Ma Thổi Đèn
Quyển 6 - Chương 23: Khinh núi chớ khinh biển
Cơn mưa lớn ầm ầm trút xuống mặt biển, bọn chúng tôi mặc áo mưa đứng trên boong tàu nhìn Minh Thúc tay cầm dao lưỡi cong chạm đầu rồng, xoèn xoẹt đưa qua đưa lại trên vỏ con trai khổng lồ. Dân mò ngọc thời xưa chỉ biết dựa vào nghề xuống biển tìm ngọc trai để mưu sinh, thường tự xem mình là đồng loại với giống ngư long, sở dĩ cũng vì nghề mò ngọc quá nguy hiểm, muốn ghép thêm chữ “long” vào để các loài cá dữ dưới biển không làm hại. Con dao này chuyên dùng giết trai lấy ngọc, cũng có tác dụng chiến đấu lúc lặn dưới nước, được gọi là “long hồ đao”, nhưng vì thời xưa chỉ có hoàng đế mới được ví với “long”, dân mò ngọc dùng chữ “long” là đã phạm húy, nên người bên ngoài đều không biết đến danh xưng này, mà bọn họ cũng không bao giờ dám cho người khác xem long hồ đao của mình.
Ông cậu của Minh Thúc năm xưa xuất thân từ dân mò ngọc, vì vậy lão ta rất quen thuộc với các loại tập tục cũng như tiếng lóng của hạng người này. Tôi và Tuyền béo thấy lão ta cứ cầm con dao chọc chọc cái vỏ trai, lẩm bà lẩm bẩm đọc bùa chú cứ như lão thầy cúng đang làm pháp sự siêu độ trước khi hành hình người ta, đều lấy làm tức cười.
Minh Thúc lại quở trách chúng tôi không hiểu cái sự lợi hại bên trong, đổ đấu và mò ngọc đều là nghề truyền thống, ngành nào chẳng có quy tắc riêng. Quy tắc hành nghề đổ đấu có vô số, chẳng ai tránh khỏi phạm phải một hai điều, nhưng, phạm thì cứ phạm, chỉ cần mạng lớn phước lớn, chưa chắc đã phải mất mạng. Riêng nguy hiểm mà dân mò ngọc phải đối mặt ở trên biển so với Mô Kim hiệu úy lên núi đào mồ trộm mả thì lớn hơn không biết bao nhiêu lần mà kể. Thường có câu, “khinh núi chớ khinh biển, lừa trời đừng dối biển”, mộ cổ trong núi niên đại cổ xưa đến mấy cũng chưa chắc đã bằng tuổi thọ của một số loài thủy tộc dưới đáy biển sâu. Nếu không có lòng kính sợ biển cả, ở trên biển mà cứ tùy tiện vọng động thì có mười cái mạng cũng không đủ mà chết. Trên đời này, kẻ làm nghề chạy tàu đánh cá mò ngọc nhiều như lông trâu, vậy mà nào có ai dám bất kính với hải thần đâu.
Tôi thì không cho là vậy, kinh nghiệm mấy năm làm Mô Kim hiệu úy cho tôi biết, quy củ “gà gáy đèn tắt không mò vàng” của Mô Kim hiệu úy tuyệt đối chẳng phải thứ mê tín dị đoan gì, chẳng qua là đám người phàm tục không hiểu được ý tứ cốt lõi của nó nên mới hiểu lầm mà thôi. Có điều, lúc này cũng không tiện nói nhiều, tôi chỉ nhắc Minh Thúc mau ra tay để mọi người xem thử, bên trong rốt cuộc có phải đang ẩn náu một con trai thành tinh đáng ghét chuyên lừa gạt những tình cảm tốt đẹp của nhân dân lao động hay không?
Shirley Dương không muốn nhìn thấy cảnh đổ máu, bèn đi ra phía mũi tàu tiếp ứng cho thầy trò nhà Nguyễn Hắc. Trước lúc đi, cô gọi tôi lại: “Anh Nhất, chúng ta ra chỗ mũi tàu kia được không? Tôi có mấy câu muốn nói với anh.”
Tôi thầm than không ổn, chắc chắn là thằng Tuyền béo vừa nãy nhỡ mồm, giờ Shirley Dương muốn truy vấn tôi xem rửa tay với rửa chân có gì khác biệt đây. Tôi sợ nhất cô nhắc đến chuyện này, vội tóm lấy một sợi dây trói con trai ăn thịt người trên boong sau, lắc đầu nguầy nguậy nói: “Minh Thúc với Tuyền béo làm sao xử lý được con trai to vật thế này? Tôi phải giúp bọn họ một tay, có nói gì thì nói ở đây cũng được, giờ có chết tôi cũng không đi đâu hết cả.”
Shirley Dương nhìn tôi với ánh mắt thất vọng, rồi một mình đội mưa ra chỗ mũi tàu. Tôi nhìn theo bóng lưng cô mà thở phào nhẹ nhõm, xem chừng cái bùa Mô Kim này của tôi rốt cuộc cũng không giữ được rồi, có điều, chỉ cần lần này kiếm được đủ vốn liếng, sang Mỹ làm ăn nghiêm chỉnh tử tế thật thà cũng được. Dù gì trên đời này cũng còn bao nhiêu người cần tôi nuôi sống, thiếu gì thì thiếu, chứ tuyệt không thể thiếu tiền, chỗ khó của mình cũng chỉ có mình biết mà thôi.
Nghĩ đến ánh mắt của những đồng đội hy sinh ngay bên cạnh mình nơi tiền tuyến, người nhà của họ ở quê vẫn sống nghèo sống khổ qua ngày, tôi làm sao an tâm mà đi cho đành? Đầu óc tôi rối loạn mất một lúc, đợi khi định thần lại thì Minh Thúc đã niệm xong bài chú dài dằng dặc của lão, giờ đang dùng lưỡi dao cong nạy khớp nối giữa hai mảnh vỏ trai, nghe phát ra những tiếng trong vắt, như thể theo một tiết tấu nhất định nào đó, con trai khổng lồ đã bị thôi miên, khe khẽ nhích động, không ngờ hai nửa vỏ lại có thể tự tách ra một khe hở nhỏ.
Tôi và Tuyền béo nhìn mà chỉ biết há hốc miệng, mãi hồi lâu mới ngậm lại được: “Chiêu này không ngờ lại có công dụng không khác gì bài ‘Khai quan chú’ đã thất truyền nhiều năm của Mô Kim hiệu úy, nghe nói, gặp phải quan đồng quách sắt gì cũng chỉ cần niệm đủ trăm lần bài ‘Khai quan chú’ ấy, không cần động tay động chân cũng có thể thăng quan phát tài rồi. Mà sao bác mới nạy nạy có vài cái, con trai nghìn năm đã tự buông súng đầu hàng rồi thế?”
Minh Thúc lộ vẻ đắc ý, phương pháp cổ này lão cũng mới dùng lần đầu tiên, không ngờ lại có hiệu quả kỳ diệu thế, xem ra đúng là có Long vương bảo hộ, con trai lớn này coi như phần thưởng cho dân mò ngọc rồi.
Tôi và Tuyền béo đều xuýt xoa tán thưởng Minh Thúc thủ đoạn cao minh: “Tiên sư nhà bác, bác làm chúng tôi phải thấy kính nể rồi đấy.” Xem chừng, các ngón nghề của dân mò ngọc thời xưa truyền lại, quả đều có đạo lý riêng cả.
Ba chúng tôi đều hết sức hưng phấn, trong màn mưa mù mịt, chỉ thấy từ khe hở trắng nhợt giữa hai miếng vỏ của con trai ăn thịt người bắn vọt ra một tia sáng vàng chói lóa, hoa hết cả mắt. Cũng may, Tuyền béo nhanh tay nhanh mắt, giơ ngay mũi kim tiêm có thuốc mê cực mạnh chọc vào khe hở ấy, làm con trai đau đớn run lên bần bật, chỉ trong chớp mắt đã tê liệt toàn thân, không nhúc nhích gì được nữa.
Chúng tôi vội dùng kích chống hai miếng vỏ trai lên, chỉ thấy mùi biển tanh nồng xộc vào mũi, dưới làn mưa u ám, ánh sáng bên trong vỏ trai lóe lên rực rỡ chói mắt, chiếu xa đến cả trăm bước trên mặt biển mênh mang. Chúng tôi chưa kịp nhìn rõ là cái gì, Minh Thúc đã cuống quýt giật bung áo mưa mặc trên người, che chắn luồng ánh sáng chói lòa đó, vẻ mặt hết sức phức tạp, vừa kinh hãi lại vừa mừng rỡ.
Tuyền béo sốt ruột hỏi: “Sao thế? Bên trong là nhân ngư hay là ốc yêu tinh vậy?” Minh Thúc vuốt mặt, tuy toàn thân ướt sũng nước mưa, nhưng trong lòng lão đang bốc hỏa, miệng khô khốc, phải nuốt mấy ngụm nước bọt mới thốt lên lời được: “Mỹ nhân ngư cánh ngọc vảy vàng, không thể sai được, xem chừng đã chết trong miệng con trai khổng lồ này nhiều năm lắm rồi. Quả này phát tài to con mẹ nó rồi, còn đáng tiền hơn một cục kim cương to đúng bằng nó ấy chứ...” Nói tới đây, lão nghẹn giọng nấc lên, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng: “Ngư chủ Long vương Thiên hậu nương nương trên cao có mắt, cho Lôi Hiển Minh có được ngày hôm nay, bắt được tổ của thanh đầu dưới biển sâu... đời này con sống đủ rồi, dẫu có chết ngay lập tức cũng không uổng...”
Tôi vội bịt ngay mõm lão ta lại, nói nhăng nói bậy, cái gì mà chết cũng đáng chứ? Vừa mới vớt được dị bảo dưới đáy biển, giờ mà chết mới gọi là ngàn vạn lần không đáng. Minh Thúc sực hiểu ra, cật lực tự vả luôn hai phát, không ngừng lẩm nhẩm khấn nguyện, bảo những lời vừa nói toàn là đánh rắm, không tính chữ nào cả.
Tôi và Tuyền béo chẳng buồn để ý đến cái lão Minh Thúc đang không kiểm soát nổi cảm xúc bản thân ấy làm gì, cùng chui đầu vào trong lớp áo mưa che con trai, định nhìn cho kỹ xem cái gọi là “tổ của thanh đầu” kia là gì. Nhưng vừa mở mắt, ngoại trừ kinh ngạc ra, thì bao nhiêu ý nghĩ có trong óc lập tức bay biến đi đằng nào. Tôi vốn tự cho rằng mình đã gặp vô số kỳ trân dị bảo trong các mộ cổ, nhưng tất cả những thứ ấy gộp lại, e cũng không cách gì so được với bảo vật trong cái vỏ trai trước mắt này.
Chỉ thấy trong đám thịt trai vẫn đang khe khẽ nhu động có một con quái ngư to như đứa trẻ. Con cá ấy đầu người, thân phủ vảy lấp lánh. Nói là “đầu người”, nhưng kỳ thực chẳng qua chỉ là một cách ví von hình tượng thôi, vì so với đầu người thật thì thật quá sức khác biệt. Con cá nhìn na ná một quái thai còn non, vây lưng và vây hai bên lườn cá tựa hai cánh tay ngọc trong vắt, sắc vàng của vảy cá sáng chói lóa cả mắt. Tôi phát hiện, con cá này đã hóa sừng từ nhiều năm trước, sở dĩ vẫn phát sáng được là bởi trong khuôn miệng he hé của cái đầu trông như đầu cô gái kia lộ ra nửa hạt minh châu, linh khí dạt dào, khiến vảy vàng vây ngọc sáng lòa, không ai có thể nhìn thẳng vào được.
Tôi chỉ nhìn thoáng một cái mà mắt hoa đầu váng, vội dụi dụi mắt, che áo mưa lại, hỏi Minh Thúc xem con quái ngư đầu người ấy sao lại thành ra như thế? Thật không thể nào tưởng tượng nổi, rốt cuộc giá trị của nó lớn chừng nào?
Minh Thúc nói thứ này quý giá lắm, thực sự là một món kỳ trân của thiên địa. Cứ thử nghĩ, con trai này phải mất bao nhiêu năm mới ngậm được viên ngọc hóa từ thứ vô hình thành thực thể như vậy chứ? Chúng tôi cũng từng nghe đến câu, trăng là tinh hoa của nước, ngọc châu là tinh hoa của mặt trăng, viên linh châu này chính là do con trai hấp thu tinh hoa của mặt trăng hàng bao nghìn vạn năm mới thành được. Ở dưới đáy biển, những đêm trời không trăng, lũ trai ốc đều ngậm ngọc khư khư không nhả, nhưng gặp lúc trăng tròn rạng rỡ, sẽ nhả ngọc giỡn trăng, khiến thủy tộc đua nhau kéo đến. Chắc chắn, một đêm trăng tròn của trăm năm trước, có con nhân ngư bị hạt minh châu của con trai này thu hút, đã lẳng lặng tiếp cận, lao vào khoang miệng con trai với tốc độ sét đánh không kịp bưng tai, đớp viên ngọc rồi quẫy đuôi định dông thẳng.
Dân mò ngọc gọi hành vi này của lũ thủy tộc là “đoạt đan”. Con nhân ngư tuy giỏi quẫy nước đạp sóng, nhưng dẫu nhanh đến mấy cũng không bì được với tốc độ con trai khép miệng, liền bị đối phương giữ lại cái mạng. Nhưng tại sao trải qua bao nhiêu năm như thế mà xác nhân ngư không tan, ngược lại còn hóa thành chất sừng trong suốt như ngọc? Chính là nhờ vào Nam châu trân quý vô ngần, từ xưa đã có tên gọi là “Trú nhan châu”, người chết ngậm vào, thi thể sẽ không thối rữa, ủ lâu ngày biến thành sáp khô. Thứ ngọc này mới chính là minh khí hàng đầu trong các mộ cổ.
Nhân ngư “đoạt đan” cướp linh châu, rồi bị chôn thây trong miệng con trai khổng lồ, con trai không nỡ bỏ hạt châu bao năm mới kết được thành hình, cuối cùng tạo nên cục diện “trai nuốt cá, cá nuốt ngọc”, chuyện cũng là lẽ thường tình, không hề khó suy đoán chút nào. Giống nhân ngư vảy vàng vây ngọc chỉ có ở trong hải nhãn này xưa nay hiếm gặp, lại được bảo tồn hoàn hảo như thế trong miệng con trai, trong miệng còn ngậm một viên Trú nhan châu, cứ thế tính ra, giá trị của nó hẳn phải bay vút lên mấy tầng trời cao ấy chứ.
Tôi và Tuyền béo cả mừng, chuyến này thì mười cái du thuyền cũng có, hai thằng vội lấy nệm dày cẩn thận bọc kín cái xác nhân ngư, khiêng vào khoang đáy cất thật kỹ. Lúc trở ra thì mấy người nhà Nguyễn Hắc từ dưới đáy biển đã nổi lên, nhìn nét mặt là biết thu hoạch của lần lặn xuống thứ hai không hề nhỏ. Minh Thúc còn muốn xẻo hết thịt trai, lấy hai mảnh vỏ xà cừ mang về bán. Nhưng tôi biết Shirley Dương không muốn chúng tôi sát hại con vật đã sống cả nghìn năm này, bèn ngăn lại, nói với cả bọn: “Con trai này sống nhiều năm như thế, không biết đã trải qua bao nhiêu biến cố long trời lở đất dưới biển rồi, sống được đến ngày nay không phải chuyện dễ dàng gì, chi bằng chúng ta phóng sinh cho nó thì hơn. Chính sách của chúng ta là khoan hồng độ lượng, nó đã hiến báu vật, ta hé một góc lưới tha cho nó cũng là lẽ thường tình. Vả lại, lần này vớt được rất nhiều đồ tốt, dẫu thiếu một cái vỏ trai, công sức coi như cũng đã được đền đáp hậu hĩnh rồi, chúng ta ra biển mò được không ít báu vật của Nam Hải, nhưng đồng thời cũng làm tổn hại đến linh khí của trời đất, làm gì cũng phải giữ một đường lui, chớ có tuyệt tình quá, tránh để sau này lại xảy ra việc gì ngoài ý muốn.”
Shirley Dương hết sức tán đồng, chỉ Tuyền béo và Minh Thúc là có vẻ không hoan hỉ lắm, đằng nào cũng đã bái tế Ngư chủ rồi, có lẽ nào lại thả nó về biển khơi chứ? Tuyền béo bèn nghĩ ra một chiêu độc, giật con dao lưỡi cong của Minh Thúc, khắc mấy hàng chữ lên vỏ trai, ghi rõ quyền sở hữu: “Mô Kim hiệu úy kiêm chuyên gia mò ngọc Vương Khải Tuyền dẫn theo các thuộc hạ đã đến nơi này, chúng ta đứng chỗ cao nhìn chỗ xa, lòng ôm tổ quốc mắt dối hoàn cầu, giờ đây có việc gấp phải bôn ba sang Mỹ kiếm tiền, tạm thời lưu con trai khổng lồ này lại đây, đợi khi cách mạng thế giới thành công sẽ quay về vớt lên bán lấy tiền, kẻ nào chưa được chúng ta cho phép mà vớt vật này lên, nhất định sẽ bị trời đánh, chết không chốn chôn thây giữa biển. Ngày... tháng... năm...” Bấy giờ mới ném con trai to bự chỉ còn thoi thóp chút hơi tàn ấy xuống nước, mặc cho nó tự tìm đường sống. Con trai đã mất linh châu, thực chẳng khác nào phượng hoàng bị vặt trụi lông, vội vàng lặn xuống đáy sâu lẩn đi mất.
Sau đấy, cả bọn bắt đầu kiểm lại thu hoạch sau hai lần lặn, tổng cộng được ba mươi hai viên minh châu, thêm một cái xác nhân ngư ngậm ngọc, một cỗ quan tài cổ bằng “thạch kính”. Mấy thứ ấy, đem bày trong khoang đáy, liền tỏa sáng lung linh, khiến người ta có cảm giác như thể đang ở chốn Long cung. Có điều bọn tôi cũng không dám ngắm nhìn lâu mà nhanh chóng cất giấu, thứ nhất là sợ những thứ châu báu này rời khỏi môi trường đáy biển sẽ mất linh khí, thứ hai là các bảo vật đó, thứ nào cũng là tinh hoa của biển, bảo khí xung thiên, bày lồ lộ ra, chỉ sợ kình ngư, hải thú dưới biển sẽ liều mạng nổi lên tranh đoạt. Khinh núi chớ khinh biển, những thứ dưới biển tốt nhất cố gắng không dây dưa vào thì hơn.
Lúc này, sắc trời đã ngả về hoàng hôn, Minh Thúc lên khoang lái quan sát tình hình mặt biển, những người khác thì vào trong khoang ăn cơm. Nguyễn Hắc và hai đồ đệ đều đã mệt rũ, nhưng Nguyễn Hắc bảo, những dân mò ngọc chuyên nghiệp như bọn họ vốn là cầm tinh con cá rồi, ở dưới nước lâu mấy cũng chịu được, chỉ cần nghỉ ngơi một chút là khỏe, đợt lát nữa ăn cơm xong nhân lúc không có sóng lớn, còn có thể xuống mò thêm một lần nữa, hai chuyến đầu tiên chẳng qua mới chỉ lấy ngọc của đám trai ốc xung quanh cây san hô thiết thụ kia, mà trong khu rừng đáy biển ấy còn rất nhiều cây như thế, thời cơ sau này khó mà gặp lại được không thể để lỡ, giờ nguồn cung Nam châu trên thế giới đã cạn kiệt từ thời nhà Thanh rồi, chúng ta đã gặp được đúng thời gian mức nước triều xuống thấp thế này, nhất định phải xuống mò cho sướng tay đã đời.
Tôi nghe ông ta nói mà không khỏi thầm kinh hãi, hồi trước vẫn cho rằng đám dân mò ngọc cũng dựa vào tay nghề đem tính mạng ra đánh cược này không khác gì Mô Kim hiệu úy chúng tôi cả, giờ thì coi như đã biết nhau rồi, xem ý tứ của Nguyễn Hắc thì chừng như không mò hết Nam châu, quyết không dừng tay, dẫu có mất mạng cũng chẳng để tâm. Thì ra, sự khác biệt giữa dân mò ngọc và Mô Kim hiệu úy chính là ở một chữ “tham” này.
Mô Kim hiệu úy tuy mạo hiểm cầu tài, nhưng vẫn có quy tắc “gà gáy đèn tắt không mò vàng” và “ba lấy ba không lấy”. Trên thực tế, những quy tắc ấy đặt ra chẳng phải vì tôn trọng vong linh mộ chủ hay gì gì cả, mà chẳng qua chỉ là cố gắng không để mình trở nên quá tham lam. Tự cổ chí kim, những kẻ xấu xa chuyên đi đào mồ quật mả người ta nhiều không kể xiết, thử hỏi có bao nhiêu tên trộm mộ chỉ vì một chữ “tham” này mà mất đi tính mạng chứ? Không phải vì không đủ trí tuệ, cũng chẳng phải vì kỹ thuật kém người, mà chỉ bởi một chữ “lợi” làm mê muội tâm thần. Lòng tham không đáy, chính là nguồn gốc của tai họa, là căn nguyên của thất bại. Mô Kim hiệu úy xưa nay vẫn luôn biết dừng đúng thời điểm, giữ cho mình một đường lui và đầu óc tỉnh táo, còn mạng thì mới hưởng được sự giàu sang, mất mạng rồi hết thảy chỉ là hư không mà thôi.
Nhưng dân mò ngọc trên biển, vốn là những người bị bóc lột tàn khốc nhất trong lịch sử thì khác. Thời xưa, bọn họ chịu sự giám sát cực kỳ nghiêm ngặt, nếu quan binh nghi ngờ kẻ nào nuốt Nam châu ở dưới nước hòng che giấu, lúc trồi lên thậm chí có thể bị rạch bụng moi ra. Sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, dân mò ngọc thành ra toàn những kẻ sống chỉ biết hôm nay mà không biết ngày mai, trình độ giác ngộ đương nhiên không sánh được với các cao thủ đổ đấu mò vàng tinh thông Dịch lý, hiểu được lẽ “sinh sinh bát tức” như chúng tôi. Vì vậy, quy củ của dân mò ngọc chính là bất chấp tính mạng, chỉ cần mò được ngọc. Nhìn ánh mắt sôi sục nhiệt huyết mà mệt mỏi của Nguyễn Hắc, tôi có cảm giác dường như ông ta chẳng đếm xỉa gì đến những nguy cơ dưới nước, dù có mắc bệnh khí ép mà chết cũng chẳng hề tiếc cái mạng già chút nào thì phải. Xem ra mạng người tuy quan trọng, nhưng mò ngọc còn quan trọng hơn, vả lại đến giờ ông ta cũng chưa rõ số hàng trong khoang tàu của chúng tôi có thể đem lại biết bao nhiêu tiền. Có thể nói, Nguyễn Hắc này chưa từng thấy nhiều tiền bao giờ, chẳng có khái niệm gì về tiền bạc hết, không như Minh Thúc cáo già kia, rành rẽ giá cả thị trường, biết thứ nào giá trị thứ nào không. Tóm lại, Nguyễn Hắc chỉ biết mò được càng nhiều ngọc thì thu được càng nhiều tiền mà thôi.
Tôi thật không biết nên giải thích đạo lý không thể quá tham lam này với Nguyễn Hắc như thế nào, đành dùng biện pháp mạnh với ba thầy trò nhà họ, nói trong rãnh sâu dưới đáy biển có ngư long, lúc này trời mưa lớn, đến tối nước triều sẽ dâng cao, con rắn biển đang ẩn nấp dưới đáy sâu sẽ nhân lúc mây mù mà nổi lên mặt biển, lặn xuống mò ngọc chẳng phải là tự đâm đầu vào chỗ chết sao. Còn ai muốn tự tiện xuống nước, con bà nhà nó, đừng trách thằng Nhất này trở mặt không nhận người nhé. Chuyến này ra biển vật tư đều do chúng tôi cung cấp, phương pháp tiến vào vực xoáy San Hô cũng do chúng tôi nghĩ ra, nói trắng ra thì mấy tên Mô Kim hiệu úy bọn tôi mới là ông chủ, dân mò ngọc các ông chỉ đi làm thuê thôi, kể từ bây giờ trở đi, tôi nói gì, ông phải nghe đấy.
Có điều, cứ nghĩ đến chuyện tiền mua tàu là của Shirley Dương xuất ra, Ti thiên ngư, Khôi tinh bàn giúp chúng tôi có thể tiến vào vùng vực xoáy San Hô, rồi cả thuật “Dưa trôi dụ cá” cũng do tổ sư Ban Sơn đạo nhân của cô truyền xuống, tôi cũng hơi ngượng mồm khi nói ra mấy lời này, bèn liếc trộm Shirley Dương một cái. Thấy cô khe khẽ gật đầu với mình, tôi lập tức vững dạ hẳn lên, mắng cho ba thầy trò nhà Nguyễn Hắc một chặp, im thin thít không còn gì để nói, đành phải nghe theo sự sắp xếp của tôi, từ bỏ ý định mò ngọc khi tối trời.
Sóng gió vô tình, tôi định kiếm đủ rồi là đánh trống thu quân, nhưng lại chưa tìm thấy xác tàu Mariana, đâm ra rất khó xử. Nếu thời tiết ban đêm cho phép, tôi bàn với cả hội, định sử dụng chuông lặn thăm dò thêm mấy khe sâu dưới đáy biển nữa, chỉ cần chụp được một bức ảnh thôi là cũng có cái ăn nói với giáo sư Trần rồi. Đúng lúc này, Minh Thúc đang ở trên khoang lái đột nhiên phát tín hiệu qua ống đồng truyền âm: “Mau lên trên này, nguy cấp lắm rồi, âm hỏa cháy lên mặt biển rồi đây này!”
Ông cậu của Minh Thúc năm xưa xuất thân từ dân mò ngọc, vì vậy lão ta rất quen thuộc với các loại tập tục cũng như tiếng lóng của hạng người này. Tôi và Tuyền béo thấy lão ta cứ cầm con dao chọc chọc cái vỏ trai, lẩm bà lẩm bẩm đọc bùa chú cứ như lão thầy cúng đang làm pháp sự siêu độ trước khi hành hình người ta, đều lấy làm tức cười.
Minh Thúc lại quở trách chúng tôi không hiểu cái sự lợi hại bên trong, đổ đấu và mò ngọc đều là nghề truyền thống, ngành nào chẳng có quy tắc riêng. Quy tắc hành nghề đổ đấu có vô số, chẳng ai tránh khỏi phạm phải một hai điều, nhưng, phạm thì cứ phạm, chỉ cần mạng lớn phước lớn, chưa chắc đã phải mất mạng. Riêng nguy hiểm mà dân mò ngọc phải đối mặt ở trên biển so với Mô Kim hiệu úy lên núi đào mồ trộm mả thì lớn hơn không biết bao nhiêu lần mà kể. Thường có câu, “khinh núi chớ khinh biển, lừa trời đừng dối biển”, mộ cổ trong núi niên đại cổ xưa đến mấy cũng chưa chắc đã bằng tuổi thọ của một số loài thủy tộc dưới đáy biển sâu. Nếu không có lòng kính sợ biển cả, ở trên biển mà cứ tùy tiện vọng động thì có mười cái mạng cũng không đủ mà chết. Trên đời này, kẻ làm nghề chạy tàu đánh cá mò ngọc nhiều như lông trâu, vậy mà nào có ai dám bất kính với hải thần đâu.
Tôi thì không cho là vậy, kinh nghiệm mấy năm làm Mô Kim hiệu úy cho tôi biết, quy củ “gà gáy đèn tắt không mò vàng” của Mô Kim hiệu úy tuyệt đối chẳng phải thứ mê tín dị đoan gì, chẳng qua là đám người phàm tục không hiểu được ý tứ cốt lõi của nó nên mới hiểu lầm mà thôi. Có điều, lúc này cũng không tiện nói nhiều, tôi chỉ nhắc Minh Thúc mau ra tay để mọi người xem thử, bên trong rốt cuộc có phải đang ẩn náu một con trai thành tinh đáng ghét chuyên lừa gạt những tình cảm tốt đẹp của nhân dân lao động hay không?
Shirley Dương không muốn nhìn thấy cảnh đổ máu, bèn đi ra phía mũi tàu tiếp ứng cho thầy trò nhà Nguyễn Hắc. Trước lúc đi, cô gọi tôi lại: “Anh Nhất, chúng ta ra chỗ mũi tàu kia được không? Tôi có mấy câu muốn nói với anh.”
Tôi thầm than không ổn, chắc chắn là thằng Tuyền béo vừa nãy nhỡ mồm, giờ Shirley Dương muốn truy vấn tôi xem rửa tay với rửa chân có gì khác biệt đây. Tôi sợ nhất cô nhắc đến chuyện này, vội tóm lấy một sợi dây trói con trai ăn thịt người trên boong sau, lắc đầu nguầy nguậy nói: “Minh Thúc với Tuyền béo làm sao xử lý được con trai to vật thế này? Tôi phải giúp bọn họ một tay, có nói gì thì nói ở đây cũng được, giờ có chết tôi cũng không đi đâu hết cả.”
Shirley Dương nhìn tôi với ánh mắt thất vọng, rồi một mình đội mưa ra chỗ mũi tàu. Tôi nhìn theo bóng lưng cô mà thở phào nhẹ nhõm, xem chừng cái bùa Mô Kim này của tôi rốt cuộc cũng không giữ được rồi, có điều, chỉ cần lần này kiếm được đủ vốn liếng, sang Mỹ làm ăn nghiêm chỉnh tử tế thật thà cũng được. Dù gì trên đời này cũng còn bao nhiêu người cần tôi nuôi sống, thiếu gì thì thiếu, chứ tuyệt không thể thiếu tiền, chỗ khó của mình cũng chỉ có mình biết mà thôi.
Nghĩ đến ánh mắt của những đồng đội hy sinh ngay bên cạnh mình nơi tiền tuyến, người nhà của họ ở quê vẫn sống nghèo sống khổ qua ngày, tôi làm sao an tâm mà đi cho đành? Đầu óc tôi rối loạn mất một lúc, đợi khi định thần lại thì Minh Thúc đã niệm xong bài chú dài dằng dặc của lão, giờ đang dùng lưỡi dao cong nạy khớp nối giữa hai mảnh vỏ trai, nghe phát ra những tiếng trong vắt, như thể theo một tiết tấu nhất định nào đó, con trai khổng lồ đã bị thôi miên, khe khẽ nhích động, không ngờ hai nửa vỏ lại có thể tự tách ra một khe hở nhỏ.
Tôi và Tuyền béo nhìn mà chỉ biết há hốc miệng, mãi hồi lâu mới ngậm lại được: “Chiêu này không ngờ lại có công dụng không khác gì bài ‘Khai quan chú’ đã thất truyền nhiều năm của Mô Kim hiệu úy, nghe nói, gặp phải quan đồng quách sắt gì cũng chỉ cần niệm đủ trăm lần bài ‘Khai quan chú’ ấy, không cần động tay động chân cũng có thể thăng quan phát tài rồi. Mà sao bác mới nạy nạy có vài cái, con trai nghìn năm đã tự buông súng đầu hàng rồi thế?”
Minh Thúc lộ vẻ đắc ý, phương pháp cổ này lão cũng mới dùng lần đầu tiên, không ngờ lại có hiệu quả kỳ diệu thế, xem ra đúng là có Long vương bảo hộ, con trai lớn này coi như phần thưởng cho dân mò ngọc rồi.
Tôi và Tuyền béo đều xuýt xoa tán thưởng Minh Thúc thủ đoạn cao minh: “Tiên sư nhà bác, bác làm chúng tôi phải thấy kính nể rồi đấy.” Xem chừng, các ngón nghề của dân mò ngọc thời xưa truyền lại, quả đều có đạo lý riêng cả.
Ba chúng tôi đều hết sức hưng phấn, trong màn mưa mù mịt, chỉ thấy từ khe hở trắng nhợt giữa hai miếng vỏ của con trai ăn thịt người bắn vọt ra một tia sáng vàng chói lóa, hoa hết cả mắt. Cũng may, Tuyền béo nhanh tay nhanh mắt, giơ ngay mũi kim tiêm có thuốc mê cực mạnh chọc vào khe hở ấy, làm con trai đau đớn run lên bần bật, chỉ trong chớp mắt đã tê liệt toàn thân, không nhúc nhích gì được nữa.
Chúng tôi vội dùng kích chống hai miếng vỏ trai lên, chỉ thấy mùi biển tanh nồng xộc vào mũi, dưới làn mưa u ám, ánh sáng bên trong vỏ trai lóe lên rực rỡ chói mắt, chiếu xa đến cả trăm bước trên mặt biển mênh mang. Chúng tôi chưa kịp nhìn rõ là cái gì, Minh Thúc đã cuống quýt giật bung áo mưa mặc trên người, che chắn luồng ánh sáng chói lòa đó, vẻ mặt hết sức phức tạp, vừa kinh hãi lại vừa mừng rỡ.
Tuyền béo sốt ruột hỏi: “Sao thế? Bên trong là nhân ngư hay là ốc yêu tinh vậy?” Minh Thúc vuốt mặt, tuy toàn thân ướt sũng nước mưa, nhưng trong lòng lão đang bốc hỏa, miệng khô khốc, phải nuốt mấy ngụm nước bọt mới thốt lên lời được: “Mỹ nhân ngư cánh ngọc vảy vàng, không thể sai được, xem chừng đã chết trong miệng con trai khổng lồ này nhiều năm lắm rồi. Quả này phát tài to con mẹ nó rồi, còn đáng tiền hơn một cục kim cương to đúng bằng nó ấy chứ...” Nói tới đây, lão nghẹn giọng nấc lên, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng: “Ngư chủ Long vương Thiên hậu nương nương trên cao có mắt, cho Lôi Hiển Minh có được ngày hôm nay, bắt được tổ của thanh đầu dưới biển sâu... đời này con sống đủ rồi, dẫu có chết ngay lập tức cũng không uổng...”
Tôi vội bịt ngay mõm lão ta lại, nói nhăng nói bậy, cái gì mà chết cũng đáng chứ? Vừa mới vớt được dị bảo dưới đáy biển, giờ mà chết mới gọi là ngàn vạn lần không đáng. Minh Thúc sực hiểu ra, cật lực tự vả luôn hai phát, không ngừng lẩm nhẩm khấn nguyện, bảo những lời vừa nói toàn là đánh rắm, không tính chữ nào cả.
Tôi và Tuyền béo chẳng buồn để ý đến cái lão Minh Thúc đang không kiểm soát nổi cảm xúc bản thân ấy làm gì, cùng chui đầu vào trong lớp áo mưa che con trai, định nhìn cho kỹ xem cái gọi là “tổ của thanh đầu” kia là gì. Nhưng vừa mở mắt, ngoại trừ kinh ngạc ra, thì bao nhiêu ý nghĩ có trong óc lập tức bay biến đi đằng nào. Tôi vốn tự cho rằng mình đã gặp vô số kỳ trân dị bảo trong các mộ cổ, nhưng tất cả những thứ ấy gộp lại, e cũng không cách gì so được với bảo vật trong cái vỏ trai trước mắt này.
Chỉ thấy trong đám thịt trai vẫn đang khe khẽ nhu động có một con quái ngư to như đứa trẻ. Con cá ấy đầu người, thân phủ vảy lấp lánh. Nói là “đầu người”, nhưng kỳ thực chẳng qua chỉ là một cách ví von hình tượng thôi, vì so với đầu người thật thì thật quá sức khác biệt. Con cá nhìn na ná một quái thai còn non, vây lưng và vây hai bên lườn cá tựa hai cánh tay ngọc trong vắt, sắc vàng của vảy cá sáng chói lóa cả mắt. Tôi phát hiện, con cá này đã hóa sừng từ nhiều năm trước, sở dĩ vẫn phát sáng được là bởi trong khuôn miệng he hé của cái đầu trông như đầu cô gái kia lộ ra nửa hạt minh châu, linh khí dạt dào, khiến vảy vàng vây ngọc sáng lòa, không ai có thể nhìn thẳng vào được.
Tôi chỉ nhìn thoáng một cái mà mắt hoa đầu váng, vội dụi dụi mắt, che áo mưa lại, hỏi Minh Thúc xem con quái ngư đầu người ấy sao lại thành ra như thế? Thật không thể nào tưởng tượng nổi, rốt cuộc giá trị của nó lớn chừng nào?
Minh Thúc nói thứ này quý giá lắm, thực sự là một món kỳ trân của thiên địa. Cứ thử nghĩ, con trai này phải mất bao nhiêu năm mới ngậm được viên ngọc hóa từ thứ vô hình thành thực thể như vậy chứ? Chúng tôi cũng từng nghe đến câu, trăng là tinh hoa của nước, ngọc châu là tinh hoa của mặt trăng, viên linh châu này chính là do con trai hấp thu tinh hoa của mặt trăng hàng bao nghìn vạn năm mới thành được. Ở dưới đáy biển, những đêm trời không trăng, lũ trai ốc đều ngậm ngọc khư khư không nhả, nhưng gặp lúc trăng tròn rạng rỡ, sẽ nhả ngọc giỡn trăng, khiến thủy tộc đua nhau kéo đến. Chắc chắn, một đêm trăng tròn của trăm năm trước, có con nhân ngư bị hạt minh châu của con trai này thu hút, đã lẳng lặng tiếp cận, lao vào khoang miệng con trai với tốc độ sét đánh không kịp bưng tai, đớp viên ngọc rồi quẫy đuôi định dông thẳng.
Dân mò ngọc gọi hành vi này của lũ thủy tộc là “đoạt đan”. Con nhân ngư tuy giỏi quẫy nước đạp sóng, nhưng dẫu nhanh đến mấy cũng không bì được với tốc độ con trai khép miệng, liền bị đối phương giữ lại cái mạng. Nhưng tại sao trải qua bao nhiêu năm như thế mà xác nhân ngư không tan, ngược lại còn hóa thành chất sừng trong suốt như ngọc? Chính là nhờ vào Nam châu trân quý vô ngần, từ xưa đã có tên gọi là “Trú nhan châu”, người chết ngậm vào, thi thể sẽ không thối rữa, ủ lâu ngày biến thành sáp khô. Thứ ngọc này mới chính là minh khí hàng đầu trong các mộ cổ.
Nhân ngư “đoạt đan” cướp linh châu, rồi bị chôn thây trong miệng con trai khổng lồ, con trai không nỡ bỏ hạt châu bao năm mới kết được thành hình, cuối cùng tạo nên cục diện “trai nuốt cá, cá nuốt ngọc”, chuyện cũng là lẽ thường tình, không hề khó suy đoán chút nào. Giống nhân ngư vảy vàng vây ngọc chỉ có ở trong hải nhãn này xưa nay hiếm gặp, lại được bảo tồn hoàn hảo như thế trong miệng con trai, trong miệng còn ngậm một viên Trú nhan châu, cứ thế tính ra, giá trị của nó hẳn phải bay vút lên mấy tầng trời cao ấy chứ.
Tôi và Tuyền béo cả mừng, chuyến này thì mười cái du thuyền cũng có, hai thằng vội lấy nệm dày cẩn thận bọc kín cái xác nhân ngư, khiêng vào khoang đáy cất thật kỹ. Lúc trở ra thì mấy người nhà Nguyễn Hắc từ dưới đáy biển đã nổi lên, nhìn nét mặt là biết thu hoạch của lần lặn xuống thứ hai không hề nhỏ. Minh Thúc còn muốn xẻo hết thịt trai, lấy hai mảnh vỏ xà cừ mang về bán. Nhưng tôi biết Shirley Dương không muốn chúng tôi sát hại con vật đã sống cả nghìn năm này, bèn ngăn lại, nói với cả bọn: “Con trai này sống nhiều năm như thế, không biết đã trải qua bao nhiêu biến cố long trời lở đất dưới biển rồi, sống được đến ngày nay không phải chuyện dễ dàng gì, chi bằng chúng ta phóng sinh cho nó thì hơn. Chính sách của chúng ta là khoan hồng độ lượng, nó đã hiến báu vật, ta hé một góc lưới tha cho nó cũng là lẽ thường tình. Vả lại, lần này vớt được rất nhiều đồ tốt, dẫu thiếu một cái vỏ trai, công sức coi như cũng đã được đền đáp hậu hĩnh rồi, chúng ta ra biển mò được không ít báu vật của Nam Hải, nhưng đồng thời cũng làm tổn hại đến linh khí của trời đất, làm gì cũng phải giữ một đường lui, chớ có tuyệt tình quá, tránh để sau này lại xảy ra việc gì ngoài ý muốn.”
Shirley Dương hết sức tán đồng, chỉ Tuyền béo và Minh Thúc là có vẻ không hoan hỉ lắm, đằng nào cũng đã bái tế Ngư chủ rồi, có lẽ nào lại thả nó về biển khơi chứ? Tuyền béo bèn nghĩ ra một chiêu độc, giật con dao lưỡi cong của Minh Thúc, khắc mấy hàng chữ lên vỏ trai, ghi rõ quyền sở hữu: “Mô Kim hiệu úy kiêm chuyên gia mò ngọc Vương Khải Tuyền dẫn theo các thuộc hạ đã đến nơi này, chúng ta đứng chỗ cao nhìn chỗ xa, lòng ôm tổ quốc mắt dối hoàn cầu, giờ đây có việc gấp phải bôn ba sang Mỹ kiếm tiền, tạm thời lưu con trai khổng lồ này lại đây, đợi khi cách mạng thế giới thành công sẽ quay về vớt lên bán lấy tiền, kẻ nào chưa được chúng ta cho phép mà vớt vật này lên, nhất định sẽ bị trời đánh, chết không chốn chôn thây giữa biển. Ngày... tháng... năm...” Bấy giờ mới ném con trai to bự chỉ còn thoi thóp chút hơi tàn ấy xuống nước, mặc cho nó tự tìm đường sống. Con trai đã mất linh châu, thực chẳng khác nào phượng hoàng bị vặt trụi lông, vội vàng lặn xuống đáy sâu lẩn đi mất.
Sau đấy, cả bọn bắt đầu kiểm lại thu hoạch sau hai lần lặn, tổng cộng được ba mươi hai viên minh châu, thêm một cái xác nhân ngư ngậm ngọc, một cỗ quan tài cổ bằng “thạch kính”. Mấy thứ ấy, đem bày trong khoang đáy, liền tỏa sáng lung linh, khiến người ta có cảm giác như thể đang ở chốn Long cung. Có điều bọn tôi cũng không dám ngắm nhìn lâu mà nhanh chóng cất giấu, thứ nhất là sợ những thứ châu báu này rời khỏi môi trường đáy biển sẽ mất linh khí, thứ hai là các bảo vật đó, thứ nào cũng là tinh hoa của biển, bảo khí xung thiên, bày lồ lộ ra, chỉ sợ kình ngư, hải thú dưới biển sẽ liều mạng nổi lên tranh đoạt. Khinh núi chớ khinh biển, những thứ dưới biển tốt nhất cố gắng không dây dưa vào thì hơn.
Lúc này, sắc trời đã ngả về hoàng hôn, Minh Thúc lên khoang lái quan sát tình hình mặt biển, những người khác thì vào trong khoang ăn cơm. Nguyễn Hắc và hai đồ đệ đều đã mệt rũ, nhưng Nguyễn Hắc bảo, những dân mò ngọc chuyên nghiệp như bọn họ vốn là cầm tinh con cá rồi, ở dưới nước lâu mấy cũng chịu được, chỉ cần nghỉ ngơi một chút là khỏe, đợt lát nữa ăn cơm xong nhân lúc không có sóng lớn, còn có thể xuống mò thêm một lần nữa, hai chuyến đầu tiên chẳng qua mới chỉ lấy ngọc của đám trai ốc xung quanh cây san hô thiết thụ kia, mà trong khu rừng đáy biển ấy còn rất nhiều cây như thế, thời cơ sau này khó mà gặp lại được không thể để lỡ, giờ nguồn cung Nam châu trên thế giới đã cạn kiệt từ thời nhà Thanh rồi, chúng ta đã gặp được đúng thời gian mức nước triều xuống thấp thế này, nhất định phải xuống mò cho sướng tay đã đời.
Tôi nghe ông ta nói mà không khỏi thầm kinh hãi, hồi trước vẫn cho rằng đám dân mò ngọc cũng dựa vào tay nghề đem tính mạng ra đánh cược này không khác gì Mô Kim hiệu úy chúng tôi cả, giờ thì coi như đã biết nhau rồi, xem ý tứ của Nguyễn Hắc thì chừng như không mò hết Nam châu, quyết không dừng tay, dẫu có mất mạng cũng chẳng để tâm. Thì ra, sự khác biệt giữa dân mò ngọc và Mô Kim hiệu úy chính là ở một chữ “tham” này.
Mô Kim hiệu úy tuy mạo hiểm cầu tài, nhưng vẫn có quy tắc “gà gáy đèn tắt không mò vàng” và “ba lấy ba không lấy”. Trên thực tế, những quy tắc ấy đặt ra chẳng phải vì tôn trọng vong linh mộ chủ hay gì gì cả, mà chẳng qua chỉ là cố gắng không để mình trở nên quá tham lam. Tự cổ chí kim, những kẻ xấu xa chuyên đi đào mồ quật mả người ta nhiều không kể xiết, thử hỏi có bao nhiêu tên trộm mộ chỉ vì một chữ “tham” này mà mất đi tính mạng chứ? Không phải vì không đủ trí tuệ, cũng chẳng phải vì kỹ thuật kém người, mà chỉ bởi một chữ “lợi” làm mê muội tâm thần. Lòng tham không đáy, chính là nguồn gốc của tai họa, là căn nguyên của thất bại. Mô Kim hiệu úy xưa nay vẫn luôn biết dừng đúng thời điểm, giữ cho mình một đường lui và đầu óc tỉnh táo, còn mạng thì mới hưởng được sự giàu sang, mất mạng rồi hết thảy chỉ là hư không mà thôi.
Nhưng dân mò ngọc trên biển, vốn là những người bị bóc lột tàn khốc nhất trong lịch sử thì khác. Thời xưa, bọn họ chịu sự giám sát cực kỳ nghiêm ngặt, nếu quan binh nghi ngờ kẻ nào nuốt Nam châu ở dưới nước hòng che giấu, lúc trồi lên thậm chí có thể bị rạch bụng moi ra. Sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, dân mò ngọc thành ra toàn những kẻ sống chỉ biết hôm nay mà không biết ngày mai, trình độ giác ngộ đương nhiên không sánh được với các cao thủ đổ đấu mò vàng tinh thông Dịch lý, hiểu được lẽ “sinh sinh bát tức” như chúng tôi. Vì vậy, quy củ của dân mò ngọc chính là bất chấp tính mạng, chỉ cần mò được ngọc. Nhìn ánh mắt sôi sục nhiệt huyết mà mệt mỏi của Nguyễn Hắc, tôi có cảm giác dường như ông ta chẳng đếm xỉa gì đến những nguy cơ dưới nước, dù có mắc bệnh khí ép mà chết cũng chẳng hề tiếc cái mạng già chút nào thì phải. Xem ra mạng người tuy quan trọng, nhưng mò ngọc còn quan trọng hơn, vả lại đến giờ ông ta cũng chưa rõ số hàng trong khoang tàu của chúng tôi có thể đem lại biết bao nhiêu tiền. Có thể nói, Nguyễn Hắc này chưa từng thấy nhiều tiền bao giờ, chẳng có khái niệm gì về tiền bạc hết, không như Minh Thúc cáo già kia, rành rẽ giá cả thị trường, biết thứ nào giá trị thứ nào không. Tóm lại, Nguyễn Hắc chỉ biết mò được càng nhiều ngọc thì thu được càng nhiều tiền mà thôi.
Tôi thật không biết nên giải thích đạo lý không thể quá tham lam này với Nguyễn Hắc như thế nào, đành dùng biện pháp mạnh với ba thầy trò nhà họ, nói trong rãnh sâu dưới đáy biển có ngư long, lúc này trời mưa lớn, đến tối nước triều sẽ dâng cao, con rắn biển đang ẩn nấp dưới đáy sâu sẽ nhân lúc mây mù mà nổi lên mặt biển, lặn xuống mò ngọc chẳng phải là tự đâm đầu vào chỗ chết sao. Còn ai muốn tự tiện xuống nước, con bà nhà nó, đừng trách thằng Nhất này trở mặt không nhận người nhé. Chuyến này ra biển vật tư đều do chúng tôi cung cấp, phương pháp tiến vào vực xoáy San Hô cũng do chúng tôi nghĩ ra, nói trắng ra thì mấy tên Mô Kim hiệu úy bọn tôi mới là ông chủ, dân mò ngọc các ông chỉ đi làm thuê thôi, kể từ bây giờ trở đi, tôi nói gì, ông phải nghe đấy.
Có điều, cứ nghĩ đến chuyện tiền mua tàu là của Shirley Dương xuất ra, Ti thiên ngư, Khôi tinh bàn giúp chúng tôi có thể tiến vào vùng vực xoáy San Hô, rồi cả thuật “Dưa trôi dụ cá” cũng do tổ sư Ban Sơn đạo nhân của cô truyền xuống, tôi cũng hơi ngượng mồm khi nói ra mấy lời này, bèn liếc trộm Shirley Dương một cái. Thấy cô khe khẽ gật đầu với mình, tôi lập tức vững dạ hẳn lên, mắng cho ba thầy trò nhà Nguyễn Hắc một chặp, im thin thít không còn gì để nói, đành phải nghe theo sự sắp xếp của tôi, từ bỏ ý định mò ngọc khi tối trời.
Sóng gió vô tình, tôi định kiếm đủ rồi là đánh trống thu quân, nhưng lại chưa tìm thấy xác tàu Mariana, đâm ra rất khó xử. Nếu thời tiết ban đêm cho phép, tôi bàn với cả hội, định sử dụng chuông lặn thăm dò thêm mấy khe sâu dưới đáy biển nữa, chỉ cần chụp được một bức ảnh thôi là cũng có cái ăn nói với giáo sư Trần rồi. Đúng lúc này, Minh Thúc đang ở trên khoang lái đột nhiên phát tín hiệu qua ống đồng truyền âm: “Mau lên trên này, nguy cấp lắm rồi, âm hỏa cháy lên mặt biển rồi đây này!”
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng