Ma Thổi Đèn
Quyển 6 - Chương 9: Cấm kỵ khi đi biển
Từ xưa đến nay, bí thuật của Mô Kim hiệu úy đều lấy Kinh Dịch đứng đầu trong Tứ Thư Ngũ Kinh làm gốc. Bởi lẽ đó, nhìn bức điêu khắc hoàn chỉnh trong bức vẽ của giáo sư Trần từ mấy chục mảnh ngọc cổ hình thù kỳ dị vớt dưới biển lên kia: cô gái hình dạng như thủy quái đang thắp nến bói mai rùa cùng với những vết rạn trên mai rùa, tôi thấy rất giống cảnh suy diễn quẻ tượng trong Tiên thiên Bát quái. Mà Tiên thiên Bát quái lại rất có khả năng dựa trên mười sáu chữ quẻ Thiên bác đại tinh thâm, ảo diệu vô cùng, thử hỏi làm sao mà tôi không giật mình kinh hãi cho được?
Tôi vội định thần lại, cùng giáo sư Trần quay về nhà người dân chài, bới đống hàng mới mua của Võ thọt ra, định xem cho rõ vết khắc trên mai rùa ngọc ấy rốt cuộc là quẻ tượng gì, nhưng lại phát hiện những chỗ quan trọng nhất hầu hết đều đã bị nước biển xâm thực hủy hoại, bên trên còn trầm tích xác chết của các sinh vật hải sinh nhỏ li ti, chỉ dựa vào hình dáng mơ hồ ở rìa mép thì căn bản không thể nhận ra nổi. Hai chúng tôi đều không khỏi lấy làm thất vọng.
Giáo sư Trần thấy tôi nhìn chằm chằm vào bức phù điêu ngọc thẫn thờ một hồi lâu, liền vỗ nhẹ lên vai tôi nói: “Nhìn kiểu cách của hoa văn và công nghệ chế tác, thì người ngọc này phỏng chừng là vật dụng tế lễ bói toán vào thời Tây Chu nhưng ở nội địa chưa bao giờ xuất hiện văn vật nào có hình dáng tương tự như vậy, rất có khả năng đây là di vật của nước Hận Thiên, báu vật vô giá đấy, các cậu kiếm ở đâu ra thế? Sao hả? Từ quẻ tượng này có nhìn ra được gì không?” Tuy ông có kiến thức rất uyên thâm, nhưng chủ yếu chỉ nghiên cứu văn hóa Tây Vực cổ, không phải chuyên gia về Dịch học.
Tôi lắc lắc đầu, bức phù điêu này vốn là món thanh đầu chúng tôi bất ngờ thu mua được, đang tính vận chuyển về Bắc Kinh rồi tìm người ủ cho ra màu lên sắc, bán đi kiếm một mớ bộn tiền. Có điều, tôi cũng tuyệt chẳng thể ngờ nó lại ẩn giấu bí mật lớn như vậy, nếu đúng như Võ thọt kể, lúc sóng thần ập tới, có con quái vật khổng lồ nuốt được cả thuyền bè chết trên bãi biển, phù điêu ngọc này chính là lấy được trong con thuyền bất hạnh rơi vào bụng quái thú ấy, thì thực sự rất khó phán đoán được lai lịch của nó.
Nhưng tôi và giáo sư Trần đều hiểu rất rõ, ở thời An Thương, Tây Chu, thậm chí đến cả thời Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, phán quyết của giai cấp thống trị với hầu hết các sự vật đều xuất phát từ các quẻ bói được ban ra. Họ sẽ mang kết quả của nhiều lần chiêm bốc cùng với những nghiệm chứng sau khi sự việc xảy ra ghi chép lại một cách tường tận lên mai rùa. Xét ở một góc độ nào đó, trong thời kỳ này, mai rùa và chuông đồng đỉnh đồng gần như là những vật có tầm quan trọng ngang nhau. Những hoa văn trên bức ngọc điêu này có thể chứng minh niên đại của nó, cùng là giáp cốt văn và minh văn[21], nhưng thời đại khác nhau, nên cũng có những điểm bất tương đồng. Phân biệt dựa trên hình thể, thời nhà Hạ dùng dạng chữ Điểu tích triện, thời Thương lại phổ biến dùng kiểu Trùng ngư triện hơn, đến thời Tây Chu, nhất loạt đều dùng kiểu Trùng ngư đại triện, tuy rằng sau này Hán tự thống nhất, nhưng giữa các triều đại vẫn luôn tồn tại những khác biệt: thời Tần dùng Đại triện, Tiểu triện, thời Hán lại dùng Tiểu triện Lệ thư, thời Tam Quốc dùng Lệ thư, từ Lưỡng Tấn đến triều Tống lại dùng Khải thư kiêm Âm văn... có rất nhiều dấu vết có thể chứng tỏ được niên đại của bức ngọc điêu này.
Minh văn, đỉnh văn, long cốt thiên thư... đều ghi chép những chuyện lớn, hay cơ mật đại sự của một thời. Thuở đó là thời đại Chu dịch thịnh thành, nếu có thể giải được quẻ tượng mà yêu quái trong bức phù điêu này đang rọi nến xem xét, ắt sẽ tìm hiểu được thêm nhiều bí mật đã thất truyền từ lâu. Nước Hận Thiên này cơ hồ cũng tương đương với Alantis của phương Đông, vậy thì nơi ấy phải chôn giấu bao nhiêu bí mật và kho báu chứ? Thậm chí từ đây còn có khả năng vén được bức màn ảo diệu của mười sáu chữ quẻ Thiên cũng không chừng. Chỉ đáng tiếc, bức phù điêu người ngọc này bị chìm dưới đáy biển đã mấy nghìn năm, với điều kiện của chúng tôi trên đảo Miếu San Hô lúc này, khó mà bóc hết tạp vật bám trên lớp bề mặt, nên tạm thời không có cách nào biết được chân tướng của quẻ tượng trên cái mai rùa.
Giáo sư Trần nghe Shirley Dương nói dạo gần đây tôi hầu như ngày nào cũng đọc Kinh Dịch thì rất cổ vũ, nói rằng khi về Bắc Kinh nếu có thể ủ được ngọc cổ, đợi phục nguyên quẻ tượng trên mai rùa xong sẽ mời tôi tới cùng nghiên cứu.
Tôi thầm nhủ, đây vốn là hàng của bọn tôi thu mua được, sao nghe giọng ông già này như thể về đến Bắc Kinh là tôi hết việc vậy chứ? Giáo sư Trần đúng thực chẳng coi tôi là người ngoài, cứ thế trực tiếp tịch thu luôn. Một chút hàng ấy, cho ông cũng chẳng sao, có điều tôi đây học Dịch lý vốn chẳng phải vì niềm yêu thích với quốc học quốc hiếc gì hết cả. Nói về động cơ thì thật ra hơi đen tối một chút, năm xưa một quẻ “lợi thiệp đại xuyên” của Trương Doanh Xuyên quả tình khiến tôi bội phục sát đất, nếu như tôi cũng có cái tài ấy, ngày sau dẫu đi đổ đấu hay đi làm ăn buôn bán, chẳng phải đều bách chiến bách thắng hay sao? Ngoài ra, quan trọng nhất là thông qua nghiên cứu Kinh Dịch, tôi có thể hoàn thiện trình độ nhận thức đối với Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật. Có điều, trước mặt giáo sư Trần thì không thể mở miệng nói thế được. Đang vui câu chuyện, ông già lại hỏi xem tôi có tâm đắc gì với Dịch lý hay không, tôi bèn thuận miệng nói với giáo sư Trần những điều mình mới lĩnh hội được. Dĩ nhiên, trong đó có một phần không nhỏ là do Trương Doanh Xuyên giảng cho thuở trước.
Trước đây, tôi chỉ biết phong thủy mà chẳng hiểu âm dương, kỳ thực, “Dịch” chính là tổng quyết của phong thủy. Đạo phong thủy theo đuổi chính là thiên nhân hợp nhất, lại có cái lẽ âm dương vừa đối lập lại vừa thống nhất, đây cũng chính là đạo lý “luận thiên đạo mà hiểu chuyện nhân gian, thiên đạo và nhân đạo là một chỉnh thể” trong Dịch học. Con người sống ở trên đời, phải học theo trời, học theo đất. Học theo trời, có thể cường kiện khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức[22]; học theo đất, ắt trở nên rộng lượng đại độ, bao dung nhân ái, vĩnh viễn khiêm hòa, địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật[23].
Tôi cùng giáo sư Trần thảo luận về một số lý luận trong Kinh Dịch, càng về sau càng nói sâu hơn. Nhìn lại những gì chúng tôi từng trải suốt thời gian qua, xét ở một tầng ý nghĩa nào đó, mười sáu quẻ Tiên thiên cùng động quỷ ở thành cổ Tinh Tuyệt, Long cốt thiên thư, mật Phượng hoàng hẳn phải có một mối quan hệ mờ ám nào đó. Ngoài ra, bức phù điêu người ngọc này rất có thể là cổ vật của nước Hận Thiên, quẻ tượng trên đó liệu có thể nào liên quan đến hải nhãn hay không? Di chỉ của nước Hận Thiên năm xưa phải chăng đã bị nhấn chìm trong hải nhãn mất rồi? Dĩ nhiên đây chỉ là suy đoán chủ quan của tôi mà thôi, nếu không tận mắt trông thấy, đại khái chắc cũng chẳng ai có thể nói rõ ràng được.
Giáo sư Trần lại dặn dò thêm: “Lần này ra biển tìm kiếm Tần Vương Chiếu Cốt kính, tìm được dĩ nhiên là tốt nhất, không tìm được thì cũng chớ nên mạo hiểm tiếp cận hải nhãn ở vùng biển vực xoáy San Hô ấy. Trong sách xưa chép rằng, ‘hải nhãn giả, Quy Khư dã’[24], bị hút vào đó thì đừng hòng nghĩ đến chuyện trở ra nữa. Chẳng ai biết được năm xưa người dân nước Hận Thiên đã gặp phải tai họa hủy diệt gì, chẳng may các cậu có chuyện...”
Tôi vội ngắt lời ông: “Bác cứ yên tâm, lần này chúng cháu ra biển làm nhiệm vụ, mục đích chính là tìm lại quốc bảo trong con tàu đắm, tiện thể mò ngọc trai về bán kiếm chút tiền vốn, đâu phải đội cảm tử biết chết mà vẫn cắm đầu lao vào, chuyện gì mạo hiểm quá chúng cháu tuyệt đối không làm đâu.” Nói chuyện dông dài, trời sáng lúc nào chẳng hay, theo kế hoạch đã định, sáng sớm chúng tôi sẽ ra biển, vậy là tôi dứt khoát không ngủ luôn, chạy sang hô hào bọn Tuyền béo dậy chuẩn bị hành trang lên đường.
Hôm nay chính là ngày hoàng đạo để ra khơi, cần phải tế hải thần trước rồi mới có thể lên đường. Không chỉ tàu Chĩa Ba của chúng tôi, những tàu thuyền đánh cá khác cũng đều ra khơi tác nghiệp. Sau nhiều ngày chuẩn bị và chờ đợi, cuối cùng đến lúc lên tàu ra khơi, người nào người nấy đều phấn chấn tinh thần, không ai nén nổi cảm giác kích động trong lòng.
Nguyễn Hắc là dân mò ngọc chuyên nghiệp, kinh nghiệm phong phú, trước khi ra khơi đã nhắc nhở chúng tôi rất nhiều quy củ của dân biển địa phương. Những cấm kỵ của dân chài và dân mò ngọc chẳng hề ít hơn quy củ của nghệ nhân đổ đấu chúng tôi chút nào, mà tập tục cũng kỳ dị chẳng kém: kỵ nhất là nói ra những chữ kiểu như lật, đổ, mắc... trên tàu đang ra khơi, người nào dám nhắc đến những chữ ấy, thuyền trưởng có quyền ném xuống biển cho cá ăn. Nếu lái thuyền buồm, thì vì chữ “buồm” (phàm) đồng âm với chữ “lật” (phiên), nên dân chài và dân mò ngọc đều gọi trại đi thành thuyền bồng, đồng thời nhất loạt đổi “buồm” thành “bồng”, giương buồm lên thì gọi thành “kéo bồng” hoặc “mở bồng”.
Thời gian lâu dần, đã trở thành thói quen thâm căn cố đế, dù ở trên biển hay về nhà cũng đều nhất loạt không nhắc tới những chữ ấy, coi như trên đời chưa từng có chữ nào như thế cả. Ngoài ra, khi ở trên tàu, tuyệt đối không được huýt sáo, đây là điều kỵ của dân chài và dân mò ngọc. Đồng thời, những người đi trục vớt còn kỵ việc chắp tay sau lưng trên boong thuyền, vì chắp tay sau lưng là có ý “đánh lưới ngược”[25], chẳng có thu hoạch gì. Chẳng những thế, còn không được ngồi trên cột buồm chính, không được ngồi ở mũi thuyền... tóm lại là các loại quy củ cấm đoán nhiều không kể xiết.
Hồi ở Phúc Kiến, tôi và Tuyền béo cũng từng theo tàu ra biển mấy lần, nên tỏ ra hết sức tôn trọng những quy củ này, kỳ thực chẳng buồn để tâm mấy. Nhân lúc thuyền trưởng không để ý, tôi và cậu ta còn cố tình ngồi lên cột chính trên boong thuyền, vậy mà chẳng thấy gặp phải sự cố gì. Có điều, không có quy củ thì chẳng ra thể thống gì, vả lại mấy quy củ của ngành hàng hải này đại khái cũng tương tự như quy định “gà gáy đèn tắt không mò vàng” của Mô Kim hiệu úy vậy thôi, chỉ là để tăng thêm hệ số an toàn chứ chẳng có ý hại người gì cả.
Shirley Dương lại có một đống những quy củ mê tín của hải quân Mỹ. Vẫn cứ nói nước Mỹ khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỳ thực nếu luận về trình độ mê tín, cũng chẳng thua kém đám dân chài quê mùa này chút nào, vả lại, quy củ của họ lại còn quái đản ly kỳ, thậm chí còn có cả điều lệ quy định xô nước cọ boong tàu phải đặt như thế nào nữa.
Vì văn hóa khác nhau, quy củ khi tàu đi trên biển cũng bất đồng. Có điều, đám chúng tôi đến từ ngũ hồ tứ hải, vì một mục tiêu chung mà tập hợp, tất không thể không đặt ra các biện pháp thỏa hiệp, bằng không bao nhiêu cấm kỵ từ khắp các miền Đông Tây Nam Bắc cùng tập trung cả trên con tàu bé tẹo teo, mọi hành động hẳn phải bóp chết từ trong trứng nước.
Nhưng có một số chuyện không tin cũng không được, nhiều điều cấm kỵ đã tồn tại bao nhiêu năm như vậy, ắt hẳn phải có nguyên nhân và giá trị riêng, chẳng thể làm ngơ coi như không có. Cuối cùng, sau một hồi tranh cãi bàn bạc, mỗi bên đành nhường một bước, quyết định không được nói những từ ngữ không may mắn kiểu như “lật, đổ, mắc...”, tôn kính Long vương, bái lạy Mẹ tổ, còn bao nhiêu cấm kỵ khác miễn được thì miễn hết. Chỉ vậy thôi cũng đủ khiến người ta phát mệt, đặc biệt là chúng tôi đã quen mở mồm ra là đổ đấu nọ đổ đấu kia rồi, giờ cứ phải cân nhắc lời ăn tiếng nói thật nhức cả đầu.
Theo ý Shirley Dương, tôi để Nguyễn Hắc làm thuyền trưởng, cùng Minh Thúc thay nhau giữ bánh lái. Trong quãng hành trình trước khi đến gần vùng biển vực xoáy San Hô, họ sẽ áp dụng những phương thức truyền thống đáng tin cậy để xác định phương hướng: chủ yếu chỉ sử dụng các công cụ truyền thống như hải đồ, la bàn, máy kinh vĩ, máy đo tốc độ..., cố gắng không dùng đến các thiết bị điện tử hiện đại nhưng dễ bị gây nhiễu. Minh Thúc và Nguyễn Hắc đều có thể dựa vào hướng chảy của các dòng biển phán đoán một cách đại thể tuyến đường cần phải đi. Những con sói biển kinh nghiệm phong phú đều biết, do địa hình đáy biển khác nhau, những dòng chảy dưới biển tự nhiên cũng phân thành nhiều nhánh, người thủy thủ chỉ cần ném phao tiêu là có thể quan sát được hướng chảy của dòng biển, không khó khăn gì, cộng với thời tiết cực kỳ lý tưởng, sóng yên gió lặng nên mấy ngày đầu tiên chắc không có gì đáng lo lắng. Khi la bàn bắt đầu không còn tác dụng, đồng thời không thể dựa vào trăng sao để xác định phương hướng, sẽ đến lúc thuật Ban Sơn Trấn Hải của Shirley Dương dụng võ.
Cả bọn đều có kinh nghiệm ra biển, sóng to gió lớn từng gặp khá nhiều, dù sóng biển nhồi cho con tàu dập dềnh lên xuống, không đến nỗi có người bị say sóng nôn mửa. Chỉ là, biển lớn mênh mông chẳng thấy bờ bến gì, sau khi ra khơi, bốn phía ngăn ngắt trời xanh biển biếc vô tận, đến một bóng chim cũng hiếm hoi, không khỏi làm người ta cảm thấy buồn chán. Con tàu Chĩa Ba này tuy không lớn lắm, nhưng cũng chia làm ba tầng. Tầng giữa và dưới boong tàu ngăn ba, trước, sau, giữa tổng cộng năm khoang. Khoang sau lớn nhất, chứa đầy các loại rương hòm đồ tiếp tế và nước ngọt. Khoang giữa và khoang trước đều có hai bên trái phải. Trong đó, khoang giữa lớn được dùng làm phòng ăn chung. Bình thường, cả bọn ngoài những lúc lên boong tàu cho thoáng khí, hầu hết thời gian đều ở trong khoang này, cả hai khẩu thủy thần pháo cũng đặt trong khoang này nốt. Loại súng pháo cổ lỗ sĩ này không phải dùng để đối phó với hải tặc, mà có thể dùng để oanh kích xua đuổi những con cá khổng lồ thình lình dưới đáy biển trồi lên, tránh để chúng làm lật tàu. Giữa các khoang tàu đều có ống truyền âm, đó là một hệ thống ống đồng nối tất cả các phòng lại với nhau, để liên lạc được nhanh chóng. Những khoang tàu còn lại chất đầy nhiên liệu và đồ đạc, chật cứng hết cả chỗ thở. Trên boong và trong khoang đều chật hẹp, lênh đênh một thời gian, cả bọn không khỏi cảm thấy nhạt nhẽo bứt rứt.
Cách giải quyết duy nhất chính là uống rượu. Những thủy thủ dạn dày kinh nghiệm chạy tàu hiếm có người nào không thích nhậu nhẹt. Minh Thúc bình thường hiếm khi uống rượu bừa bãi, nhưng một khi đã cầm bánh lái là trên tay phải có chai rượu trắng, đây là thói quen từ nhiều năm nay của lão. Vả lại, lão này hễ uống là say, say rồi là bắt đầu nói nhiều, cứ như thể biến thành một con người khác. Mỗi lần như vậy, lão lại ba hoa bốc phét về những thành bại được mất ở đời, ngôn từ nghe rất khảng khái hùng hồn, trên trời dưới biển, không sót thứ gì. Nhưng lần nào cũng vậy, cứ đến cuối cùng là lão ta lại tán chuyện năm xưa xuống Nam Dương, đã bao lần trải qua sóng to gió lớn mà vẫn trở về từ cõi chết, rồi tự vỗ ngực xưng là “sói biển” bình sinh chưa nếm mùi thất bại.
Ngày hôm ấy, tôi thực không thể chịu nổi lại phải nghe lão Minh Thúc đó bốc phét nữa, nhưng cũng không muốn về ôm đầu đi ngủ, thấy Tuyền béo đang đứng ở mũi tàu giơ ống nhòm hướng về phía biển trời tiếp giáp nhìn rất chăm chú, cứ tưởng có gì hay ho, liền bước đến hỏi có phải cậu ta phát hiện ra thứ gì hay không. Nhưng Tuyền béo cứ trố mắt ra nhìn đến bần thần cả người, chẳng thèm trả lời tôi. Tôi thấy vậy cũng giương ống nhòm lên nhìn về phía đó, tính kiểm tra xem rốt cuộc có phải dưới biển xuất hiện mỹ nhân ngư tắm truồng hay không mà cu cậu chăm chú thế.
Tôi vội định thần lại, cùng giáo sư Trần quay về nhà người dân chài, bới đống hàng mới mua của Võ thọt ra, định xem cho rõ vết khắc trên mai rùa ngọc ấy rốt cuộc là quẻ tượng gì, nhưng lại phát hiện những chỗ quan trọng nhất hầu hết đều đã bị nước biển xâm thực hủy hoại, bên trên còn trầm tích xác chết của các sinh vật hải sinh nhỏ li ti, chỉ dựa vào hình dáng mơ hồ ở rìa mép thì căn bản không thể nhận ra nổi. Hai chúng tôi đều không khỏi lấy làm thất vọng.
Giáo sư Trần thấy tôi nhìn chằm chằm vào bức phù điêu ngọc thẫn thờ một hồi lâu, liền vỗ nhẹ lên vai tôi nói: “Nhìn kiểu cách của hoa văn và công nghệ chế tác, thì người ngọc này phỏng chừng là vật dụng tế lễ bói toán vào thời Tây Chu nhưng ở nội địa chưa bao giờ xuất hiện văn vật nào có hình dáng tương tự như vậy, rất có khả năng đây là di vật của nước Hận Thiên, báu vật vô giá đấy, các cậu kiếm ở đâu ra thế? Sao hả? Từ quẻ tượng này có nhìn ra được gì không?” Tuy ông có kiến thức rất uyên thâm, nhưng chủ yếu chỉ nghiên cứu văn hóa Tây Vực cổ, không phải chuyên gia về Dịch học.
Tôi lắc lắc đầu, bức phù điêu này vốn là món thanh đầu chúng tôi bất ngờ thu mua được, đang tính vận chuyển về Bắc Kinh rồi tìm người ủ cho ra màu lên sắc, bán đi kiếm một mớ bộn tiền. Có điều, tôi cũng tuyệt chẳng thể ngờ nó lại ẩn giấu bí mật lớn như vậy, nếu đúng như Võ thọt kể, lúc sóng thần ập tới, có con quái vật khổng lồ nuốt được cả thuyền bè chết trên bãi biển, phù điêu ngọc này chính là lấy được trong con thuyền bất hạnh rơi vào bụng quái thú ấy, thì thực sự rất khó phán đoán được lai lịch của nó.
Nhưng tôi và giáo sư Trần đều hiểu rất rõ, ở thời An Thương, Tây Chu, thậm chí đến cả thời Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, phán quyết của giai cấp thống trị với hầu hết các sự vật đều xuất phát từ các quẻ bói được ban ra. Họ sẽ mang kết quả của nhiều lần chiêm bốc cùng với những nghiệm chứng sau khi sự việc xảy ra ghi chép lại một cách tường tận lên mai rùa. Xét ở một góc độ nào đó, trong thời kỳ này, mai rùa và chuông đồng đỉnh đồng gần như là những vật có tầm quan trọng ngang nhau. Những hoa văn trên bức ngọc điêu này có thể chứng minh niên đại của nó, cùng là giáp cốt văn và minh văn[21], nhưng thời đại khác nhau, nên cũng có những điểm bất tương đồng. Phân biệt dựa trên hình thể, thời nhà Hạ dùng dạng chữ Điểu tích triện, thời Thương lại phổ biến dùng kiểu Trùng ngư triện hơn, đến thời Tây Chu, nhất loạt đều dùng kiểu Trùng ngư đại triện, tuy rằng sau này Hán tự thống nhất, nhưng giữa các triều đại vẫn luôn tồn tại những khác biệt: thời Tần dùng Đại triện, Tiểu triện, thời Hán lại dùng Tiểu triện Lệ thư, thời Tam Quốc dùng Lệ thư, từ Lưỡng Tấn đến triều Tống lại dùng Khải thư kiêm Âm văn... có rất nhiều dấu vết có thể chứng tỏ được niên đại của bức ngọc điêu này.
Minh văn, đỉnh văn, long cốt thiên thư... đều ghi chép những chuyện lớn, hay cơ mật đại sự của một thời. Thuở đó là thời đại Chu dịch thịnh thành, nếu có thể giải được quẻ tượng mà yêu quái trong bức phù điêu này đang rọi nến xem xét, ắt sẽ tìm hiểu được thêm nhiều bí mật đã thất truyền từ lâu. Nước Hận Thiên này cơ hồ cũng tương đương với Alantis của phương Đông, vậy thì nơi ấy phải chôn giấu bao nhiêu bí mật và kho báu chứ? Thậm chí từ đây còn có khả năng vén được bức màn ảo diệu của mười sáu chữ quẻ Thiên cũng không chừng. Chỉ đáng tiếc, bức phù điêu người ngọc này bị chìm dưới đáy biển đã mấy nghìn năm, với điều kiện của chúng tôi trên đảo Miếu San Hô lúc này, khó mà bóc hết tạp vật bám trên lớp bề mặt, nên tạm thời không có cách nào biết được chân tướng của quẻ tượng trên cái mai rùa.
Giáo sư Trần nghe Shirley Dương nói dạo gần đây tôi hầu như ngày nào cũng đọc Kinh Dịch thì rất cổ vũ, nói rằng khi về Bắc Kinh nếu có thể ủ được ngọc cổ, đợi phục nguyên quẻ tượng trên mai rùa xong sẽ mời tôi tới cùng nghiên cứu.
Tôi thầm nhủ, đây vốn là hàng của bọn tôi thu mua được, sao nghe giọng ông già này như thể về đến Bắc Kinh là tôi hết việc vậy chứ? Giáo sư Trần đúng thực chẳng coi tôi là người ngoài, cứ thế trực tiếp tịch thu luôn. Một chút hàng ấy, cho ông cũng chẳng sao, có điều tôi đây học Dịch lý vốn chẳng phải vì niềm yêu thích với quốc học quốc hiếc gì hết cả. Nói về động cơ thì thật ra hơi đen tối một chút, năm xưa một quẻ “lợi thiệp đại xuyên” của Trương Doanh Xuyên quả tình khiến tôi bội phục sát đất, nếu như tôi cũng có cái tài ấy, ngày sau dẫu đi đổ đấu hay đi làm ăn buôn bán, chẳng phải đều bách chiến bách thắng hay sao? Ngoài ra, quan trọng nhất là thông qua nghiên cứu Kinh Dịch, tôi có thể hoàn thiện trình độ nhận thức đối với Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật. Có điều, trước mặt giáo sư Trần thì không thể mở miệng nói thế được. Đang vui câu chuyện, ông già lại hỏi xem tôi có tâm đắc gì với Dịch lý hay không, tôi bèn thuận miệng nói với giáo sư Trần những điều mình mới lĩnh hội được. Dĩ nhiên, trong đó có một phần không nhỏ là do Trương Doanh Xuyên giảng cho thuở trước.
Trước đây, tôi chỉ biết phong thủy mà chẳng hiểu âm dương, kỳ thực, “Dịch” chính là tổng quyết của phong thủy. Đạo phong thủy theo đuổi chính là thiên nhân hợp nhất, lại có cái lẽ âm dương vừa đối lập lại vừa thống nhất, đây cũng chính là đạo lý “luận thiên đạo mà hiểu chuyện nhân gian, thiên đạo và nhân đạo là một chỉnh thể” trong Dịch học. Con người sống ở trên đời, phải học theo trời, học theo đất. Học theo trời, có thể cường kiện khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức[22]; học theo đất, ắt trở nên rộng lượng đại độ, bao dung nhân ái, vĩnh viễn khiêm hòa, địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật[23].
Tôi cùng giáo sư Trần thảo luận về một số lý luận trong Kinh Dịch, càng về sau càng nói sâu hơn. Nhìn lại những gì chúng tôi từng trải suốt thời gian qua, xét ở một tầng ý nghĩa nào đó, mười sáu quẻ Tiên thiên cùng động quỷ ở thành cổ Tinh Tuyệt, Long cốt thiên thư, mật Phượng hoàng hẳn phải có một mối quan hệ mờ ám nào đó. Ngoài ra, bức phù điêu người ngọc này rất có thể là cổ vật của nước Hận Thiên, quẻ tượng trên đó liệu có thể nào liên quan đến hải nhãn hay không? Di chỉ của nước Hận Thiên năm xưa phải chăng đã bị nhấn chìm trong hải nhãn mất rồi? Dĩ nhiên đây chỉ là suy đoán chủ quan của tôi mà thôi, nếu không tận mắt trông thấy, đại khái chắc cũng chẳng ai có thể nói rõ ràng được.
Giáo sư Trần lại dặn dò thêm: “Lần này ra biển tìm kiếm Tần Vương Chiếu Cốt kính, tìm được dĩ nhiên là tốt nhất, không tìm được thì cũng chớ nên mạo hiểm tiếp cận hải nhãn ở vùng biển vực xoáy San Hô ấy. Trong sách xưa chép rằng, ‘hải nhãn giả, Quy Khư dã’[24], bị hút vào đó thì đừng hòng nghĩ đến chuyện trở ra nữa. Chẳng ai biết được năm xưa người dân nước Hận Thiên đã gặp phải tai họa hủy diệt gì, chẳng may các cậu có chuyện...”
Tôi vội ngắt lời ông: “Bác cứ yên tâm, lần này chúng cháu ra biển làm nhiệm vụ, mục đích chính là tìm lại quốc bảo trong con tàu đắm, tiện thể mò ngọc trai về bán kiếm chút tiền vốn, đâu phải đội cảm tử biết chết mà vẫn cắm đầu lao vào, chuyện gì mạo hiểm quá chúng cháu tuyệt đối không làm đâu.” Nói chuyện dông dài, trời sáng lúc nào chẳng hay, theo kế hoạch đã định, sáng sớm chúng tôi sẽ ra biển, vậy là tôi dứt khoát không ngủ luôn, chạy sang hô hào bọn Tuyền béo dậy chuẩn bị hành trang lên đường.
Hôm nay chính là ngày hoàng đạo để ra khơi, cần phải tế hải thần trước rồi mới có thể lên đường. Không chỉ tàu Chĩa Ba của chúng tôi, những tàu thuyền đánh cá khác cũng đều ra khơi tác nghiệp. Sau nhiều ngày chuẩn bị và chờ đợi, cuối cùng đến lúc lên tàu ra khơi, người nào người nấy đều phấn chấn tinh thần, không ai nén nổi cảm giác kích động trong lòng.
Nguyễn Hắc là dân mò ngọc chuyên nghiệp, kinh nghiệm phong phú, trước khi ra khơi đã nhắc nhở chúng tôi rất nhiều quy củ của dân biển địa phương. Những cấm kỵ của dân chài và dân mò ngọc chẳng hề ít hơn quy củ của nghệ nhân đổ đấu chúng tôi chút nào, mà tập tục cũng kỳ dị chẳng kém: kỵ nhất là nói ra những chữ kiểu như lật, đổ, mắc... trên tàu đang ra khơi, người nào dám nhắc đến những chữ ấy, thuyền trưởng có quyền ném xuống biển cho cá ăn. Nếu lái thuyền buồm, thì vì chữ “buồm” (phàm) đồng âm với chữ “lật” (phiên), nên dân chài và dân mò ngọc đều gọi trại đi thành thuyền bồng, đồng thời nhất loạt đổi “buồm” thành “bồng”, giương buồm lên thì gọi thành “kéo bồng” hoặc “mở bồng”.
Thời gian lâu dần, đã trở thành thói quen thâm căn cố đế, dù ở trên biển hay về nhà cũng đều nhất loạt không nhắc tới những chữ ấy, coi như trên đời chưa từng có chữ nào như thế cả. Ngoài ra, khi ở trên tàu, tuyệt đối không được huýt sáo, đây là điều kỵ của dân chài và dân mò ngọc. Đồng thời, những người đi trục vớt còn kỵ việc chắp tay sau lưng trên boong thuyền, vì chắp tay sau lưng là có ý “đánh lưới ngược”[25], chẳng có thu hoạch gì. Chẳng những thế, còn không được ngồi trên cột buồm chính, không được ngồi ở mũi thuyền... tóm lại là các loại quy củ cấm đoán nhiều không kể xiết.
Hồi ở Phúc Kiến, tôi và Tuyền béo cũng từng theo tàu ra biển mấy lần, nên tỏ ra hết sức tôn trọng những quy củ này, kỳ thực chẳng buồn để tâm mấy. Nhân lúc thuyền trưởng không để ý, tôi và cậu ta còn cố tình ngồi lên cột chính trên boong thuyền, vậy mà chẳng thấy gặp phải sự cố gì. Có điều, không có quy củ thì chẳng ra thể thống gì, vả lại mấy quy củ của ngành hàng hải này đại khái cũng tương tự như quy định “gà gáy đèn tắt không mò vàng” của Mô Kim hiệu úy vậy thôi, chỉ là để tăng thêm hệ số an toàn chứ chẳng có ý hại người gì cả.
Shirley Dương lại có một đống những quy củ mê tín của hải quân Mỹ. Vẫn cứ nói nước Mỹ khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỳ thực nếu luận về trình độ mê tín, cũng chẳng thua kém đám dân chài quê mùa này chút nào, vả lại, quy củ của họ lại còn quái đản ly kỳ, thậm chí còn có cả điều lệ quy định xô nước cọ boong tàu phải đặt như thế nào nữa.
Vì văn hóa khác nhau, quy củ khi tàu đi trên biển cũng bất đồng. Có điều, đám chúng tôi đến từ ngũ hồ tứ hải, vì một mục tiêu chung mà tập hợp, tất không thể không đặt ra các biện pháp thỏa hiệp, bằng không bao nhiêu cấm kỵ từ khắp các miền Đông Tây Nam Bắc cùng tập trung cả trên con tàu bé tẹo teo, mọi hành động hẳn phải bóp chết từ trong trứng nước.
Nhưng có một số chuyện không tin cũng không được, nhiều điều cấm kỵ đã tồn tại bao nhiêu năm như vậy, ắt hẳn phải có nguyên nhân và giá trị riêng, chẳng thể làm ngơ coi như không có. Cuối cùng, sau một hồi tranh cãi bàn bạc, mỗi bên đành nhường một bước, quyết định không được nói những từ ngữ không may mắn kiểu như “lật, đổ, mắc...”, tôn kính Long vương, bái lạy Mẹ tổ, còn bao nhiêu cấm kỵ khác miễn được thì miễn hết. Chỉ vậy thôi cũng đủ khiến người ta phát mệt, đặc biệt là chúng tôi đã quen mở mồm ra là đổ đấu nọ đổ đấu kia rồi, giờ cứ phải cân nhắc lời ăn tiếng nói thật nhức cả đầu.
Theo ý Shirley Dương, tôi để Nguyễn Hắc làm thuyền trưởng, cùng Minh Thúc thay nhau giữ bánh lái. Trong quãng hành trình trước khi đến gần vùng biển vực xoáy San Hô, họ sẽ áp dụng những phương thức truyền thống đáng tin cậy để xác định phương hướng: chủ yếu chỉ sử dụng các công cụ truyền thống như hải đồ, la bàn, máy kinh vĩ, máy đo tốc độ..., cố gắng không dùng đến các thiết bị điện tử hiện đại nhưng dễ bị gây nhiễu. Minh Thúc và Nguyễn Hắc đều có thể dựa vào hướng chảy của các dòng biển phán đoán một cách đại thể tuyến đường cần phải đi. Những con sói biển kinh nghiệm phong phú đều biết, do địa hình đáy biển khác nhau, những dòng chảy dưới biển tự nhiên cũng phân thành nhiều nhánh, người thủy thủ chỉ cần ném phao tiêu là có thể quan sát được hướng chảy của dòng biển, không khó khăn gì, cộng với thời tiết cực kỳ lý tưởng, sóng yên gió lặng nên mấy ngày đầu tiên chắc không có gì đáng lo lắng. Khi la bàn bắt đầu không còn tác dụng, đồng thời không thể dựa vào trăng sao để xác định phương hướng, sẽ đến lúc thuật Ban Sơn Trấn Hải của Shirley Dương dụng võ.
Cả bọn đều có kinh nghiệm ra biển, sóng to gió lớn từng gặp khá nhiều, dù sóng biển nhồi cho con tàu dập dềnh lên xuống, không đến nỗi có người bị say sóng nôn mửa. Chỉ là, biển lớn mênh mông chẳng thấy bờ bến gì, sau khi ra khơi, bốn phía ngăn ngắt trời xanh biển biếc vô tận, đến một bóng chim cũng hiếm hoi, không khỏi làm người ta cảm thấy buồn chán. Con tàu Chĩa Ba này tuy không lớn lắm, nhưng cũng chia làm ba tầng. Tầng giữa và dưới boong tàu ngăn ba, trước, sau, giữa tổng cộng năm khoang. Khoang sau lớn nhất, chứa đầy các loại rương hòm đồ tiếp tế và nước ngọt. Khoang giữa và khoang trước đều có hai bên trái phải. Trong đó, khoang giữa lớn được dùng làm phòng ăn chung. Bình thường, cả bọn ngoài những lúc lên boong tàu cho thoáng khí, hầu hết thời gian đều ở trong khoang này, cả hai khẩu thủy thần pháo cũng đặt trong khoang này nốt. Loại súng pháo cổ lỗ sĩ này không phải dùng để đối phó với hải tặc, mà có thể dùng để oanh kích xua đuổi những con cá khổng lồ thình lình dưới đáy biển trồi lên, tránh để chúng làm lật tàu. Giữa các khoang tàu đều có ống truyền âm, đó là một hệ thống ống đồng nối tất cả các phòng lại với nhau, để liên lạc được nhanh chóng. Những khoang tàu còn lại chất đầy nhiên liệu và đồ đạc, chật cứng hết cả chỗ thở. Trên boong và trong khoang đều chật hẹp, lênh đênh một thời gian, cả bọn không khỏi cảm thấy nhạt nhẽo bứt rứt.
Cách giải quyết duy nhất chính là uống rượu. Những thủy thủ dạn dày kinh nghiệm chạy tàu hiếm có người nào không thích nhậu nhẹt. Minh Thúc bình thường hiếm khi uống rượu bừa bãi, nhưng một khi đã cầm bánh lái là trên tay phải có chai rượu trắng, đây là thói quen từ nhiều năm nay của lão. Vả lại, lão này hễ uống là say, say rồi là bắt đầu nói nhiều, cứ như thể biến thành một con người khác. Mỗi lần như vậy, lão lại ba hoa bốc phét về những thành bại được mất ở đời, ngôn từ nghe rất khảng khái hùng hồn, trên trời dưới biển, không sót thứ gì. Nhưng lần nào cũng vậy, cứ đến cuối cùng là lão ta lại tán chuyện năm xưa xuống Nam Dương, đã bao lần trải qua sóng to gió lớn mà vẫn trở về từ cõi chết, rồi tự vỗ ngực xưng là “sói biển” bình sinh chưa nếm mùi thất bại.
Ngày hôm ấy, tôi thực không thể chịu nổi lại phải nghe lão Minh Thúc đó bốc phét nữa, nhưng cũng không muốn về ôm đầu đi ngủ, thấy Tuyền béo đang đứng ở mũi tàu giơ ống nhòm hướng về phía biển trời tiếp giáp nhìn rất chăm chú, cứ tưởng có gì hay ho, liền bước đến hỏi có phải cậu ta phát hiện ra thứ gì hay không. Nhưng Tuyền béo cứ trố mắt ra nhìn đến bần thần cả người, chẳng thèm trả lời tôi. Tôi thấy vậy cũng giương ống nhòm lên nhìn về phía đó, tính kiểm tra xem rốt cuộc có phải dưới biển xuất hiện mỹ nhân ngư tắm truồng hay không mà cu cậu chăm chú thế.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng