạo hóa biến dịch", chứ không đơn giản chỉ là tìm mảnh đất đẹp để chôn cát, không nên mê tín quá. Từ xưa đến nay, bao nhiêu hoàng đế quân vương sau khi chết đều được chôn ở long mạch, nhưng cũng không thể ngăn được dòng chảy của lịch sử thay triều đổi đại.
Ông chủ Lý gật đầu nói: "Đèn không khêu không sáng, lời không nói không hiểu, tấm giấy bồi cửa sổ mỏng manh mà không chọc thì cả đời cũng không rách, hôm nay nghe cậu nói vậy, đích thực rất có lý..." Nói tới đây, ông chợt nhớ đến một chuyện, liền gọi Út vào dặn dò mấy câu, hình như bảo cô đi lấy thứ gì đó.
Út bới rương lục tủ trong phòng một lúc lâu, cuối cùng cũng lấy ra một cái tráp bằng gỗ đen, nắp không có khóa, mà luồn hai sợi dây thừng thắt chặt lại, ở chỗ thắt nút dùng xi niêm phong, phía trên còn có dấu ấn, bên trong nặng trịch, dường như đựng rất nhiều thứ.
Tôi và Tuyền béo đều hết sức tò mò, còn tưởng ông chủ Lý lại khoe với chúng tôi món bảo vật trấn sơn gì, bèn hỏi ông, trong tráp này đựng thứ kỳ môn ám khí gì vậy.
Ong chủ Lý lắc đầu nói: "Trong này đựng thứ gì tôi cũng không biết, thậm chí còn chưa từng mở ra xem, nhưng có lẽ các cậu biết được đôi chút đấy."
Tôi càng ngạc nhiên hơn: "Đó của ông ông còn không biết, chúng tôi lại không thể nhìn xuyên thấu cái tráp, làm sao đoán được chứ?" Nói tới đây, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc, tôi vội hỏi: "Chẳng lẽ đây là đồ của Mô Kim hiệu úy?"
Ông chủ Lý đáp: "Đúng thế, lúc trước tôi thấy các cậu có thể nhận ra Ô Kim Cang là biết chắc chắn các cậu cùng nghề với người khách năm xưa đến đây đặt làm chiếc ô ấy rồi. Vì Ô Kim Cang này không phải vũ khí tầm thường, chỉ dùng đến khi đổ đấu mò vàng mà thôi. Năm đó, vị khách thương kia đến tiệm tôi đặt làm một chiéc Ô Kim Cang, đồng thời gửi lại cái tráp này dặn rằng lúc nào lấy ô sẽ mang cả đi, nhưng ông ta đi một mạch mấy chục năm không thấy bóng dáng, giờ tôi đã sắp xuống lỗ rồi, cũng chưa từng gặp lại ông ta."
Nhắc tới đoạn chuyện xưa này, ông chủ Lý không khỏi cảm thán hồi lâu. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, vật đổi sao dời, nay Phong Oa sơn đã từ Hà Bắc chuyển đến Tứ Xuyên, trải qua bao nhiêu năm, bao thứ mang theo mình đều đã mất hết, nhưng cái tráp này vẫn còn nguyên vẹn, ấy là vì năm xưa đã nhận lời người ta, thì phải giúp họ trông coi cho tốt.
Ông chủ Lý tự thấy mình tuổi tác đã cao, sợ rằng không thể giữ gìn vật này được nữa, liền giao tráp gỗ đen ấy lại cho chúng tôi. Dẫu sao, chúng tôi cũng là Mô Kim hiệu úy, còn hơn để sau khi ông chết, nó rơi vào tay người ngoài, còn bên trong rốt cuộc đựng những thứ gì, thì chẳng thể nào biết được.
Sau khi biết tin Đa Linh qua đời, tâm trạng tôi khá sa sút, thấy cái tráp gỗ này kiểu dáng cổ xưa, đoán rằng bên trong hẳn đựng các thứ quý trọng, bấy giờ hơi men đã xông lên tận đầu nên cũng chẳng gấp mở ra xem ngay. Bọn tôi uống đến tận khuya, say khướt mới nghỉ. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi cám ơn ông chủ Lý, chào tạm biệt rồi lên đường về. Lần này, chúng tôi chia làm hai nhóm, Shirley Dương và Út đi Hồ Nam đón lão Trần mù, sau đấy sẽ vể Bắc Kinh tụ họp.
Dọc đường không ai nói chuyện gì, tôi và Tuyền béo về Bắc Kinh trước, Minh Thúc và Răng Vàng đã đợi sẵn từ lâu.
Minh Thúc không ngừng hỏi han chúng tôi đi đố đấu ở đâu, có mở hàng không, tôi không hé nửa chữ, chỉ bảo Tuyền béo và Răng Vàng dựa theo địa điểm Tôn Cửu gia mô tả trong thư, đào lấy tư liệu lão ta nghiên cứu chỉnh lý nhiều năm, nhưng không có đổ cổ hay văn vật gì, hai người họ đành ủ rũ gói đồ đạc trở về.
Tôi đặt cả mấy món đổ lấy được trong chuyến này lên bàn, đóng cửa lại, cùng Tuyền béo, Răng Vàng bàn tính xem nên xử lý thế nào. Tôn Cửu gia đã ở lại hẻm núi Quan Tài, đời này chắc đến chết cũng không chịu lộ diện nữa, tư liệu về quẻ cổ lão ta để lại đều là thật, chỉ có điều, muốn phá giải được toàn bộ quẻ cổ Chu Thiên, vẫn phải nhờ đến bậc đại hành gia như Trương Doanh Xuyên giúp đỡ, không phải việc một hai năm mà có kết quả ngay, vả lại, cũng không thể thiếu tấm gương cổ Quy Khư kia được.
Dạo trước, tôi cực kỳ hứng thú với quẻ chu Thiên hoàn chỉnh mười sáu chữ, nhưng trải qua rất nhiều sự việc, khiến tôi thầm cảm thấy thiên cơ quẻ tượng mê hoặc người ta không ít, năm xưa Trương Tam Gia hủy đi một nửa quyển Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, rất có thế cũng liên quan đến chuyện này. Ngoài ra, từ trước tôi đã phát hiện Trương Doanh Xuyên là người đạm bạc, không màng danh lợi, hình như cũng không coi trọng toàn quẻ Chu Thiên cho lắm. Trương Doanh Xuyên tinh thông lý học, suy lẽ trời mà hiểu được chuyện người, tầm nhìn rất xa, có thể nhận ra rất nhiều đạo lý mà người thường không sao thấu hiểu. Anh đã thế, tôi mà bổ khuyết đầy đủ Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật cũng chưa hẳn là một chuyện tốt, huống hổ còn phải tốn rất nhiều tâm sức ngồi nghiền ngẫm, tính tôi làm sao ngồi yên một chỗ vậy được chứ?
Tôi tính toán trước sau, cuối cùng quyết định đem hết tư liệu nghiên cứu về quẻ cổ của Tôn Cửu gia chuyển giao cho Trương Doanh Xuyên. Còn gương cổ Quy Khư và long phù bằng đồng xanh đều có ý nghĩa phi phàm, đồ đồng xanh vớt ở Quy Khư lên đều là báu vật thượng cổ, ông chủ thuyền Nguyễn Hắc cùng ra biển với chúng tôi đã vì gương cổ Quy Khư mà chết, chiến hữu năm xưa Đinh Tư Điềm lại có nghìn vạn ối liên hệ vi diệu với mảnh bùa hình rồng kia, những thứ này không nên lọt vào tay bất cứ người nào khác, cứ đưa cho giáo sư Trần xử lý là ổn nhất.
Tuyền béo nâng cái tráp bằng gỗ đen ông chủ Lý đưa cho lên, hỏi tôi: "Nhất này, thứ này tính sao đây? Đã về đến Bắc Kinh rồi, cũng phải mở ra xem thử chứ, nom cái tráp này không nhẹ, lắc lên thấy bên trong lọc cà lọc cọc, có phải đĩnh vàng đĩnh bạc gì không nhỉ ?"
Từ đầu tôi vẫn cho rằng cái tráp này là vật của người khác, sao cũng không thể vì người ta không đến lấy mà mượn cớ chiếm làm của riêng được, nhưng cũng rất tò mò không biết trong tay tiên bối Mô Kim hiệu úy kia rốt cuộc có bảo bối gì. Trên thế gian này chỉ còn lại ba lá bùa Mô Kim chân chính, tôi và Shirley Dương, Tuyền béo mỗi người một lá. Hai lá trong đó do Liễu Trần trưởng lão ở chùa Vô Khổ năm xưa truyền lại, lá còn lại là Tuyền béo tìm được trong ngôi mộ cổ sau miếu Ngư Cốt.
Từ đây có thế thấy, người khách đặt chế tạo Ô Kim Cang ở chỗ ông chủ Lý, rất có khả năng chính là vị tiền bối chết trong hang nhện Long Lĩnh, nếu đúng thế thật, chắc chắn ông ta vĩnh viễn không thể quay lại lấy món đồ mình gửi nữa rồi.
Năm xưa, vị Ban Sơn đạo nhân cuối cùng là Gà Gô vì muốn tìm di tích Thông Thiên Đại Phật tự ở thành Hắc Thủy chôn vùi bên dưới dải cát vàng, đã bái Liễu Trần trưởng lão ở chùa Vô Khổ làm sư phụ, muốn học Tầm long quyết và thuật Phân kim định huyệt, chẳng ngờ Liễu Trần trưởng lão lại bất hạnh qua đời, không kịp truyền thụ cho ông Tầm long quyết. Lúc lâm chung, Liễu Trần trưởng lão từng để lại di ngôn dặn dò Gà Gô đến hai bên bờ sông Hoàng Hà tìm một vị Mô Kim hiệu úy khác.
Vị Mô Kim hiệu úy ấy thường cải trang thành khách thương, trên tay luôn cầm một cái bàn tính vàng, tuy Liễu Trần trưởng lão không nói rõ quan hệ của mình với người này, nhưng chắc chắn là bạn bè cộng tác trước đó của ông, giao tình không phải tầm thường, bằng không ông cũng chẳng nhắc đến người này với Gà Gô trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Đáng tiếc, Liễu Trần trưởng lão không hề hay biết, Kim Toán Bàn sớm đã chết trong mê động Long Lĩnh từ lâu. Vả lại, Kim Toán Bàn hành sự ẩn mật, nếu không phải chúng tôi chạy ra từ mộ u linh thời Tây Chu, tình cờ chui vào hang nhện ở sâu hơn bên trong, sợ rằng chẳng ai biết được Mô Kim hiệu úy Kim Toán Bàn đã chôn thây trong đó.
Chuyện này tôi đã nghĩ đến từ trước, nhưng vẫn không dám xác nhận, bởi không thấy chiếc bàn tính bằng vàng ròng trong cả mộ u linh lẫn hang nhện. Thứ này vàng chóe, nhất định rất bắt mắt, vả lại còn là vật tùy thân quan trọng của Kim Toán Bàn, đương nhiên ông ta sẽ không tùy tiện để rời xa. Từ đây suy ra, chẳng lẽ ngoài chủ nhân đời trước của ba miếng bùa cổ ra, trên đời vẫn còn một vị Mô Kim hiệu úy thứ tư nữa chắc?
Nghĩ tới đây, tôi không kìm được, định mở tráp ra xem trước rồi tính tiếp, tương lai nếu thực sự có người tìm đến cửa đòi lĩnh lại, cứ trả hết đầy đủ mọi thứ cho người ta là được, chỉ xem qua một chút cũng chẳng thể hư hỏng thứ gì. Nghĩ đoạn, tôi liên động thủ cắt đứt sợi dây gân bò đã phủ bụi nhiều năm, vừa mở nắp tráp ra, liền thấy ánh vàng lóe lên chói mắt.
Cái tráp bằng gỗ đen này rất giống rương tiền chuyên đựng tiền bạc sổ sách của các thương gia thời xưa, bên trong là môt chiếc bàn tính vỡ vụn, khung giá, con tính đều đúc bằng vàng ròng, bên trên khắc rất nhiều ký hiệu nhỏ biểu thị thiên can địa chi, dạng thức cổ phác đẹp đẽ, không biết đã truyền qua bao đời.
Tôi thầm nhủ, thế này thì không sai vào đâu được, quả nhiên là vật của Kim Toán Bàn mà Liễu Trần trưởng lão quen biết, xem ra chúng tôi cũng có duyên với người này. Kế đó, chúng tôi lại xem xét mấy món còn lại trong tráp, đều là các cuốn sổ ghi chép, bên trong toàn các chi tiết mua vào bán ra, nhưng đọc kỹ hơn, lại phát hiện trong đó còn kèm theo rất nhiều thông tin, tôi lật lật mấy trang, dường như có chép lại cả những sự tích liên quan tới Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật nữa.
Tuy tôi định lần này lo liệu việc chôn cất cho Đa Linh ở Mỹ xong xuôi sẽ không làm nghề đổ đấu nữa, mà kết hôn rồi sống một cuộc đời bình lặng, nhưng bao nhiêu chuyện tôi trải qua những năm gần đây, cơ hồ đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, tất cả những người tôi quen biết, bao gồm cả Trương Doanh Xuyên hậu nhân của Trương Tam Gia, đều không giải thích được tại sao bộ kỳ thư phong thủy này chỉ còn nửa quyển, dẫu có kể ra được một số lý do, cũng đều khiến người ta khó lòng tin phục. Lúc này, gặp được cuốn sổ của Kim Toán Bàn, không ngờ lại ghi chép sự tích về nó, trong lòng tôi hết sức bất ngờ, càng nôn nóng muốn biết rõ sự tình, bèn đưa hết đồ đạc trong tráp cho Tuyền béo cất giữ, sau đó lấy cuổn sổ lật xem từng trang dưới ánh đèn.
Tôi đọc cả đêm không bỏ sót chữ nào, rốt cuộc cũng giải được mối nghi vấn chôn sâu trong lòng bao năm nay, lại nhớ tới những gì mình và bọn Tuyền béo từng trải qua, cũng không thể không khâm phục tầm nhìn và kiến thức sâu rộng của Trương Tam Liên Tử, người viết nên bộ Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật này, bình yên rút khỏi nơi đầu sóng ngọn gió là chuyện không phải ai củng làm được.
Mượn chuyện xưa để xét chuyện nay, khiến lòng tôi có chút cảm ngộ, quyết định sẽ dũng cảm thoái lui, cũng là để thực hiện lời hứa với Shirley Dương trước đây. Sau khi an táng Đa Linh, tôi sẽ cùng Shirley Dương, Tuyền béo rửa tay chậu vàng, từ nay gỡ bỏ bùa Mô Kim, đem số thanh đầu mò được ở Vực Xoáy San Hô bán đi lấy chút tiền vốn, rồi cùng bọn lão Trần mù, Minh Thúc, Răng Vàng, Cổ Thái ra nước ngoài hợp tác buôn bán làm ăn, cả đời không hỏi đến chuyện đổ đấu nữa.
Gặp những lúc rảnh rỗi thanh tĩnh, tôi sẽ xem lại những thứ của tiền bối Mô Kim hiệu úy năm xưa truyền lại, một là nửa quyển tàn thư Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, rồi ba lá bùa Mô Kim mà tôi, Tuyền béo và Shirley Dương từng đeo. Tôi không biết liệu những món cổ vật này cùng có số mệnh hay không, nhưng khí số "hưng vong" của chúng từ rất lâu về trước, đã được sư phụ của Kim Toán Bàn là Trương Tam Liên Từ nắm rõ cả rồi.
Toàn bộ sự tích của các Mô Kim hiệu úy đương đại đến đây là hết, trong cuốn sổ của Kim Toán Bàn rốt cuộc đã ghi lại sự việc gì? Nguyên nhân thật sự khiến Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật trở thành tàn thư là gì ? Xin mời xem thêm ba chương ngoại truyện.
Nhưng phần đông mọi người lại không nhìn nhận như vậy, mảnh đất "mũ ma" này trước sau đào được hai tám bia đá, chữ khắc bên trên hết sức rõ ràng! Nghĩ kỹ lại những câu "chôn thì phát, ở thì chết, người ngay phát, kẻ gian chết", thì không phải Kim Điểm Hồ tiên sinh chi sai huyệt nhãn, mà là Mã Lục Hà táng tận lương tâm, bao năm nay minh tranh ám đấu, lại buôn bán thuốc giả, không biết đã hại chết bao nhiêu mạng người, mấy trăm dặm quanh đây thử hỏi có ai không hận hắn ta? Có thể thấy, không thể làm những việc trái lương tâm được. Đây là ông trời muốn trừng trị cả nhà hắn, đúng như câu, trời cao có mắt, mắt thần như điện, báo ứng không sai.
Hồ tiên sinh lại dò hỏi kỹ hơn, mọi người quả nhiên đều hận nhà Mã Lục Hà thấu xương, người này lừa gạt thân thích, hãm hại dân chúng, chứa chấp đạo tặc, chuyên làm những chuyện bịa đặt hãm hại, ăn không nói có, làm cho nơi này khốn khổ vô cùng, gà chó cũng không yên, có thể nói đã khiến cho trời giận người oán. Đại đa số dân chúng đối với chuyện cả nhà người này gặp họa đều vỗ tay khen hay, cho rằng đó là "người ác người sợ trời không sợ, người thiện người bạc trời không bạc; thiện ác đáo đầu đều có báo ứng, chẳng qua chỉ sớm hay muộn mà thôi".
Còn hai mảnh bia đá đào được ở mộ tổ nhà Mã Lục Hà kia cũng rất có lai lịch, theo lời một hòa thượng già trong ngôi chùa địa phương, rất nhiều năm trước, đích thực từng có địa danh "núi Mũ Ma", mảnh đất rộng dưới chân núi từng là nơi xây miếu thành hoàng. Những ngày lễ tết, người ta đều đốt tiền giấy cho người âm ở chỗ cửa núi. Tương truyền, bia đá chôn bên dưới ngôi miếu là để cảnh cáo hậu nhân... "âm địa không bằng tâm địa", phong thủy long mạch có tốt đến mấy, củng không bằng tự mình tích đức, làm việc thiện.
Sau này, miếu thành hoàng bị hủy trong lửa chiến tranh, trải mấy trăm năm dời đổi, di tích cũ sớm đã không còn, không ngờ mảnh bia vỡ trong lòng đất đến nay vẫn còn, lại vì chuyện của nhà Mã Lục Hà mà thấy lại ánh mặt trời, để người đời biết được ý trời sâu thẳm, đạo trời khéo sắp.
Từ đó trở đi, Hồ tiên sinh cũng không dám vỗ ngực tự xưng tinh thông phong thủy địa lý gì gì nữa, rốt cuộc ông cũng hiểu được ý tứ trong những lời sư phụ nói năm xưa. Tại sao lại nói "thiên đạo không lời"? Chỉ vì ông trời không nói chuyện, nhưng cảm ứng của trời đất vẫn luôn ở trong lòng người, bất luận đắp mộ hay xây nhà, đều phải lấy tích đức làm gốc, đúng như câu "tâm là chủ khí, khí phù cho đức", trời chưa chắc đã có lòng với người, nhưng tâm ý đức hạnh của người lại thường hay cảm ứng với trời cao.
Tôi kể chuyện này cho ông chủ Lý biết, để ông hiểu được đạo phong thủy là chỉ "lẽ thiên nhân cảm ứng, đạo tạo hóa biến dịch", chứ không đơn giản chỉ là tìm mảnh đất đẹp để chôn cát, không nên mê tín quá. Từ xưa đến nay, bao nhiêu hoàng đế quân vương sau khi chết đều được chôn ở long mạch, nhưng cũng không thể ngăn được dòng chảy của lịch sử thay triều đổi đại.
Ông chủ Lý gật đầu nói: "Đèn không khêu không sáng, lời không nói không hiểu, tấm giấy bồi cửa sổ mỏng manh mà không chọc thì cả đời cũng không rách, hôm nay nghe cậu nói vậy, đích thực rất có lý..." Nói tới đây, ông chợt nhớ đến một chuyện, liền gọi Út vào dặn dò mấy câu, hình như bảo cô đi lấy thứ gì đó.
Út bới rương lục tủ trong phòng một lúc lâu, cuối cùng cũng lấy ra một cái tráp bằng gỗ đen, nắp không có khóa, mà luồn hai sợi dây thừng thắt chặt lại, ở chỗ thắt nút dùng xi niêm phong, phía trên còn có dấu ấn, bên trong nặng trịch, dường như đựng rất nhiều thứ.
Tôi và Tuyền béo đều hết sức tò mò, còn tưởng ông chủ Lý lại khoe với chúng tôi món bảo vật trấn sơn gì, bèn hỏi ông, trong tráp này đựng thứ kỳ môn ám khí gì vậy.
Ong chủ Lý lắc đầu nói: "Trong này đựng thứ gì tôi cũng không biết, thậm chí còn chưa từng mở ra xem, nhưng có lẽ các cậu biết được đôi chút đấy."
Tôi càng ngạc nhiên hơn: "Đó của ông ông còn không biết, chúng tôi lại không thể nhìn xuyên thấu cái tráp, làm sao đoán được chứ?" Nói tới đây, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc, tôi vội hỏi: "Chẳng lẽ đây là đồ của Mô Kim hiệu úy?"
Ông chủ Lý đáp: "Đúng thế, lúc trước tôi thấy các cậu có thể nhận ra Ô Kim Cang là biết chắc chắn các cậu cùng nghề với người khách năm xưa đến đây đặt làm chiếc ô ấy rồi. Vì Ô Kim Cang này không phải vũ khí tầm thường, chỉ dùng đến khi đổ đấu mò vàng mà thôi. Năm đó, vị khách thương kia đến tiệm tôi đặt làm một chiéc Ô Kim Cang, đồng thời gửi lại cái tráp này dặn rằng lúc nào lấy ô sẽ mang cả đi, nhưng ông ta đi một mạch mấy chục năm không thấy bóng dáng, giờ tôi đã sắp xuống lỗ rồi, cũng chưa từng gặp lại ông ta."
Nhắc tới đoạn chuyện xưa này, ông chủ Lý không khỏi cảm thán hồi lâu. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, vật đổi sao dời, nay Phong Oa sơn đã từ Hà Bắc chuyển đến Tứ Xuyên, trải qua bao nhiêu năm, bao thứ mang theo mình đều đã mất hết, nhưng cái tráp này vẫn còn nguyên vẹn, ấy là vì năm xưa đã nhận lời người ta, thì phải giúp họ trông coi cho tốt.
Ông chủ Lý tự thấy mình tuổi tác đã cao, sợ rằng không thể giữ gìn vật này được nữa, liền giao tráp gỗ đen ấy lại cho chúng tôi. Dẫu sao, chúng tôi cũng là Mô Kim hiệu úy, còn hơn để sau khi ông chết, nó rơi vào tay người ngoài, còn bên trong rốt cuộc đựng những thứ gì, thì chẳng thể nào biết được.
Sau khi biết tin Đa Linh qua đời, tâm trạng tôi khá sa sút, thấy cái tráp gỗ này kiểu dáng cổ xưa, đoán rằng bên trong hẳn đựng các thứ quý trọng, bấy giờ hơi men đã xông lên tận đầu nên cũng chẳng gấp mở ra xem ngay. Bọn tôi uống đến tận khuya, say khướt mới nghỉ. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi cám ơn ông chủ Lý, chào tạm biệt rồi lên đường về. Lần này, chúng tôi chia làm hai nhóm, Shirley Dương và Út đi Hồ Nam đón lão Trần mù, sau đấy sẽ vể Bắc Kinh tụ họp.
Dọc đường không ai nói chuyện gì, tôi và Tuyền béo về Bắc Kinh trước, Minh Thúc và Răng Vàng đã đợi sẵn từ lâu.
Minh Thúc không ngừng hỏi han chúng tôi đi đố đấu ở đâu, có mở hàng không, tôi không hé nửa chữ, chỉ bảo Tuyền béo và Răng Vàng dựa theo địa điểm Tôn Cửu gia mô tả trong thư, đào lấy tư liệu lão ta nghiên cứu chỉnh lý nhiều năm, nhưng không có đổ cổ hay văn vật gì, hai người họ đành ủ rũ gói đồ đạc trở về.
Tôi đặt cả mấy món đổ lấy được trong chuyến này lên bàn, đóng cửa lại, cùng Tuyền béo, Răng Vàng bàn tính xem nên xử lý thế nào. Tôn Cửu gia đã ở lại hẻm núi Quan Tài, đời này chắc đến chết cũng không chịu lộ diện nữa, tư liệu về quẻ cổ lão ta để lại đều là thật, chỉ có điều, muốn phá giải được toàn bộ quẻ cổ Chu Thiên, vẫn phải nhờ đến bậc đại hành gia như Trương Doanh Xuyên giúp đỡ, không phải việc một hai năm mà có kết quả ngay, vả lại, cũng không thể thiếu tấm gương cổ Quy Khư kia được.
Dạo trước, tôi cực kỳ hứng thú với quẻ chu Thiên hoàn chỉnh mười sáu chữ, nhưng trải qua rất nhiều sự việc, khiến tôi thầm cảm thấy thiên cơ quẻ tượng mê hoặc người ta không ít, năm xưa Trương Tam Gia hủy đi một nửa quyển Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, rất có thế cũng liên quan đến chuyện này. Ngoài ra, từ trước tôi đã phát hiện Trương Doanh Xuyên là người đạm bạc, không màng danh lợi, hình như cũng không coi trọng toàn quẻ Chu Thiên cho lắm. Trương Doanh Xuyên tinh thông lý học, suy lẽ trời mà hiểu được chuyện người, tầm nhìn rất xa, có thể nhận ra rất nhiều đạo lý mà người thường không sao thấu hiểu. Anh đã thế, tôi mà bổ khuyết đầy đủ Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật cũng chưa hẳn là một chuyện tốt, huống hổ còn phải tốn rất nhiều tâm sức ngồi nghiền ngẫm, tính tôi làm sao ngồi yên một chỗ vậy được chứ?
Tôi tính toán trước sau, cuối cùng quyết định đem hết tư liệu nghiên cứu về quẻ cổ của Tôn Cửu gia chuyển giao cho Trương Doanh Xuyên. Còn gương cổ Quy Khư và long phù bằng đồng xanh đều có ý nghĩa phi phàm, đồ đồng xanh vớt ở Quy Khư lên đều là báu vật thượng cổ, ông chủ thuyền Nguyễn Hắc cùng ra biển với chúng tôi đã vì gương cổ Quy Khư mà chết, chiến hữu năm xưa Đinh Tư Điềm lại có nghìn vạn ối liên hệ vi diệu với mảnh bùa hình rồng kia, những thứ này không nên lọt vào tay bất cứ người nào khác, cứ đưa cho giáo sư Trần xử lý là ổn nhất.
Tuyền béo nâng cái tráp bằng gỗ đen ông chủ Lý đưa cho lên, hỏi tôi: "Nhất này, thứ này tính sao đây? Đã về đến Bắc Kinh rồi, cũng phải mở ra xem thử chứ, nom cái tráp này không nhẹ, lắc lên thấy bên trong lọc cà lọc cọc, có phải đĩnh vàng đĩnh bạc gì không nhỉ ?"
Từ đầu tôi vẫn cho rằng cái tráp này là vật của người khác, sao cũng không thể vì người ta không đến lấy mà mượn cớ chiếm làm của riêng được, nhưng cũng rất tò mò không biết trong tay tiên bối Mô Kim hiệu úy kia rốt cuộc có bảo bối gì. Trên thế gian này chỉ còn lại ba lá bùa Mô Kim chân chính, tôi và Shirley Dương, Tuyền béo mỗi người một lá. Hai lá trong đó do Liễu Trần trưởng lão ở chùa Vô Khổ năm xưa truyền lại, lá còn lại là Tuyền béo tìm được trong ngôi mộ cổ sau miếu Ngư Cốt.
Từ đây có thế thấy, người khách đặt chế tạo Ô Kim Cang ở chỗ ông chủ Lý, rất có khả năng chính là vị tiền bối chết trong hang nhện Long Lĩnh, nếu đúng thế thật, chắc chắn ông ta vĩnh viễn không thể quay lại lấy món đồ mình gửi nữa rồi.
Năm xưa, vị Ban Sơn đạo nhân cuối cùng là Gà Gô vì muốn tìm di tích Thông Thiên Đại Phật tự ở thành Hắc Thủy chôn vùi bên dưới dải cát vàng, đã bái Liễu Trần trưởng lão ở chùa Vô Khổ làm sư phụ, muốn học Tầm long quyết và thuật Phân kim định huyệt, chẳng ngờ Liễu Trần trưởng lão lại bất hạnh qua đời, không kịp truyền thụ cho ông Tầm long quyết. Lúc lâm chung, Liễu Trần trưởng lão từng để lại di ngôn dặn dò Gà Gô đến hai bên bờ sông Hoàng Hà tìm một vị Mô Kim hiệu úy khác.
Vị Mô Kim hiệu úy ấy thường cải trang thành khách thương, trên tay luôn cầm một cái bàn tính vàng, tuy Liễu Trần trưởng lão không nói rõ quan hệ của mình với người này, nhưng chắc chắn là bạn bè cộng tác trước đó của ông, giao tình không phải tầm thường, bằng không ông cũng chẳng nhắc đến người này với Gà Gô trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Đáng tiếc, Liễu Trần trưởng lão không hề hay biết, Kim Toán Bàn sớm đã chết trong mê động Long Lĩnh từ lâu. Vả lại, Kim Toán Bàn hành sự ẩn mật, nếu không phải chúng tôi chạy ra từ mộ u linh thời Tây Chu, tình cờ chui vào hang nhện ở sâu hơn bên trong, sợ rằng chẳng ai biết được Mô Kim hiệu úy Kim Toán Bàn đã chôn thây trong đó.
Chuyện này tôi đã nghĩ đến từ trước, nhưng vẫn không dám xác nhận, bởi không thấy chiếc bàn tính bằng vàng ròng trong cả mộ u linh lẫn hang nhện. Thứ này vàng chóe, nhất định rất bắt mắt, vả lại còn là vật tùy thân quan trọng của Kim Toán Bàn, đương nhiên ông ta sẽ không tùy tiện để rời xa. Từ đây suy ra, chẳng lẽ ngoài chủ nhân đời trước của ba miếng bùa cổ ra, trên đời vẫn còn một vị Mô Kim hiệu úy thứ tư nữa chắc?
Nghĩ tới đây, tôi không kìm được, định mở tráp ra xem trước rồi tính tiếp, tương lai nếu thực sự có người tìm đến cửa đòi lĩnh lại, cứ trả hết đầy đủ mọi thứ cho người ta là được, chỉ xem qua một chút cũng chẳng thể hư hỏng thứ gì. Nghĩ đoạn, tôi liên động thủ cắt đứt sợi dây gân bò đã phủ bụi nhiều năm, vừa mở nắp tráp ra, liền thấy ánh vàng lóe lên chói mắt.
Cái tráp bằng gỗ đen này rất giống rương tiền chuyên đựng tiền bạc sổ sách của các thương gia thời xưa, bên trong là môt chiếc bàn tính vỡ vụn, khung giá, con tính đều đúc bằng vàng ròng, bên trên khắc rất nhiều ký hiệu nhỏ biểu thị thiên can địa chi, dạng thức cổ phác đẹp đẽ, không biết đã truyền qua bao đời.
Tôi thầm nhủ, thế này thì không sai vào đâu được, quả nhiên là vật của Kim Toán Bàn mà Liễu Trần trưởng lão quen biết, xem ra chúng tôi cũng có duyên với người này. Kế đó, chúng tôi lại xem xét mấy món còn lại trong tráp, đều là các cuốn sổ ghi chép, bên trong toàn các chi tiết mua vào bán ra, nhưng đọc kỹ hơn, lại phát hiện trong đó còn kèm theo rất nhiều thông tin, tôi lật lật mấy trang, dường như có chép lại cả những sự tích liên quan tới Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật nữa.
Tuy tôi định lần này lo liệu việc chôn cất cho Đa Linh ở Mỹ xong xuôi sẽ không làm nghề đổ đấu nữa, mà kết hôn rồi sống một cuộc đời bình lặng, nhưng bao nhiêu chuyện tôi trải qua những năm gần đây, cơ hồ đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, tất cả những người tôi quen biết, bao gồm cả Trương Doanh Xuyên hậu nhân của Trương Tam Gia, đều không giải thích được tại sao bộ kỳ thư phong thủy này chỉ còn nửa quyển, dẫu có kể ra được một số lý do, cũng đều khiến người ta khó lòng tin phục. Lúc này, gặp được cuốn sổ của Kim Toán Bàn, không ngờ lại ghi chép sự tích về nó, trong lòng tôi hết sức bất ngờ, càng nôn nóng muốn biết rõ sự tình, bèn đưa hết đồ đạc trong tráp cho Tuyền béo cất giữ, sau đó lấy cuổn sổ lật xem từng trang dưới ánh đèn.
Tôi đọc cả đêm không bỏ sót chữ nào, rốt cuộc cũng giải được mối nghi vấn chôn sâu trong lòng bao năm nay, lại nhớ tới những gì mình và bọn Tuyền béo từng trải qua, cũng không thể không khâm phục tầm nhìn và kiến thức sâu rộng của Trương Tam Liên Tử, người viết nên bộ Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật này, bình yên rút khỏi nơi đầu sóng ngọn gió là chuyện không phải ai củng làm được.
Mượn chuyện xưa để xét chuyện nay, khiến lòng tôi có chút cảm ngộ, quyết định sẽ dũng cảm thoái lui, cũng là để thực hiện lời hứa với Shirley Dương trước đây. Sau khi an táng Đa Linh, tôi sẽ cùng Shirley Dương, Tuyền béo rửa tay chậu vàng, từ nay gỡ bỏ bùa Mô Kim, đem số thanh đầu mò được ở Vực Xoáy San Hô bán đi lấy chút tiền vốn, rồi cùng bọn lão Trần mù, Minh Thúc, Răng Vàng, Cổ Thái ra nước ngoài hợp tác buôn bán làm ăn, cả đời không hỏi đến chuyện đổ đấu nữa.
Gặp những lúc rảnh rỗi thanh tĩnh, tôi sẽ xem lại những thứ của tiền bối Mô Kim hiệu úy năm xưa truyền lại, một là nửa quyển tàn thư Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, rồi ba lá bùa Mô Kim mà tôi, Tuyền béo và Shirley Dương từng đeo. Tôi không biết liệu những món cổ vật này cùng có số mệnh hay không, nhưng khí số "hưng vong" của chúng từ rất lâu về trước, đã được sư phụ của Kim Toán Bàn là Trương Tam Liên Từ nắm rõ cả rồi.
Toàn bộ sự tích của các Mô Kim hiệu úy đương đại đến đây là hết, trong cuốn sổ của Kim Toán Bàn rốt cuộc đã ghi lại sự việc gì? Nguyên nhân thật sự khiến Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật trở thành tàn thư là gì ? Xin mời xem thêm ba chương ngoại truyện.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng