Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 39: Khều xác
Cảnh con vượn cụt đuôi bị cương thi lôi vào áo quan nhanh tới mức bọn Gà Gô trên cây chưa kịp nhìn rõ, chỉ thấy trước mắt nhoáng lên một cái, liền sau đó đã nghe tiếng kêu thê thảm của con vượn đang hấp hối vọng ra từ cỗ quách tử kim. Gà Gô lo tay người Miêu sợ quá sẽ bật lên thành tiếng, vội lấy tay bịt ngay mồm hắn lại.
Trong rừng, bầy vượn cũng sợ hãi chết sững tại chỗ, mắt nhìn chòng chọc vào cỗ quách tử kim, tròng mắt như sắp lồi cả ra ngoài, mãi đến lúc tiếng kêu xé ruột xé gan của con vượn cụt đuôi im bặt, cả bầy như mới sực tỉnh, cây đổ thì khỉ tan đàn, cả lũ kêu la ầm ĩ bỏ chạy tán loạn vào rừng, thoáng cái đã không thấy bóng dáng con nào nữa. Khu rừng sâu trở lại tĩnh lặng như lúc ban đầu, chẳng còn sót nổi nửa cọng lông vượn.
Hồng cô nương thấy có thi biến, vội vớ lấy cây phi đao bôi máu chó mực, chuẩn bị phóng ra. Gà Gô khẽ xua tay ý bảo đừng vội manh động, cương thi quý tộc đời Nguyên kia rất lợi hại, nhìn ngoại hình có lẽ là người Sắc Mục Tây Vực. Nhà Nguyên vốn duy trì chế độ đa sắc tộc, có người Sắc Mục là tướng cũng không có gì lạ, vị đại tướng thống binh thảo phạt bảy mươi hai động ở Lão Hùng Lĩnh có lẽ chính là người này. Phong tục tuẫn táng người sống rất thịnh vào thời Nguyên, cái xác khô khoác bộ áo giáp gặp phải trong mộ lúc trước có lẽ là võ sĩ bồi táng. Thiên tử được tuẫn táng hàng trăm người, vương công được tuẫn táng hàng chục người, đại tướng thốnginh tuân táng theo vài tùy tùng thân cận canh cửa trong mộ đạo, theo quan niệm xã hội lúc bấy giờ cũng chẳng lấy gì làm tàn khốc hay xa xỉ.
Nhưng nền văn hóa Tây Vực có bối cảnh rất đặc biệt, tập tục an táng cũng khác xa quy củ truyền thống, quan quách, mộ huyệt, minh khí cũng như phương pháp bảo quản thi hài, dưới mắt nhìn thời đó đều nhuốm màu thần bí. Ban Sơn đạo nhân từ núi Song Hắc sa mạc Tây Vực tiến vào Trung Nguyên đã hàng ngàn năm, hiểu biết về phương pháp an táng Tây Vực bắt đầu nổi lên từ thời nhà Hán có phần hạn chế, Gà Gô cũng không dám chắc ngọn nguồn về việc thi biến trong cỗ quách khổng lồ Bình Sơn, chỉ đành kiên nhẫn, tiếp tục nấp trên cây quan sát tình hình.
Trong khu rừng im lìm chết chóc, chỉ có tiếng rột roạt phát ra từ cỗ áo quan, như thể cương thi bên trong đang gặm xác con vượn cụt đuôi, tay người Miêu nghe mà muốn nghẹt thở, chợt thấy trên cổ lạnh ngắt trơn trượt. Gã còn tưởng rằng Gà Gô sợ mình rơi xuống gốc cây nên buộc dây vào cổ, vừa kinh hoàng đưa tay lên sờ, vừa thì thầm hỏi: “Ông anh mộc công, đừng thít nữa, để tôi thở với chứ…”
Nói chưa hết câu, gã đã phát hiện ra thứ trên cổ chẳng phải dây nhợ gì, vội hoảng hốt túm lấy giơ ra trước mặt nhìn, thì ra là một con rắn bách hoa cực độc, đang phì phì lưỡi chực mổ tới, tay người Miêu kia thất kinh, hồn phách lên mây, vội lấy hết sức bình sinh, quăng mạnh con rắn ra xa, khổ nỗi cành cây bên dưới chịu không nổi anh ta làm tình làm tội như thế, tức thì gây đánh rắc một cái, cả người lẫn cành rơi tọt xuống dưới.
Gà Gô và Hồng cô nương đang chú tâm vào cỗ áo quan không để ý thấy tay người Miêu gặp bất trắc, gà Gô tuy thân thủ nhanh nhẹn, nhưng đến khi phát hiện cành cây bị gẫy cũng đã chậm nửa bước. Cây đại thụ này cao đến vài trượng, anh ta lo tay người Miêu từ trên cây ngã xuống không chết cũng bị thương, trong lúc mạng người nguy cấp, chẳng kịp màng đến chuyện ẩn mình nữa, vội treo ngược người, chân đạp cành cây hai tay dang rộng, thả người rơi xuống như con dơi, chậm chân mà đến trước, giữa chừng túm được cổ áo tay người Miêu.
Từ trên cao thế này rơi xuống, cho dù Gà Gô cũng không tránh khỏi bị thương, may mà cây cối um tùm, dây leo đan kín, nên cả hai chưa kịp chạm đất đã mắc lại trên một bụi dây leo già, bấy giờ Gà Gô mới thả tay người Miêu ra, từ trên cây tụt cuống, hai người họ đứng ngay trước cỗ quách tử kim.
Lúc này Hồng cô nương cũng từ trên cây tụt xuống, nghe tiếng ken két từ trong áo quan phát ra không ngừng, cứ như cương thi bên trong sắp sửa nhảy ra bắt người, không khỏi nhíu mày rùng mình, hỏi Gà Gô: “Xử lý thế nào đây? Hay phóng hỏa đốt!”
Gà Gô vốn định ẩn mình trong tối quan sát đầu đuôi, nhưng giờ đã đứng trước quan tài, đành lập tức động thủ. Có điều dân trộm mộ xưa nay rất kỵ chưa kiểm tra áo quan đã phóng hỏa thiêu rụi, một khi ngọn lửa bùng lên, tất cả minh khí bên trong coi như hết, đang trông mong tìm được đơn châu, sao có thể tùy tiện phóng hỏa? Anh ta liền bảo Hồng cô nương: “Đừng phóng hỏa, hãy dùng thang rết khều cương thi ra trước, sau đó hẵng tính.”
Nói xong liền quay đi lôi thang rết tới giao cho gã người Miêu cùng Hồng cô nương nắm chắc thang rết trong tay, song song chọc vào trong áo quan, bất kể móc phải thứ gì đều vận hết sức lôi ra, còn anh ta đứng bên canh chừng, tay đặt sãn trên cò súng.
Gã người Miêu gặp rắn ngã từ trên cây xuống, trong lòng hoảng loạn, bắt đầu có ý bỏ trốn, nhưng thấy khẩu súng Đức trong tay Gà Gô thì hiểu rõ, bỏ chạy lúc này tất ăn cả băng đạn. Trời sinh ra gã là kẻ nhát gan, mây năm gần đây thấy bao chuyện phiến quân thổ phỉ tàn sát nhân mạng, nên còn sợ bọn phiến quân trong tay có súng hơn cả ác quỷ cương thi, hễ nhìn thấy nòng súng đen ngòm, bắp chân liền nhũn ra, có thêm mấy lá gan cũng không dám bỏ chạy nửa bước, đành phải lên gân lên cốt giúp Hồng cô nương khiên thang rết chọc vào trong cỗ quách tử kim.
Trước tiên hai người họ dùng thang rết hất tung tấm ván thất tinh che hờ bên trên áo quan, rồi hạ thấp đầu thang giống như đuôi rồng khuấy nước, khoắng một lượt bên trong, thấy nằng nặng tay, liền biết đã móc được vào thứ gì đó. Hồng cô nương liếc nhìn Gà Gô, thấy anh ta đang trong tư thế sẵn sàng, bèn đưa mắt ra hiệu cho người Miêu, đoạn dồn sức vào hai tay, hất thang rết lên.
Cả Hồng cô nương và gã người Miêu đều cảm thấy thang bỗng nặng khác thường, liền dồn hết sức nhấc lên, không ngờ lại lôi ra một đống tròn tròn. Lúc này ánh trăng lạnh lẽo trải dài trên đất, ba người đứng gần đều nhìn thấy rõ mồn một, chiếc lưỡi câu bọc đồng trên đầu thang rết móc trúng mồm con vượn cụt đuôi đã chết, cái mồm con vượn bị móc đến toác ra, khuôn mặt không chút sinh khí ngửa thẳng lên trời, để cho lưỡi câu lôi ra khỏi áo quan như câu cá.
Gà Gô đã quen với việc sinh tử, trong mắt anh ta xác chết ở trong trạng thái kinh khủng thế nào cũng chỉ như đồ bằng đất nặn, khi chưa cần thiết, quyết không dùng thủ đoạn tàn khốc với cổ thây. Anh ta cho rằng chỉ khi hiểu đúng sự uy nghiêm của cái chết mới có thể hết lần này đến lần khác tránh khỏi tiếng gọi của Tử thần. Trước mắt dùng thang rết khều xác chỉ là bất đắc dĩ, bởi chẳng ai biết cương thi trong áo quan sẽ phát tác thế nào, thấy cái xác vượn được lôi ra ngoài, anh ta vẫn trơn mắt đứng yên bên cạnh quan sát, toàn thân thu liễm chờ đợi, chuẩn bị sãn sàng ứng phó với mọi biến cố xảy ra.
Hồng cô nương thấy cái xác vượn dữ dằn khủng khiếp như vậy, cô ta dù sao cũng không phải dân dổ đấu chuyên nghiệp, không khỏi sợ đến dựng tóc gáy, không dám nhìn thẳng vào mặt nó, chỉ biết đánh bạo hợp sức với tay người Miêu lúc này cũng đang run như cầy sấy, từ từ nhấc thang rết lên.
Thứ được lôi ra từ trong áo quan không chỉ có mỗi cái xác vượn lông mọc tua tủa, xác con vượn cụt đuôi dính chặt với cỗ cương thi trong quan tài, đầu cương thi rúc vào cổ vượn, tựa như đang ngoác miệng ngoạm chặt không buông, thang tre lôi được xác con vượn nên cũng lôi luôn cương thi ra ngoài.
Một mình con vượn cụt đuôi kia thì bọn họ còn cố được, chứ cỗ cương thi đời Nguyên to lớn kềnh càng, quá sức nặng nề, có lẽ bên trong được đổ đầy thủy ngân chống thỗi rữa, tóm lại Hồng cô nương và gã người Miêu trán đẫ lấm tấm mồ hôi, cố nâng thang tre lên mấy lần liên tiếp mà cặp thi thể một vượn một người cứ như mọc rễ trong quan, không thể chốc nhát mà khều ra được.
Sở dĩ Gà Gô bảo họ đứng từ xa dùng thang rết khều cương thi ra khỏi áo quan là vì anh ta sợ đứng gần cỗ quách tử kim trong tình trạng ván nắp đã mở toang thế kia, nếu chẳng may cương thi đột ngột bật dậy, anh ta sẽ trở tay không kịp, cách xa một chút mới đủ thời gian ứng phó. Không ngờ hai cái xác bị thang tre lôi lên mới được vài thước đã không chịu nhúc nhích thêm lấy một li, cây thang dài bị trọng lượng hai cái xác ghì xuống cong như cây cung, run lên bần bật phát ra những tiếng răng rắc.
Gà Gô thầm lấy làm lạ: “Lại trò quái gì nữa đây, không lẽ cương thi không muốn ra ngoài?” Anh ta bán tín bán nghi, rảo bước vòng sang mé bên quan tài, ai ngờ vừa dợm bước thì phát hiện phía sau cương thi thò ra hai cái càng cua đen nhánh, giống như hai gọng kìm quặp chặt lấy cái xác vượn, sau gáy cương thi cũng thò ra một cái đuôi mọc đen sì. Té ra có một con bò cạp núi to như con chó ưa thích âm khí bên trong áo quan bèn nhân lúc quan quách rời ra khỏi mộ thất chiu vào trong, thứ ban nãy bầy vượn e sợ, có lẽ cũng chính là con vật cực độc nấp trong áo quan này.
Loài bò cạp núi lúc sắp tấn công đuôi thường dựng đứng lên, không biết tại sao khi chui vào áo quan nó lại nấp dưới cương thi, đợi khi con vượn cụt đuôi lật tấm ván thất tinh lên mới ra tay, con bọ cạp chỉ cần nhấc đuôi lên là nâng được cương thi ngồi dậy, sau đó cắn chết con vượn già, từ sau cương thi lôi nó vào áo quan. Giờ bị thang tre lôi ra khỏi đáy quách, con bò cạp dường như không muốn rời cái quách tử kim, càng không muốn bỏ cái xác vượn nên cứ giằng co với cai thang rết như thế.
Gà Gô vừa nhìn thấy con bọ cạp to tướng nấp dưới đáy quách, phản ứng tức thì là nổ súng bắn chết nếu không đợi nó trở lại quách rồi, lại phải tới gần chỗ quách mới nổ được súng. Khẩu súng Đức trong tay đã lên đạn chờ sẵn, có thể khai hỏa bất cứ khi nào, anh ta bình sinh rất giỏi bắn súng, cách trăm bước vẫn ngắm cực chuẩn, lập tức giơ tay lên định bóp cò.
Nào ngờ Gà Gô thân thủ đã nhanh, con bò cạp núi còn nhanh hơn, nó cảm thấy có người sống lại gần, thình lình vung đuôi lên, một dòng kịch độc đen sì như mũi thủy tiễn bắn thẳng vào Gà Gô. Khí hậu quanh núi Bình Sơn rất đặc biệt, mưa dầm quanh năm, trên núi mọc nhiều kỳ hoa dị thảo, loài bò cạp núi ở vùng này không chỉ to lớn mà đuôi của con cái còn có thể phun độc như rắn chúa mắt kính, nhanh như điện giật khiến đối phương không kịp phản ứng.
Gà Gô chỉ ngửi thấy mùi tanh, thậm chí còn không kịp nhìn kỹ con bọ cạp phun độc thế nào, dòng thủy tiễn cực độc đã bắn tới trước mắt, không sao tránh kịp, trong lúc nguy cấp, Gà Gô đành ưu tiên bảo toàn tính mạng, vội giơ khẩu súng trong tay lên chắn trước nguời, chất độc lập tức phun trào lên khẩu súng Đức, anh ta sợ chất độc dính vào tay nên quẳng súng đi ngay, đồng thời rụt người lùi thật nhanh.
Lúc này Hồng cô nương là tay người Miêu cũng đã nhìn thấy con bò cạp núi sau lưng cương thi, kinh ngạc buông lỏng tay, con bò cạp lập tức lôi tuột cả cương thi lẫn cái xác vượn vào lại trong áo quan.
Gà Gô nhảy sang một bên kêu to: “Mau thả gà Phượng Hoàng ra đi.” Ba người họ trước khi vào rừng đào mộ, ai cũng mang theo một sọt tre đựng gà, đích thân Gà Gô cõng con gà Nộ Tinh thần kỳ nhất, hai con của Hồng cô nương và tay người Miêu cũng đều là hạng ngàn con lấy một.
“Long lân quy phụng” vốn là bốn loài linh vật Trung hạ, từ thời Yên Thương đã có tô tem Kim Phượng điểu, nhưng cũng như rồng, phượng hoàng chỉ là loài vật hư cấu, trong thần thoại nó là huyền điểu trường sinh bất tử, chết đi rồi lại tái sinh trong ngọn lửa, chỉ đậu trên cây ngô đồng, không bao giờ đậu nơi đất thường, cho nên từ xa xưa đã là loài vật linh thiêng được người tu tiên luyện đơn coi trọng nhất. Nộ Tinh chính là điềm phượng gáy, hoàng đế các chiều đại xưa xây đơn cung trong núi Bình Sơn thuộc huyện Nô Tinh Tương Tây, e ít nhiều cũng có liên quan đến địa danh này.
Nếu truy theo nguồn cội thì phượng hoàng có thể được tiến hóa từ loài gà núi, lông mao gà núi hoang vốn rực rỡ óng ánh, đuôi dài như đuôi công, cũng có thể bao vòng vòng giữa không trung, rất giống với phượng hoàng. Có điều chỉ trong đám gia cẩm mới có thể xuất hiện giống gà Nộ Tinh hiếm có, mí mắt mọc ở phía trên như phượng hoàng, khác hẳn gà thường, là khắc tinh tự nhiên của trăm loài độc vật.
Song đồng hồ sinh học trong cơ thể loài gà lại hoạt động vô cùng chuẩn xác, trời vừa tối, còn nào con nấy đã ủ rũ ỉu xìu, hơn nữa vào ban đêm thị lực và năng lực cảm nhận của loài gà cũng suy giảm nghiêm trọng, tuy bị nhốt trong sọt tre, dọc đường lắc lư không thể chợp mắt nhưng chúng đều im lặng như thóc đổ bồ, không ho he tiếng nào. Lúc này ba người Gà Gô không nghĩ được gì nhiều, vội mở nắp sọt tre, ném cả ba con gà trống về phía cỗ quách tử kim.
Với gà Nộ Tinh dẫn đầu, ba con gà trống từ trên cao dang cánh lao xuống, chúng sinh ra đã là khắc tinh của muôn loài độc vật, chỉ cần đụng phải là xông vào đánh nhau một trận sống mái. Tuy dưới ánh trăng tinh thần sa sút, nhưng đột nhiên gặp phải bò cạp núi, mắt chúng đều vằn đỏ, vừa đáp xuống áo quan đã mổ lấy mổ để.
Con bò cạp núi trốn dưới cương thi tuy không muôn rời bỏ cỗ quách tử kim, nhưng bị dồn tới đường cùng, lại không thể chống cự trong cỗ áo quan chật hẹp, đành phải nhả cương thi và xác con vượn cụt đuôi ra, chui qua kẽ hở trên áo quan, thoát ra ngoài theo lối cũ.
Ba người bọn Gà Gô đứng nhìn từ xa, chỉ thấy con bò cạp khắp mình dơ bẩn, từ đầu tới chân tuyền một màu xanh đen, hai càng to như cánh tay em bé, bên trên phủ đầy lông đen tua tủa cưng như kim châm, phần bụng rất dày, đuôi chia làm mười ba đốt, khi chạy trốn di chuyển nhanh như chớp giật. nó dừng lại một chỗ hoảng loạn xoay vòng, cái đuôi cong lên, lộ rõ vẻ lo lắng không yên. Ba con gà trống tuy vây quanh nó nhưng trong đêm tối cũng khó xông vào mổ, đành không ngừng khiêu khích làm nó tiêu hao sức lực.
Gà Gô thấy đã đuổi được con bò cạp ra khỏi áo quan, liền rút khẩu súng Đức còn lại trong người ra, định một phát kết liễu mạng sống của nó, nhưng thấy ba con gà trống đang quần nhau ác liệt với con bò cạp khổng lồ, che khuất tầm ngắm, chuyến đào mộ lần này không thể thiếu gà Nô Tinh trợ giúp chống lại cương thi trùng độc, đương nhiên không thể tùy tiện làm nó bị thương, đành nín nhịn đứng bên quan đấu.
Đúng lúc đó, trên lưng con bò cạp núi bỗng lồi lên một cục, dần dần kéo căng lớp giáp lưng khiến nó gần như trở nên trong suốt, con bò cạp như phát điên đâm loạn khắp nơi, phút chốc, một tiếng xoạc như xé lụa vang lên, lưng con bò cạp lập tức toác ra, từ bên trong trồi lên một làn khí trắng, hình dạng giống như thủy ngân, xộc thẳng lên mặt trăng.
Trong rừng, bầy vượn cũng sợ hãi chết sững tại chỗ, mắt nhìn chòng chọc vào cỗ quách tử kim, tròng mắt như sắp lồi cả ra ngoài, mãi đến lúc tiếng kêu xé ruột xé gan của con vượn cụt đuôi im bặt, cả bầy như mới sực tỉnh, cây đổ thì khỉ tan đàn, cả lũ kêu la ầm ĩ bỏ chạy tán loạn vào rừng, thoáng cái đã không thấy bóng dáng con nào nữa. Khu rừng sâu trở lại tĩnh lặng như lúc ban đầu, chẳng còn sót nổi nửa cọng lông vượn.
Hồng cô nương thấy có thi biến, vội vớ lấy cây phi đao bôi máu chó mực, chuẩn bị phóng ra. Gà Gô khẽ xua tay ý bảo đừng vội manh động, cương thi quý tộc đời Nguyên kia rất lợi hại, nhìn ngoại hình có lẽ là người Sắc Mục Tây Vực. Nhà Nguyên vốn duy trì chế độ đa sắc tộc, có người Sắc Mục là tướng cũng không có gì lạ, vị đại tướng thống binh thảo phạt bảy mươi hai động ở Lão Hùng Lĩnh có lẽ chính là người này. Phong tục tuẫn táng người sống rất thịnh vào thời Nguyên, cái xác khô khoác bộ áo giáp gặp phải trong mộ lúc trước có lẽ là võ sĩ bồi táng. Thiên tử được tuẫn táng hàng trăm người, vương công được tuẫn táng hàng chục người, đại tướng thốnginh tuân táng theo vài tùy tùng thân cận canh cửa trong mộ đạo, theo quan niệm xã hội lúc bấy giờ cũng chẳng lấy gì làm tàn khốc hay xa xỉ.
Nhưng nền văn hóa Tây Vực có bối cảnh rất đặc biệt, tập tục an táng cũng khác xa quy củ truyền thống, quan quách, mộ huyệt, minh khí cũng như phương pháp bảo quản thi hài, dưới mắt nhìn thời đó đều nhuốm màu thần bí. Ban Sơn đạo nhân từ núi Song Hắc sa mạc Tây Vực tiến vào Trung Nguyên đã hàng ngàn năm, hiểu biết về phương pháp an táng Tây Vực bắt đầu nổi lên từ thời nhà Hán có phần hạn chế, Gà Gô cũng không dám chắc ngọn nguồn về việc thi biến trong cỗ quách khổng lồ Bình Sơn, chỉ đành kiên nhẫn, tiếp tục nấp trên cây quan sát tình hình.
Trong khu rừng im lìm chết chóc, chỉ có tiếng rột roạt phát ra từ cỗ áo quan, như thể cương thi bên trong đang gặm xác con vượn cụt đuôi, tay người Miêu nghe mà muốn nghẹt thở, chợt thấy trên cổ lạnh ngắt trơn trượt. Gã còn tưởng rằng Gà Gô sợ mình rơi xuống gốc cây nên buộc dây vào cổ, vừa kinh hoàng đưa tay lên sờ, vừa thì thầm hỏi: “Ông anh mộc công, đừng thít nữa, để tôi thở với chứ…”
Nói chưa hết câu, gã đã phát hiện ra thứ trên cổ chẳng phải dây nhợ gì, vội hoảng hốt túm lấy giơ ra trước mặt nhìn, thì ra là một con rắn bách hoa cực độc, đang phì phì lưỡi chực mổ tới, tay người Miêu kia thất kinh, hồn phách lên mây, vội lấy hết sức bình sinh, quăng mạnh con rắn ra xa, khổ nỗi cành cây bên dưới chịu không nổi anh ta làm tình làm tội như thế, tức thì gây đánh rắc một cái, cả người lẫn cành rơi tọt xuống dưới.
Gà Gô và Hồng cô nương đang chú tâm vào cỗ áo quan không để ý thấy tay người Miêu gặp bất trắc, gà Gô tuy thân thủ nhanh nhẹn, nhưng đến khi phát hiện cành cây bị gẫy cũng đã chậm nửa bước. Cây đại thụ này cao đến vài trượng, anh ta lo tay người Miêu từ trên cây ngã xuống không chết cũng bị thương, trong lúc mạng người nguy cấp, chẳng kịp màng đến chuyện ẩn mình nữa, vội treo ngược người, chân đạp cành cây hai tay dang rộng, thả người rơi xuống như con dơi, chậm chân mà đến trước, giữa chừng túm được cổ áo tay người Miêu.
Từ trên cao thế này rơi xuống, cho dù Gà Gô cũng không tránh khỏi bị thương, may mà cây cối um tùm, dây leo đan kín, nên cả hai chưa kịp chạm đất đã mắc lại trên một bụi dây leo già, bấy giờ Gà Gô mới thả tay người Miêu ra, từ trên cây tụt cuống, hai người họ đứng ngay trước cỗ quách tử kim.
Lúc này Hồng cô nương cũng từ trên cây tụt xuống, nghe tiếng ken két từ trong áo quan phát ra không ngừng, cứ như cương thi bên trong sắp sửa nhảy ra bắt người, không khỏi nhíu mày rùng mình, hỏi Gà Gô: “Xử lý thế nào đây? Hay phóng hỏa đốt!”
Gà Gô vốn định ẩn mình trong tối quan sát đầu đuôi, nhưng giờ đã đứng trước quan tài, đành lập tức động thủ. Có điều dân trộm mộ xưa nay rất kỵ chưa kiểm tra áo quan đã phóng hỏa thiêu rụi, một khi ngọn lửa bùng lên, tất cả minh khí bên trong coi như hết, đang trông mong tìm được đơn châu, sao có thể tùy tiện phóng hỏa? Anh ta liền bảo Hồng cô nương: “Đừng phóng hỏa, hãy dùng thang rết khều cương thi ra trước, sau đó hẵng tính.”
Nói xong liền quay đi lôi thang rết tới giao cho gã người Miêu cùng Hồng cô nương nắm chắc thang rết trong tay, song song chọc vào trong áo quan, bất kể móc phải thứ gì đều vận hết sức lôi ra, còn anh ta đứng bên canh chừng, tay đặt sãn trên cò súng.
Gã người Miêu gặp rắn ngã từ trên cây xuống, trong lòng hoảng loạn, bắt đầu có ý bỏ trốn, nhưng thấy khẩu súng Đức trong tay Gà Gô thì hiểu rõ, bỏ chạy lúc này tất ăn cả băng đạn. Trời sinh ra gã là kẻ nhát gan, mây năm gần đây thấy bao chuyện phiến quân thổ phỉ tàn sát nhân mạng, nên còn sợ bọn phiến quân trong tay có súng hơn cả ác quỷ cương thi, hễ nhìn thấy nòng súng đen ngòm, bắp chân liền nhũn ra, có thêm mấy lá gan cũng không dám bỏ chạy nửa bước, đành phải lên gân lên cốt giúp Hồng cô nương khiên thang rết chọc vào trong cỗ quách tử kim.
Trước tiên hai người họ dùng thang rết hất tung tấm ván thất tinh che hờ bên trên áo quan, rồi hạ thấp đầu thang giống như đuôi rồng khuấy nước, khoắng một lượt bên trong, thấy nằng nặng tay, liền biết đã móc được vào thứ gì đó. Hồng cô nương liếc nhìn Gà Gô, thấy anh ta đang trong tư thế sẵn sàng, bèn đưa mắt ra hiệu cho người Miêu, đoạn dồn sức vào hai tay, hất thang rết lên.
Cả Hồng cô nương và gã người Miêu đều cảm thấy thang bỗng nặng khác thường, liền dồn hết sức nhấc lên, không ngờ lại lôi ra một đống tròn tròn. Lúc này ánh trăng lạnh lẽo trải dài trên đất, ba người đứng gần đều nhìn thấy rõ mồn một, chiếc lưỡi câu bọc đồng trên đầu thang rết móc trúng mồm con vượn cụt đuôi đã chết, cái mồm con vượn bị móc đến toác ra, khuôn mặt không chút sinh khí ngửa thẳng lên trời, để cho lưỡi câu lôi ra khỏi áo quan như câu cá.
Gà Gô đã quen với việc sinh tử, trong mắt anh ta xác chết ở trong trạng thái kinh khủng thế nào cũng chỉ như đồ bằng đất nặn, khi chưa cần thiết, quyết không dùng thủ đoạn tàn khốc với cổ thây. Anh ta cho rằng chỉ khi hiểu đúng sự uy nghiêm của cái chết mới có thể hết lần này đến lần khác tránh khỏi tiếng gọi của Tử thần. Trước mắt dùng thang rết khều xác chỉ là bất đắc dĩ, bởi chẳng ai biết cương thi trong áo quan sẽ phát tác thế nào, thấy cái xác vượn được lôi ra ngoài, anh ta vẫn trơn mắt đứng yên bên cạnh quan sát, toàn thân thu liễm chờ đợi, chuẩn bị sãn sàng ứng phó với mọi biến cố xảy ra.
Hồng cô nương thấy cái xác vượn dữ dằn khủng khiếp như vậy, cô ta dù sao cũng không phải dân dổ đấu chuyên nghiệp, không khỏi sợ đến dựng tóc gáy, không dám nhìn thẳng vào mặt nó, chỉ biết đánh bạo hợp sức với tay người Miêu lúc này cũng đang run như cầy sấy, từ từ nhấc thang rết lên.
Thứ được lôi ra từ trong áo quan không chỉ có mỗi cái xác vượn lông mọc tua tủa, xác con vượn cụt đuôi dính chặt với cỗ cương thi trong quan tài, đầu cương thi rúc vào cổ vượn, tựa như đang ngoác miệng ngoạm chặt không buông, thang tre lôi được xác con vượn nên cũng lôi luôn cương thi ra ngoài.
Một mình con vượn cụt đuôi kia thì bọn họ còn cố được, chứ cỗ cương thi đời Nguyên to lớn kềnh càng, quá sức nặng nề, có lẽ bên trong được đổ đầy thủy ngân chống thỗi rữa, tóm lại Hồng cô nương và gã người Miêu trán đẫ lấm tấm mồ hôi, cố nâng thang tre lên mấy lần liên tiếp mà cặp thi thể một vượn một người cứ như mọc rễ trong quan, không thể chốc nhát mà khều ra được.
Sở dĩ Gà Gô bảo họ đứng từ xa dùng thang rết khều cương thi ra khỏi áo quan là vì anh ta sợ đứng gần cỗ quách tử kim trong tình trạng ván nắp đã mở toang thế kia, nếu chẳng may cương thi đột ngột bật dậy, anh ta sẽ trở tay không kịp, cách xa một chút mới đủ thời gian ứng phó. Không ngờ hai cái xác bị thang tre lôi lên mới được vài thước đã không chịu nhúc nhích thêm lấy một li, cây thang dài bị trọng lượng hai cái xác ghì xuống cong như cây cung, run lên bần bật phát ra những tiếng răng rắc.
Gà Gô thầm lấy làm lạ: “Lại trò quái gì nữa đây, không lẽ cương thi không muốn ra ngoài?” Anh ta bán tín bán nghi, rảo bước vòng sang mé bên quan tài, ai ngờ vừa dợm bước thì phát hiện phía sau cương thi thò ra hai cái càng cua đen nhánh, giống như hai gọng kìm quặp chặt lấy cái xác vượn, sau gáy cương thi cũng thò ra một cái đuôi mọc đen sì. Té ra có một con bò cạp núi to như con chó ưa thích âm khí bên trong áo quan bèn nhân lúc quan quách rời ra khỏi mộ thất chiu vào trong, thứ ban nãy bầy vượn e sợ, có lẽ cũng chính là con vật cực độc nấp trong áo quan này.
Loài bò cạp núi lúc sắp tấn công đuôi thường dựng đứng lên, không biết tại sao khi chui vào áo quan nó lại nấp dưới cương thi, đợi khi con vượn cụt đuôi lật tấm ván thất tinh lên mới ra tay, con bọ cạp chỉ cần nhấc đuôi lên là nâng được cương thi ngồi dậy, sau đó cắn chết con vượn già, từ sau cương thi lôi nó vào áo quan. Giờ bị thang tre lôi ra khỏi đáy quách, con bò cạp dường như không muốn rời cái quách tử kim, càng không muốn bỏ cái xác vượn nên cứ giằng co với cai thang rết như thế.
Gà Gô vừa nhìn thấy con bọ cạp to tướng nấp dưới đáy quách, phản ứng tức thì là nổ súng bắn chết nếu không đợi nó trở lại quách rồi, lại phải tới gần chỗ quách mới nổ được súng. Khẩu súng Đức trong tay đã lên đạn chờ sẵn, có thể khai hỏa bất cứ khi nào, anh ta bình sinh rất giỏi bắn súng, cách trăm bước vẫn ngắm cực chuẩn, lập tức giơ tay lên định bóp cò.
Nào ngờ Gà Gô thân thủ đã nhanh, con bò cạp núi còn nhanh hơn, nó cảm thấy có người sống lại gần, thình lình vung đuôi lên, một dòng kịch độc đen sì như mũi thủy tiễn bắn thẳng vào Gà Gô. Khí hậu quanh núi Bình Sơn rất đặc biệt, mưa dầm quanh năm, trên núi mọc nhiều kỳ hoa dị thảo, loài bò cạp núi ở vùng này không chỉ to lớn mà đuôi của con cái còn có thể phun độc như rắn chúa mắt kính, nhanh như điện giật khiến đối phương không kịp phản ứng.
Gà Gô chỉ ngửi thấy mùi tanh, thậm chí còn không kịp nhìn kỹ con bọ cạp phun độc thế nào, dòng thủy tiễn cực độc đã bắn tới trước mắt, không sao tránh kịp, trong lúc nguy cấp, Gà Gô đành ưu tiên bảo toàn tính mạng, vội giơ khẩu súng trong tay lên chắn trước nguời, chất độc lập tức phun trào lên khẩu súng Đức, anh ta sợ chất độc dính vào tay nên quẳng súng đi ngay, đồng thời rụt người lùi thật nhanh.
Lúc này Hồng cô nương là tay người Miêu cũng đã nhìn thấy con bò cạp núi sau lưng cương thi, kinh ngạc buông lỏng tay, con bò cạp lập tức lôi tuột cả cương thi lẫn cái xác vượn vào lại trong áo quan.
Gà Gô nhảy sang một bên kêu to: “Mau thả gà Phượng Hoàng ra đi.” Ba người họ trước khi vào rừng đào mộ, ai cũng mang theo một sọt tre đựng gà, đích thân Gà Gô cõng con gà Nộ Tinh thần kỳ nhất, hai con của Hồng cô nương và tay người Miêu cũng đều là hạng ngàn con lấy một.
“Long lân quy phụng” vốn là bốn loài linh vật Trung hạ, từ thời Yên Thương đã có tô tem Kim Phượng điểu, nhưng cũng như rồng, phượng hoàng chỉ là loài vật hư cấu, trong thần thoại nó là huyền điểu trường sinh bất tử, chết đi rồi lại tái sinh trong ngọn lửa, chỉ đậu trên cây ngô đồng, không bao giờ đậu nơi đất thường, cho nên từ xa xưa đã là loài vật linh thiêng được người tu tiên luyện đơn coi trọng nhất. Nộ Tinh chính là điềm phượng gáy, hoàng đế các chiều đại xưa xây đơn cung trong núi Bình Sơn thuộc huyện Nô Tinh Tương Tây, e ít nhiều cũng có liên quan đến địa danh này.
Nếu truy theo nguồn cội thì phượng hoàng có thể được tiến hóa từ loài gà núi, lông mao gà núi hoang vốn rực rỡ óng ánh, đuôi dài như đuôi công, cũng có thể bao vòng vòng giữa không trung, rất giống với phượng hoàng. Có điều chỉ trong đám gia cẩm mới có thể xuất hiện giống gà Nộ Tinh hiếm có, mí mắt mọc ở phía trên như phượng hoàng, khác hẳn gà thường, là khắc tinh tự nhiên của trăm loài độc vật.
Song đồng hồ sinh học trong cơ thể loài gà lại hoạt động vô cùng chuẩn xác, trời vừa tối, còn nào con nấy đã ủ rũ ỉu xìu, hơn nữa vào ban đêm thị lực và năng lực cảm nhận của loài gà cũng suy giảm nghiêm trọng, tuy bị nhốt trong sọt tre, dọc đường lắc lư không thể chợp mắt nhưng chúng đều im lặng như thóc đổ bồ, không ho he tiếng nào. Lúc này ba người Gà Gô không nghĩ được gì nhiều, vội mở nắp sọt tre, ném cả ba con gà trống về phía cỗ quách tử kim.
Với gà Nộ Tinh dẫn đầu, ba con gà trống từ trên cao dang cánh lao xuống, chúng sinh ra đã là khắc tinh của muôn loài độc vật, chỉ cần đụng phải là xông vào đánh nhau một trận sống mái. Tuy dưới ánh trăng tinh thần sa sút, nhưng đột nhiên gặp phải bò cạp núi, mắt chúng đều vằn đỏ, vừa đáp xuống áo quan đã mổ lấy mổ để.
Con bò cạp núi trốn dưới cương thi tuy không muôn rời bỏ cỗ quách tử kim, nhưng bị dồn tới đường cùng, lại không thể chống cự trong cỗ áo quan chật hẹp, đành phải nhả cương thi và xác con vượn cụt đuôi ra, chui qua kẽ hở trên áo quan, thoát ra ngoài theo lối cũ.
Ba người bọn Gà Gô đứng nhìn từ xa, chỉ thấy con bò cạp khắp mình dơ bẩn, từ đầu tới chân tuyền một màu xanh đen, hai càng to như cánh tay em bé, bên trên phủ đầy lông đen tua tủa cưng như kim châm, phần bụng rất dày, đuôi chia làm mười ba đốt, khi chạy trốn di chuyển nhanh như chớp giật. nó dừng lại một chỗ hoảng loạn xoay vòng, cái đuôi cong lên, lộ rõ vẻ lo lắng không yên. Ba con gà trống tuy vây quanh nó nhưng trong đêm tối cũng khó xông vào mổ, đành không ngừng khiêu khích làm nó tiêu hao sức lực.
Gà Gô thấy đã đuổi được con bò cạp ra khỏi áo quan, liền rút khẩu súng Đức còn lại trong người ra, định một phát kết liễu mạng sống của nó, nhưng thấy ba con gà trống đang quần nhau ác liệt với con bò cạp khổng lồ, che khuất tầm ngắm, chuyến đào mộ lần này không thể thiếu gà Nô Tinh trợ giúp chống lại cương thi trùng độc, đương nhiên không thể tùy tiện làm nó bị thương, đành nín nhịn đứng bên quan đấu.
Đúng lúc đó, trên lưng con bò cạp núi bỗng lồi lên một cục, dần dần kéo căng lớp giáp lưng khiến nó gần như trở nên trong suốt, con bò cạp như phát điên đâm loạn khắp nơi, phút chốc, một tiếng xoạc như xé lụa vang lên, lưng con bò cạp lập tức toác ra, từ bên trong trồi lên một làn khí trắng, hình dạng giống như thủy ngân, xộc thẳng lên mặt trăng.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng