Ma Thổi Đèn
Quyển 2 - Chương 3: Truyền thuyết
Lịch sử Cổ Lam có thể truy ngược đến thời Ân Thương, tường thành giữ gìn được đến ngày nay là di tích thời Minh, vùng này lịch sử lâu đời, song danh tiếng không lớn, quy mô huyện thành cũng nhỏ, thành thử rất ít khách du lịch tới đây.
Tôi, Răng Vàng, Tuyền béo, ướt như chuột lột, kiếm người hỏi đường, rồi chui vào một quán trọ, cũng thật khéo, quán trọ này mỗi ngày chỉ cung cấp nước nóng cho khách đúng một tiếng đồng hồ, lúc chúng tôi đến vừa vặn còn ba mươi phút nữa.
Tắm qua loa một trận, ba người mới như hoàn hồn, hỏi nhân viên phục vụ xem có gì ăn không. Nhân viên phục vụ nói chỉ có mỗi mì, vậy là đành gọi vài bát, đổ thật nhiều ớt, ăn vã hết cả mồ hôi.
Đang ăn dở bữa, ông già lo việc đun mì trong nhà bếp cảu quán trọ lân la bắt chuyện, hỏi xem chúng tôi có phải từ Bắc Kinh tới không?
Tôi nghe giọng ông già thấy giống người Tây Bắc,vậy là cũng tùy tiện đáp bừa mấy câu. Ông già này họ Lưu, quê vốn ở huyện Thông, Bắc Kinh, đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm nay rồi.
Ông Lưu hỏi chúng tôi sao bộ dạng nhếch nhác thế này, trông cứ như vừa vớt ra khỏi nồi vậy, tôi liền kể lại đầu đuôi chuyện gặp phải trên sông Hoàng hà, dưới sông rốt cuộc có thứ gì, sao nó lại ghê gớm đến thế, cũng chẳng rõ là cá hay ba ba, hoặc có thể là một loài động vật khác, trước nay chưa bao giờ nghe nói dưới sông Hoàng Hà có giống nào to đến vậy. Cũng may con thuyền nhỏ ấy chắc chắn, nếu là thuyền gỗ, có lẽ giờ này chúng tôi đã chìm ngỉm dưới sông lâu rồi.
Ông già Lưu đáp: “Chuyện này tôi cũng gặp rồi, dân sông nước gọi đó là thần sông. Năm nay chẳng phải có nước lớn sao, nước hễ dâng cao, dưới sông lại xuất hiện nhiều vật quái đản. Tôi sống ven sông Hoàng Hà này nửa đời người rồi, nhớ hồi chưa giải phóng, tôi chỉ độ mười năm tuổi, từng có người bắt được một con sống hẳn hoi, bấy giờ tôi đã tận mắt thấy nó. Nếu các anh thực sự muốn xem, tôi sẽ chỉ cho một nơi, có dịp thì đến đó mà xem.” Truyện "Ma Thổi Đèn "
Trong đầu tôi chợt nẩy ra một ý nghĩ, ba thằng chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến huyện Cổ Lam lần đầu, muồn thu mua cổ vật quanh huyện thành đâu phải dễ. Ông già họ Lưu này đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm, nghe cách ông ta nói chuyện có thể đoán ông này nắm rõ tình hình trong vùng như lòng bàn tay, sao không bảo ông ta kể cho vài chuyện về nơi này, ví như ở vùng này có khai quật mộ cổ, đồ cổ nào không, những thông tin này đối với chúng tôi hết sức hữu ích.
Vậy là tôi ngăn ông Lưu đừng kể vội, lấy cớ là trời vẫn còn sớm, để Tuyền béo ra mua vài chai rượu và ít đồ nhắm về, mời ông lên phòng chúng tôi uống rượu nhàn đàm, kể chuyện phong vật vùng này.
Vốn rất ưa nhậu nhẹt, lại thích tụ tập ồn ào, nghe nói có rượu uống, ông già lập tức cung kính không bằng tuân mệnh luôn.
Tuyền béo thấy lại phải làm chân chạy, trong lòng ấm ức lắm, song cũng thèm rượu, bèn thay một bộ đồ tươm tất, chạy ra quán nhỏ ngoài đường mua hai chai rượu trắng cùng một ít đồ hộp mang về.
Ngoài trời mưa rả rích mãi không chịu ngớt, bốn người ở trong phòng đóng cửa lại, lấy giường làm bàn, ngồi quây lại với nhau uống rượu. Ông già Lưu này vốn cũng lắm lời, nốc vào hai chén rượu, đầu mũi đỏ gay, đài phát thanh đã mở lên thì không sao tắt được.
Răng Vàng cung kính hỏi ông già: “Lưu sư phụ, ban nãy bác bảo độ trước đã tận mắt trông thấy cái thứ mà hồi chiều bọn con đụng phải trên sông, thế rốt cuộc nó là giống gì vậy? Là ba ba thành tinh chăng?”
Ông già Lưu lắc đầu: “Không phải ba ba tinh thực ra là một con cá lớn đấy. Tôi cũng chẳng biết tên khoa học gọi là cái gì, ở đây nhiều người trông thấy rồi, họ gọi nó là Long Vương đầu sắt, người làm nghề sông nước ai chẳng mê tín, họ bảo chúng là do thần sông biến ra, thường ngày thì chẳng thấy, chỉ khi có nước lớn “ngài” mới xuất hiện.”
Tuyền béo lên tiếng: “Bác nói nghe mơ hồ qua, thế con cá ấy to cỡ nào hả bác?”
Ông già đáp: “To cỡ nào à để tôi nói cho các cậu nghe. Năm đó, tôi nhìn thấy một con như vậy bên bờ sông, dạo ấy nước dâng nhanh, mà rút cũng nhanh, với lại khúc sông chảy qua Cổ Lam này lại nông lắm, khiến con Long Vương đầu sắt ấy mắc cạn. Hồi đó còn chưa giải phóng, nhiều người mê tín định đưa ngài trở lại Hoàng Hà, nhưng chưa kịp làm gì thì Long Vương ấy đã chầu trời rồi. Người ta ra hết bờ sông thắp hương khấn vái, thật đúng là người đông như biển, quang cảnh nhộn nhịp chưa từng thấy bao giờ, tôi hồi đó cũng chạy ra xem cho rôm rả thôi.”
Tôi hỏi: “Lưu sư phụ này bác kể xem con cá ấy có hình dạng ra sao?”
Ông già Lưu liền kể: “Con cá lớn ấy à, trên mình có bảy lớp vảy xanh, đầu đen kịt cứng hơn sắt thép, chỉ tính đầu cá thôi cũng phải to cỡ đầu cái xe tải giải phóng rồi.”
Bọn tôi nghe vậy đều luôn miệng trầm trồ kinh ngạc, nếu vậy thì cũng na ná một con cá voi loại nhỏ rồi, dưới sông sao lại có loài cá lớn đến thế nhỉ? Trên đời quả thực chuyện cổ quái nào cũng có. Rồi chúng tôi lại hỏi sau đó thế nào, con Long Vương đầu sắt ấy bị đem chôn hay bị xẻ thịt ăn.
Ông Lưu cười nói: “Không phải cá voi, song cá lớn như thế thì hiếm gặp lắm, ngày thường thì chẳng bao giờ có đâu, mấy chục năm cũng chưa chắc đã thấy một lần, gần như là thành tinh rồi, người mê tín thì bảo nó là do ngài Long Vương biến ra, nếu không sao lại đặt cái tên như vậy! Mà nghe nói dù bắt được thì cũng phải phóng sinh, thịt ấy vừa cứng vừa dai ai dám ăn chứ. Ngày đó con Long Vương đầu sắt chết trên bờ sông, lại nhằm đúng vào đợt nắng nóng, trời như đổ lửa ấy, chưa được một hôm xác cá đã bắt đầu rữa nát, mùi thối bốc lên tận trời, người ở đó cách mấy dặm vẫn còn ngửi thấy. Tình hình đó rất dễ gây nên ôn dịch ở vùng phụ cận, thành thử mọi người phải họp nhau lại nghĩ cách giải quyết, sau cùng quyết định lóc thịt cá ra đem đốt còn bộ xương thì cứ vất ở ven song.”
Nghe đến đây Răng Vàng liền thở dài: “Dào ôi, thật tiếc, giờ mà đưa được bộ xương quái ngư khổng lồ ấy vào viện bảo tàng, làm tiêu bản, đảm bảo sẽ rất đông người đến xem.”
Ông già Lưu nói: “Lại còn phải nói, nhưng hồi đó chẳng ai có gan ấy, sợ Long Vương giáng tội, khó mà tránh được một trận lũ lớn nữa.”
Tôi lại hỏi: “ Lưu sư phụ này, ban nãy bác có nói với bọn con, có một nơi xem được Long Vương đầu sắt, chính là chỉ con này phải không? Lẽ nào qua bao nhiêu năm, bộ xương vẫn còn nguyên vẹn hay sao? Đến giờ vẫn được giữ bên bờ sông à?”
Ông Lưu gật đầu: “Đúng thế, nhưng không còn đặt ở ven sông nữa, hồi đó vì để đề phòng dịch bệnh, dân trong vùng đã đem thịt cá và nội tạng ra đốt tế thần sông, đang bàn bạc xem xử lý bộ xương ra sao. Đúng lúc ấy có một người ở tỉnh khác đến, ông này là người làm ăn thì phải. Tay lái buôn này cũng hết sức mê tín, ông ta đã bỏ tiền ra, xây một ngôi miếu, gọi là Ngư Cốt miếu, ở dãy Long Lĩnh cách đây không xa.”
Răng Vàng hỏi: “Ngư Cốt miếu? Ở Thiên Tân cũng có loại này, có phải dùng xương cá làm rường, đầu cá làm của, bên trong thờ thần sông không?”
Ông Lưu ngạc nhiên: “Thiên Tân cũng có à? Tôi chưa nghe thấy bao giờ. Có điều đúng là gần giống anh nói, tay lái buôn kia nói là phải thường xuyên qua sông vượt biển, lênh đênh trên tàu trên bè, nên mới bỏ tiền xây ngôi Ngư Cốt miếu này. Diện tích miếu không lớn lắm, chẳng có sân vườn gì cả, nói chung không khác gì miếu thờ Long Vương thông thường, chỉ có điều dùng xương cá làm rường nhà, xương đầu làm cửa, chỉ có mỗi một gian điện, thờ tượng Long Vương bằng đất. Hồi mới xây xong, cũng có người ốm đau bệnh tật hay gặp vận hạn gì thì đến miếu ấy thắp hương cầu khấn. Kể ra cũng buồn cười, mà cũng quái thật, cầu khẩn bao nhiêu mà chẳng linh nghiệm gì cả, vào miếu cầu mưa không cầu còn đỡ, đằng này càng cầu càng hạn, cho nên chảng bao lâu thì không còn hương khói gì nữa. Tay khách buôn quyên tiền dựng miếu, từ bấy giờ cũng chưa từng xuất hiện trở lại.”
Tôi tò mò hỏi: “Thế ngôi Ngư Cốt miếu ấy vẫn còn chứ bác?”
Ông già gật đầu: “Phải, song bỏ hoang lâu lắm rồi, tượng Long Vương bằng đất chưa được hai năm đã sụp rồi. Có người đồn rằng tại gã lái buôn kia không thành tâm, hoặc đã làm chuyện gì thất đức lắm, nên Long Vương không chịu về thụ hưởng hương hỏa của y. Thêm nữa, Ngư Cốt miếu này xây dựng ở tận trong hõm núi Long Lĩnh, đường đi khó khăn, dăm ba bận lai vãng rồi thì chẳng còn ai buồn đến đó nữa, thậm chí nhiều người còn quên khuấy chuyện này đi. Thời cách mạng văn hóa, cả Hồng vệ binh còn chẳng nhớ ra mà đi đập ngôi Ngư Cốt miếu ấy, thực ra dù có đến đó, cũng còn gì nữa đâu. Có điều khung miếu và xương cá vẫn còn, có dịp nào các anh cứ lên đó thăm thú một chuyến cho vui.”
Tuyền béo cười chửi: “Mẹ còn có cái quái gì đáng xem cơ chứ, hôm nay sém chút nữa là làm mồi cho cá cả rồi, không xem còn hơn.”
Nhưng Răng Vàng lại nghĩ khác, hắn bàn bạc qua với tôi, rồi quyết định hai ba hôm nữa nghỉ ngơi lại sức rồi sẽ đến Long Lĩnh xem Ngư Cốt miếu, không chừng bộ xương cá to ấy có thể mang bán lấy tiền, chí ít cũng bán được cho viện bảo tàng tự nhiên bù lại chút tiền lộ phí.
Chúng tôi thay nhau chuốc rượu ông Lưu, hỏi dò xem thời gian gần đây có đào được mộ cổ hay cổ vật gì không.
Ông Lưu lúc này say mờ mắt, nói năng cũng hơi bốc, song lời say thường là lời thật, quả là đã lòi cho chúng tôi vài thông tin mật trong vùng.
Đợt trước Cổ Lam bị nước lũ càn quét lộ ra mấy ngôi mộ cổ, đều là mộ thời Tống cả, song chẳng phải là mồ mả quý tộc gì, ngoài mấy bộ xương sắp tan hết ra, chỉ có dăm ba cái bình cái vò sứt mẻ.
Còn như món quý nhất phát hiện ở vùng này, thì phải kể đến một năm trời hạn hán, khúc sông Hoàng Hà nơi đây cạn gần thấy đáy, lúc nạo vét lòng sông, người ta đào được 3 con khỉ sắt trong bùn, mỗi con phải nặng tới mấy trăm cân, đem gột rửa lớp gỉ sét bên trên đi, phát hiện ra hoa văn chạm khắc trên thân tượng hết sức tinh xảo, lớp ngoài còn được mạ vàng nữa, đến giờ hình như vẫn chưa tìm hiểu được ba con khỉ sắt này dùng để làm gì. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Có người nói chúng là pháp vật trấn yêu thời Đường, cũng có người cho là đồ tế thần sông, sau đó chúng được đưa đến viện bảo tàng nào, hay bị đưa vào lò luyện thép thì chẳng ai biết cả.
Nhưng quái lạ nhất là, trước khi tìm được ba pho tượng khỉ sắt kia, có nhiều người kể đã mơ thấy ba ông già râu tóc bạc phơ, khóc lóc van xin tha mạng. Sự việc càng đồn xa càng thêm huyền hoặc, nhiều người còn bảo là ba ông già đó chính là ba pho tượng khỉ thành tinh.
Tết năm đó, nhà nào có người tuổi khỉ, đều mặc quần đỏ thắt vải đỏ quanh bụng, đề phòng ba pho tượng khỉ đến báo thù, kết quả là mấy vùng lân cận đều chẳng xảy ra việc gì lớn, đương nhiên cũng có một vài kẻ làm ăn bất chính mà chịu quả báo, song vạ ấy đều do họ tự chuốc lấy cả.
Dưới sông Hoàng hà có không biết bao món đồ cổ, điều này chúng tôi đã nghe nói đến từ lâu, tượng trâu sắt Hoàng hà trưng bày ở viện bảo tàng Hà Đông, là một ví dụ về vật trấn sông. Cuối thời Nguyên, tương truyền còn vớt được ở Hoàng Hà một pho tượng người đá một mắt, thời đó khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, có câu đồng dao hát rằng: “Chớ nom tượng đá một ngươi, khuấy sông sùng sục khua trời ngả nghiêng”. Tuy chỉ là lời đồn đại không đáng tin, nhưng nó đã chứng minh cho sự thần bí thuở xa xưa của sông Hoàng Hà, trong lớp bùn sông nhão nhoét, chẳng biết đã che lấp bao nhiêu điều bí mật.
Có điều chúng tôi không có hứng thú với những con khỉ sắt, trâu sắt hay tượng đá một mắt, nên chỉ một mực vặn hỏi về các di tích và cổ mộ quanh vùng, và ai có cổ vật buôn bán.
Ông Lưu nghĩ ngợi một lát rồi nói, thì ra hội các anh buôn đồ cổ, giá như các anh đến sớm vài năm, thì thu hoạch lớn lắm, nhưng giờ người ta thu gom gần hết lâu rồi, không chỉ dân buôn đồ cổ tư nhân, mà ngay cả Chính phủ cũng thu mua, một năm mười mấy lần, nhiều mấy cũng không đủ.
Từ mấy năm trước, vùng phụ cận Cổ Lam liên tiếp xảy ra các vụ trộm mộ, rất nhiều người trong vùng cũng tham gia, mỗi lần vào thu gió lớn, các anh cứ trông mà xem, dưới đất toàn là hố đào bới, đi không cẩn thận bị thụt xuống như chơi, khu vực tập trung nhiều mộ cổ phía ngoài còn thảm hơn, mặt đất lỗ chỗ như than tổ ong cả rồi.
Ông Lưu nói: “Nói đến đây tôi chợt nhớ từng được nghe người ta kể thế này, mà tôi cứ kể đã, các anh cứ ngồi nghe đã nhé. Tôi từng nghe một ông cụ người ở đây kể, trong dãy Long Lĩnh có một ngôi mộ cổ thời Đường, tương truyền quy mô lớn lắm, hai năm có rất nhiều dân trộm mộ muốn tìm, nhưng trước nay vẫn chưa ai tìm thấy cả, dãy Long Lĩnh núi non chằng chịt quá, cổ mộ lại được chôn rất sâu, thậm chí có mộ hay không, mỗi người cũng nói một phách. Dù sao chuyện này cũng truyền miệng từ bao nhiêu năm trước rồi, chưa chắc đã là thật. Mấy cái thứ truyền thuyết về cổ mộ này ở chỗ chúng tôi nhiều lắm, mà hơn nữa hầu như là lời của cá nhân, có người bảo trong dãy Long Lĩnh có mộ cổ thời Đường, có người lại bảo là mộ cổ của triều đại khác. Dù sao cũng chỉ là lời đồn đại, chưa một ai tận mắt nhìn thấy cả.”
Tôi, Răng Vàng, Tuyền béo, ướt như chuột lột, kiếm người hỏi đường, rồi chui vào một quán trọ, cũng thật khéo, quán trọ này mỗi ngày chỉ cung cấp nước nóng cho khách đúng một tiếng đồng hồ, lúc chúng tôi đến vừa vặn còn ba mươi phút nữa.
Tắm qua loa một trận, ba người mới như hoàn hồn, hỏi nhân viên phục vụ xem có gì ăn không. Nhân viên phục vụ nói chỉ có mỗi mì, vậy là đành gọi vài bát, đổ thật nhiều ớt, ăn vã hết cả mồ hôi.
Đang ăn dở bữa, ông già lo việc đun mì trong nhà bếp cảu quán trọ lân la bắt chuyện, hỏi xem chúng tôi có phải từ Bắc Kinh tới không?
Tôi nghe giọng ông già thấy giống người Tây Bắc,vậy là cũng tùy tiện đáp bừa mấy câu. Ông già này họ Lưu, quê vốn ở huyện Thông, Bắc Kinh, đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm nay rồi.
Ông Lưu hỏi chúng tôi sao bộ dạng nhếch nhác thế này, trông cứ như vừa vớt ra khỏi nồi vậy, tôi liền kể lại đầu đuôi chuyện gặp phải trên sông Hoàng hà, dưới sông rốt cuộc có thứ gì, sao nó lại ghê gớm đến thế, cũng chẳng rõ là cá hay ba ba, hoặc có thể là một loài động vật khác, trước nay chưa bao giờ nghe nói dưới sông Hoàng Hà có giống nào to đến vậy. Cũng may con thuyền nhỏ ấy chắc chắn, nếu là thuyền gỗ, có lẽ giờ này chúng tôi đã chìm ngỉm dưới sông lâu rồi.
Ông già Lưu đáp: “Chuyện này tôi cũng gặp rồi, dân sông nước gọi đó là thần sông. Năm nay chẳng phải có nước lớn sao, nước hễ dâng cao, dưới sông lại xuất hiện nhiều vật quái đản. Tôi sống ven sông Hoàng Hà này nửa đời người rồi, nhớ hồi chưa giải phóng, tôi chỉ độ mười năm tuổi, từng có người bắt được một con sống hẳn hoi, bấy giờ tôi đã tận mắt thấy nó. Nếu các anh thực sự muốn xem, tôi sẽ chỉ cho một nơi, có dịp thì đến đó mà xem.” Truyện "Ma Thổi Đèn "
Trong đầu tôi chợt nẩy ra một ý nghĩ, ba thằng chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến huyện Cổ Lam lần đầu, muồn thu mua cổ vật quanh huyện thành đâu phải dễ. Ông già họ Lưu này đã sống ở Cổ Lam mấy chục năm, nghe cách ông ta nói chuyện có thể đoán ông này nắm rõ tình hình trong vùng như lòng bàn tay, sao không bảo ông ta kể cho vài chuyện về nơi này, ví như ở vùng này có khai quật mộ cổ, đồ cổ nào không, những thông tin này đối với chúng tôi hết sức hữu ích.
Vậy là tôi ngăn ông Lưu đừng kể vội, lấy cớ là trời vẫn còn sớm, để Tuyền béo ra mua vài chai rượu và ít đồ nhắm về, mời ông lên phòng chúng tôi uống rượu nhàn đàm, kể chuyện phong vật vùng này.
Vốn rất ưa nhậu nhẹt, lại thích tụ tập ồn ào, nghe nói có rượu uống, ông già lập tức cung kính không bằng tuân mệnh luôn.
Tuyền béo thấy lại phải làm chân chạy, trong lòng ấm ức lắm, song cũng thèm rượu, bèn thay một bộ đồ tươm tất, chạy ra quán nhỏ ngoài đường mua hai chai rượu trắng cùng một ít đồ hộp mang về.
Ngoài trời mưa rả rích mãi không chịu ngớt, bốn người ở trong phòng đóng cửa lại, lấy giường làm bàn, ngồi quây lại với nhau uống rượu. Ông già Lưu này vốn cũng lắm lời, nốc vào hai chén rượu, đầu mũi đỏ gay, đài phát thanh đã mở lên thì không sao tắt được.
Răng Vàng cung kính hỏi ông già: “Lưu sư phụ, ban nãy bác bảo độ trước đã tận mắt trông thấy cái thứ mà hồi chiều bọn con đụng phải trên sông, thế rốt cuộc nó là giống gì vậy? Là ba ba thành tinh chăng?”
Ông già Lưu lắc đầu: “Không phải ba ba tinh thực ra là một con cá lớn đấy. Tôi cũng chẳng biết tên khoa học gọi là cái gì, ở đây nhiều người trông thấy rồi, họ gọi nó là Long Vương đầu sắt, người làm nghề sông nước ai chẳng mê tín, họ bảo chúng là do thần sông biến ra, thường ngày thì chẳng thấy, chỉ khi có nước lớn “ngài” mới xuất hiện.”
Tuyền béo lên tiếng: “Bác nói nghe mơ hồ qua, thế con cá ấy to cỡ nào hả bác?”
Ông già đáp: “To cỡ nào à để tôi nói cho các cậu nghe. Năm đó, tôi nhìn thấy một con như vậy bên bờ sông, dạo ấy nước dâng nhanh, mà rút cũng nhanh, với lại khúc sông chảy qua Cổ Lam này lại nông lắm, khiến con Long Vương đầu sắt ấy mắc cạn. Hồi đó còn chưa giải phóng, nhiều người mê tín định đưa ngài trở lại Hoàng Hà, nhưng chưa kịp làm gì thì Long Vương ấy đã chầu trời rồi. Người ta ra hết bờ sông thắp hương khấn vái, thật đúng là người đông như biển, quang cảnh nhộn nhịp chưa từng thấy bao giờ, tôi hồi đó cũng chạy ra xem cho rôm rả thôi.”
Tôi hỏi: “Lưu sư phụ này bác kể xem con cá ấy có hình dạng ra sao?”
Ông già Lưu liền kể: “Con cá lớn ấy à, trên mình có bảy lớp vảy xanh, đầu đen kịt cứng hơn sắt thép, chỉ tính đầu cá thôi cũng phải to cỡ đầu cái xe tải giải phóng rồi.”
Bọn tôi nghe vậy đều luôn miệng trầm trồ kinh ngạc, nếu vậy thì cũng na ná một con cá voi loại nhỏ rồi, dưới sông sao lại có loài cá lớn đến thế nhỉ? Trên đời quả thực chuyện cổ quái nào cũng có. Rồi chúng tôi lại hỏi sau đó thế nào, con Long Vương đầu sắt ấy bị đem chôn hay bị xẻ thịt ăn.
Ông Lưu cười nói: “Không phải cá voi, song cá lớn như thế thì hiếm gặp lắm, ngày thường thì chẳng bao giờ có đâu, mấy chục năm cũng chưa chắc đã thấy một lần, gần như là thành tinh rồi, người mê tín thì bảo nó là do ngài Long Vương biến ra, nếu không sao lại đặt cái tên như vậy! Mà nghe nói dù bắt được thì cũng phải phóng sinh, thịt ấy vừa cứng vừa dai ai dám ăn chứ. Ngày đó con Long Vương đầu sắt chết trên bờ sông, lại nhằm đúng vào đợt nắng nóng, trời như đổ lửa ấy, chưa được một hôm xác cá đã bắt đầu rữa nát, mùi thối bốc lên tận trời, người ở đó cách mấy dặm vẫn còn ngửi thấy. Tình hình đó rất dễ gây nên ôn dịch ở vùng phụ cận, thành thử mọi người phải họp nhau lại nghĩ cách giải quyết, sau cùng quyết định lóc thịt cá ra đem đốt còn bộ xương thì cứ vất ở ven song.”
Nghe đến đây Răng Vàng liền thở dài: “Dào ôi, thật tiếc, giờ mà đưa được bộ xương quái ngư khổng lồ ấy vào viện bảo tàng, làm tiêu bản, đảm bảo sẽ rất đông người đến xem.”
Ông già Lưu nói: “Lại còn phải nói, nhưng hồi đó chẳng ai có gan ấy, sợ Long Vương giáng tội, khó mà tránh được một trận lũ lớn nữa.”
Tôi lại hỏi: “ Lưu sư phụ này, ban nãy bác có nói với bọn con, có một nơi xem được Long Vương đầu sắt, chính là chỉ con này phải không? Lẽ nào qua bao nhiêu năm, bộ xương vẫn còn nguyên vẹn hay sao? Đến giờ vẫn được giữ bên bờ sông à?”
Ông Lưu gật đầu: “Đúng thế, nhưng không còn đặt ở ven sông nữa, hồi đó vì để đề phòng dịch bệnh, dân trong vùng đã đem thịt cá và nội tạng ra đốt tế thần sông, đang bàn bạc xem xử lý bộ xương ra sao. Đúng lúc ấy có một người ở tỉnh khác đến, ông này là người làm ăn thì phải. Tay lái buôn này cũng hết sức mê tín, ông ta đã bỏ tiền ra, xây một ngôi miếu, gọi là Ngư Cốt miếu, ở dãy Long Lĩnh cách đây không xa.”
Răng Vàng hỏi: “Ngư Cốt miếu? Ở Thiên Tân cũng có loại này, có phải dùng xương cá làm rường, đầu cá làm của, bên trong thờ thần sông không?”
Ông Lưu ngạc nhiên: “Thiên Tân cũng có à? Tôi chưa nghe thấy bao giờ. Có điều đúng là gần giống anh nói, tay lái buôn kia nói là phải thường xuyên qua sông vượt biển, lênh đênh trên tàu trên bè, nên mới bỏ tiền xây ngôi Ngư Cốt miếu này. Diện tích miếu không lớn lắm, chẳng có sân vườn gì cả, nói chung không khác gì miếu thờ Long Vương thông thường, chỉ có điều dùng xương cá làm rường nhà, xương đầu làm cửa, chỉ có mỗi một gian điện, thờ tượng Long Vương bằng đất. Hồi mới xây xong, cũng có người ốm đau bệnh tật hay gặp vận hạn gì thì đến miếu ấy thắp hương cầu khấn. Kể ra cũng buồn cười, mà cũng quái thật, cầu khẩn bao nhiêu mà chẳng linh nghiệm gì cả, vào miếu cầu mưa không cầu còn đỡ, đằng này càng cầu càng hạn, cho nên chảng bao lâu thì không còn hương khói gì nữa. Tay khách buôn quyên tiền dựng miếu, từ bấy giờ cũng chưa từng xuất hiện trở lại.”
Tôi tò mò hỏi: “Thế ngôi Ngư Cốt miếu ấy vẫn còn chứ bác?”
Ông già gật đầu: “Phải, song bỏ hoang lâu lắm rồi, tượng Long Vương bằng đất chưa được hai năm đã sụp rồi. Có người đồn rằng tại gã lái buôn kia không thành tâm, hoặc đã làm chuyện gì thất đức lắm, nên Long Vương không chịu về thụ hưởng hương hỏa của y. Thêm nữa, Ngư Cốt miếu này xây dựng ở tận trong hõm núi Long Lĩnh, đường đi khó khăn, dăm ba bận lai vãng rồi thì chẳng còn ai buồn đến đó nữa, thậm chí nhiều người còn quên khuấy chuyện này đi. Thời cách mạng văn hóa, cả Hồng vệ binh còn chẳng nhớ ra mà đi đập ngôi Ngư Cốt miếu ấy, thực ra dù có đến đó, cũng còn gì nữa đâu. Có điều khung miếu và xương cá vẫn còn, có dịp nào các anh cứ lên đó thăm thú một chuyến cho vui.”
Tuyền béo cười chửi: “Mẹ còn có cái quái gì đáng xem cơ chứ, hôm nay sém chút nữa là làm mồi cho cá cả rồi, không xem còn hơn.”
Nhưng Răng Vàng lại nghĩ khác, hắn bàn bạc qua với tôi, rồi quyết định hai ba hôm nữa nghỉ ngơi lại sức rồi sẽ đến Long Lĩnh xem Ngư Cốt miếu, không chừng bộ xương cá to ấy có thể mang bán lấy tiền, chí ít cũng bán được cho viện bảo tàng tự nhiên bù lại chút tiền lộ phí.
Chúng tôi thay nhau chuốc rượu ông Lưu, hỏi dò xem thời gian gần đây có đào được mộ cổ hay cổ vật gì không.
Ông Lưu lúc này say mờ mắt, nói năng cũng hơi bốc, song lời say thường là lời thật, quả là đã lòi cho chúng tôi vài thông tin mật trong vùng.
Đợt trước Cổ Lam bị nước lũ càn quét lộ ra mấy ngôi mộ cổ, đều là mộ thời Tống cả, song chẳng phải là mồ mả quý tộc gì, ngoài mấy bộ xương sắp tan hết ra, chỉ có dăm ba cái bình cái vò sứt mẻ.
Còn như món quý nhất phát hiện ở vùng này, thì phải kể đến một năm trời hạn hán, khúc sông Hoàng Hà nơi đây cạn gần thấy đáy, lúc nạo vét lòng sông, người ta đào được 3 con khỉ sắt trong bùn, mỗi con phải nặng tới mấy trăm cân, đem gột rửa lớp gỉ sét bên trên đi, phát hiện ra hoa văn chạm khắc trên thân tượng hết sức tinh xảo, lớp ngoài còn được mạ vàng nữa, đến giờ hình như vẫn chưa tìm hiểu được ba con khỉ sắt này dùng để làm gì. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Có người nói chúng là pháp vật trấn yêu thời Đường, cũng có người cho là đồ tế thần sông, sau đó chúng được đưa đến viện bảo tàng nào, hay bị đưa vào lò luyện thép thì chẳng ai biết cả.
Nhưng quái lạ nhất là, trước khi tìm được ba pho tượng khỉ sắt kia, có nhiều người kể đã mơ thấy ba ông già râu tóc bạc phơ, khóc lóc van xin tha mạng. Sự việc càng đồn xa càng thêm huyền hoặc, nhiều người còn bảo là ba ông già đó chính là ba pho tượng khỉ thành tinh.
Tết năm đó, nhà nào có người tuổi khỉ, đều mặc quần đỏ thắt vải đỏ quanh bụng, đề phòng ba pho tượng khỉ đến báo thù, kết quả là mấy vùng lân cận đều chẳng xảy ra việc gì lớn, đương nhiên cũng có một vài kẻ làm ăn bất chính mà chịu quả báo, song vạ ấy đều do họ tự chuốc lấy cả.
Dưới sông Hoàng hà có không biết bao món đồ cổ, điều này chúng tôi đã nghe nói đến từ lâu, tượng trâu sắt Hoàng hà trưng bày ở viện bảo tàng Hà Đông, là một ví dụ về vật trấn sông. Cuối thời Nguyên, tương truyền còn vớt được ở Hoàng Hà một pho tượng người đá một mắt, thời đó khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, có câu đồng dao hát rằng: “Chớ nom tượng đá một ngươi, khuấy sông sùng sục khua trời ngả nghiêng”. Tuy chỉ là lời đồn đại không đáng tin, nhưng nó đã chứng minh cho sự thần bí thuở xa xưa của sông Hoàng Hà, trong lớp bùn sông nhão nhoét, chẳng biết đã che lấp bao nhiêu điều bí mật.
Có điều chúng tôi không có hứng thú với những con khỉ sắt, trâu sắt hay tượng đá một mắt, nên chỉ một mực vặn hỏi về các di tích và cổ mộ quanh vùng, và ai có cổ vật buôn bán.
Ông Lưu nghĩ ngợi một lát rồi nói, thì ra hội các anh buôn đồ cổ, giá như các anh đến sớm vài năm, thì thu hoạch lớn lắm, nhưng giờ người ta thu gom gần hết lâu rồi, không chỉ dân buôn đồ cổ tư nhân, mà ngay cả Chính phủ cũng thu mua, một năm mười mấy lần, nhiều mấy cũng không đủ.
Từ mấy năm trước, vùng phụ cận Cổ Lam liên tiếp xảy ra các vụ trộm mộ, rất nhiều người trong vùng cũng tham gia, mỗi lần vào thu gió lớn, các anh cứ trông mà xem, dưới đất toàn là hố đào bới, đi không cẩn thận bị thụt xuống như chơi, khu vực tập trung nhiều mộ cổ phía ngoài còn thảm hơn, mặt đất lỗ chỗ như than tổ ong cả rồi.
Ông Lưu nói: “Nói đến đây tôi chợt nhớ từng được nghe người ta kể thế này, mà tôi cứ kể đã, các anh cứ ngồi nghe đã nhé. Tôi từng nghe một ông cụ người ở đây kể, trong dãy Long Lĩnh có một ngôi mộ cổ thời Đường, tương truyền quy mô lớn lắm, hai năm có rất nhiều dân trộm mộ muốn tìm, nhưng trước nay vẫn chưa ai tìm thấy cả, dãy Long Lĩnh núi non chằng chịt quá, cổ mộ lại được chôn rất sâu, thậm chí có mộ hay không, mỗi người cũng nói một phách. Dù sao chuyện này cũng truyền miệng từ bao nhiêu năm trước rồi, chưa chắc đã là thật. Mấy cái thứ truyền thuyết về cổ mộ này ở chỗ chúng tôi nhiều lắm, mà hơn nữa hầu như là lời của cá nhân, có người bảo trong dãy Long Lĩnh có mộ cổ thời Đường, có người lại bảo là mộ cổ của triều đại khác. Dù sao cũng chỉ là lời đồn đại, chưa một ai tận mắt nhìn thấy cả.”
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng