Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 35: Núi có tam hương
Lão Trần đã có chủ định, nhưng thấy đám người Xả Lĩnh và đội công binh đều sức cùng lực kiệt, nhất là trong đó có nhiều con nghiện, cơn nghiện phát tác nên bải hoải toàn thân, đi tìm mãi vẫn không thấy mộ cổ đời Nguyên chôn ở chỗ nào, thì nhất loạt chùn chân không buồn bước nữa.
Lão đành khích lệ mọi người: “Các anh em, theo quy định của Thường Thắng sơn chúng ta, phàm đào được mồ to mả lớn thì đều có thưởng. Hôm nay chính là ngày hoàng đạo đổ đấu, tuy trên đường đi gặp nhiều khó khăn, làm hơn trăm anh em phải bỏ mạng ở Bình Sơn, nhưng họ đều là những bậc anh hùng hảo hán có chí khí, cũng là anh em kết nghĩa của chúng ta, nhất định đã lên thiên giới, ở trên đó phù hộ cho chúng ta hồng phúc dồi dào, kiếp này không thể gặp lại, những kiếp sau vẫn nguyện cùng kết nghĩa vườn đào...”
Trước tiên lão nói đến hai chữ “lợi, nghĩa”, sau đó lại nhắc nhở đám trộm trước khi vào núi Bình Sơn đều đã thề nguyền chưa vét sạch Bình Sơn quyết không trở về. Tuy người trong giới lục lâm có thể không tin quỷ thần nhưng rất trọng lời hứa, làm trái lời thề coi như đã phá vỡ lời nguyền, tất bị người đời khinh bỉ. Sách sử cũng có nhiều sự tích nổi tiếng ghi trên giấy trắng mực đen làm chứng: năm xưa Lương Vũ Đế không tin lời nguyền nên chết đói trên Đài thành không người thu lượm; Ngân Thương tướng quân La Thành vào thời Tùy Đường không tin lời nguyền nên đoản mệnh, chết năm ba mươi hai tuổi; Tổng Công Minh ở Thủy bạc Lương sơn không tin lời nguyền, cuối cùng mất mạng vì một bỉnh rượu độc.
Dân trộm cắp lấy “lợi” làm đầu, xem nghĩa khí làm trọng, nghe những lời này tinh thần như được lên dây cót, lũ lượt xin thủ lĩnh cho lên phía trước, lần này dù có thịt nát xương tan cũng không làm nhụt nhuệ khí Thường Thắng sơn, nhất định dốc lòng dốc sức. Còn lại đám lính công binh không phải là người Xả Lĩnh, tuy trong bụng muốn bỏ cuộc giữa chừng, nhưng bị đám trộm cướp này thúc giục, đành lên gân lên cốt tiến lên.
Họ giẫm lên đống hoang tàn đổ nát của hậu điện, tìm kiếm khắp xung quanh, cuối cùng cũng đến được khe nứt lớn nhất của núi Bình Sơn. Khe nứt khổng lồ này giống như bị một lưỡi rìu chém xuống, nằm ngay gần cổ bình, do thân núi xiêu vẹo nên vết nứt cũng xiên lệch xuống dưới, ăn vào điểm đầu thân bình. Khe nứt trên rộng dưới hẹp, sương mù dày đặc dập dềnh dưới vực sâu, cổ tùng mọc ngược, nhìn từ trên cao xuống mà bủn rủn chân tay, từ bên dưới nhìn lên thấy vách núi dựng đứng, treo giữa lưng trời, dường như chỉ cần một cơn gió lớn thổi qua, mỏm núi cheo leo đầu cổ bình sẽ bị cuốn bay bất cứ lúc nào. Ngọn núi mang hình chiếc bình cổ nứt toác này cứ lơ lửng như thế qua vô số tuế nguyệt, dưới thân núi xiêu vẹo lơ lửng lại là trập trùng khe sâu hẻm đá rừng rậm um tùm, dù nhìn từ góc độ nào, thế núi Bình Sơn vẫn nguy hiểm vạn phần.
Lão Trần quan sát phần đáy khe núi rất lâu, đỉnh núi như một tảng đá xanh khổng lồ nặng đến ngàn vạn cân, hai bên vách đá dốc đứng lạnh lẽo tuy hẹp nhưng vẫn khá rộng, nơi sâu nhất tích tụ nước mưa trong lòng núi, muốn leo lên hai bên vách chỉ có cách bắc thang rết bám vào đó mà trèo. Lão lại cho gọi anh chàng dẫn đường tới, lệnh cho anh ta chỉ rõ nơi những sơn dân hái thuốc thường bắt đầu leo xuống vực sâu, và nơi họ thường hái thuốc.
Anh chàng người Miêu tuy chưa lên núi Bình Sơn bao giờ, nhưng dù sao vẫn là dân bản địa, nghe hơi nồi chõ nên ít nhiều cũng biết được đại khái, còn hơn người ngoài. Anh ta nghển cổ chỉ tay vẽ các vị trí trên vách đá.
Bình Sơn là nơi có lắm kỳ hoa dị thảo và các loại dược liệu quý hiếm, sơn dân Động Di quanh đây thường mưu sinh bằng nghề hái thuốc, nếu hái được hoàng sinh, tử sâm trên núi, có thể bán cho thương lái thu mua dược liệu, hoặc tự mang vào thành mà bán. Thứ đáng tiền nhất trong núi chính là hà thủ ô, linh chi, cửu long bàn... tréo ngoe một chỗ là chúng đều mọc sâu trong kẽ đá trên vách núi dựng đứng.
Trong những kẽ đá vốn toàn đá xanh, nhưng thỉnh thoảng cũng có bùn đất từ trên cao rơi xuống, tích tụ nhiều năm lấp đầy các khe nhỏ, lại nhờ sương khí dưới vực sâu nên mọc ra nhiều loại linh dược, dân bản địa gọi khe nứt trên đỉnh núi Bình Sơn này là Dược khe. Nhưng nghe nói bên trong Dược khe có cương thi thành tinh ẩn nấp, người xuống đó hái thuốc dù không gặp phải cương thi thì cũng bị vật độc trong núi lấy mạng, lại thêm Bình Sơn được bao bọc trong dược khí, xung quanh tiềm phục rất nhiều thứ tà ma kiểu như Bạch Lão thái thái, nên lâu dần chẳng ai dám tự tiện vào núi nữa, thỉnh thoảng cũng có kẻ liều lĩnh to gan đâm đầu vào đây, song đa phần đều có đi mà không có về.
Trong Dược khe này có một khu vực gọi là Trân Châu Tản, Trên vách núi xuất hiện nhiều mỏm đá nhấp nhô, hình như thạch nhũ, chất như mã não, trông giống một cái ô bằng trân châu nên mới có tên như vậy. Những mỏm trân châu này không có màu tro hay trắng mà đỏ tươi màu máu, giống như huyết thạch của gà, là nơi sinh trưởng của loại cửu long bàn vô cùng quý giá.
Từng có một gã trai người Động Di, cả nhà tám đời đều giỏi nghề hái thuốc, muốn chữa bệnh cho vợ bèn liều mạng men theo vách đá leo xuống tìm cửu long bàn, anh ta quen thuộc dược tính, trên người mang theo cả thuốc xua rết và rắn độc, rốt cuộc cũng tìm được Trân Châu Tản, nhưng đúng lúc giơ tay hái thuốc thì chợt trông thấy từ trong khe núi bò ra một cương thi cao lớn, mặc áo bào màu tím thắt đai lưng vàng. Cỗ thây đó đã thành tinh, há mồm nhả ra làn khí tím, giơ cánh tay to lớn đầy lông trắng ra định túm lấy anh ta, anh chàng Động Di nọ sợ đến hồn bay phách lạc, chẳng còn lòng dạ nào màng tới cửu long bàn nữa, vội vận hết thân thủ nhanh chẳng kém khỉ vượn, leo dây xuyên mây, chạy như bay lên đỉnh núi, từ đó sợ quá ốm liệt giường, không đầy hai năm sau thì chết.
Theo người này kể lại, khu Trân Châu Tản đó nằm bên mặt âm của khe núi. Lão Trần nghe xong nghĩ ngợi một hồi, những lời đồn thổi kiểu này không thể không tin, cũng không thể tin hết, nhưng dù không tìm được lối vào mộ cổ, ít nhất cũng phải hái hết cửu long bàn mọc trên Trân Châu Tản mới được. Đoạn lão quay sang hỏi ý kiến Gà Gô.
Gà Gô thấy vách đá dốc đứng, nhưng có thể dùng thang rết leo lên không khó khăn gì, quanh Trân Châu Tản có mộ đạo, huyệt môn hay không cũng phải tận mắt nhìn mới biết được, bèn gật đầu đồng ý. Chỉ chờ có thế, lão Trần liền chọn ra hơn ba mươi tên trộm sở trường chạy tường đạp ngói, mỗi người hai chiếc thang tre leo lên vách núi, lại dùng sọt tre cõng theo hai con gà trống, nếu quả thật có cương thi thành tinh hại người, nghe tiếng gà gáy ắt sẽ kinh sợ, đoạn phái tất thảy số linh công binh còn lại theo đường cũ trở ra, cùng đồng bọn vận chuyển mấy thứ như đèn lưu ly trong đơn cung ra ngoài...
Dưới đáy khe núi rất nhiều nước mưa, mặt nước phủ kín lá bào, khí ẩm nặng trĩu, trên vách đá đẫm nước li ti, không gian dưới đáy vực chật hẹp, nếu chẳng may bị kẹt dưới này thì đúng là tiến thoái lưỡng nan, đám trộm chỉ còn cách móc thang tre vào các khe đá, treo mình leo lên vách đá dựng đứng.
Mọi người bỏ ra mấy chục cái thang rết, ghép, nối, xếp, treo, rồi lấy hơi tập trung trèo lên vách đá. Cứ men theo các kẽ đá mà leo lên, chỉ thấy giữa hai vách vực mây xanh thăm thẳm, cách nhau vỏn vẹn mấy bước chân, vách đá trên miệngình xanh như bức tường ngọc. Màu sắc của đá núi cũng dần sẫm hơn, xung quanh tử đằng rủ xuống khe sâu, trên thân cây nở đầy những hoa cỏ lạ lùng, lớp bùn đất trong các kẽ đá thì mọc đầy cỏ dại.
Chỗ này tiếp giáp với điểm đầu sườn núi Bắc, trên Dược khe quanh năm không thấy ánh mặt trời này càng leo lên càng bắt gặp nhiều loài cây cỏ kỳ lạ không rõ tên, điều này rất không bình thường. Lão Trần và Gà Gô đều biết thuật nhìn vết bùn phân sắc cỏ trong tìm mộ táng, chỉ cần quan sát các loài cây dại cỏ hoang trên mồ có thể đoán ra tuổi tác, thân phận, giới tính của bộ hài cốt nằm bên dưới, bất luận niên đại xa gần, thực vật sinh trưởng quanh mộ đều có điểm khác biệt. Tình trạng sinh trưởng của cây cỏ trên mộ được gọi là “mạch phần”, cách phân loại mạch hưng suy đều bắt nguồn từ tập Lăng phổ thời xưa, nói kỹ e còn phức tạp hơn cả bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy.
Ví dụ quanh mộ hoang vô chủ, ngay đến bia mộ cũng không có, nhìn vào chỉ thấy cỏ dại um tùm, nhưng trong mắt người hiểu “mạch phần” thì đám cỏ dại giản đơn ấy lại ẩn chưa rất nhiều thông tin, chẳng hạn như “cỏ trên mồ xanh xanh, trong quan là nhược quán”, hay “cỏ trên mộ mọc lung tung, dưới đất tất có người chết bệnh”, ý nói rằng nếu cỏ mọc trên nấm mồ vừa xanh vừa non, người nằm bên dưới chắc chắn là yểu mệnh chết trẻ; cỏ vàng khô xơ xác, chứng tỏ không có sức sống, người chết nằm dưới mồ nhất định là do nhiễm bệnh mà chết; xung quanh mộ phần của người khỏe mạnh cây cỏ ắt tốt tươi... đại loại như vậy, có thể kể ra vô số. Riêng cái gọi là mộ phần đã có nghĩa rất rộng, những chỗ có đất có vỏ trên nấm mồ đều thuộc về mạch phần, quy mô mộ phần dưới lòng đất càng lớn thì phạm vi mạch phần càng rộng. Nhưng trên đời này chỉ có những kẻ trộm mộ nắm chắc quyết “vọng” mới hiểu cách quan sát phân biệt.
Đám trộm trèo lên thang rết, soi đèn nhìn kỹ các loài thực vật sinh trưởng trên vách đá. Gà Gô nhìn sang hai bên, thấy cành lá cây tùng lẫn các câyây leo đều um tùm xanh tốt, rõ ràng là phần mộ của võ tướng, anh ta lại chỉ một đóa hoa màu vàng trên thân dây leo, nói với mọi người: “Đây chính là hoa mắt mèo, chỉ mọc gần mồ mả, chắc chắn trong đỉnh núi có mộ huyệt rồi.”
Lão Trần thấy mấy đóa hoa lạ quả nhiên có hình dáng giống mắt mèo, hoa cỏ nơi này sinh trưởng nhờ vào âm khí ngưng kết trong mộ cổ, nên đều thấp thoáng tỏa ra sát khí, xem ra ngôi mộ đời Nguyên kia tuy táng rất sâu nhưng rốt cuộc vẫn để lộ dấu vết. Lão xem xét một lượt vết cỏ, lại hếch mũi hít hà mùi trên Dược khe. Thuật ngửi đất trong quyết “văn” tuy dính thêm chữ “thổ” nhưng về cơ bản làm gì có ai nằm bò ra đất như loài chó mà đánh hơi từng tí một, thuật này bắt buộc phải học từ khi còn nhỏ, suốt đời kiêng cữ rượu thuốc đắng cay, hơn nữa không chỉ đơn thuần ngửi đất, mà phàm núi cao vực sâu, có nhiều mùi lạ vấn vít, lão Trần đều có thể dùng thuật Văn sơn ngửi mùi tìm mộ táng.
Những mùi thường thấy nơi thâm sơn cùng cốc gồm có ba loại, những ngọn núi không có mùi hương thì đều là núi hoang, chỉ ở nơi địa hình đặc biệt như tận cùng hai vách đá dốc đứng song song, nơi sơn khí ngưng kết, mới có thể triển khai thuật này. Mùi hương rõ rệt nhất trong núi chính là mùi khí độc, chướng khí càng độc thì mùi càng nồng, nhưng mùi khí độc thường pha lẫn mùi bụi đất, rất dễ nhận ra.
Còn có mùi hương tinh túy của các loài cây cỏ như dược thảo, dã hoa, sơn dược, thoang thoảng phảng phất, khiến người ta ngửi vào cảm thấy sảng khoái tinh thần. Mùi hương đặc biệt nhất lại là mùi mộ cổ, pha trộn giữa các mùi thủy ngân, gỗ áo quan, minh khí, tử thi và vôi bột chống thối rữa. Bên trong mộ nhất định sẽ thấy âm lạnh hôi thối, nhưng bên ngoài lẫn với mùi hoa cỏ mạch phần, nên chỉ ngửi thấy một mùi hương dìu dịu phảng phất mơ hồ, lúc gần lúc xa. Càng lại gần huyệt mộ, mùi hương lạnh lẽo này càng mạnh hơn, xen lẫn một mùi tanh đặc biệt, âm lạnh nhưng không hề khó ngửi.
Lão Trần hít một hơi thật sâu, cảm thấy trong mùi hương tươi mát ở dải Trân Châu Tản này thoang thoảng một mùi tanh nồng kỳ lạ, càng xuống sâu mùi tanh ấy lại càng nồng đậm, rất khó diễn tả, vừa ngửi một lần đã cảm thấy lạnh thấu xương tủy, thì càng khẳng định trong vách đá có giấu huyệt mộ. Chỗ này là nơi khuất nẻo bên sườn núi Bắc, nếu không phải rắp tâm tìm kiếm thì dễ gì tìm ra. Hai bên vách đá chằng chịt cổ tùng dây leo, chắc hẳn mộ đạo đã bị bịt kín, lão Trần nghĩ vậy bèn khoát tay ra hiệu, lệnh cho đám trộm mang thang rết kết thành một chiếc cầu tre bắc ngang khe núi.
Mọi người thấy đã tìm ra tung tích mộ cổ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, liền bắc cầu tre giữa hai bên vách Dược khe, từng người giẫm lên cái thang tre rung rinh, nối nhau đi xuyên qua làn sương mây, nếu không bám vào dây leo thì dùng thang rết bám vào vách đá, treo lơ lửng giữa không trung, rút dao rút rìu phạt hết cây cỏ che phủ trên Trân Châu Tản.
Dây leo cành cây đã bị phạt đứt rơi lả tả xuống đáy vực, không lâu sau mảng đá lõm vào màu máu gà đã lộ ra quá nửa, chỉ thấy trên vách đá có nhiều vết nứt lớn, vết to nhất nhét vừa một con bò, bên trong tối om không biết nông sâu thế nào, trong những vết nứt nhỏ hơn là mấy khóm cửu long bàn vảy giáp xinh xắn.
Bọn người lão Trần mừng thầm trong bụng, truyền thuyết về người Miêu trèo xuống Trân Châu Tản Dược khe hái thuốc quả nhiên là thật. Loại cửu long bàn mọc ở sườn núi Nam đều không đáng tiền, thông thường chỉ có thể đánh cảm giải độc, duy ở những khe sâu quanh năm không thấy ánh mặt trời mới có thể mọc ra loại cửu long bàn vảy giáp mỡ màng này, còn được gọi là cửu quỷ bàn, mỗi cây đáng giá ngàn vàng, có công dụng thần kỳ kéo dài tuổi thọ.
Đám trộm thấy thế thì tạm thời quên phắt chuyện mộ cổ, những kẻ ở gần vội thò tay hái thuốc, nhẹ nhàng cẩn trọng nhổ cả rễ lẫn gốc, bởi chỉ cần cửu quỷ bàn thiếu mất một cái rễ hay cái vảy thì coi như mất hết giá trị, không còn đáng tiền nữa.
Gà Gô lại hoàn toàn dửng dưng, từ trên thang tre, anh ta tung người nhảy vào khe nứt to nhất, vừa giơ tay chạm vào vách đá đã cảm thấy đầu ngón tay lạnh buốt, chính là cái lạnh chỉ có trong mộ cổ. Giơ đèn soi vào phía trong, anh ta phát hiện ra phía cuối ánh đèn chập chờn có một bóng người, tiến lên trước nửa bước, thì thấy một cái xác nam cao to đang đứng yên bất động trong khe núi hiện ra rõ ràng trước mắt. Cổ thây so vai cúi đầu nên không nhìn rõ mặt, khắp người bám đầy bụi đất, cứ nhìn lớp bụi dày đó đủ thấy cái xác này đã đứng cô độc trong khe núi rất nhiều năm không hề nhúc nhích, bộ giáp trụ trên người rõ ràng là quân phục khi lâm trận thời xưa.
Gà Gô đã quen hành sự một mình, hơn nữa lại là cao nhân to gan lớn mật trong nghề đổ đấu, anh ta không đủ kiên nhẫn chờ đám người Xả Lĩnh đang dò dẫm vơ vét đến từng tấc một, thầm nghĩ tội gì không vào trước xem sao. Nghĩ là làm, không đợi bọn người lão Trần đang ở phía sau, anh ta giơ cao cây đèn bão trên đầu, rút khẩu súng Đức từ eo ra, dùng mũi súng nâng đầu xác chết lên, định xem diện mạo nó thế nào. Không ngờ khẩu súng Đức còn chưa chạm được vào cổ thây toàn thân giáp trụ, trong động bỗng nổi lên một cơn gió lạnh cỗ cương thi rùng mình giũ khỏi lớp bụi dày, bất ngờ bổ nhào về phía trước.
Lão đành khích lệ mọi người: “Các anh em, theo quy định của Thường Thắng sơn chúng ta, phàm đào được mồ to mả lớn thì đều có thưởng. Hôm nay chính là ngày hoàng đạo đổ đấu, tuy trên đường đi gặp nhiều khó khăn, làm hơn trăm anh em phải bỏ mạng ở Bình Sơn, nhưng họ đều là những bậc anh hùng hảo hán có chí khí, cũng là anh em kết nghĩa của chúng ta, nhất định đã lên thiên giới, ở trên đó phù hộ cho chúng ta hồng phúc dồi dào, kiếp này không thể gặp lại, những kiếp sau vẫn nguyện cùng kết nghĩa vườn đào...”
Trước tiên lão nói đến hai chữ “lợi, nghĩa”, sau đó lại nhắc nhở đám trộm trước khi vào núi Bình Sơn đều đã thề nguyền chưa vét sạch Bình Sơn quyết không trở về. Tuy người trong giới lục lâm có thể không tin quỷ thần nhưng rất trọng lời hứa, làm trái lời thề coi như đã phá vỡ lời nguyền, tất bị người đời khinh bỉ. Sách sử cũng có nhiều sự tích nổi tiếng ghi trên giấy trắng mực đen làm chứng: năm xưa Lương Vũ Đế không tin lời nguyền nên chết đói trên Đài thành không người thu lượm; Ngân Thương tướng quân La Thành vào thời Tùy Đường không tin lời nguyền nên đoản mệnh, chết năm ba mươi hai tuổi; Tổng Công Minh ở Thủy bạc Lương sơn không tin lời nguyền, cuối cùng mất mạng vì một bỉnh rượu độc.
Dân trộm cắp lấy “lợi” làm đầu, xem nghĩa khí làm trọng, nghe những lời này tinh thần như được lên dây cót, lũ lượt xin thủ lĩnh cho lên phía trước, lần này dù có thịt nát xương tan cũng không làm nhụt nhuệ khí Thường Thắng sơn, nhất định dốc lòng dốc sức. Còn lại đám lính công binh không phải là người Xả Lĩnh, tuy trong bụng muốn bỏ cuộc giữa chừng, nhưng bị đám trộm cướp này thúc giục, đành lên gân lên cốt tiến lên.
Họ giẫm lên đống hoang tàn đổ nát của hậu điện, tìm kiếm khắp xung quanh, cuối cùng cũng đến được khe nứt lớn nhất của núi Bình Sơn. Khe nứt khổng lồ này giống như bị một lưỡi rìu chém xuống, nằm ngay gần cổ bình, do thân núi xiêu vẹo nên vết nứt cũng xiên lệch xuống dưới, ăn vào điểm đầu thân bình. Khe nứt trên rộng dưới hẹp, sương mù dày đặc dập dềnh dưới vực sâu, cổ tùng mọc ngược, nhìn từ trên cao xuống mà bủn rủn chân tay, từ bên dưới nhìn lên thấy vách núi dựng đứng, treo giữa lưng trời, dường như chỉ cần một cơn gió lớn thổi qua, mỏm núi cheo leo đầu cổ bình sẽ bị cuốn bay bất cứ lúc nào. Ngọn núi mang hình chiếc bình cổ nứt toác này cứ lơ lửng như thế qua vô số tuế nguyệt, dưới thân núi xiêu vẹo lơ lửng lại là trập trùng khe sâu hẻm đá rừng rậm um tùm, dù nhìn từ góc độ nào, thế núi Bình Sơn vẫn nguy hiểm vạn phần.
Lão Trần quan sát phần đáy khe núi rất lâu, đỉnh núi như một tảng đá xanh khổng lồ nặng đến ngàn vạn cân, hai bên vách đá dốc đứng lạnh lẽo tuy hẹp nhưng vẫn khá rộng, nơi sâu nhất tích tụ nước mưa trong lòng núi, muốn leo lên hai bên vách chỉ có cách bắc thang rết bám vào đó mà trèo. Lão lại cho gọi anh chàng dẫn đường tới, lệnh cho anh ta chỉ rõ nơi những sơn dân hái thuốc thường bắt đầu leo xuống vực sâu, và nơi họ thường hái thuốc.
Anh chàng người Miêu tuy chưa lên núi Bình Sơn bao giờ, nhưng dù sao vẫn là dân bản địa, nghe hơi nồi chõ nên ít nhiều cũng biết được đại khái, còn hơn người ngoài. Anh ta nghển cổ chỉ tay vẽ các vị trí trên vách đá.
Bình Sơn là nơi có lắm kỳ hoa dị thảo và các loại dược liệu quý hiếm, sơn dân Động Di quanh đây thường mưu sinh bằng nghề hái thuốc, nếu hái được hoàng sinh, tử sâm trên núi, có thể bán cho thương lái thu mua dược liệu, hoặc tự mang vào thành mà bán. Thứ đáng tiền nhất trong núi chính là hà thủ ô, linh chi, cửu long bàn... tréo ngoe một chỗ là chúng đều mọc sâu trong kẽ đá trên vách núi dựng đứng.
Trong những kẽ đá vốn toàn đá xanh, nhưng thỉnh thoảng cũng có bùn đất từ trên cao rơi xuống, tích tụ nhiều năm lấp đầy các khe nhỏ, lại nhờ sương khí dưới vực sâu nên mọc ra nhiều loại linh dược, dân bản địa gọi khe nứt trên đỉnh núi Bình Sơn này là Dược khe. Nhưng nghe nói bên trong Dược khe có cương thi thành tinh ẩn nấp, người xuống đó hái thuốc dù không gặp phải cương thi thì cũng bị vật độc trong núi lấy mạng, lại thêm Bình Sơn được bao bọc trong dược khí, xung quanh tiềm phục rất nhiều thứ tà ma kiểu như Bạch Lão thái thái, nên lâu dần chẳng ai dám tự tiện vào núi nữa, thỉnh thoảng cũng có kẻ liều lĩnh to gan đâm đầu vào đây, song đa phần đều có đi mà không có về.
Trong Dược khe này có một khu vực gọi là Trân Châu Tản, Trên vách núi xuất hiện nhiều mỏm đá nhấp nhô, hình như thạch nhũ, chất như mã não, trông giống một cái ô bằng trân châu nên mới có tên như vậy. Những mỏm trân châu này không có màu tro hay trắng mà đỏ tươi màu máu, giống như huyết thạch của gà, là nơi sinh trưởng của loại cửu long bàn vô cùng quý giá.
Từng có một gã trai người Động Di, cả nhà tám đời đều giỏi nghề hái thuốc, muốn chữa bệnh cho vợ bèn liều mạng men theo vách đá leo xuống tìm cửu long bàn, anh ta quen thuộc dược tính, trên người mang theo cả thuốc xua rết và rắn độc, rốt cuộc cũng tìm được Trân Châu Tản, nhưng đúng lúc giơ tay hái thuốc thì chợt trông thấy từ trong khe núi bò ra một cương thi cao lớn, mặc áo bào màu tím thắt đai lưng vàng. Cỗ thây đó đã thành tinh, há mồm nhả ra làn khí tím, giơ cánh tay to lớn đầy lông trắng ra định túm lấy anh ta, anh chàng Động Di nọ sợ đến hồn bay phách lạc, chẳng còn lòng dạ nào màng tới cửu long bàn nữa, vội vận hết thân thủ nhanh chẳng kém khỉ vượn, leo dây xuyên mây, chạy như bay lên đỉnh núi, từ đó sợ quá ốm liệt giường, không đầy hai năm sau thì chết.
Theo người này kể lại, khu Trân Châu Tản đó nằm bên mặt âm của khe núi. Lão Trần nghe xong nghĩ ngợi một hồi, những lời đồn thổi kiểu này không thể không tin, cũng không thể tin hết, nhưng dù không tìm được lối vào mộ cổ, ít nhất cũng phải hái hết cửu long bàn mọc trên Trân Châu Tản mới được. Đoạn lão quay sang hỏi ý kiến Gà Gô.
Gà Gô thấy vách đá dốc đứng, nhưng có thể dùng thang rết leo lên không khó khăn gì, quanh Trân Châu Tản có mộ đạo, huyệt môn hay không cũng phải tận mắt nhìn mới biết được, bèn gật đầu đồng ý. Chỉ chờ có thế, lão Trần liền chọn ra hơn ba mươi tên trộm sở trường chạy tường đạp ngói, mỗi người hai chiếc thang tre leo lên vách núi, lại dùng sọt tre cõng theo hai con gà trống, nếu quả thật có cương thi thành tinh hại người, nghe tiếng gà gáy ắt sẽ kinh sợ, đoạn phái tất thảy số linh công binh còn lại theo đường cũ trở ra, cùng đồng bọn vận chuyển mấy thứ như đèn lưu ly trong đơn cung ra ngoài...
Dưới đáy khe núi rất nhiều nước mưa, mặt nước phủ kín lá bào, khí ẩm nặng trĩu, trên vách đá đẫm nước li ti, không gian dưới đáy vực chật hẹp, nếu chẳng may bị kẹt dưới này thì đúng là tiến thoái lưỡng nan, đám trộm chỉ còn cách móc thang tre vào các khe đá, treo mình leo lên vách đá dựng đứng.
Mọi người bỏ ra mấy chục cái thang rết, ghép, nối, xếp, treo, rồi lấy hơi tập trung trèo lên vách đá. Cứ men theo các kẽ đá mà leo lên, chỉ thấy giữa hai vách vực mây xanh thăm thẳm, cách nhau vỏn vẹn mấy bước chân, vách đá trên miệngình xanh như bức tường ngọc. Màu sắc của đá núi cũng dần sẫm hơn, xung quanh tử đằng rủ xuống khe sâu, trên thân cây nở đầy những hoa cỏ lạ lùng, lớp bùn đất trong các kẽ đá thì mọc đầy cỏ dại.
Chỗ này tiếp giáp với điểm đầu sườn núi Bắc, trên Dược khe quanh năm không thấy ánh mặt trời này càng leo lên càng bắt gặp nhiều loài cây cỏ kỳ lạ không rõ tên, điều này rất không bình thường. Lão Trần và Gà Gô đều biết thuật nhìn vết bùn phân sắc cỏ trong tìm mộ táng, chỉ cần quan sát các loài cây dại cỏ hoang trên mồ có thể đoán ra tuổi tác, thân phận, giới tính của bộ hài cốt nằm bên dưới, bất luận niên đại xa gần, thực vật sinh trưởng quanh mộ đều có điểm khác biệt. Tình trạng sinh trưởng của cây cỏ trên mộ được gọi là “mạch phần”, cách phân loại mạch hưng suy đều bắt nguồn từ tập Lăng phổ thời xưa, nói kỹ e còn phức tạp hơn cả bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy.
Ví dụ quanh mộ hoang vô chủ, ngay đến bia mộ cũng không có, nhìn vào chỉ thấy cỏ dại um tùm, nhưng trong mắt người hiểu “mạch phần” thì đám cỏ dại giản đơn ấy lại ẩn chưa rất nhiều thông tin, chẳng hạn như “cỏ trên mồ xanh xanh, trong quan là nhược quán”, hay “cỏ trên mộ mọc lung tung, dưới đất tất có người chết bệnh”, ý nói rằng nếu cỏ mọc trên nấm mồ vừa xanh vừa non, người nằm bên dưới chắc chắn là yểu mệnh chết trẻ; cỏ vàng khô xơ xác, chứng tỏ không có sức sống, người chết nằm dưới mồ nhất định là do nhiễm bệnh mà chết; xung quanh mộ phần của người khỏe mạnh cây cỏ ắt tốt tươi... đại loại như vậy, có thể kể ra vô số. Riêng cái gọi là mộ phần đã có nghĩa rất rộng, những chỗ có đất có vỏ trên nấm mồ đều thuộc về mạch phần, quy mô mộ phần dưới lòng đất càng lớn thì phạm vi mạch phần càng rộng. Nhưng trên đời này chỉ có những kẻ trộm mộ nắm chắc quyết “vọng” mới hiểu cách quan sát phân biệt.
Đám trộm trèo lên thang rết, soi đèn nhìn kỹ các loài thực vật sinh trưởng trên vách đá. Gà Gô nhìn sang hai bên, thấy cành lá cây tùng lẫn các câyây leo đều um tùm xanh tốt, rõ ràng là phần mộ của võ tướng, anh ta lại chỉ một đóa hoa màu vàng trên thân dây leo, nói với mọi người: “Đây chính là hoa mắt mèo, chỉ mọc gần mồ mả, chắc chắn trong đỉnh núi có mộ huyệt rồi.”
Lão Trần thấy mấy đóa hoa lạ quả nhiên có hình dáng giống mắt mèo, hoa cỏ nơi này sinh trưởng nhờ vào âm khí ngưng kết trong mộ cổ, nên đều thấp thoáng tỏa ra sát khí, xem ra ngôi mộ đời Nguyên kia tuy táng rất sâu nhưng rốt cuộc vẫn để lộ dấu vết. Lão xem xét một lượt vết cỏ, lại hếch mũi hít hà mùi trên Dược khe. Thuật ngửi đất trong quyết “văn” tuy dính thêm chữ “thổ” nhưng về cơ bản làm gì có ai nằm bò ra đất như loài chó mà đánh hơi từng tí một, thuật này bắt buộc phải học từ khi còn nhỏ, suốt đời kiêng cữ rượu thuốc đắng cay, hơn nữa không chỉ đơn thuần ngửi đất, mà phàm núi cao vực sâu, có nhiều mùi lạ vấn vít, lão Trần đều có thể dùng thuật Văn sơn ngửi mùi tìm mộ táng.
Những mùi thường thấy nơi thâm sơn cùng cốc gồm có ba loại, những ngọn núi không có mùi hương thì đều là núi hoang, chỉ ở nơi địa hình đặc biệt như tận cùng hai vách đá dốc đứng song song, nơi sơn khí ngưng kết, mới có thể triển khai thuật này. Mùi hương rõ rệt nhất trong núi chính là mùi khí độc, chướng khí càng độc thì mùi càng nồng, nhưng mùi khí độc thường pha lẫn mùi bụi đất, rất dễ nhận ra.
Còn có mùi hương tinh túy của các loài cây cỏ như dược thảo, dã hoa, sơn dược, thoang thoảng phảng phất, khiến người ta ngửi vào cảm thấy sảng khoái tinh thần. Mùi hương đặc biệt nhất lại là mùi mộ cổ, pha trộn giữa các mùi thủy ngân, gỗ áo quan, minh khí, tử thi và vôi bột chống thối rữa. Bên trong mộ nhất định sẽ thấy âm lạnh hôi thối, nhưng bên ngoài lẫn với mùi hoa cỏ mạch phần, nên chỉ ngửi thấy một mùi hương dìu dịu phảng phất mơ hồ, lúc gần lúc xa. Càng lại gần huyệt mộ, mùi hương lạnh lẽo này càng mạnh hơn, xen lẫn một mùi tanh đặc biệt, âm lạnh nhưng không hề khó ngửi.
Lão Trần hít một hơi thật sâu, cảm thấy trong mùi hương tươi mát ở dải Trân Châu Tản này thoang thoảng một mùi tanh nồng kỳ lạ, càng xuống sâu mùi tanh ấy lại càng nồng đậm, rất khó diễn tả, vừa ngửi một lần đã cảm thấy lạnh thấu xương tủy, thì càng khẳng định trong vách đá có giấu huyệt mộ. Chỗ này là nơi khuất nẻo bên sườn núi Bắc, nếu không phải rắp tâm tìm kiếm thì dễ gì tìm ra. Hai bên vách đá chằng chịt cổ tùng dây leo, chắc hẳn mộ đạo đã bị bịt kín, lão Trần nghĩ vậy bèn khoát tay ra hiệu, lệnh cho đám trộm mang thang rết kết thành một chiếc cầu tre bắc ngang khe núi.
Mọi người thấy đã tìm ra tung tích mộ cổ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, liền bắc cầu tre giữa hai bên vách Dược khe, từng người giẫm lên cái thang tre rung rinh, nối nhau đi xuyên qua làn sương mây, nếu không bám vào dây leo thì dùng thang rết bám vào vách đá, treo lơ lửng giữa không trung, rút dao rút rìu phạt hết cây cỏ che phủ trên Trân Châu Tản.
Dây leo cành cây đã bị phạt đứt rơi lả tả xuống đáy vực, không lâu sau mảng đá lõm vào màu máu gà đã lộ ra quá nửa, chỉ thấy trên vách đá có nhiều vết nứt lớn, vết to nhất nhét vừa một con bò, bên trong tối om không biết nông sâu thế nào, trong những vết nứt nhỏ hơn là mấy khóm cửu long bàn vảy giáp xinh xắn.
Bọn người lão Trần mừng thầm trong bụng, truyền thuyết về người Miêu trèo xuống Trân Châu Tản Dược khe hái thuốc quả nhiên là thật. Loại cửu long bàn mọc ở sườn núi Nam đều không đáng tiền, thông thường chỉ có thể đánh cảm giải độc, duy ở những khe sâu quanh năm không thấy ánh mặt trời mới có thể mọc ra loại cửu long bàn vảy giáp mỡ màng này, còn được gọi là cửu quỷ bàn, mỗi cây đáng giá ngàn vàng, có công dụng thần kỳ kéo dài tuổi thọ.
Đám trộm thấy thế thì tạm thời quên phắt chuyện mộ cổ, những kẻ ở gần vội thò tay hái thuốc, nhẹ nhàng cẩn trọng nhổ cả rễ lẫn gốc, bởi chỉ cần cửu quỷ bàn thiếu mất một cái rễ hay cái vảy thì coi như mất hết giá trị, không còn đáng tiền nữa.
Gà Gô lại hoàn toàn dửng dưng, từ trên thang tre, anh ta tung người nhảy vào khe nứt to nhất, vừa giơ tay chạm vào vách đá đã cảm thấy đầu ngón tay lạnh buốt, chính là cái lạnh chỉ có trong mộ cổ. Giơ đèn soi vào phía trong, anh ta phát hiện ra phía cuối ánh đèn chập chờn có một bóng người, tiến lên trước nửa bước, thì thấy một cái xác nam cao to đang đứng yên bất động trong khe núi hiện ra rõ ràng trước mắt. Cổ thây so vai cúi đầu nên không nhìn rõ mặt, khắp người bám đầy bụi đất, cứ nhìn lớp bụi dày đó đủ thấy cái xác này đã đứng cô độc trong khe núi rất nhiều năm không hề nhúc nhích, bộ giáp trụ trên người rõ ràng là quân phục khi lâm trận thời xưa.
Gà Gô đã quen hành sự một mình, hơn nữa lại là cao nhân to gan lớn mật trong nghề đổ đấu, anh ta không đủ kiên nhẫn chờ đám người Xả Lĩnh đang dò dẫm vơ vét đến từng tấc một, thầm nghĩ tội gì không vào trước xem sao. Nghĩ là làm, không đợi bọn người lão Trần đang ở phía sau, anh ta giơ cao cây đèn bão trên đầu, rút khẩu súng Đức từ eo ra, dùng mũi súng nâng đầu xác chết lên, định xem diện mạo nó thế nào. Không ngờ khẩu súng Đức còn chưa chạm được vào cổ thây toàn thân giáp trụ, trong động bỗng nổi lên một cơn gió lạnh cỗ cương thi rùng mình giũ khỏi lớp bụi dày, bất ngờ bổ nhào về phía trước.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng