Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 4: Nghĩa trang lão hùng
La Lão Oai đào mộ thành nghiện, nóng lòng phát tài, cũng muốn đi theo vào núi thăm dò địa bàn, bèn bí mật bàn bạc cùng lão Trần. Kế hoạch đã địch, lão Trần gọi người tới dặn dò một lượt, sau đó dẫn theo mấy tay thuộc hạ đắc lực, thay đổi phục sức, thu xếp hành trang chuẩn bị tới sông Mãnh Động tìm ngôi mộ cổ đời Nguyên ẩn trong núi Bình Sơn.
Lão Trần hóa trang giả làm thầy bói, theo lão còn có ba thuộc hạ, một người là “Hoa Ma Linh (1)” mặt mày vàng vọt người ngợm xanh xao quỷ kế đa mưu, tổ tiên mấy đời đều làm nghề khám nghiệm tử thi phục dịch trong nha môn nhà Thanh, hiểu biết các loại thi lạp, thi độc, thi trùng, lại thêm tính tình tinh quái, là quân sư quạt mo trong đám trộm Xà Lĩnh.
(1) Ma Linh, tiếng địa phương, nghĩa là con ếch
Một người sừng sững như cây cột sắt, cao lớn chọc trời, sức khỏe vô địch, tiếc là bị câm bẩm sinh, chỉ vì gã từ đầu tới chân đen sì như than nên có biệt hiệu là “Côn Luân Ma Lặc”, ý nói dáng vẻ gã tàn ác như kỳ nhân “Côn Luân Nô” thời Ngũ Đại vãn Đường. Lão Trần năm xưa lên núi Nhạn Đãng trộm mộ, vô tình cứu được mạng gã, kể từ đó gã một lòng một dạ đi theo lão Trần làm kẻ hầu tâm phúc.
Ngoài ra còn có một cô gái trẻ xuất thân mãi nghệ giang hồ, nghệ danh là “Hồng cô nương”, biết đủ loại Cổ thái Hí pháp(2).Trước bị một kẻ quyền quý trong vùng nhòm ngó muốn cưới về làm thiếp, tức tử phụ thân, Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, trong lúc nóng giận đã giết chết kẻ hèn hạ kia, rồi chạy đến Hồ Nam vào rừng làm cướp, nhờ bản lĩnh Nguyệt Lương Môn đầy mình mà gia nhập đám trộm Xả Lĩnh.
(2) Cổ thái Hí pháp, tức tạp kỹ dân gian
Lão Trần cùng ba thuộc hạ, cộng thêm La Lão Oai lần lượt cải trang thành thương nhân và người bán rong. Do lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây địa thế phức tạp, núi non cheo leo gập ghềnh nên còn được gọi là chốn “bát sơn nhất thủy nhất phân điền”, từ xưa đã hiếm người sinh sống. Chính phủ bạc nhược, nạn thổ phỉ hoành hành nghiêm trọng, nên đám thương nhân không cùng phường hội đi qua đây thường kết thành một nhóm đồng hành. Năm người bọn họ giả làm một nhóm bạn đường khiến người khác khó mà sinh nghi.
Năm người mang theo khí giới hai ngắn ba dài giấu cả trên người, ngoài đeo trong giắt, lẳng lặng tiến về sông Mãnh Động.
Vào núi không lâu đã gặp ngay biên thành Miêu Cương(3) từ xưa để lại. Miêu còn gọi là “Mãnh”, sông Mãnh Động chảy xiết xưa kia vốn là vùng đất của người Di định cư trong hang động. Tương truyền trong những cánh rừng nguyên sinh dọc hai bên bờ sông toàn là hang động của người Miêu cổ vốn chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Vu Sở, vô cùng thần bí trong mắt người đời, ở đây đâu đâu cũng có thể bắt gặp những di tích totem “huyền điểu” từ thời cổ xưa.
(3) Biên thành Miêu Cương, còn gọi là Trường Thành phương Nam, là sản phẩm của giai cấp thống trị hai triều Minh Thanh dựng lên để củng cố quyền lực, trấn áp các dân tộc thiểu số ở phương Nam, đặc biệt là người Miêu. Giai cấp thống trị lấy dãy Miêu Cương ở Tương Tây làm mốc phân chia Nam Bắc, cấm người Miêu và người Hán giao thương, giao lưu văn hóa, nhằm cô lập và trừng phạt người Miêu
Lão Trần mù bảo La Lão Oai lệnh cho mấy trăm người ngựa tiểu đoàn công binh và tiểu đội súng ngắn mai phục trong cánh rừng rậm ngay cạnh di chỉ cổ thành, để tiện điều binh bất cứ lúc nào. Sau đó năm người họ cũng lội qua sông, vượt núi băng rừng nhắm thẳng hướng núi Bình Sơn mà đi. Chỉ thấy bốn bề núi non trùng điệp, khe động dọc ngang, hoa cỏ tranh riêng có ở Tương Tây nở rộ đầy núi đầy đồng, một dải cảnh sắc nguyên thủy cách biệt với thế giới bên ngoài.
Cả bọn chưa ai tới Bình Sơn, sợ lạc đường gặp phải thú dữ nên không dám đi lại tùy tiện, hỏi thăm sơn dân qua đường mới biết, thì ra dãy núi nở đầy hoa cỏ tranh này được gọi là Lão Hùng Lĩnh, thuộc địa phận huyện Nộ Tinh nằm trên lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây, bên kia dãy núi chính là vùng đất hoang không dấu chân người. Bình Sơn là ngọn nùi nằm sâu trong Lão Hùng Lĩnh, ở đó trước đây cũng có vài bản làng người Di Hán sinh sống hỗn tạp, ngoài ra còn có cả người Miêu và người Thổ Gia.
Lão Trần sau khi thăm dò kỹ lưỡng, biết được trong dãy núi phía trước có hai bản Nam Bắc, bèn nói với mọi người: “Hôm kia tôi xem thiên văn thấy ánh sáng chòm Bắc Đẩu lu mờ, Nam Đẩu chủ sinh Bắc Đẩu chủ tử, người xưa đã nói vậy rồi. Bọn ta muốn vào núi tìm mộ cổ lúc này e rằng không gặp thiên thời, chi bằng tránh Bắc hướng Nam, vòng qua bản Nam của Lão Hùng Lĩnh trước xem sao?”
Bốn người còn lại xưa nay vốn ngưỡng mộ lão Trần trong nghề đổ đấu, đương nhiên đồng thanh hưởng ứng, để Hoa Ma Linh giả làm người bán rong đi trước dẫn đường, men theo đường núi đi về hướng Nam. Không bao lâu quả nhiên nhìn thấy một bản làng tọa lạc giữa sườn núi xanh biếc, cảnh sắc tươi đẹp như tranh sơn thủy.
Trong bản ước khoảng có hơn trăm hộ, do đất ở đây nặng chướng khí, trên núi nhiều cỏ độc và rắn hổ mang ẩn nấp nên người bản địa không phân Di Hán đều nhất loạt sống trên nhà sàn, trèo lên bằng thang gọi là “can lan”. Tất cả nhà cửa đều tựa lưng vào núi trổ mặt hướng Nam. Để tránh rắn độc và trùng độc, tầng dưới nhà nào cũng áp dụng cấu trúc chín cột trống đất, rầm ngang xuyên đôi, đỡ lấy căn nhà gác phía trên, kiểu kiến trúc này gọi là nhà gác treo. Dưới mỗi căn nhà gác treo đều có một tượng gỗ huyền điểu mang màu sắc thần bí pha chút kỳ dị.
Đám trộm Xả Lĩnh chăm chú quan sát, âm thầm ghi nhớ, vào đến bản liền khua chiêng bán hàng. Dân bản địa vốn chất phác thật thà, giao dịch với nhau chỉ thích hàng đổi hàng chứ ít khi lưu thông bằng tiền, sản phẩm họ làm ra có nến in hoa, lạp xường, rượu tam xà.... Tuy xa xôi hẻo lánh nhưng người ngoài tới đây cũng không hiếm, hầu như tháng nào cũng có mấy người bán hàng rong tới đổi sơn vật, nên bà con thấy thương nhân từ nơi khác đến thì chẳng lấy làm lạ, nhà nào nhà nấy đều mang sơn vật ra đổi.
Hoa Ma Linh bán hàng xén, toàn những thứ linh tinh thường dùng như cây kim sợi chỉ; gã câm Côn Luân Ma Lặc giả làm phu khuân vác, gánh muối cho khách thương buôn lậu La Lão Oai. Tiền bạc trên núi là thứ vô dụng, có tiền cũng không có chỗ tiêu, giữa sơn dân với thương nhân và người bán hàng rong trước giờ chỉ là hàng đổi hàng, thương nhân mang hàng vượt núi đổi lấy sơn vật, rồi lại đem sơn vật ra thị trấn bên ngoài bán lại kiếm lời.
Do núi cao rừng sâu đi lại khó khăn nên thứ có giá trị nhất ở đây là muối, bản thân muối đã được người dân bản địa coi như đồng tiền mạnh nhất, bọn họ thường có câu “ba gánh gạo nửa cân muối”, có thể coi như một loại “tỷ giá” được công nhân chốn này.
Lão Trần đã tính toán chu toàn từ trước, thứ bọn họ mang tới đều là nhu yếu phẩm cần thiết của sơn dân, lại không so đo thiệt hơn như những thương nhân khác nên rất được lòng dân bản, chẳng tốn mấy công sức đã mua bán xong xuôi, lại kiếm người xin bát nước, giả vờ nghỉ ngơi uống nước nhân tiện dò hỏi tin tức mộ cổ Bình Sơn.
Bọn lão mượn cớ xem phong thủy tìm âm trạch, hỏi thăm đường đi lối lại trong núi, quả nhiên dễ dàng moi được vài manh mối từ mồm sơn dân. Lão Hùng Lĩnh bên dòng sông Mãnh Động này là nới núi cao non thẳm cách mực nước biển cả ngàn trượng, không rõ ngày xưa có gấu(4) xuất hiện trong núi thật hay không như bây giờ thì rất hiếm gặp. Tương truyền tổ tiên người Miêu, Miêu Vương Xi Vưu chính là hóa thân của một con gấu khổng lồ, cho nên núi này mới có tên là Lão Hùng Lĩnh, là núi thần khới nguyên của người hang động, trong núi sâu còn lưu giữ rất nhiều di tích cổ.
(4) Lão Hùng nghĩa là gấu
Người Di cổ thường sống trong hang đá gọi là động dân, phân thoe bộ tộc thì tổng cộng có bảy mươi hai động, Trong Lão Hùng Lĩnh có một ngọn kỳ phong tên gọi Bình Sơn, hình dáng giống như chiếc bình tiên từ trên trời rơi xuống, trông rất tự nhiên, trên núi mọc vô số các loài kỳ hoa dị thảo không biết tên. Bình Sơn có hang động tự nhiên, bên trong khe động dọc ngang sâu không thấy đáy. Tương Tây lại sản sinh nhiều chu sa và thủy ngân vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc luyện đơn, nên từ thời Tần Hán, Hoàng đế các triều đã không ngừng cử thuật sĩ tới Bình Sơn luyện lấy tiên đơn bất tử, cho xây dựng đạo quán cung điện trong hang động, xẻ núi lấy đá, mang báu vật các nơi tới xếp đầy bên trong để cầu thần tiên ban cho đơn dược, dựng nên chốn tiên cảnh trong động phủ đạo gia.
Trải qua gần nghìn năm thay triều đổi đại, động thất trong núi Bình Sơn đã điện gác trùng trùng, vượt xa chốn nhân gian, nhưng tiên đơn bất tử thì mãi vẫn chưa luyện thành. Đến khi Nguyên diệt Nam Tống, động dân không chịu nổi ách cai trị tàn bạo nên hò nhau làm phản, binh tường nhà Nguyên ra tay liền diệt trừ động dân ngay tại Lão Hùng Lĩnh, cuộc thảm sát diễn ra vô cùng tàn khốc, động dân các động hầu như bị giết sạch không còn một ai. Quân Nguyên do không thích nghi được với môi trường nóng ẩm trong núi nên bệnh dịch liên miên, tổn thất cũng rất nặng nề, ngay đại tướng quân cũng bỏ mạng ở đây. Để trấn áp động dân khiến họ vĩnh viễn không dám tạo phản, người Nguyên đã lấy Bình Sơn làm huyệt mộ chôn cất tướng sĩ tử trận, báu vật của cải trong đạo quán sơn động đều đem làm minh khí tùy táng, động dân sống sót cũng bị giết chết theo tuẫn táng, dùng đá lớn, nung đồng nấu thép bịt kín huyệt động, trong mộ chôn sâu táng lớn, kín mít không lối vào cũng không trồng cây để hậu nhân vĩnh viễn không tìm ra mộ đạo và địa cung.
Sơn dân ở Lão Hùng Lĩnh đã truyền tai nhau truyền thuyết này suốt mấy trăm năm, ai cũng biết trong núi Bình Sơn có một ngôi mộ cổ khổng lồ, nhưng chỉ dừng ở đó, nội tình cụ thể thì không ai hay, vì năm đó động dân các động hầu như đều bị giết sạch cả rồi. Lão Trần đã nghe phong thanh chuyện này từ lâu, nay đến tận nơi thăm dò, càng thêm khẳng định truyền thuyết về mộ cổ Bình Sơn không chỉ là lời đồn, chẳng những vậy còn moi được vài nội tình ít ai biết đến.
Dân bản địa thấy đám thương nhân muốn tới Bình Sơn, đâu nghĩ rằng đây là bọn trộm mộ, còn hết lòng khuyên can, xung quang Bình Sơn dốc thẳm rừng sâu, từ xưa đã có nhiều dược thạch luyện đơn quý hiếm, thu hút vô số trùng độc, vào nơi hiểm ác đó thực là vạn phần hung hiểm, người sống vào đó, mười người thì ít nhất cũng chín người mất mạng.
Lão Trần vội vàng giải thích: “Chỉ là trên đường qua đây nghe địa danh Bình Sơn kỳ lại, không nén nổi tò mò hỏi vài câu thôi. Bọn tôi đều là những kẻ xuôi ngược giang hồ buôn bán kiếm miếng ăn qua ngày, đâu dám bén mảng tới gần mộ cổ.” Nói xong lại thương lượng với đám thôn dân, muốn ở nhờ trong bản một đêm.
Người già trong bản nói với bọn lão Trần rằng ở đây có quy định không được cho người ngoài ở lại qua đêm, vì mấy năm gần đây bọn trộm cướp sơn tặc hoành hành quá táo tợn. Tục ngữ nói “tặc đến như lược thưa, binh đến như lược dày, phỉ đến như dao cạo”, cướp đến là y rằng thảm sát đẫm máu ngay, nên ban đêm phải đóng chặt cổng bản, một nửa người lạ cũng không được ở lại để tránh bọn cướp trà trộn vào hòng trong ngoài phối hợp. Tuy nhìn các bạn đều là người buôn bán thật thà, quyết không phải hạng người trộm cướp giết người hôi của, nhưng không thể vì các bác mà phá vỡ quy định bản làng, tốt nhất các bác nhân khi trời đương sáng, mau mau ra khỏi núi đi.
La Lão Oai nóng tính, ngày thường đã quen thói hách dịch, vừa thấy người trong bản không muốn cho ở lại qua đêm, liền chửi luôn con bà mày, toan rút súng bắn bỏ vài đứa. Lão Trần biết La Lão Oai tính khí nóng nảy, sợ hắn làm lộ hành tung hỏng việc lớn bèn vội vàng ấn tay hắn xuống, lại hỏi thăm dân bản cặn kẽ về mấy con đường xung quanh rồi lập tức dẫn mọi người rời khỏi bản.
Tới được vùng rừng núi thì mặt trời đã ngả về Tây, La Lão Oai hỏi lão Trần giờ phải làm sao, nơi núi hoàng rừng vắng này đến một chỗ trú chân cũng không có, hay ngay đêm nay quay về trực tiếp điều binh, lấy cớ “diễn tập quân sự” tiến vào Bình Sơn.
Lão Trần ngẩng đầu nhìn bóng nắng nhẩm tính thời gian, trầm ngâm một lúc mới quay lại nói: “La soái đừng nóng vội, trong núi trời nhanh tối lắm, sợ đêm nay không kịp quay về. Vừa nãy hỏi thăm từ dân bản được biết trên Lão Hùng Lĩnh có một toàn quán lưu xác, hay chúng ta tới đó tá túc một đêm, sớm ngày mai lại vào núi quan sát địa hình Bình Sơn, xem ngôi mộ cổ đó rốt cuộc có quật được hay không.”
“Toàn quán” là tên gọi khác của nghĩa trang, giải thích đơn giản chính là “nhà khách của người chết”. Trong mấy bản làng quanh đây có rất nhiều người Hán, họ không phải trốn quân dịch thì do trốn tô thiếu thuế mới chạy tới nơi này, cũng có một số ít là người buôn bán thường qua lại giữa các bản. Do phong tục mai táng của người Miêu và người Hán khác nhau, những người này hễ chết ở đây coi như chết nơi đất khách quê người, quan niệm cũ tối kỵ điều đó nên họ đều mong muốn được đưa xương cốt về quê nhà chôn cất. Có điều đường núi gập ghềnh xa xôi, chuyển thi thể ra khỏi núi là việc vô cùng khó khăn, dù cõng xác hay đuổi thây thì cũng nửa năm mới có một lần. Trước đây tử thi chưa chuyển ra khỏi núi đều tập trung giữ tại nghĩa trang do các bản làng cũng góp tiền thuê người trông nom, những nơi như thế thường rất hay gặp ở vùng rừng núi Tương Tây.
Bọn lão Trần đều quen trộm mộ cổ nên ai cũng to gan lớn mật, qua đêm ở nghĩa trang chỉ là chuyện vặt, chủ ý đã định, liền trèo lên Lão Hùng Lĩnh mây đen cuồn cuộn, đường núi như tơ giăng. Nghĩa trang đó cách xa thôn làng, tận lúc lên đèn cả bọn mới tìm đến nơi. Chỉ thấy nơi này hình như được cải tạo từ một ngôi miếu Sơn thần bị bỏ hoang, nhưng quy mô cũng không hề nhỏ, trước sau chia làm ba gian, chính điện tiêu điều đã đổ sụp một mẻ, trên mái ngói rêu xanh phủ kín, dưới ánh trăng lạnh lẽo, một bầy dơi bay liệng giữa không trung, cánh cửa gỗ rách nát đã tróc hết sơn nửa khép nửa mở, kẽo cà kẽo kẹt trong gió núi.
Đám người tuy bạo gan nhưng thấy cảnh tượng này trống ngực cũng đập thình thịch, nín thở đẩy cửa bước vào. Lão Trần đã dò hỏi từ trước, biết trong quán có một phụ nữ trung niên coi xác, do tướng mạo xấu xí, sống cô độc trong rừng sâu không qua lại với ai nên mới làm công việc này. Nhưng hai ngày trước bà ta đã chết vì nhiễm bệnh, thi thể giờ vẫn để ở nhà sau nên nghĩa trang trên núi hoang này tạm thời không có người lo liệu.
Trời đã tối hẳn, nhưng không thể vội vã nghỉ ngơi, trước tiên lão Trần đi xem xét các cửa ra vào, phòng khi đêm tối gặp gì bất trắ còn có thể thoát thân, sau đó mới dẫn mọi người đốt một cây đuốc bước vào chính đường, thấy bên trong đặt bảy tám cỗ quan tài sơn đen cũ nát, đều là “giường đệm” trong nhà khách của người chết, mấy năm nay không biết đã đựng qua bao nhiêu xác người. Ngay trước quan tài là bài vị bằng gỗ, ghi tên từng linh chủ, mùi lạ trong phòng xộc thẳng vào mũi, âm khí tích tụ, các xác chết đều được dùng thạch tín ướp thành cương thi để không bị thối rữa. Lão Hùng Lĩnh vô cùng hẻo lánh nên thợ đuổi thây khoảng nửa năm mới đến một lần, lúc ấy sẽ dựng xác chết trong quan tài dậy dẫn đi. Người coi xác trong nghĩa trang có nhiệm vụ trông coi xác chết, đề phòng xuất hiện thi biến hoặc bị thú hoang ăn mất.
Hoa Ma Linh xuất thân từ nghề khám nghiệm tử thi, trong đám trộm được coi là kẻ khá mê tín, hễ bước chân ra khỏi cửa là gặp núi bái núi qua sông bái sông. Có điều những câu như “bái núi bái sông bái bến đò” lại không thể nói ra trong giới lục lâm, chỉ vì lục lâm kỵ nhất chữ “bái(5)”. Cả bọn vừa bước vào cửa gã đã vội tìm bát nhang trên bàn thờ, đốt cho người chết trong quan tài mấy nén nhang thơm, miệng lầm rầm khấn: “Chúng tôi trên đường qua núi hoang, lạc vào quý xá, xin tá túc một đêm, không có ý quấy rầy, mong liệt vị lão gia rộng lòng bỏ qua...” chưa dứt lời đã nghe một loạt tiếng động phát ra từ trong áo quan, cơn gió lạnh đột ngột thốc tới, đèn nến đều lu mờ hẳn đi.
Lão Trần hóa trang giả làm thầy bói, theo lão còn có ba thuộc hạ, một người là “Hoa Ma Linh (1)” mặt mày vàng vọt người ngợm xanh xao quỷ kế đa mưu, tổ tiên mấy đời đều làm nghề khám nghiệm tử thi phục dịch trong nha môn nhà Thanh, hiểu biết các loại thi lạp, thi độc, thi trùng, lại thêm tính tình tinh quái, là quân sư quạt mo trong đám trộm Xà Lĩnh.
(1) Ma Linh, tiếng địa phương, nghĩa là con ếch
Một người sừng sững như cây cột sắt, cao lớn chọc trời, sức khỏe vô địch, tiếc là bị câm bẩm sinh, chỉ vì gã từ đầu tới chân đen sì như than nên có biệt hiệu là “Côn Luân Ma Lặc”, ý nói dáng vẻ gã tàn ác như kỳ nhân “Côn Luân Nô” thời Ngũ Đại vãn Đường. Lão Trần năm xưa lên núi Nhạn Đãng trộm mộ, vô tình cứu được mạng gã, kể từ đó gã một lòng một dạ đi theo lão Trần làm kẻ hầu tâm phúc.
Ngoài ra còn có một cô gái trẻ xuất thân mãi nghệ giang hồ, nghệ danh là “Hồng cô nương”, biết đủ loại Cổ thái Hí pháp(2).Trước bị một kẻ quyền quý trong vùng nhòm ngó muốn cưới về làm thiếp, tức tử phụ thân, Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, trong lúc nóng giận đã giết chết kẻ hèn hạ kia, rồi chạy đến Hồ Nam vào rừng làm cướp, nhờ bản lĩnh Nguyệt Lương Môn đầy mình mà gia nhập đám trộm Xả Lĩnh.
(2) Cổ thái Hí pháp, tức tạp kỹ dân gian
Lão Trần cùng ba thuộc hạ, cộng thêm La Lão Oai lần lượt cải trang thành thương nhân và người bán rong. Do lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây địa thế phức tạp, núi non cheo leo gập ghềnh nên còn được gọi là chốn “bát sơn nhất thủy nhất phân điền”, từ xưa đã hiếm người sinh sống. Chính phủ bạc nhược, nạn thổ phỉ hoành hành nghiêm trọng, nên đám thương nhân không cùng phường hội đi qua đây thường kết thành một nhóm đồng hành. Năm người bọn họ giả làm một nhóm bạn đường khiến người khác khó mà sinh nghi.
Năm người mang theo khí giới hai ngắn ba dài giấu cả trên người, ngoài đeo trong giắt, lẳng lặng tiến về sông Mãnh Động.
Vào núi không lâu đã gặp ngay biên thành Miêu Cương(3) từ xưa để lại. Miêu còn gọi là “Mãnh”, sông Mãnh Động chảy xiết xưa kia vốn là vùng đất của người Di định cư trong hang động. Tương truyền trong những cánh rừng nguyên sinh dọc hai bên bờ sông toàn là hang động của người Miêu cổ vốn chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Vu Sở, vô cùng thần bí trong mắt người đời, ở đây đâu đâu cũng có thể bắt gặp những di tích totem “huyền điểu” từ thời cổ xưa.
(3) Biên thành Miêu Cương, còn gọi là Trường Thành phương Nam, là sản phẩm của giai cấp thống trị hai triều Minh Thanh dựng lên để củng cố quyền lực, trấn áp các dân tộc thiểu số ở phương Nam, đặc biệt là người Miêu. Giai cấp thống trị lấy dãy Miêu Cương ở Tương Tây làm mốc phân chia Nam Bắc, cấm người Miêu và người Hán giao thương, giao lưu văn hóa, nhằm cô lập và trừng phạt người Miêu
Lão Trần mù bảo La Lão Oai lệnh cho mấy trăm người ngựa tiểu đoàn công binh và tiểu đội súng ngắn mai phục trong cánh rừng rậm ngay cạnh di chỉ cổ thành, để tiện điều binh bất cứ lúc nào. Sau đó năm người họ cũng lội qua sông, vượt núi băng rừng nhắm thẳng hướng núi Bình Sơn mà đi. Chỉ thấy bốn bề núi non trùng điệp, khe động dọc ngang, hoa cỏ tranh riêng có ở Tương Tây nở rộ đầy núi đầy đồng, một dải cảnh sắc nguyên thủy cách biệt với thế giới bên ngoài.
Cả bọn chưa ai tới Bình Sơn, sợ lạc đường gặp phải thú dữ nên không dám đi lại tùy tiện, hỏi thăm sơn dân qua đường mới biết, thì ra dãy núi nở đầy hoa cỏ tranh này được gọi là Lão Hùng Lĩnh, thuộc địa phận huyện Nộ Tinh nằm trên lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây, bên kia dãy núi chính là vùng đất hoang không dấu chân người. Bình Sơn là ngọn nùi nằm sâu trong Lão Hùng Lĩnh, ở đó trước đây cũng có vài bản làng người Di Hán sinh sống hỗn tạp, ngoài ra còn có cả người Miêu và người Thổ Gia.
Lão Trần sau khi thăm dò kỹ lưỡng, biết được trong dãy núi phía trước có hai bản Nam Bắc, bèn nói với mọi người: “Hôm kia tôi xem thiên văn thấy ánh sáng chòm Bắc Đẩu lu mờ, Nam Đẩu chủ sinh Bắc Đẩu chủ tử, người xưa đã nói vậy rồi. Bọn ta muốn vào núi tìm mộ cổ lúc này e rằng không gặp thiên thời, chi bằng tránh Bắc hướng Nam, vòng qua bản Nam của Lão Hùng Lĩnh trước xem sao?”
Bốn người còn lại xưa nay vốn ngưỡng mộ lão Trần trong nghề đổ đấu, đương nhiên đồng thanh hưởng ứng, để Hoa Ma Linh giả làm người bán rong đi trước dẫn đường, men theo đường núi đi về hướng Nam. Không bao lâu quả nhiên nhìn thấy một bản làng tọa lạc giữa sườn núi xanh biếc, cảnh sắc tươi đẹp như tranh sơn thủy.
Trong bản ước khoảng có hơn trăm hộ, do đất ở đây nặng chướng khí, trên núi nhiều cỏ độc và rắn hổ mang ẩn nấp nên người bản địa không phân Di Hán đều nhất loạt sống trên nhà sàn, trèo lên bằng thang gọi là “can lan”. Tất cả nhà cửa đều tựa lưng vào núi trổ mặt hướng Nam. Để tránh rắn độc và trùng độc, tầng dưới nhà nào cũng áp dụng cấu trúc chín cột trống đất, rầm ngang xuyên đôi, đỡ lấy căn nhà gác phía trên, kiểu kiến trúc này gọi là nhà gác treo. Dưới mỗi căn nhà gác treo đều có một tượng gỗ huyền điểu mang màu sắc thần bí pha chút kỳ dị.
Đám trộm Xả Lĩnh chăm chú quan sát, âm thầm ghi nhớ, vào đến bản liền khua chiêng bán hàng. Dân bản địa vốn chất phác thật thà, giao dịch với nhau chỉ thích hàng đổi hàng chứ ít khi lưu thông bằng tiền, sản phẩm họ làm ra có nến in hoa, lạp xường, rượu tam xà.... Tuy xa xôi hẻo lánh nhưng người ngoài tới đây cũng không hiếm, hầu như tháng nào cũng có mấy người bán hàng rong tới đổi sơn vật, nên bà con thấy thương nhân từ nơi khác đến thì chẳng lấy làm lạ, nhà nào nhà nấy đều mang sơn vật ra đổi.
Hoa Ma Linh bán hàng xén, toàn những thứ linh tinh thường dùng như cây kim sợi chỉ; gã câm Côn Luân Ma Lặc giả làm phu khuân vác, gánh muối cho khách thương buôn lậu La Lão Oai. Tiền bạc trên núi là thứ vô dụng, có tiền cũng không có chỗ tiêu, giữa sơn dân với thương nhân và người bán hàng rong trước giờ chỉ là hàng đổi hàng, thương nhân mang hàng vượt núi đổi lấy sơn vật, rồi lại đem sơn vật ra thị trấn bên ngoài bán lại kiếm lời.
Do núi cao rừng sâu đi lại khó khăn nên thứ có giá trị nhất ở đây là muối, bản thân muối đã được người dân bản địa coi như đồng tiền mạnh nhất, bọn họ thường có câu “ba gánh gạo nửa cân muối”, có thể coi như một loại “tỷ giá” được công nhân chốn này.
Lão Trần đã tính toán chu toàn từ trước, thứ bọn họ mang tới đều là nhu yếu phẩm cần thiết của sơn dân, lại không so đo thiệt hơn như những thương nhân khác nên rất được lòng dân bản, chẳng tốn mấy công sức đã mua bán xong xuôi, lại kiếm người xin bát nước, giả vờ nghỉ ngơi uống nước nhân tiện dò hỏi tin tức mộ cổ Bình Sơn.
Bọn lão mượn cớ xem phong thủy tìm âm trạch, hỏi thăm đường đi lối lại trong núi, quả nhiên dễ dàng moi được vài manh mối từ mồm sơn dân. Lão Hùng Lĩnh bên dòng sông Mãnh Động này là nới núi cao non thẳm cách mực nước biển cả ngàn trượng, không rõ ngày xưa có gấu(4) xuất hiện trong núi thật hay không như bây giờ thì rất hiếm gặp. Tương truyền tổ tiên người Miêu, Miêu Vương Xi Vưu chính là hóa thân của một con gấu khổng lồ, cho nên núi này mới có tên là Lão Hùng Lĩnh, là núi thần khới nguyên của người hang động, trong núi sâu còn lưu giữ rất nhiều di tích cổ.
(4) Lão Hùng nghĩa là gấu
Người Di cổ thường sống trong hang đá gọi là động dân, phân thoe bộ tộc thì tổng cộng có bảy mươi hai động, Trong Lão Hùng Lĩnh có một ngọn kỳ phong tên gọi Bình Sơn, hình dáng giống như chiếc bình tiên từ trên trời rơi xuống, trông rất tự nhiên, trên núi mọc vô số các loài kỳ hoa dị thảo không biết tên. Bình Sơn có hang động tự nhiên, bên trong khe động dọc ngang sâu không thấy đáy. Tương Tây lại sản sinh nhiều chu sa và thủy ngân vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc luyện đơn, nên từ thời Tần Hán, Hoàng đế các triều đã không ngừng cử thuật sĩ tới Bình Sơn luyện lấy tiên đơn bất tử, cho xây dựng đạo quán cung điện trong hang động, xẻ núi lấy đá, mang báu vật các nơi tới xếp đầy bên trong để cầu thần tiên ban cho đơn dược, dựng nên chốn tiên cảnh trong động phủ đạo gia.
Trải qua gần nghìn năm thay triều đổi đại, động thất trong núi Bình Sơn đã điện gác trùng trùng, vượt xa chốn nhân gian, nhưng tiên đơn bất tử thì mãi vẫn chưa luyện thành. Đến khi Nguyên diệt Nam Tống, động dân không chịu nổi ách cai trị tàn bạo nên hò nhau làm phản, binh tường nhà Nguyên ra tay liền diệt trừ động dân ngay tại Lão Hùng Lĩnh, cuộc thảm sát diễn ra vô cùng tàn khốc, động dân các động hầu như bị giết sạch không còn một ai. Quân Nguyên do không thích nghi được với môi trường nóng ẩm trong núi nên bệnh dịch liên miên, tổn thất cũng rất nặng nề, ngay đại tướng quân cũng bỏ mạng ở đây. Để trấn áp động dân khiến họ vĩnh viễn không dám tạo phản, người Nguyên đã lấy Bình Sơn làm huyệt mộ chôn cất tướng sĩ tử trận, báu vật của cải trong đạo quán sơn động đều đem làm minh khí tùy táng, động dân sống sót cũng bị giết chết theo tuẫn táng, dùng đá lớn, nung đồng nấu thép bịt kín huyệt động, trong mộ chôn sâu táng lớn, kín mít không lối vào cũng không trồng cây để hậu nhân vĩnh viễn không tìm ra mộ đạo và địa cung.
Sơn dân ở Lão Hùng Lĩnh đã truyền tai nhau truyền thuyết này suốt mấy trăm năm, ai cũng biết trong núi Bình Sơn có một ngôi mộ cổ khổng lồ, nhưng chỉ dừng ở đó, nội tình cụ thể thì không ai hay, vì năm đó động dân các động hầu như đều bị giết sạch cả rồi. Lão Trần đã nghe phong thanh chuyện này từ lâu, nay đến tận nơi thăm dò, càng thêm khẳng định truyền thuyết về mộ cổ Bình Sơn không chỉ là lời đồn, chẳng những vậy còn moi được vài nội tình ít ai biết đến.
Dân bản địa thấy đám thương nhân muốn tới Bình Sơn, đâu nghĩ rằng đây là bọn trộm mộ, còn hết lòng khuyên can, xung quang Bình Sơn dốc thẳm rừng sâu, từ xưa đã có nhiều dược thạch luyện đơn quý hiếm, thu hút vô số trùng độc, vào nơi hiểm ác đó thực là vạn phần hung hiểm, người sống vào đó, mười người thì ít nhất cũng chín người mất mạng.
Lão Trần vội vàng giải thích: “Chỉ là trên đường qua đây nghe địa danh Bình Sơn kỳ lại, không nén nổi tò mò hỏi vài câu thôi. Bọn tôi đều là những kẻ xuôi ngược giang hồ buôn bán kiếm miếng ăn qua ngày, đâu dám bén mảng tới gần mộ cổ.” Nói xong lại thương lượng với đám thôn dân, muốn ở nhờ trong bản một đêm.
Người già trong bản nói với bọn lão Trần rằng ở đây có quy định không được cho người ngoài ở lại qua đêm, vì mấy năm gần đây bọn trộm cướp sơn tặc hoành hành quá táo tợn. Tục ngữ nói “tặc đến như lược thưa, binh đến như lược dày, phỉ đến như dao cạo”, cướp đến là y rằng thảm sát đẫm máu ngay, nên ban đêm phải đóng chặt cổng bản, một nửa người lạ cũng không được ở lại để tránh bọn cướp trà trộn vào hòng trong ngoài phối hợp. Tuy nhìn các bạn đều là người buôn bán thật thà, quyết không phải hạng người trộm cướp giết người hôi của, nhưng không thể vì các bác mà phá vỡ quy định bản làng, tốt nhất các bác nhân khi trời đương sáng, mau mau ra khỏi núi đi.
La Lão Oai nóng tính, ngày thường đã quen thói hách dịch, vừa thấy người trong bản không muốn cho ở lại qua đêm, liền chửi luôn con bà mày, toan rút súng bắn bỏ vài đứa. Lão Trần biết La Lão Oai tính khí nóng nảy, sợ hắn làm lộ hành tung hỏng việc lớn bèn vội vàng ấn tay hắn xuống, lại hỏi thăm dân bản cặn kẽ về mấy con đường xung quanh rồi lập tức dẫn mọi người rời khỏi bản.
Tới được vùng rừng núi thì mặt trời đã ngả về Tây, La Lão Oai hỏi lão Trần giờ phải làm sao, nơi núi hoàng rừng vắng này đến một chỗ trú chân cũng không có, hay ngay đêm nay quay về trực tiếp điều binh, lấy cớ “diễn tập quân sự” tiến vào Bình Sơn.
Lão Trần ngẩng đầu nhìn bóng nắng nhẩm tính thời gian, trầm ngâm một lúc mới quay lại nói: “La soái đừng nóng vội, trong núi trời nhanh tối lắm, sợ đêm nay không kịp quay về. Vừa nãy hỏi thăm từ dân bản được biết trên Lão Hùng Lĩnh có một toàn quán lưu xác, hay chúng ta tới đó tá túc một đêm, sớm ngày mai lại vào núi quan sát địa hình Bình Sơn, xem ngôi mộ cổ đó rốt cuộc có quật được hay không.”
“Toàn quán” là tên gọi khác của nghĩa trang, giải thích đơn giản chính là “nhà khách của người chết”. Trong mấy bản làng quanh đây có rất nhiều người Hán, họ không phải trốn quân dịch thì do trốn tô thiếu thuế mới chạy tới nơi này, cũng có một số ít là người buôn bán thường qua lại giữa các bản. Do phong tục mai táng của người Miêu và người Hán khác nhau, những người này hễ chết ở đây coi như chết nơi đất khách quê người, quan niệm cũ tối kỵ điều đó nên họ đều mong muốn được đưa xương cốt về quê nhà chôn cất. Có điều đường núi gập ghềnh xa xôi, chuyển thi thể ra khỏi núi là việc vô cùng khó khăn, dù cõng xác hay đuổi thây thì cũng nửa năm mới có một lần. Trước đây tử thi chưa chuyển ra khỏi núi đều tập trung giữ tại nghĩa trang do các bản làng cũng góp tiền thuê người trông nom, những nơi như thế thường rất hay gặp ở vùng rừng núi Tương Tây.
Bọn lão Trần đều quen trộm mộ cổ nên ai cũng to gan lớn mật, qua đêm ở nghĩa trang chỉ là chuyện vặt, chủ ý đã định, liền trèo lên Lão Hùng Lĩnh mây đen cuồn cuộn, đường núi như tơ giăng. Nghĩa trang đó cách xa thôn làng, tận lúc lên đèn cả bọn mới tìm đến nơi. Chỉ thấy nơi này hình như được cải tạo từ một ngôi miếu Sơn thần bị bỏ hoang, nhưng quy mô cũng không hề nhỏ, trước sau chia làm ba gian, chính điện tiêu điều đã đổ sụp một mẻ, trên mái ngói rêu xanh phủ kín, dưới ánh trăng lạnh lẽo, một bầy dơi bay liệng giữa không trung, cánh cửa gỗ rách nát đã tróc hết sơn nửa khép nửa mở, kẽo cà kẽo kẹt trong gió núi.
Đám người tuy bạo gan nhưng thấy cảnh tượng này trống ngực cũng đập thình thịch, nín thở đẩy cửa bước vào. Lão Trần đã dò hỏi từ trước, biết trong quán có một phụ nữ trung niên coi xác, do tướng mạo xấu xí, sống cô độc trong rừng sâu không qua lại với ai nên mới làm công việc này. Nhưng hai ngày trước bà ta đã chết vì nhiễm bệnh, thi thể giờ vẫn để ở nhà sau nên nghĩa trang trên núi hoang này tạm thời không có người lo liệu.
Trời đã tối hẳn, nhưng không thể vội vã nghỉ ngơi, trước tiên lão Trần đi xem xét các cửa ra vào, phòng khi đêm tối gặp gì bất trắ còn có thể thoát thân, sau đó mới dẫn mọi người đốt một cây đuốc bước vào chính đường, thấy bên trong đặt bảy tám cỗ quan tài sơn đen cũ nát, đều là “giường đệm” trong nhà khách của người chết, mấy năm nay không biết đã đựng qua bao nhiêu xác người. Ngay trước quan tài là bài vị bằng gỗ, ghi tên từng linh chủ, mùi lạ trong phòng xộc thẳng vào mũi, âm khí tích tụ, các xác chết đều được dùng thạch tín ướp thành cương thi để không bị thối rữa. Lão Hùng Lĩnh vô cùng hẻo lánh nên thợ đuổi thây khoảng nửa năm mới đến một lần, lúc ấy sẽ dựng xác chết trong quan tài dậy dẫn đi. Người coi xác trong nghĩa trang có nhiệm vụ trông coi xác chết, đề phòng xuất hiện thi biến hoặc bị thú hoang ăn mất.
Hoa Ma Linh xuất thân từ nghề khám nghiệm tử thi, trong đám trộm được coi là kẻ khá mê tín, hễ bước chân ra khỏi cửa là gặp núi bái núi qua sông bái sông. Có điều những câu như “bái núi bái sông bái bến đò” lại không thể nói ra trong giới lục lâm, chỉ vì lục lâm kỵ nhất chữ “bái(5)”. Cả bọn vừa bước vào cửa gã đã vội tìm bát nhang trên bàn thờ, đốt cho người chết trong quan tài mấy nén nhang thơm, miệng lầm rầm khấn: “Chúng tôi trên đường qua núi hoang, lạc vào quý xá, xin tá túc một đêm, không có ý quấy rầy, mong liệt vị lão gia rộng lòng bỏ qua...” chưa dứt lời đã nghe một loạt tiếng động phát ra từ trong áo quan, cơn gió lạnh đột ngột thốc tới, đèn nến đều lu mờ hẳn đi.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng